Hoàn thành TƯ BẢN THẾ KỶ 21 (Bill Gates khuyên đọc)

Thảo luận trong 'Góc dịch các tác phẩm tiếng Anh' bắt đầu bởi Thanh Tinh Thien, 9/10/21.


  1. [​IMG]
    A New York Times #1 Bestseller
    An Amazon #1 Bestseller
    A Wall Street Journal #1 Bestseller
    A USA Today Bestseller
    A Sunday Times Bestseller

    Chiến thắng Giải thưởng Sách kinh doanh của năm - Financial Times and McKinsey Business.

    Huy chương của Viện hàn lâm Anh quốc.

    "Có vẻ an toàn khi nói Tư bản thế kỷ XXI, cuốn sách của nhà kinh tế học người Pháp Thomas Piketty, sẽ là cuốn sách kinh tế học quan trọng nhất của năm ― và có thể là của thập kỷ."
    ― Paul Krugman, New York Times

    "Cuốn sách nhằm mục đích cách mạng hóa cách mọi người nghĩ về lịch sử kinh tế trong hai thế kỷ qua."
    ― The Economist

    "Một cuộc du hành trí tuệ, một thành tựu của lịch sử kinh tế đối với mô hình toán học, lý thuyết đã thống trị ngành kinh tế học trong những năm gần đây."
    ― Steven Pearlstein, Washington Post

    "Piketty đã viết một cuốn sách cực kỳ quan trọng… Với quy mô lớn và cuốn hút, nó đưa chúng ta trở lại với những người sáng lập ra nền kinh tế chính trị."
    ― Martin Wolf, Financial Times

    "Một bài tường thuật sâu rộng về sự gia tăng bất bình đẳng… Piketty đã viết một cuốn sách mà chúng ta không thể bỏ qua."
    ― John Cassidy, New Yorker

    "Có cơ hội xứng đáng để trở thành tác phẩm kinh tế học có ảnh hưởng nhất được xuất bản trong thế kỷ 21. Đây là nghiên cứu quan trọng nhất về bất bình đẳng trong hơn năm mươi năm."
    ― Timothy Shenk, The Nation

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link


    Bản epub của bạn Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

     
    Chỉnh sửa cuối: 31/10/21
    tuanaundk, tahoang, skysaker and 80 others like this.

  2. Bill Gates bàn về Tư bản trong Thế kỷ 21

    Một công trình nghiên cứu dày 700 trang về kinh tế học được dịch từ tiếng Pháp thì quả không phải là một cuốn sách dễ đọc, cho dù đối với một người chăm đọc sách như tôi. Nhưng tháng 7 vừa qua, tôi thực sự thấy bị cuốn hút bởi cuốn sách Tư bản trong thế kỷ 21 của Piketty sau khi đọc một số tóm tắt và nhận xét cũng như chia sẻ từ bạn bè.

    Tôi mừng là tôi đã làm điều đó. Tôi cũng xin khuyên bạn nên đọc nó, hoặc ít nhất là nên đọc một bản tóm tắt tốt như bản tóm tắt của The Economist ở đây. Piketty đã rất thoải mái khi đồng ý nói chuyện với tôi về cuốn sách của anh qua Skype tháng trước. Tôi đã nói với anh ấy rằng tôi đồng ý với những luận điểm quan trọng nhất của anh ấy và tôi hi vọng cuốn sách này sẽ lôi kéo nhiều bộ óc thông minh vào nghiên cứu của cải cũng như bất công thu nhập bởi vì nếu chúng ta hiểu càng nhiều về nguyên nhân và cách giải quyết chúng thì càng tốt. Tôi cũng nghi ngại một số điểm trong phân tích của anh ấy mà tôi sẽ chia sẻ với các bạn ngay sau đây.

    Tôi đồng ý rằng:

    Bất công ở mức cao là một vấn đề – nó sẽ làm ảnh hưởng tới động lực kinh tế, làm lung chuyển sự dân chủ vào tay những kẻ mạnh, và làm lui bại lý tưởng mọi người được sinh ra đều bình đẳng.

    Chủ nghĩa tư bản không tự chữa trị để tiến tới một sự công bằng hơn, tức là việc tập trung của cải có thể có hiệu ứng snowball (cục tuyết lăn càng ngày càng lớn dần) nếu để nó tự tung tự tác.

    Chính phủ có thể đóng vai trò xây dựng trong việc ngăn cản thiên hướng hiệu ứng cục tuyết lăn nếu và khi họ muốn làm như vậy.

