Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi cungcung, 20/5/14.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. Mai Văn Tòng

    Mai Văn Tòng Mầm non

    Chào Trần Ngọc Anh, xin phép được hỏi chị 2 câu nghe hiển nhiên nhưng đọc xong lại mơ hồ, chị dẫn lời của vị triết gia ẤN ĐỘ , đó có phải là quan điểm của chị không? bởi vì nếu là quan điểm của chị thì những điều chân lý đó có tuân theo vô ngã - vô thường - niết bàn không?
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  2. dzung tve

    dzung tve Lớp 1

    Em mới viết một câu, định vào diễn đàn hỏi anh nhưng thấy nick của anh bị ban.

    Không biết anh có đọc không, nhưng em vẫn đăng câu hỏi ấy ở đây.

    Không biết vì lý do gì khiến nick của anh bị ban. Nhưng em rất tiếc khi thấy vậy.
    //-
    Xin phép mọi người mình có một trao đổi với anh Hiếu, bạn nào quan tâm thì đọc, còn không xin bỏ qua. Cũng xin phép BQT diễn đàn vì bàn luận hơi xa với chủ đề của post này (về một cuốn sách khác), nhưng đang vào mạch và cũng với mục đích cuối cùng là tri thức nên mình xin phép được tiếp tục thảo luận "lạc" một chút ở đây cho tiện thay vì phải mở một Thread mới.
    ----

    A Hiếu, em muốn hỏi anh thêm một câu:

    Darwin nói khoảng XYZ năm về trước, có bà mẹ chung của loài người và loài vượn đẻ ra hai đứa con. Một đứa lên núi thành vượn, đứa còn lại ở đồng bằng thành người ngày nay.
    Cái điểm phân chia, cái ranh giới giữa người và vượn là cái bà mẹ chung ấy. Trước đó thì chưa có người và cũng không có vượn mà chỉ có cái giống loài của bà mẹ chung ấy thôi.

    Bây giờ, thay cái bà mẹ chung và các giống loài bằng tri thức và sự hiểu biết, gọi chung là cái biết.

    Trước hết, CBG là cái biết gốc, cái biết khởi thủy, cái biết tận cùng: Cái biết của mọi cái biết. Tất cả những cái biết biết, những cái biết không biết và cả những cái không biết không biết... tổng hợp lại thành cái biết này. Gọi tắt là: CBG.

    Từ cái biết của mọi cái biết (CBG) này, cái biết được phân ra thành những cái biết nhỏ hơn, từ cái biết nhỏ hơn ấy cái biết lại được phân thành những cái biết nhỏ hơn nữa, và cứ thế cứ thế...
    Những cái biết nhỏ hơn như hạt sương, hạt mưa, những cái biết lớn hơn như những mạch những nguồn, rồi những mạch những nguồn ấy gom lại với nhau thành suối thành sông thành những cái biết lớn hơn nữa; rồi tất cả đều đổ về biển lớn.

    Tri thức nhân loại, mọi cái biết đều ở trong cái biển lớn này. Cái biển lớn của tri thức ấy là CBG.
    (Nếu anh có gì cần hỏi thêm về phần này xin anh cứ hỏi)

    Còn không, xin anh cho ý kiến, suy nghĩ về câu hỏi này của em:

    Có tồn tại hay không một đường biên giới phân chia cái biết?

    Nếu có, cái đường biên giới ấy nó nằm ở đâu? Cái biết này bắt đầu từ chỗ nào và kết thúc ở chỗ nào? Và chỗ nào là điểm bắt đầu và kết thúc của cái biết kia?

    Nếu không, tại sao lại có những cái biết khác nhau? Tại sao lại có người này biết cái này cái nọ, còn người kia lại chỉ biết cái nọ cái kia? Người biết nhiều, kẻ biết ít. Đáng ra tất cả phải hoặc cùng biết nhiều hoặc tất cả phải cùng biết ít, hoặc cùng không biết chứ?
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/12/21
  3. Mai Văn Tòng

    Mai Văn Tòng Mầm non

    1
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/12/21
  4. dzung tve

    dzung tve Lớp 1

    Cảm ơn bạn đã trả lời.
    Nhưng rất tiếc khi mình viết câu hỏi ở trên. Mình đã có những câu hỏi và ý khác để tiếp tục đào sâu thêm cùng A Hiếu mình tin anh ấy có thể giúp mình trực tiếp hoặc gián tiếp đi đến ít nhất là gần hơn đến đáp án của cái câu hỏi ấy. Rất tiếc anh ấy bị ban,. Cũng xin lỗi vì làm cụt hứng của bạn. Nhưng lúc này mình không bàn về câu hỏi ấy với bạn được. Thành thật cảm ơn bạn!
     
