Truyện dài ST-Khác Quốc bảo chân kinh: Phục hưng văn hóa cội nguồn Rồng Tiên Việt Nam

Thảo luận trong 'Tự Sáng tác' bắt đầu bởi vanlinh2802, 13/4/23.

Moderators: nhanjkl
  1. vanlinh2802

    vanlinh2802 Lớp 1

    Cơ trời hé lộ để mọi người biết ai tin thì cố gắng tu hành chờ ngày hội Long Hoa (hội tiên rồng). Không đến lúc phán xét lại kêu sao trời không báo trước để kịp tu. vũ trụ có cơ tiến hóa phàm nhân hóa tiên, phật, thánh, chúa... ai không chịu tiến hóa thì ngụp lặn trong sinh tử luân hồi. Hành thiện, tu tâm tiến lên trời còn không thì đi theo đường ác xuống địa ngục là ma, quỷ....Đường là bạn chọn.
     
  2. vanlinh2802

    vanlinh2802 Lớp 1

    HUẤN TỪ


    Thương gởi:

    Đàn con của mẹ Việt Nam tại mẫu quốc và đang lưu lạc khắp năm châu.

    không phân biệt tôn giáo, phe phái chính trị …


    *

    NHỮNG CÁNH CHIM BẰNG CỦA MẸ VIỆT NAM

    KHẮP BỐN PHƯƠNG


    Chim non rời tổ từ độ ấy

    Mẹ ưu sầu quặn thắt bi ai

    Nhớ buổi chia tay lòng se sắt

    Lệ hà phách lạc vội tung bay

    Dặm trường đồ bơ vơ lữ khách

    Thất quần cô nhạn bốn phương mây.

    *

    Sương tuyết lạnh con dạn dày tiết khí

    Gió bụi nhoà già dặn lý triết minh

    Núi chập chùng để thoả tình hồ thỉ

    Sông thênh thang cho phỉ chí tang bồng

    Đường xa thẳm mới thử bền sức ngựa

    Giữa phong ba rõ nét cánh chim bằng

    Nhữnh cánh chim bằng Việt Nam yêu quý.

    *

    Muốn xứng danh loài chim trời xuất chúng

    Dám băng ngàn đùa giỡn với cuồng phong

    Bão gào thét con chim bằng sải cánh

    Lướt phong vân ngang dọc thỏa thích lòng.

    *

    Muốn danh tiếng được lưu vang khắp chốn

    Phải can trường như đất mẹ trần gian

    Chịu nhồi nắn nung mình trong lửa đỏ

    Mới có thành những thắng cảnh kỳ quan.

    *

    Mộng làm biển phải nhẫn hoà như nước

    Dấn thân vào với cát bụi phong sương

    Lăn lóc mãi đến hiệp cùng biển cả

    Ắt ta phải là một khối đại dương.

    *

    Muốn sừng sững như Thái Sơn hùng vĩ

    Phải kiên cường như loài đá vô tri

    Bao tác nhân xâm hại có sá gì

    Vượt thử thách hoà đồng trong chân lý.

    *

    Muốn đẹp sinh như hoa thơm cỏ lạ

    Phải vùi thân trong phân bẩn đất bùn

    Chịu uốn nắn đớn đau khôn tả

    Mới nên hình những dị thảo kỳ hoa.

    *

    Muốn tỏ rạng như vầng trăng kiều diễm

    Bao thi nhân phải rạo rực con tim

    Cho nhân gian những thi vị êm đềm

    Phải băng ngàn rẽ vén bức màn đêm

    … …

    Trăng vú mộng muôn đời của thi sĩ

    Trăng khơi nguồn triết lý của siêu nhân

    Thần tượng ấy muôn đời vẫn kiều diễm

    Ắt là nhờ bóng tối của màn đêm.


    Trăng nhô lên cho đêm thành ngà ngọc. Nhờ bóng đêm trăng mới đẹp diệu huyền.

    Đêm càng sâu càng vằng vặc sáng. Đêm càng dài trăng càng thong thả lung linh.

    Trăng đi cho đêm vỡ tối. Trăng đuổi tối mà đi, rẽ đêm mà xông lướt, nhưng trăng vẫn đi trong đêm tối. Nếu từ chối bóng đêm trăng mất đẹp, thành vô nghĩa nhạt nhoà.

