Tương tư thập giới thi và Thương Ương Gia Thố- vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 6 Tây Tạng

Thảo luận trong 'Tủ sách Thi ca' bắt đầu bởi lichan, 8/12/13.

Moderators: Ban Tang Du Tử
  1. lichan

    lichan Lớp 12

    Tương tư thập giới thi
    là một bài thơ của Thương Ương Gia Mục Thố (1683-1706)_Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng đời thứ sáu.


    Sau đây là nguyên văn bài thơ:
    Phiên âm tiếng Hán:


    Đệ nhất tối hảo bất tương kiến, như thử tiện khả bất tương luyến.
    Đệ nhị tối hảo bất tương tri, như thử tiện khả bất tương tư.
    Đệ tam tối hảo bất tương bạn, như thử tiện khả bất tương khiếm.
    Đệ tứ tối hảo bất tương tích, như thử tiện khả bất tương ức.
    Đệ ngũ tối hảo bất tương ái, như thử tiện khả bất tương khí.
    Đệ lục tối hảo bất tương đối, như thử tiện khả bất tương hội.
    Đệ thất tối hảo bất tương ngộ, như thử tiện khả bất tương phụ.
    Đệ bát tối hảo bất tương hứa, như thử tiện khả bất tương tục.
    Đệ cửu tối hảo bất tương y, như thử tiện khả bất tương ôi.
    Đệ thập tối hảo bất tương ngộ, như thử tiện khả bất tương tụ.
    Đãn tằng tương kiến tiện tương tri, tương kiến hà như bất kiến thời.
    An đắc dữ quân tương quyết tuyệt, miễn giáo sinh tử tác tương tư.”


    Dịch nghĩa:
    Một, tốt nhất là không gặp, không gặp sẽ không yêu.
    Gió lạnh thổi tà áo nhẹ bay, sầu vương cánh quạt
    Hai, tốt nhất đừng quen biết, không quen chẳng tương tư.
    Ta giấu lòng thương nhớ bên gối, sớm nay còn vệt nước mắt thấm qua.
    Ba, tốt nhất không làm bạn, không bạn sẽ chẳng nợ nhau.
    Tiến đi dứt khoát cắt lìa, tránh một mối tơ vò khó thoát.
    Bốn, tốt nhất là không thương, không thương làm sao nhớ.
    Tình yêu đó dành cho người, chỉ xin được chôn chặt trong ký ức.
    Năm, tốt nhất chưa từng yêu, không yêu thì sẽ chẳng bao giờ chia tay.
    Cổng nặng nhà sâu hun hút, ta chỉ có thể từ đây ngóng họa lầu tây.
    Sáu, tốt nhất không có quan hệ gì, đã không quan hệ hà cớ phải gặp nhau.
    nhỡ đâu gặp gỡ lại bơ vơ biết nối bước ai về.
    Bảy, tốt nhất không gây lỗi lầm, như vậy không cần phụ rẫy.
    Gánh vác cả thế gian, gánh nặng như núi.
    Tám, tốt nhất không hứa hẹn để người khỏi mang lòng chờ đợi.
    hỉnh thoảng lại nghe thấy tiếng mưa dưới ngô đồng đêm nào.
    Chín, tốt nhất không phụ thuộc, như vậy chẳng sinh ra dựa dẫm.
    Người đông lao lực, kẻ tây tiệc tùng, tự ý tùy lo sải cánh bay.
    Mười, tốt nhất nữa là không tình cờ gặp mặt, mãi mãi không ở bên nhau.
    Nhạc hết người tan đi đi về về thương biệt ly.


    …Nhưng vừa gặp được, liền vừa hiểu. Có gặp không gặp khác gì nhau? Đành cùng người quyết ý đoạn tuyệt, tránh một lúc thương nhớ đến sống chết…”
    …Người gặp ta hay không gặp ta cũng đừng sầu đừng oán. Đã đành cùng người quyết tình dứt ý, tránh cảnh sinh tử nhớ thương. Thà rằng quyết tuyệt cùng chàng, khỏi phải nói chuyện sinh tử rồi tương tư, có tương tư cũng chỉ là vô ích. Mười điều này xin gửi cho người.”


