Văn học nước ngoài G Trí tuệ của người xưa - Tập 1(Dương Thu Ái)

Thảo luận trong 'Phòng đọc trực tuyến' bắt đầu bởi Depressed, 15/1/16.

Moderators: galaxy, teacher.anh
  1. Depressed

    Depressed Lớp 6

    Tác Phẩm: Trí tuệ của người xưa
    Soạn giả: Dương Thu Ái
    NHÀ XUẤT BẢN HẢI PHÒNG
    Năm xuất bản 1996
    Đánh máy: Depressed, Hắc Miêu, 寂しい
    Làm ebook:

    LỜI ĐẦU SÁCH​

    Mục lục:

    TRUNG QUỐC
    THỜI XUÂN THU CHIẾN QUỐC

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 20/1/16
  2. Depressed

    Depressed Lớp 6

    1. TIỀU PHU DỤ ĐỊCH​

    Vào năm 700 trước công nguyên, tại ngoài cửa nam đô thành nước Giảo. Dưới chân thành, cờ chiến phần phật tung bay, gươm giáo lấp loáng, mũ sắt nhấp nhô, áo giáp cuồn cuộn. Đại quân của nước Sở tiến ào ạt vào đánh phá nước Giảo thế còn lớn mạnh hơn" Mây đen ép thành phải đổ"

    Thế nhưng, tường Thành nguy nga kiên cố, trên thành canh giữ nghiêm ngặt suốt ngày đêm, nhất thời không thể nào tiến công vào được. Sở Vũ Vương không biết cách xoay sở ra sao, liền triệu tập hết quan văn tướng võ lại để thương nghị mưu lược đánh Thành.

    Có một viên quan tên gọi Khuất Hà nói với vua Sở:

    - Nghe nói quốc vương nước Giảo từ trước chỉ làm việc bôi bác, chẳng có mưu lược, lại chẳng biết nghe người trung thực bảo khuyên. Thần trộm nghĩ,lần tranh đấu này chỉ có thể dùng mưu trí để đoạt lấy, quyết không thể cứng rắn tấn công được.

    Sở Vũ Vương nói:

    - Như thế nào là dùng trí để đoạt?

    Khuất Hà trình bày mưu kế phải làm như thế, như thế...Sở Vũ Vương nghe xong mừng lắm, lập tức hạ lệnh cho các tướng sĩ cứ theo kế mà làm.

    Ngày hôm sau, trời vừa sáng, một số binh sĩ trong quân Sở đã cởi bỏ quần áo lính, đi lên núi ngoài Cửa Bắc để chặt củi. Bọn lính canh gác ở trên Thành nhìn thấy rõ ràng, vội bào cáo với Quốc Vương.

    Vua nước Giảo hạ lệnh nói:

    - Mau mau sai lính đi bắt hết bọn tiều phu nước Sở về đây!

    Thế là một đoàn kỵ binh từ Cửa Bắc xông ra nhanh như chớp điện đã tới chân núi, bắt sống được 30 người nước Sở.

    Ngày thứ 3, vua Sở lại cử số tiều phu đi chặt củi càng đông hơn.

    Sau khi Quốc Vương nước Giảo được tin, nói:

    - Lần này phải cử số binh sĩ đông hơn, đi bắt hết chúng về cho ta.

    Một mưu sĩ quỳ xuống can rằng:

    - Tâu đại vương, thần nghĩ rằng ta không thể khinh suất manh động được!

    Quốc vương quát hỏi:

    - Vì cớ gì?

    Mưu sĩ nói:

    - Ngày hôm qua chúng ta đã khinh thường mù quáng bắt về 30 người nước Sở, ngày hôm nay chúng vẫn cử tiều phu đi, vậy mà vẫn không sai binh lính đi hộ vệ. Số tiều phu này liệu có phải là miếng mồi ngon để nhử ta không?

    Quốc Vương giận dữ nói:

    - Mồi ngon mới lại chẳng mồi ngon! Đã là người phải ăn cơm. Nấu cơm thì cần phải có củi lửa. Chúng không lên núi chặt củi, có lẽ nào chúng tự chặt chân mình để làm củi nấu cơm hay sao? Còn đối với việc chúng không cử lính đi để bảo vệ thì đó là điều thất sách của bọn chúng. Quân lính hùng hậu của địch ở cửa nam, chúng ta cần phải làm ra vẻ vẫn có quân đội phòng giữ Cửa Nam, nhưng sẽ bí mật điều binh lực lên cửa Bắc, có một đội xung kích đột nhiên tới bắt giữ hết toàn bộ tiều phu ở trên núi phải cho chúng biết sự lợi hại của chúng ta.

    Mưu sĩ còn muốn nói điều gì nữa nhưng Quyền Vương đã xua tay cho lui, phát ngay cờ lệnh, điều binh khiển tướng.

    Quân nước Giảo xông tới Cửa Bắc, bay tới chân núi bỗng nghe thấy tiếng chiêng thúc trống dồn, bốn bề vang lên tiếng "Giết". Đội quân mai phục, ngụy trang khéo léo, chẳng ai có thể nhận ra, từ đất chui lên đông như kiến cỏ. Một trận hỗn chiến kinh hoàng làm cho chim trời phải kinh, thú rừng phải sợ. Quân Giảo bị nhốt trong vòng vây dày đặc, với muông tiếng gào "Giết! Giết!". Từng tên, từng tên giãy dụa trong bãi máu.