    Và, trăng rẽ đêm bằng dịu hiền chớ không phẫn nộ, đêm phải nhường

    chỗ chờ trăng sáng. Bởi, đêm biết, đêm chỉ làm cho trăng đẹp, chứ đêm

    không có quyền năng chối từ trăng.

    Đấy, những thảm cảnh éo le, biến cố phủ phàng, tai ương bất trắc… chính là bóng tối của cuộc đời.

    Con hãy vào đời như một vầng trăng đẹp.

    *

    Những vầng trăng cổ tích đã phiêu lưu, mạo hiểm qua những tử

    lộ hiểm nghèo, những đêm đen thâm u, rùng rợn … trong rừng sâu Ấn Độ. Trên đồi Do Thái và đường sang Ai Cập v…v…trong lịch sử thuở nào.

    Đã biến “tử lộ” thành “sinh lộ” xung yếu huyết mạch lưu truyền cho

    hậu thế … ngàn sau vẫn nghìn trùng âm hưởmg.

    Đã biến những đêm đen thê lương, bi thảm thành đêm hoa đăng nhộn

    nhịp … đi vào huyền thoại vĩnh hằng của lịch sử nhân loài.

    Những vầng trăng ấy, phải xuyên qua thực địa trần gian, để thu thập kiến thức, thực chứng bài học. Soi sáng, dẫn dắt đàn em … và đã hoàn thành luận án tốt nghiệp, trở thành những thủ khoa xuất sắc làm chấn

    động lịch sử, đó con!

    Quý vị ấy đã tự chế thành bút, mực để viết lên trang luận bằng chính

    mồ hôi, nước mắt, trí não, hòa với máu và thịt của mìmh.

    Cho nên ta không tìm đường nở hoa để đi, mà hãy làm nở hoa trên

    đường ta đi đến.

    Để còn lưu truyền cho hậu thế nữa chứ.

    *

    Hỡi những cánh chim bằng của mẹ Việt Nam.

    Nếu biết đứng nhìn giàn thiên lý trong một chiều êm ả … con sẽ

    cảm nhận được sự đơn sơ cần thiết trong cuộc sống.

    Nhìn đóa sen trong ao… con sẽ thấy sự thanh tao hữu ích trong cỏ đời.

    Hương dạ lý thoang thoảng bên ngõ nhà ai một tối trời nào đó … sẽ

    đưa ta về ý nghỉ : trong tối tăm vẫn có vẻ kiều diễm của đêm đen.

    Vậy thì trong mọi hoàn cảnh khó khăn, ngang trái, nghịch cảnh cam

    go… đều có ý vị và vẻ đẹp của đời.

    Cho nên: “Hãy đón nhận những ngày vui tươi, hạnh phúc như một

    phần thưởng và ân huệ của Thượng Đế.

    Cùng đón nhận những khổ đau như một phương thuốc mầu nhiệm, để

    chữa lành bệnh tật, tội lỗi của mình”.


    *

    Lại nữa, nầy các con!

    Nếu biết lắng nghe tiếng nói huyền nhiệm của rừng thu, bằng tâm

    hồn của một triết nhân nghệ sĩ.

    Ắt con sẽ không còn buồn thương, nuối tiếc với hình ảnh chia ly, mất

    mát … của những chiếc lá vàng rơi.

    Con sẽ không còn hoang mang, sầu muộn với sắc màu âm u, ảm đạm

    vàng võ … trong cảnh trạng mùa thu chết.

    Nầy con! “mùa thu chết” lá vàng rơi, cũng chính là lúc rực lên huy hoàng của màu sắc nhiệm lạ, chuyển tiếp nhựa sống mãnh liệt, cho bước

    đổi thay vô cùng sinh động trong mùa xuân đó chứ.

    Mùa thu không chết – sắc thu duyên dáng, ảo huyền – tiếng thu dìu

    dặt… là bức tramh vàng diễm lệ. Là khúc nhạc tình thi vị, mộng mơ. Rất lãng mạn thi ca, đẹp như thần thoại, tuyệt vời vị đắng tình yêu … êm đềm, hạnh phúc và thú vị lắm.

    Không phải chính cái âm u, ảm đạm, vàng úa của “ mùa thu chết”, đã làm vẻ vang tên tuổi, hun đúc thành biết bao là thi nhân, nghệ sĩ tài hoa

    đó sao.