    Tản mạn: mười điều tưởng chừng như đơn giản ấy, nói ra thì ai cũng hiểu, mà không nói ra thì có lẽ tự bản thân mỗi người cũng từng có lần bất chợt nghĩ đến trong đời. Thế nhưng, nói là một chuyện, nghĩ đến là một chuyện, đến khi cuộc đời đổi thay, định mệnh đóng đinh lên phận người, mới hay mười điều ấy, tưởng dễ mà rất khó, tưởng khả thi nhưng thực chất lại là bất khả thi. Một khi đã vướng vào lưới tình, mấy ai còn đủ tỉnh táo để nghiệm được mười điều ấy nữa! Bởi thế, bài thơ mới kết thúc bằng một câu cảm thán đến đắng lòng: “…Nhưng vừa gặp được liền vừa hiểu, có gặp không gặp khác gì nhau? Đành cùng người quyết ý đoạn tuyệt, tránh một lúc thương nhớ đến sống chết…”. Bài thơ kết thúc ở đó, nhưng cuộc đời không đơn giản như vậy, dẫu biết có gặp hay không gặp thì nhân sinh thế gian này vốn dĩ vẫn là khổ, nhưng liệu biết rồi, nhận ra rồi, có quyết nổi hay không? Có tuyệt nổi hay không? Những lời lẽ không có hồi kết ấy, vang vọng qua bao nhiêu thế kỉ, đến với bao nhiêu trái tim đồng cảm, e rằng ngàn đời sau vẫn không lỗi thời!

    Tốt nhất là không gặp, không gặp sẽ không yêu.
    Không biết chẳng tương tư
    Không làm bạn thì chẳng mắc nợ gì nhau.
    Không thương làm sao nhớ.
    Chưa từng yêu thì sẽ chẳng bao giờ chia tay.
    Không có quan hệ gì, thì hà cớ phải gặp nhau.
    Chẳng gây lỗi lầm thì không cần phụ rẫy.
    Không hứa hẹn thì người khỏi mang lòng chờ đợi.
    Không phụ thuộc gì thì chẳng sinh ra dựa dẫm.
    Tốt nhất nữa là, không tình cờ gặp mặt – mãi mãi không ở bên nhau.”

    ***

    Nếu biết quá yêu, hà tất quá giận
    Nếu biết quá cần, hà tất quá chấp


    Thương Ương Gia Thố (hay Tsangyang Gyatso, phiên âm tiếng Tạng: tshang-dbyangs rgya-mtsho) (1683-1706) là vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 6 của Tây Tạng, tác giả của không ít những bài thơ tình ưu mỹ động lòng người.


    Ông là người tộc Monpa, sinh năm Khang Hi thứ 22 trong một gia đình nông dân dưới chân dãy Narayan, vùng Môn Ngung, quận Đạt Vượng, Nam Tây Tạng*. Gia đình nhiều đời là tín đồ Ninh-mã phái thuộc Phật giáo Tây Tạng. Cha là Trát Hỉ Đan Tăng, mẹ là Tài Vượng Lạp Mạt. Mười bốn tuổi quy y, tiến nhập cung điện Potala trở thành Đạt Lai Lạt Ma, người đứng đầu Cách-lỗ phái. 10 năm sau vì cuộc đấu tranh chính giáo ở Tây Tạng, bị triều Thanh phế truất, áp giải đi phương Bắc, nửa đêm bỏ trốn, không rõ kết cục.


    Gia đình Thương Ương Gia Thố có truyền thống theo Ninh-mã phái (Hồng giáo) của Phật giáo. Giáo quy của giáo phái này không cấm các thầy tu cưới vợ, sinh con. Mà Cách-lỗ phái (Hoàng giáo) của Đạt Lai Lạt Ma thì nghiêm cấm tăng lữ kết hôn lập gia đình, gần gũi nữ giới. Đối với những quy tắc thanh quy này Thương Ương Gia Thố khó có thể tiếp nhận được. Cuộc sống 14 năm ở nông thôn khiến cho ông vừa có vô số trải nghiệm trong cuộc sống trần tục, cũng khiến cho ông hướng về tình yêu một cách tự nhiên, kích thích cảm hứng thơ ca trong ông. Ông không những không trói buộc những tư tưởng, tình cảm, hành động của mình bằng giáo quy mà còn dựa vào tư tưởng độc lập của bản thân viết nên rất nhiều bản “Tình ca” du dương, uyển chuyển.

