Khảo cứu Từ điển Việt Bồ La - Dictionarium Annamiticum Lusitanum et - Latinum <PDF>

Thảo luận trong 'Tủ sách Tuỳ Bút - Biên Khảo' bắt đầu bởi khiconmtv, 30/11/19.

Moderators: SLASH.ROCK4U
  1. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Xét thì cứ xét, nhưng phải xét đúng chứ không phải xét bậy. Như những người phản đối kia dịch tầm bậy rồi phán cha Đắc Lộ xin vua Pháp lính để đánh An Nam. Rồi lại còn đưa tên 2 người không ý kiến vào danh sách phản đối, đến nỗi người ta phải lên tiếng để tránh bị hiểu nhầm. Chỉ cái hành động chơi trò nhét chữ vào mồm đó thôi là đủ để người ta cười cho thúi mặt rồi.
    TP.HCM đã có tên đường của ổng rồi, địa phương nào muốn có cũng được, chẳng có cũng chẳng sao. Nhưng nếu phản đối thì phải làm cho quang minh chính đại, có khoa học, chứ không phải cảm tính xét nét kiểu như lão ta phục vụ cho Pháp quốc nên tôi ghét, chẳng xứng đáng.
     
  2. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Mong Bác @quang3456 xoá đi dòng này. Tranh luận để hiểu hơn về lịch sử, nên Bác cũng nên thông cảm. Vấn đề này nó thật sự quá nóng làm cho người đọc lẫn người viết “nóng” như nhau.
    Nên từ bài này trở đi bỏ qua “theo quan điểm cá nhân” nha Bác!

    TĐT hay dùng google máp nên cũng thấy có một số thông tin như sau:
    1. Lý Chiêu Hoàng: Bắc Ninh, Nam Định, Quảng Ngải, Bình Định, Đắk Lắk, Long An
    2. Ỷ Lan: Gia Lâm, HN, Hải Dương
    3. Ỷ Lan Nguyên Phi: Hải Châu, Đà Nẵng.
    4. Triệu Đà - Triệu Võ Đế: Không có dữ liệu tên đường.
    Dữ liệu trên wiki từ bài đăng trên báo SGGP ngày Thứ Ba, 20/11/2007 22:35
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Đường Ngô Quyền bây giờ là đường Triệu Đà ở Sài Gòn ngày xưa (1965)

    Người Sài Gòn không phải ai cũng biết cách đặt tên đường 'độc'
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    quang3456 thích bài này.
  3. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Triệu Đà là tên đường trong khu Kiến Thiết trước khi huyện Thủ Đức tách thành quận 9 và quận Thủ Đức nên đã bỏ và tạm là đường số 5.
    Theo thói quen thì người ta vẫn hay gọi cái tên cũ, cũng như giờ vẫn gọi khu Gia Long (hiện là đường Lý Tự Trọng) chỗ tập trung bán xe máy. Hay đường Phan Thanh Giản đã bỏ nhưng nhiều người lớn tuổi họ vẫn hay gọi.
    Phan Thanh Giản cũng là người đang được xét lại luôn đấy. Phan Lâm mãi quốc...
     
    Chỉnh sửa cuối: 5/12/19
    TĐT thích bài này.
  4. khiconmtv

    khiconmtv Cử nhân

    Tên đường trong Sài Gòn đặt thoáng hơn Hà Nội cũng là vì HN trước 75 là CNXH nên những tiền nhân có lý lịch không ổn sẽ không được dùng và diện tích HN cũng nhỏ; còn SG là của VNCH. Mà trước đó nữa thì trong này nó gồm 3 khu vực là Sài Gòn, Gia Định và Chợ Lớn; mỗi nơi lại có tên đường trùng nhau nữa nên sau khi nhập chung lại thì phát sinh vấn đề trùng tên. Đường thì nhiều mà lại luôn thêm mới mở rộng nên phải quy hoạch lại quỹ tên đường hơi phức tạp.
    Trong này nhiều người làm việc dưới thời VNCH nhưng đóng góp cho đất nước thì vẫn được đặt tên như cụ Nguyễn Hiến Lê đấy. Ngoài ra những công thần tuy dưới thời Gia Long, từng tham gia diệt Tây Sơn nhưng có công khai khẩn mở đất miền Nam vẫn được đặt tên đường hay địa danh.
     