    *

    Xuân, hạ, thu, đông là chu kỳ đổi thay thời tiết của địa cầu. Luân

    chuyển theo quy luật âm-dương – cuối đông lạnh lẽo, tiêu điều… thì phải đến đầu xuân mát mẻ, mỹ miều đấy thôi.

    Cuộc sống và tiến hoá của vạn vật trên địa cầu, cũng vận hành, luân

    chuyển theo định luật của dịch lý âm-dương – âm cực sanh dương, hối cực sanh minh (hết tối tới sáng).

    Tuần hườn theo chu kỳ của lý tam ngươn: Thượng-Ngươn, Trung- Ngươn, Hạ-Ngươn. Cuối buổi Hạ-Ngươn mạt pháp, điêu tàn … ắt phải

    trở lại đầu Thượng-ngươn chánh pháp, huy hoàng vẻ vang.

    Thì cũng giống như sự đổi thay thời tiết của bốn mùa đó thôi con.


    Trời thu ảm đạm

    Rừng thu thổn thức

    Hồn ai rạo rực.

    Rồi,

    Thu đi qua lá vàng còn vương đó

    Bấc lại về xơ xác buổi tàn đông.

    Nhưng,

    Nếu không thấy buổi đông tàn

    Thì đâu có cảnh huy hoàng mùa xuân.

    Nên,

    Đông tàn lá rụng đừng tưởng hết

    Xuân về diễm tuyệt một mùa hoa.

    Và,

    Mùa xuân chẳng hề cũ

    Dưới dấu bụi thời gian.

    Tất,

    Không có đêm nào là đêm dài bất tận.

    Không có mùa đông nào là mùa đông vĩnh cửu.

    Đêm nào rồi cũng phải lui đi khi bình minh lố dạng.

    Mùa đông nào rồi cũng phải chấm dứt lúc chúa xuân về…

    *

    Giờ đây chúng ta đang ở vào phút cuối của buổi chiều Hạ-ngươn mạt

    pháp điêu tàn: Mây đen vần vũ, khói chướng bàng bạc, lũ cú vọ dập

    dờn báo hiệu mùa thương khó, hoàng hôn bảng lảng … màn đêm sẽ buông xuống và giông tố nổi lên.

    Đây là đại cuộc biến thiên của trời đất, để thay đổi toàn bộ hình thể và nhơn vật trên quả địa cầu. Là cuộc thanh lọc vĩ đại sau cùng. Là kỳ thi cao cấp nhất trong các khoá thi – nhằm loại bỏ tất cả những thứ cũ kỹ, cặn bã, nặng trược, phản đạo lý. Những điều xấu xa, ác đức… của thời

    mạt hạ nầy – gồm tất cả từ khoáng vật, thảo mộc, cầm thú đến con người . . .

    Để tuyển chọn các sinh vật tốt lành, những linh hồn có đủ tiêu chuẩn,

    trình độ tiến hoá … cho chuyển tiếp sang quả địa cầu mơí. Để lập lại ngươn cơ mới, cuộc đời mới – tức là đời Thượng Ngươn Thánh Đức đó con.

    Các con nên lưu ý, trình độ tiến hoá của mỗi cá nhân, không căn cứ

    vào hình thức, áo mão bên ngoài – tức là không phân biệt màu sắc

    tôn giáo, phe phái chính trị, chức phẩm, giai cấp xã hội … mà chỉ căn cứ vào dung lượng minh triết, đức độ, và những yếu tố phù hợp với “Chân- Thiện- Mỹ” trong tâm hồn con người.

    Đặc biệt qua kỳ Thượng ngươn lần nầy, nước Việt Nam chúng ta diễm

    phúc được Thượng-Đế chọn làm Thánh Địa, làm bá chủ thế giới, là

    trung tâm văn minh của địa cầu mới.

    Nhưng giữa thời điểm thay cũ đổi mới – là cơ chuyển tiếp, phải có cuộc thanh lọc vĩ đại. Cho nên đất nước phải trải qua giai đoạn cực kỳ hiểm nguy, đen tối, hổn loạn, ngửa nghiêng.

    Vì Việt Nam là Thánh- Địa nên phải thay đổi trước, để dẫn dắt và cứu độ toàn thế giới. Ngay lúc đó phải có vị Thánh nhân ra đời mới cứu vãn

    được tình thế – đó chính là Đức minh quân Thánh Chúa xuất hiện,

    để cứu dân độ thế, bình trị tổ quốc.

