Kiếm hiệp Tiếu ngạo giang hồ - Kim Dung <Vũ Đức Sao Biển và cộng sự dịch>

Thảo luận trong 'Tủ sách Kiếm Hiệp - Dã sử' bắt đầu bởi Caruri Tlkd, 6/6/16.

Moderators: thanhbt
  1. V/C

    V/C Mầm non

    Đề nghị tôn trọng sách in nhé các bác, sao sửa lắm thế? Hê hê....
     
  2. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Không có cứng nhắc vầy đâu bác. Mà "bà" chứ bác đọc "bả" học lại tưởng cửu bả đao nữa á.
    Nói thế là không đúng tía mà dân miền nam gọi là chữ [die] cơ. Cũng là cha, ...ui chao sao lắm cha quá!
     
  3. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vậy à, hai chữ đọc lên cũng như nhau. Vậy có thể da thành cha. VN cũng nhiều cách gọi vậy, bố ba cha tía...
     
  4. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    à, riêng khoảng này thì thì phải xem ngữ cảnh bác nha. Nếu nguyên bản tiếng "Bông" ghi là "yé ye" thì đích thị là ông. Còn nếu mà ghi Yé thì cũng có thể là chú, bác (bậc tôn trưởng, trưởng bối) hoặc có khi dùng để chỉ bậc chức sắc, ông chủ (lão thái gia),....
     
  5. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Đọc lại rồi, Khúc Phi Yên là cháu gái Khúc Dương, thế nên gọi Khúc Dương là "gia gia" như trong bản dịch thì có vẻ là hơi quá đà. Nhân vật này vốn không được kể nhiều nên rất khó xác định, bác nào mượn bản gốc đối chiếu phát.
     
  6. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Thiên thu vạn tải, thống nhất giang hồ. Thấy nó có cái gì sai sai. Thôi thì cứ y chang như nguyên văn là nhất thống giang hồ đi bác vì như vậy nó mới đối nhau được. Vì nhất thống là ''một mối'' đối với thiên thu nó mới chỉnh bác ạ. Tùy các bác thôi. Chữ Hán của tôi còn lôi thôi lắm.
     
    Ktc_nt thích bài này.
  7. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Xem các bác thảo luận ở đây mới thấy dường như dịch giả chưa đủ sâu về Hán văn (hoặc chưa đủ sự trau chuốt tỉ mỉ) để có thể dịch chính xác như những ví dụ đưa ra.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  8. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Câu này thì phải là nhất thống. Tôi đồng ý với Bác về cả ngữ vận lẫn ngữ nghĩa!
     
    Ktc_nt thích bài này.
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vâng, bác nói đúng ý tôi, nhất thống là 1 sợi dây (kiểu như truyền thống là nối dõi ấy). Trong 1 câu khẩu hiệu mà dùng lẫn ngữ pháp Hán và Việt nghe nó không hay lắm.
    Nhưng có lẽ chúng ta cũng tôn trọng văn bản gốc một chút nhỉ, bạn VC bảo rồi đấy, sửa nhiều quá cũng mất hay.
     
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Còn về chữ 'gia gia' thì như có lần tôi nói, người TQ có vẻ thích những từ ghép, nhất là từ ghép đôi. Giả sử con họ tên là Bảo thì họ sẽ gọi là Bảo Bảo hoặc Tiểu Bảo chứ không gọi 1 tiếng Bảo. Người VN thì có vẻ ngược lại, thích nói tắt, con tên là Gia Bảo thì cũng chỉ gọi 'Bảo ơi'. 'Tín chỉ' thì gọi là 'tín', 'động cơ' thì gọi là 'cơ', bác nào ở Nghệ Tĩnh xưa thì biết, 'hợp tác xã' thì chỉ gọi là 'hợp'. Vậy theo tôi, 'gia gia' chỉ là cách gọi 'gia' của người TQ, không có mang ý nghĩa là 'cha của cha'. Nếu để chỉ khái niệm 'ông' có lẽ phải gọi là 'tổ gia', giống như 'tổ sư gia' hay 'tổ phụ'.
     
    dongtrang thích bài này.
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Về khoản này thì tôi cũng đồng ý với bác. Nếu gọi 'nương' thì là gọi mẹ, nhưng nếu gọi 'nương nương' thì có thể là gọi bậc tôn trưởng, trưởng bối hoặc có khi dùng để chỉ bậc chức sắc, bà chủ ... như quý phi nương nương...
    Còn gọi vợ thì là 'nương tử' (mẹ nó), kể cả có con hay chưa, kkkk
     
  12. dongtrang

    dongtrang Lớp 5

    Chú Cường chỉ giỡn thôi, hay là đang móc tôi biết đâu chừng. Hihihi. Bác cứ yên tâm, có bác Carruri ra tay thì không những dịch giả, độc giả ngay cả tác giả cũng khoái nữa là.
     
  13. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Cái này, thì không dám nói như vậy bác ạ! Riêng, Vũ Đức Sao Biển, tôi thấy dịch cũng được. Trong giới dịch chữ tàu tôi nể nhất là Cao Tự Thanh.
     