    TĐT thích bài này.
  5. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Sĩ Nhiếp
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Alexandre de Rhodes
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Chữ Quốc Ngữ sinh ra đường Duy Tân và đường Đông Kinh Nghĩa Thục (Hai con đường này Đà Nẵng đã đặt và vẫn còn)

    Đường Duy Tân Sài Gòn qua bài viết:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Sau vụ này nếu Sài Gòn bị xoá tên đường Alexandre de Rhodes nơi có Sở Ngoại Vụ thì sẽ như thế nào? (Nước chảy, mây trôi)

    Sách Trung Dung của Khổng Tử hình như có ghi: "Thần chi cách tư, Đức kỳ thạch hĩ" (việc thần thánh không thể lường được, cái đức của thần thánh thịnh lắm thay).

    Sĩ Nhiếp hay Alexandre de Rhodes hai tiền nhân này đã hoàn thành xứ mệnh của mình. Nên việc UBND hay HĐND có đặt tên đường hay không chắc các cụ cười ghê lắm nhỉ!!!

    Hệ thống đường bộ Việt Nam và Quốc Tế:
    1. Quốc lộ 1: Route Nationale 1 (Pháp, Cambodia), National Road 1 (các nước nói tiếng Anh)
    2. Tỉnh lộ
    3. Hương lộ
    4. Đường xã, phường
    5. Đường ấp, khu phố
    Quy tắc đặt tên đường phù hợp với quốc tế:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    AH: Đường Xuyên Á (Asian Highway)
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Singapore khu vực Geylang (Geylanggan) các tên đường đặt tên Geylang Lor (Lorong) 1,2,3..., 42.
    Cambodia dùng số để đặt tên đường cho dù đường đó có tên hay không tên đều đặt theo số (ST-xx, xxx) ví dụ: Preah Trasak Paem St. (63), việc phát âm và tìm đường cho khách quốc tế trở nên đơn giản hơn (ST sixty three nói với tuktuk là xong) bây giờ có PassApp (Grab) thay thế cho Tuktuk truyền thống nên việc di chuyển lại trở nên thuận tiện và đơn giản hơn rất nhiều.

    Tại bang Kentucky 42345, Mỹ có đường ST-1000

    Vậy TĐT tóm lại là việc này không cần tranh cải thêm.

    Viết xong bình luận này TĐT đặt mục tiêu năm sau phải đến bang Kentucky để chụp hình ST-1000 thôi!
    [​IMG]
     
  6. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Hôm rồi xem khai mạc Seagame một số đoàn có trang phục rất bản sắc, nước chủ nhà thì khỏi nói. Đến đoàn Việt Nam thì toàn complet. Chợt nảy ra câu hỏi, nền văn hóa của Việt Nam hiện tại là văn hóa gì? Từ phong tục, tập quán, văn hóa, trang phục... truyền thống là gì? Nếu không giữ được văn hóa gốc thì cứ mở lòng ra, chứ giữ bản sắc kiểu nửa mùa thì sẽ chẳng giống ai, chẳng bằng ai.

    [​IMG]
    (Trống đồng tuổi 4000+ năm)

    [​IMG]
    (Hình này là Thạp đồng, hiện vật đang trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở Hà Nội, tuổi cũng 4000+ năm.)

    P.S theo quan điểm cá nhân tôi, thì trong 60* dân tộc đang sinh sống trên đất Việt Nam thì có 59 dân tộc vẫn giữ được bản sắc dân tộc mình, dù cũng đang mai một dần.

    * Con số 60 có thể chưa chính xác, tôi tạm ước lượng thôi.
     
