Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi cungcung, 20/5/14.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. TranBao053

    TranBao053 Mầm non

    Văn thì không hết lời, lời thì không hết ý.
     
  2. Cần gì phải trích, phải nghe theo thiền sư này?! Nghe theo nhất nhất thì đó là chấp thầy, chấp cốt truyện, chấp ngôn ngữ, chấp sách. Cách làm đúng là gì? Là không chấp, đọc cũng được, không đọc cũng được. Tôi và tác giả đó bình đẳng, chả việc gì bắt buộc được tôi PHẢI ĐỌC! Đi thuyền qua sông, tới bến rồi, bỏ thuyền, không ai vác thuyền lên vai đi tiếp. Kinh sách cũng vậy, đọc tới ngộ thì kinh sách bỏ hết. Còn yêu sách là chưa ngộ. Giống ở đây, tôi châm chọc cũng được, hoặc ăn nói mềm mỏng cũng được, chả theo hướng nào nhất định, vì tôi vô thường. Còn thuần một đường chọc ngoáy thôi là chưa giác ngộ đấy, là tự nhiên gán cho tôi là cái hại trong khi tôi là cái không. Độc giả ở đây thấy tôi ... đáng ghét là sai đấy! Phải thấy tôi vô thường, chả có bản tính gì, chả có chiều hướng nào nhất định thì đó mới là ngộ, là nc có uy tín!
     
  3. Sự tích? Nói thật thì không khả tín. Tôi học thiền sư Độ đã ngộ, học Lão , Trang tử, Liệt Tử, GS Cao Xuân Huy, Osho, học các sư ở chùa Đà Lạt, lẫn Buôn Ma Thuột, rồi tôi phát hiện ra thiền trong đạo Lão. Tôi học toàn mấy ông tạm gọi là trí thức không, còn chuyện dân gian này thì nó sao thứ lớp, hệ thống, giác ngộ rồi làm ta giải thoát thành cỡ bồ tát, thành phật được? Có ai giác ngộ nhờ những chuyện này, bạn chỉ xem. Nói lại, đầu tiên là tôi chê Thích Tuệ Sỹ là ông chưa ngộ, rồi vài bạn vào còm. Bạn nói ông Sỹ ngộ hay chưa ngộ tùy bạn,nhưng chúng ta không nói chuyện dân gian, vì không ngộ được.
     
  4. dzung tve

    dzung tve Lớp 1

    (và) Ý thì không hết "cái thật".

    Cái Thật là con voi, Văn là lời của năm ông thầy bói.

    Từ Văn đến Ý; từ Văn đến cái thật, cái sự thật, thật nhiều khi quá xa!

    Nhiều lúc cứ phải cảm thôi!
    Chứ cứ dựa vào lời nói mình nghe thấy, câu chữ mình đọc được. Thật nhiều khi không thể hiểu hết, hiểu rõ, hiểu đúng "cái sự thật" được.

    Bác làm em chợt nhớ câu nói của Aurelius, một câu nói yêu thích của em, kim chỉ nam trong việc học của em:
    "Everything we hear is an opinion, not a fact. Everything we see is a perspective, not the truth." – Marcus Aurelius

    Và câu của các cụ nhà mình dặn dò những người chuẩn bị đi nước ngoài học tập trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục hồi đầu TK20:
    "...Phóng mắt nhìn đại dương tìm bờ bến, đừng nhận lầm lưng cá là bờ."
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/12/21
    Nguyencongdien thích bài này.
  5. Ở đạo học Lão Trang thì Dzung nhìn mọi ý nghĩ âm có tính dương và mọi ý nghĩ dương có tính âm. Đây là thiền. Coi các ý nghĩ từ đâu ra, khi thấy nó từ đâu ra thì nhìn ý âm có tính dương, ý dương có tính âm; không được nhìn ý nghĩ có tính âm, dương mà phải xuất phát từ cái Một, hay Đạo đã có sẵn trong ta.
    Đạo Lão có tính giải thoát hơn đạo Phật. Bên P phải có thanh văn, duyên giác, a la hán, 10 cấp bồ tát, rồi mới tới Phật. Còn bên L thì chỉ có 1 cấp thôi.
     
    dzung tve thích bài này.
  6. dzung tve

    dzung tve Lớp 1

    @Nguyễn Ngọc Hiếu, một sự tình cờ thú vị (và bổ ích) qua mấy trao đổi với bác. Quả là một trải nghiệm hiếm gặp khi được trao đổi (dù là gián tiếp) với bác. Một người, em tin rằng, không để ý gì đến những "ý chê" và cũng "chẳng thèm" bận tâm gì đến "ý khen" của em.