    Tương truyền trước khi được chọn làm Đạt Lai Lạt Ma ông từng có một ý trung nhân thông minh xinh đẹp ở quê. Hai người cả ngày bầu bạn cùng nhau, trồng trọt chăn nuôi, thanh mai trúc mã, tình cảm vô cùng sâu đậm. Sau khi Thương Ương Gia Thố tiến nhập cung điện Potala, ông chán ghét cuộc sống nhàm chán cứng nhắc của người đứng đầu Hoàng giáo trong thâm cung, luôn tưởng nhớ những sinh hoạt phong phú trong dân gian, vương vấn ý trung nhân xinh đẹp. Vào ban đêm ông thường cải trang xuất cung, gặp gỡ tình nhân, theo đuổi cuộc sống tình yêu lãng mạn. Vào một ngày tuyết lớn, Thiết Bổng Lạt Ma buổi sáng ngủ dậy, thấy có dấu chân người trên tuyết, bèn lần tìm theo dấu chân, cuối cùng thấy dấu chân biến mất trong tẩm cung của Thương Ương Gia Thố. Sau đó Thiết Bổng Lạt Ma trừng phạt nghiêm khắc người Lạt ma hầu cận bên cạnh Thương Ương Gia Thố, còn cho người xử tử ý trung nhân của ông, giam lỏng Thương Ương Gia Thố. Những câu chuyện lãng mạn tương tự như thế được truyền lại rất nhiều, nhưng đều kết thúc trong bi kịch.

    Một vị cao tăng Phật giáo Tây tạng đã đánh giá: “Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 dùng pháp thế gian giúp người đời được chiêm ngưỡng thế giới tinh thần bao la trong pháp xuất thế. Những bài thơ và bài hát của ông đã làm thanh lọc cả một thời đại và cả những tâm hồn con người trong thời đại đó. Ông dùng lòng từ bi chân thành giúp người đời cảm thụ được Phật pháp không phải là cao siêu không thể với tới, hành vi riêng biệt độc đáo của ông đã giúp chúng ta lĩnh hội được thế nào mới là giáo lí chân chính”.

    (Đạt Lai Lạt Ma là người lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng, là danh hiệu của phương trượng trường phái Cách-lỗ (Gelugpa hay Hoàng giáo, một trong 4 tông phái lớn của Phật giáo Tây Tạng). Người Tây Tạng xem Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của Quan Thế Âm. Mỗi một Đạt Lai Lạt Ma được xem là tái sinh của vị trước)

    Thương Ương Gia Thố trở thành người kế thừa của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 là hệ quả đấu tranh chính trị do Tang Kết Gia Thố một tay tạo nên. Khi còn sống, ông phải tồn tại dưới bóng ma của Tang Kết Gia Thố, cuộc đời ngắn ngủi của ông lưu lại rất nhiều bài thơ tình xúc động sâu sắc, cùng với rất nhiều những truyền thuyết lãng mạn đầy tình cảm, nhưng đa số đều kết thúc trong bi kịch.

    BIẾN CỐ CUỘC ĐỜI

    Ngày 25 tháng 2 năm 1682, Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 La Tang Gia Thố sau khi xây lại xong cung điện Potala thì từ trần. Đệ tử thân tín của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 là Tang Kết Gia Thố, dựa theo tâm nguyện của La Tang Gia Thố và cục diện hiện thời của Tây Tạng, bí mật làm đám tang, che giấu đông đảo giới tăng lữ cùng hoàng đế Khang Hi, người nắm quyền đương thời, trong tận đến 15 năm.