    Để làm cho rõ, khi tôi nói bất công ở mức cao là một vấn đề, tôi không muốn ám chỉ rằng thế giới đang trở nên tội tệ hơn. Thực ra, nhờ sự vươn lên của giai cấp trung lưu ở Trung Quốc, Mexico, Columbia, Brazil và Thái Lan, toàn thế giới đang ngày càng trở nên quân bình, và xu hướng toàn cầu tích cực này có vẻ sẽ còn tiếp diễn.

    Nhưng sự bất công cực đoan thì không nên bỏ qua hay tệ hơn, được tung hô như là dấu hiệu cho một nền kinh tế hoạt động tốt và một xã hội khỏe mạnh. Một vài mức độ bất công được đưa vào tư bản. Như Piketty đã lập luận, đó là căn bệnh vốn có của hệ thống. Câu hỏi là, mức độ bất công như thế nào thì có thể chấp nhận được? Và khi nào bất công bắt đầu gây hại nhiều hơn có lợi? Đó là những câu hỏi mà chúng ta nên thảo luận một cách rộng rãi, và Piketty đã làm một điều tuyệt vời khi đi tiên phong thảo luận các vấn đề này một cách nghiêm túc.
     
  3. nxan

    nxan Lớp 4

    Cảm ơn bác! Bác dịch nhiều quá.
     
    Chỉnh sửa cuối: 11/10/21
  4. pdkhoa and angoc1234 like this.
  5. tepriu99

    tepriu99 Mầm non

    Cảm ơn bác sách giá trị quá :D
     
  6. Cashflow

    Cashflow Mầm non

    Tuyệt vời. Cám ơn Bác.
     

  7. Thomas Piketty sinh ngày 7/5/1971. Ông là nhà kinh tế học người Pháp chuyên nghiên cứu về tài sản và bất bình đẳng thu nhập, hiện đang giảng dạy tại Trường nghiên cứu cao cấp về Khoa học xã hội (École des hautes études en sciences sociales – EHESS), Trường Kinh tế Paris (Paris School of Economics), và Viện Bất bình đẳng Quốc tế thuộc Trường Kinh tế London (International Inequalities Institute – London School of Economics).

    Tư bản thế kỷ 21 từng gây tranh cãi sau khi ra đời ở Pháp, cũng như nhận được sự quan tâm của rất nhiều học giả và báo giới trên toàn thế giới. Kể từ khi ra đời ở Pháp năm 2014, người ta đã rất ngạc nhiên khi cuốn sách kinh tế chính trị dày gần một nghìn trang này đứng đầu bảng xếp hạng sách ở nhiều quốc gia, và là một tác phẩm được bàn tán nhiều hơn cả những tác phẩm kinh tế khác kể từ thời những tác phẩm của John Kenneth Galbraith và Milton Friedman. Chính Thomas Piketty cũng cho rằng mình nghiên cứu lịch sử kinh tế rất sâu và lâu. Hiện tại quyển sách được dịch ra gần 30 thứ tiếng.
     
    Crepe thích bài này.

  8. Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman cho cuốn sách của Piketty sẽ "thay đổi cả cách chúng ta suy nghĩ về xã hội và cách chúng ta nghiên cứu kinh tế học".

    Chủ đề cuốn sách đang gây xôn xao dư luận này là bất bình đẳng trong thu nhập, một chủ đề quen thuộc, từng được đề cập trong hàng ngàn cuốn sách hay hàng ngàn bài viết trước đây. Thế nhưng vì sao sách của Thomas Piketty lại trở thành hiện tượng?

    Trước tiên phải nói ngay sự bất bình đẳng trong thu nhập mà tác giả đề cập chủ yếu không xoay quanh chuyện lương các CEO cao gấp mấy trăm lần lương công nhân (có nhưng không phải là điểm chính). Sự bất bình đẳng này thể hiện giữa hai xu hướng: thu nhập từ tư bản, có tốc độ tăng cao hơn nhiều so với thu nhập từ sức lao động, thường thấp hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

    Lương của Bill Gates nay có thể không là bao nhiêu cả khi không còn làm cho Microsoft nhưng so với năm ngoái, tài sản của ông năm nay đã tăng thêm 9 tỉ đô la, lên 76 tỉ đô la Mỹ. Mức tăng ấy đến từ lợi tức tư bản mà dân gian chúng ta thường nói “tiền đẻ ra tiền”. Tốc độ tăng này cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP của nước Mỹ – điều đó có nghĩa, dù không muốn nhưng Bill Gates sẽ tiếp tục ngày càng giàu, trong khi đại đa số dân Mỹ thấy thu nhập hầu như không tăng. Vì vậy khoảng cách giàu nghèo giữa Bill Gates và những người có thu nhập từ tư bản như ông và những người làm công ăn lương sẽ ngày càng giãn ra, giãn dần ra đến một tỷ lệ không tưởng nổi.