    Vậy là quân Sở đã đánh chiếm được nước Giảo.

    Vua nước Giảo đã phải ký hiệp ước đầu hàng chấp nhận làm chư hầu của nước Sở!
     
    cfcbk and Ban Tang Du Tử like this.
  3. Depressed

    Depressed Lớp 6

    2. DÙNG TRÍ QUA KHE QUỶ KHÓC​

    Sau khi Quản Trọng nhậm chức tướng quốc nước Tề, đã thi hành một loạt chính sách hữu hiệu, khiến nước Tề ngày càng cường thịnh. Vua nước Tề là Tề Hoàn Công được các nước chu hầu tiến cử làm minh chủ. Thị tộc Sơn Tuất ở phía bắc nước Tề đã ngang nhiên đánh nước Yến là nước đã lập ước đồng minh với Tề, hòng làm suy yếu thế lực nước Tề. Vua nước Yến đích thân soái lĩnh hai vạn tướng sĩ xuất chinh, nhưng tại một nơi có tên là khe Quỷ Khóc đã trúng phải mai phục của Mật Lô là thủ lĩnh nước Lệnh Chi thuộc bộ lạc Sơn Tuất, chỉ chạy thoát được hơn hai ngàn người. Tiếp đó, Sơn Tuất đã cướp liền ba thành, nước Yến phải vội vàng sai sứ giả sang nước Tề xin cầu viện. Tức thì Tề Hoàn Công đã dẫn đại quân 5 vạn kéo tới nước Yến.

    Vua nước Vô Chung cũng sai đại tướng Hổ Nhi Ban dẫn hai vạn quân tới trợ chiến. Hổ Nhi Ban được Quản Trọng phong làm Tiên phong tướng quân đã thu phục về được cho nước Yến liền ba tòa thành. Thế nhưng khi đánh tới một vùng có tên gọi là Lý Cương thì không dám tiến quân nữa. Hổ Nhi Ban nói với Tề Hoàn Công và Quản Trọng:

    - Trước mặt là khe Quỷ Khóc, nếu Sơn Tuất bố trí mai phục thì cho dù chúng ta có mọc cánh cũng đừng hòng thoát qua được. Hai vạn đại quân của nước Võ Chung sẽ vùi thân ở nơi đó mất thôi!

    Trên đường đi, Quản Trọng đã sớm nghĩ tới mưu kế để vượt qua khe Quỷ Khóc, lúc này ông đã nói với Hổ Nhĩ Ban:

    - Tướng quân đã có mối lo lắng như thế thì xin tướng quân rút xuống sau cùng của đại quân. Cho dù có khe Quỷ Khóc hiểm yếu đến mấy chúng ta vẫn có thể vượt qua được. Nếu ngay đến khe Quỷ Khóc mà chúng ta cũng chẳng dám qua thì làm sao có thể bình được thiên hạ? - Quản Trọng nói rồi rút lệnh bài ra, tiếp - Nè hai tướng Vương Tử Thành Phụ và Triệu Xuyên! Hai tướng hãy xông tới đầu tiên quân làm theo đúng lệnh bài, chuẩn bị cho thật tốt, sáng sớm mai qua khe Quỷ Khóc!

    Vương Tử Thành Phụ và Triệ Xuyên nhận lệnh bài rồi lên xe, ra đi.

    Ngày hôm sau trời vừa sáng, từng chiếc xe chiến tiến đến khe Quỷ Khóc. Chỉ thấy mõm ngựa bị lưới trùm kín; trên các bánh xe chiến buộc vỏ đay, những âm thanh phát ra rất nhỏ. Các tướng sĩ đứng trên chiến xa thì khoác áo giáp, tay cầm kích, tỏ ra vô cùng cao lớn. Cờ chiến của nước Tề được gió trong khe thổi tới, phát ra tiếng kêu phần phật.

    Lúc này, thủ lĩnh Mật Lô của nước Lệnh Chi Sơn Tuất đã xuất thân ở trên núi khe Quỷ Khóc trong tay Mật Lô cầm chiếc cớ có chữ "Lệnh" màu vàng, mắt chú ý nhìn xuống đáy khe. Thấy quân Tề đã bước vào trận địa mai phục của mình, Mật Lô vẫy cờ vàng, thét" Đánh! ". Lập tức cung tên, đất đá, gỗ cây cùng ném xuống. Có tảng đá ném chúng tướng sĩ quân Tề, có khúc gỗ lao nát chiến xa của họ, có mũi tên bắn gãy cán cờ lớn có chữ "Tề".

    Mật Lô vung gậy răng sói từ trên núi lao xuống. Mật Lô xông tới trước mặt một tướng Tề, trên thân đã cắm đầy cung tên, vẫn đứng oai nghiêm bất động trên chiến xa, rồi vung gậy răng sói vụt trúng vào đầu tên tướng Tề này. Chỉ thấy tướng kêu "bốp" làm gẫy đôi đầu của viên tướng Tề. Chú ý nhìn kỹ thì đó là một khúc gỗ thân khoác áo giáp sắt. Mật Lô biết mình đã trúng kế liền kinh hoàng thất sắc.

