Tử Vi Tinh Điển - Vũ Tài Lục

Thảo luận trong 'Thể loại khác' bắt đầu bởi ikariat, 5/10/13.

Moderators: virgor
  1. ikariat

    ikariat Lớp 5

    Người post: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tử Vi Tinh Điển - Vũ Tài Lục
    Bước sang thế kỷ 21, nói chuyện số mệnh có phải là lỗi thời không? Trí óc con người nhờ khoa tin học đã được trang bị những hiểu biết thật rộng rãi, vượt hẳn những gì con người thâu thập khi còn ở trong thế kỷ 20 từ thiên nhiên đến xã hội, chính trị….Ta đang ở trong dòng sông lớn của tin học được coi như sức mạnh vạn năng làm lại sinh hoạt trên trái đất. Vậy thì hãy ngồi trước bàn máy vi tính để tìm hiểu, phấn đấu; chuyện mệnh số nên coi như nắm xương khô của mấy chục thế kỷ trước.
    Lập luận trên là sai lầm! Vì chỉ bằng quan điểm khoa học, xem mệnh tướng là hoang đường và mê tín vì đã chẳng hiểu sâu xa những kiến thức đến từ số mệnh học. Lưới tin học giăng xa khắp thế giới, cho con người đủ mọi tin tức và hiểu biết ngay tức khắc khi một sự việc xảy ra ở bất cứ nơi nào trên địa cầu. Duy có một hiểu biết mà “hệ thống internet” không thể cung cấp được là hiểu biết và nhận thức về chính bản thân mỗi người trong chúng ta.
    Tại một ngôi đền ở thành Athens có khắc một câu châm ngôn của các nhà hiền triết Hy Lạp cổ thời “HÃY NHẬN THỨC BẢN THÂN MÌNH”. Châm ngôn ấy chính là cơ sở của tất cả các loại mệnh số học từ trước tới nay, ở bất cứ đâu. Tôi nhắc lại ba chữ mệnh số học để nói rằng những khoa thuộc loại này đã được kể là một học vấn tồn tại lưu truyền từ mấy ngàn năm, được phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng. Xã hội loài người càng tiến hoá càng phức tạp, vì tiến hóa chính là một nhu cầu để giải quyết phức tạp. Thời hồng hoang chưa có số mệnh nhưng chưa có đạo đức, chưa có văn hóa, chưa có hệ thống cơ chế, vẫn có số mệnh nhưng chưa có số mệnh học vì con người chỉ biết vái trời mà cầu đảo, mọi sự trông vào lối giải quyết của những cúng kiến mang tính chất thuần tôn giáo, mê tín.
    Tổ chức xã hội với các mặt cơ chế chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa tinh vi bao nhiêu thì số mệnh học con người càng hiện rõ bấy nhiêu. Quyền cao chức trọng, luân lạc giang hồ, giai nhân mệnh bạc, bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao. Vương Khải, Thạch Sùng, Bill Gates, Turner, công nương Diana… đều mang số mệnh riêng biệt.
    Dịch là chuyển biến, thay đổi không ngừng. Toàn vũ trụ không lúc nào không chuyển dịch, biến đổi. Chuyển đổi là nguyên động lực đẩy quay bánh xe số mệnh và con người ở trần thế này. Tốc độ biến dịch mỗi thời kỳ một mau hơn. Con người cần nhận thức được bản thân để thích ứng hoặc trực diện đương đầu, hoặc tránh né để chờ thời mà thực hiện tốt cuộc tranh sống với hoàn cảnh thiên nhiên, hoàn cảnh xã hội.
    Khả năng của lưới tin thời đại chỉ lan xa, mở rộng và chỉ xuất hiện mới đây, nhưng tấm lưới của số mệnh đã có từ khi hình thành vũ trụ, chẳng những bao la, xa rộng mà còn thấm sâu vào đời sống vạn vật. Lưới tin chỉ có thể cho ta biết những gì đang xảy ra, đã xảy ra nhưng lưới của số mệnh Nostradamus phát hiện được những gì sẽ đến sau cả trăm năm. Nếu không dùng số mệnh học để giải đáp, chúng ta không thể hiểu tại sao?
    Vở kịch La Moueette của Anton Tchekov lần đầu trình diễn là một thất bại thê thảm đến nỗi tác giả phải bỏ trốn để không bị nghe những lời mạt sát, công kích. Nhưng chỉ ba tháng sau thôi, hào quang của vở kịch chẳng những bao trùm nước Nga mà còn chiếu sáng ra toàn thế giới, mà lần trình diễn thứ hai vở kịch không hề được gọt dũa hay thay đổi dù một chữ.
    Gần hai chục năm, mạng lưới số mệnh đã bủa vây công nương Diana, từng lớp từng lớp, cuối cùng đưa tới cái chết thê thảm của bà giữa lúc mà kỹ thuật lưới tin phát triển rầm rộ. Vậy thì nói chuyện số mệnh vào lúc này khi nhân loại bước sang kỷ nguyên kỹ thuật lên cao nhất, kinh tế toàn cầu phức tạp nhất trong lịch sử lại là hợp thời.
    Lịch sử nước ta có mấy câu kể vào loại “nhất ngôn hưng bang” ảnh hưởng lâu dài đến vận mệnh của cả nước đều bắt nguồn từ tính toán mệnh số:
    - Lúc họ Trịnh toan cướp ngôi Lê sai người vào hỏi ông Trạng Trình. Ngài trầm ngâm chẳng muốn bàn thảo thẳng vào vấn đề. Các sứ gia của Trịnh lặng yên ngồi chờ thì bỗng Trạng Trình sai bảo người nhà một điều: “Hẵng quét dọn sạch sẽ nơi thờ tự, vào chùa thờ Phật thì được ăn oản” chỉ một câu ấy thôi rồi ngài xin phép các sứ giả vào nghỉ. Sứ giả về tâu trình lại với chủ, họ Trịnh hiểu ý, không đoạt ngôi Lê nữa mà chỉ xưng là chúa nhưng quyền hành đã nắm hết trong tay. Câu vào chùa thờ Phật thì được ăn oản đã khiến cho nước hết loạn, dân được yên. Nếu tranh đoạt ngôi Lê thì cái thù của dòng họ còn kéo dài và giết chóc chưa chấm dứt.
    - Một lần khác khi Nguyễn Hoàng bị chúa Trịnh chèn ép bèn sai gia nhân đến thỉnh ý Trạng Trình. Ngài bảo: “Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân” (Dãy núi Hoành Sơn có thể dung thân vạn đời). Nguyễn Hoàng hiểu ý xin với chúa Trịnh cho mình đi trấn thủ phía Nam, một nơi mà chúa Trịnh coi là tử địa cho Nguyễn Hoàng. Thế nhưng Nguyễn Hoàng từ đấy đã mở mang bờ cõi cho nước ta, trải dài tới đến Cà Mau.
    - Trạng Trình một nhà số mệnh học uyên thâm, cụ đã tính và nhìn thấy rõ chẳng những tương lai của một người, một dòng họ mà còn tương lai của một dân tộc. “Vào chùa thờ Phật thì được ăn oản” là câu nói tạo nên một thời an dân. “Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân” là câu nói hưng bang, mở mang bờ cõi.
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 10/5/15
Moderators: virgor

Chia sẻ trang này