    Năm 1696, hoàng đế Khang Hi dẹp yên cuộc nổi loạn của Cát Nhĩ, vô tình biết được Đạt Lai Lạt Ma đã qua đời từ nhiều năm trước, vô cùng phẫn nộ, gửi thư chất vấn nghiêm khắc Tang Kết Gia Thố. Tang Kết Gia Thố một mặt thú nhận sai lầm với Khang Hi, một mặt đưa ra chuyển thế linh đồng đã tìm được từ nhiều năm trước mà bị giấu đi. Đứa bé này chính là thi nhân lãng mạn nổi tiếng trong lịch sử Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 Thương Ương Gia Thố.

    Năm 1697, Thương Ương Gia Thố được chọn làm chuyển thế linh đồng của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5, bái Ban Thiền Lạt ma thứ 5 La Tang Ích Hỉ làm sư phụ, cạo đầu chịu giới luật sa di, lấy pháp danh là La Tang Nhân Khâm Thương Ương Gia Thố. Ngày 25 tháng 10 cùng năm, tại cung điện Potala ở Lhasa, cử hành lễ tọa sàng, trở thành Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 6. Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 mặc dù là người đứng đầu chính giáo của Tây Tạng, nhưng lại không đủ năng lực để nắm giữ được quyền lực của chính giáo.

    Lúc này ở Tây Tạng, cục diện chính trị rối ren. Năm 1701 (năm kim xà lịch Tây Tạng) chắt trai của Cố Thủy Hãn (Gushri Khan) là Lạp Tằng Hãn (Lha-bzang Khan) kế vị, mâu thuẫn với Tang Kết Gia Thố càng ngày càng gay gắt. Tang Kết Gia Thố mua chuộc người hầu trong Hãn phủ, hạ độc trong thức ăn của Lạp Tằng Hãn, bị Lạp Tằng Hãn phát hiện, hai bên bùng nổ chiến tranh, quân Tây Tạng bại trận, Tang Kết Gia Thố bị xử tử. Sau khi biến cố phát sinh, Lạp Tằng Hãn bẩm báo cho hoàng đế Khang Hi chuyện “mưu phản” của Tang Kết Gia Thố, cũng bẩm tấu Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 Thương Ương Gia Thố không tuân thủ thanh quy, là Đạt Lai Lạt Ma giả mạo, xin được phế bỏ. Khang Hi chuẩn tấu, quyết định áp giải Thương Ương Gia Thố đi Bắc Kinh. Năm 1706, trên đường áp giải, đến gần bên hồ Thanh Hải thì Thương Ương Gia Thố mất tích, về tung tích của ông thì có vô số lời đồn đãi. Có lời đồn rằng, ông vứt bỏ danh vị, quyết tâm chạy trốn, chu du Mông Cổ, Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ rồi qua đời ở Alashan (phía Tây khu tự trị nội Mông Cổ – Trung Quốc), hưởng thọ 64 tuổi.

    THƠ CA

    Thương Ương Gia Thố là một trong những thi nhân nổi tiếng nhất Tây Tạng, những bài thơ ông viết nổi tiếng khắp trong và ngoài nước, không chỉ chiếm vị trí quan trọng trong nền văn học Tây Tạng, ảnh hưởng sâu rộng đến bao thế hệ người Tây Tạng mà còn là một đóa hoa hiếm thấy nổi bật trên thi đàn thế giới, gợi hứng thú nghiên cứu cho không ít học giả.

    Ông có khoảng 66 bài thơ, các bài thơ của ông ngoại trừ thơ ca tụng ra thì phần lớn là miêu tả tình yêu nam nữ chân thành, hạnh phúc, gặp cản trở thì buồn bã xót thương, đó là lý do vì sao các bài thơ đều được dịch phổ biến thành “Tình ca”. Bản gốc bằng tiếng Tây Tạng được lưu truyền rộng rãi, có bản được chép tay, có bản được khắc gỗ, có bản được truyền miệng, đủ thấy niềm yêu mến sâu sắc của nhân dân Tây Tạng đối với thơ của ông. Bản dịch tiếng Trung thì có ít nhất 10 bản, tiếng nước ngoài thì có tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Nhật. Những cống hiến to lớn của Thương Ương Gia Thố đối với nền thơ ca Tây Tạng là không thể phủ nhận, vĩnh viễn xứng đáng được ghi nhớ và kính trọng. Thương Ương Gia Thố nếu không làm Phật, có lẽ ông sẽ trở thành một người phóng khoáng trên đời, là huyền thoại trong cuộc sống tĩnh lặng, nếu không phải một người có tuệ tâm thì sẽ không thể làm được như thế. Trong tất cả các Đạt Lai Lạt Ma trong lịch sử, ông là người phóng khoáng tự nhiên nhất.