    Đó chính là lập luận chính của cuốn sách "Tư bản trong thế kỷ 21". Tư bản, theo định nghĩa của Piketty gồm tất cả những tài sản mà người ta có thể sở hữu và mua bán trên thị trường, như bất động sản, vốn trong doanh nghiệp, máy móc, nhà xưởng, kể cả tài sản sở hữu trí tuệ. Tư bản tạo ra thu nhập và theo Piketty, hiện nay ở các nước phát triển, thu nhập từ tư bản vào khoảng 4-5% / năm.

    Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân của các nước này chỉ vào khoảng 1-2% / năm.

    Điều gì sẽ xảy ra nếu hai tốc độ chênh lệch nhau này cứ thế tiếp diễn trong suốt thế kỷ 21 này? Chắc chắn sẽ đến lúc những người nắm tư bản trong tay sẽ chiếm gần hết thu nhập của một nước trong khi những người còn lại, tức chỉ biết dùng sức lao động để tạo ra thu nhập, sẽ phải chia miếng bánh ngày càng nhỏ đi. Cuối cùng thế giới sẽ quay trở lại hình ảnh của châu Âu vào thế kỷ 19 khi giới thượng lưu không làm gì cả, chỉ biết hưởng lợi tức trên điền trang như trong các cuốn tiểu thuyết cổ điển và giới lao động bình dân luôn sống trong chật vật nghèo khó.

    Lập luận này đi ngược lại những gì kinh tế học lâu nay thường giả định, kinh tế thị trường sẽ làm cho bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng nhỏ lại nhưng Piketty thuyết phục được nhiều người nhờ khối lượng dữ liệu khổng lồ trải dài suốt mấy trăm năm mà ông từng thu thập, phân tích để viết cuốn sách. Ví dụ ông cho rằng giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20, sự bất bình đẳng không rõ nét lắm là bởi tư bản hay sản nghiệp của nhiều người đã bị hủy diệt qua hai cuộc đại thế chiến, qua những cơn khủng hoảng và chỉ mới tích lũy lên lại mức xưa vào nửa cuối thế kỷ 20.

    Điều gây ấn tượng trong lập luận của tác giả là: nền kinh tế càng rơi vào trì trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế càng giảm thì sự bất bình đẳng trong thu nhập càng cao (vì chênh lệch giữa thu nhập từ tư bản và thu nhập từ lao động càng cách biệt).
     
    minabest, Sato nguyễn and amylee like this.
  9. XẾP HẠNG HẠNH PHÚC THEO QUỐC GIA
    [​IMG]
     
    ngoc hao thích bài này.
  10. nxan

    nxan Lớp 4

    Nhìn bản đồ Hạnh Phúc trên, thì thấy dân VN mình khá lạc quan nhỉ.
     
    ngoc hao thích bài này.
  11. Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 35 năm đổi mới rất đáng ghi nhận. Công cuộc đổi mới được thực hiện từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Việt Nam đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, thể hiện ở sự gia tăng thu nhập trung bình và số lượng người nghèo giảm đáng kể. Tuy nhiên, khoảng cách giàu nghèo cũng đang dần kéo giãn. Theo Cơ sở dữ liệu về bất bình đẳng thu nhập toàn thế giới, ở Việt Nam, hệ số Gini đã tăng từ 40,1% lên 42,2% trong vòng 22 năm từ năm 1992 đến năm 2014, cho thấy bất bình đẳng thu nhập đã tăng lên trong giai đoạn này. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở nước ta là người dân tộc thiểu số, chiếm 86%.

    Nhưng Bất bình đẳng thu nhập đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách nhất hiện nay ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Những tác động tiêu cực mà bất bình đẳng thu nhập gây ra với tăng trưởng kinh tế đã được hầu hết các nghiên cứu kết luận. Cùng với đó, bất bình đẳng thu nhập còn tác động đến các vấn đề xã hội.

    Theo số liệu của Oxfam công bố năm 2017, trong giai đoạn từ năm 1992 đến 2012 tại Việt Nam, tỷ lệ Palma (tỷ lệ giữa phần thu nhập của nhóm 10% thu nhập cao nhất và nhóm 40% thu nhập thấp nhất) đã tăng 17%, từ 1,48 (năm 1992) lên 1,74 (năm 2012), cho thấy chênh lệch giữa hai nhóm ngày càng nới rộng.