  5. Mai Văn Tòng

    Mai Văn Tòng Mầm non

    xin lỗi bạn, quê quá , kkkk
     
  6. dzung tve

    dzung tve Lớp 1

    A Hiếu,
    Nếu anh có đọc bài viết này.
    Em xin dành tặng bài thơ này cho anh.
    Như em đã nói, em đã có email của anh.
    Vào một dịp thuận lợi nào đó.
    (Có thể sẽ rất rất lâu)
    Em sẽ email anh.

    Em cũng sẽ off diễn đàn
    Để tập trung cho những công việc của mình

    Hãy vững tin trên con đường chúng ta đã chọn! (Câu này em nói cùng anh, nhưng thực ra cũng chỉ để mình em nghe thôi phải không?)
    --d.k.


    Tri thức ơi, xin hãy trả lời tôi
    - d.k. tặng anh Nguyễn Ngọc Hiếu

    Tri thức ơi
    Hãy trả lời giùm câu hỏi nhỏ của tôi
    Từ khi bạn sinh ra
    Sức cuốn hút của bạn
    Đã làm chết mê chết mệt
    Biết bao nhiêu con người?
    Biết bao nhiêu con người
    Đã quên lối về vì sắc đẹp của bạn?
    Và biết bao tâm hồn
    Đã và đang chết ngạt trong tim bạn?

    Tri thức ơi!
    Có khi nào bạn sẽ nhấn chìm tôi?
    Xin hãy trả lời tôi
    Tôi phải làm gì
    Để bạn không làm vậy với tôi?
    Xin hãy trả lời tôi
    Tôi phải làm gì
    Để bạn không làm vậy
    Với những người tôi thương yêu?
    --d.k.
     
  7. dzung tve

    dzung tve Lớp 1

    Một đôi lời lần thứ hai...

    "Lấy hình ảnh cái cây làm ví dụ.
    Nếu con người chúng ta là một cái cây thì.
    Bốn năng lực cốt lõi của một con người như sau:
    "Gốc rễ:
    Năng lực văn hóa (khó nhất)
    Thân:
    Năng lực chuyên môn (ai làm gì biết đó)
    Năng lực quản lý (cần cho người quản lý)
    Cành lá:
    Năng lực bổ trợ."

    Khi nhìn vào cái cây, chúng ta chỉ thấy thân cành mà không thấy gốc rễ. Nhưng gốc rễ mới là phần quan trọng nhất bởi không có gốc rễ cây sẽ đổ ngay." -- (G.T.T)
    ---
    Ngày nay người ta đi học học những gì?
    Đang được đào tạo những gì?
    Nhiều người sẽ đồng ý với tôi rằng:
    Người ta đang đi học kỹ năng nhiều quá.
    ... Kết quả thu được là những con người có năng lực chuyên môn nhưng cái nền tảng văn hóa không vững chắc, giống một cái cây to bộ rễ bị cắt xén, rất khó có thể phát triển.
    ---
    Chưa nói về tất cả những thứ cần để con người, mỗi người có một bộ rễ tốt.

    Hãy tạm nói một chút ít về một nhánh nhỏ của nó của cái gốc rễ của một người Việt: Cái gốc rễ là gì? Có phải là các giá trị truyền thống của người Việt không?
    Trong đó bao gồm những gì?
    Muốn củng cố, muốn giữ lại những giá trị ấy để người đi sau còn có cái mà nhìn mà học thì phải làm gì? Hay nói cách khác: Cần phải làm gì để người Việt mình củng cố cái gốc rễ của chính mình? Để không đánh mất cái gốc rễ?

    Chắc các bạn sẽ đồng ý với tôi: Phải bảo tồn các giá trị truyền thống.

