Tự nhiên Thuyền trưởng Đơn vị - Vla-đi-mia Li-ốp-sin

Thảo luận trong 'Tủ sách Khoa học' bắt đầu bởi 4DHN, 8/6/16.

Moderators: Utron
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Anh sẽ làm kiểu NXB Cầu vồng chứ không theo Trẻ để đỡ tam sao thất bản. Chỉ soi thêm lỗi chính tả, chuyển phiên âm về nguyên bản thôi, OCR lại cũng phải sửa lại lỗi OCR thôi.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  2. silence00

    silence00 Sinh viên năm II

    Sách của Liên Xô in hồi 198x đẹp quá nhỉ, không thua sách in của Mỹ và Châu Âu. Sách bìa cứng của VN in giờ thua xa. :D
     
  3. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Sách Liên Xô in thì khỏi chê. Giấy trắng tinh, tờ giấy dầy như tờ bìa mỏng, chữ nét, hình đẹp.
     
  4. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Trang 22 bị lộn ngược mà qua 2 người đóng pdf hổng ai lật lại hết
    Mà cái này là lỗi chính tả phải hông: [​IMG]
     
    4DHN thích bài này.
  5. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Muốn lật cũng nhanh thôi, xài Acrobat Pro lật rồi save là xong.
    Mình repack nên cũng chưa kiểm tra hết được.:D
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Có nhìn thấy một trang khác nhưng đã sửa. Lộn ngược là do camscanner nó làm. Sửa thì như bạn khiconmtv chỉ. :D
     
  7. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Chữ Hoc đúng là lỗi chính tả. :D
     
  8. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Ngay mấy trang đầu mới ghê :D
     
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có bác nào biết tại sao có anh I gơ rếch không? hay là chữ Latin không có y dài?
     
  10. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Theo wiki thì trong bảng chữ Latin cổ không có chữ Y. Khi La Mã sang đánh Hy Lạp mới "chiếm" luôn hai chữ cái Y và Z, cho vào cuối bảng chữ cái. Chữ Z thực chất đã có trong bảng chữ Latin "cổ cổ" (tức cổ hơn cái bảng Latin trên), sau đó bị gỡ ra rồi giờ lại cho vào nên không gọi là "dét gơ rếch", còn Y thì là chữ cái mới, lại có sẵn chữ I rồi nên mới gọi là "I gơ rếch".

    Bác nói tôi mới nghĩ ra anh này tên là Y, chứ trước toàn nghĩ anh ta là Igor.

    Xem lịch sử chữ Latin mới thấy qua nhiều thế kỷ thì nó thêm một hai chữ, bớt một hai chữ, chứ không phải đùng cái làm cuộc "cách mệnh" thay cả chục chữ như ở ta. Đó có lẽ cũng là thuận theo quy luật phát triển tự nhiên vậy.

    Chữ Latin hồi xưa không có chữ U và có lẽ chữ V thay thế vai trò của nó. Vì vậy thỉnh thoảng đọc các dòng chữ Latin vẫn thấy chữ V nằm giữa từ. Một dấu tích còn sót lại ngày nay là chị em phụ nữ chắc biết đến nhãn hiệu Bulgari mà trong logo của nó là Bvlgari.

    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/12/17
    tran ngoc anh thích bài này.
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Có khi La mã lấy nhiều chữ cái Hy lạp khác chứ không phải chỉ chữ I gơ rếch này. VD mấy chữ alpha, beta, delta, phi... gì đó giống a,b,d,f... của Latin lắm.
    Cũng có khi mấy nền văn hóa này có chung gốc, có thể là văn minh Atlantic gì đó cũng nên.
    Thế trẻ em Pháp đánh vần chữ Y này vẫn là I gơ rếch hả bác Caruri, trẻ em học tiếng Anh thì đánh vần khác.
     
  12. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Vâng, đúng là I gơ rếch bác ạ.
     
  13. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Sờ vào ebook thì thấy không nên đổi phiên âm làm gì, vì sẽ đá nhau với bìa và hình minh họa. Còn làm theo Trẻ thì anh không có hứng nhé @tran ngoc anh. Ai thích thì cứ làm, anh Tư sẽ dành cho một dòng link ở post 1. Cuốn này chỉ hơn 200 trang (theo Trẻ) nên ai làm solo cũng không khó lắm.

    Chuyện bản gốc Liên Xô in có lỗi chính tả cũng đã được sửa trong ebook. Nếu có thời gian và thấy cần thiết thì sẽ đổi hình minh họa cho đẹp thôi, ngoài ra nếu còn lỗi chính tả, lỗi OCR thì sẽ cập nhật epub ở post 1.
     
  14. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    File PDF của Trẻ là file True PDF nên text copy được, ai muốn làm cũng nhanh và dễ, chỉ cần kiểm tra lỗi chính tả khi copy thôi.
     
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    I gơ rếch hình như là các cụ đọc kiểu Pháp hay sao ấy, nhớ là hồi bé hay nghe thấy nói thế.

    Bản tiếng Nga:

    — Теперь уж вовек не забуду, что между двумя точками можно про вести только одну прямую! — обрадовался я. Только рано. Потому что тут снова появился штурман Игрек и заявил, что я сказал чепуху, что между двумя точками можно провести не одну, а сколько угодно прямых.

    Các bạn Trẻ:

    Đứng bên khẩu đại bác là thuyền trưởng Đơn Vị và hoa tiêu Igorek, họ đang xoay xoay cái gì ở đó. Tôi hỏi có phải họ chuẩn bị bắn đại bác để chào mừng không.

    Hình minh họa của bản tiếng Nga:

    [​IMG]
     
  16. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    À, các bạn Trẻ chơi text pdf cho nên làm quá dễ kìa. :P
     
  17. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chắc tiếng Nga cũng đọc là I gờ rếch bác ạ, chữ cái Nga cũng chỉ có и còn у của họ lại đọc khác. Nhưng không biết khi học đại số, viết ẩn số cho phương trình thì họ dùng chữ cái gì, chắc cũng dùng Игрек thôi
     
  18. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Có PDF text là em hổng có hứng thú làm epub đâu, màn điện thoại 5,5 inch đọc PDF khỏe re, làm epub làm gì?
     
  19. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Nếu thế này thì nhà Trẻ phiên âm sai rồi, phải là Igrek chứ sao lại là Igorek?

    Mà nhìn hình minh họa này mới thấy dường như Số Không là con gái (lông mi dài, môi có lẽ đánh son) chứ không phải con trai.

    Hồi nhỏ tôi còn nghe là "i cờ rét", chắc đọc trại từ "i gờ rếch".
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  20. Que83

    Que83 Lớp 5

    @4DHN: File pdf bản NXB Cầu Vồng, trang 22 đã được sửa lại thuận chiều, nhưng trang 56 và 117 vẫn bị lộn ngược.
     
    4DHN thích bài này.
Moderators: Utron

Chia sẻ trang này