Khảo cứu Từ điển Việt Bồ La - Dictionarium Annamiticum Lusitanum et - Latinum <PDF>

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi khiconmtv, 30/11/19.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    [​IMG]

    Nhân chuyện lùm xùm đặt tên đường cho ông Alexandre de Rhodes vì công lao với chữ Quốc Ngữ, xin gửi mọi người cuốn từ điển do ông biên soạn để nghiên cứu.

    Từ điển Việt Bồ La - Dictionarium Annamiticum Lusitanum et - Latinum

    Download:
    File scan từ bản gốc, link trực tiếp
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    File tái bản của NXB Khoa Học Xã Hội 1991
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    idefix, An05, hermerry and 5 others like this.
  2. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Bài viết của PGS.TS Hoàng Dũng để đáp lại các ý kiến phản đối đặt tên đường.
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    hoangtuna thích bài này.
  3. 1102

    1102 Lớp 4

    Chủ đề đang hot
    Thật sự 11 ông (trước 12, ko biết vài hôm nữa có giảm xuống ko) và 1 ông "xư" họ Thích "đủ thứ" phản bác việc đặt tên đường tại ĐN cùng những lý lẽ mà ko ai ngửi được.
    Nên bảo mấy ông chuyển sang sử dụng chữ Hán mà phản bác, chứ đừng dùng chữ Quốc ngữ, nhỉ?
     
  4. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Lý do phản bác hết sức ấu trĩ, trẻ con, kiểu như đi soi khuyết điểm để rũ bỏ công lao.
    Rõ ràng, đặt vào bối cảnh lịch sử và tôn giáo, việc ông Đắc Lộ đi tuyên truyền và bành trướng tôn giáo là chuyện rất bình thường (ngày nay thằng Tàu nó vẫn đi phát trương Nho giáo với mấy cái viện Khổng Tử đấy) . Như cả mẹ Teresa từng đoạt giải Nobel Hòa Bình nhận nuôi trẻ mồ côi cũng chỉ là mục đích phát trương tôn giáo. Nhưng phải nhìn nhận công lao to lớn hơn của họ, đặc biệt là cha Đắc Lộ đã góp phần rất lớn để hoàn thiện chữ Quốc Ngữ, giúp ích rất nhiều cho việc phát triển của dân tộc ta. Thử nhìn lại trước đó, chữ Hán và chữ Nôm thì dân ta bao nhiêu người biết đọc biết viết, chữ Quốc Ngữ đã thay đổi được rất nhiều...
    Phe phản đối còn tự bôi tro trét trấu vào mặt, dịch tầm bậy tầm bạ, hiểu sai ý nghĩa chuyện đi phát trương tôn giáo trở thành việc đi xâm chiếm quốc gia. Nực cười ở chỗ những người đó lại toàn có học thức...
     
    An05, Heoconmtv and Kikiki like this.
  5. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Bí mật của Alexadre de Rhodes

    Về Từ điển Việt Bồ La của Alexadre de Rhodes, PGS Hoàng Dũng nhận ra rằng công trình là một "nỗ lực vượt qua khó khăn để tìm hiểu văn hóa Việt Nam". Chẳng hạn từ điển này tổng cộng có đến hơn 20 từ ngữ tục, "nhiều hơn bất kỳ một cuốn từ điển tiếng Việt hiện đại nào".

    Nhưng tầm vóc của Alexadre de Rhodes không chỉ ở chỗ đó. Vấn đề là làm thế nào để người bản xứ không ngại ngần nói những từ tục cho một nhà truyền giáo nghe và ghi lại?

    PGS Hoàng Dũng cho biết ông đã từng trao đổi với các linh mục quen thân và được biết rằng các giáo dân không bao giờ dám nói tục hoặc chửi thề trước mặt các cha xứ. Cho nên, ghi nhận được các từ tục này, quả là một "bí mật truyền giáo" của Alexadre de Rhodes vậy.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  6. Caruri Tlkd

    Caruri Tlkd Sinh viên năm III

    Việc đặt tên đường phố ở Việt Nam tùy thuộc vào hội đồng nhân dân từng thành phố. Những nhân vật có nhiều tranh cãi có công với bên này nhưng có tội với bên khác thì bị đem ra xem xét, thảo luận trước khi được đặt tên. Ví dụ như gần đây Trần Thái Tông và Trần Thủ Độ mới được đặt tên phố ở Hà Nội, trong khi đó con cháu hai ông như Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải... đã được đặt tên phố từ lâu. Những vua "ngụy triều" như Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông cũng gần đây mới có tên phố ở Hà Nội.

