Truyện cười Tiếu lâm An Nam - Phạm Duy Tốn (1924)

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi Heoconmtv, 30/8/15.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Tieu lam An Nam 1.png
    Tiếu lâm An Nam (Quyển 1)
    Tác giả: Phạm Duy Tốn
    Nhà xuất bản Ích Ký
    Năm xuất bản 1924

    Tiếu lâm An nam (TLAN) là tập hợp của 108 truyện cười dân gian do Phạm Duy Tốn (1883 – 1924) biên soạn. Hiện nay, nhờ vào hiếu tâm của nhạc sĩ Phạm Duy (con trai út của Phạm Duy Tốn) chúng ta được tiếp xúc với ấn bản in lần thứ ba, năm 1924 do hiệu Ích Ký, 58 Hàng Giấy Hà Nội ấn hành. Mặc dù, ở thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa tìm thấy ấn bản của lần thứ nhất nhưng căn cứ vào ghi chú của chính Phạm Duy Tốn trong lời Tựa ở phần đầu sách: “Nhâm Tý, Mạnh đông” thì có thể đoán định một cách khá chắc chắn vào thời điểm ra đời của cuốn sách: giữa mùa đông năm 1912.

    Cũng theo Phạm Duy, trong Mấy lời nói đầu của ấn bản điện tử, tập truyện này, ở giai đoạn sau còn được tái bản bởi hiệu Quảng Thịnh ở phố Hàng Gai với một thay đổi nhỏ trong nhan đề: đổi từ Tiếu lâm An nam thành Tiếu lâm quảng ký. Quảng ký ở đây có nghĩa là ghi chép rộng khắp, nhưng theo phán đoán của Phạm Duy thì còn có thể là sự hợp tác của hai nhà in Quảng Thịnh và Ích Ký.

    Như chính Phạm Duy Tốn đã bộc bạch trong lời Tựa, một trong những lí do chính để ông sưu tập và biên soạn cuốn tiếu lâm này là “để ghi những tinh thần của người nước mình đã phát hiện ra ở những chuyện ấy. Ấy cũng là một ngành văn chương nên giữ lấy”. Như thế, với Phạm Duy Tốn, tiếu lâm và mở rộng hơn là văn học dân gian là “một ngành văn chương”, nơi lưu giữ những bản sắc riêng của tâm hồn dân tộc. Đây có lẽ cũng chính là cảm hứng chính trong hoạt động sưu tầm và biên khảo của những thế hệ tiếp theo: Nguyễn Văn Ngọc với Tục ngữ phong dao (1928), Truyện cổ nước Nam (4 tập – 1934); Trương Tửu với cuốn biên khảo rất nổi tiếng: Kinh thi Việt Nam (1940) và sau đó là một loạt những công trình: Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (1956) của Vũ Ngọc Phan, Lược thảo về thần thoại Việt Nam (1956) và Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập 1957-1982) của Nguyễn Đổng Chi. Không khó để nhận thấy ở đây một nỗ lực của các nhà văn, các nhà biên khảo Việt Nam qua nhiều thế hệ: tìm và dựng lại diện mạo tinh thần của dân tộc.

    Tuy nhiên điểm khác biệt của Phạm Duy Tốn với tất cả các nhà biên khảo trên là ở chỗ: ông là một nhà văn, cụ thể hơn: một nhà văn của buổi đầu tạo dựng nền văn xuôi hiện đại. Văn học Việt Nam, như chúng ta đều biết, do số phận lịch sử của mình, trong bước đường phát triển lịch sử luôn phải cậy nhờ đến những nhân tố ngoại sinh trong vai trò kích hoạt. Tuy nhiên, để có những kết tinh nghệ thuật cao thì những nhân tố ngoại sinh ấy đòi hỏi phải được tích hợp với những nhân tố nội sinh. Văn học dân gian chính là nhân tố nội sinh này. Thiếu một sự hiểu biết sâu sắc và căn cốt về nguồn mạch nội sinh ấy, khó có thể nói đến một sự thành tựu đích thực. Vậy nên, nhìn nhận hoạt động sưu tầm và biên soạn truyện tiếu lâm của Phạm Duy Tốn như một sự ý thức về cội nguồn, về tính dân tộc của một người cầm bút trước những đòi hỏi của canh tân văn học đầu thế kỉ.

    Ngày nay, TLAN chủ yếu được thưởng thức như một công trình sưu tập truyện dân gian nhưng ở vào thời điểm những năm 1912 thì những câu truyện cười dân gian này được tiếp nhận ở một vị thế hoàn toàn khác.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 11/9/15
  2. Heoconmtv

    Heoconmtv Moderator Thành viên BQT

    Tieu lam An Nam 2.png
    Tiếu lâm An Nam (Quyển 2)
    Tác giả: Phạm Duy Tốn
    Nhà xuất bản Ích Ký
    Năm xuất bản 1924
     

    Các file đính kèm:

Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này