LS-Việt Nam Tỉnh An Giang (Trích Đại Nam Nhất Thống Chí - Dịch giả: Tu Trai Nguyễn Tạo)

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi conguyen, 30/9/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. conguyen

    conguyen Sinh viên năm IV

    ĐẠI-NAM NHẤT-THỐNG-CHÍ LỤC-TỈNH NAM-VIỆT

    TỈNH AN GIANG

    Dịch-giả
    TU-TRAI NGUYỄN-TẠO
    NHA VĂN-HOÁ BỘ QUỐC-GIA GIÁO-DỤC
    XUẤT- BẢN
    1959

    Nguồn: Bản scan do Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link cung cấp
    Tạo eBook: Goldfish

    MỤC LỤC:
    Vài lời thưa trước
    Lời nói đầu
    Tỉnh An Giang

    Vài lời thưa trước


    Tỉnh An Giang trong Đại Nam Nhất Thống Chí là một trong sáu tỉnh của Nam Việt, tức Nam Việt lục tỉnh (còn gọi là Nam Kỳ lục tỉnh). Sáu tỉnh đó là: Biên Hoà, Gia Định, Định Tường (ba tỉnh miền Đông) và Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên (ba tỉnh miền Đông).

    An Giang xưa thuộc đất Tầm Phong Long của Chân Lạp. Do nội bộ vương triều Chân Lạp có sự tranh giành quyền lực, Nặc Tôn được chúa Nguyễn (Phúc Khoát) giúp đỡ trở lại nắm quyền nên năm 1757, Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn để tạ ơn. Chúa Nguyễn chia đất ấy làm ba đạo: đạo Châu Đốc, đạo Tân Châu và đạo Đông Khẩu. Thời Gia Long, đất An Giang thuộc trấn Vĩnh Thanh, một trong năm trấn của thành Gia Định. Từ thời thuộc Chân Lạp cho đến tận đầu nhà Nguyễn, đất An Giang còn hoang hóa, rất ít dân cư. Những năm đầu thời vua Gia Long, nhà Nguyễn mới tổ chức mộ dân đến khai hoang định cư, và gọi là Châu Đốc Tân Cương.

    Năm 1832, vua Minh Mạng cho lấy đất Châu Đốc Tân Cương hợp thêm với huyện Vĩnh An tỉnh Vĩnh Long (tức Vĩnh Trấn) để thành lập tỉnh An Giang gồm 2 phủ: phủ Tuy Biên gồm 2 huyện: Tây Xuyên và Đông Xuyên; phủ Tân Thành gồm 2 huyện: Vĩnh An và Vĩnh Định; 4 huyện đó gồm 167 thôn. Cùng lúc, đặt ra chức An Hà tổng đốc thống lĩnh cả hai tỉnh An Giang và Hà Tiên, lỵ sở đặt tại tỉnh thành Châu Đốc của tỉnh An Giang.

    Đến đời Thiệu Trị rồi Tự Đức, sau nhiều lần tách nhập, tỉnh An Giang có 3 phủ với 10 huyện:

    - Phủ Tuy Biên gồm 4 huyện: Tây Xuyên, Phong Phú, Hà Dương, Hà Âm.

    - Phủ Tân Thành gồm 3 huyện: Vĩnh An, An Xuyên, Đông Xuyên.

    - Phủ Ba Xuyên gồm 3 huyện: Phong Nhiêu, Phong Thạnh, Vĩnh Định.

    Năm 1876, Pháp chia tỉnh An Giang ra thành 5 hạt (còn gọi là địa hạt, hạt tham biện hay tiểu khu): Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc. Đứng đầu mỗi hạt là Tham biện (còn gọi là Chánh Tham biện). Năm 1899, Pháp đổi hạt thành tỉnh, đổi Tham biện thành Chủ tỉnhVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link. Tỉnh chia thành tổng, đứng đầu là Chánh tổng, còn gọi là Cai tổng; tổng chia thành làng, đứng đầu là Ban Hội tề do Hương cả phụ trách chung. Năm 1910, tỉnh Long Xuyên gồm 4 tổng và 16 làng, dân số là 142.773 người. Đầu thập niên 1910 lập thêm cấp quận và đại lý hành chánh, cấp hành chính giữa tỉnh và tổng; đứng đầu quận là Chủ quận. Tỉnh Long Xuyên gồm 3 quận: Châu Thành, Thốt Nốt và Chợ Mới. Năm 1953, tỉnh Long Xuyên có thêm hai quận mới là quận Lấp Vò và quận Núi Sập. Quận Núi Sập vốn là tổng Định Phú của huyện Châu Thành. Lúc đó, quận Núi Sập gồm 4 xã: Thoại Sơn, Vọng Thê, Định Mỹ và Vĩnh Nhuận.

    Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà sáp nhập tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên (trừ quận Lấp Vò) thành tỉnh An Giang, gồm 8 quận: Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Tân Châu, Thốt Nốt, Tịnh Biên, Tri Tôn, Núi Sập, với tổng cộng 16 tổng và 96 xã. Quận Núi Sập gồm 6 xã: Định Mỹ, Vĩnh Trạch, Thoại Sơn, Vọng Thê, Vĩnh Phú và Vĩnh Nhuận; quận lỵ đặt tại xã Thoại Sơn. Năm 1957, tách 13 xã của quận Châu Phú để lập quận mới là An Phú.