    Theo tiêu chuẩn quốc tế, các hộ gia đình được chia thành năm tầng lớp kinh tế dựa trên mức tiêu dùng hàng ngày, bao gồm: (1) người nghèo cùng cực, sống dưới 1,9 USD/ngày; (2) người nghèo vừa phải, tiêu dùng từ 1,9 - 3,2 USD/ngày; (3) người dễ bị tổn thương kinh tế, tiêu dùng 3,2 - 5,5 USD/ngày; (4) an toàn về kinh tế, tiêu dùng 5,5 - 15 USD/ngày; (5) tầng lớp trung lưu toàn cầu, tiêu dùng trên 15 USD/ngày.

    Mức độ bất bình đẳng thu nhập còn được thể hiện qua chênh lệch giữa thu nhập của nhóm nghèo cùng cực và nhóm trung lưu toàn cầu. Năm 2016 thu nhập bình quân đầu người của nhóm 1 là 791.000 đồng, tăng bình quân 5,7% trong giai đoạn 2016 - 2019; nhóm 5 là 7,8 triệu đồng, tăng cao hơn ở mức 6,8% khiến cho năm 2016, thu nhập của nhóm 5 gấp 9,8 lần nhóm 1, và tới năm 2019 gấp 10,2 lần.

    Tuy nhiên đến năm 2020, do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid -19 và hiệu quả của các chính sách an sinh xã hội tới các đối tượng là người nghèo, lao động thất nghiệp, gia đình chính sách nên nhóm thu nhập thấp tăng 7,6% trong giai đoạn 2016 - 2020 nhanh hơn nhiều mức tăng 3,3% của nhóm thu nhập cao nhất, điều đó đã kéo theo sự chênh lệch thu nhập giữa 2 nhóm này chỉ còn 8 lần.

    Theo World Bank (2018), tình hình bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, xuất hiện hoàn toàn ở khu vực nông thôn, với hệ số Gini tăng 0,8 điểm, trong khi không quan sát thấy sự thay đổi nào về bất bình đẳng ở khu vực thành thị. Trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2010, hệ số chênh lệch thu nhập giữa nhóm 5 và nhóm 1 ở khu vực nông thôn là 5,97 lần, thấp hơn so với khu vực thành thị. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến 2016, hệ số chênh lệch tăng lên mức 8,39 lần, cao hơn cả khu vực thành thị. Mức chênh lệch tuyệt đối giữa thu nhập của hai nhóm cũng kéo giãn từ mức 703,8 nghìn đồng lên mức 4,993 triệu đồng. Bên cạnh đó, tốc độ tăng thu nhập bình quân hàng năm của nhóm 5 cũng đạt mức cao nhất (40,7%), trong khi nhóm 1 chỉ đạt mức tăng trưởng thấp nhất (33,4%). Điều này cho thấy tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở nông thôn đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn và là nhân tố chủ đạo làm tăng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam nói chung.
     
    ngoc hao, Kerry Stevant, nxan and 2 others like this.
  12. nmduc073

    nmduc073 Mầm non

    Cuốn này khó đọc ghê
     
  13. vinaguy

    vinaguy Lớp 11

    Chính xác... cuốn này khó đọc. Em làm epub từ file của bác Thanh Tịnh Thiền, nhưng đọc chưa xong... Em có sửa được một vài lỗi chính tả của bác ấy nữa rồi đấy.
     
    ngoc hao thích bài này.

  14. Forbes: 6 tỷ phú Việt Nam sở hữu hơn 16 tỷ USD

    Theo danh sách năm 2021 Tạp chí Forbes (Mỹ) vừa công bố cho thấy, Việt Nam năm nay có 6 đại diện gồm Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang.

    So với năm 2020 thì đây là năm Việt Nam có nhiều đại diện nhất trong danh sách (thêm 2 tỷ phú).

    Để có tên trong danh sách, phương pháp được Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linklựa chọn là đánh giá quy mô tài sản của một cá nhân dựa vào giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái tại ngày 5/3.

    [​IMG]

    Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng lần thứ 9 góp mặt, với tài sản 7,3 tỷ USD, đứng thứ 344 thế giới, tăng so với năm ngoái. Ông Vượng lần đầu được Forbes vinh danh năm 2013, với 1,5 tỷ USD, đứng thứ 974.