    Đúng như quẻ thứ mưới hai của Khổng Minh:

    Chủng hoạn cứu nạn

    Thị duy Thánh Nhân

    Dương phục nhi tri

    Hối cực sanh minh.

    Sự kiện trên đây – kinh, sách của các tôn giáo và các vị siêu nhân đã

    rao giảng xuyên suốt trong mấy thế kỷ rồi.

    Đức mẹ FATIMA cũng có tiết lộ về Thánh Địa V N trong bức thư số 3

    – đó!.

    Khoảng năm thế kỷ trước, cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng biết quá rõ và đã dốc trọn tâm huyết, sự nghiệp chiêm tinh cho đại cuộc

    nầy. Cụ cũng có hẹn ngày trở lại nữa đó:

    “Chừng nào Tiên-lãng chia đôi

    “Sông Hàn nối lại thì tôi lại về.

    Kinh sách cũng cho biết, trở lại lần nầy cụ trạng sẽ là quân sư của vị vua Minh Vương, tức là Đức minh quân Thánh chúa nói trên – đó chính

    là Đức Vua Minh Mạng tái sanh.

    Đây là thời điểm và sự cố vua “xuất thế” – tức buông bỏ việc đời, lo

    phục hồi căn tính và nắm bắt thiên cơ . Trạng trình cho biết :

    “Phá điền thiên tử xuất

    “Bất chiến tự nhiên thành.

    Đây là thời điểm và nơi chốn vua “xuất hiện” – tức nhập thế, bắt đầu lo

    việc đời :

    “Đoái xem nhiệm nhặt cho tường

    “Bảo giang thánh xuất trung ương thuở nầy.

    V …v…

    Vua Minh Mạng tái sinh và trạng trình tái thế, nhưng không phải nguyên mẫu hai nhân vật thuở ấy trở lại đâu nhé. Bởi từ ngày đó, hai vị

    nầy đã tự nguyện xin Thượng Đế, để được đào luyện trong “lò cừ” ác liệt và môi trường khắc nghiệt nhất càn khôn – đó chính là non nước Việt nầy đây.

    Nên các Ngài vẫn luôn luân chuyển, vào sanh ra tử, chịu gian nguy, khổ

    nhục để truyền bá, duy trì cơ đạo của nước nhà và chăm lo, giúp đỡ đồng bào. Nhưng đó cũng nhằm vun bồi công đức và phẩm vị của mình – cho nên trở lại lần nầy ắt phải siêu xuất hơn xưa…

    *

    Đây là một bài sấm của vị chơn sư danh tiếng ở núi Thất Sơn – Đức Phật Thầy Tây An, tiên báo về hiện tượng nói trên:


    BỬU NGỌC QUÂN MINH THIÊN VIỆT NGUYÊN

    SƠN TRUNG SƯ MẠNG ĐỊA NAM TIÊN

    KỲ NIÊN TRẠNG TÁI TÂN PHỤC QUỐC

    HƯƠNG XUẤT TRÌNH SANH TẠO NGHIỆP YÊN.

    (bửu sơn kỳ hương, ngọc trung niên xuất, quân sư trạng trình, minh mạng tái xuất, thiên địa tân tạo, việt nam phục nghiệp, nguyên tiên quốc yên).

    _______________
    Lời nhắn của mod:
    Tránh bôi đậm toàn bộ bài viết. Mình đã sửa lại. Thân! - amylee
     
    Last edited by a moderator: 17/5/23
  3. vanlinh2802

    vanlinh2802 Lớp 1

    Ngoài ra còn rất nhiều bài mật sấm “Bửu sơn Kỳ Hương” tiên báo về

    hiện tượng nầy.

    _________

    Đây là những đoạn sấm của các Đấng thiêng liêng chuyển điển qua vị

    giáo chủ “Hồng Môn” – Đức bà Trúc Lâm Nương:

    … …

    Là tri kỷ đôi lời ta xin nhắn

    Phật, Thánh. Tiên xuất hiện nước non nhà

    Độ chúng sanh, giữ vững khắp sơn hà

    Đời mạt pháp hoằng khai thành chánh pháp.