    Lúc này tiếng trống nổi lên ầm vang. Mật Lô nghe tiếng, quay đầu lại, đã nhìn thấy kiêu tướng của nước Tề là Vương Tử Thành Phụ và Triệu Xuyên dẫn quân xông thẳng tới.

    Mật Lô thét lên một tiếng to, múa gậy răng sói, nghênh chiến. Mật Lô nhìn thấy ở đằng xa có một người thân hình cao lớn đứng trên chiến xa đang quan sát hai toán quân đánh nhau, đoán chắc đó là Quản Trọng tướng quốc của nước Tề, liền lao thẳng tới chỗ người đó khí thế ào ạt quân Tề không ai có thể chống cự được . Trong giây lát Mật Lô đã đánh tới trước mặt Quản Trọng. Nói thì chậm, nhưng việc này diễn ra rất nhanh, từ đằng sau chiến xa mười mũi tên cùng bắn. Mật Lô thé lên một tiếng rồi ngã xuống đất. Một viên đại tướng dưới trướng xông vào vòng vây trùng điệp liều mình lao vào cứu, mới cướp được Mật Lô đã bị thương rồi trốn sang nước Cô Trúc thuộc một bộ lạc khác của Sơn Tuất.

    Và như vậy, Quản Trọng đã dùng trí qua được khe Quỷ Khóc giải vây cho nước Yến.
     
  4. Depressed

    Depressed Lớp 6

    3. HỒI TRỐNG ĐẦU

    Vào năm 684 trước công nguyên, nước Tề cất binh tới đánh nước Lỗ. Tướng Tề là Bào Thúc Nha dẫn quân đánh thẳng tới Trường Chước của nước Lỗ.

    Ở nước Lỗ có một người tinh thông binh pháp tên gọi Tào Quệ, nghe nói Lỗ Trang Công đang chuẩn bị đánh lại quân Tề, liền chủ động xin được tham gia chiến đấu.

    Sau khi Lỗ Trang Công gặp Tào Quệ thì cảm thấy ông ta là một người rất có mưu trí, liền cùng ông ta dẫn đại quân tới Trường Chước để nghênh địch.

    Tại một nơi ở Trường Chước, hai cánh quân Tề - Lỗ đã gặp nhau.

    Tướng nước Tề là Bào Thúc Nha khinh thường quân Lỗ, liền hạ lệnh đánh trống tiến quân.

    Lỗ Trang Công nghe thấy tiếng trống của đối phương vang trời dậy đất, cũng chuẩn bị thúc trống đối địch.

    Tào Quê ngăn cản, nói:

    - Hãy chờ một lát! - rồi truyền lệnh cho quân lính - Nếu ai làm huyên náo, chém đầu! - chỉ bắt các tay cung nỏ giữ chắc trận địa, không cho phép loạn động.

    Quân nước Tề xông vào trận địa quân Lỗ, nhưng trận địa quân Lỗ vẫn kiên cố như một chiếc thùng thép, không thể làm gì được, đành phải thoái lui. Một lúc sau, quân Tề lại thúc một hồi trống trận, nhưng quân Lỗ vẫn như mọc rễ, không hề động tĩnh, quân Tề lại rút lui.

    Khi quân Tề thúc hồi trống trận lần thứ ba, Tào Quê mới nói với Lỗ Trang Công:

    - Bây giờ có thể tiến công được rồi đó!

    Lúc này, tiếng trống trận của quân Lỗ vừa nổi lên, đồng thời hạ lệnh xông lên chém giết, các tướng sĩ quân Lỗ "ào" tới với thế nhanh như điện giật không kịp che tai, xốc tới chém giết làm cho toàn tuyến quân Tề tan nát, bỏ chạy tán loạn.

    Lỗ Trang Công đang muốn hạ lệnh truy kích, nhưng Tào Quê ngăn lại nói:

    - Khoan đã! Hãy để cho thần nhìn xem, rồi sẽ nói sau!

    Tào Quê đứng trên xe trận, với tay vén rèm, nhìn khắp lượt, rồi nhảy xuống xe quan sát tỉ mỉ dấu vết của bánh xe quân Tề lăn trên mặt đất, mới nhẩy lên xe, nói:

    - Bây giờ thì có thể truy kích được rồi đó!

    - Trang Công hạ lệnh đuổi theo tống cổ toàn bộ quân Tề ra khỏi biên giới nước Lỗ, còn thu được rất nhiều binh khí và xe ngựa của quân địch.

    Đánh trận xong, Lỗ Trang Công hỏi vì sao Tào Quệ chỉ huy như vậy.

    Tào Quê nói:

    - Việc đánh trận chủ yếu phải dựa vào dũng khí của quân lính. Khi đánh lên hồi trống thứ nhất, dũng khí của binh sĩ rất hăng hái, nếu lúc này không giao phong, lại tới khi thúc trống lần thứ hai thì dũng khí đã có chút suy giảm. Đến hồi trống thúc lần thứ ba, cho dù tiếng trống có rộn rã đến mức độ nào cũng không thể cổ vũ khí thế như lần đầu nữa. Khi dũng khí của chúng đã tiêu tán thì hồi trống thứ nhất của chúng ta khí thế đang hăng hái, chí chiến đấu sôi trào, làm sao lại không chiến thắng chúng cho được?

    - Nói có lí! Có lí!