    Thơ của ông có rất nhiều phiên bản khác nhau. Không rõ phiên bản nào mới là bản chính xác. Rất nhiều các bài thơ được cho là của ông lưu truyền trên mạng hiện nay cũng không có bằng chứng xác thực có phải là của ông hay không.

    Tự tàm đa tình ô phạm hành,

    nhập sơn hựu khủng ngộ khuynh thành

    Thế gian na đắc song toàn pháp,

    bất phụ như lai bất phụ khanh?”​


    Dịch nghĩa:


    Thật hổ thẹn đã để tấm lòng yêu làm dơ bẩn con đường tu hành

    Vào cung rồi lại chỉ sợ sẽ lỡ mất người trong mộng

    Thế gian này sao có được biện pháp trọn đôi đường

    Không phụ Như Lai, cũng chẳng phụ nàng


    Hơn ba trăm năm trước, vị Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi đa tình này đã khẽ khàng thốt ra những câu thơ đầy mâu thuẫn từ tận đáy lòng như thế. Hạnh phúc và khổ đau của ông, đều tương quan chặt chẽ đến thứ mà ông phải chọn lựa. Nhưng dù cho ông có nghiêng về phía bên kia, số phận của ông đã được định sẵn là không thể nào toàn vẹn. Dù có là một Đạt Lai Lạt Ma cao quý, Thương Ương Gia Thố vẫn phải trả giá vì sự lựa chọn và mâu thuẫn của mình.

    Giống như câu cảm thán trong một bài viết: Địa vị dù cao quý đến thế cũng chẳng đổi được một mối tình giản đơn

    NA NHẤT DẠ


    Na nhất khắc, ngã thăng khởi phong mã, bất vi khất phúc, chích vi thủ hậu nhĩ đích đáo lai;

    Na nhất thiên, bế mục tại kinh điện đích hương vụ trung, mạch nhiên thính kiến nhĩ tụng kinh đích chân ngôn;

    Na nhất nguyệt, ngã chuyển động sở hữu đích kinh đồng, bất vi siêu độ, chích vi xúc mạc nhĩ đích chỉ tiêm;

    Na nhất niên, ngã khái trường đầu bồ bặc tại sơn lộ, bất vi cận kiến, chích vi thiếp trứ nhĩ đích ôn noãn;

    Na nhất thế, ngã chuyển sơn chuyển thủy chuyển phật tháp nha, bất vi tu lai thế, chích vi đồ trung dữ nhĩ tương kiến.

    Thiên không trung khiết bạch đích tiên hạc, thỉnh tương nhĩ đích song sí tá ngã

    Ngã bất vãng viễn xử khứ phi, chích đáo lý đường tựu hồi

    Chích thị, tại na nhất dạ

    Ngã vong khước liễu sở hữu, phao khước liễu tín ngưỡng, xá khí liễu luân hồi

    Chích vi, na tằng tại phật tiền khốc khấp đích mân côi, tảo kỷ thất khứ cựu nhật đích quang trạch”


    Dịch thơ:

    Một đêm đó

    Khoảnh khắc đó, ta giương cao cờ phong mã ,không vì cầu phúc, chỉ vì ngóng đợi người xuất hiện

    Một ngày đó, ta nhắm mắt đắm chìm trong làn khói điện thờ, bất chợt nghe thấy tiếng tụng kinh của người

    Một tháng đó, ta xoay chuyển tất cả bánh xe cầu nguyện ,không vì siêu thoát, chỉ vì chạm được ngón tay người

    Một năm đó, ta dập đầu quỳ rạp trên đường núi, không vì gặp mặt, chỉ vì kề cận hơi ấm của người

