Hiện thực Trong Vòng Tay Du Đãng - Hoàng Hải Thủy

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi nguyenthanh-cuibap, 20/4/16.

Moderators: Bọ Cạp
  1. nguyenthanh-cuibap

    nguyenthanh-cuibap Cử nhân

    TRONG VÒNG TAY DU ĐÃNG
    ---❊ ❖ ❊---
    Tác giả: Hoàng Hải Thủy
    Nhà xuất bản Chiêu Dương
    Thể loại: Truyện dài
    Nguồn text: Internet
    Đóng gói: @nguyenthanh-cuibap

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tiểu sử
    Tên thật: Dương Trọng Hải
    Ngày sinh: Sinh năm 1933 tại Hà Đông
    Bút hiệu khác: Công Tử Hà Đông, Ngụy Công Tử, Con Trai Bà Cả Đọi, Hạ Thu, Hồ Thành Nhân, Văn Kỳ Thanh, Dương Hồng Ngọc, Triều Đông, Người Sài Gòn …
    Thân thế: Vào Nam năm 1951, từng trải qua các việc: phóng viên nhật báo Ánh Sáng Sài Gòn, phòng 5 bộ Tổng Tham Mưu quân đội VNCH, phóng viên nhật báo Sài Gòn Mới, thư ký sở viện trợ Mỹ. Năm 1977 bị Công An bắt giam 2 năm (1977-1979) vì tội gửi một số bài thơ, bài viết sầu buồn ra nước ngoài. Tháng 5/1984 bị bắt lần thứ hai cũng vì tội gửi tác phẩm ra nước ngoài. Lần thứ hai này bị đưa ra tòa, bị án tù 6 năm. Năm 1990 trở về Sàigòn, năm 1994 sang Hoa Kỳ tị nạn, định cư ở Virginia.

    Các tác phẩm đã xuất bản trước 1975:
    Vũ Nữ Sài Gòn, Tây Đực Tây Cái, Chiếc Hôn Tử Biệt (tái bản với tên Đêm Vĩnh Biệt), Nổ Như Tạc Đạn, Yêu Lắm Cắn Đau, Bạn và Vợ, Môi Thắm Nửa Đời, Người Vợ Mất Trí, Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, Kiều Giang (phóng tác từ tác phẩm Jane Eyre của Charlotte Bronte), Đỉnh Gió Hú (phóng tác từ Wuthering Heights), Gác trọ, Như Chuyện Thần Tiên (Scoprion Reef), Điệp Viên 007 (Phóng tác), Thầy Nô (phóng tác từ Dr. No), Máu Đen Vàng Đỏ (phóng tác)…Các tác phẩm đã xuất bản sau 1975:
    Công Ty Rửa Tiền (The Firm), Mang Xuống Tuyền Đài (The Chamber), Báo Cáo Bồ Nông (The Pelican Brief), Tiếng Kêu Của Máu (The Red Dragon), Mùa hạ hai mươi, Những tên biệt kích cầm bút, Dữ hơn rắn độc…
    [​IMG]

     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 7/9/19
  2. Uillean

    Uillean Banned

    TRONG VÒNG-TAY DU-ĐÃNG

    James Hadley Chase & Hoàng-hải-Thủy
    Chiêu-Dương xuất-bản, Sàigòn 1970
    --- phóng-sự tiểu-thuyết ---

    [​IMG]

    Vụ án khởi đầu vào một buổi trưa hè nóng bức và nặng nề, dưới một bầu trời mây vẫn nặng nề u ám như đe dọa sắp có bão tố và sấm sét...

    Mọi ngày, trên con đường Sàigòn - Đà Lạt này, khi du khách từ Sàigòn lên qua Định Quán đã thấy khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Nhưng hôm nay trời nóng và oi bức đến nỗi càng lên cao người ta càng cảm thấy nóng và nghẹt thở.

    Trên, quốc lộ nối liền Sàigòn và Đà Lạt, khi qua khỏi Định Quán được chừng hai mươi cây số, có một ngã ba. Con đường từ trong rừng đi ra đường cái làm thành ngã ba này là một con đường đất, xe hơi đi vừa. Đường này là đường riêng của những chiếc xe be chạy vào rừng chờ cây về Sàigòn. Ngay trên ngã ba đó có một cái quán nghèo nàn có tên là Quán Lá. Quán bán thức ăn phần nhiều là thịt rừng và rượu đế. Chủ quán là một ông già chán đời. Ông này thời thanh xuân đã từng làm bồi tàu biển đi sang Pháp, nấu bếp cho quan Thống sứ Pháp, làm đầu bếp cho nhà hàng lớn ở Sàigòn, nay về già tới đó mở quán sống dưỡng già như một triết nhân chính hiệu không còn lý gì đến sự đời. Ông có một cô con gái. Cô này năm nay đã mười bảy hoặc mười tám tuổi, thân thể nảy nở trước tuổi và là một đề tài cho các bác tài, chú lơ xe đò, xe be qua lại đường này để ý, bàn tán, gạ gẫm, quyến rũ. Cô gái này chắc sẽ không còn ở đây lâu nữa với bố già.