    Trong khi đó, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo cũng lần thứ 5 góp mặt, với tài sản 2,8 tỷ, đứng thứ 1.111. Bà Thảo hiện giữ vai trò phó chủ tịch HĐQT HDBank, Phó chủ tịch và CEO hãng hàng không VietJet Air và là nữ tỷ phú Việt duy nhất trong danh sách 6 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem linkcủa Forbes.

    [​IMG]

    Bất chấp đại dịch COVID-19, năm 2021 cũng là năm thế giới đón nhận số tỷ phú mới nhiều nhất, với 493 người. Mỹ hiện là nước có nhiều người sở hữu tài sản tỷ USD nhất, với 724 đại diện. Theo sát là Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông và Macao) với 698 người. Ấn Độ đứng thứ 3 với 140 người.

    Jeff Bezos lần thứ 4 soán ngôi người giàu nhất thế giới với tổng tài sản giá trị 177 tỷ USD và Elon Musk đã vọt lên vị trí thứ hai với 151 tỷ khi cổ phiếu Tesla và Amazon tăng mạnh.

     
  15. GDP Bình Quân Đầu Người:

    [​IMG]
     
    cfcbk and chuongnguyentd like this.

  16. Mô hình “Xã hội 5.0”

    Cách mạng công nghiệp 4.0 lan tỏa rộng rãi, nhiều nước nỗ lực chuyển đổi số dẫn tới sự phát triển nhanh chóng của các thành phố thông minh lấy công nghệ làm trung tâm. Cách đây vài năm, Nhật Bản - đất nước nổi tiếng đi đầu trong lĩnh vực công nghệ, đã xây dựng đề án “Xã hội 5.0”, một hình thái phát triển cao hơn cả cách mạng công nghiệp 4.0, nằm trong Kế hoạch cơ bản về khoa học và công nghệ lần thứ 5 do Hội đồng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới nước này đề xuất. Vào tháng 1-2016, Văn phòng Chính phủ Nhật Bản đã chính thức phê duyệt đề án này.

    Mục tiêu của dự án “Xã hội 5.0” là lấy con người làm trung tâm, từ đó phát triển kinh tế, giải quyết các thách thức xã hội để mọi người có thể tận hưởng một cuộc sống chất lượng cao, đầy đủ và thoải mái. Mô hình này được xem là sự tiếp nối các hình thái xã hội tại Nhật Bản, từ “Xã hội 1.0” được định nghĩa là những nhóm người săn bắt và hái lượm chung sống hài hòa với thiên nhiên; “Xã hội 2.0” hình thành các nhóm dựa trên canh tác nông nghiệp, tăng cường tổ chức và xây dựng quốc gia; “Xã hội 3.0” là xã hội thúc đẩy công nghiệp hóa thông qua cách mạng công nghiệp và thực hiện sản xuất hàng loạt; “Xã hội 4.0” là xã hội thông tin, và nay là “Xã hội 5.0” hướng tới xây dựng những thành phố thông minh chú trọng chăm sóc con người.

    [​IMG]

    “Xã hội 5.0” được coi là trọng tâm chiến lược khoa học, công nghệ và tăng trưởng của “đất nước mặt trời mọc”. Mô hình xã hội siêu thông minh đã được đưa vào chiến lược đầu tư cho tương lai từ năm 2017. Nhật Bản chọn ra năm lĩnh vực chính để ưu tiên thu hút đầu tư thực hiện kế hoạch, đó là: tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, hiện thực hóa cuộc cách mạng di động, tạo ra các chuỗi cung ứng thế hệ tiếp theo, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, tận dụng công nghệ trong các hoạt động và dịch vụ tài chính.

    [​IMG]
     
    eta128 and chuongnguyentd like this.
  17. eta128

    eta128 Lớp 4

    @Thanh Tinh Thien: em hơi tò mò chút, bác là 1 người hay đại diện cho 1 nhóm? có làm nghề liên quan đến dịch thuật không mà dịch nhanh thế bác :D.
    Theo những đầu sách bác dịch thì có cảm giác bác làm gì đó liên quan đến kinh tế chính trị.
     
    Hamilk thích bài này.
  18. @eta128: đại diện cho một nhóm bạn.
     
    eta128 thích bài này.
  19. quocdat5594

    quocdat5594 Lớp 2

    Mình mua sách rồi mà đợt này lười quá. Hihi.
     
  20. vncomer

    vncomer Mầm non

    cuốn sáhc hay, cám ơn nhìu
     

Chia sẻ trang này