    Một đời đó, ta qua sông qua núi qua tháp Phật, không vì tu luyện cho kiếp sau, chỉ vì giữa đường gặp lại người

    Hỡi cánh hạc tinh khôi trên bầu trời, hãy cho ta mượn đôi cánh của ngươi

    Không để bay đến những miền xa lạ, chỉ để trở lại từ Litang

    Nhưng trong đêm đó

    Ta bỏ quên hết thảy, vứt bỏ tín ngưỡng, không cần cả luân hồi

    Bởi lẽ đóa hồng nỉ non trước Phật kia đã sớm mất đi vầng hào quang trong dĩ vãng

    Bài thơ “Thập giới” của Tsangyang Gyatso

    Nếu ta không gặp gỡ
    Ta đã chẳng yêu nhau.

    Nếu ta không thấu hiểu
    Ta đã chẳng thương nhau.

    Nếu ta không trao gửi
    Ta đã chẳng nợ nhau.

    Nếu ta không gắn bó
    Ta đã chẳng rời nhau.

    Nếu ta không khác biệt
    Ta đã chẳng gần nhau.

    Nếu ta không lầm lỡ
    Ta đã chẳng phụ nhau.

    Nết ta không hứa hẹn
    Ta đã chẳng vì nhau.

    Nếu ta không gắn bó
    Ta đã chẳng cần nhau.

    Nếu ta không gặp nhau
    Ta đâu là của nhau.

    Nhưng, ta đã gặp và rồi, yêu nhau.
    Đã yêu, sao có thể từ bỏ.
    Dù cho nỗi tương tư theo ta trọn kiếp này.

    Trích Đức Phật và nàng.

    -Kiến dữ bất kiến- Gặp hay không gặp -See or not -

    Bài thơ này rất phổ biến ở Trung Quốc Hầu hết các bản dịch tiếng Anh về bài thơ này đều đề tên tác giả của nó là Tsangyang Gyatso. Tuy nhiên có nguồn tư liệu cho rằng không phải của ông mà là của người khác viết về ông (?) (Còn cần phải kiểm chứng lại để xác định trung thực vì thấy lời lẽ trong các bài thơ tiếng Anh đều mang tính chất thơ của thời hiện đại)

    + Bản chữ Hán:

    見與不見
    Kiến dữ bất kiến

    你 见,或 者 不 见 我
    Nhĩ kiến hoặc giả bất kiến ngã
    我 就 在 那 里
    Ngã tựu tại na lý
    不悲不喜
    Bất bi, bất hỷ

    你 念,或 者 不 念 我
    Nhĩ niệm, hoặc giả bất niệm ngã
    情 就 在 那 里
    Tình tựu tại na lý
    不来不去
    Bất lai bất khứ

    你 爱,或 者 不 爱 我
    Nhĩ ái, hoặc giả bất ái ngã
    爱 就 在 那 里
    Ái tựu tại na lý
    不 增 不 减
    Bất tăng bất giảm

    你 跟,或 者 不 跟 我
    Nhĩ cân , hoặc giả bất cân ngã
    我 的 手 就 在 你 手 里
    Ngã đích thủ tựu tại nhĩ thủ lý
    不 舍 不 弃
    Bất xả bất khí
        
    来 我 的 怀 里
    Lai ngã đích phó lý
    或 者
    Hoặc giả
    让 我 住 进 你 的 心 里
    Nhượng ngã tại tiến nhĩ đích tâm lý
    默 然 相 爱
    Mặc nhiên tương ái
    寂 静 欢 喜
    Tịch tĩnh hoan hỷ


    Bản dịch tiếng Việt từ tiếng

    Gặp hay Không Gặp

    Em gặp hay không gặp anh
    Anh vẫn còn ở đó
    Không buồn , không vui

    Em nhớ anh, hay không nhớ anh
    Cảm giác vẫn còn ở đó
    Không đến, không đi

    Em yêu anh, hay không yêu anh
    Tinh yêu vẫn còn ở đó
    Không giảm, không tăng

    Em theo anh, hay không theo anh
    Tay anh vẫn còn trong tay em đó
    Không bỏ, không quên

    Hãy đến sà vào vòng tay anh
    Hay là
    Hãy để anh sống trong tim em
    Trong im lặng tình yêu
    Trong niềm vui bình thản.