    Ông già cũng biết như vậy nhưng dường như điều ấy cũng không làm cho ông bận tâm mấy.

    Bên cạnh Quán Lá, ông già còn đặt mấy cái thùng “phuy” bán và mua dầu xăng của những xe chạy ngang. Nhiều bác tài ăn cắp được xăng trong xe chủ đem đến đây bán, ông già bán lại số xăng đó cho các bác tài nào cần xăng với một giá rẻ, ăn lời chút đỉnh. Thân chủ của quán vì vậy hầu như chỉ toàn là tài xế xe đò và xe be. Họ dừng xe tại đây để ăn nhậu, để chờ đợi nhau, nghỉ ngơi và o bế cô quán.

    Cô quán, với tuổi tác chỉ là một cô bé, nhưng một cô bé có bộ ngực và cặp mông đàn bà.

    Buổi trưa trời nặng mây vần vũ, oi bức đó, có hai người khách lạ tới Quán Lá.

    Họ tới trên chiếc xe hơi cũ, sơn đen, bám đầy bụi đất. Màu sơn của chiếc xe loang lổ làm cho chiếc xe có cái màu ở giữa màu đen và màu xanh đậm. Máy xe nó xọc xạch như xe chỉ muốn nằm dài “ăn pan” ở giữa đường.

    Hai người đàn ông đi trên xe trông cũng tang thương, tả tơi, thê thảm không kém gì chiếc xe của họ.

    Khi xe ngừng lại trước quán, chỉ có người đàn ông cầm lái xuống xe. Người đàn ông thứ hai ngồi bên nằm ngủ, đầu dựa thành ghế, miệng há hốc trông thật thảm hại.

    Bái - người đàn ông lái xe - bước ra khỏi xe. Y thấp lùn, đáng điệu nặng nề, mặt vuông nhưng cái cằm lại nhọn trông vừa có vẻ ngu độn, vừa tàn nhẫn.

    Một vết sẹo dái do dao găm gây nên nằm ngang trên gò má bên phải của Bái. Vết sẹo dao găm làm cho làn da ở má của Bái nhăn lại và kéo đuôi mắt y sụp xuống. Do đó, khi Bái nhìn ai, dù chỉ là một cái nhìn rất thường, người bị y nhìn cũng thấy sợ sợ như là khi bị y đe dọa hãm hại.

    Chiếc xe bám đầy bụi đất và người Bái cũng trắng những bụi đất. Tóc y có bụi, và những sợi râu ria mọc tua tủa trên miệng y cũng vướng bụi. Y bận bộ quần áo tây nỉ xanh bạc phếch vì nhàu nát như là cả năm nay không được giặt ủi lần nào. Cổ áo vì hai tay áo sơ mi của y cáu ghét và sờn rách.

    Bái có vẻ mệt mỏi và bực dọc, cáu kỉnh.

    Đêm trước, Bái đã không được chớp mắt ngủ. Từ sáng đến giờ, y lại phải lái xe chạy dưới bầu trời nắng lửa và bụi mù. Tuy mệt vì buồn ngủ, y cũng không dám trao tay lái cho lão Tiến già nằm bên y vì y sợ để lão già hết đường này chạy xe, y sẽ tỉnh dậy trong chiếc xe dưới vực sâu. Lão Tiến không thể tin được, vì lão chắc chắn sẽ ngủ gục trên xe lái.

    Bái ra khỏi xe, đứng khạc nhổ xuống đường. Y nhăn mặt khi cảm thấy miệng y khô và lưỡi y cứng lại vì bụi. Y quay lại nhìn tên bạn đồng đảng già đang ngủ không còn biết trời đất là gì đó với một vẻ bất mãn, khinh bỉ không cần giấu diếm. Y toan gọi xong nghĩ lại, y mặc kệ và đi vào quán một mình.

    Cô gái bán quán cười tình với Bái. Nụ cười đĩ thõa quen thuộc tự động nở trên môi nàng trước khi nàng kịp nhận rõ những nét hung bạo, tàn nhẫn và không có qua một chút cảm tình nào trên người ông khách lạ.