    Tư tưởng Phật Giáo, Nho Giáo, Lão Giáo ảnh hưởng đến mỗi con người Việt Nam.

    Có thể có những thứ không còn phù hợp, nhưng ba thứ ấy có phải là một phần trong những giá trị truyền thống của người Việt không? Tôi cho là vậy.

    Nếu bạn đồng ý với tôi: Vậy cả ba giá trị ấy có đáng được bảo tồn (một chút thôi cũng được) để thế hệ hiện tại và tương lai còn có cái để mà nhìn mà ngắm, để mà sờ mà mó, mà bình mà luận. Mà tìm hiểu mà học hỏi mà rút ra những điều hay lẽ phải và cả những thứ không hay v.v..

    Vậy: Bảo tồn thế nào cho tốt nhất?
    Làm bảo tàng? Chụp ảnh? In sách báo?

    Các cách ấy: Có tốt bằng có một người dám vượt qua các khó khăn, các rào cản quan điểm của thời nay để tìm về quá khứ, để bảo tồn quá khứ để trở thành một người mà tín ngưỡng và tôn giáo của họ là một trong ba thứ ở trên, cụ thể là Lão Giáo.

    Phật Giáo thì ngày nay là tôn giáo của nhiều người Việt.
    Nho Giáo thì ít hơn, còn rất ít.
    Lão Giáo thì gần như không thấy xuất hiện.

    Thế giờ một người dành 5-10-15-20 năm tập trung theo đuổi cái điều ý nghĩa ấy. Đã vượt qua biết bao rào cản khó khăn để trở thành một người trong số ấy. Chưa biết đúng sai tốt xấu thế nào: Riêng cái ý ấy và cái việc làm cái nỗ lực ấy thôi. Có đáng được cổ vũ?

    Và có khả năng không: Họ cố tình sống như vậy, chủ động làm vậy, chủ động "gây" một chút, chủ động cố tình không nói theo ý chúng ta muốn để tôi, để bạn, để chúng ta, và để các thế hệ con cháu chúng ta có một "vật chứng" bằng xương bằng thịt để nhìn, để ngó, để xem xét và để v.v và v.v.

    Nếu đến lúc này, có bạn nào còn nghĩ người ấy không hiểu được vài nguyên tắc giao tiếp cơ bản để rồi mắc lỗi. Tôi mong các bạn hãy xem xét lại kết luận đó của các bạn.

    Tôi nói rõ hơn một chút: Tôi mong các bạn xem xét lại kết luận đó của các bạn vì chính các bạn chứ không phải vì người ấy.
    ---

    Dành trọn cuộc đời mình theo đuổi một điều mình mong muốn. Nỗ lực tập trung học tập và rèn luyện hy sinh hết cả vì hai chữ, vì mong muốn: Giúp đời.

    Gặp được anh ấy chỉ một vài trao đổi thôi nhưng với tôi giá trị của sự được gặp gỡ, được nói chuyện với một người bằng xương bằng thịt, người dám làm việc ấy, dám theo đuổi đam mê mong muốn của mình mạnh mẽ như vậy. Bài học ấy đáng giá hơn 10.000 trang sách tiểu sử những con người xuất chúng mà tôi đã đọc.

    Còn bây giờ,
    Bạn ơi, hãy trả lời giùm câu hỏi nhỏ của tôi.
    Bạn cảm thấy thế nào về những điều tôi vừa nói?
    --

    Tôi nghĩ đến đây đã đủ.
    Tôi xin phép được im lặng.
    Chào các bạn.