    TĐT thích bài này.
  7. babylon

    babylon Lớp 4

    Văn hóa trong từng bữa cơm Bác ah ! Con mời Ba mẹ ăn cơn ... Cháu mời Ông Bà ăn cơm ! Nó chính là văn hóa của sự tự trọng , trân trọng biết ơn đấng sinh thành ! Tính ra văn hóa Việt rất đặc sắc - Ẩm thực cân bằng Âm - Dương hương vị cố kết ... Tại sao thịt chó phải có riềng mẻ - mắm tôm ... Tại sao các cụ từ Thất thập lại có truyền thống mừng thọ , Tại sao áo dài đẹp đến thế mà gần như kín mít mà khiêu gợi tới vậy ? Chỉ có hiểu biết mới nâng tầm văn hóa và chỉ có trân trọng những thứ nhỏ nhặt mới thấy rằng Bản sắc Việt khó lu mờ đến vậy !Nếu quan sát kỹ Ta thấy văn hóa người Việt tồn tại khắp nơi khắp chốn ...Cái bánh chưng - bánh dày cũng là văn hóa ! Truyền thống tôn sư trọng đạo - uống nước nhớ nguồn là mạch nguồn của truyền thống ... Việt Nam 1 năm có trung bình khoảng 4000 lễ hội ... Vậy đấy sao lại bảo - lại hỏi văn hóa là gì !
     
  8. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Muốn biết Văn hóa Việt gốc phải đến vùng quanh đền Hùng, một số làng vẫn giữ được một phần.

    Còn hiện tại, phần "truyền thống" có ảnh hưởng lớn từ phương Bắc, phần "hiện đại" có ảnh hưởng lớn từ "phương Tây", tất nhiên cũng có cái riêng nên nó "không giống ai', vì không mở lòng ra nên nó sẽ không bằng ai. Topic này là minh chứng, rõ ràng đang dùng chữ Hán, Nôm nhưng khi chuyển hết sang hệ chữ Latin thì vẫn khăng khăng bảo cái Hán, Nôm (văn hóa kèm theo ngoài chữ viết) kia là truyền thống của mình. Ở Văn Miếu vẫn thờ Khổng Tử đó mà lại đi phản đối việc "thờ" ông tổ chữ quốc ngữ, "nửa mùa" là ở chỗ này, tất nhiên còn nhiều chuyện tương tự nữa.

    À, đã nói đến phong tục, văn hóa thì ngay mỗi vùng miền cũng có cái riêng rồi.
     
  9. TĐT

    TĐT Moderator Thành viên BQT

    Tính anh @4DHN khó nhỉ!

    Bản sắc dân tộc Việt nên mặc gì? Một trong 59 bản sắc? Nếu anh 4 là bộ trưởng Bộ Văn hoá thể thao du lịch (Bộ VHTTDL) anh nên chọn trang phục nào cho đoàn Việt Nam dự lễ khai mạc Seagame?

    Nếu trong thời gian khai mặc Seagame hay bất cứ diễn đàn nào có mặt của báo chí nước ngoài, Bộ VHTTDL đang phát động tuần lễ (tháng, năm) văn hoá dân tộc để quảng bá du lịch trong nước về một trong 59 dân tộc thì chọn trang phục dân tộc đó thì phù hợp.

    Theo TĐT thì complet là phù hợp nhất. Việt Nam đã và đang đổi mới, hội nhập và phát triển. Tuy là có rất nhiều mặt chưa được nhưng các bạn bè xung quanh vẫn công nhận Việt Nam đang phát triển rất nhanh.

    Chủ đề về bộ tự điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes mà các bác bàn về văn hoá luôn.

    Lỡ bàn về trang phục thuộc bản sắc dân tộc. Năm 2000 TĐT mặc áo dài khăn đóng (khăn đóng còn gọi là “khứa cá kho”) trong một ngày rất kỹ niệm. Bạn kia thì áo dài là chắc rồi.

    Anh 4 mở thêm chủ đề mới bên “quán trà” “chém” tiếp không anh?
    Báo Trung gây tranh cãi vì gọi áo dài là phong cách Trung Quốc
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Thứ sáu, 22/11/2019 | 11:15 (GMT+7)
     
  10. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Không khó tính.

    Nhưng, tôi trăn trở vấn đề: trang phục truyền thống của dân tộc Kinh là gì? Cách đây độ 1 tháng có bàn chuyện này với tna.

