TH-Khác Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản - Jean-Paul Sartre

Thảo luận trong 'Tủ sách Triết học' bắt đầu bởi tudonald78, 28/10/20.

Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408
  1. tudonald78

    tudonald78 Lớp 11

    Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản

    Tác giả: Jean-Paul Sartre
    Khổ sách : 12 x 20
    Số trang: 182 trang
    Loại bìa: Bìa mềm, tay gập
    Nhà xuất bản Tri thức​

    mot-thuyet-hien-sinh-la-mot-thuyet-nhan-ban.jpg

    GIỚI THIỆU SÁCH

    Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản là văn bản tốc kí, được Sartre sửa lại, buổi thuyết trình được tổ chức ở Paris vào thứ Hai ngày 29 tháng Mười năm 1945 theo yêu cầu của Câu lạc bộ Maintenant, do Jacques Calmy và Marc Beigbeder lập ra trong thời kì Giải phóng, với mục đích “thúc đẩy hoạt động văn học và trí tuệ”; văn bản này được Nhà xuất bản Nagel ấn hành sau đó một năm. Tại sao tác giả của Tồn tại và Hư vô (1943) lại muốn người ta chấp nhận chủ nghĩa nhân bản trong học thuyết của mình?

    Ta cần nhớ rằng hai tập đầu tiên của bộ Những con đường của Tự do ngay lần đầu xuất bản đã gây được tiếng vang cũng như xì-căng-đan về chúng. Chúng ta không cần bàn nhiều về chi tiết của bộ sách, trong tập Tuổi trưởng thành và trong Ân xá, đã khiến cho các nhà tư tưởng chính thống thời đó khó chịu. Nhân vật chính bị đánh giá là nhu nhược hay khờ khạo. Sartre viết: “Tôi nghĩ rằng điều gây khó chịu nhất về các nhân vật của tôi là sự sáng suốt của họ. Họ biết họ là ai và đó là điều họ chọn để tồn tại.” Dù thiếu bến đỗ và không tự tin, Mathieu rõ ràng ít có nét chung với mẫu nhân vật sử thi hay nhân vật tích cực; cái quý giá duy nhất của anh, trong cuộc tìm kiếm bền bỉ một đời sống tự do đích thực - mang âm hưởng của cuộc truy tầm triết học trong Tồn tại và Hư vô- chính là sự sáng suốt khô khan ấy, cũng là nỗi khổ của anh ta. Điều xảy ra đối với anh, hay điều anh làm không mấy thực tế; anh không bắt đầu từ cuộc sống thực. Điều mà người ta chưa thấy đầy đủ đó là tấn kịch của trí tuệ và luân lí của một ý thức đang hình thành, mà sự tiến triển của nó vẫn chưa dừng ở cuối quyển thứ hai. Chắc chắn là vì cả hai quyển tiểu thuyết này, vả lại chúng còn có những người biện hộ nhiệt tình, dễ đọc hơn các công trình triết học, và việc xuất bản chúng làm cho thuyết hiện sinh của Sartre có tiếng vang xa rộng; những cuộc tranh luận xoay quanh những khẳng định của Sartre trở nên nặng nề và rối beng vì cái mà ngày nay người ta ắt phải gọi là hiện tượng truyền thông - quảng cáo thổi phồng và hổ lốn, thù địch công khai hay ngấm ngầm, lối thông thái rởm - mà các lí do của nó vẫn còn chưa rõ. Kết quả của điều này là sự xâm nhập gần như lẫn nhau: của người viết qua sự tai tiếng khiến anh ta phải sửng sốt, và của công chúng qua thuyết hiện sinh; những ngữ thức không nằm trong ngữ cảnh nào như “Địa ngục là người khác”, “Hiện hữu đi trước bản chất”, “Con người là một đam mê vô ích” tản mác trên các tờ báo theo lối giật gân, được coi như là các khẩu hiệu quái gở. ....

    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/8/21
    LangAn, Anan Két, QuanRau and 32 others like this.
  2. Tuong Dang Nguyen

    Tuong Dang Nguyen Mầm non

    quyển này không có các định dạng khác nhỉ? :(
     
  3. thanhpm

    thanhpm Mầm non

    Link die mất rồi
     
  4. kzbafsa

    kzbafsa Mầm non

    Mình vẫn xem được mà nhỉ
     
  5. thanhpm

    thanhpm Mầm non

    Cảm ơn bạn, mình lại vô được.
     
  6. lecanhcuong

    lecanhcuong Lớp 4

    Link mega đi đến một cái gì đó
     
  7. sucsongmoi

    sucsongmoi Lớp 6

    Cái đó là cái bạn cần đấy! cute_smiley18
     
  8. lecanhcuong

    lecanhcuong Lớp 4

    Vâng, chỉ là chứa đựng 2 tác phẩm khác chứ không phải là tác phẩm đã dẫn
     
  9. vuimotminh

    vuimotminh Lớp 1

    LangAn thích bài này.
  10. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Cụ Tú Đô Nồ hay up nhầm sách lắm.
     
    lecanhcuong thích bài này.
Moderators: Do dai hoc NEU, yam2408

Chia sẻ trang này