    P.S. Gửi anh Hiếu: Nếu có dịp gặp anh em xin được gọi đúng tên anh: Đạo sĩ Đạo Học Lão-Trang Nguyễn Ngọc Hiếu, người em vô cùng ngưỡng mộ.
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/12/21
  8. TÔI KHIẾU NẠI VỚI THƯ VIỆN

    Ở đây không có người giác ngộ đạo Phật, đạo Lão nên đối xử tôi sai. Phiền não là bồ đề, có nghĩa là bị chửi, bị đánh, sống khổ sở là gốc của giác ngộ. Không bị chửi, bị đánh, bị khổ thì sướng rồi, không cần Phật làm gì! Và tôi là người lập thuyết, là cái không nhà Lão thế kỷ mới, tôi biện luận tốt, có hàng 5, 7 đường biện luận biến hóa, chứ nào có một kiểu chửi bới đâu mà "ban" tôi như một thằng mất dạy, thô lỗ? Tôi biện luận thế này, quý vị xem có đúng không: Chê, chửi = test = tìm ra cái hay= khen. Nói gọn lại, chê, chửi = khen. Đạo Lão coi âm (chê, chửi) là dương (khen) mà.Tục ngữ VN: Thất bại ( thì bị chê, bị chửi, là âm) là mẹ thành công (tức được khen, là dương). Người theo Phật, theo Lão thì không chấp cái gì, tức không chấp ngôn ngữ, nghĩa là chửi và bị chửi không được vui hay thấy nhục. Quý quản lý đọc truyện kinh điển này xem:

    Tô Đông Pha có một thiền sư thân tình là Phật Ấn, ông nầy rất lỗi lạc. Chùa của Phật Ấn ở bờ tây sông Dương Tử, trong khi nhà của Đông Pha ở bờ phía đông. Một hôm, Đông Pha đi thuyền sang thăm Phật Ấn, nhưng không có thiền sư ở nhà. Đông Pha bèn viết lên một miếng giấy mấy chữ có ý bông đùa: Tô Đông Pha là một Phật tử vĩ đại mà dù có 8 ngọn gió (Bát phong :tám ngọn gió độc: lợi, suy, huỷ, dự, xưng, cơ, khổ, lạc) thổi cũng chẳng động được. Phật Ấn về, thấy tờ giấy của Đông Pha viết như thế, sư mỉm cười và viết thêm: Nhảm nhí ! Những gì mà ông vừa viết chẳng hơn một cú địt. Sư Phật Ấn sai đệ tử đem tờ giấy đó qua trả cho Đông Pha. Tô Đông Pha thấy thiền sư Phật Ấn lăng mạ mình thì nổi giận, tức tốc đi thuyền qua sông để hỏi Phật Ấn. Khi Đông Pha qua tới, thấy Phật Ấn liền la lên: - Ông có quyền gì mà thóa mạ tôi bằng lời lẽ như vậy? Quen biết tôi lâu ngày mà chẳng lẽ ông mù quáng đến thế sao? Phật Ấn lặng lẽ quan sát họ Tô rồi mỉm cười nói: - Tô Đông Pha, một Phật Tử vĩ đại mà 8 ngọn gió không lay động được, thế mà giờ đây chỉ một cú địt nhỏ nhoi cũng đủ thổi ông ta bay qua sông đến tận bờ bên nầy. Tô Đông Pha nghe lời nói đó xong thì bất ngờ, đứng sửng khá lâu và tỉnh ngộ. Đó là thiền sư Phật Ấn dùng cái mưu chước ấy để thức tỉnh Tô Đông Pha về cái tánh Ngã mạn của mình, để họ Tô đến gần với giáo lý của Phật.

    Bạn bè tôi còn không chấp thân. Khi nhận ta là người giác ngộ thì bị test bằng đòn đau, nằm bệnh viện hơn 1 tháng, mà người ngộ không thù oán, huống chi chuyện chỉ dùng ngôn ngữ vặt vãnh thế này mà "ban" là oan cho tôi lắm đó quý vị !
     
  9. Do gien (hay Đức, tiếng Anh là Te, hoặc De), do gia đình, xã hội, nhà trường mà tạo ra muôn vàn con người khác nhau. Như a thì cơ bản là thích cái sâu sắc, cha mẹ , ace trong gia đình lương thiện, yêu lao động. Xã hội Buôn Ma Thuột thì đủ để người ta thiền, nó không rối quá, tồi tệ quá. Nhà trường thì anh tốt nghiệp 12 năm 1991... Nhưng thôi, em không có mặt ở đây, vì em đóng topic rồi, nên anh không nói tiếp được.
     