    Năm 1961, chính quyền đổi quận Núi Sập thành quận Huệ Đức, quận lỵ đặt tại xã Vọng Thê; giao xã Vĩnh Trạch về quận Châu Thành. Năm 1964, chính phủ mới của Việt Nam Cộng Hoà tách tỉnh An Giang thành 2 tỉnh Châu Đốc và An Giang. Tỉnh An Giang mới tức phần đất của tỉnh Long Xuyên trước đó. Năm 1965, quận lỵ Huệ Đức được dời về xã Thoại Sơn. Lúc này, quận Huệ Đức còn lại 5 xã cho đến năm 1975.

    Về phía chính quyền Cách mạng, 08-1945, Ủy ban hành chính tỉnh Long Xuyên thành lập huyện Núi Sập, gồm 3 xã là Thoại Sơn, Vọng Thê, Định Mỹ. Ngày 06-03-1948, huyện Núi Sập thuộc tỉnh Long Châu Hậu. Tháng 06-1948, huyện Núi Sập được đổi tên thành huyện Thoại Sơn, đồng thời nhập thêm hai xã Vĩnh Nhuận và Vĩnh Hanh. Cuối năm 1950, huyện Thoại Sơn thuộc tỉnh Long Châu Hà. Tháng 07-1951, huyện Thoại Sơn được sáp nhập vào huyện Châu Thành, thuộc tỉnh Long Châu Hà. Tháng 10-1954, tỉnh Long Châu Hà bị giải thể, huyện Thoại Sơn trở lại là huyện Núi Sập, thuộc tỉnh Long Xuyên. Năm 1957, Núi Sập trở thành huyện Huệ Đức của tỉnh An Giang, giống như đơn vị hành chính của Việt Nam Cộng Hoà. Tháng 10-1961, huyện Huệ Đức nhập vào huyện Châu Thành. Tháng 10-1971, chính quyền Cách mạng tái lập huyện Huệ Đức thuộc tỉnh Châu Hà, huyện bao gồm thị trấn Núi Sập, đặc khu Ba Thê và 4 xã là: Thoại Sơn, Vọng Thê, Định Mỹ, Vĩnh Nhuận.

    Cuối năm 1975, chính quyền Cách mạng thành lập tỉnh An Giang trên cơ sở 2 tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc thời Việt Nam Cộng Hoà, trừ huyện Thốt Nốt. Năm 1976, tỉnh An Giang chính thức có 8 huyện là: Châu Thành, Huệ Đức, Chợ Mới, Phú Tân, Phú Châu, Tri Tôn, Tịnh Biên cùng với 2 thị xã là Long Xuyên và Châu Đốc. Năm 1977, hai huyện Huệ Đức và Châu Thành hợp nhất thành huyện Châu Thành, đồng thời hợp nhất hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên thành huyện Bảy Núi. Năm 1979, huyện Bảy Núi tách thành huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên, đồng thời tách một phần của huyện Châu Thành để thành lập huyện Thoại Sơn. Ngày 23-08-1979, huyện Châu Thành được tách ra một phần để thành lập huyện Thoại Sơn. Năm 1993, huyện Thoại Sơn lập thêm xã Mỹ Phú Đông, huyện Thoại Sơn lúc này có 12 xã và 1 thị trấn; đến năm 2005, huyện Thoại Sơn lập thêm xã An Bình.

    Tóm lại, tỉnh An Giang ngày nay chỉ là một phần của tỉnh An Giang của thời Nam Kỳ lục tỉnh, các phần còn lại nay thuộc tỉnh Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Sóc Trăng (xem bản đồ ở dưới).

    Đại Nam Nhất Thống Chí – Lục tỉnh Nam Việt – Tập Hạ do Tu Trai Nguyễn Tạo dịch, bản scan đăng trên Website Nhà sách Sông Hương, gồm:

    - Lời nói đầu

    - Tỉnh Vĩnh Long

    - Tỉnh An Giang

    - Tỉnh Hà Tiên

    Dưới đây chúng tôi chỉ copy bài Lời nói đầu và chương Tỉnh An Giang.

    Goldfish

    Cuối tháng 10 năm 2012

    -----------------
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Theo Thạc sĩ Nguyễn Kim Nương, trong quyển Địa chí An Giang (Sơ thảo - Tập 2, trang 225), có ghi:

    Năm 1868: Sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây (1867), địa bàn An Giang được chia thành 3 hạt: hạt Châu Đốc (phủ Tuy Biên cũ), hạt Sa Đéc (phủ Tân Thành) và hạt Ba Xuyên.

    Năm 1876, Pháp bỏ hệ thống Nam Kỳ lục tỉnh, chia Nam Kỳ thành 4 khu vực: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long và Baccac, gồm 6 hạt: Châu Đốc, Long Xuyên, Hà Tiên, Trà Ôn, Sóc Trăng và Rạch Giá.

    Năm 1899, Pháp bỏ các hạt và đổi thành tỉnh.

    Như vậy, đất Nam Kỳ thuộc Pháp có đơn vị hành chánh “tỉnh” kể từ năm 1899.

    (Phần này, tác giả tham khảo từ một tài liệu bằng tiếng Pháp do tên Chủ tỉnh Pháp Victor Duvernoy viết và phát hành năm 1929. Tên tài liệu là: “Monographie de la province de Long Xuyên”).
    _________________
    Link nguồn:Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Nguồn e-thuvien.com
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 13/10/13
    sky_tiger, haist and khanh67 like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này