Phân tích kinh tế Toàn Cầu Hóa Và Những Mặt Trái - Joseph E. Stiglitz

Thảo luận trong 'Tủ sách Kinh tế - Quản trị' bắt đầu bởi anb180, 5/10/13.

Moderators: thanhbt, TĐT
  1. anb180

    anb180 Lớp 7

    Những sự kiện trong năm qua đã làm sáng tỏ hơn bao giờ hết rằng chúng ta phụ thuộc lẫn nhau - toàn cầu hóa là một thực tế trong cuộc sống. Sự phụ thuộc này buộc chúng ta phải hành động phối hợp. Tất cả mọi người ở khắp nơi trên thế giới phải làm việc cùng nhau để giải quyết những vấn đề mà chúng ta gặp phải, dù đó là những rủi ro y tế toàn cầu, môi trường hay sự ổn định kinh tế chính trị. Nhưng toàn cầu hóa dân chủ có nghĩa là các quyết định phải được đưa ra với sự tham gia của tất cả mọi người tên thế giới. Hệ thống quản trị toàn cầu mà không có một chính phủ toàn cầu của chúng ta chỉ vận hành nếu chấp nhận chủ nghĩa đa phương. Thật không may, năm qua đã chứng kiến sự lên ngôi của chủ nghĩa đa phương của chính phủ các nước giàu và mạnh nhất thế giớ. Nếu muốn toàn cầu hóa có ý nghĩa, điều này phải được thay đổi ...

    Đây là một phần trong nội dung cuốn Toàn cầu hóa và những mặt trái.rất đáng để các nhà marketing tương lai đọc và suy nghĩ lại cách làm kinh tế của các doanh nhân thành đạt hiện nay trên thế giới,đặc biệt là ở Việt Nam.

    mình đã up lại file rồi,các bạn tải lại xem đc không ,topic có chí thì nên cũng bị tình trạng tương tự,mĩnh cũng đã up lại rồi,bạn nào quan tâm thì tải lại nha!

    Người viết: moreshare

    Nguồn: TVE.
     

    Các file đính kèm:

  2. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Mình đã cắt thành trang đơn và xóa watermark: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    «GT3»
     
  3. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    cover.jpg

    Toàn Cầu Hóa Và Những Mặt Trái
    Tác giả: Joseph E. Stiglitz


    Lĩnh vực: Kinh tế - Quản trị
    Dịch giả: Nguyễn Ngọc Toàn
    Năm xuất bản: 2008
    Nhà xuất bản Trẻ
    Giá sách: 64.000 VND
    Số trang: 370

    Làm text: 4DHN
    Định dạng file: tran ngoc anh
    Cover: inno14​

    “Kinh tế và phát triển không phải là những con số thống kê. Hơn thế, chúng là về cuộc sống và việc làm. Stiglitz không bao giờ quên rằng có những người chịu ảnh hưởng của các chính sách này và rằng thành công của một chính sách không thể hiện ở chỗ các ngân hàng quốc tế thu hồi được bao nhiêu tiền mà ở chỗ người dân có bao nhiêu để sống và cuộc sống của họ cải thiện được bao nhiêu.”

    Christian Science Monitor

    “Một cuốn sách mới cực kỳ quan trọng.”

    Boston Globe

    ***

    “Dù ý kiến của bạn là gì, bạn sẽ bị lôi cuốn bởi lập sâu sắc của Stiglitz đối với lịch trình đổi mới để tái định hình toàn cầu hóa. Một cuốn sách phải đọc đối với những ai quan tâm đến tương lai, những người tin rằng có thể xây dựng một thế giới trong đó ai cũng có việc làm tươm tất và muốn tránh sự xung đột giữa người giàu và người nghèo.”

    – Juan Somavia,

    Tổng giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế

    ***

    “Sự pha trộn hiếm hoi giữa những thành tựu học thuật và kinh nghiệm tư vấn chính sách làm cho cuốn sáchToàn cầu hóa và những mặt tráicủa Stiglitz thật đáng để đọc… Niềm đam mê và tính thẳng thắn của ông là làn gió mới giữa sự quanh co thường thấy của các nhà kinh tế.”