  10. Đọc lấy thông tin, kiến thức thì được, chả trách gì, mà tác giả thì cũng vậy, chỉ viết lịch sử, không phải sách thực hành để giác ngộ nên ta cũng không yêu cầu cao. Tuy vậy, riêng cá nhân tôi, tôi thích người giác ngộ viết, dịch hơn, văn họ thống nhất vì người ngộ như đã ăn phở mà bàn về phở vậy, nói cả đời không sai đạo.
     
  11. Utron giác ngộ đạo Phật hay Lão nó cực kỳ thú vị, là hp lớn nhất, ko gì sánh bằng. Đầu óc Utron sẽ luôn sáng suốt, sáng thì sẽ học được nhiều và nhanh. Thiền không ở đâu xa, thiền là bản thân cuộc sống. Phật tại tâm. Người ngộ học tốt hơn người thường là cái chắc. Tôi chỉ có 2 chuyên môn: đạo Lão & cử nhân Anh, vậy mà người Mỹ học 7 chuyên môn,ko rõ bao nhiêu ĐH, trong đó có vật lý lượng tử (trí tuệ cao mới học nổi) và triết. Cô ta bắt bẻ tôi dữ, tôi dùng thiền hack não, cô ta thua. Tôi ko tự cao, tôi hứa cho cô ta ebook của tôi. Nước Mỹ có 398 giải Nobel, VN không có cái nào,vậy mà tôi chả ngán bất cứ công dân nào của nó! Ấy do cái biết của tôi là tuyệt đối. Giác ngộ là biết chân lý mà. Cho biết tay dân Buôn Ma Thuột, dân Việt Nam!!
     
  12. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Giác ngộ mà để bị ban nick, lại còn tiếp tục khiếu nại vì không nhận ra cái sai của mình ở đâu.

    Ông bà có câu, nhập gia tùy tục, đã nhập gia TVE mà không tùy tục của TVE để bị ban nick, nếu em mà giác ngộ, em méo thèm khiếu nại làm gì các bác ạ, thực tế là em từng tranh luận đến mức bị ban nick rồi, em cho qua không hề khiếu nại một câu.

    Đấy, chưa giác ngộ mà còn biết điều thế đấy, giác ngộ mà chưa biết điều thì.. vứt..

    Thêm: à mà em hơi nổ tí, các bác thông cảm
     
  13. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Em thưa,

    Em chưa giác ngộ, nên có tuân theo vô ngã hay không thì em không biết.

    Nhưng có một điều là bất cứ ai từng trải qua các cấp trung học đều có thể khẳng định một câu: bất cứ công thức toán học nào, đều có thể được học và phát biểu bởi bất kỳ ai chứ không chỉ là đặc quyền dành riêng cho những nhà toán học (được xem là các bậc giác ngộ trong lĩnh vực toán học).

    Cho nên rộng ra với chân lý, miễn sao phát biểu đúng cái nội dung của chân lý thì ổn rồi, chứ tại sao lại cấm cản những người chưa giác ngộ bàn về Phật pháp như cụ Hiếu từng bảo (tấn công tới tấp khi em vừa tham gia thread này và chỉ vừa cảm thán một câu của @vinhhoa rằng rất thích cách lý giải của bạn ấy) là chưa giác ngộ Phật thì không được bàn về Phật giáo.

    Có vô lý hay không cơ chứ?

    Trong khi người ta đang cảm thán người khác, chưa đả động gì đến mình đã vội tấn công, cấm đoán, mỉa mai... Đó là cách thể hiện sự giác ngộ đó ư?

    Đã thế khi “được” tặng cho 3 ngày nghỉ ngơi dưỡng sức, nếu giác ngộ, thì ngay lập tức phải thầm cảm ái người ban nick của mình. Như thế mới đúng với câu “yêu kẻ thù”. Ngay cả việc nhỏ như bị ban nick còn không chấp nhận được, thì tham, sân, si liệu có chấp nhận buông bỏ được không? Liệu có yêu được kẻ thù không?

    Vốn dĩ giác ngộ đã không còn nhìn thấy kẻ thù nữa rồi, một bậc giác ngộ thì chúng sinh ra yêu quý anh ta tột bực, làm gì có cơ hội để có kẻ thù mà yêu với ghét...