    Về các nhân vật nước ngoài hiện tại Hà Nội duy nhất có Yersin có tên phố (được phiên âm Y-éc-xanh trên biển tên), còn de Rhodes được đặt tên phố ở TpHCM từ lâu. Không hiểu sao Đà Nẵng phản đối de Rhodes, trong khi đó lại có phố Hồ Quý Ly, mà ông này lại chưa có tên ở thủ đô, có lẽ do trước đây bị đánh giá là đớn hèn hàng giặc.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  7. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Đúng ra là nên nhìn vào công lao, công trạng mà họ đóng góp cho dân tộc mình.
    Chẳng hạn như Gia Long đã tạm bị xét lại nên xóa hết tên đường, nhưng các thuộc hạ của Gia Long có công rất lớn để khai khẩn đất miền Nam, xây dựng nhiều vùng đất mới nên đều được ghi nhận và có tên đường.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  8. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Nghe nói trong SG có đường Triệu Đà và đường Lữ Gia, còn có cư xá Lữ Gia. Kể ra đặt thêm tên đường Sĩ Nhiếp nữa cũng tốt.
    Ngoài này trước cũng có đường Lữ Gia, sau đã bỏ đi.
     
  9. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Triệu Đà thì đã bỏ rồi. Còn Lữ Gia thì được ghi nhận là có công chống lại việc sáp nhập đất Việt vào Tàu.
     
    tungpham2610 and Heoconmtv like this.
  10. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Thế thông tin này trên wiki là cũ rồi à?
    upload_2019-11-30_21-38-54.png
    Cũng phải nói rõ đất Việt mà Lữ Gia chống lại việc sáp nhập đó là đất Nam Việt. Còn đất Âu Lạc bị sáp nhập vào Nam Việt thì chẳng thấy ông ta có ý kiến gì?
     
  11. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Trong Nam có lẽ suy nghĩ thoáng hơn, nghe nói có đường Lý Chiêu hoàng, đường Ỷ Lan, ở ĐN cũng có đường Ỷ lan nguyên phi.
    Ngoài HN thì hình như mấy vị ấy vẫn bị coi là công ít tội nhiều hay vì lí do gì khác mà chưa thấy đặt tên đường.
     
  12. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Triệu Đà là tên cũ dân khu đó quen gọi, giờ nó là đường số 5.
    Còn chuyện Âu Lạc sáp nhập vào Nam Việt thì đó không phải là chuyện của Lữ Gia vì lúc đó ổng còn chưa sinh ra. Nên tính tới lúc ổng ra đời rồi tới khi ra làm quan thì Nam Việt đã là một triều đại thay thế Âu Lạc rồi. Việc ổng phản đối nhập vào Hán thì cũng có thể xem như thành tích chống Hán của ổng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/11/19
  13. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Bài viết rất hay
    Sự dối trá đã “sổ toẹt” bản kiến nghị không đặt tên đường của các vị
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
  14. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Ổng mà tốt ra thì nên có ý kiến trả lại đất Âu Lạc cho người Âu Việt và Lạc Việt. Nam Việt cai trị đất Âu Lạc, đổi tên thành quận huyện thì Hán cũng muốn cai trị Nam Việt như vậy.
    Mà thôi, tính ra thì Thục Phán- An dương vương cũng có thể coi như xâm lược- là người Âu Việt lại giành ngôi vương của vua Hùng- người Lạc Việt.
     
  15. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Tốt xấu gì, ổng sinh thời nào thì làm theo suy nghĩ thời đó thôi, đó là lịch sử rồi.
    Giờ không lẽ kêu chủ tịch nước trả đất miền nam cho các anh Champa à?
    :lmao:
     
  16. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Vậy lúc đó ổng là người cai trị đất Âu Lạc, ổng chỉ có công phản đối một kẻ cai trị mới thôi- vì quyền lợi của ổng là chính. Sau này đất VN bị cai trị bởi người Pháp... lúc đó mấy tay Pháp có công chống phát xít Nhật chiếm đóng VN, giờ cũng nên đặt tên đường.
     