    Em xin phép khép lại phần trao đổi của em trong topic này ở đây!

    Mong có dịp tái ngộ bác (và gặp gỡ nếu có thể) vào một ngày tháng năm nào đó chưa biết! (Em đã có email của bác, dịp nào hợp lý em xin phép được email bác!)
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/12/21
  7. Có thằng tên Hòa ở Thanh Hóa, chỉ qua chat với tôi bình thường mà giác ngộ đạo Lão, nhưng cái đức của nó thua thầy. Tôi bảo nó viết lại, kiểu gì cũng được, tiểu thuyết, nhật ký, biên khảo, phê bình, thế mà nó không làm được, còn tôi làm dễ, là 3 cuốn ebook ở tủ sách triết này. Còn Dzung ăn nói gì lôm côm vậy? "Khùng" là người phi lý, trong khi suốt đời, bạn gặp tôi dù ở đây, qua email, qua đt thì "đi, đứng, nằm, ngồi, viết, hát, dạy đều là thiền". Thiền thì logic, hợp lý. Cả đời như vậy, là hợp lý thì sao "khùng" được? Chữ khùng nó không đúng ở đây vì Dzung bới lông tìm vết cũng chả dò ra nổi tôi nói sai câu nào ! Không nói sai câu nào mà "hơi khùng" là bậy bạ. Dzung không lo học đi, bắt kịp tôi không mà ăn nói sai?!
     
  8. dzung tve

    dzung tve Lớp 1

    Nói phải củ cải phải nghe. Mặc dù lúc viết em cố ý dùng hai chữ ấy với ý "đặc biệt, khác biệt". Nhưng, giờ nghĩ lại, dùng hai chữ ấy đúng là không phù hợp. Em đã sửa sơ sót ấy.

    P.S. Còn nhiều điều muốn hỏi bác. Nhưng em nghĩ cứ phải từ từ mới ngấm. Vậy nên em xin phép khép lại phần trao đổi của mình trong topic này ở đây! Mong có những trao đổi với bác vào một dịp khác, sang năm mới chẳng hạn. (Bác nói người thiền không chúc nhau! Em thấy cũng phải, nhưng nó cũng làm em không biết phải viết gì khi chào tạm biệt. Vậy nên thôi, ngắn gọn là: Chào bác và hẹn gặp lại!)
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/12/21
  9. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    @Nguyễn Ngọc Hiếu
    Tất cả những cái "sự tích" và ebook mà tôi muốn đề cập hoàn toàn không có nội dung (của kinh sách cụ thể) mà chỉ có cách để tu tập, cách chuyền tải, cách thuyết phục theo cách nhà Phật thôi. Tôi không theo đạo Phật nhưng tôi cũng biết những người theo đạo Phật thì thường tâm rất tĩnh. Qua topic này tôi thấy tâm bác rất động, thậm chí rất loạn, bằng chứng là bác gây xung đột, gây hấn, tệ hơn nữa là còn "bỏ bóng đá người" với những người cùng bác thảo luận. Bởi vậy nếu người ta không ưa bác thì cũng không oan, và dù bác có nói gì thì người ta cũng khó mà theo. Với tính cách đó nên chăng bác làm nghề lái máy ủi (gạt bằng mọi trở ngại bằng bạo lực) thì hợp hơn là nghề thuyết giáo, một nghề cần thuyết phục người nghe thuận theo những nội dung mình muốn chuyền tải. Một cách hình tượng khác là cần "kéo" chứ không "đẩy" thì người nghe mới dễ thuận theo. Hoặc nữa là cần "thuyết phục" chứ không "cưỡng ép" người ta.