    *

    Cơ mầu nhiệm hùng binh đều giải giáp

    Đời Thượng Ngươn rực rỡ ánh mây hồng

    Khắp bầu trời tỏ rạng ánh Lạc Long

    Cùng Chúa Thánh điểm tô sông núi Việt.

    *

    Lạc-Hồng rỡ rỡ chốn triều ca

    Mới biết nhà Nam có Bảo-Hà

    Xích-tử ra đời an vạn quốc

    Hào quang chói rạng khắp gần xa.

    *

    Thượng cổ huờn lai giống Lạc- Long

    Huyền cơ xoay chuyển rực trời hồng

    Vân môn trước địa tri thiên lý

    Hội chốn bảo hà mới rõ thông.

    *

    Đố ai biết được bảo giang môn

    Là nơi Thánh Chúa thiên tôn toạ thiền

    Làu làu ngọc chiếu non tần

    Quân phiên tham báo xa gần cũng qua

    *

    Đại hội Long-Hoa mở đạo trường

    Thư đề mật lý gởi muôn phương

    Tam tòa huyền lý đương khai ngỏ

    Bát quái đồ thơ sắp dọn đường

    Đã trải mấy kỳ trong gió loạn

    Qua bao nhiêu lượt dưới trời sương

    Nay mùa trăng rạng treo sao ngọc

    Đại hội Long-Hoa mở đạo trường.

    … …

    _______


    Đây là những đoạn sấm của ông Thanh Sĩ:

    (Thanh sĩ - chỉ tốt nghiệp lớp 3 trường làng, nhưng được Nhật Bổn

    rước về dạy cao học Thần-học tại Nhật – Phải chăng là một siêu

    nhân?).


    Nhẹ gót hồng chầu chực bệ đơn

    Giọng vàng phụng gáy kỳ-sơn

    Lời kêu gọi gái trai tỉnh thức

    Thánh-vương trổ mặt thần dân thái bình.

    *

    Chừng nghe đặng tam thanh tiếng nổ

    Cảnh rừng tòng nhị trổ hoa đơm

    Non đoài bát ngát hương thơm

    Thần -Tiên xuất thế tiếng đàm Ma-ha

    phong thần hội Tiên-gia trổ mặt

    Dụng phép mầu dẹp giặc trừ thù

    Cơ đồ Minh-Chúa tay thâu

    Trị an bá tánh đâu đâu thanh nhàn.

    *

    Ngai vàng Chúa-Thánh chăn dân

    Rồng chầu hổ phục quân thần kim giai

    Đến chừng đó nước ngoài tùng phục

    Đồng tung hô cầu chúc Mimh-Vương

    Tuế tăng vạn tuế thọ trường

    Khâm tôn chư quốc Hầu-vương trị vì.

    *

    Xem rỏ biết Phong-Thần dựng bảng

    Hội Mây- Rồng tỏ rạng non thiều

    Chư thiên hưởng cảnh tiêu diêu

    Đờn ca sáo thổi thêm nhiều báu xinh

    Sẽ đến lúc Long-Đình hội yến

    Trên Thiên nhan ban thưởng tôi hiền

    Muôn thu thạnh thới trường miên Lạc-Hồng.

    *

    Chín từng mây chư Tiên thừa hạc

    Đồng ứng thanh khúc nhạc reo vang

    Chúc vạn dân hưởng được an nhàn

    Đặng phò tá tôn nhan Thánh-Chúa

    Khắp thế giới mây lành bay tủa

    Được vui cười Thượng-cổ thanh tân

    Đồng gội nhuần Minh-đức Tân-dân

    Trời phân định cỏi trần chí thiện.

    . . .

    _______________


    Đây là những đoạn sấm của Đức Huỳnh giáo chủ:


    Khắp lê thứ biến di thương hải

    Dùng phép mầu lập lại Thượng- Ngươn

    việc thiên cơ ta tỏ hết trơn

    Cho trần hạ tường nơi lao lý

    Lão nào có bày điều ma mị

    Mà gạt lường bổn đạo chúng sanh

    Đức Minh-Vương ngự chốn Nam-Thành

    Đặng phân xử những người bội nghĩa…

    *

    Làm cho rỏ mặt râu mày

    Thượng-Ngươn hồi phục là ngày an cư …

    *.