    Bây giờ thử nghiêm túc bàn trong một vấn đề hẹp là trang phục nhé.

    Trang phục truyền thống, mà người dân mặc trong những lễ hội, tết, đám cưới, đám tang... truyền thống là gì? (Chưa cần bàn đến bản thân các hoạt động truyền thống này vì nó quá rộng).

    Trang phục đàn ông là: khăn đóng, áo dài phải không? Nếu đúng thì người Việt (từ già đến trẻ mặc khi nào?
    [​IMG]
    (Trang phục kiểu Bắc)

    Trang phục đàn bà Việt là áo tứ thân hay áo dài?
    [​IMG]

    [​IMG]

    Trang phục dân tộc rất quan trọng vì nhìn vào người ta biết luôn người đó là dân tộc nào, nó cần trường tồn cùng lịch sử dân tộc và nó phải đang sống và tham gia vào cuộc sống hằng ngày, tối thiểu cũng phải trong những dịp đặc biệt trong năm. Khi bàn thì đừng quên ta có 4000+ năm lịch sử nhé
     
  11. babylon

    babylon Lớp 4

    Theo dòng lịch sử thời xưa Phong kiến đàn ông Khăn đóng-áo dài ; phụ nữ Áo tứ thân , áo bà ba xuất hiện trong công cuộc khai phá miền Nam của các chúa Nguyễn ! Áo dài cách tân từ áo Tứ thân xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ 20 như Đại biểu cho tính cách tân - hợp thời thế !Về trang phục truyền thống cho Phụ nữ mang tính biểu tượng thì từ lâu Áo dài đã in sâu vào tâm khảm của Người Việt rồi ! Nên chắc không cần là phải bàn cãi nên là Áo dài hay Áo Tứ thân ! Tùy từng trường hợp và chủ đích của người mặc mà lựa chọn thôi ! Người Việt không cầu kì trong nghi thức lễ phục - Mặc sao cũng được miễn trang trọng phù hợp với hoàn cảnh - Đẹp là được!Việc tang ma thì khăn trắng áo xô là hiển nhiên rồi !Thời xưa Phong kiến điều kiện khó khăn Nam giới mặc Áo dài vào những dịp quan trọng thôi ! Trừ quan chức đã có lễ phục , thư sinh - Ông đồ hay con cháu Quan chức mới mặc Áo dài thường nhật thôi còn Người Dân lao động chỉ mặc áo nâu sần lao động thôi , phụ nữ thì chỉ mặc Yếm và váy đen( xuông thôi)...
     
  12. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Bạn đừng quên trang phục phải đang sống nhé. Nó phải được đại chúng sử dụng, chứ không phải chỉ một bộ phận nhỏ sử dụng. Trên thực tế, đàn ông Việt dùng Âu phục trong đời sống hằng ngày, đàn bà hiếm khi mặc áo dài, nhất là ngoài Bắc, độ chục năm nay mới mặc nhiều.

    Xin nhắc lại câu hỏi một lần nữa: "Trang phục truyền thống của dân tộc Kinh hiện nay (năm 2019) là gì?".
     
  13. babylon

    babylon Lớp 4

    Tôi cũng không Hiểu trang phục sống là thế nào ! Áo dài được sử dụng khá thường xuyên trong thời Âu hóa nhé nhất là giới trung lưu và thượng lưu ! sau cải cách 86 đời sống đi lên sử dụng thường xuyên hơn là đúng rồi ! Bạn đã từng xem thước phim tư liệu chiến thắng điện biên các Chị Em phụ nữ đón đoàn quân trở về chưa ? Hồi đó mặc Áo dài là xa xỉ đó !Còn trang phục truyền thống đến giờ mà Bạn còn tự Hỏi thì chịu
     

    Các file đính kèm:

    • 1.png
      1.png
      Kích thước:
      1.3 MB
      Đọc:
      11
  14. babylon

    babylon Lớp 4

    Còn nếu thắc mắc truyền thống Ngàn năm Áo mũ sẽ trả lời bạn nó có đúng không ?
     