  17. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Lữ Gia là người sinh ở đất Việt, nhưng sinh ra vào triều đại mà ông ta không có quyền chọn lựa. Cách tốt nhất là vẫn cứ làm quan nhưng làm tốt cho dân mình.
    Còn mấy tay Pháp nó có sinh ra ở đất Việt không vậy?
    Ngay cả Gia Long cõng rắn cắn gà nhà nên tên đường, tên trường đều bị xóa bỏ nhưng các thuộc hạ của ổng vẫn được lưu danh như Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu) và vợ là Châu Vĩnh Tế vì có công mở đất, đào kênh đấy.
    Xét nét như anh thì thôi dẹp hết tên hiền nhân, danh nhân cho rồi, đặt tên đường bằng số là hay nhất nhỉ vì kiểu gì anh cũng sẽ moi móc khiếm khuyết ra để phủ nhận công lao chẳng hạn như mấy ông nhà Trần thì loạn luân chẳng hạn...:lmao:
     
    Last edited by a moderator: 5/12/19
  18. quang3456

    quang3456 Lớp 10

    Đáng lẽ tôi không trả lời còm này vì lúc đầu bạn viết rất thiếu văn hóa tranh luận.
    Lữ Gia sinh ở đất Lạc Việt mới bị Nam Việt thôn tính không lâu, ông ta làm quan cho triều đại mới càng nên phê phán.
    Tôi xét công lao đối với đất nước, còn các vấn đề cá nhân nếu có cũng là nhỏ so với toàn cục. Có những vị có công lớn với nước nhưng chỉ vì khuyết điểm cá nhân mà việc đặt tên đường vẫn còn tranh luận đấy, như Ỷ lan nguyên phi chẳng hạn.
    Đây là còm cuối cùng trong topic này.
     
    TĐT thích bài này.
  19. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Tôi cũng trả lời lần cuối với anh.
    Việc tranh luận để đồng thuận đặt tên đường là chuyện bình thường, nhưng phải hợp lý hợp tình chứ không phải xét nét vạch lá tìm sâu, thậm chí tới mức đê tiện bằng cách đưa cả tên những người không có ý kiến vào danh sách phản đối, đó là trò nhét chữ vào mồm người khác. Như anh kể tên Nguyên Phi Ỷ Lan thì anh, hoặc những ai đồng thuận cứ làm đề tài khoa học để biện luận. Còn khi chưa được sự thống nhất thì cứ hãy chờ.
    Tiền nhân, không phải ai cũng hoàn toàn đúng, chẳng phải thánh nhân, họ cũng có người này người nọ, cũng có thể chế này nọ mà họ không thể lựa chọn, nhưng cái quan trọng là đóng góp của họ. Như cha Đắc Lộ này chẳng hạn, các anh phản đối thử hỏi đang dùng chữ viết gì để lên tiếng. Làm hậu thế mà xét nét quá thì chẳng hay ho gì.
    Vậy nhé.
    :lmao:
     
    TĐT thích bài này.
  20. babylon

    babylon Lớp 4

    Không thể Phủ nhận rằng chữ Quốc ngữ đã giúp cho rất nhiều bộ phận Người Việt tiếp cận nhanh đến tri thức phong phú của Nhân loại , dễ học , dễ tiếp cận mà lại là phiên âm không lằng nhằng như chữ Hán - chữ Nôm buộc phải ghi nhớ bộ thủ - đường nét ...Một trong những công cụ góp phần xóa Giặc Dốt đắc lực trong thời kỳ đầu góp phần nâng tầm tri thức đại chúng ... Do đó công lao của Người hoàn thiện Nó là không thể chối cãi ! Nhưng làm chính trị không phải kiểu cứ có công - có đóng góp là được chính quyền ghi nhận ! Xét cho cùng gốc gác - cùng với động cơ ban đầu vẫn là phục vụ cho Mẫu quốc đồng thời cũng là công cụ truyền giáo ( nhanh hơn - dễ tiếp cận hơn) ! Những vị anh hùng cứu dân , cứu nước hay có công mãi mãi sống trong lòng Người dân ! Họ không cần tung hô và cũng chẳng cần ! Lịch sử luôn công tâm ! Giới trẻ thời nay Ham lịch sử thì ít - Bạn với Bác google thì nhiều ! Các bậc vĩ nhân thì luôn trong Tâm khảm của những trí thức chân chính ! Thiết nghĩ mỗi HĐND sẽ có cách nghĩ khác cách làm khác ! Trong công cuộc chống ngoại xâm tư tưởng thiết nghĩ bối cảnh và mục đích ra đời của chữ Quốc ngữ khiến Họ quan ngại ! Các Bác cứ xôm tụ thêm làm gì ! Người thật sự biết ơn thì đã biết ơn ! Người coi Nó quan trọng thì trong Tim họ có rồi ! Công bằng để làm gì khi tất cả còn lại đa phần là Anh wiki đóng góp món Phở đặc biệt mang tên Lí lịch trích ngang
     
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này