TRẦU CAU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC - Phạm Thị Nhung

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi 4DHN, 4/10/13.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    [TABLE="class: tborder, width: 100%, align: center"]

    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E"][​IMG] 15-08-2009, 10:28 PM[/TD]
    [TD="class: thead, bgcolor: #3A758E, align: right"] #Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]

    [TD="class: alt2, width: 175, bgcolor: #F4F2ED"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thông thái

    Tham gia ngày: Apr 2008
    Bài gởi: 2,728
    Xin cảm ơn: 3,302
    Được cảm ơn 11,086 lần trong 1,661 bài


    [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4"][​IMG] TRẦU CAU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC - Phạm Thị Nhung
    [HR][/HR]TRẦU CAU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC
    Phạm Thị Nhung
    Thực hiện ebook: tducchau (TVE)
    Ngày hoàn thành: 15/08/2009

    "... Vào thời xa xưa, có hai anh em nhà họ Cao, một người tên Tân, một người tên Lang (tân lang có nghĩa là cây cau) rất mực thương yêu nhau. Khi cha mẹ qua đời, hai anh em đến trọ học nhà ông thầy họ Lưu.

    Thấy Tân và Lang vừa học giỏi, vừa đẹp người đẹp nết, ông thầy yêu quí như con. Cô con gái của thầy cũng đem lòng quyến luyến, muốn chọn người anh làm chồng.

    Hai anh em Tân và Lang sát tuổi nhau, dung mạo lại giống nhau như khuôn đúc, cô gái không sao đoán được ai là anh, ai là em. Nhân dịp biếu cháo, cô cố ý chỉ đưa tới một bát cháo với một đôi đũa rồi rình xem, thấy Lang cung kính mời Tân ăn trước cô mới biết Tân là anh, và xin cha được gá nghĩa cùng chàng.

    Vợ chồng Tân và Xuân Phù (tên cô gái, xuân phù có nghĩa là trầu không mùa xuân) sống rất hạnh phúc. Hai anh em Tân và Lang vẫn ở bên nhau, nhưng Lang nhận thấy từ ngày anh có vợ, tình anh đối với mình không còn quyến luyến như xưa, trong khi ấy người anh vô tình không hề hay biết. Ðã thế lại xẩy ra chuyện hiểu lầm. Một hôm hai anh em đi làm đồng về muộn, Lang về trước, nàng Lưu tưởng chồng, chạy ra vồn vã âu yếm. Lang vội lên tiếng, cả hai đều biết là nhầm nên rất ngượng. Tân về, biết chuyện để dạ nghi ngờ, từ đó tỏ ra lạnh nhạt với em hơn.

    Lang buồn tủi âm thầm bỏ nhà ra đi. Chàng lang thang trong rừng cho tới khi kiệt sức, chết đi hóa thân thành cây cau bên bờ suối vắng.

    Thấy em không về, Tân ân hận, xót xa. Chàng lặng lẽ lên đường tìm em. Tân cũng đã tới bờ suối nọ, ngồi bên cây cau than khóc. Khi thân xác rũ liệt, chàng chết hóa thân thành tảng đá vôi, nằm sát bên gốc cau.

    Nàng Lưu chờ chồng mãi chẳng thấy trở về, quá nhớ thương nên lại đi tìm. Một chiều kia nàng cũng tới được bờ suối định mệnh. Nàng ngồi trên tảng đá khóc miết... đến khi hồn lìa khỏi xác thì hóa thân thành cây trầu không, leo bám trên thân đá.

    Gia đình họ Lưu đi tìm con, được biết chuyện bèn lập miếu thờ. Người đương thời rất cảm kích trước tình anh em khăng khít, tình vợ chồng thắm thiết, thủy chung của anh em vợ chồng họ Cao nên thường đến đốt nhang, chiêm bái, cầu cúng.

    Một hôm vua Hùng thứ tư nhân dịp tuần du qua đấy, thấy có miếu thờ, lại được dân sở tại kể cho nghe câu chuyện thương tâm kia thì vô cùng cảm động. Ngài bảo lấy trầu cau ăn thử mới khám phá ra một mùi vị thơm cay, nồng ấm, và khi nhổ nước cốt trầu xuống tảng đá vôi lại thấy hiện ra sắc đỏ tươi như máu, nhà vua cho là quý bèn truyền lấy giống về trồng, xa gần bắt chước làm theo. Ngài còn xuống lệnh cho thần dân từ nay sẽ nhất thiết dùng trầu cau trong các dịp cưới hỏi, và trong các buổi hội họp lớn, nhỏ. Tục ăn trầu ở nước ta có từ đó."



    Sau khi đọc sự tích Trầu Cau trong Lĩnh Nam Chích Quái, ta nhận thấy, truyện được ghi chép lại không những có kết cấu chặt chẽ, lại phối hợp được cả hai yếu tố hiện thực lẫn huyền hoặc một cách khéo léo. Như thế , các tác giả của nó đã khiến một câu chuyện truyền khẩu vụn vặt, còn mờ nhạt trong dân gian trở thành một truyện cổ tích có đầu đuôi, vừa lý thú hấp dẫn, vừa hàm chứa nhiều ý nghĩa thâm thúy.

