Trinh thám Tội ác ở Orcival - Emile Gaboriau

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi V/C, 17/6/20.

  1. V/C

    V/C Mầm non

    19741812.jpg
    TỘI ÁC Ở ORCIVAL
    Tác giả: Émile Gaboriau
    Dịch giả: Nguyễn Văn Dân
    Công ty phát hành Phúc Minh Book
    NXB Văn học - 4/2018
    —*—
    Giới thiệu
    Một buổi sáng mùa hè ở Orcival, người ta phát hiện thi thể biến dạng của nữ bá tước Trémorel bên bờ sông Sein. Cách đó không xa lâu đài của nạn nhân bị xới tung, còn ngài bá tước thì biệt vô âm tín.
    Chính quyền địa phương đã lập tức vào cuộc và tìm ra bằng chứng kết tội một gia nhân cố ý giết người để cướp của. Nghi phạm một mực kêu oan nhưng lại không thể chứng minh mình vô tội. Vụ án tưởng chừng như khép lại thì sự xuất hiện của Lecoq - một nhân viên an ninh Sở Cảnh sát Paris và lá thư tuyệt mệnh của một cô gái trẻ đã làm thay đổi kết quả điều tra. Những bí mật về cái chết của vị nữ bá tước xinh đẹp dần được hé lộ. Liệu có âm mưu gì khủng khiếp đằng sau hay không?
    Quá khứ tội lỗi nào đang được ẩn náu đằng sau tội ác ở Orcival?
    —★—
    Ebook: [VCTVEGROUP]
     

    Các file đính kèm:

  2. hoangmk

    hoangmk Mầm non

    Lại có truyện hay đọc rồi :))
     
    averelle thích bài này.
  3. schneeglockchen

    schneeglockchen Mầm non

    Cảm ơn nhóm rất nhiều <3
     
  4. Hamilk

    Hamilk Lớp 3

    Mình thích bộ này hơn hẳn Hồ Sơ 113. Tình tiết vụ án lắt léo và cực kỳ gây bất ngờ, mặc dù các nhân vật như thanh tra hay thẩm phán gần như không đóng vai trò nhiều trong việc phá án. Điểm mình ấn tượng nhất ở Tội ác ở Orcival đó là động cơ gây án. Vậy mới thấy, ở đời có nhiều kẻ sướng không biết đường sướng, được voi đòi tiên rồi đâm đầu vào chỗ chết. Mình cũng ngạc nhiên về phương thức trả thù của nhân vật chính trước khi chết. Chính phương thức trả thù độc đáo này đã khiến những kẻ còn sống phải tìm cách hủy hoại lẫn nhau.

    Điểm chê là truyện có đôi chỗ dài dòng, cách dịch xưng hô 'nàng - anh' nghe hơi chuối.

    Cảm ơn nhóm làm ebook rất nhiều!
     
  5. colangxxi

    colangxxi Lớp 2

    Văn học cổ điển thì khó tránh khỏi dài dòng rồi, còn đúng là dịch kiểu "nàng-anh" thì cũng cũng chịu thua. Hẳn là "nàng-tôi, chàng-tôi" không thì nhất quán "anh-em"
     
: vctvegroup

Chia sẻ trang này