Truyện dài Thử viết văn xem thế nào.

Thảo luận trong 'Tự Sáng tác' bắt đầu bởi quocdat5594, 3/5/15.

Moderators: nhanjkl
  1. quocdat5594

    quocdat5594 Lớp 2

    Có thể có cùng suy nghĩ với một số bạn ở đây chăng? Một suy nghĩ hiện tại về cuộc sống ngày nay. :)

    --------------------------------------------------------------------------

    Khi ấy, tôi đã 20 tuổi, một cái tuổi đang còn sung sức và vẫy vùng trong cuộc sống của tuổi trẻ. Tôi có thể mặc sức của tuổi trẻ và làm bất cứ điều gì mà mình yêu thích để đươc sống với hiện tại. Nhưng giữa cái không gian hiện tại giờ đây là sự chán ngập mạnh mẽ của các thứ mạng xã hội tràn lan thông tin đại chúng những thứ âm nhạc thị trường mà ai ai cũng có các thiết bị thông dụng, điện thoại thông minh tràn ngập các dòng máy nghe nhạc Mp3 của Sony cũng chẳng mấy ai còn dùng nữa. Những thứ văn hóa cũ bị đẩy đi là sự lấn sân tràn ngập là trào lưu văn hóa phương Tây với những tư tưởng rộng khắp trong giới trẻ thời đó.


    Thủ đô Hà nội là trung tâm của khu vực miền Bắc từ khi nó được nhà nước chuyển những khu ngoại thành sáp nhập với thành phố từ năm 2009 thì có những khu vực không ai ở giờ cũng bắt đầu vào tiến trình kinh tế. Tôi còn nhớ đã từng đi qua những khu Hà Đông, Dương Nội đều được ảnh hưởng tích cực từ nó cũng khá đậm nét từ những bãi trống hay cánh đồng tiến trình phát triển cũng đánh dấu đậm nét trong tiến triển của người dân khu vực. Một số gia đình đã bán đất để có tiền gửi vào ngân hàng để ăn tiêu thì cũng chỉ là chuyện ngoài lề của những tiến trình kinh tế. Những thói chỉ trích của người Việt về thói quen tiêu tiền mạnh tay cũng chẳng đi đến đâu với sự hội nhập rộng khắp này. Sự chê bai và luận điệu xưa cũ về tính dân tộc cũng mai một, lứa trẻ thì đâu đâu cũng có làn sóng ca nhạc Hàn quốc nở rộ. Một tiến trình mà Milton Friedman đặt tên cuốn sách của ông “ Thế giới phẳng”. Giờ đây mọi thứ đều có thể chia sẻ, nó không còn khó khăn với bất cứ ai bạn đều có thể chia sẻ nó những thông tin đọc được hay bất kỳ thứ gì có thể lan truyền. Sự thật đây cũng chỉ là một nếp gấp trong một cuốn sách, một sự tiến triển phải trải qua của bất kỳ quốc gia nào.

    Khu tôi ở hiện lúc đó là khu phố MT, may mắn tôi được thuê phòng ở là nơi khá rộng rãi, giá tiền cũng vừa vừa, nhưng tiền ăn uống đi lại thì chẳng vừa gì. Cái thời mà đang còn phải phung phí tiền của bố mẹ đi học ở một trường tư thục ở HN thì cũng thấy cha mẹ khá là tốn kém trong việc chu cấp tiền bạc cho anh em tôi, nên vậy tôi cũng chẳng dám xin mẹ điều gì nữa. Tôi học ở một trường Cao đẳng tư thục nên tiền học phí tính thêm tiền ăn uống khá là tốn kém. Sinh hoạt cũng tương đối đắt đỏ. Đôi lúc, tôi ngồi ngẫm chỉ muốn mong sao làm được việc giúp bố mẹ không phải lo cho chúng tôi nữa. Điều đó cũng tốt chí ít bố mẹ sẽ không phải lo lắng cho chúng tôi.


    Trong căn phòng tối này, căn phòng 2 tầng có cửa sổ ngắm ra phía phố xá, một nơi thoáng mát. Phía bên phải có hai cái cửa sổ, ánh sáng bị một số tán lá bàng rạng to che đi chút nắng sớm, tôi ở một nơi xa gia đinh tận 300km với biết bao nhiêu là sự đổi khác xa với cái cảm giác ở quê không còn yên bình hay xì xào ồn ã của tiếng ve kêu râm ran của cái hè đặc trưng. Cái tiếng ve kêu là tiếng tôi không ưa gì, nhưng nó lại có nét đặc trưng ở vùng quê tôi mỗi khi hè về ngày nhỏ đi chơi với đám bạn cùng phố.