    P.S. Tôi không quan tâm nhiều đến nội dung (kinh sách) mà quan tâm nhiều đến cách chuyền tải bởi tùy trường hợp cụ thể mà cần những nội dung phù hợp.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  10. Nói hay đó Utron, đúng đó. Lời mà đúng thì sau nó là chân lý, nếu không đúng chân lý thì nó sai rồi. Vậy chân lý của bạn là gì và bạn thực hành chân lý ra sao? Tôi hỏi bạn đơn giản, ngắn, dễ, cơ bản & không hề chọc ngoáy bạn!
     
  11. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Câu hỏi quá chung chung. Tùy trường hợp cụ thể mới nói được. Như bạn @tran ngoc anh ví dụ ở trên. Nói về mặt trời, cụ thể là chuyển vận của mặt trời trên bầu trời thì chân lý là: "mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây, một vòng hết 23giờ, 56phút, 4 giây, rồi tùy theo ngày trong năm, vĩ độ nơi quan sát mà có những quỹ đạo cụ thể..." chẻ nhỏ ra nữa thì chân lý này còn dài nữa.

    Một giây là:
    Tuy nhiên, "một giây" cũng đang được hiệu chỉnh cho chính xác hơn nữa nên "chân lý" này có chân. :)

    Nguồn trích dẫn: internet
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  12. Chân lý thì nó đúng cho vạn vật, đúng luôn cho bạn, cho tôi. Chân lý mà bạn không biết nói thế nào, đến nỗi nói tôi là quá chung chung! Cái nhà bạn đang ở, 300 năm sau, nó sụp, tức là nó sai chân lý, mà nó đâu cần bình minh đằng đông! Nó không hề cần gì (chính xác là cần rất ít) mặt trời đằng đông, đằng tây. Vậy cái bạn nói không phải là chân lý, vì nó sai so với cái nhà. Bạn suy nghĩ thì chân lý nó đúng luôn cho cái đầu, cái tư tưởng của bạn, nhưng mặt trời mọc, lặn, chả can hệ gì cả. Chân lý ở đây không đúng cho tư duy của bạn, tức chân lý của bạn sai. Cái xe máy bạn đi đâu cần mặt trời đông, tây! Tôi bình luận trung dung thôi, không chọc ngoáy bạn nhe.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/12/21
  13. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Tra sách vậy. Lại mất công cãi nhau với sách. :)
    Câu trên đúng, chân lý tồn tại khách quan với nhận thức của con người.

    Câu dưới đây theo tôi là không đúng, vì chân lý là bất biến, cho nên tùy sự vật mà con người nhận thức đúng (thậm chí là sai) tuyệt đối bản chất của nó hoặc nhận thức gần (tương đối) đúng bản chất của nó độ chính xác tùy theo trình độ, phương pháp, nhu cầu và công cụ nghiên cứu:
    À, bác không nhận thấy tôi nêu một sự vật cụ thể để minh họa à? Tôi không hề nói chuyển vận của mặt trời trên bầu trời là chân lý nói chung. Vì thế nó không liên quan trực tiếp đến ngôi nhà hay cái xe. Những thứ đó tồn tại độc lập với chuyển vận của mặt trời trên bầu trời. Còn việc ngôi nhà hỏng, tan biến sau một thời gian thì đó là quy luật của vật chất: tồn tại hữu hạn thôi. Giải thích kỹ thì ngôi nhà cấu tạo từ x, y, .... z... Mỗi yếu tố x, y,.. z... đó có một bản chất và có tương tác khác nhau với môi trường. Con người cũng chỉ nhận thức được tương đối đúng bản chất của ngôi nhà đó vì chẳng ai đủ khả năng hiểu tường tận đến từng phân tử cấu tạo nên ngôi nhà đó mà chỉ hiểu tương đối đúng từng mảng của ngôi nhà đó. Ví dụ: cái mái này dột quá cần sửa chữa thay mới; viên gạch này bong rồi ...
     
  14. dzung tve

    dzung tve Lớp 1

    ĐÔI LỜI...