    Bái là đàn ông không có ác cảm với đàn bà, nhất là với loại đàn bà dễ dãi có thể mua được bằng tiền như cô gái bán quán này. Nếu là ngày khác, y đã mỉm cười đáp lễ nàng và buông lời chọc ghẹo, tán tỉnh ngay, nhưng hôm nay y đang bực mình, đang cáu giận vu vơ, nên bộ mặt hãm tài của Bái vẫn giữ nguyên vẻ hầm hầm, dữ tợn.


    (trích)
     

    Các file đính kèm:

  3. Uillean

    Uillean Banned

    NHỚ NHÀ VĂN HOÀNG-HẢI-THỦY

    Nhà văn Hoàng Hải Thủy (1933 - 2020) là một cây đại cổ thụ trong khu rừng văn học nghệ thuật miền Nam Việt Nam, suốt từ chế độ Việt Nam Cộng Hòa cho đến tận ngày nay. Ông viết liên tục từ 1951 cho đến tận năm 2017 (66 năm). Ông viết nhiều thể loại, kể cả làm thơ, nhưng được coi là ngòi bút Phóng Tác số một của Việt Nam và ngòi bút Phiếm Luận số một của Việt Nam.

    Phóng tác không bị gò bó như Dịch Thuật, vì dịch thuật chỉ là chuyển một ngôn ngữ nước ngoài sang tiếng Việt nhưng phóng tác là thổi hồn Việt vào một câu chuyện nước ngoài với nhân vật nước ngoài, do đó người đọc cảm thấy gần gũi hơn. Trên phương diện phóng tác, ông đã có công giới thiệu nhân vật điệp viên 007 James Bond của tác giả Ian Flemming tới người Việt Nam qua những tác phẩm như Thầy Nô (Dr. No), Tay Sắt Tay Vàng (Goldfinger)... Người Việt miền Nam biết về nhân vật James Bond 007 bằng cách đọc truyện phóng tác của Hoàng Hải Thủy trước khi phim James Bond được chiếu tại rạp xi nê, nhờ đó mà người xem theo dõi được phim tường tận vì đã biết cốt truyện, giống như đọc Tam Quốc Chí trước khi xem phim Tam Quốc Chí. Ngoài loạt truyện phóng tác về 007 cực kỳ ăn khách này, ông cũng có công giới thiệu những kiệt tác văn chương Mỹ như Đỉnh Gió Hú (Wuthering Heights của Emily Bronte), Kiều Giang (Jane Eyre của Charlotte Bronte)... cho độc giả Việt Nam. Nếu Trường Kỳ có công giới thiệu nhạc trẻ Anh-Pháp với giới trẻ miền Nam thập niên 1960 thì tương đương như vậy, nhà văn Hoàng Hải Thủy có công giới thiệu tiểu thuyết Anh-Mỹ với đọc giả miền Nam vào thời kỳ chưa có nhiều người Việt biết tiếng Anh, internet chưa có và không thể mua tiểu thuyết Anh ngữ ở tiệm sách.

    [​IMG]
    Nhà văn Hoàng Hải Thủy và phu nhân ngày còn trẻ.

    Về Phiếm Luận, nhà văn Hoàng Hải Thủy viết với giọng văn Bắc Kỳ 54 cực kỳ duyên dáng, dí dỏm chen lẫn khôi hài, châm biếm, đọc xong người đọc luôn luôn có một nụ cười sảng khoái, thú vị.

    Về Hồi Ký, trí nhớ tỉ mỉ, chi tiết phi thường của ông về những chuyện xẩy ra từ 50-60 năm trước khiến độc giả phải kinh ngạc.

    Không có được thống kê chính xác bao nhiêu truyện phóng tác, truyện dài, truyện ngắn, phóng sự, phiếm luận, thơ... ông đã viết vì 66 năm liên tục sáng tác là một thời gian rất dài, có thể nói ông viết lâu hơn tất cả những nhà văn nhà thơ nào mà ta được biết, viết từ năm 18 tuổi cho đến 84 tuổi. Chắc chắn là phải lên đến con số ngàn. Còn tác phẩm xuất bản thì hơn 60. Viết trong đầu ngay cả trong 2 lần bị chính quyền cộng sản Việt Nam giam giữ (lần đầu 1977-1979 và lần hai 1984-1990). Như ông đã từng nói : "Sinh ra để viết".