    -Lỗ Trang Công lại nói tiếp.

    Quân Tề đã bị quân ta đánh bại, tại sao ngươi lại không để cho quân lính lập tức đuổi theo?

    Tào Quế nói:

    - Nước Tề là một quốc gia lớn. Bào Thúc Nha lại là một danh tướng, không thể xem thường, chưa chừng việc chạy trốn của chúng là mưu mẹo, phía trước có quân mai phục. Khi thần xuống xe nhìn thấy các dấu vết bánh xe của chúng hỗn loạn, cờ xí cũng vất bỏ lại, đoán chắc lí chúng thất bại thực sự. Lúc này mới yên tâm truy kích chúng được!

    Lỗ Trang Công khen ngợi nói:

    - Nhà ngươi quả thật là tinh thông quân sự!
     
    cfcbk thích bài này.
  5. Depressed

    Depressed Lớp 6

    4. CHÚC CHI VŨ LUI QUÂN TẦN​

    Năm 630 trước công nguyên, nước Tần và nước Tấn hợp nhau lại tiến vào đánh nước Trịnh. Quân Tần đóng quân ở phía đông đô thành nước Trịnh, quân Tấn đóng quân ở phía Tây đô thành nước Trịnh. Trong những vòng vậy trùng trung điệp điệp, vua nước Trịnh là Trịnh Văn Công đã nhiều đêm triệu tập bách quan văn võ đến để bàn bạc đối sách.

    Có một vị đại thần nói:

    - Đối mặt với thế đánh khép gọng kìm bên trái và bên phải của hai nước lớn mạnh, sự nguy hiểm của nước ta đã tính từng ngày từng đêm! Thế nhưng, chỉ cần chúng ta có thể thuyết phục quân Tần lui binh thì địch thủ chỉ còn lại một nước Tấn, như vậy thì nước ta mới có thể thoát vòng nguy hiểm được!

    Trịnh Văn Công vội vã hỏi người đó:

    - Ngươi bảo ai có thể khuyên Tần lui quân được?

    Người đó tiến cứ, nói:

    - Quan đại phu Chúc Chi Vũ có thể.

    Trịnh Văn Công nói to:

    - Cho mời Chúc Chi Vũ!

    Chúc Chi Vũ đầu tóc bạc phơ vào bái kiến Trịnh Văn Công. Với sự yêu cầu nhiệt tình khẩn thiết của Trịnh Văn Công, Chúc Chi Vũ đã đồng ý tới chỗ quân Tần để du thuyết.

    Nửa đêm, bầu trời tối đen ngòm. Tại phía đông thành, Trịnh Văn Công đích thân tiễn Chúc Chi Vũ lên đỉnh lầu thành. Người ra lệnh cho binh lính đem đến một chiếc sọt lớn, bảo Chúc Chi Vũ ngồi vào trong sọt đó, ở bên trên dùng thừng buộc, rồi từ từ thả Chúc Chi Vũ xuống dưới chân tường phía ngoài thành.

    Chúc Chi Vũ lén lút vào trong doanh trại quân Tần, vừa nhìn thấy Tần Mục Công đã khóc rống lên rất thương tâm, thảm thiết.

    Tần Mục Công quát:

    - Ngươi là kẻ nào? Nửa đêm canh khuya đến đây khóc vì cơn cớ gì?

    Chúc Chi Vũ nói:

    - Thần là quan đại phu Chúc Chi Vũ của nước Trịnh, đang khóc vì nước Trịnh của thần sắp bị tiêu diệt rồi!

    Tần Mục Công nói:

    - Điều đó có can hệ gì tới quân doanh của chúng ta mà tới đây khóc lóc hử?

    Chúc Chi Vũ nói:

    - Thần cũng tới đây để khóc thay cho nước Tần của bệ hạ nữa!

    - Ngươi nói thế là có ý gì? - Tần Mục Công thấy lạ lùng liền tò mò hỏi - Nước Tần chúng ta sắp sửa tiêu diệt nước Trịnh các người rồi. Ta cần gì ngươi đến đây khóc lóc cho nước Tần chúng ta?

    Chúc Chi Vũ nói:

    - Đất đai của nước Trịnh chúng tôi chẳng có liên quan gì tới quý quốc cả. Chúng tôi ở phía Đông, các vị ở phía Tây, ở giữa cách nước Tấn. Cho nên, sau khi nước chúng tôi bị tiêu diệt, chỉ có thể bị nước Tấn chiếm lĩnh. Lúc đó, nước Tấn sẽ hùng mạnh hơn trước, mà quý quốc cũng sẽ tỏ ra tương đối yếu hơn nước Tấn chứ gì. Đánh trận giúp cho người khác chiếm đất, cuối cùng lại khoanh tay biếu cho người ta, tính toán như vậy liệu có hợp lý không? Lại nói, dã tâm xâm lược của nước Tấn đâu thể có thỏa mãn ngay được? Ở phía đông chúng đã tiêu diệt được nước Trịnh, có lẽ nào chúng không nghĩ cách khuếch trương bành trướng sang nước Tần ở phía Tây?

    Tần Mục Công trầm tư một lát, nói:

    - Ngươi đã nói đúng!