    Niềm tin của một người quyết định những điều người ấy cho là đúng; quyết định những điều người ấy làm, không làm, ủng hộ và phản bác.
    Những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau thì thường tôn vinh những giá trị khác nhau bởi họ tin theo những giá trị của tôn giáo của họ. (Có vậy thì họ mới là người có niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo). Ngoài những tôn giáo lớn, còn có hàng ngàn hàng vạn những tín ngưỡng nhỏ và hàng tỷ điều mà mỗi người chúng ta tin theo, những giá trị chúng ta trân trọng.
    Sự khác biệt về niềm tin và giá trị mà chúng ta tôn vinh hoặc tư tưởng chúng ta tôn sùng hoặc con đường chúng ta đi hoặc cái hướng mà chúng ta hướng đến... tạo ra khác biệt giữa niềm tin của các cá nhân khác nhau.
    Khi sự khác biệt này đủ lớn thì nó gây ra những mâu thuẫn. Mâu thuẫn đơn giản chỉ vì anh A tôn vinh những giá trị X nhưng lại gặp chị B trà đạp lên X, và ngược lại Y là những giá trị mà chị B tôn vinh thì có thể lại bị anh A phản bác, bôi nhọ.
    Điều này xảy ra quá thường xuyên trong cuộc sống: Tôi thích màu xanh, bạn thích màu đỏ. Tôi thích ăn thịt, bạn thích ăn chay.
    Lớn hơn thì: Tôi không phải người có tín ngưỡng và tôn giáo, còn bạn thì khác bạn có tín ngưỡng hoặc tôn giáo; hoặc tôn giáo của tôi là A còn tôn giáo của bạn là B.

    Nếu niềm tin, tín ngưỡng và tôn giáo của tôi là A thì điều đó thường có nghĩa rằng tôi tin và tôi làm theo những chuẩn mực sống và những giá trị được tôn vinh bởi A.

    Nếu niềm tin, tín ngưỡng và tôn giáo của tôi là B thì điều đó thường có nghĩa rằng tôi tin và tôi làm theo những chuẩn mực sống và những giá trị được tôn vinh bởi B.

    Trên thế giới có nhiều tôn giáo lớn, rất nhiều tín ngưỡng, rồi tư tưởng và niềm của từng cá nhân.
    -----

    Như đã viết "Từ Văn đến Thực" rất xa. Vậy để rút ngắn cái khoảng cách ấy. Để có thể hiểu (bớt sai) hơn lời nói, câu chữ một người viết ta phải tìm hiểu xem họ là ai, họ là người thế nào, họ đến từ đâu, niềm tin, tín ngưỡng và tôn giáo của họ là gì bởi những yếu tố này quyết định điều gì họ cho là đúng, và những giá trị mà họ theo đuổi.

    Chúng ta và phần đông trong xã hội mà chúng ta sống cùng có thể có những "common ground" hoặc "common points". Nôm na đó là những điều bất thành văn nhưng những người sống cùng một cộng đồng thường có chung, thường tuân theo, thường duy trì, theo đuổi, hoặc phản bác...
    Luân thường đạo lý của một cộng đồng, một xã hội. Hay nguyên tắc sống của một người, một nhóm người v.v...

    Nhưng, có những trường hợp ngoại lệ. Đó là khi chúng ta nói cùng một thứ tiếng, viết cùng một loại chữ. Nhưng những giá trị mà chúng ta tôn vinh, theo đuổi hoặc phản bác lại hoàn toàn khác nhau. Điều này xảy ra khi chúng ta có niềm tin khác nhau, hay nói theo cách khác là: Chúng ta có niềm tin, tin theo những niềm tin khác nhau. Thường thấy ở những người có niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, hoặc những người tôn sùng những tư tưởng khác nhau.
    Khi hai người có niềm tin, tư tưởng, tín ngưỡng hoặc tôn giáo khác nhau thì: Đừng hỏi vì sao: Cùng câu chữ viết xuống, cùng những lời phát ra từ một người. Mà hai người ấy lại hiểu hoàn toàn khác nhau.
    Và cũng đừng thắc mắc tại sao: Hai người chẳng thể nào hiểu đối phương đang nói gì mặc dù họ nói cùng thứ tiếng, viết cùng một loại chữ. Kể cả khi đối phương có cố gắng giải thích thì cũng đừng có mong xóa bỏ được khoảng cách giữa lời văn tiếng nói và cái Ý, cái Thực.

