Kiếm hiệp Tiếu ngạo giang hồ - Kim Dung <Vũ Đức Sao Biển và cộng sự dịch>

Thảo luận trong 'Tủ sách Kiếm Hiệp - Dã sử' bắt đầu bởi Caruri Tlkd, 6/6/16.

Moderators: thanhbt
  1. narutotxd

    narutotxd Lớp 3

    Được bác nhắc nhở thì em cũng tìm tới đươc đây, không biết có còn bản dịch nào mà có chuẩn 40 hồi, tên mỗi hồi có 2 chữ không vậy ? hình như đó mới là bản sửa mới nhất của KD thì phải
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  2. knmidorika

    knmidorika Lớp 2

    Đây là bản 40 hồi đó, nhưng mấy ông dịch giả tự cắt mỗi hồi thành 4-5 hồi nhỏ, chứ nội dung thì là bản sửa của Kim Dung (nhưng không phải bản sửa mới nhất).
     
    Ktc_nt thích bài này.
  3. knmidorika

    knmidorika Lớp 2

    Mạn phép bổ sung bản 40 hồi. Mình dò theo bản tiếng Anh để ghép 161 hồi thành 40 hồi theo đúng ý tác giả, tên mỗi hồi là 2 chữ, một số hồi không thể hoặc không cần dịch thì để nguyên Hán Việt.
    Sửa một số điều như sau:
    - Thay bìa.
    - Bỏ Lời nói đầu: NXB để lời nói đầu này đúng là tội đồ, vì nó tiết lộ toàn bộ nội dung tác phẩm, tất cả những bất ngờ và nút thắt. Vì đã bỏ lời nói đầu nên bỏ luôn chú thích 1, 2.
    - Bỏ chú thích 3: không phải nhầm lẫn quan hệ đâu, mà từ "gia gia" được dùng để gọi cả cha lẫn ông (ví dụ trong Hiệp khách hành, Đinh Đang cũng gọi ông nội Đinh Bất Tam là "gia gia").
    - Bỏ chú thích 11: do lỡ tay :p. Đây đúng là lỗi của tác giả, đã được sửa lại trong bản sửa mới nhất (tiếc là Việt Nam không mua bản quyền dịch bản sửa này).
    - Thêm phần giới thiệu trước mỗi hồi (dò theo bản tiếng Anh).
     

    Các file đính kèm:

  4. darkdragon28

    darkdragon28 Lớp 4

    Hóa công là dùng độc dược hủy hoại nội công, nhược là phải nạp độc hằng ngày
    Hấp tinh là hút của người ta vô mình, nhược là bị công phạt ngược lại
    Hai món này là tà môn từ bắc minh không hoàn chỉnh ra. Đúng không ạ :)
     
  5. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Cảm ơn bạn đã bỏ công ra sửa.

    Những lời nói đầu kiểu này, có lẽ nhà xuất bản nên bỏ xuống cuối cùng, sau khi độc giả đã đọc xong tác phẩm.

    Bạn nói tôi giờ tôi mới để ý từ "gia gia". Nhưng đúng là dịch giả dịch không thống nhất. Cha và ông thì phải chọn một thôi, ai lại để cả hai. Đây có lẽ là kết quả của hai người dịch khác nhau. Theo truyện thì Phi Yên khoảng 15, còn Khúc Dương khoảng 50, là cha thì hợp lý hơn.

    Hóa ra cuốn nào Kim Dung cũng có đoạn ngắn ngắn vậy à bạn, hình như bản dịch tiếng Việt có mỗi Ỷ Thiên là giữ lại thôi.

    Đã update file epub của bạn lên post 1 cho bạn đọc có thêm lựa chọn.
     
    Ktc_nt thích bài này.
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đọc lại Tiếu ngạo giang hồ, mới được 2 chương thì thấy mấy lỗi sau, không biết từ bản gốc sách in hay từ đâu:
    - Triết Giang: phải là Chiết Giang mới đúng
    - Chung quỳ quyết mục: chữ Chung Quỳ phải viết hoa vì là tên riêng.
    - Cường trung canh hữu cường trung thủ- Năng nhân chi thượng hữu năng nhân: Có lẽ đúng ra phải là Cường trung cánh hữu cường trung thủ- Năng nhân chi thượng hựu năng nhân. Dù sao thì câu này vẫn thất đối.
     
    Caruri Tlkd thích bài này.
  7. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Xưa đọc bản dịch của Hàn Giang Nhạn thấy hay nay tò mò muốn đọc xem bản dịch mới có hay hơn xưa không? Tôi thấy hơi lạ là từ ''hán tử'' lập đi lập lại hơi nhiều. Tôi thấy bỏ quách từ ''hán tử'' vô thùng rác thì tác phẩm cũng chẳng kém đi xíu nào. Tưởng ''hán tử'' có nghĩa gì hay ho hay cao siêu lắm đến nỗi ta không dịch được phải giữ nguyên. Ai ngờ nó chỉ có nghĩa thông thường là ''đàn ông''.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Cái này chắc là cho có hương vị Hán một chút. Nhớ trong truyện Thủy hử, hay dùng cụm từ 'mấy gã xuẩn hán'. Nếu dịch ra có lẽ phải là 'mấy gã đàn ông ngu xuẩn'.
     