    Chúc Chi Vũ tiếp:

    - Bệ hạ nếu có thể chịu giải trừ sự bao vây đối với nước Trịnh, từ đây nước Trịnh chúng tôi nhất định một lòng hướng về quý quốc, làm một người chủ của con đường phía đông. Khi các sứ giả của quý quốc qua lại trên con đường phía đông, nước Trịnh nhất định xin làm trọn hết trách nhiệm của người chủ, chiêu đãi chu đáo các vị khách quý. Điều đó đối với các vị không có chút nào bất lợi cả.

    Tần Mục Công lập tức bằng lòng lui quân. Hơn thế, còn cùng Chúc Chi Vũ uống máu ăn thề, kết thành tình nghĩa. Quân Tầ lặng lẽ rút các tướng lĩnh binh lính về nước, lại còn để lại ba vị tướng quân như Kỷ Tử.v.v... dẫn hai ngàn lính Tần giữ Thành giúp cho nước Trịnh.

    Tấn Văn Công ở nước Tấn nhìn thấy Tần Mục Công không chào mà rút, cũng đành phải hạ lệnh lui quân.
     
    cfcbk thích bài này.
  6. Depressed

    Depressed Lớp 6

    5. SỨ GIẢ KHAO QUÂN​

    Tháng 12 năm 628 trước công nguyên, các tướng lĩnh nước Tần là Manh Minh Thị, Tây Khuất Thuật và Bạch Ất Bình dẫn quân đội xuất phát từ Đô Thành, chuẩn bị tiến đánh nước Trịnh.

    Vốn là mùa đông năm đó. Kỷ Tử - sứ giả của nước Tần trú ở nước Trịnh đã trộm sai người về báo tin với Tần Mục Công nói rằng:

    - Trịnh Văn Công chết rồi. Thái tử Lan đã lên ngôi vua. Người nước Trịnh đã để cho Thần quản lý, nắm giữ cửa bắc. Nếu đại vương mau chóng sai quân đội tới đánh trộm vào cửa bắc nước Trịnh. Thần sẽ bí mật mở cửa Thành ra, nhất định sẽ tiêu diệt được nước Trịnh rất mau chóng. Nghe nói Tấn Văn Công cũng vừa tạ thế, nước Tấn không thể vứt bỏ thi thể của Quốc Vương họ đấy mà đi giúp đỡ nước Trịnh được. Hiện tại quả là cơ hội tốt nhất đó.

    - Tần Mục Công chẳng đoái hoài, coi trọng sự phản đối của Bách Lý Hề và Kiển Thúc, đã thật sự phát binh tiến đánh nước Trịnh.

    Rất nhanh chóng, quận Tần đã vượt qua Hào Sơn của nước Tấn. Tháng 3 năm sau tiến sâu vào biên giới của nước Hoạt - một nước nhỏ thời Xuân Thu.

    Sáng sớm một hôm, đội ngũ đang sắp sửa khởi hành bỗng nhiên có một binh sĩ tiên phong chạy lại báo cáo với Mạnh Minh Thị rằng:

    - Thưa tướng quân, có sứ giả của nước Trịnh xin gặp.

    Mạnh Minh Thị kinh hoàng nói:

    - Tại sao nước Trịnh lại biết được quân ta tới đây nhanh đến thế mà cử sứ giả từ xa xôi tới tiếp? Được, trước hết phải xem ý của chúng tới để làm gì? - Tức thì hạ lệnh cho tiếp kiến sé giả của nước Trịnh.

    Bước tới là một người dáng lùn tè, diện mạo chẳng có gì đặc sắc. Kỳ thực đó chỉ là một tên lái trâu của nước Trịnh chứ chẳng phải là sứ giả nào hết. Có điều là khi hắn buôn trâu ở nước Hoạt, nghe nói quân Tần sẽ đi qua nước Hoạt để tiến đánh nước Trịnh. Người yêu nước thông minh mưu trí này đã sử dụng một hành động gan dạ: Người đó một mặt sai đứa làm thuê hỏa tốc về nước Trịnh báo tin, một mặt giả danh là quốc sứ đến để tìm cách ngăn chặn sự tiến công xâm lược của quân Tần.

    Sau khi vái chào thi lễ Mạnh Minh Thi rồi, người đã tiến dâng 12 con bò và 4 bộ da trâu, nói:

    - Tôi tên gọi là Huyền Cao, Quốc Vương của chún tôi nghe nói ba vị tướng quân sắp sửa đi qua nước chúng tôi, nên đã sai tôi đem một chút lễ vật nhỏ mọn này hiến dâng lên các vị. Quốc Vương tôi nói: Hân hạnh được biết quý quốc cử quân lính bảo vệ của Bắc, chúng tôi vô cùng cảm kích. Hiện nay quý quân đang dừng lại ở trên lãnh thổ chúng tôi một ngày, chúng tôi cũng phải cung ứng các vị cơm canh thịnh soạn; quý quân hành binh trê đất nước chúng tôi, chúng tôi nhất định phải chịu trách nhiệm bảo vệ sự an toàn cho các vị.

    Mạnh Minh Thi nghe Huyền Cao nói như vậy, cho rằng nước Trịnh đã sớm có sự chuẩn bị từ lâu rồi, nên đành phải tùy cơ ứng biến nói:

    - Không phải là chúng tôi tới quý quốc đâu, mà là tới để trừng trị nước Hoạt đó.Thôi ông cứ đi về đi!

