Trà phiếm Trà dư tửu hậu

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi Dr. No, 19/8/20.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
Moderators: amylee
  1. ceon

    ceon Lớp 1

    Tính tương cận, tập tương viễn là Khổng Tử nói chứ không phải của Mạnh Tử. Câu này trong phần Dương Hóa của Luận Ngữ.
     
    quang3456 thích bài này.
  2. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Hai ông có chung quan điểm. Vậy nên Mạnh được cho là người kế tục chính thống của Khổng và gọi chung là học thuyết Khổng- Mạnh. Còn mấy câu trên trong Tam tự kinh thì đúng là chẳng phải của ai nói cả, chỉ tổng hợp lại thôi.
     
  3. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Các thầy cô giáo góp một phần lớn vào việc này, vì "trẻ con như tờ giấy trắng" nó đến trường từ thuở lên 3 nhé. Những người viết nhiều nhất lên "tờ giấy trắng" đó không là các thầy cô thì là ai? :D
     
  4. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11

    Về Tam Tự Kinh thì nhà cháu "kính nhi viễn chi" nói theo hán rộng, "ngu bền dốt lâu" là nói theo sửu nhi, nên hỏi chú Gúc thì được chú giải thích như sau:

    "Nhân chi sơ, tính bổn thiện: 人之初,性本善
    Đây là một tư tưởng của của Khổng Tử, và được các học trò của ông như Mạnh Tử ghi chép truyền đạt lại về sau, và tư tưởng đạo lý này được tồn tại, giáo dục trong Nho giáo, trái ngược với câu nói Nhân chi sơ tính bổn ác của Tuân Tử." (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    “Nhân chi sơ tính bản ác” của Chu Tử hiểu như thế nào cho đúng ?
    Do hiểu lầm chữ sơ và chữ thiện trong “Nhân chi sơ tính bản thiện” của Mạnh Tử như đã nói trên, nên Chu Tử mới phản biện thành “nhân chi sơ tính bản ác”. (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Lúc thì Khổng tử, rồi nào là Mạnh tử, Tuân tử rồi Chu tử làm nhà cháu muốn Tự tử.

    Tam tự kinh là gì ?
    Tam tự kinh (chữ Hán: 三字經) hay Sách ba chữ do Vương Ứng Lân đầu tiên biên soạn từ đời Tống. Đến đời Minh – Thanh, những người đời sau có bổ sung thêm vào cho trọn lịch sử các triều đại, được dùng để dạy cho học trò mới đi học. (Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link)

    Hình như chú Gúc cũng lúng túng nên càng hỏi nhiều chú càng chỉ bậy, nên thôi, để hôm nào nhà cháu hỏi anh bạn An Chi của nhà cháu xem sao. Nhưng hình như lóng rày ảnh cũng bị ném đá dữ lắm.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/8/20
  5. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Mấy chữ "nhân chi sơ" nên được hiểu là: loài người từ khi mới hình thành và phát triển. Các cụ dịch là: Người chưng xưa, tính vốn lành... Đại khái như người dân tộc thiểu số, tính thường chất phác thật thà, sau học theo người miền xuôi mới sinh ra lừa lọc dối trá.
    Bác nói đúng là "trẻ con như tờ giấy trắng" nhưng các thầy cô viết gì vào đấy thì bác cũng biết rồi mà. :) :) ;)
     
  6. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tuân tử nói “nhân chi sơ tính bản ác” cũng đúng, vì con người khi tiến hóa lên thành người thì mới biết dùng công cụ săn bắt động vật, chặt hạ cây cối, tàn phá thiên nhiên... để phục vụ cho mình, chưa kể tàn sát đồng loại nữa, đó chẳng phải bản ác là gì.
    Nhưng theo tôi nói “nhân chi sơ tính bản năng” thì có lẽ đúng hơn.
     