    Ông được chính quyền Mỹ can thiệp cho đi định cư Hoa Kỳ năm 1994. Ông có hai trai một gái và đủ cháu nội ngoại. Trang blog của ông : Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Hoàng Hải Hồ
     
  4. Uillean

    Uillean Banned

    KỈ-NIỆM VỀ HOÀNG-HẢI-THỦY

    Hoàng Hải Thủy là nhà văn ăn diện nhất trong số các nhà văn Việt Nam. Có nhiều nhà văn, nhà thơ mà diện kiến họ, bạn sẽ thất vọng. Hoàng Hải Thủy thì không. Đẹp trai, bảnh bao, lịch sự. Một vài kẻ không thích công nhận Hoàng Hải Thủy như một nhà văn. Chẳng hạn kẻ Trần Phong Giao, kẻ Nguyễn Quốc Trụ. Điều này không quan trọng. Quan trọng là Trần Phong Giao, Nguyễn Quốc Trụ cũng chưa được công nhận như những nhà văn. Vậy mà đã mất công Nguyễn Mạnh Côn viết tựa tiểu thuyết của Thủy bênh vực Thủy.

    Nhà văn là cái gì nhỉ ? Hễ ai viết chữ, người đó là nhà văn. Há những người viết đơn thuê trước cửa Tòa Án, viết thư mướn trước cửa Bưu Điện chẳng được gọi là nhà văn công cộng đó sao ? Những tên viết văn chuyên nghiệp, những tên đổi chữ nghĩa lấy cơm áo sống trọn đời mình như chúng tôi, không lấy làm thích thú cái tước vị nhà văn. Hoàng Anh Tuấn đã chế... chữ nôm đặt tên nghề nghiệp vô cùng hữu lý. Viết văn mưu sinh là thợ viết. Vẽ mưu sinh là thợ vẽ. Hát mưu sinh là thợ hát. Đánh đàn mưu sinh là thợ đàn. Lái phi cơ là tài xế tầu bay. Vân vân... Chúng ta nên dành các tước vị nhà văn, nhà thơ cho quý vị viết văn tài tử, sống bằng nghề khác, không sống bằng ngòi bút. Nhưng còn một hạng quý vị lạy lục xin xỏ quỹ trợ cấp ngoại quốc, viết sách xuất bản bán vung vít, chúng ta gọi quý vị ấy là nhà gì ? Nhà thầu, nhà buôn, nhà mồ, nhà đòn hay... nhà thổ ?

    Tôi thấy có những thi sĩ hì hục làm thơ suốt đời, ấn loát cả chục pho mà gom lại vẫn không hay bằng một bài thơ hạng bét của thợ thơ Hoàng Anh Tuấn. Cá nhân tôi, tôi nói thật, học dốt và yếu sức, không thể làm ông thông, ông phán, ông phu xích lô, tôi viết văn nuôi vợ con. Tôi là thợ viết. Tôi không ham đi vào văn học sử hôm nay, vì hôm nav không anh nào đáng viết văn học sử. Tôi không đợi đi vào văn học mai sau, vì mai sau tôi chết rồi. Vậy thì xin cho phép chúng tôi làm thợ viết như thợ đóng giầy, thợ hồ, thợ mộc, thợ dệt, thợ may... Hãy là người thợ chăm chỉ làm việc, nỗ lực sáng tạo, có lương tâm nghề nghiệp, có chính kiến rõ rệt hơn là nhà văn lười biếng, gặm sứ mạng như chuột nhắt gặm sắt, rúc đầu xuống cát như đà điểu hèn mọn. Người ta không muốn bạn tôi là nhà văn thì bạn tôi là thợ viết.


    [​IMG]

    - Bút hiệu của tôi gắn liền với đời sống của tôi. Hoặc tôi viết ký Hoàng Hải Thủy hoặc tôi không bao giờ viết nữa.

    - Mày nói rằng đứa nào vượt biên dấu mày, đều bị bắt. Vậy tao cho mày hay, đêm nay tao phú lĩnh.

    - Thoát không ?

    - Chưa biết.

    - Làm sao tao có tin mày ?

    - Tao đánh điện cho cô Tuấn.

    Chúng tôi chia tay nhau ở bùng binh cửa rạp Khải Hoàn. Tôi đã thoát. Thoát chưa phải là đến. Ở trại tiếp cư Achères, tôi gửi cho Thủy tấm bưu thư. Thủy viết thư nhờ một ni cô chuvển cho tôi. Thủy nói, tôi đi rồi thỉ Thủy bị khủng hoảng, muốn "noi gương" tôi. Anh cảm giác bị đe dọa thường xuyên. Cảm giác ấy đã hiện thực. Hoàng Hải Thủy bị bắt lại vào tháng 4 năm 1984.

    Duyên Anh (trích hồi kí Nhà Tù)
     
    tieungao thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này