    Business Week

    ***

    “Nghiên cứu sâu sắc và thú vị này đóng góp lớn vào cuộc tranh luận đang diễn ra về toàn cầu hóa và cung cấp một mô hình phân tích về quá trình giúp đỡ các nước đang phải đối mặt với những thách thức của chuyển đổi và phát triển kinh tế... Hấp dẫn, cân bằng và nhiều thông tin… Một cuốn sách phải đọc.”

    Publisher Weekly.

    ***

    “Một phân tích sâu sắc về lý do tại sao toàn cầu hóa lại thất bại với quá nhiều trong số những người nghèo nhất thế giới và làm thế nào để xây dựng và quản lý một nền kinh tế có tính toàn cầu hơn. Đúng lúc và hấp dẫn.”

    – Mark Malloch Brown, nhà quản lý,

    Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)

    ***

    “Một chuyến du lịch tuyệt vời trong sự phức tạp của quá trình hoạch định chính sách kinh tế. Đưa Bộ Tài chính Mỹ và IMF vào con mắt soi xét của một nhà kinh tế hàng đầu… là điều tốt cho sức khỏe lâu dài của cả hệ thống.”

    Financial Times

    ***

    “Stiglitz đã trình bày một cách hiệu quả nhất có thể quan điểm của ông, bao gồm cả những chính sách kinh tế phát triển mà ông ủng hộ cũng như những lời cáo buộc cụ thể hơn của ông với những gì IMF đã làm và những lý giải tại sao lại như vậy.”

    New York Review of Books

    ***

    “Cuốn sách này là chỉ dẫn cho mọi người về sự quản lý yếu kém quá trình toàn cầu hóa. Joe Stiglitz đã ở đó. Ông biết. Và ông giải thích điều đó tại đây bằng một ngôn ngữ giản dị mà hấp dẫn.”

    James K. Galbraith, Đại học Texas – Austin

    ***

    “Một cái nhìn mới mẻ cần thiết về ảnh hưởng đối với chính sách của các tổ chức – chủ yếu là Quỹ tiền tệ quốc tế… Stiglitz đã hoàn thành một công trình quan trọng bằng cách mở ra một cửa sổ nhìn vào trong các tổ chức công, mà chỉ ít người trong chúng ta đã từng có cơ hội.”

    San Francisco Chronicle

    ***

    “Khi tôi và Joe gặp nhau lần đầu ở Kenya năm 1969, khả năng sáng tạo trong tư duy và cam kết mạnh mẽ đối với sự phát triển của ông ngay lập tức làm tôi kinh ngạc. Trong suốt hơn ba thập kỷ là bạn, đối với tôi, tư tưởng của ông luôn hấp dẫn và sâu sắc. Ông là một trong những nhà kinh tế quan trọng nhất trong thời kỳ hiện đại.”

    – Nicholas Stern, nhà kinh tế trưởng và phó chủ tịch cao cấp, Ngân hàng Thế giới

    ***

    “Stiglitz… không phải là người đầu tiên buộc tội IMF hoạt động phi dân chủ và làm tồi tệ thêm sự nghèo đói của các nước thế giới thứ ba. Nhưng ông cho đến giờ là người nổi bật nhất và sự nổi lên của ông với tư cách là một nhà phê bình đánh dấu một sự chuyển dịch quan trọng trong quan điểm tri thức.”

    The Nation

    ***

    “Sâu sắc… Cuốn sách bước ngoặt này… thể hiện ông ấy là một người kế tục đáng giá của Keynes.”

    Independent(UK)

    «GT3»
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 29/6/17
  4. DNP

    DNP Lớp 3

    Một bình luận khác ~.~
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  5. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Một góc nhìn khác. Ông này nổi tiếng vì hay "chửi" bất bình đẳng :D
     
    tran ngoc anh thích bài này.
Moderators: thanhbt, TĐT

Chia sẻ trang này