    Nơi đây tôi có thể nấu nướng, cảm thấy tự do một mình và nghe một bản nhạc Đài của Jay Chou, một cảm giác xưa xưa của tuổi trẻ, khi lúc đó trên các kênh MTV chỉ trình chiếu âm nhạc Đài, các nhóm ca nhạc thần tượng. Tôi xem ra đó cũng là cảm giác đánh đổi giữa cuộc sống tấp nập kia và một chút rãnh rỗi có thể nghe được một ca khúc trọn vẹn. Đã nghe thể loại này từ nhỏ và đó là một sự cảm thụ âm nhạc thuần tuý của người sáng tác và người tiêu dùng nó. Thứ âm thanh rè rè từ chiếc tai nghe cũ kỹ màu đỏ xẩm này được sản xuất từ Trung quốc qua nước tôi một cách công khai, nó diễn ra như cơm bữa từ chiếc tai nghe đắt tiền đi chăng nữa hay bất cứ thì gì có thể nhái lại thì các chuyên gia copy từ Trung quốc cũng nhái lại như nguyên. Nó dường như được mọi người trong nước khen nước láng giềng , còn phía tôi chẳng ai thèm nói nhưng ai cũng biết họ sẽ nói gì. Mọi người xem sản phẩm Trung Quốc như một thứ dễ hư hỏng nhưng chẳng mấy ai quan tâm Nhật Bản đã từng sản xuất nhưng sản phẩm tồi tệ để được sản phẩm như ngày nay. Một tiến trình phát triển thì thế nào nó cũng phải trải qua một giai đoạn nào đấy, cái cảm giác như cuộc sống vậy.Một sự phũ phàng của một văn hoá dân tộc và luôn luôn có sự tuyên truyền về những thắng lợi vô cùng to lớn của mình. Cái chiến thắng vẻ vang ấy của đất nước, cái chủ nghĩa anh hùng mà hằng ngày còn nhỏ khi đá bóng vẫn hay nghe tiếng phát thanhinh õi trên chiếc loa của xã vắt ngiêng ngã trên cây cột điện già cỗi từ ngày nào. Và rồi cái âm nhạc bị lấn át bởi những âm thanh từ những chiếc xe máy cũ kỳ tồi tàn rồi tới những chiếc xe oto sang trọng thải khói với đầy khí bụi lên bầu trời, nó đen ngùm, có cái mùi nằng nặng chỉ riêng những chỉ xe ấy oto.


    Sự chạy đua của các đại gia làng chơi trong nước đem về những chiếc xe đắt tiền, cái giá lên đến vài chục tỷ VND. Nhà nước luôn luôn bao biện về đánh thuế 100% những mặt hàng nhập khẩu sản phẩm xuất khẩu của nước nhà không thâm hụt, nhưng thật ra lại đánh tiếng đến các dân chơi Việt tậu những chiếc xe đời mới nhất, những mặt hàng xa xỉ với những chiếc điện thoại đắt tiền cho dù luật thuế có cao thế nào đi chăng nữa. Phải chăng điều đó thật ngược đời, cái giá càng cao con người càng thích chi tiền với nó.


    Năm 2009 năm đánh dấu nhiều dấu ấn với tôi cuộc sống trong kỷ nguyên mạng xã hội, máy tính tràn ngập và trên hết là các thông tin trong nước đưa tin về sự bành trướng của tư tưởng người Hán của dân tộc láng giềng phía Bắc một dân tộc có tư tưởng bành trướng mạnh mẽ. Dân tộc đã có nhiều tư tưởng thôn tính, đánh chiếm dân tộc tôi. Các phương tiện truyền thông đồng loạt đưa tin về những chuyển biến của những chiếc tàu lạ, những thông tin kín lên tiếng về những cuộc đụng độ trên biển với phía nước láng giềng. Những phát ngôn gây hấn hay chủ quyền biển đảo được đưa lên dật tít trên các trang báo mạng hay các cuộc mít tinh biểu tình của nhân dân thành phố tới đại sứ quán người Hoa.


    Những tư tưởng xét lại về những thứ đã qua với bao nhiêu hoài niệm của một thời, ngày nay được phô bày rõ ràng hơn với công chúng. Không ít những nhân vật to lớn được đem ra phê phán, đánh giá chủ quan, khách quan về mặt xã hội được mọi người nhận xét, bình luận đông đảo. Chí ít dân tộc đã có sự giác ngộ, chẳng có ai tin tưởng điều gì quá nhiều, vì thời đại này có thể thay đổi biến chuyển rất nhanh.

    Mạng xã hội thành trào lưu facebook đã trở thành cái gì đó mang tính nghiện ngập, ở Phương Tây có những lớp cai nghiện facebook hay các mạng xã hội ảo. Nó trở thành chủ đề nhức nhối, nhưng nó cũng thôi thúc những tư duy mới, chia sẻ thông tin xã hội phi chính thống đến đông đảo người dùng, năm đó Việt Nam xếp hạng những nước có account facebook có tỷ lệ tăng chóng mặt.