    -Hoàng Nguyên Chương-


    Bản dịch tiếng Anh
    See or Not

    You see me, or not see me
    I am there
    Not sad ,not happy

    You miss me , or not miss me
    The feeling is there
    Not come, nor leave

    You love me, or not love me
    The love is there
    Not more,not less

    You follow me,or not follow me
    My hands are in yours
    Not give up, not apart
    Come into my arms
    Or
    Let me leave in your heart
    Love in quietly
    And Joy peacefully

    -Divertida LZ-


    Kiến bất dữ kiến

    Em sẽ đến tìm tôi, hoặc không
    Tôi vẫn ở đó, chờ em
    Không buồn, không vui

    Em sẽ nhớ về tôi, hoặc không
    Nỗi nhớ vẫn đó, đợi em
    Không gần, không xa

    Em sẽ yêu tôi, hoặc không
    Tình vẫn ở đó, cho em
    Không đầy, không vơi

    Em đi cùng tôi, hoặc không
    Vẫn đặt tay mình trong tay em
    Không rời, không buông

    Hãy ngả vào lòng tôi
    Hoặc,
    Để tôi bước vào tâm trí của em

    Lặng lẽ, thương yêu
    Yên bình, hoan ca.

    -Kiếm-


    You meet me, or not meet me
    by Tsangyang Gyatso

    "You meet me, or not meet me
    I'm there
    No sorrow or happy

    You miss me, or not miss me
    The memory is there
    Not coming, not going

    You love me, or not love me
    Love is there
    Can't be added, can't be ended

    You be with me, or you leave me
    I lace my fingers in yours
    Never be aparted

    Rest in my arms
    Or let me go into your mind
    In silence, and in love
    So quiet, and so fascinating"
    (Chưa rõ tên người dịch)


    See me or not

    See me
    or see me not
    I’m here
    Without tear or joy

    Think of me
    or think of me not,
    Affection is here,
    Despite of the change
    of the year

    Love me
    or love me not,
    Love is here,
    and won’t my heart sear

    come to me
    or come to me not,
    my hand is here
    in yours without fear,

    be in my bosom,
    or let me live in your heart
    silent love, halcyon happy
    by Vadjar Guru Pema


    ***
    If we were not to meet,
    we would not fall in love;
    If we were not in acquaintance,
    We would not be drowned in lovesickness.

    ***
    Nếu mình không gặp gỡ.
    Đâu vướng tình thiên thu.
    Nếu mình không quen biết .
    Đâu đắm chìm tương tư.


    Bạch hạc
    (Người dịch: Vũ Hoàng Linh)

    Kìa, bạch hạc!
    Cho ta mượn đôi cánh
    Ta sẽ chẳng bay xa
    Từ Lithang, ta sẽ trở về


    Cô gái tôi yêu từ khi nhỏ dại
    (Người dịch: Vũ Hoàng Linh)

    Cô gái tôi yêu từ khi nhỏ dại
    Ắt hẳn là con gái của loài sói
    Dù đã nhiều đêm nàng ở bên tôi
    Nàng vẫn tìm đường trốn chạy
    Như loài sói, tới những núi đồi

    Người ta nói về tôi nhiều lời đàm tiếu
    (Người dịch: Vũ Hoàng Linh)

    Người ta nói về tôi nhiều lời đàm tiếu
    Tôi xin lỗi về tất cả mọi điều
    Tôi chỉ bước ba bước nhỏ
    Đã ở trước cửa nhà người yêu

    Ngay cả lúc ngồi thiền
    (Người dịch: Vũ Hoàng Linh)

    Ngay cả lúc ngồi thiền
    Tôi không thấy Lạt Ma
    Nhưng đôi khi hiện ra
    Nụ cười em yêu dấu


    Nụ cười em ngọt ngào
    (Người dịch: Vũ Hoàng Linh)

    Nụ cười em ngọt ngào
    Đánh cắp trái tim tôi
    Nếu thực tình em yêu
    Hãy cho tôi hứa hẹn
    Từ sâu thẳm trái tim


    Mũ trên đầu
    (Người dịch: Vũ Hoàng Linh)

    Mũ trên đầu
    Bím tóc dài vắt ngang vai.
    “Đi may mắn.”
    “Bình yên ở lại.”
    “Em sẽ buồn…”
    “Mình sẽ sớm gặp lại.”