    Sau khi Huyền Cao ra đi, Mạnh Minh Thi nói với Tây Khất Thuật và Bạch Ấn Bính rằng:

    - Chúng ta trộm qua địa giới nước Tấn, xa cách nước mình có tới một ngàn dặm rồi. Nếu như lúc này đột nhiên tiến đánh nước Trịnh, trong và ngoài đánh khép gọng kìm, chiến thắng là điều chắc chắn. Thế nhưng bây giờ người ta đã sớm có sự chuẩn bị, vậy thì việc nội ứng cũng sợ rằng đã bị người ta phát hiện ra rồi. Trong tình hình như vậy, lại cứ cố đi đánh nước người ta, đối với chúng ta khẳng định là bất lợi. Chi bằng nhân lúc nước Hoạt không phòng bị, ta tiệu diệt chúng, đem chút của cải về bàn giao là xong!

    Lại nói, Quốc Vương mới của nước Trịnh là Trịnh Mục Công, sau khi nhân được tin tình báo của Huyền Cao cử người đưa tới, lập tức tới sứ quán nước Tần thăm viếng, phát hiện sứ giả của nước Tấn quả nhiên đang chỉnh lí binh khí, thu xếp hành lí, liền lập tức trục xuất đuổi họ ra khỏi đất nước, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng nghênh chiến. Có điều là, quân Tần chưa dám tới, sau khi đánh xong nước Hoạt, đã cướp được một số ít của cải rồi kéo về nhưng trên đường quân Tần trở về nước, khi đi qua Hào Sơn của nươc Tấn đã vấp phải phục kích của quân Tấn, toàn quân bị tiêu diệt.

    Ba tướng của nước Tần là Mạnh Minh Thị, Tây Khất Thuật và Bạch Ất Bính cũng đều bị bắt sống cả!
     
    cfcbk thích bài này.
  7. Depressed

    Depressed Lớp 6

    6. ƯU MẠNH KHÓC NGỰA​

    Sở Trang Vương nuôi rất nhiều loại ngựa. Trong đó có một con ngựa mà người yêu quý nhất, đã cho mặc áo gấm đủ năm màu lộng lẫy, nuôi ở trong một căn nhà phú quý đàng hoàng, ngủ ở trên giường có chăn thêu màn quý, đem toàn những táo khô vỗ để ngựa ăn. Thế nhưng, thật đáng tiếc, con ngựa này càng ngày càng béo bệu, hưởng phúc chẳng được bao lâu, chân bị liệt, rồi chết.

    Lúc này, Sở Trang Vương thương xót biết bao, liền hạ lệnh cho quan đại thần, nói:

    - Các ngươi hãy mau mau đi tìm lấy bộ quan tài tốt nhất trong thiên hạ để đặt ngựa vào trong, bên ngoài còn phải đặt chiếc quách tốt nữa. Hơn thế, còn phải dùng nghi lễ chôn cất quan đại phu để mai táng cho ngựa.

    Có một vị đại thần can gián rằng:

    - Muôn tâu Đại Vương, làm sao có thể dùng nghi lễ của đại quan để áp đặt trên thân súc sinh cho được?

    Sở Trang Vương sa sầm nét mặt nói:

    - Kẻ nào dám tới khuyên ta không được hậu táng cho ngựa nữa thì ta sẽ giết chết kẻ đó!

    Từng vị quan đại thần đều co rụt cổ, không ai dám ho he, nói năng gì nữa.

    Lúc này, một diễn viên của cung đình tên gọi là Ưu Mạnh, khóc rống thất thanh! Sở Trang Vương cảm thấy kỳ quái, hỏi:

    - Ngươi khóc cái gì thế?

    - Dạ muôn tâu! Thần khóc ngựa đó ạ! Ưu Mạnh vừa khóc vừa kể lể – Con ngựa này là con ngựa mà Quốc Vương ta yêu quý nhất! Chúng ta đường đường là nước Sở, có việc gì không thể làm được nào? Chỉ dùng nghi lễ quan đại phu để mai táng cho ngựa như vậy là còn quá phụ lòng với ngựa. Thần trộm nghĩ phải dùng nghi lễ của Quốc Vương để mai táng cho ngựa mới phải ạ.

    Sở Trang Vương hỏi:

    - Tại sao lại dùng nghi lễ của Quốc Vương để mai táng cho ngựa?

    Ưu Mạnh trả lời:

    - Thần cầu xin bệ hạ hãy dùng ngọc điêu khắc hoa văn để làm quan tài, bên ngoài lại dùng quách lớn làm bằng gỗ thị có hoa vân đậy lên, sai binh lính đào hố to, bắt trăm họ vận chuyển đất. Những tế phẩm cúng ngựa phải là đồ thượng đẳng nhất. Lại còn phải mời sứ giả các nước đến để truy điệu ngựa. Các nước chư hầu biết được việc này sẽ đều biết đại vương coi nhẹ con người mà coi trọng loài ngựa!

    Sở Trang Vương nghe hết câu cuối cùng mới hiểu rõ, Ưu Mạnh đâu có phải tới để khóc ngựa mà là dùng những lời lẽ bóng gió để khuyên Sở Trang Vương không được quá coi trọng ngựa. Trang Vương đã cảm thấy mình sai rồi, thở dài một hơi, nói:

    - Có lẽ nào sai lầm của ta lại có thể nghiêm trọng được đến mức như vậy ư? Ngươi cảm thấy nên xử lý con ngựa này thế nào cho phải?

