Mỹ học Thế giới quan của Dostoevsky - N. Berdyaev

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi tudonald78, 4/10/20.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. tudonald78

    tudonald78 Lớp 11

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tác giả: N. Berdyaev
    Dịch, giới thiệu và chú giải: Nguyễn Văn Trọng
    Số trang: 372 trang
    Khổ sách: 12 x 20 cm
    Nhà xuất bản: Tri thức - 07/2017​

    17990739_445950399079434_2833365306198657385_n.jpg


    Giới thiệu sách
    1. Tác giả

    N. Berdyaev (1874-1948) là triết gia Nga nổi tiếng của thế kỉ XX.

    Năm 1922 ông cùng nhiều trí thức và những người hoạt động văn hóa nổi tiếng khác bị trục xuất khỏi nước Nga Xô viết. Sau khi bị trục xuất ông ở Đức rồi sau sống định cư tại Pháp.

    Ông cùng với S. L. Frank và S. N. Bulgakov là những người đặt cơ sở cho sự phục hưng nền triết học tôn giáo Nga. Ông đã xây dựng triết học về bản diện cá nhân và tự do trong tinh thần của chủ nghĩa hiện sinh. N. Berdyaev được xem là người có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của chủ nghĩa hiện sinh Pháp. Ông mất năm 1948 tại ngoại ô Paris ngay trên bàn làm việc.

    2. Tác phẩm
    Tác phẩm Thế giới quan của Dostoevsky lần đầu tiên được xuất bản ở Praha năm 1923 bởi Nxb YMCA-Press. Đây là cuốn sách tổng kết của Berdyaev về Dostoevsky chứa đựng những suy tưởng suốt hơn mười năm của ông về nhà văn.

    Trong "Lời dẫn", Berdyaev chỉ rõ ngày hoàn thành tác phẩm - ngày 23 tháng 9 năm 1921 - và nhận xét rằng động cơ thúc đẩy ông viết tác phẩm này là những buổi sinh hoạt khoa học do ông dẫn dắt tại Viện Hàn lâm tự do về Văn hóa tinh thầnVui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link vào mùa đông năm 1920-1921. Ở đây Berdyaev xác định khá chính xác cả cách tiếp cận của ông đối với Dostoevsky: “... tôi đã viết một cuốn sách mà ở đó tôi không chỉ toan tính khai mở thế giới quan của Dostoevsky, mà còn đưa vào đó rất nhiều thứ thuộc thế giới quan của chính tôi".

    Để hiểu được cuốn sách này điều quan trọng là phải tính đến ba dãy yếu tố. Dãy yếu tố thứ nhất mang tính xã hội-lịch sử. Ấy là thời đại của ba cuộc cách mạng và ba cuộc chiến tranh của những năm tháng đầu tiên sau chính biến tháng Mười - những biến cố quan trọng, không hề giống nhau, nhưng khẳng định ý tưởng về tính tai họa của thời kì đầu thế kỉ XX. Dãy yếu tố thứ hai mang tính ý hệ hay là triết học tinh thần. Nó gắn với bước ngoặt của một bộ phận trí thức Nga từ chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa Marx chuyển sang chủ nghĩa duy tâm, sự phê phán của họ đối với chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa nhân văn "lấy loài người làm trung tâm", cái phần "kiêu hãnh nhân chủng học" mà theo ý kiến của các đại diện cho tư tưởng triết học-tôn giáo thì nó có khả năng hủy hoại cả con người lẫn nhân loại. Nhân vật Dostoevsky trong sự biến chuyển gay gắt ấy của toàn bộ những vấn đề triết học, phương pháp và những nguyên lí của ông hóa ra là mang tính mấu chốt. Rất đáng chú ý sự kiện sau: không có một đại diện nào của tư tưởng triết học-tôn giáo Nga lại bỏ qua tên tuổi của Dostoevsky, hầu như tất cả bọn họ đều đã viết về ông trong những cuốn sách, những bài báo hay là để lại những phát ngôn này nọ. Dãy yếu tố thứ ba mang tính tự truyện. Trong quá trình tiến hóa thế giới quan của mình, Berdyaev đã biến Dostoevsky thành điểm tựa cho tất cả những tạo dựng của ông về triết học-lịch sử và đạo đức-thẩm mĩ. Từ sự tiếp thu Kitô giáo và Đức Kitô theo Huyền thoại về viên Đại pháp quan và trải qua sự khắc phục Stavrogin và "quan điểm Stavrogin" trong bản thân mình, ông đi đến xác quyết khẳng định Dostoevsky như nhà tư tưởng, nhà nhân học, nhà khí thiêng học, nhà siêu hình học và nhà tiên tri thiên tài của nước Nga, người thể hiện Tân-Kitô giáo theo thuyết mạt thế-tận thế, người theo cá biệt luận và hiện sinh. Trong đó Berdyaev theo truyền thống phê phán triết học đã diễn giải Dostoevsky theo cung cách khiến cho nhà văn trở thành thân thuộc với mình. Và ông đã thành công trong việc này (Chú thích của biên tập bản điện tử - BT).

    3. Mục lục

    Lời nhà xuất bản

    Tác giả và tác phẩm

    Lời dẫn

    Chương I: Hình tượng tinh thần của Dostoevsky

    Chương II: Con người

    Chương III: Tự do

    Chương IV: Cái ác

    Chương V: Tình yêu

    Chương VI: Cách mạng. Chủ nghĩa xã hội

    Chương VII: Nước Nga

    Chương VIII: Viên Đại pháp quanThần-Nhân và nhân-thần

    Chương IX: Dostoevsky và chúng ta

    4) Trích dẫn

    Dostoevsky mở ra một thế giới tinh thần mới mẻ, ông trả lại cho con người chiều sâu tinh thần của nó. Chiều sâu tinh thần ấy ở con người đã bị lấy đi và bị ném vào cõi xa xăm siêu hình, tới một độ cao mà con người không với tới được. Và con người ở lại trong vương quốc trung dung của linh hồn mình và ở trên bề mặt thân xác của mình. Con người không còn cảm nhận được chiều kích của độ sâu…

    (Trích Chương I: Hình tượng tinh thần của Dostoevsky, Thế giới quan của Dostoevsky, NXB Tri Thức 2017)
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 6/11/20
  2. hnthuyhang

    hnthuyhang Mầm non

    Bạn có file pdf scan ko? Post lên đây cho mọi người tải về đọc đc ko bạn ơi
     
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này