    Quả vậy, ở giai đoạn đầu, truyền có tính hiện thực với dấu vết thời đại, với những tên tuổi rõ ràng, có ý nghĩa, với những tình tiết hợp tình, hợp lý, tự nhiên. Ở giai đoạn cuối, truyện trở nên huyền hoặc: hai anh em họ Cao và vợ người anh vì không hiểu nhau nên đã tự chia lìa. Chỉ đến khi cả ba người cùng chết đi và chết bên nhau, người em hóa cây cau, người anh hóa phiến đá vôi và vợ người anh hóa cây trầu không, họ mới có được sự cảm thông hoàn toàn; từ nay họ sẽ mãi mãi gắn bó bên nhau và kết hợp thành một qua miếng trầu tình nghĩa. Ở đó, một dòng nước đỏ tươi như máu được tiết ra, tượng trưng cho tình gia đình muôn đời thiêng liêng, bền chặt.

    Trần Thế Pháp, cũng như các tác giả đời Lê khác, khi viết lại sự tích Trầu Cau nói riêng, dàn dựng lại những huyền thoại dân gian trong Lĩnh Nam Chích Quái nói chung, hiển nhiên đã có hậu ý đề cao những giá trị cũ của dân tộc, với mục đích phổ biến để giáo dục con em theo tinh thần 24 điều dụ của vua Lê Thánh Tông. Có lẽ bắt đầu từ đấy (cuối thế kỷ XV) các truyện cổ tích, thần thoại nói chung, truyện Trầu Cau nói riêng mới được truyền bá rộng rãi trong toàn quốc. Riêng trong sự tích Trầu Cau, ta thấy các tác giả muốn giải thích cho mọi người hiểu rằng, dân tộc ta đã có một đời sống văn hóa khá cao ngay từ thuở xa xưa, từ thời Hùng Vương kia (theo Ðại Việt Sử Lược, vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Tây lịch). Ngay từ thuở đó xã hội Việt Nam đã có truyền thống lấy gia đình làm gốc, anh em biết thương quý nhau, trên kính dưới nhường; vợ chồng lấy nhau vì tình vì nghĩa, và người đàn bà đã biết trọn niềm chung thủy son sắt với chồng... Không phải đợi đến khi người Trung Hoa sang đô hộ nước ta, giáo hóa ta, dân ta mới biết thế nào là hiếu đễ, thế nào là tiết nghĩa.

    Và cũng vì sự tích Trầu Cau có ý nghĩa sâu sắc như thế nên tục ăn trầu của dân ta đã được thăng hoa, trở thành một mỹ tục mang tính chất đặc thù của một nền văn minh cổ Ðông Nam Á. Mỹ tục ăn trầu này đã gắn liền với những sinh hoạt văn hóa, từ đời sống vật chất hằng ngày đến đời sống tinh thần của dân ta trước kia như thế nào?

    Ðể tìm hiểu, chúng ta tất phải dựa một phần lớn vào những tài liệu có từ ngàn xưa, đó chính là loại văn chương bình dân truyền khẩu của dân tộc: thành ngữ, tục ngữ, ca dao và dân ca vậy...


    Trân trọng giới thiệu...




    MỤC LỤC
    Lời nói đầu
    Sự tích Trầu Cau – Ý nghĩa.
    1. Trầu cau nơi quê hương
    2. Công dụng của trầu cau
    3. Tục Mời Trầu
    4. Trầu Cau trong Nghi Lễ Cưới Hỏi
    5. Tục cheo cưới
    6. Nghệ thuật Têm trầu, Bổ Cau
    7. Miếng trầu trong cách ứng xử đối với tha Nhân
    8. Trầu cau qua những câu Ca dao ví von
    Kết luận
    Chú Thích
    Tài Liệu Tham Khảo

    Code:
    Định dạng PRC [Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng EPUB [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng PDF [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng WORD [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng HTML[link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng LIT [link mediafire]; [link iFile]; [link megaupload]; [link rapidshare]
    Định dạng AUDIOBOOK[link mediafire];[link iFile];[link megaupload];[link rapidshare]

    TRẦU CAU TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA DÂN TỘC
    Tác giả: PHẠM THỊ NHUNG.

    __________________
    Thử hữu tắc bỉ hữu.
    Thử vô tắc bỉ vô.
    Thử sinh tắc bỉ sinh.
    Thử diệt tắc bỉ diệt.

    [HR][/HR]thay đổi nội dung bởi: quantam, 08-05-2011 lúc 07:15 PM
    [/TD]

    [TD="class: alt2, bgcolor: #F4F2ED"][​IMG] [/TD]
    [TD="class: alt1, bgcolor: #F8F7F4, align: right"]Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link[/TD]
    [/TABLE]
     
    chis and tibelibrium like this.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này