Văn chương Hậu Hiện đại và Các tác phẩm của Donald Barthelme

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học nước ngoài' bắt đầu bởi picicrazy, 5/10/13.

  1. picicrazy

    picicrazy Sinh viên năm I

    Văn chương Hậu Hiện đại và Các tác phẩm của Donald Barthelme


    Xin trích một vài đoạn viết về một loại hình văn học " HẬU HIỆN ĐẠI " của tác giả Hoàng Ngọc Biên :


    Trong suốt mấy thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, mặc dù nền nghệ thuật hậu hiện đại mỗi lúc càng trở nên lớn mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng, và tầm ảnh hưởng mỹ học tích cực của nó vào đời sống văn hoá đương đại là điều khó chối cãi, chúng ta dường như vẫn cứ luôn luôn nghe văng vẳng đó đây những lời ta thán về nó và kết án nó. Đây không phải là điều khó hiểu: thời nào cũng có những người dị ứng trước những điều mới lạ.


    ……
    Dọc theo bài viết này, chúng ta đã cùng thử thưởng thức một tác phẩm văn chương hậu hiện đại. Hiển nhiên độc giả nào cũng có thể đọc và "thưởng thức" bất cứ tác phẩm nào theo cách của riêng mình, nhưng sự thật cho thấy một cách đọc nhất định nào đó chỉ có thể giúp độc giả thực sự thưởng thức một loại tác phẩm nào đó. Cách đọc tin tức trên báo chí không thể dùng để thưởng thức thơ, vì tin tức và thơ là hai dạng văn bản khác nhau. Cũng thế, cách đọc một truyện ngắn hiện thực chủ nghĩa không thể dùng để thưởng thức một truyện ngắn hậu hiện đại.
    ……


    Tôi tin rằng, đến đây, chúng ta đã khai thác và thưởng thức được phần nào những điều đáng thưởng thức trong truyện. Thiết nghĩ thưởng thức được đôi chút như thế cũng đã quá thú vị, dù trong khi thưởng thức chúng ta không có lý do gì để đưa ra những phát ngôn đại loại như "tôi xúc động vô cùng vì tôi nhìn thấy mình trong nhân vật chính", hay "truyện hay quá, tôi say sưa đọc một mạch từ đầu tới cuối, và rơi nước mắt mấy lần". Đó là những câu phát ngôn của độc giả văn chương ngày xưa khi thưởng thức một tác phẩm hư cấu ngày xưa. Văn chương hậu hiện đại dự tưởng độc giả như là kẻ tiếp cận văn bản một cách tỉnh táo bằng tri thức tích cực thay vì cảm xúc thụ động, luôn luôn xem nó là một sản phẩm được xây dựng thuần túy bằng ngôn ngữ, cảm thấy thích thú khi dự phần vào việc diễn dịch nó, nhưng không bao giờ mong mỏi có thể diễn dịch tuyệt đối chính xác và rốt ráo, vì tác phẩm hư cấu hậu hiện đại không phải là một tác phẩm khép kín, mà là một văn bản mở.
    -------
    Bài viết và các truyện ngắn của ông trong suốt mấy thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, mặc dù nền nghệ thuật hậu hiện đại mỗi lúc càng trở nên lớn mạnh về cả số lượng lẫn chất lượng, và tầm ảnh hưởng mỹ học tích cực của nó vào đời sống văn hoá đương đại là điều khó chối cãi, chúng ta dường như vẫn cứ luôn luôn nghe văng vẳng đó đây những lời ta thán về nó và kết án nó. Đây không phải là điều khó hiểu: thời nào cũng có những người dị ứng trước những điều mới lạ.


    ……
    Dọc theo bài viết này, chúng ta đã cùng thử thưởng thức một tác phẩm văn chương hậu hiện đại. Hiển nhiên độc giả nào cũng có thể đọc và "thưởng thức" bất cứ tác phẩm nào theo cách của riêng mình, nhưng sự thật cho thấy một cách đọc nhất định nào đó chỉ có thể giúp độc giả thực sự thưởng thức một loại tác phẩm nào đó. Cách đọc tin tức trên báo chí không thể dùng để thưởng thức thơ, vì tin tức và thơ là hai dạng văn bản khác nhau. Cũng thế, cách đọc một truyện ngắn hiện thực chủ nghĩa không thể dùng để thưởng thức một truyện ngắn hậu hiện đại.
    ……


    Tôi tin rằng, đến đây, chúng ta đã khai thác và thưởng thức được phần nào những điều đáng thưởng thức trong truyện. Thiết nghĩ thưởng thức được đôi chút như thế cũng đã quá thú vị, dù trong khi thưởng thức chúng ta không có lý do gì để đưa ra những phát ngôn đại loại như "tôi xúc động vô cùng vì tôi nhìn thấy mình trong nhân vật chính", hay "truyện hay quá, tôi say sưa đọc một mạch từ đầu tới cuối, và rơi nước mắt mấy lần". Đó là những câu phát ngôn của độc giả văn chương ngày xưa khi thưởng thức một tác phẩm hư cấu ngày xưa. Văn chương hậu hiện đại dự tưởng độc giả như là kẻ tiếp cận văn bản một cách tỉnh táo bằng tri thức tích cực thay vì cảm xúc thụ động, luôn luôn xem nó là một sản phẩm được xây dựng thuần túy bằng ngôn ngữ, cảm thấy thích thú khi dự phần vào việc diễn dịch nó, nhưng không bao giờ mong mỏi có thể diễn dịch tuyệt đối chính xác và rốt ráo, vì tác phẩm hư cấu hậu hiện đại không phải là một tác phẩm khép kín, mà là một văn bản mở.


    Ở vị trí độc giả, chúng ta đã thực hiện cuộc đọc và thưởng thức như thế, và chúng ta mong mỏi và tin tưởng sẽ không phải đọc mãi những bản dịch Việt ngữ, mà sẽ được đọc những tác phẩm bằng Việt ngữ trong một ngày rất gần. Các nhà văn đương đại của chúng ta hẳn có đủ khả năng để viết những tác phẩm mới lạ hơn thế nữa, nếu họ sẵn sàng bắt tay vào thí nghiệm và khám phá. Mà tại sao không?
    -----


    Bài viết và các truyện ngắn của Donald Barthelme đăng trên tienve.org, xin chia sẻ với các bạn. Thân.


    Người viết bài: hocchanlam
    Nguồn: TVE
     

    Các file đính kèm:

    hoangkhoalong, An05, cungcung and 3 others like this.

Chia sẻ trang này