  15. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Sống tức là nó hiện diện trên cơ thể người thuộc dân tộc đó. Chứ chỉ còn trong sách vở, trong lịch sử hay trong quá khứ thì không thể nói nó đang sống được. Thôi, hỏi thế này cho dễ: "Hiện nay, trang phục nào được coi là trang phục truyền thống của dân tộc Kinh?". Tôi chấp nhận chuyện nó được dùng rất ít, trong một lĩnh vực hẹp của đời sống.
     
  16. babylon

    babylon Lớp 4

    Chắc bạn quên câu : Cái gì chỉ thật sự mất đi khi không còn trong trái tim! Tôi nhớ không có Hội thi Hoa hậu nào là loại phần thi Áo dài ra cả ? Vậy những Người cầm cân nảy mực phải biết nó là thế nào chứ ! Bạn nói truyền thống tức là phải qua lịch sử được sử dụng lâu dài mang tính bản sắc đại diện cho cộng đồng ! Vậy 100 năm âu hóa tại sao các lãnh đạo lại mặc khăn đóng áo dài trước Bạn bè quốc tế ! Vì nó là bản sắc - là dư địa của lịch sử ! Lịch sử chỉ bị lãng quên vì chủ đích chứ không ai lãng quên cả ! Khi sách vở và lịch sử bị chối bỏ thì làm gì có truyền thống !
     
  17. babylon

    babylon Lớp 4

    Nếu Bạn tự tin mặc Âu phục gọi đó là truyền thống trước Bạn bè Quốc tế ! Chắc Họ sẽ Hỏi lại rằng Vậy Người Việt Nam trong quá khứ cũng vậy ư ?
     
  18. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Khăn đóng áo dài của các lãnh đạo mặc là trang phục kiểu miền Nam. Ngoài Bắc (cụ thể là ở Hà Nội, Bắc Ninh...) các cụ vẫn mặc bộ đồ như tôi đính phía trên phía trên. Vậy, giả sử có 2 người đàn ông cùng mặc 2 kiểu trang phục đó thì người nước ngoài nghĩ là 2 người đó thuộc 2 dân tộc khác nhau sao?

    P.S Nếu câu hỏi của tôi thay "người Kinh" bằng "người HMong", "người Tày", "người Khmer", "người Ê đê".... thì chắc là rất dễ trả lời.

    Theo quan điểm của tôi, cần cả truyền thống lẫn hiện đại. Về truyền thống cũng cần một bản sắc rõ nét, phần hiện đại cũng vậy, cũng phải rõ nét, đã học hỏi văn minh hiện đại thì học cho đến nơi. Chứ học nửa vời, giữ cũng nửa vời thì cuối cùng hỏng cả hai.

    Trở lại chuyện chữ quốc ngữ, nó đã là của người Việt, thì cần cho ông tổ của nó là của người Việt luôn, hoặc phải ghi công cho xứng đáng.
     
  19. babylon

    babylon Lớp 4

    Hai loại trang phục đều mang tính đại diện như nhau - Phần của Bạn chính là cái ngày xưa mặc không phân biệt Bắc hay Nam ; Các lãnh đạo mang hơi hướng cách tân hơn Tồn tại vào khoảng từ giữa thời Nguyễn ! Nếu các vị khách Quốc tế hỏi Tại sao phải kiệm lời - không phải Bắc - Nam mà giai đoạn lịch sử
    Cựu hoàng Bảo Đại
     

    Các file đính kèm:

  20. 4DHN

    4DHN Tiêu Dao

    Hồi tôi ở Sapa, ra chợ Sapa chơi vào dịp phiên chợ, thì giống như vào vườn hoa, mỗi dân tộc đều diện những bộ trang phục truyền thống của mình. Và có rất nhiều khách du lịch đến Sapa cũng vì các dân tộc ở đó giữ được bản sắc của mình. Giả sử, họ chuyển sang Âu phục, phong tục cũng hiện đại hóa thì chắc không ai thèm đến.
     
    babylon thích bài này.
Moderators: SLASH.ROCK4U

Chia sẻ trang này