    Càng hành động càng lộ rõ là hàng fake. Hàng tấn mớ lý thuyết về giác ngộ mà cụ ấy đang rao giảng chỉ là lý thuyết suông, mà bản thân cụ ấy còn chưa chạm tới được lấy một giây nào!
     
    Syaoran1702 and vinhhoa like this.
  14. Tôi không biết sửa cái này như thế nào. Nhờ quý vị chỉ giúp. Tôi xóa một chữ a mà trang này không chịu!
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/12/21
  15.  
    Chỉnh sửa cuối: 28/12/21
  16. Có tên kia bán hoa tết, lấn vỉa hè của chùa Khải Đoan ở Buôn Ma Thuột. Sư trụ trì ra can. Anh bán hoa chửi sư là "mượn đạo tạo đời", "không thương người như Phật dạy". Sư đưa cho anh bán hoa ly nước dừa rồi nói:"Anh uống cho mát đi rồi nói tiếp".
    Anh bán hoa diệu lại. Sư hỏi thăm bán có được hàng không. v.v... Đây là chuyện tôi ... bịa. Nó giống Phật Ấn nói Tô Đông Pha cái gì đó. Khi bị khích bác ở đây cũng vậy, là xài hàng cũ của Phật Ấn, chả có gì hay! Tôi đưa cho Trần Ngọc Anh ly nước dừa, ok? Nó ngọt & có lợi lắm. Tôi không chửi bạn nhe. Trần Ngọc Anh nói đúng, tức nó liên quan tới chân lý. Chứ nếu nói T.N.A ngụy giác ngộ thì sai. Ừ, T.N.A cũng bàn tới chân lý mà, vậy chân lý là cái gì vậy T.N.A ? Tâm trí của T.N.A phù hợp với chân lý chưa? Và tâm trí T.N.A phù hợp chân lý rồi thì ngoài đời thực T.N.A được thành tựu gì rồi? T.N.A không phải ngụy giác ngộ, chém gió thì giỏi mà thực tiễn thì thành tựu thấp, T.N.A đúng lắm, vậy tư tưởng T.N.A là gì vậy? T.N.A thấy cái không chưa? T.N.A chỉ thấy ròng rã cái sắc thôi sao? Chỉ thấy ròng rã cái sắc thôi, chưa thấy cái không thì chỉ đứng vào hàng người học, đệ tử , hàng dưới thôi sao? Chà, học gì mà mấy chục tuổi rồi còn đứng hàng đệ tử thế này? Chuyện làm đệ tử hàng dưới này có thật, không vu oan, chửi bới gì T.N.A nhe ! Cái có thật có cho nói không?! Đứng vị trí thấp thì lời nói sao vọng xa có lợi nhiều được, ví dụ nói cái gì có lợi lớn cho những người nào rồi? Chả hóa tầm của T.N.A nó ... nhỏ? Vậy tin T.N.A tầm nhỏ thôi. T.N.A nói càng lớn thì ai mà tin? Chỉ tin T.N.A tầm bé bé thôi, ok? Tất cả do không nhìn thấy cái không mà ra, T.N.A hóa nhỏ bé, tội nghiệp hén?! Chứ bây giờ giao cho T.N.A giác ngộ ai đó thì T.N.A lại bảo tôi là vu oan! T.N.A cho người khác cái T.N.A không có. Kết: Tầm T.N.A bé, tin người này ít thôi! Bảo lãnh đạo một cái chùa thì tịt ngay, tầm bé, tin nhiều sao được? Nói vậy là hiểu T.N.A nhiều phải không?
     
    Chỉnh sửa cuối: 28/12/21
  17. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Về câu hỏi cụ thể này thì nên đọc cuốn sách này:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nó dựa trên những chứng cứ khoa học cụ thể: so sánh sự tương đồng cấu trúc ADN của các loài.

