Kinh điển Trại Súc Vật - George Orwell

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi tran ngoc anh, 19/11/15.

  1. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    cover.jpg

    Tựa sách : Trại súc vật – Animal farm
    Tác giả : George Orwell

    Giới thiệu:

    Đối với một số bạn đọc Việt Nam cái tên George Orwell có lẽ khá xa lạ vì sau 1975 hình như không có cuốn nào của tác giả này được xuất bản, tuy nhiên với một lượng người đọc khác, đây là một cái tên cực kì quen thuộc và nổi tiếng, đặc biệt là với các kiệt tác 1984 hay Trại súc vật,v.v… Ở đây tôi sẽ chỉ nói tới Trại súc vật (Animal Farm).

    Trại súc vật là một tác phẩm hầu như luôn có tên trong nhiều bảng xếp hạng sách từ các trang uy tín trên thế giới, thật ra đó là một cuốn sách nhỏ, tôi đọc nó chỉ trong vòng vài giờ.

    Câu chuyện bắt đầu ở Điền Trang của ông Jones, một ngày kia con lợn già mang tên Thủ Lĩnh quyết định kể cho mọi loài vật có mặt trong trang trại về một giấc mơ của nó. Giấc mơ ấy kể về một thế giới không có loài người, nơi đó chỉ có các loài gia súc, gia cầm cùng nhau chăm chỉ làm việc và hưởng thụ thành quả lao động của mình trong một sự bình đẳng tuyệt đối. Sau khi con lợn này chết đi, lũ lợn còn lại (được xem là giống loài thông minh) đã cùng các loài thú khác như ngựa Chiến sĩ, ngựa Bà Mập, con dê Muriel, lũ chó, mèo, … soạn ra cương lĩnh họat động, tiến đến khởi nghĩa “vũ trang”, sử dụng bạo lực cách mạng lật đổ ách thống trị của ông chủ. Thời cơ đến, khởi nghĩa thắng lợi vang dội, ông Jones cùng những người làm công bị đánh đuổi khỏi trang trại. Từ đây, những con vật dưới sự dẫn đường của lũ lợn bắt đầu thời kì tự do với Bảy điều răn được dùng làm cương lĩnh hoạt động :

    BẢY ĐIỀU RĂN

    1. Tất cả các loài hai chân đều là kẻ thù.

    2. Tất cả các loài bốn chân hoặc có cánh đều là bạn.

    3. Không con vật nào được mặc quần áo.

    4. Không con vật nào được ngủ trên giường.

    5. Không con vật nào được uống rượu.

    6. Loài vật không được giết hại lẫn nhau.

    7. Mọi con vật sinh ra đều bình đẳng.

    Với một tư tưởng tiến bộ như vậy, Điền Trang được đổi tên thành Trại súc vật (Animal farm), mọi loài vật đều ra sức làm việc gấp bội lần hơn trước vì từ đây là chúng lao động cho bản thân, cho con cái mình chứ không còn vì loài người tham lam, không biết làm chỉ biết hưởng.

    Nhưng, tất cả không chỉ dừng ở đó.

    Thời gian qua đi, nhiều, nhiều chuyển biến diễn ra, tưởng như thảy đều hợp lý, đều vì lý tưởng ban đầu, đều vì lợi ích chung của muôn loài. Cho đến khi hết truyện, người đọc cũng như các con vật “thường dân” trong truyện đều không khỏi ngỡ ngàng khi bảy điều răn năm xưa giờ đây chỉ còn một điều duy nhất :

    “MỌI CON VẬT SINH RA ĐỀU BÌNH ĐẲNG, NHƯNG CÓ MỘT SỐ CON BÌNH ĐẲNG HƠN NHỮNG CON KHÁC.”

    Đây là một tác phẩm chứa nhiều tầng nghĩa của George Orwell, với lối văn phong tự nhiên giản dị. Chuyện chỉ xảy ra trong phạm vi một trang trại nước Anh với nhân vật là các thứ lợn, bò, ngựa, chim chóc, cừu, dê… thế nhưng tác phẩm lại phản ánh thực tế một cách sâu sắc. Trong suốt câu chuyện, tác giả không lần nào áp đặt suy nghĩ của mình lên người đọc nhưng tự bản thân Trại súc vật, như bất kì tác phẩm văn học xuất sắc nào khác, tự thân nó đã có thể thể hiện rõ thông điệp của mình.