    Caruri Tlkd thích bài này.
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vậy thì tôi yên tâm rồi. Tôi có 1 ý kiến nữa về cái ảnh bìa, Doanh Doanh thổi tiêu, nhưng mà vẽ như là thổi kèn vậy. Tôi có biết thổi tiêu đôi chút nên chắc chắn là cây tiêu khi thổi không đặt ở phương vị như vậy. Các bác đừng cho là nhiều chuyện nha.
     
  15. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Phương châm của chú ấy là gặp gì sửa nấy, sai đâu sửa đó, "nhà ta ta xây ruộng ta ta cày"; "hảo Việt" làm gì có chuyện thay đổi bản tính nhanh thế :D

    Cuốn này thấy đề tên 3 dịch giả nên ta không rõ dịch giả nào dịch đoạn nào. Nếu bác cho là Vũ Đức Sao Biển dịch được (và có trình độ về nghiên cứu Kim Dung) thì tôi nghĩ những đoạn non tay là sản phẩm của hai dịch giả kia chăng? (thấy ít tên tuổi, có khi là đệ của ổng?) Vì có những đoạn dịch như "đánh trống qua cửa Lỗ Ban" đến tôi, một người không biết tiếng Trung, cũng thấy chướng.

    Bác làm mũi tôi phổng như quả cà chua rồi này :fish:
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/4/17
    dongtrang thích bài này.
  16. dxinh89

    dxinh89 Lớp 4

    Bác lại làm em nhớ đến bộ Thẩm Thăng Y hệ liệt do Cao Tự Thanh dịch.
     
  17. Ngọc Sơn

    Ngọc Sơn Lớp 7

    Nhớ vụ gì?
     
  18. ctheanh

    ctheanh Mầm non

    Xin lỗi các bác - Em xin góp ý 1 chút cho bản dịch.

    Một điểm có thể thấy ngay và đọc hới thấy chói tai là thường dùng từ - "cô ta", ngay cả khi mà Doanh Doanh đối với Lệnh Hồ Xung tình nghĩa đã rất thâm trọng rồi, đáng lẽ là không nên nghĩ Doanh Doanh là "cô ta" nữa rồi.

    Em thấy cái đoạn này
    "Lệnh Hồ Xung cảm thấy khó mà nói lý cũng khó mà cãi được, đành nói: - Được, cô nương không cho ta đi thì ta ở đây bầu bạn với cô nương cũng được. Ôi, bị người ta chém thành mười bảy mười tám mảnh chắc cũng chẳng hứng thú gì. Doanh Doanh nghe Lệnh Hồ Xung đồng ý không đi, mừng rỡ như nở hoa trong lòng, nói: - Cái gì chẳng hứng thú? Làm như bị cực hình vậy."

    Em thấy dịch không được thoát ý và lãng mạn lắm.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  19. Anan Két

    Anan Két Lớp 8

    Tên sách: Tiếu ngạo giang hồ
    Tác giả: Kim Dung
    Dịch giả: Vũ Đức Sao Biển, Trần Hải Linh, Lê Thị Anh Đào
    ***
    - Nguồn sách: @khiconmtv
    - Xử lý OCR: @4DHN
    - Sửa text và tạo ebook: @Caruri
    - Gom hồi và dịch tên hồi từ nguyên tác: @knmidorika
    - Gắn tranh, tạo bìa: Bình An
    tieu-ngao.png
    Xin phép bạn chủ topic, tôi gửi thêm phiên bản ebook có gắn tranh minh họa dưới đây.

    Ở bản tiếng Trung, sách được chia thành 40 hồi cùng 40 tranh minh họa, mỗi bức được đặt đầu mỗi hồi, kèm theo là một đoạn văn trích ra để giải thích cho minh họa. Cách trình bày này khiến bố cục của sách đẹp, nhưng không thuận tiện cho người đọc, vì minh họa bị tách ra khỏi dòng tình huống. Trong phiên bản ebook này, tôi đặt tranh ở trong hồi, ngay chỗ tình huống diễn ra, do đó, các đoạn văn ngắn được trích ra từ nội dung mỗi hồi được bỏ đi. Bản dịch tiếng Anh cuốn Anh hùng xạ điêu của NXB St. Martin cũng được trình bày theo cách này.

    Ngoài ra, bản in của NXB Văn học chia sách thành 160 hồi nhỏ và đặt lại tên hồi. Tôi thấy cách làm này không khớp với chủ ý của tác giả, chưa kể việc tên hồi được đặt lại này nhiều chỗ tiết lộ nút thắt câu chuyện. Vì vậy, tôi dùng bản đã được gom thành 40 hồi như nguyên tác của bạn knmidorika.

    Phần Lời giới thiệu của dịch giả được đưa xuống cuối sách, vì phần này tiết lộ một phần nội dung câu chuyện.

    Rất cảm ơn bạn Caruri đã thực hiện bộ sách công phu. Chúc các bạn vài giờ thư giãn.
    (EBOOK GẮN TRANH: tải 3 parts đính kèm và giải nén)
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 30/5/22
  20. Batauphu

    Batauphu Mầm non

    Sao em giải nén không được nhỉ ,chắc em ngu !
     
Moderators: thanhbt

Chia sẻ trang này