Self-help Tư duy sáng tạo – Hoàn toàn có thể học và tự rèn luyện !. NGUON TVE.

Thảo luận trong 'Tủ sách Tâm lý - Giáo dục' bắt đầu bởi lichan, 5/10/13.

Moderators: dragonking91, mopie
  1. lichan

    lichan Lớp 12

    [​IMG] Tư duy sáng tạo – Hoàn toàn có thể học và tự rèn luyện ! - ( Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link )
    [HR][/HR]1. Phương pháp giải quyết các vấn đề (bài toán) thực tế “Thử và sai & TRIZ”
    Trong công việc và cuộc sống, bạn đã từng gặp khó trong việc giải quyết các vấn đề (bài toán) sau chưa:
    - Biết mục đích cần đạt được nhưng không biết cách thực hiện;
    - Có nhiều cách thực hiện nhưng không biết chọn cách tốt nhất;
    - Không lường trước được hệ quả tương lai dẫn tới sai đâu sửa đó, sửa đâu sai đó, càng sửa càng sai, càng sai càng sửa, …
    Đối mặt với bài toán (vấn đề) thực tế, cách làm gần như tuyệt đối là “thử và sai”, ngoài phương pháp bản năng đó, bạn đã từng suy nghĩ: “liệu có phương pháp tư duy nào hiệu quả hơn để định hướng tìm lời giải không ?”, “phương pháp đó có thể áp dụng tổng quát, chung nhất cho nhiều trường hợp được không ?”, …
    Phương pháp có thể đem lại điều này, có lẽ đây cũng là lần đầu tiên trong đời bạn biết đến nó, đó là: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (TRIZ “Tờ - Rít”, hoặc PPLST).
    Phương pháp này do GS.Altshuller xây dựng từ những năm 1950.

    2. Phạm vi và khả năng áp dụng TRIZ
    a) Phạm vi áp dụng sáng tạo và đổi mới
    Có phải, sáng tạo:
    - Chỉ tồn tại, hiện hữu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật;
    - Chỉ có do di truyền, bẩm sinh, tài năng đặc biệt;
    - Do may mắn, do kiên trì, do nghĩ mãi mới ra …
    Nếu điều này là duy nhất đúng thì tại sao trong cuộc sống:
    - Các ý tưởng, thiết kế thời trang không ngừng tạo ra xu hướng thẩm mỹ, tiêu dùng mới;
    - Sản phẩm, hàng hoá ngày càng đa dạng, phong phú;
    - Quản lý công ty, công trình, dự án ngày một hoàn thiện, hiệu quả;
    - Giả sử sinh sản vô tính thêm nhiều Einstein thì liệu họ sẽ trở thành bác học không …
    Như vậy, khẳng định sáng tạo (cái mới và hữu ích) tồn tại và cần thiết ở mọi nơi, mọi lúc và mọi người.
    b) Khả năng áp dụng TRIZ
    Khi bạn chưa biết, chưa nhớ và chưa hiểu về TRIZ thì việc thuyết phục bạn rằng “TRIZ có thể áp dụng mọi nơi, mọi lúc, mọi tình huống, mọi lĩnh vực” rất thiếu thuyết phục.
    Thay cho lời nói, chúng ta cùng lược qua và suy ngẫm một vài số liệu sau:
    - Chỉ bằng riêng nỗ lực cá nhân, ở Việt Nam hơn 20.000 học viên, hơn 200 tổ chức, doanh nghiệp đã được GS.TSKH Phan Dũng (là học trò khoá đầu tiên của thầy Altshuller, hiện là Giám đốc Trung tâm TSK Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link) dạy từ năm 1977.
    Ý kiến phản hồi của các học viên:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    - Mỹ du nhập TRIZ từ năm 1991, họ nhanh chóng nhận thấy đây là "Công nghệ mới mang tính cách mạng được đưa vào nước Mỹ", trong thời gian ngắn họ đã học và thành lập nhiều viện nghiên cứu TRIZ, đào tạo trình độ cử nhân, thạc sĩ về sáng tạo. Kết quả là rất nhiều tập đoàn hàng đầu đã sử dụng phương pháp này: 3M, General Motors, Ford, BMW, Mobil Oil, Amoco Oil, Kodak, Motorola, Procter & Gamble, Intel, Siemens, Texas Instruments, Boeing, U.S. Air Force, NASA...;
    - Điều tương tự về TRIZ cũng diễn ra tại các nước Châu Âu, Nhật Bản;
    - Hàng loạt website, tạp chí uy tín về TRIZ ra đời.