    Mâu thuẫn giữa hai người, sự không hiểu nhau giữa hai người, giữa hai nhóm người nhiều khi đến từ niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo của họ khác nhau hoặc tư tưởng mà họ tôn sùng khác nhau.

    Một người A theo tôn giáo X có thể được học, được dạy, và tin rằng XLove là thương yêu.

    Có thể dùng cách mô tả như vậy trong cộng đồng mà mình sinh sống và chính xác hơn là trong cộng đồng những người có chung niềm tin vào X với mình. Những người giống mình được dạy, được học, và cũng tin rằng XLove là thương yêu. Khi anh ta nói XLove chỉ những người trong cộng đồng của anh ta hoặc những người hiểu về cộng đồng ấy mới hiểu ý anh ta là thương yêu.

    Còn B người ngoài khác cộng đồng với anh A, một người ở cách anh ta hàng nghìn hàng vạn cây số. Và quan trọng hơn có niềm tin khác anh A. Anh B này có niềm tin là Y và tin theo những giá trị của Y. Với anh B và những người tin theo tôn giáo Y, phải YLove mới là thương yêu.
    Và tệ hơn, XLove với họ, có khi lại là thù địch.

    Hai người A và B gặp nhau: Cả hai đều muốn nói thương yêu, cả hai cùng nói chung một thứ tiếng và viết đúng chính tả những điều mình muốn nói.
    - Anh B viết: YLove, anh A chẳng hiểu rằng anh B muốn nói yêu thương.
    - Còn khi đọc thấy anh A viết XLove, anh B cho rằng anh A đang thù địch mình.
    ----

    Mâu thuẫn xã hội do khác niềm tin và giá trị sống hiếm gặp ở VN (một cái may). Nhưng ở các nơi khác trên thế giới nó hiện hữu rất nhiều. Nó bức xúc và quan trọng đến mức: Trong bốn trụ cột (mục tiêu lớn nhất ) của giáo dục mà UNESCO đề xuất (The Four Pillars of Education) có một cột là "Learning to Live Together" - Học để cùng chung sống. Nghĩa là, theo UNESCO một trong những mục tiêu tối thượng của việc học của mỗi người là học để hiểu người khác, những người có thể khác màu da, khác niềm tin, khác giá trị sống; phải hiểu họ, phải hiểu nhau thì mới cùng chung sống được với nhau. Mới không xảy ra mâu thuẫn.
    ---

    Mình thấy A Hiếu, theo lời tự nhận của anh, là người theo Đạo Học Lão-Trang, điều đó có nghĩa. Nếu muốn (tránh hiểu sai) chứ chưa nói là hiểu đúng, hiểu hết những gì anh nói và ý của anh thì chúng ta phải là người cũng phải hiểu, phải biết về Đạo Học Lão-Trang, phải hiểu "ngôn ngữ thật" đằng sau cái con chữ tiếng Việt mà anh viết thì mới hiểu được những gì anh nói.
    Dẫu anh có cố giải thích cũng khó cho người ngoại đạo hiểu.
    Phần đông chúng ta đọc sách và trao đổi với những người khác không gặp trở ngại gì đơn giản vì: Chúng ta hiểu nhau. Chúng ta hiểu nhau vì phần đông chúng ta chia sẻ, tin theo cùng một hệ thống những giá trị luân thường đạo lý. Những giá trị đó theo cụ Trần Trọng Kim, trong mỗi người Việt Nam ai cũng có phần bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của: Phật Giáo, Nho Giáo và Lão Giáo.

    Là người Việt, anh Hiếu cũng bị ảnh hưởng bởi Phật-Nho-Lão, nên tôi tin anh ấy hiểu chúng ta - không gặp khó khăn trở ngại trong việc hiểu chúng ta. Nhưng chúng ta (phần đông) không phải là Đạo Gia, lại còn là Đạo Gia Lão-Trang thì lại càng ít. Hình như anh nói cả VN hiện chỉ có một hai người? Vậy số người thấy mình hiểu anh Hiếu ngoài anh chắc chỉ còn một hai người nữa?

