Phật Giáo Trước phật và sau phật

Thảo luận trong 'Tủ sách Tôn giáo' bắt đầu bởi luuvanhung, 24/10/13.

Moderators: mopie
  1. luuvanhung

    luuvanhung Lớp 1

    Theo hiểu biết của loài người, cũng như theo sử liệu ghi lại ở trên trái đất này, thì trước Phật không có một vị nào hoàn hảo như Đức Phật. Đó là điều mà kiến thức loài người còn để lại mà chúng ta biết được. Tại sao như vậy? Chúng ta sẽ điểm qua.
    Đồng thời với Đức Phật, một loạt những vĩ nhân của nhân loại cũng xuất hiện thời đó. Ví dụ như ở bên Trung Hoa có hai nhân vật lỗi lạc, cũng là một giáo chủ, một bậc đạo sư của Trung Hoa kéo dài đến ngày hôm nay là Lão Tử và Khổng Tử. Lúc đó, ở bên Hy Lạp cũng có một nhà triết gia và cũng là một nhà toán học mà có trình độ tâm linh rất cao là PiTaGo. Cùng thời với Đức Phật đã xuất hiện những con người lỗi lạc như thế trên trái đất này, nhưng nếu so với Đức Phật thì tất cả vẫn không bằng được với Đức Phật. Và trước Đức Phật cũng vậy, trong sử liệu cũng không ghi nhận có nhân vật nào vĩ đại như thế, cao cả như thế. Lão Tử ở bên Trung Hoa để lại cuốn Đạo Đức Kinh, cũng như để lại nhiều phương pháp luyện tập cho chúng ta một triết lý rất là phóng khoáng thanh tịnh. Đọc cuốn Đạo Đức còn để, Kinh Lão Tử đập vỡ hết mọi tham muốn của con người, giúp con người tìm về với nội tâm an tĩnh, hư vô điềm đạm. Giúp cho con người không còn đi tìm những giá trị tạm bợ, hư ảo của trần gian này, để sống vui được với tính chất phát hồn nhiên, an ổn của chính mình.
    Vào thời của Lão Tử hoặc Khổng Tử xuất hiện, Trung Hoa là thời kỳ chiến quốc, các nước đánh nhau liên miên bất tận. Lúc đó, Khổng Tử muốc đem cái an ổn đến loài người, dạy con người biết sống có kỷ cương, có nề nếp, có Trung, có Hiếu, có Nhân, có Nghĩa. Nghĩa là nhờ đạo đức tạo tương quan tốt giữa người và người, mà loài người sẽ an ổn hơn, tốt đẹp hơn, sẽ thanh bình hơn.
    Còn Lão Tử nhìn một cách khác, ông thấy sở dĩ loài người xảy ra hỗn loạn, chiến tranh bởi vì con người tham cầu nhiều quá, đi tìm ra bên ngoài nhiều quá. Vì vậy, ông đã dạy cho con người một đạo đức buông bỏ hết những tương quan, đỗi đãi bên ngoài để tìm lại được nội tâm thanh tịnh của mình.
    Cả hai nhân vật đó, đưa ra hai triết thuyết đều rất có lợi cho xã hội, sau này người Trung Hoa hầu hết đều kết hợp áp dụng cả hai cho lối sống của mình mà người ta gọi là nhà Nho chân chính. Tuy nhiên, Lão Tử không đề cập đến nhân quả trong suốt tác phẩm Đạo Đức Kinh của ông. Đây là một mảng thiếu rất lớn mà Đức Phật đã đề cập rất kỹ. Còn Khổng Tử cho xã hội một kỷ cương, một minh triết nhưng không nhắc đến Giải thoát Giác Ngộ giúp con người siêu thoát vượt khỏi ba cõi sáu đường. Cho nên những bậc Đạo sư đó cũng rất vĩ đại nhưng so với Đức Phật thì không thể sánh bằng được. Hoặc bên Ấn Độ vào thời đại đó có rất nhiều vị giáo chủ, kể cả có những vị có thần thông, có những vị cùng thời với Đức Phật có thể hô phong hoán vũ; thậm chí có người có thể bay được. Hoặc một số người có thể nhớ được một số tiền kiếp của mình. Nhưng so với Đức Phật cũng không thể sánh bằng được.
    Trước Phật không có vị Thánh rõ rệt nhưng người Ấn Độ có bộ kinh Vệ Đà rất quý giá, bộ kinh Vệ Đà là bộ kinh nói đến nhiều liên quan đến cuộc sống, đến tâm lý, đến triết lý mà tiêu biểu nhất là bộ Áo Nghĩa Thư. Trong bộ Áo Nghĩa Thư ta nghe nhiều vấn đề rất gần với đạo Phật như có nói đến Luân Hồi, Nhân Quả, có nói đến đạo quả Giải thoát… Tuy nhiên, hệ thống giáo lý của cuốn sách không hoàn chỉnh, có nói đến sự chứng Ngộ nhưng sự thật chưa có vị Thánh nhân chứng Ngộ xuất hiện vào những thời đại đó cho đến khi Đức Phật xuất hiện. Nhân duyên để một Đức Phật ra đời đến với chúng sinh là một Đại kỳ duyên của nhân loại, cũng là đại hạnh nguyện của Đức Phật đó. Thì Đức Phật Thích Ca là con người như thế, cũng là nhân duyên như thế của nhân loại…
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 25/10/13
Moderators: mopie

Chia sẻ trang này