    3. Phương pháp học và tự rèn luyện TRIZ
    Bước 1. Tham gia các khoá sơ cấp về TRIZ tại TP.HCM
    - Hàng tháng, đều có lớp mới do Trung tâm Sáng tạo Khoa học–kỹ thuật (TSK) tổ chức. Xem chi tiết tại: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Bước 2. Thực hành ứng dụng TRIZ khi tham gia sinh hoạt cuối tuần
    - Được tổ chức bởi ban liên lạc do cựu học viên TRIZ tổ chức mỗi buổi chiều thứ 7 hàng tuần do thầy Hưởng hướng dẫn học thuật. Xem chi tiết tại:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Bước 3. Tự nghiên cứu chuyên sâu 10 tập sách trong bộ sách sáng tạo và đổi mới do GS.TSKH Phan Dũng tâm huyết hơn 34 năm mới chắt lọc nên
    - Xem chi tiết tại:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Bước 4. Thực hành, tập ứng dụng kiến thức đã học xử lý tình huống thực tế cho nhuần nhuyễn
    - Đây là bước mang tính quyết định; đơn giản nhất như đi xe đạp còn phải luyện tập, té ngã trầy trật, huống chi tập cho bộ não hình thành thói quen tư duy sáng tạo và đổi mới sẽ khó khăn, vất vả hơn nhiều. Nhưng khi thành công thì ích lợi sẽ vô cùng to lớn.
    - Một ví dụ đơn giản, hiệu quả và gần gũi: có nhiều quán ăn ở TP.HCM khi khách hàng kêu thêm đồ ăn, họ đã có sáng kiến thay đổi màu sắc của đĩa đựng đồ ăn gọi thêm để thuận tiện khi tính tiền (đĩa ban đầu màu trắng, gọi thêm là màu xanh nhạt chẳng hạn).

    4. Nói thêm về người thầy đáng kính GS.TSKH Phan Dũng, người đã mang ánh sáng của ngọn lửa sáng tạo định hướng đi cho rất nhiều anh/chị học viên
    Nếu được tiếp xúc, được học thầy thì mỗi chúng ta sẽ có nhiều cảm nhận sâu sắc, mạnh mẽ hơn. Ở đây, chỉ xin lược ra một vài câu truyện về thầy thay cho lời kết (trích dẫn từ quyển 1 trong bộ sách sáng tạo và đổi mới của thầy gồm 10 quyển):
    - “Chính hoàn cảnh lúc ấy, chứ không chỉ những lời giáo huấn, làm tôi tự giác phải học bằng hai, học tất cả những gì thấy ích lợi đối với đất nước, dân tộc mình. Vì thế, học cùng lúc cả hai trường và đi phổ biến PPLST là điều tự nhiên, như tằm được ăn dâu thì phải nhả tơ, nhả thật nhiều tơ” – trang 238;
    - "...Cảm tưởng chung của ông sau chuyến đi Mỹ trao đổi về PPLST? Có thể nói ngắn gọn bằng mấy từ: vui, hài lòng, tiếc, lo và buồn” – trang 241;
    - “Tôi cũng hài lòng vì những nỗ lực "hàng ngày từ giờ thứ 9 trở đi đến giờ thứ 12, 14", "mang tiền và dụng cụ từ nhà đến làm việc cơ quan", cùng tập thể TSK hoạt động trong gần 25 năm qua để "đi tắt đón đầu'' bằng các hoạt động tự trang trải, không thụ động chờ xin kinh phí nhà nước đã không uổng phí” – trang 242;
    - “Không chỉ nói sau lưng, có những đồng nghiệp dạy đại học nói thẳng vào mặt tôi, đại loại: "Anh có phải mới từ Sao Hỏa rớt xuống không ?" hoặc "Thời buổi thiếu thốn như thế này chỉ có những thằng điên mới theo học anh". Sau này, khi mọi cái ở đúng chỗ của nó, có những cựu học viên thú thực với tôi: Thời học thầy, chúng em không dám kể cho ai cả vì sợ bị chế giễu, cười cợt. Người ta hỏi đi học gì thì trả lời tránh là học ngoại ngữ" – trang 246.

    Xem bài viết ở định dạng file PDF: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link



     
  2. Đào Lửa

    Đào Lửa Mầm non

    Bạn ơi link tải bị hỏng rồi ( không còn chứa file).
    Bạn có thể up hoặc chia sẻ file khác được không?
    Cám ơn bạn nhiều.
     
  3. moreshare

    moreshare Lớp 8

    Mong sớm được up lại link
     
  4. dllcache3

    dllcache3 Mầm non

    Link hư rồi bạn ơi :p
     
Moderators: dragonking91, mopie

Chia sẻ trang này