    Đạo đời đâu có tư riêng

    Minh-Vương sửa trị mới yên ngôi Trời …

    *

    Nước cờ mới nay đà khởi sấp

    Trổ tài hay biển lấp non dời

    Dưới cùng trên ảm đạm khí Trời

    Cả thế giới mưa hoà gió thuận

    Tạo nền móng Thánh-Quân đặt vững

    Nơi triều-ca gầy dựng tôi hiền …


    Đây là những đoạn sấm của ông “Sư Vải bán khoai” :



    Nói cho già trẻ lo âu

    Minh-Vương khôi phục Hớn-châu Phong-Thần

    Ráng mà tu niệm ân cần

    Đặng mà coi hội Long-Vân trên trời…

    Cuộc đời quả thiệt hẳn hòi

    Hội mười tám nước tôn Vương Đế-Hoàng

    Đặng coi cái hội Long-Hoa

    Chọn người tu niệm Hoàng-gia tôn thần…

    ____________


    Đây là bài sấm trong “Huyền Diệu Thiên Thơ” của A.T.Y:


    Việt Nam xuất hiện Hạ-Ngươn kỳ

    Thánh Tổ lâm phàm hiệp ngủ chi

    Ba tiếng sấm vang khai địa huyệt

    Bảy nguồn thuỷ dựng tảo sơn kỳ

    Rồng mây Phật hội phong thần mạng

    Sen nở Long-Hoa vạn quốc quy

    Ớ hỡi! Lạc-Hồng nền Bích-Ngọc

    Vững lòng Chúa ẩn hạnh duyên tuỳ.

    ______


    Đây là những đoạn trong “Hát Đại Phong Thần” của Hồng Quang:


    Sẳn tuồng còn đợi thời gian

    Nước Miên khởi loạn vén màn hát luôn

    Hát tuồng tạo địa lập thiên

    Hát cho thế giới mười phương hải hùng…

    Hát cho khoa học chế thêm

    Hát cho khí giới hạch tâm tràn đầy

    Hát cho cường quốc phơi thây

    Hát cho Nam quốc làm thầy thế gian

    Hát cho Thánh-Chúa oai danh

    Hát cho lương-tễ minh-quân tương phùng…

    *

    Đến lúc có không cầu cũng có

    Có Thánh-Vương có cả Hiền-Tài

    Có Trời, Tiên, Phật, Thánh Thần

    Kho tàng châu báo bạc vàng nhiều nơi

    *

    Nước Nam nhỏ xuất từ linh địa

    Nước bây to tử địa đừng mong

    Dân Nam là giống Tiên-Rồng

    Đứng ra lèo lái cộng đồng tương lai.

    *

    Cơ khí hóa muốn bằng tạo hóa

    Trớ trêu thay châu chấu chống xe

    Sức người mà lại muốn khoe

    Sánh cùng Thiên Địa mẹ cha muôn loài.

    *

    Rồi sẽ thấy huyền năng tạo hóa

    Triệu ức lần hơn cả sức người

    Tạo trời lập đất muôn loài

    Sanh ra vũ trụ chẳng cần máy chi.

    *

    Đảo lộn hết không gì ngăn nỗi

    Tạo lại liền chẳng nhọc công lao

    Toàn Chân Thiện Mỹ ly hào

    Thánh Thần Tiên Phật xem vào ngẫn ngơ.

    *

    Quyền tạo hóa, Chơn Âm nắm giữ

    Đến kỳ ba lập lại ngươn tân

    Đà Hoa Thiên Mạng giáng trần

    Miền Nam nước Việt trung ương địa cầu.

    *

    Các giáo chủ hội về đầy đủ

    Để xin cùng Thánh Mẫu lãnh công

    Trước lo trật tự giác môn

    Sau cùng các đấng lập phương cứu đời.

    *

    Người sẽ thấy Phật Tiên đánh giặc

    Các thánh Thần quan cựu tựu về

    Xác phàm lẫn với linh hồn

    Vô hình trợ giúp hữu hình xông pha.

    *

    Là đến lúc hiền tài nước Việt

    Xuất hiện ra cứu khổ phò nguy

    An dân lập quốc dựng đài

    Phải lo đối phó muôn ngàn hiểm nguy…

    *

    Tuồng Đại Tạo nhiệm mầu kỳ bí

    Máy Âm Dương vi diệu khó lường

    Chơn Âm chịu lắm đau thương

    Ngày nay tạo được kỳ công cứu đời.