  7. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Có những bộ lạc biệt lập với nền văn minh rất hung dữ.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    [​IMG]

    Người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hầu hết đã tiếp xúc với các dân tộc văn minh hơn từ lâu rồi nên không thể biết bản chất nguyên sơ của họ.
     
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Khổng tử là người đề ra học thuyết, Mạnh tử, Tuân tử là những người phát triển học thuyết đó, chỉ sống sau Khổng chừng trăm năm mà đã ra những thuyết trái ngược như vậy. Chu tử sống sau hơn ngàn năm có hiểu sai cũng là thường.
    Thời Tiên Tần có hàng trăm học giả như Liệt tử, Dương tử, Hàn Phi tử... gọi là Bách gia chư tử, ai cũng có học thuyết của mình, bác mà đọc hết thì còn đau đầu nữa
     
  9. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Thế là "tính bản ác" đấy bác, nhưng có thể tuy hung dữ, họ lại vẫn thật thà chất phác không lừa lọc dối trá.
     
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Trước thời Tần thì trên mảnh đất Trung Quốc hiện nay các “chư tử” đâu đâu cũng có. Không được thống nhất có lẽ đã tạo điều kiện cho các học thuyết phát triển, các học thuyết thời đó gần như nguyên trạng đến giờ, sau hơn hai ngàn năm mà ở TQ không có thêm tình trạng “đua nở” học thuyết như vậy nữa. Sau thống nhất lần đầu ở thời Tần và cho đến bây giờ thì gần chững lại.
     
  11. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Thầy lấy cơ sở nào để khẳng định điều này? :D
    Giả sử, họ được tiếp xúc với một nhóm người lạ (ở một địa điểm trung lập) có những đồ vật hợp với nhu cầu của họ: cung, tên, giáo, mác tốt hơn của họ thì họ có nảy sinh lòng tham để ăn trộm, cướp không?
     
  12. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Tôi khẳng định đâu, bác cắt câu của tôi đấy chứ, tôi nói là "có thể" mà và như vậy Tuân tử mới nói là "tính bản ác". Cái này cũng hợp với kiến giải của chủ nghĩa duy vật lịch sử về các giai đoạn công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ...
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/8/20
  13. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Không thể phủ nhận một điều. Trong lịch sử phát triển của loài người có vô số cuộc tấn công lẫn nhau giữa các bộ lạc để cướp bóc của cải, tù binh. Tù binh hoặc bị giết, bị bắt làm nô lệ, thậm chí bị ăn thịt. Họ có ăn trộm lẫn nhau hay không thì tôi không rõ, nhưng chắc là có. :D Giả sử, một anh thổ dân nhỏ bé lanh lợi, yếu sức gặp một anh ở bộ lạc khác to khỏe hơn rất nhiều đang ngủ trong rừng, cây rìu đá hớ hênh để bên cạnh, chắc anh ta sẽ ăn trộm thôi, vì cướp chắc là thí mạng. :) Rìu đá là thứ cực kỳ quý giá, chế tác ra một cây rất khó. :p
     
    mabudaubu1405 thích bài này.
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Chắc là có ăn trộm lẫn nhau khi mà con người bắt đầu có ý thức tư hữu. Khi đó sẽ có người có nhiều tài sản hơn và bắt đầu phân chia giai cấp. Chuyện trộm cướp sẽ thành hợp pháp, công khai :)
    Còn khi sống cộng đồng thì anh ta ăn trộm làm gì vì làm được bao nhiêu cũng chia đều mà. Có rìu có khi anh lại phải làm nhiều hơn (có thể dễ hơn) nhưng nhận về vẫn thế.
     