    Lúc ấy thật sự cũng chẳng thèm quan tâm. Tôi nghĩ cuộc sống vốn dĩ là như thế, và chẳng có ai thích cái mà mình không thích và chẳng ai quan tâm cái mình không thích . Nó vốn dĩ quá hiển nhiên, và chẳng cần phải suy nghĩ nhiều, và quên tôi cái nghĩ mà ai cũng từng nghĩ về nó quên đi nhanh chóng...


    Bị đánh thức bởi thứ âm thanh ồn ào đó. Nó quá mân man, cái mùi đó thật sự kinh khủng. Tôi xa xăm nghĩ đến những suy nghĩ mông lung về thời đại, cái thời đại mà tôi đang sống hiện giờ sẽ ra sao? Trong nghĩ suy đến nhà nước có ý định trong vài năm tới sẽ có hệ thống thuế xuống 0% và rồi ai cũng có xe oto và xe máy cũng được xếp xó như cái xe mini Nhật thưở nhỏ chúng tôi hay thèm thuồng, khao khát. Cái không khí liệu có còn như bây giờ hay nó sẽ ngột ngạt hơn chăng?

    Tôi đứng trước cửa sổ hút điếu thuốc lá Vina rẻ tiền, hà hơi nhẹ vào làn gió nhẹ của cái nắng gay gắt chiếu ngay cửa sổ. Phía dưới tán lá cây bàng to chạng ra, có tán lá lớn che khắp một vùng trời kia thì ra là hai cô cậu học trò cũng tầm lớp 9 trò chuyện. Tôi đoán cậu học sinh chở cô bé kia về, cậu đã khôn khéo hôn cô bé mà chẳng có sự gượng ép nào từ phía cô gái. Tuổi trẻ thật ngây thơ và nó không biết sẽ xảy ra điều gì? Ở tuổi cậu bé, tôi khi đó không biết tình yêu là gì và cũng chẳng biết ngày Valetine là ngày lễ gì. Đáng cười hơn khi đó tôi chỉ yêu những ngày được nghỉ lễ mà thôi, thời đó thì tôi làm gì biết hút thuốc lá, nhậu nhẹt cùng đám bạn như bây giờ. Khi ấy thuốc lá dường như thể hiện cái chất chơi của thanh niên thời đó, chỉ có phim ảnh mới có các nhân vật cầm điếu thuốc ve vút kiểu sầu não, nghĩ suy như nhân vật ông chùm trong phim Bố già.
     
    tamchec, Despot and mr.buiduytung like this.
  2. quocdat5594

    quocdat5594 Lớp 2

    Mọi người có đọc xin có chút nhận xét mạnh tay. Mình dân ngoại đạo, nhưng rãnh ra là mong muốn viết cái gì đó, nên tính sẽ viết truyện dài hơi. Nếu có gì sai sót mong mọi người thông cảm và ném đá tùy thích. :)
     
  3. mrsimple

    mrsimple Mầm non

    Không hiểu bạn định viết về chủ đề như thế nào, bối cảnh, nhân vật,... ở trên đây dường như chỉ là vài suy nghĩ của bạn về thời cuộc, chưa định hình được gì nhiều.
     
    quocdat5594 and Thạch Thảo like this.
  4. quocdat5594

    quocdat5594 Lớp 2

    Ở đây tôi có ý định viết về một câu truyện văn dài. Nó có suy nghĩ thời cuộc về nhân vật chính, từ tôi ở đây mới chỉ bắt đầu dần dà các mối quan hệ mở được đem ra. Rồi công việc của nhân vật chính trong cuộc sống trong lúc khó khăn, cái ảnh hưởng từ xã hội. các nhân vật phụ cũng được đem ra từ nhiều khía cạnh. Những đổi thay trong cuộc đời mỗi con người, góc khuất gì đó...Và tôi ở đây không phải là tôi mà một cá nhân khác nhé bạn.
     
    mrsimple and tamchec like this.
  5. Thạch Thảo

    Thạch Thảo Lớp 2

    Nếu bạn trình bày dưới dạng nhật ký, có lẽ sẽ hợp hơn là truyện dài!
     
    quocdat5594 thích bài này.
  6. mrsimple

    mrsimple Mầm non

    Bạn cứ mạnh dạn viết nhiều thêm chút nhé, chưa có gì nhiều để định hình về giọng văn cũng như cốt truyện mà bạn định xây dựng nên mình không dám góp ý nhiều.
     
    quocdat5594 thích bài này.
  7. quocdat5594

    quocdat5594 Lớp 2

    Cảm ơn bạn góp ý nhiều.
     
Moderators: nhanjkl

Chia sẻ trang này