Tuyên phi Đặng Thị Huệ - Ngô Văn Phú

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi hoi_ls, 24/10/14.

Moderators: Bọ Cạp
  1. hoi_ls

    hoi_ls Lớp 6

    [​IMG]
    Đọc “Tuyên phi Đặng Thị Huệ”, nhà văn Ngô Văn Phú đưa ta về với một thời hoàng phái gác tía lầu son, với quyền nghiêng thiên hạ và tranh đấu hậu cung, với giàu sang phú quý và biến động gươm đao, với vinh hoa xán lạn và uất hận nhục nhằn,... Và, vượt lên tất cả là một tình yêu long lanh, mê đắm, ngọt ngào,... của mỹ nhân khuynh quốcTuyên phi Đặng Thị Huệ và anh hùng thiên hạ Tĩnh đô vương Trịnh Sâm.

    Câu chuyện đưa ta về những năm tháng khi Đặng Thị Huệ vẫn còn là một cô gái nghèo lam lũ. Cho dù xinh xắn nhất làng, có bao nhiêu chàng theo đuổi, từ những anh nông dân chất phác, những chàng khóa sinh nghèo tài hoa cho tới các công tử thế gia, những phú thương địch quốc,... nhưng cô vẫn không được chọn ngồi tướng hội làng Gióng. Bởi cô nghèo. Bởi cô quá xinh, có quá nhiều người bám quanh nên mang điều tiếng... Có lẽ đây là bước ngoặt trong cuộc đời cô. Từ đó, Huệ nung nấu khao khát sống, khao khát vươn lên.

    Cô biết mình nghèo, chẳng có gì ngoài sắc đẹp chim sa cá lặn trời ban. Và Huệ đã lên kế hoạch – đúng hơn là nung nấu một kế hoạch cho đời mình. Dịp may đã đến: Huệ được tuyển vào cung Chúa, được Chúa sủng ái, trở thành Tuyên phi. Đó là bước đệm để Huệ kết bè đảng, lôi kéo Quận Huy, diệt Trịnh Tông, lũng đoạn triều đình, đưa Trịnh Cán lên ngôi Chúa,...

    Đặng Thị Huệ là một người đàn bà đẹp. Đẹp mà sắc sảo, thông minh, quyết đoán. Và có tài. Thế nên Huệ mới có thể ngồi trong màn gấm hậu cung mà vươn tay thâu tóm cả triều đình. Có thể nói, Đặng Thị Huệ là một Võ Tắc Thiên của Đại Việt. Ban đầu, Huệ vào cung Chúa, muốn gần gũi Chúa bởi khát vọng đổi đời. Dần dần, Huệ yêu Chúa Trịnh Sâm bằng tình yêu chân thành, tha thiết mà đằm thắm, bình dị. Thế nên Trịnh Sâm không bao giờ có thể rời xa Huệ nửa bước, Huệ nói gì cũng nghe, xin gì cũng cho, sủng ái hết mực. Có người chê Huệ, chửi Huệ là thứ Lã Hậu, Dương Qúy phi,... là người trực tiếp đẩy cơ nghiệp nhà Trịnh đến bờ vực thẳm. Nhưng bản thân tôi trân trọng Đặng Thị Huệ bởi ý chí, bởi khát vọng,... và nhất là, bởi tình yêu của bà.

    Đặng Thị Huệ dám hết mình với những cái mà bà hướng về, những cái mà bà trân trọng. Cái chết của bà ở cuối truyện là minh chứng rõ nét nhất cho điều đó!





    Thông tin về ebook:
    TUYÊN PHI ĐẶNG THỊ HUỆ
    (Tiểu thuyết lịch sử)
    Tác giả: NGÔ VĂN PHÚ
    NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ - 2010
    Khổ 13 x 20. Số trang: 279

    Thực hiện ebook: hoi_ls

    Tải về tại Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link (prc).
     
  2. hoi_ls

    hoi_ls Lớp 6

    NGÔ VĂN PHÚ - VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

    [​IMG]

    I. TIỂU SỬ
    - Tên khai sinh Ngô Văn Phú. Sinh ngày 8 tháng 4 năm 1937. Quê quán xã Nam Viên, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

    - Nhà văn Ngô Văn Phú xuất thân trong một gia đình Nho học. Sau khi tốt nghiệp đại học ông về làm biên tập viên báo Văn học, báo Văn nghệ rồi biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân đội trong những năm 1960 - 1963. Sau đó giải ngũ về phụ trách tổ thơ rồi tổ văn xuôi của báo Văn nghệ. Ông từng kinh qua các chức Phó giam đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Tổng biên tập, Giám đốc kieem Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn; Uỷ viên Hội đồng quản trị quỹ Đan Mạch phát triển, hợp tác và giao lưu văn hoá Đan Mạch – Việt Nam...

