LS-Việt Nam Trăm việt trên vùng định mệnh - Phạm Việt Châu

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi hanhdb, 11/11/14.

Moderators: Bọ Cạp
  1. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    Trăm việt trên vùng định mệnh
    Tác giả: Phạm Việt Châu
    Tạo ebook: Hanhdb
    Nguồn: kesach.org
    [​IMG]
    VÀI LỜI:
    Tôi thuộc thế hệ sinh sau - đẻ muộn xứ Bắc Kỳ :D, dù rằng đã đọc rất nhiều sách trước 75, nhưng với tên tuổi Phạm Việt Châu, hẳn nhiên chưa nghe tới! Và cũng không ngạc nhiên khi biết, ông tuẫn tiết ngày 5/5/1975! Đó chính là tinh thần chiến binh Bách Việt.
    Khá tình cờ khi đọc tác phẩm này cũng là lúc bọn Khựa kéo giàn khoan vào biển Đông, tôi thực sự ngỡ ngàng trước tầm nhìn đi trước lịch sử khoảng 40 năm của ông. Xin được bày tỏ lòng thành kính sâu sắc tới một sử gia vĩ đại. Hãy đọc và cảm nhận Trăm việt trên vùng định mệnh


    NỘI DUNG:
    Cuốn sách Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh là bộ sưu tập loạt bài đăng trong tạp chí Bách Khoa từ khoảng năm 1969-1974. Sách được gia đình tác giả xuất bản tại Hoa Kỳ lần đầu năm 1997. Lần này được tái bản qua dạng ebook theo nhu cầu về tình hình chính trị hiện đại của đất nước Việt Nam nói riêng và của vùng Đông Nam Á nói chung. Viết trong thời kỳ sôi động nhất của cuộc chiến Việt Nam, tư tưởng của học giả PVC là một viễn kiến chính trị vượt không gian và thời gian. Những biến chuyển kinh tế, chính trị gần đây trên trường quốc tế, nhất là các tranh chấp tại biển Đông, lại càng làm tăng giá trị cảnh cáo của viễn kiến đó.
    Các ý chính trong sách TVTVĐM có thể tóm lược như sau. Thứ nhất, các quốc gia Đông Nam Á (ĐNÁ) có chung nguồn gốc Bách Việt. Nói rõ hơn, tổ tiên dân ĐNÁ ngày nay là bộ tộc Bách Việt, đã nam thiên xuống Việt Nam, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Căm Bốt, Miến Điện, Thái Lan, Lào, v.v..., theo nhiều đợt khác nhau trong quá khứ. Thứ hai, các hậu duệ của bộ tộc Bách Việt đã đi tới đoạn đường chót của cuộc hành trình lịch sử, không còn nơi nào, chỗ nào để mà thiên di xa hơn nữa, trong khi áp lực truyền kiếp từ phương Bắc vẫn tiếp tục đè nặng xuống. Thứ ba, các quốc gia ĐNÁ chỉ có thể xây dựng được một thế đứng độc lập bằng cách triệt tiêu các ý hướng dựa vào các đế quốc mới. Các nước ĐNÁ cần quần tụ trong bình đẳng, hỗ tương, vừa giữ được thế tự lập đơn vị, vừa tạo ra sức mạnh tập thể. [2]
    Đọc kỹ hơn, TVTVĐM có rất nhiều dữ kiện cập nhật (vào thời điểm đó) và tài liệu quý báu cho ngành Việt học, đặc biệt là Việt cổ học. Với tinh thần khoa học, khách quan, với lối suy nghĩ tiến bộ và với niềm tự hào dân tộc, học giả PVC đã đánh giá đúng đắn những thành quả văn minh Bách Việt nói chung, và Lạc Việt nói riêng. Ông viết:
    “Cho nên, những người viết sử hôm nay, nếu thành thật với mình với người tất không thể nào phủ nhận được công trình xây dựng nền văn minh chói lọi và cổ nhất Đông-Nam-Á của bộ tộc Lạc-Việt.” [3]
    Mấy năm gần đây, ngành Việt cổ học đã trở nên khá phát triển trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Ngoài các tạp chí chuyên đề như Tư Tưởng, một số bài nghiên cứu khá nghiêm túc đã bắt đầu xuất hiện khá thường xuyên trên rất nhiều tạp chí tiếng Việt nước ngoài (thí dụ như Diễn Đàn, Hợp Lưu, KhoaHoc&ĐoiSong, talawas, Thế Kỷ 21, Thời Đại Mới, v.v...). Các công trình biên khảo gần đây, tiêu biểu nhất là Tìm về nguồn gốc văn minh Việt Nam, [4] đều góp phần, không ít thì nhiều, trong việc phát huy ý kiến trên.
     

    Các file đính kèm:

    haist, Thongnx, lecanhcuong and 21 others like this.
  2. golddragon

    golddragon Mầm non

    bác Hanhdb có quyển "Nguồn gốc người Việt người Mường" của nhà nghiên cứu Tạ Đức và quyển "Lục độ tập kinh và nguồn gốc của người Việt" của thiền sư Lê Mạnh Thát không ạ, nếu có nhờ bác chia xẻ file ebook, e đang tìm mấy quyển này, thanks bác về quyển trên. :)
     
    Zhiqiang thích bài này.
  3. hanhdb

    hanhdb Sinh viên năm II

    2 quyển này tôi chưa đọc, giáo sư gồ bảo thế này:
    - Nguồn gốc người Việt người Mường
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    - Lục độ tập kinh và nguồn gốc của người Việt, không phải sách này. NHưng hình như có lục độ tập kinh
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Zhiqiang and Fish like this.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này