    Ưu Mạnh nói:

    - Xin Đại Vương cứ coi con ngựa này giống như lục súc để mai táng. Đào một cái bếp ở trên đất làm vỏ ngoài của quan tài gỗ. Dùng đỉnh lớn đúc bằng đồng để làm quan tài. Dùng gừng, táo, gạo nếp làm đồ cúng. Dùng lửa lớn nướng chín ninh nhừ. Cuối cùng mai táng ngựa vào trong dạ bụng của mọi người. Đó chính là biện pháp xử lí tốt nhất.

    Sở Trang Vương nghe hết lời của Ưu Mạnh, gọi ngay tên đầu bếp, đem thịt ngựa nướng lên thơm phức rồi chia đều cho mọi người cùng ăn.
     
  8. Depressed

    Depressed Lớp 6

    7. CƯỚP TRÂU GIẪM LÚA​

    Sở Trang Vương ngồi lên bảo tháp cao chót vót tiếp nhận các lễ vật dâng cống của Văn Võ đại thần. Tiếng âm nhạc ngọt ngào, những điệu múa hân hoan khoái lạc cũng được dâng hiến. Sở Trang Vương đã mê say.

    Trước đó mấy hôm, Trần là nước liên minh với Sở đã phát sinh ra nội loạn. Trần Linh Công đã bị quan đại thần là Hạ Chinh Thư giết chết. Mấy quan đại thần nước Trần chốn sang nước Sở, cầu xin Sở Trang Vương dẹp nội loạn giúp nước Trần. Sở Trang Vương liền cầm ngọn cờ chủ trì chính nghĩa, dẫn đại quân tới tiêu diệt nước Trần, rồi đổi nó thành một huyện của nước Sở.

    Vậy là nước Sở, bản đồ của nước Sở lớn mạnh lại được mở rộng thêm.

    Sở Trang Vương đang nghĩ ngợi một cách đắc ý thì có một dòng suy tư thiếu thoải mái lởn vởn ở trong óc: Các vua thuộc quốc vương ở phương nam và rất nhiều thủ lĩnh của các bộ tộc đều đã đến chúc mừng cả, các quan đại thần ở trong nước cũng đều dến dâng lễ vật cả. Cớ sao riêng quan đại phu Thân Khúc Thời không thấy mặt?

    Đang nghĩ tới Thân Khúc Thời thì Thân Khúc Thời tới. Thì ra ông ta đi sứ nước Tề mới về.

    Thân Khúc Thời đã báo cáo tin tức sau khi tới nước Tề cho Sở Trang Vương nghe. Sở Trang Vương nghĩ, tiếp sau đó thì hắn nhất định phải tỏ lời chúc mừng mới phải. Nào ngờ, trái hẳn lại, nửa câu cũng không nhắc tới. Sở Trang Vương giận dữ trách hỏi:

    - Hạ Chinh Thư nước Trần đã giết Trần Linh Công phạm tội tày trời, các chủ hầu ở Trung Nguyên không một ai dám tới hỏi tội. Chỉ riêng có ta chủ chính nghĩa, giết chết Trịnh Chinh Thư, hơn thế lại làm cho nước ta tăng rất nhiều ruộng đất. Có đại thần nào, có thuộc quốc nào không tới chúc mừng? Chỉ riêng ngươi, chỉ hỏi một câu cũng không hỏi. Có lẽ nào ta làm như vậy là sai chăng?

    Thân Khúc thận trọng vái chào, rồi nói:

    - Tâu bệ hạ! Không phải! Không phải! Trong lòng thân đang nghĩ tới vụ án mà chưa thể xét được, cho nên chưa thể nói được điều gì khác.

    Sở Trang Vương tò mò hỏi:

    - Vụ án gì cơ?

    Thân Khúc Thời nói:

    - Chuyện như thế này, có một người dắt con trâu tắt ngang nga ruộng lúa nhà người khác. Nào ngờ con Trâu đó dẫm nát lúa nhà người đó. Chủ ruộng nổi nóng, chẳng nói chẳng rằng cướp ngay con Trâu đó cướp đi. Mặc cho chủ Trâu tha hồ van lụy, xin xỏ mà chủ ruộng vẫn không trả. Xin hỏi đại vương, vụ án này nên xét xử như thế nào?

    - Ta nói phải nên dắt trả trâu cho người ta – Sở Trang Vương nói.

    - Tại sao ạ?

    - Để trâu giẫm lúa nhà người ta, điều đó tất nhiên là không tốt rồi. Thế nhưng về điều đó mà cướp mất trâu của người ta đi, thế chẳng phải là quá quắt ư? – Sở Trang Vương nói tới đây, bỗng nhiên tỉnh ngộ ra một điều đạo lí, người nhìn thẳng vào Thân Khúc Thời hồi lâu, rồi nói tiếp – Úi chà chà! Ồ thì té ra ngươi nói vòng vo chẳng qua chỉ để nói ta chứ gì? – Được, được ta sẽ đem trả “ Con trâu đó” cho người ta là được chứ gì?