    *


    Hoành Sơn đảo mối giềng của đạo

    Ngũ Địa là nền tảng lập đời

    Ai đang nắm giữ hai nơi

    Ngày đêm chinh chiến, thân như tơ mành…

    *

    Nghe Phụng gáy Tây Kỳ (1) vang dội

    Bạch Hổ gầm rúng động rừng sâu

    Là ngày vinh hiển bắt đầu

    Việt Nam phục nghiệp, Tiên Rồng rạng danh.

    ___________

    1.

    - Tây (Tây âu): Tây Đức. Pháp

    - kỳ: đường chia nhiều ngả, vật chia nhiều ngánh, thông cả

    bốn phía – (mạng internet).


    *

    Đấy, một vì Thiên Tử Thánh triết. Một Đức Quân Sư thượng trí anh hào. Cùng các vị cựu quan trung thần đại nghĩa. Những trang tuấn kiệt siêu quần, anh hùng bạt chúng. Các bậc chính nhân, quân tử, chơn đạo, hiền tài … từ những đời Đinh, Lê, Lý, Trần … trở lại đây. Tất cả đều chuyển kiếp trở lại lần nầy. Hiện đang tôi luyện tại mẫu quốc và đi tu nghiệp khắp năm châu.

    Sắp tới phải quy tụ về Thánh Địa VN, đây gọi là cơ “quy nhất”– những tâm hồn lớn ắt phải gặp nhau. Dẹp bỏ rào cản – sự tỵ hiềm, đố kỵ;

    từ những định kiến cổ hủ và quan niệm sai lạc, hẹp hòi về tôn giáo, chính trị …

    Phải nhận ra một chiều hướng lý tưởng, để hoà hợp, kết đoàn quy nhất thống thành một khối, dưới ngọn cờ chân lý của Thánh Vương. Để cùng nhau trừ gian, dẹp loạn, chống trả ngoại xâm, bình trị tổ quốc.

    Bởi giặc giả kỳ nầy bạo ác, hải hùng lắm, đâu phải một quân binh

    phàm tục nào chống lại nó nổi sao?



    Ta cho hay tụi Tần sắp khởi

    Tàu nó qua như nước vỡ bờ

    Ta thấy rồi không thể làm ngơ

    Nên nói trước dân nhờ hay biết

    Giặc kỳ nầy quyết liệt thảm sầu

    Đều náo động năm châu vạn quốc …

    (Trích “Khai Lộ Huyền Cơ “, của Nguyễn bửu Long)

    _________

    ...

    Việc trước thời Tần khởi loạn ra

    Sát nhân vật nguời ta thậm khổ

    * … ….

    Đường gian nan dễ giấu khó bày

    Căm hờn Tàu tặc hại rày Nam Bang…

    *

    Đố ai trừ cho đặng giặc phiên

    Phật trời gởi đó Thánh Tiên khử trừ

    Đại hùng đại lực đại từ bi

    Phép nào qua phật dễ khi nhiều lời…


    ( Trích “Kim Cổ Kỳ Quan”, lời Phật Thầy năm kỷ dậu _ 1849 )

    _________



    Tần bang hậu hận tiên diêu động

    Dư đảng đồ ngang cấp ma ha

    Phồn hoa đô hội lưu giang huyết …

    (Trích “sám giảng”, của Đức Huỳnh Giáo Chủ)

    __________

    ...

    Ếch ngồi đáy giếng mắt trong

    Vịt nghe tiếng sấm cũng không biết gì

    Khoai lang lại với khoai mì

    Đến khi tần khởi độ thì khẩu ta…

    *

    Buồn đời coi lạ làm ngơ,

    Nói rằng: Nói dối làm thơ bắc vần

    Để rồi cuộc loạn quân Tần

    Biết cho Tứ Thánh bắc vần hay không …

    (trích Sấm của Tứ Thánh – ông Đạo nhỏ)

    _________



    Nói cho thiên hạ đặng tường

    Ráng mà tu niệm khỏi đường đao binh

    Giặc kia phía Bắc chiến chinh (T Q)

    Tu nhơn thì đặng Thần linh hộ mình

    ( Trích Sám Giảng, của ông Sư Vải bán khoai)

    __________



    Bập bồng Tần quốc bập bồng

    Là nơi chiến địa máu hồng chỉnh ghê …

    *

    Núp sau đảng cộng trung hưng nước nhà

    Sau cùng đảng cộng can qua (cộng _Trung Quốc)

    Cùng nhau giành giật mới là thây phơi…

    *

    Chừng nào cây thiết trổ bông

    Đường đen như mực lạc hồng tai phi.