    Anh Hiếu là một ví dụ điển hình cho chúng ta thấy những khó khăn mà người có niềm tin khác biệt, người khác thường, khác, với phần đông xã hội phải đối diện.

    Thế giới đang tích cực ủng hộ sự đa dạng hóa (diversity).

    Đúng như anh nói, anh là hàng hiếm. Chúng ta cần phải nghĩ cách để có thể cổ vũ hoặc hỗ trợ anh trên con đường anh đã chọn. Vì chính chúng ta, vì sự đa dạng hóa của chính chúng ta.
    ---

    P.S. Các bạn thử về quê nói "I love you" bằng tiếng Lào, tiếng Thái xem ba mẹ phản ứng thế nào.
    Mình thì nói câu đó với bà mình, bà chỉ cười. Không biết bà có hiểu không.
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/12/21
    Kerry Stevant and tran ngoc anh like this.
  15. Thế tư duy bạn hợp với chân lý chưa, đúng với chân lý chưa? Bạn tư duy đúng chân lý thì tư tưởng của bạn là gì? Hỏi câu rất dễ có ngay trong đầu bạn thôi. Và bạn đã thu hoạch được thành tựu gì từ "chân lý" , từ tư tưởng của bạn rồi?
     
  16. Không cần hỗ trợ, cổ vũ gì đâu! Có rồi. Ebook của anh lan tràn nhiều trên mạng rồi. Anh không hề xin chính quyền. Người ta viết sách bị cấm chứ anh lấy ân báo oán, kẻ đâm dao vô đùi anh, anh ... cho tiền thêm, nên CS không phải là kẻ thù thì anh đi quậy CS làm gì. Anh lành như Lão, Trang, Phật, nên sách lan đi dễ. Thêm nữa, giác ngộ là hp vô biên, không cần ngoại vật tác động. Ngoại vật ở đây là xã hội, là đệ tử thỉnh thoảng nắn gân thầy bằng cách ... chửi ! Không cần xh công nhận, a vẫn hp. Website Tinh Tế lấy ebook của a làm 1 trong 100 cuốn triết học hay nhất VN.
     
  17. dzung tve

    dzung tve Lớp 1

    Em chỉ viết điều mình nghĩ.
    Nếu sống thực tế thì chắc đã không viết rồi.

    Mà nếu nó có thành thực thì cũng chỉ như: Vẽ tranh cũng chỉ để kiếm tiền thôi bác. Chỉ có bức tranh ấy mới vì nghệ thuật thôi. Người làm ra nó thì chưa chắc!
     
  18. Dzung giới thiệu cho a biết coi, a chưa biết gì về e. Còn e coi sách a, rõ tư tưởng a hết rồi.
     
  19. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Có thể là chưa bác ạ vì tôi chỉ là một người bình thường. Khi xưa học ĐH có học sơ qua về triết học nên cũng có chút tư duy logic. Ra trường thì theo chuyên ngành kỹ thuật nên cũng có ít thời gian để đọc sách và nghiền ngẫm về mảng triết học, tôn giáo. Vì thế thấy sao nói vậy theo nhận thức của mình.
     
  20. Mai Văn Tòng

    Mai Văn Tòng Mầm non

    Bác cho rằng bản dịch này không đáng tin vì dịch giả là người chưa giác ngộ,dịch giả chưa giác ngộ vì từng là người chống cộng. Cá nhân em thấy Phật Học trong cuốn này hay, không có yếu tố quan điểm cá nhân của tác giả .Còn về giác ngộ, có thể chưa thể giác ngộ dc vì cuốn này thực chất tác giả cũng đã dẫn như là lịch sử của Phật Giao Trung Hoa và Nhật Bản, chứ không phải là toàn bộ Phật giáo để đưa con người ta đến với giác ngộ - Niết Bàn. Phật học rất giống Pháp Luân, khác là Pháp Luân có cách diễn giải dễ hiểu hơn giống như đi trước đón đầu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/12/21
    Nguyencongdien thích bài này.
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này