    Yama, nghiệp của tôi
    (Người dịch: Vũ Hoàng Linh)

    Yama, nghiệp của tôi
    Nghỉ ngơi nơi cõi chết
    Người hãy lo xử xét
    Công lý không của tôi
    Khi tôi còn trên đời


    Trong quán rượu
    (Người dịch: Hoàng Hưng)

    Nàng phân phát nụ cười
    Cho mọi người trong quán
    Nhưng khoé mắt nàng nói
    Rằng nàng riêng chỉ yêu tôi


    Thiền định
    (Người dịch: Hoàng Hưng)

    Giá như ta có thể định tâm
    Vào Phật pháp như vào em yêu dấu
    Thì ta đã đạt tới giác ngộ
    Ngay trong đời này kiếp này.


    Người yêu chờ tôi trên giường
    (Người dịch: Vũ Hoàng Linh)

    Người yêu chờ tôi trên giường
    Trao tôi thân thể nàng mềm ấm
    Có phải là nàng đến
    Cởi bỏ phẩm hạnh tôi


    Tôi dựng những lá bùa
    (Người dịch: Vũ Hoàng Linh)

    Tôi dựng những lá bùa
    Cầu may cho người yêu
    Hỡi thần rừng Shelngo
    Đừng dẫm lên bùa đó


    Tôi gắng sức bắt mình
    (Người dịch: Vũ Hoàng Linh)

    Tôi gắng sức bắt mình
    Nghe lời dạy Lạt Ma
    Nhưng tim tôi trốn chạy
    Nghĩ tới người tôi say


    Tôi tìm người yêu vào lúc hoàng hôn
    (Người dịch: Vũ Hoàng Linh)

    Tôi tìm người yêu vào lúc hoàng hôn
    Và tuyết rơi khi bình minh đến
    Nghỉ ngơi trong cung Potala
    Tôi là Rigzin Tsangyang Gyatso
    Nhưng trong những ngõ khuất ở Shol-town
    Tôi là kẻ phóng đãng, hoang tàng
    Bí mật hay không
    Chẳng có gì quan trọng
    Những dấu chân đều in trên tuyết trắng.



    Lúc viên ngọc của tôi
    (Người dịch: Vũ Hoàng Linh)

    Lúc viên ngọc của tôi
    Tôi coi thường giá trị
    Khi ngọc đến tay người
    Tôi buồn thương luyến tiếc
    Bởi tôi mới nhận ra
    Nó vô cũng quý giá.

    Trong giấc mơ tôi hay gặp
    (Người dịch: Vũ Hoàng Linh)

    Trong giấc mơ tôi hay gặp
    Người yêu tôi đã đánh mất
    Tôi phải tìm người đoán mộng
    Để đón nàng về với tôi


    Tôi không ngủ

    Tôi không ngủ
    Bởi vì tôi đang yêu
    Giận dữ và mệt mỏi
    Ngày mai không mang người yêu tôi tới

    Trong cuộc đời ngắn ngủi

    Trong cuộc đời ngắn ngủi
    Ta chia sẻ niềm vui
    Mong sao lại gặp nhau
    Trong thanh xuân kiếp sau


    Nếu như tôi gặp may

    Nếu như tôi gặp may
    Tôi dựng bùa thuận lợi
    Nàng tiểu thư thơ ngây
    Sẽ mời tôi ở lại


    Nếu một người không cân nhắc

    Nếu một người không cân nhắc
    Cái chết và vô thường ở trong tâm
    Thì dù có cẩn trọng, tinh thông
    Y vẫn cứ là thằng ngốc


    Tsangyang Gyatso


    -Thu Thập từ nhiều Nguồn -
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/12/13
Moderators: Ban Tang Du Tử

Chia sẻ trang này