Cổ điển Các quy tắc của phương pháp xã hội học - Émile Durkheim

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi tudonald78, 18/1/21.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. tudonald78

    tudonald78 Lớp 11

    Các quy tắc của phương pháp xã hội học của Durkheim

    Tác giả: Emile Durkheim
    Dịch giả: Đinh Hồng Phúc
    Khổ sách: 12 x 20 cm
    Số trang: 324 trang
    Tủ sách: Tinh hoa
    Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
    Nhà xuất bản: Tri thức/2014

    unnamed.jpg
    GIỚI THIỆU SÁCH

    1. Thông tin về tác giả:

    Émile Durkheim (15/4/1858 - 15/11/1917) là nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp, người đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa chức năng và chủ nghĩa cơ cấu; người đã góp công lớn trong sự hình thành bộ môn xã hội học và nhân chủng học. Những công sức của ông trong việc thực hiện và biên tập tạp chí L'Année Sociologique đã giúp xây dựng xã hội học thành một môn khoa học xã hội được chấp nhận trong giới hàn lâm. Trong suốt cuộc đời mình, Durkheim đã thực hiện rất nhiều bài thuyết trình và cho xuất bản vô số sách xã hội về các chủ đề như giáo dục, tội phạm, tôn giáo, tự tử và nhiều mặt khác của xã hội. Ông được coi là một trong những nhà sáng lập môn xã hội học.

    2.Thông tin về tác phẩm: Về cuốn sách: Các quy tắc của phương pháp xã hội học của Emile Durkheim:

    "Khi cuốn sách này xuất bản lần đầu, nó làm dấy lên những cuộc tranh cãi gay gắt. Những tư tưởng hiện hành, như thể bị ngỡ ngàng, đã chống lại ngay từ đầu với một sức mạnh đến mức, trong một thời gian, chúng tôi hầu như không thể nào lên tiếng trả lời được." (Lời tựa) Thế nào là một sự kiện xã hội? Các quy tắc về sự quan sát các sự kiện xã hội; Các quy tắc về sự phân biệt giữa cái bình thường và cái bệnh lí; Các quy tắc về sự cấu tạo các loại hình xã hội; Các quy tắc về việc giải thích các sự kiện xã hội; Các quy tắc về việc tổ chức luận cứ chứng minh và các đặc điểm tổng quát của phương pháp này: Sự độc lập mặt-đối-mặt của nó với bất cứ nền triết học nào, tính khách quan, đặc điểm xã hội học của nó… xã hội học như là môn khoa học tự trị. Cuộc chinh phục tính tự trị này là bước tiến bộ quan trọng nhất vẫn còn phải làm đối với môn xã hội học. Quyền uy lớn hơn của môn xã hội học có tính thực tiễn như thế.
     

    Các file đính kèm:

    daolequan, Cải, Arabiya and 40 others like this.
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này