TH-Khác Tractatus Logico-Philosophicus (Ludwig Wittgenstein, bản dịch Việt ngữ của Cao Dao)

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi cungcung, 27/5/17.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. cungcung

    cungcung Lớp 6

    Tựa: Tractatus Logico-Philosophicus
    Tác giả: Ludwig Wittgenstein
    Người dịch: Cao Dao
    Nguồn: Talawas
    Link: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Vài dòng cho cho bản dịch Việt ngữ :

    *Đây là một bản dịch thử nghiệm,
    Vì thế, tôi không mong chờ cái gì hoàn hảo trong bản dịch này. Đúng hơn, tôi chỉ mong mỏi những bước kế tiếp cho bước đầu này thôi. Người ta bao giờ cũng cần một bước đầu, hơn là không hề bước đi đâu.
    Bản dịch này được dịch với sự tham khảo giữa hai bản tiếng Anh và một số bản tiếng Nhật:
    1. Hai bản tiếng Anh:
    a. David Pears and Brian McGuinness (1961): _Có thể download tại: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    b. Ogden (1921): _Có thể download tại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tôi chọn bản của David Pears và Brian McGuinness làm bản chính để chuyển sang Việt ngữ, vì lý do: phong cách giản khiết, thoáng đạt (gần với phong cách giản khiết và trong sáng rõ ràng của Witt.) và có khuynh hướng tổng hợp (thuận để chuyển sang ngôn ngữ Á đông như Việt ngữ hơn, nghĩa không bị rối). Bản của Ogden (thiên về chi tiết và phong cách kinh viện hơn, đối khi cứng nhắc) chỉ dùng để tham khảo.
    2. Bên cạnh đó, tôi cũng tham khảo một số bản tiếng Nhật qua những ghi chép tay và những bài viết riêng bằng tiếng Nhật của tôi về Witt. khoảng thập niên 90. Rất tiếc, điều kiện hiện nay của tôi không cho phép tôi tra lại tên tác, dịch giả, nhà xuất bản đó để dẫn xuất được. Trong tay tôi hiện nay chỉ giữ được một cuốn duy nhất để làm căn bản trích dẫn là:
    c.Uigenshuten Shojiten, do Makoto Yamamoto và Hiroshi Kurosaki chủ biên, nhà xuất bản Daishukanshoten, 1999. Đây là một cuốn tự điển về Wittgenstien của nhiều tác giả Nhật bản.
    Trong bản dịch tiếng Việt này, khi có những điểm lệch khá xa các bản dịch Anh và Nhật và Việt thì tôi trích dẫn kèm theo để rộng đường tham khảo, tất cả những trích dẫn ngoại ngữ trong bản dịch này đều từ a, b, và c.
    Để tiện theo dõi mạch văn, những chữ in nghiêng, hoặc trong ngoặc, ví dụ: __(abc…) là của người dịch.
    Đây là một bản dịch thử nghiệm, đúng hơn, là một bước đầu để tiếp cận với tác phẩm này, thật sự vốn không dễ dàng tiếp cận, mỗi bước cố tiến lại gần nó, lại là một bước bị trượt chân đi, bởi lệch pha ngôn ngữ khá lớn giữa Đông và Tây, nhiều khi tôi có cảm giác nó trượt ra ngoài tầm của một cá nhân. Hai năm trước, tôi dịch xong, tưởng đã yên. Hai năm sau, có dịp đọc lại, mỗi chữ đều đòi tôi phải chỉnh sửa. Càng sửa, chữ lại càng lẩn quẩn ngoài rìa, không tiến được gần hơn.
    Những chữ này tôi viết ra, một giây sau, nó không còn là của tôi nữa. Bây giờ thì tôi phải thuận theo ý chí của chúng: thả cho chúng tự tìm đường đến chỗ chân xác cuối cùng đối với chúng_được chạm vào tác phẩm này.
    Tôi mở bản dịch này ra cho tất cả những ai thực sự có quan tâm đến Witt. và tất cả mọi người, những ai quan tâm đến nó, bất kỳ ai cũng có thẩm quyền giúp cho nó được chạm vào điểm cuối.
    “Chỉ có điểm cuối của đường tiếp tuyến là thực sự chạm vào đối tượng được thăm dò”. (Tractatus, 2.15121)
    Đó là những bước đi kế tiếp mà tôi mong mỏi, không thuộc chỉ mỗi một mình tôi, mong được chạm đầu ngón tay vào nó.
     
    manh_minhk8as, haist, An05 and 10 others like this.
  2. xanhlam9999

    xanhlam9999 Lớp 3

    link đã chết, ai có cho xin với, trận trọng cảm ơn
     
  3. Nga Hoang

    Nga Hoang Lớp 11

    Nguồn : Talawas - nên bạn có thể vào Talawas để tải.
    Còn không thì đây.
     

    Các file đính kèm:

    votanhau and tran ngoc anh like this.
  4. xanhlam9999

    xanhlam9999 Lớp 3

    bản này dịch k tốt lắm về nội dung
     
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này