    Trại súc vật kết thúc với một câu văn rất thú vị :

    “Chúng (bọn súc vật) nhìn lợn rồi lại nhìn người, nhìn người rồi lại nhìn lợn, một lúc sau thì chúng chịu, không thể phân biệt được đâu là người, đâu là lợn nữa.”

    Và một chi tiết khác làm nên giá trị của Trại súc vật chính là tính tiên đoán của nó thể hiện sự tinh tường hiếm có của George Orwell đối với đời sống chính trị xã hội. Đọc cuốn sách này tôi có thể tin chắc rằng những người đọc Việt Nam sẽ cảm thấy vô cùng, vô cùng thú vị, cho dù, nó được viết từ năm 1944, cách đây đã hơn 60 năm. Các bạn có thể tin rằng, không phải tự nhiên mà hàng loạt bảng xếp hạng uy tín về sách lại chọn Trại súc vật là một trong những cuốn sách nên đọc của mọi thời đại.
     

    Các file đính kèm:

  2. hoang.le

    hoang.le Lớp 5

    Quyển này còn có tên khác là Chuyện ở nông trại

    Nguyên tác: Animal Farm: A Fairy Tale
    Tác giả: George Orwell
    Người dịch: An Lý
    Nhà xuất bản: Hội nhà văn
    Kích thước: 14x20,5 cm
    Số trang: 161 trang
    Giá bìa: 52.000 đ
    Năm xuất bản: 2013
    Thực hiện ebook: Văn học cổ điển (facebook.com/vanhoccodien)
    Ngày hoàn thành: 17/04/2013
    Nơi hoàn thành: Hà Nội Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

    Các file đính kèm:

  3. viet7500

    viet7500 Lớp 3

    Đọc cuốn này xong, chỉ thắc mắc là làm sao tác giả, George Orwell, từ những năm 40 của thế kỷ 20, mà đã biết được như thế, như thế...cute_smiley56
    -------------------------------------------------------------------------
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Forest, takeshima, thuvt and 6 others like this.
  4. Cải

    Cải Cử nhân

    Last edited by a moderator: 24/12/22
  5. Văn.Cường

    Văn.Cường Banned

    Cuốn này tiền tố Kinh Điển mới đúng.
     
    Starrynight and 4DHN like this.
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Sửa lại chỗ này chút nhé: :p

    BẢY ĐIỀU RĂN:

    1. Tất cả các loài hai chân đều là kẻ thù.

    2. Tất cả các loài bốn chân hoặc có cánh đều là bạn.

    3. Không con vật nào được mặc quần áo.

    4. Không con vật nào được ngủ trên giường.

    5. Không con vật nào được uống rượu.

    6. Loài vật không được giết hại lẫn nhau.

    7. Mọi con vật sinh ra đều bình đẳng.

    Với một tư tưởng tiến bộ như vậy, Điền Trang được đổi tên thành Trại súc vật (Animal farm), mọi loài vật đều ra sức làm việc gấp bội lần hơn trước vì từ đây là chúng lao động cho bản thân, cho con cái mình chứ không còn vì loài người tham lam, không biết làm chỉ biết hưởng.

    Nhưng, tất cả không chỉ dừng ở đó.

    Thời gian qua đi, nhiều, nhiều chuyển biến diễn ra, loài lợn trở thành đại diện của muôn loài, và có những chính sách theo hướng có lợi cho loài lợn và loài lợn được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, ví dụ: được ăn những thức ăn ngon, được ở trong nhà, được mặc quần áo (điều số 3 được bí mật xóa đi), ngủ trên giường (điều số 4 được bí mật xóa đi), được đi 2 chân (và điều số 1 được bí mật xóa đi)... Những sự thay đổi này được 1 con lợn có nhiệm vụ truyền thông giải thích làm cho muôn loài (số đông không biết chữ, hoặc dốt nát) tưởng như thảy đều hợp lý, đều vì lợi ích chung của muôn loài. Ngoài ra, còn có 1 đàn chó được nuôi và huấn luyện làm công cụ để đàn áp những sự chống đối và triệt hạ đối thủ cạnh tranh quyền lãnh đạo. Và cho đến khi hết truyện, người đọc cũng như các con vật “thường dân” trong truyện đều không khỏi ngỡ ngàng khi bảy điều răn năm xưa giờ đây chỉ còn một điều duy nhất :

    “MỌI CON VẬT SINH RA ĐỀU BÌNH ĐẲNG, NHƯNG CÓ MỘT SỐ CON BÌNH ĐẲNG HƠN NHỮNG CON KHÁC.”
     