    Đây là cây tiến hóa của bộ Linh trưởng (trích trong ebook):
    Screenshot_2021-12-29-16-58-07-01_528fcc6268b5cf6bef0c8d3ef9270e11.jpg
    Hình 1. Truy nguyên mỗi cặp linh trưởng hiện đại bậc cao về điểm nối hai loài trong cặp đó. Các thông số bên trái cho biết tỷ lệ phần trăm khác biệt trong ADN giữa các loài linh trưởng hiện đại này, còn các thông số bên phải ước lượng thời gian triệu năm về trước khi hai loài còn chung tổ tiên. Ví dụ, tinh tinh thường và tinh tinh lùn có ADN khác nhau 0,7% và phân ly khoảng 3.000.000 năm trước; chúng ta có ADN khác với ADN của tinh tinh 1,6% và phân ly từ tổ tiên chung với hai loài này cách đây chừng 7.000.000 năm; còn gorilla thì có ADN khác với chúng ta hoặc tinh tinh 2,3% và phân ly từ tổ tiên chung với con người và hai loài tinh tinh kể trên khoảng 10.000.000 năm trước.

    P.S Giờ này là giờ nào rồi mà còn dùng thuyết ngũ hành để giải thích thế giới? :)
     
  18. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Chuyện một người hiểu sâu một lĩnh vực nào đó còn nhiều người khác không biết gì về lĩnh vực đó thì quá bình thường vì tri thức của con người về thế giới quá rộng lớn nên mỗi người chỉ nắm vững một lĩnh vực hẹp đã là quá giỏi. Vì mỗi con người có năng lực trí tuệ khác nhau nên có thể có người không đủ khả năng nghiên cứu sâu bất cứ cái gì.

    Khi xưa, khi Einstein tìm ra thuyết tương đối cả thế giới có chừng 20 người hiểu nổi. Đó là nói ở một học thuyết vô cùng phức tạp. Ngay cả vấn đề đơn giản hơn như trong cuốn Loài tinh tinh thứ ba mà tôi dẫn trên kia cũng có xảy ra chuyện các nhà khoa học nghiên cứu những vấn đề trong sinh học không hiểu công việc của nhau. Khi Sibley và Ahlquist tìm ra phương pháp phân tích ADN để phân loại các loài và tìm ra "đồng hồ ADN" để xác định thời gian phân li của các loài trong quá trình tiến hóa thì một loạt các nhà khoa học (trong lĩnh vực nghiên cứu sinh học) phản đối, bài bác.
    Trích nguyên văn trong cuốn sách:
    Đấy là trong nội bộ ngành nghiên cứu sinh học còn như thế nên chuyện bạn lấy một vấn đề trong sinh học đi hỏi một người nghiên cứu Lão thì câu trả lời cho "chân lý" đó nó còn vô vọng tới đâu? Khuyên bạn nếu muốn tìm hiểu "chân lý" của lĩnh vực nào thì nên tìm tài liệu chuyên sâu về vấn đề đó hoặc hỏi đúng chuyên gia về vấn đề đó nhé. Lưu ý: cần tài liệu/chuyên gia trong một lĩnh vực hẹp thôi vì mỗi ngành như vật lý, hóa học, sinh học... nó đã phân ra rất nhiều nhánh, độ phức tạp khó đến mức chuyên gia cùng ngành ở nhánh này chưa chắc đã hiểu sâu kiến thức ở nhánh khác.
     
  19. Utron

    Utron Super Moderator Thành viên BQT

    Theo sự tìm hiểu của tôi thì tran ngoc anh là một giáo viên và hiểu khá sâu sắc môn mình dạy. Vậy tran ngoc anh đứng trong hàng ngũ "sư phụ" chứ không phải "đệ tử'. Mặt khác bác dù có là sư trụ trì hay bậc cao hơn thì cũng chỉ "quyền cao chức trọng" trong nội bộ tổ chức đó.

    Về kiến thức, sở học thì mỗi người đều có sở trường riêng cho nên chỉ hiểu sâu về lĩnh vực mà mình có sở trường đó thôi còn những lĩnh vực khác thì hoặc nắm lơ mơ hay mù tịt. Theo sự tìm hiểu của tôi thì bạn tran ngoc anh sinh năm 1995 làm giáo viên thì ngoài chuyên môn nắm vững (ít nhất thể hiện trên những bình luận khá sắc sảo, sâu sắc ở đây), bạn còn nắm rất vững về IT thể hiện qua các topic hướng dẫn về epub, các lệnh cho các phần mềm về ebook vì thế cũng có thể coi là một "sư phụ". Tất cả những cái đó chứng tỏ bạn đó có một khả năng nghiên cứu rất tốt trong những lĩnh vực mà bạn đó có hứng thú.

