LS-Thế giới Tư liệu khảo cổ, lịch sử, văn hoá Đông Á

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi conguyen, 1/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. conguyen

    conguyen Sinh viên năm IV

    Tên sách: Tư liệu khảo cổ, lịch sử, văn hoá Đông Á
    Tác giả :Nguyễn Đức Hiệp
    Nguồn: Văn nghệ sông Cửu long
    Định dạng: prc
    ...............
    Đông Nam Á là nơi cư trú lâu đời của con người từ khi con người hiện đại đi từ Đông Phi qua Ấn Độ đến Đông Nam Á hơn 60000 năm nay. Từ Đông Nam Á, con người đã đi đến Úc châu, và sau đó đã đi lên Đông Á. Người cổ nhất được tìm thấy ở Úc, ở hồ Mungo (nay là sa mạc), được định tuổi là khoãng 50000 năm. Hiện nay chưa tìm được di tích người cổ hơn người Mungo ở Đông Nam Á, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy Đông Nam Á là điểm xuất phát của con người đi xuống lục địa Úc trong thời băng hà Pleistocene. Để có thể hiểu rõ quá trình phát triển của con người, chúng ta hảy đi ngược lại thời gian tìm hiểu về địa chất, môi trường sống trong vùng Đông Nam Á từ cuối thời băng hà Pleistocene cho đến ngày nay.
    ____________________________________________
    Link trên diễn đàn: View attachment Tu_lieu_khao_co_lich_su_van_hoa_Dong_A.rar
    ____________________________________________
    Link mf: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    Nguồn e-thuvien.com
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/10/13
  2. Uillean

    Uillean Banned

    HÀN VĂN

    Cứ theo sách "Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link" (慵齋叢話 / 용재총화 ; được viết trong khoảng thời gian 1499 - 1504) thì Hàn văn (朝鲜字 / 조선글) là sự kết hợp của Hán văn và Phạn văn, nó được ra đời vào năm 1443 theo một chỉ dụ của vua Thế Tông (世宗王 / 세종왕, 1397 - 1450) với mục đích giáo hóa dân chúng (tức tầng lớp tiện dân không đủ khả năng lĩnh hội chữ Hán). Nhà vua đã hạ lệnh ấn hành cuốn "Huấn dân chính âm" (訓民正音 / 훈민정음) để phổ biến thứ chữ này, nhưng dẫu sao khi ấy thì nó vẫn còn ở dạng sơ khai.
    [​IMG]

    Thứ ngạn văn của người Triều Tiên này sau đó đã trải qua một thời gian dài phát triển trong những điều kiện rất khó khăn. Chủ yếu vì giới thượng lưu không chấp nhận nó, họ gọi đó là thứ "chữ viết đàn bà", "chữ viết con trẻ". Thậm chí, vào thời Yên Sơn quân (1494 - 1506) và Trung Tông vương (1506 - 1544), triều đình ban sắc lệnh cấm ngặt ngạn văn vì cớ người dân dùng nó để phỉ báng nhà vua. Nhưng kể từ cuối thế kỷ XVI, Hàn văn hoàn toàn được hợp pháp hóa và trở thành công cụ nuôi dưỡng tinh thần tự cường của người Triều Tiên trước hiểm họa xâm lăng từ Mãn Châu hoặc Nhật Bản. Thời gian đó, có ít nhất hai thể thơ ra đời để phục vụ cho việc sáng tác thi ca, đấy là Ca từ (歌詞 / 가사) và Thời điệu (時調 / 시조), tựu trung đều tương tự thể Bài cú của Nhật Bản ở tính chất lời ít ý nhiều. Ngoài ra, còn có trường hợp Hiến Kính vương hậu (vợ Trang Hiến Thế tử, mẹ Chính Tổ vương) viết một hồi ký bằng Hàn văn tên là "Hanjungnok" (한중록), vì Hàn văn là chữ ký âm nên được hiểu như "Nhàn trung lục" hoặc "Hận trung lục".

    Nhưng trong suốt thế kỷ XVIII, ngạn văn lại trở thành tâm điểm chú ý của giới chức trách. Lúc ấy, đời sống Triều Tiên đi vào bình ổn và thịnh vượng dưới sự bảo trợ của triều đình Đại Thanh, trong dân gian bùng nổ các nhu cầu giải trí và kéo theo sự phát triển của văn chương mọi thể loại. Loại văn chương thịnh hành nhất lúc đó là các truyện "giải sầu", ban đầu do các nhà lưỡng ban viết cho phụ nữ (bà, mẹ, con gái) trong gia đình mình đọc, sau có hẳn những đường dây cung cấp loại truyện này. Các chủ hiệu sách thường làm hầm bí mật để ấn loát loại truyện này, bởi vì nội dung của chúng thường vượt khỏi khuôn khổ lễ giáo Nho gia, thậm chí kèm theo họa hình mà nếu bị phát giác thì không tránh khỏi tội chết. Vậy nên, tác giả của chúng thường là nặc danh. Tiêu biểu trong số đó là các tác phẩm : Xuân Hương truyện (hiện nay được xem là quốc bảo của Hàn Quốc), Hương Đan truyện, Hưng Phu truyện, Thẩm Thanh truyện, Tạ thị Nam chinh ký... Đến thế kỷ XIX, người ta lại dùng ngạn văn để sáng tác những bài ca phục vụ cho thể loại pansori (một hình thức diễn xướng), mà thường tích trò là cải biên từ các tác phẩm văn chương.

    Vào thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng (1910 - 1945), Hàn văn lại bị cấm triệt để và người Triều Tiên bị buộc phải sử dụng Nhật ngữ trong mọi sinh hoạt. Nhưng từ sau Đệ nhị Thế chiến, Hàn văn được nâng lên thành quốc ngữ tại hai miền Triều Tiên. Riêng tại Hàn Quốc, trong các thập niên 1960-80, do trào lưu dân tộc chủ nghĩa gia tăng cùng với nguy cơ chiến tranh luôn rình rập, người Hàn Quốc chỉ sử dụng Hàn văn trong sinh hoạt và tuyệt đối tẩy chay mọi ngôn ngữ khác - nhất là Hán văn và Nhật văn. Điều này chỉ được xoa dịu kể từ thập niên 1990 trở đi.

    【Sơn Nam Tử】​
     
    ai0ia thích bài này.
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này