  7. tango.baby

    tango.baby Mầm non

    Đọc sống động và... đúng ghê :-)
     
  8. viet7500

    viet7500 Lớp 3

    Lại nhớ đến Tam quốc diễn nghĩa, Quách Gia đã nói với Tào Tháo là "...luật pháp không áp dụng với người tôn quý"

    Tây hay Đông đều thế cả cute_smiley56
     
    lihua, tran ngoc anh and teacher.anh like this.
  9. Derby

    Derby Lớp 7

    Cuối cùng thì con người ở những thế giới và thời đại khác nhau cũng có thể đồng ý với nhau về một điểm.
     
    tran ngoc anh thích bài này.
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Cái gì đó hợp với tự nhiên sớm muộn gì cũng xảy ra. Tác giả có lẽ là người hiểu quy luật đó.
     
  11. Tornad

    Tornad Banned

    Đúng giờ đẹp, ngày đẹp, tháng đẹp, gửi mọi người bản dịch Chuyện ở nông trại của Nhã Nam. :rolleyes:
    Được trình bày in nghiêng và soát chính tả tốt hơn ebook #2. Nguồn luv-ebook.

    img873[1].gif
     

    Các file đính kèm:

    dongmai, Storm, zero_051 and 86 others like this.
  12. tranthiennhan

    tranthiennhan Mầm non

    Mình thích cuốn này đến nỗi khi nó được xuất bản, mà thật sự là mình không tin là nó có thể lọt qua được sự kiểm duyệt để xuất bản nên mình đã mua 2-3 quyển 1 lúc để dành...:D
    Còn "1984" thì không biết đến bao giờ nó mới được xuất bản ở dạng sách giấy... Chắc phải chờ lâu đây...
     
  13. summer_akarda

    summer_akarda Lớp 2

    Lễ không xuống đến thứ dân, hình không lên tới đại phu
     
    tieungao thích bài này.
  14. thuvt

    thuvt Mầm non

    Mình cũng thắc mắc như vậy!
     
    tieungao and tran ngoc anh like this.
  15. Bọ Cạp

    Bọ Cạp Moderator Thành viên BQT

    Theo mình cuốn này tác giả viết mỉa mai giai cấp vô sản, mà giai cấp này sinh ra trước đó từ lâu gọi nôm na là....à mà thôi.
     
  16. V•C

    V•C Lớp 3

    Năm Dậu, xơi thịt gà là xui lắm đấy!
     
  17. sututam

    sututam Mầm non

    Quyển này thì quá đỉnh.
    Đọc và thấm thía rất nhiều.
    đây cũng là lý do tại sao công an VN cấm không cho các nhà sách bày bán quyển sách này.
     
    darkdragon28 and tran ngoc anh like this.
  18. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    ̣̣
    Mình nghĩ những tiền đề của cái đó đã xuất hiện từ lâu, chỉ là tác giả miêu tả những cái từ lâu đó, sau đó thì «tác giả kia» cũng dựa vào cái từ lâu đó mà phát triển thành học thuyết và một nhà nước, chứ chẳng có chuyện biết trước hay tiên đoán gì đâu. Chúng ta vẫn đang dùng cùng một bộ não của cùng một loài để suy nghĩ mà, nên có cùng một cách nhìn hay phát hiện cùng một vấn đề là chuyện dễ hiểu thôi :D

    «GT3»
     
    súng của anh đây thích bài này.
  19. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    16998738_1446071108736261_349754813119430232_n.jpg
    Góp thêm một cái bìa bản in thập niên 1950 này, nguồn: Vũ Hà Tuệ​
     
    tieungao, vhngan, Cent and 4 others like this.
  20. dong

    dong Mầm non

    truyện rất hay
     

Chia sẻ trang này