    II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
    - Giải văn xuôi báo Văn học 1958.

    - Giải thơ tạp chí Văn nghệ 1961.

    - Giải nhất ca dao báo Văn học.

    - Giải A về thơ năm 1970 của Hội Văn nghệ Hà Nội.

    - Giải thưởng 5 năm Hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Phú 1985-1990.

    - Giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp.

    - Giải nhì về dịch thơ Trung Quốc của tạp chí Văn học nước ngoài (Hội Nhà văn)

    - Giải A về thơ của Uỷ ban toàn quốc các Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam 1998.

    III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
    - Tháng năm mùa gặt (Thơ, 1978)

    - Ngọn giáo búp đa (Trường ca, 1978)

    - Đi ngang đồi cọ (Thơ, 1986)

    - Cô bùa mê (Thơ, 1989)

    - Đừng khóc (Thơ, 1991)

    - Âm thầm (Thơ, 1992)

    - Mặt trái xoan (Thơ, 1993)

    - Mắt mùa thu (Thơ, 1993)

    - Hoa trắng tình yêu (Thơ, 1994)

    - Heo may (Thơ, 1998)

    - Phương gió nổi (Thơ, 1999)

    - Thơ Ngô Văn Phú (Tuyển tập, 2000)

    - Ngõ Trúc (Truyện ngắn, 1986)

    - Thần hoàng làng (Truyện ngắn, 1992)

    - Chủ tịch Hội sợ vợ (Truyện ngắn, 1993)

    - Dạo chơi núi Dục Thuý (Truyện ngắn, 1993)

    - Giấc mơ hoàng hậu (Truyện ngắn, 1993)

    - Đêm rừng (Truyện ngắn, 1994)

    - Bà chúa kho (Truyện ngắn, 1994)

    - Một người đàn bà (Truyện ngắn, 1994)

    - Hảo hán Đồ Sơn (Truyện ngắn, 1998)

    - 100 truyện danh nhân dã sử (Truyện ngắn, 1999)

    - Lầu vọng tiên (Truyện ngắn, 2000)

    - Tình yêu đến từ nơi ấy (Tiểu thuyết, 1983)

    - Sau hồi chuông cầu nguyện (Tiểu thuyết, 1986)

    - Bụi và lốc (Tiểu thuyết, 1988)

    - Chiến trận, đời thường (Tiểu thuyết, 1988)

    - Ngôi vua và những chuyện tình (Tiểu thuyết, 1988)

    - Nợ đời phải trả (Tiểu thuyết, 1990)

    - Gươm thân Vạn Kiếp (Tiểu thuyết, 1991)

    - Quán trọ giữa đời (Tiểu thuyết, 1992)

    - Ngang trái phủ Tây Hồ (Tiểu thuyết, 1993)

    - Tuyên phi họ Đặng(Tiểu thuyết, 1996)

    - Vận trời (Tiểu thuyết, 1997)

    - Ấn kiếm trời ban (Tiểu thuyết, 1998)

    - Vầng lửa ngũ sắc (Tiểu thuyết, 1998)

    - Gió Lào thành cổ (Tiểu thuyết, 1999)

    - Hoàng đế đa tình (Tiểu thuyết, 1999)

    - Hồ Tây, phủ Tây Hồ (Biên soạn, 1993)

    - Hùng Vương và lễ hội đền Hùng (Biên soạn, 1995)

    - Thơ Đường ở Việt Nam (Khảo cứu, 1996)

    - Thiên gia thi (Dịch thuật, 1999)

    - Thơ Tùng Thiện Vương (với Ngô Linh Ngọc, khảo cứu , 1991)

    - Truyện cổ Trung Quốc (với Lê Bầu, khảo cứu 1991)

    - Tể tướng Lưu gù (với Lê Bầu, khảo cứu 1991)

    - Nhà văn Việt Nam hiện đại (với Bùi Hoà, Nguyễn Phan Hách, biên khảo nhiều tập, 1999-2000)

    - Văn chương và người thưởng thức (Khảo cứu, 1999)
     
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này