Khái Hưng, một tên tuổi lớn, đứng thứ hai sau Nhất Linh trong Nhóm Tự lực văn đoàn đã từng là một tác giả được yêu thích nhất trong lòng bạn đọc Việt Nam. Còn nhớ, những năm 80, đọc Khái Hưng, Nhất Linh là điều tối kỵ đối với những cô gái đang trong độ tuổi lớn. Điều ngăn cấm này được các bậc phụ huynh áp dụng rất khắc khe, vì họ sợ, họ ngại... những tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng sẽ làm cho con gái bạo ngược, "nổi loạn". Họ sợ cũng có căn cứ. Những ai sống trong xã hội thực dân - phong kiến của nước ta vào những năm 30 - 40 mới thấy hết được thảm cảnh làm dâu, làm vợ. Cái xã hội Việt Nam đang là phong kiến bỗng được thổi một luồng gió mới của Âu Châu, mát mẻ đâu không thấy mà chỉ thấy những cơn gió rợn người, đến nỗi người ta phải đốt sách đi hoặc như chị tôi, mê sách quá mà gọi đèn phim đọc trong mùng vậy! Xuân Diệu, Thế Lữ, Nhất Linh và Khái Hưng Khách quan mà nói, người ta nghĩ xấu về tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng thì nhiều chứ bản thân họ, những bậc phụ huynh cấm con em mình đọc tiểu thuyết (người dân thường gọi sách nói chung là truyện, tiểu thuyết) thì cũng ít tận mắt đọc những dòng chữ lãng mạn này. Khái Hưng tên thật Trần Khánh Giư, sinh năm 1896 trong một gia đình quan lại phong kiến ở làng Cồ Am, Huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương (nay thuộc Thành phố Hải Phòng). Ông cùng với Nhất Linh chủ trương tuần báo Phong Hoá và là cây bút chủ lực cho tờ Phong Hoá, Ngày Nay của Tự lực văn đoàn. Tiểu thuyết đầu tay của ông, khi mới xuất bản đã gây một tiếng vang lớn, đó là tác phẩm "Hồn bướm mơ tiên" (1933) kể về một truyện tình éo le đầy ảo mộng dưới mái chùa giữa một chàng thư sinh và sư cô đã xuất gia. Cùng với Nhất Linh, Khái Hưng đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm để đời, làm ít nhiều thay đổi về tư tưởng và nhận thức của thanh niên lúc bấy giờ, tiêu biểu như: Nửa chừng xuân, Tiêu Sơn tráng sĩ, Thoát ly, Thừa tự, Đời mưa gió... Giai đoạn cuối đời, Khái Hưng tham gia chính trị với nhiều tư tưởng phức tạp , từng bị Pháp bắt vì thân Nhật, sau này, ông đả kích cách mạng, ủng hộ bọn Việt gian. Có thể nói, về chính trị, Khái Hưng đã tự đánh mất danh tiếng của mình. Thế nhưng, xét về khía cạnh văn học, đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam là rất lớn lao. Ông mất năm 1947, hưởng dương 51 tuổi. Trong cuộc đời sáng tác ngắn ngủi của mình, Khái Hưng đa phần viết tiểu thuyết, truyện dài (viết riêng hoặc chung với Nhất Linh). Tuy thế, thỉnh thoảng ông cũng viết truyện ngắn và các tác phẩm truyện ngắn của Khái Hưng, ít nhiều bổ dung và góp phần miêu tả bức tranh hiện thực, tư tưởng và nhận thức của con người miền Bắc những năm 30 - 45. Thư viện ebook đã tuyển trọn những tác phẩm đặc sắc của ông để làm ebook mang tên "Tuyển tập truyện ngắn Khái Hưng". Sách bao gồm 24 truyện ngắn sau: Anh Phải Sống Bên Dòng Sông Hương Biển Cái Ve Ðào Mơ Ðiên Ðiếu Thuốc Lá Dọc đường gió bụi Ðợi chờ Dưới ánh trăng Ðồng xu Hai con mắt Một buổi chầu Người vợ mù Sóng Gió Ðồ Sơn Tế thành hoàng Thời chưa cưới Thưa chị Tiếng Khèn Tình Ðiên Tình Tuyệt Vọng Tống tiền Tương tri Véo Von Tiếng Ðịch Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! Password để mở sách là thuvien-ebook Người viết bài: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguồn: TVE
Nhắc đến Khái Hưng thì không thể không nhắc đến Nhất Linh, mình có làm bổ sung 1 tuyển tập nữa của 2 ông, xin tặng các bạn. Danh mục tác phẩm: Bóng người trong sương mù Cái Tẩy Câu Chuyện Mơ Trong Giấc Mộng Chết dở Đầu Đường Xó Chợ Giấc mộng từ lâm Giết Chồng, Báo Thù Chồng Hai chị em Lan Rừng Lòng tử tế Mười Năm Qua Nắng Mới Trong Rừng Khuya Nghèo Người quay tơ Nô lệ Nước Chảy Đôi Dòng Tháng Ngày Qua Thế rồi một buổi chiều Đoạn Tuyệt Bướm Trắng Anh phải sống Dưới bóng hoa anh đào Gánh Hàng Hoa Đời Mưa Gió Cái này thì không khóa Người viết bài: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link Nguồn: TVE
Khái Hưng bị ta "thịt". kiểu như Phạm Quỳnh ấy. Nhóm tự lực Văn đoàn không được nhắc đến nhiều trong vài chục năm gần đây bởi hầu hết các cây bút trong nhóm này theo Quốc Dân Đảng
Mình tìm được vài trang tư liệu này về Khái Hưng- Trần Khánh Giư để các bạn tham khảo Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
Rất nhiều trí thức đích thực của Việt Nam bị ta "thịt". Không chỉ trong lĩnh vực văn học. Ví dụ như giáo sư Nguyễn Văn Bông của miền Nam.
mới cày cuốc xong tuyển tập của Nhất Linh và Khái Hưng. Quá hay và ý nghĩa. Các bác cho em hỏi: Không biết bây giờ, có tác phẩm nào có thể phản ảnh hiện thực xã hội, cũng như đáng để làm cho người đọc suy nghĩ về cách ăn nết ở của mỗi người không nhỉ? Nhất là đời sống gia đình. Cảm ơn các bác.