    Sau đó Sở Trang Vương liền khôi phục lại nước Trần. Vua mới của nước Trần là Trần Thành Công từ nước Tấn về tới nước Trần, ông rất cảm kích Sở Trang Vương liền quy thuận về nước Sở.
     
  9. Depressed

    Depressed Lớp 6

    8. YẾN TỬ ĐI SỨ NƯỚC SỞ​

    Vào thời Xuân Thu, ở nước Tề có một nhà chính trị tên gọi là Yến Anh, nhân dân tôn thời gọi ông là Yến Tử.

    Năm 531 trước công nguyên, Yến Tử phụng mệnh vua Tề đi sứ nước Sở. Sở Linh Vương kiêu ngạo ngang ngược nói với các quan đại thần rằng:

    - Yến Anh thân người lùn bé, nhưng uy tín đã vang dội khắp các nước chư hầu. Lần này tới đây, ta phải chế nhạo, bỡn cợt hắn một lần để tỏ rõ oai phong của nước Sở chúng ta! – Tiếp đó vua Sở đã căn dặn các quan đại thần cứ làm theo như thế, như thế…

    Mấy ngày sau, Yến Tử cưỡi xe tứ mã tới cửa phía đông Thành Dĩnh thủ đô của nước Sở – nay là phía bắc huyện Giang Lãng, tỉnh Hồ Bắc. Chỉ nhìn thấy các quan nước Sở đứng thưa thớt ở hai bên cửa thành, còn cửa lớn thì đóng chặt im ỉm. Khi Yến Tử đang cảm thấy kỳ quái thì quân sĩ giữ thành mở rộng cửa nhỏ mới xây ở bên cạnh cửa thành, mời ông bước vào trong cửa nhỏ giống hệt như chui vào hang vậy, chúng nói:

    - Đây là quy củ của nước chúng tôi: Người lớn được bước vào cửa lớn, người bé phải theo cửa bé bước vào!

    Yến Tử đã hiểu rõ: Vua nước Sở muốn làm nhục ông, ông bèn đứng trước hang nhỏ bé này, ngắm ngía một hồi rồi nói:

    - Đây là cái lỗ chó chui chứ đâu phải là cửa thành, ở nước của chúng tôi cũng có một quy củ, chỉ có những người đi sứ nước chó, thì mới chui vào trong lỗ chó.

    Những tên lính gác cổng liền đem lời của Yến Tử báo với Sở Vương. Sở Vương nói:

    - Ta vốn chỉ muốn bỡn cợt ông ta, nào ngờ lại bị ông ta giáng cho một vố đau! – Liền không thể không hạ lệnh mở cửa thành lớn để mời Yến Tử bước vào trong thành.

    Yến Tử bước vào trong cung yết kiến Sở vương. Sở vương đột nhiên hỏi:

    - Nước Tề không có người hay sao.

    Yến Tử biết Sở vương chế diễu mình, thản nhiên nói:

    - Người nước Tề chúng tôi đông lắm! Mỗi người chỉ thở một hơi liền có thể biến thành mây; mỗi người chỉ giỏ một giọt mồ hôi liền giống như một trận mưa lớn. Trên đường lớn của thủ đô nước chúng tôi đông đến nỗi người vai sát vai, chân liền gót, sao lại dám bảo là nước Tề không có người được nhỉ?

    Sơ vương cười nói:

    - Đã đông như vậy, tại sao lại cử một người lùn và nhỏ như ngươi đến làm sứ nước ta nhỉ?

    Yến Tử trả lời:

    - Ở nước Tề chúng tôi nhiệm mệnh sứ giả đã có quy củ: Viếng thăm thượng quốc thì phải cử người thượng đẳng; thăm nước thấp hèn thì cử người hèn thấp. Tôi thật thấp hèn chẳng ra gì, nên mới được cử tới đây.

    Sở vương bị châm kích liên hồi, nhưng vẫn phải cười trừ.

    Một lát sau, các võ sĩ kéo một tên tù phạm từ trên nhà đi qua. Sở vương cố ý hỏi:

    - Tên tù phạm đó là người nước nào? Phạm tội gì?

    Các võ sĩ trả lời:

    - Đó là người nước Tề, phạm tội ăn cắp!

    Sở vương cười mỉa mai:

    - Người nước Tề sao lại hèn mạt đến thế, lại đi làm cái trò như vậy?

    Yến Tử đứng dậy, nói một cách nghiêm túc:

    - Sao đại vương lại không hiểu được nhỉ? Cây quýt sinh trưởng ở phía nam sông Hoài thì có thể sinh ra quýt ngọt; nếu sinh trưởng ở phía bắc sông Hoài thì chỉ sinh ra quýt hôi mà thôi chỉ giống nhau ở cành lá, mà vị quả chúng lại khác nhau là bởi thủy thổ năm bắc khác nhau. Người nước Tề ở nước Tề thì chăm chỉ làm lụng, hễ cứ sang tới nước Sở là trở thành trộm cướp, đó chẳng phải là tại thủy thổ nước Sở đã khiến nhân dân thích trộm cắp đó sao?

    Vua tôi nước Sở cảm thấy mình không phải là đối thủ của Yến Tử, nên sau đó đã tỏ ra rất tôn kính ông.
     
    averelle and chis like this.
Moderators: galaxy, teacher.anh

Chia sẻ trang này