    Về bác bác càng nói thì càng thể hiện ra là một người rất tự phụ, kiêu ngạo. Dù bác có tài giỏi trong lĩnh vực của mình thì có lẽ ngoài ngôi chùa bác làm sếp sòng thì chẳng ai có thể theo bác được với cách thuyết giáo gây phản cảm như vậy, còn tạo ra nghiệp chướng khi gây bức xúc, gián tiếp làm 2 người nữa bị ban nick. Cũng còn may là online chứ offline thì chắc họ đã được công an phường mời nước trà ấy. :)
     
  20. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Cảm ơn bạn về những lời phía trên.

    Mình tự thấy việc tranh luận với cụ Hiếu sẽ không đem lại lợi ích gì, nên chỉ đáp lời một cách qua loa.

    Nếu cụ ấy chịu phân tích vào nội dung các câu viết, thì việc tranh luận mới theo logic và đem lại lợi ích. Giúp ích cho trí tuệ.

    Còn đây thì cụ ấy chỉ chăm chăm đưa ra đạo lý giác ngộ gì đó, thì tranh luận là vô nghĩa vì không hề bám sát vào luận cứ của đối phương...

    Chỉ chăm chăm thể hiện mình là ngọn núi cao thì chứa đựng, tích lũy được gì? Thấy đại dương không? Nó luôn cúi đầu. Nó bao la. Ngọn núi ngầm Mauna Kea với 10.200m lọt thỏm trong lòng Thái Bình Dương là vì thế.

    Tranh luận mà chỉ chú trọng khoe mẽ sở học, có thể kết luận đối phương là chiếu dưới chiếu trên, trong khi không chịu ngó xem ngoài kia sự đời đã như thế nào rồi..

    Ví dụ nhé, mình biết cách làm epub, mình mở dự án để làm, gần đây thì có chính sách mới, việc chia sẻ ebook bị hạn chế nên mình chuyển qua chia sẻ cách làm ebook.

    Giả dụ như mình giác ngộ và muốn cái giác ngộ này có ích một chút, mình sẽ nghiên cứu xem rốt cuộc thì Đức Phật nói tiếng gì? Mình tin chắc với vùng đất quê hương ông, Nepal hiện nay, và cách đây hơn 2500 năm, ông sẽ không nói tiếng Hindi, cũng như tiếng Phạn.. kéo theo hàng loạt vấn đề, đó là hầu hết các lời dạy được chép trong kinh Phạn, Pali, Hán,.. sau nhiều lần kết tập lớn đều đã không còn là nguyên bản.. vậy chớ chú trọng quá vào lời nói của thánh nhân, mà hãy chỉ làm việc một cách thánh nhân nhất có thể, im lặng được lúc nào hay lúc đó cho tâm thanh tịnh ^^

    Mình sẽ làm một việc thực tế, đó là mở dự án ebook, đó là chia sẻ kinh nghiệm để làm ebook tốt hơn, đó là dịch kinh (nếu mình giác ngộ).. hơn là đi khoe rằng mình là “sư phụ” này hay “sifo”, “sifu” gì gì đó..

    Ít nhất nếu mình chưa giác ngộ mà muốn fake đạo lý với đời, mình cũng sẽ tự mở lấy một thread về đạo lý fake đó để lè thiên hạ, còn hơn và vinh một dịch giả như ở đầu topic này - vinh vào thread của người khác, việc vinh vào người khác, hạ thấp chê bai người khác và tự khoe mình là việc không mấy xứng tầm master, chỉ xét điều đó thôi đã có thể shift+del nó đi được rồi, dung lượng nó có lớn, có 4k hdr hay super siêu phẩm gì gì đó cũng vứt.

    Nên là mình dự đoán bạn có phân tích logic hơn nữa, thì cũng sẽ nhận lại những lời như mình đã nhận mấy hôm trước thôi, tốn công vô ích. Mình lại lặn tiếp đây, nghiên cứu để kịp cho ra một thread mới về cách OCR bằng google trên cmd, thiết thực hơn cho diễn đàn sách điện tử của chúng ta ^^
     
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này