  9. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Cái này lúc làm text tôi cũng băn khoăn, sau thấy từ Triết Giang "sai thông dụng" nên tôi bỏ qua. Sẽ sửa

    Cái này hình như tôi có ý kiến đâu đó lúc làm text rồi, chiêu thức lúc tên riêng lúc thường, tôi chẳng rõ hết nên hình như chuyển hết tên viết thường. Hình như cạnh "Chung Quỳ quyết mục" còn có "Phi yến xuyên liễu" cũng phải viết hoa "Phi Yến" phải không nhỉ? Sẽ sửa hai chỗ này.


    Cái này tôi không biết tiếng Hán nên không để ý. Đã check Internet, thấy đúng là "cánh" trong nhiều tài liệu. Sẽ sửa.

    Đếm ra hơn 200 "hán tử". Có chỗ như "gã hán tử", bỏ đi thành "gã" cũng chẳng chết ai. Quả thật bản dịch này không được cộng đồng kiếm hiệp đánh giá cao, dù dịch giả (chính) là người nghiên cứu Kim Dung từ lâu.
     
    nhockon_cm and quang3456 like this.
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nếu là sai thông dụng thì thôi vậy. Cũng như từ 'gia gia' đúng ra phải là 'da da' nhưng đã dùng quen rồi thì cứ để vậy thôi.

    Phi yến chẳng sửa thì cũng được, Phi yến xuyên liễu vẫn có ý nghĩa. Không biết có phải Kim Dung tiên sinh lấy tên nàng Triệu Phi Yến làm tên chiêu thức không, thực ra thì nàng ta cũng chẳng tên là Phi Yến mà do vua Hán đặt cho. Nhưng Chung Quỳ (tức Chung Vô Diệm) thì nên sửa, bác nghiền Đông Chu mãi chắc nhớ điển tích này.


    Thực ra Cường trung cánh hữu cường trung thủ có nghĩa là đã mạnh rồi lại có thêm trợ thủ đắc lực hoặc thủ đoạn xảo quyệt gì đó. Người ta thường nói Cường trung cánh hữu cường trung thủ- Ác nhân tu dụng ác nhân ma, như vậy mới chỉnh đối về và từ và nghĩa. Không biết câu trên có trong bản gốc của tác giả không mà thất đối như vậy?
     
  11. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Chung Quỳ tôi tưởng là tích "Chung Quỳ bắt quỷ" chứ sao lại là Chung Vô Diệm (Chung Ly Xuân) thời Đông Chu được? Còn "Chung Quỳ quyết mục" thì tôi không hiểu nghĩa là gì.

    Do đó lúc tôi làm text hồi trước, tôi nghĩ không biết hết, do vậy để chữ thường hết, ví dụ "Phi yến" hay "Phi Yến"?
     
  12. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Trích nguyên văn:
    Trước nay, ta không nói công việc trong tiêu cục cho hài nhi biết, nên hài nhi không rõ. Nhưng nay hài nhi đã trưởng thành, gánh nặng của gia gia sẽ từ từ đặt lên vai của hài nhi. Từ đây về sau, hài nhi nên quan tâm đến những công việc trong tiêu cục một chút.

    Tôi cứ thắc mắc vễ chữ ''hài nhi''. Dịch giả dịch như vậy theo nghĩa của Tàu thì đúng rồi. Nhưng theo nghĩa tiếng Việt tôi cho là sai. Vì hài nhi người Việt chỉ hiểu là em bé hay trẻ còn đang bú mớm.
     
  13. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Kiểu gọi như là "bé cưng" chăng :D

    Ở đây thì dịch là "con" là đủ rồi. Chắc dịch giả muốn để "hương vị Hán" như bác quang3456 có còm bên trên.
     
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Ah, tôi nhầm, sorry. Còn "Chung Quỳ quyết mục" thì nghĩa là Chung Quỳ khoét mắt thôi.
     
  15. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chắc là cách gọi thân mật, trên phim TQ, nhất là phim cổ trang thấy người ta tự xưng 'hài nhi', 'nữ nhi' với bố mẹ cũng nhiều, nhưng không thấy ai tự xưng 'nam nhi'
     
  16. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Cái khổ là khi ta đã dịch sang tiếng Việt thì phải theo tinh thần hay nghĩa Việt. Nếu không ta lại phải định nghĩa lại từ ''hài nhi'' trong từ điển.
     
  17. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    [​IMG]

    Thiên sư Chung Quỳ là một trong các vị thần của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, chuyên hàng phục ma quỷ, nhất là những lũ ma quỷ chuyên đi phá hại người lành. Còn những hồn ma chết oan thì ổng tìm cách giải oan để họ được siêu thoát.
     
    Chỉnh sửa cuối: 12/4/17
  18. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Trông cái hình minh họa y như người cùng tên mà họ Lý vậy.
     
    Ktc_nt thích bài này.
  19. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hồ cầm của Mạc Đại tiên sinh, chữ 'Hồ' nên được viết hoa vì đó cũng là tên riêng.
    Ngân nhiệm giao Hoàng Bá Lưu, phải là Ngân nhiêm giao, như Quan Vũ được gọi là Mỹ nhiêm công.
    Đến hồi 25 lại trở thành Ngân tu giáo Hoàng Bá Lưu?
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/4/17
  20. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Hồ cầm không cần viết Hoa bác ạ. Vì như thế ta cũng phải viết nhị Hồ, và nhiều loại ''hồ'' khác nữa.
     
Moderators: thanhbt

Chia sẻ trang này