  15. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Dạ không, thưa thầy! Có khi anh ta lại nảy sinh tính lười biếng hoặc lừa lọc. Ví dụ, bỏ ra vài tiếng để làm đủ sản phẩm như người khác, thời gian rỗi còn lại trong ca làm việc anh ta ngủ, lên mạng chém gió, chơi game online, làm ebook... Có khi vì nghiện game, mải soát lỗi chính tả quá, :P lại mang về bộ lạc ít sản phẩm hơn người khác ấy chứ. :D
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/8/20
  16. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Bác Hồ của chúng ta thì theo Khổng Tử, tức là đức trị. Tầng lớp kế cận cũng vậy nốt, có thể kể ra vô số ví dụ. Có thể thấy rõ vì coi nhẹ pháp trị nên luật pháp không được nghiêm minh, hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp không rạch ròi, xử lý tình huống phần nhiều theo cảm tính y như Mod, Ad ở đây. :D

    Có mỗi câu "phần nhiều do giáo dục mà nên" là đúng ý tôi. :) Tôi đã chém gió ở post trước rồi. :)
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/8/20
  17. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Tranh thủ đối thoại với admin @Deathshine một cái. Ad đề ra luật pháp rất chặt chẽ, nhưng không thực hiện nghiêm minh.

    Ví dụ luật với Thành viên BQT
    Hồi xưa tôi nhớ còn có điều khoản, Mod phải online tối thiểu mỗi ngày 2 giờ. Bỏ cũng không sao. Nhưng theo điều 7 thì tối thiểu mỗi tháng phải online một lần, dù chỉ để họp BQT.

    Có rất nhiều Mod đã bỏ đi từ lâu nhưng vẫn còn làm Mod, ví dụ Mod này.

    1598167420661.png

    Chưa hề thấy, hay rất ít thấy điều 11 được thực hiện.

    À, quên mất, Ad đang bị ban nick. :D Nên post này viết quá sớm. :P
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/8/20
    mabudaubu1405 thích bài này.
  18. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Viết thêm một post nữa rồi chuyển đề tài, khi nào Ad trở lại sẽ tiếp tục.

    Vì sao Mod lại cảm tính, nể nang khi xử lý. Có thể một phần vì Mod là một người cụ thể, hay nói cách khác là dùng nick cá nhân. Để tránh tình trạng đó, nên chăng Ad tạo ra một số nick công (kiểu xe biển xanh ấy), ví dụ: Mod 1, Mod 2, Mod 3.... S.Mod I, S.Mod II, S.Mod III... Ai trúng tuyển làm Mod sẽ được cấp Password (chìa khóa). Mọi thủ tục tiếp nhận, giao chìa khóa, giao nhiệm vụ, tuyên thệ khi nhậm chức và đặc biệt nhân thân người làm Mod, S.Mod (nick riêng, tên thật) phải được bảo mật tuyệt đối (làm qua email, inbox không làm trong Phòng điều hành), để, chẳng hạn tránh giang hồ mạng trả thù.

    Tất cả Mod dùng nick cá nhân sẽ unset hết và cấp "xe biển xanh" hết.
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/8/20
    tran ngoc anh thích bài này.
  19. Dr. No

    Dr. No Không không thấy

    Công nhận cái kiểu gọi "sếp" kiểu ví văn dụ: anh Tư ơi, anh Tư à nó khoái thật, thân thiện, dân dã thật, nhưng khi xuống tay ban nick thằng đệ thì khó thật, y như kiểu Khổng Minh gạt lệ chém Mã Tốc ấy. :think:
     
  20. lathanhvien

    lathanhvien Lớp 8

    Vì hành xử tuân thủ nguyên tắc đáp trả, tôi đối tốt với anh, anh đối tốt với tôi. Từ đó suy ra đa phần là Nhân chi sơ tính bổn thiện.

    Vì hành xử tuân thủ nguyên tắc nhìn nhận, tôi hiểu như thế này, tôi sẽ đối ứng lại như thế đó. Từ đó cũng giải thích được những trường hợp Nhân chi sơ tính bổn ác.

    Có câu tiếng Anh rất hay:
    “You will meet two kinds of people in life: ones who build you up and ones who tear you down. But in the end, you’ll thank them both.” — Anonymous
     
    tran ngoc anh thích bài này.
Moderators: amylee
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này