    (Trạng trình)

    ___________


    Sẳn tuồng còn đợi thời gian

    Nước Miên khởi loạn vén màn hát luôn

    Hát tuồng tạo địa lập thiên…

    Hát cho thế giới mười phương não nùng…

    (Cuộc Đại Tạo- Hồng Quang)

    *

    _________

    Tần xuống dân sự hiểm nghèo

    Tần lên về xứ cheo leo lâm vồ

    Khi đi thì cởi ngựa ô

    Khi về chỉ một nấm mồ gởi xương…

    (Hậu thân _ Minh Đăng Quang)

    ______________

    Núi Cấm làm hai đã nứt rồi

    Châu báo ngọc ngà ôi đủ thứ

    Thằng Tàu dòm ngó muốn trở qua

    Qua rồi không còn trở lại

    Xác thây phơi ngập đầy đồng…

    Kinh Vĩnh Tế sau thành song máu

    Chảy qua Châu- Đốc Hà-Tiên…

    (Khuyết danh)


    Trên đây cho biết về sự cố mở màn của cơ tận diệt tại Việt Nam – mà theo chú thích của người xưa và trong Tự Điển tôn giáo, thì “Tần” là nước Miên (kampuchia). Tàu là Trung Quốc.

    *

    Rồi lần lượt bọn cường quốc nhảy vào đến 18 nước. Bởi chúng đều biết

    VN là Thánh Địa, có nhiều báu vật lộ ra, nên quyết tranh giành.

    Rồi đến giờ chót phe triệt giáo – bọn “bàn môn tả đạo” trong cỏi vô

    hình cũng huy động hết lực lượng quyết phá ngôi chánh đạo. Vì ngày xưa chúng đã thua Chúa JeSu và phật Thích Ca hai lần rồi, nếu để Thánh Nhân ra đời kỳ nầy nữa, ắt chúng sẽ bi triệt tiêu vĩnh viễn trong ngày tận thế. Cho nên chúng quyết tử, một mất một còn.

    Nhưng V. N chúng ta với đầy đủ binh hùng, tướng giỏi, phép thuật cao

    cường, lại được các vị siêu nhân từ cỏi vô hình đến hữu hình hết lòng phù trợ. Nên lần nầy phe tả đạo sẽ bị ta phá tan. Bọn tàu cộng, Kampu- Chia sẽ bị triệt tiêu. Các cường quốc phải khiếp sợ, cúi đầu bái phục, tôn vinh Việt Nam lên ngôi bá chủ trên Thánh Địa hiển vinh muôn thuở.

    *

    Tại Việt Nam các môn phái thuộc “ Bửu Sơn Kỳ Hương “ ở núi Thất

    Sơn, Phật giáo Hoà Hảo - miền tây Nam bộ. Môn phái “ Hồng Môn Minh Đạo” . Và các môn phái thuộc “ Cao Đài “… có sứ mạng rao

    giảng sự kiện nầy nhiều nhất.

    Sau năm 1975 Đức Chúa Cha đã phân thân điển quang xuống thế tại Sài Gòn đã thuyết giảng, khẳng định lại sự kiện nầy – do môn phái Thiên Khai Huỳnh Đạo và Vô Vi huyền bí học phổ biến.

    *

    Hỡi những quý vị mà mẹ vừa kể ở trên, hiện nay quý vị đã trút bỏ hết

    những bộ y phục dân tộc rồi – tức là đã lìa bỏ xác cũ …

    Hiện đang đóng những bộ cánh mới rất “moden, thời thượng”.

    Là những : học giả trí thức uyên bác, doanh nhân thành đạt, chính khách chững chạc, khoa học gia lỗi lạc, thần đồng - thủ khoa trong các trường học trên khắp thế giới …

    Cùng các gã hành khất vất vả nung nấu trí năng trong cơ cùng, ngõ

    cụt.

    Kẻ bần nông gian đông vun xới tâm điền trong bưng biền heo hút.

    Viễn khách hải hồ lãng bạt hun đúc kiên cường trên vạn đường lao

    khổ… .

    Nhưng chắc quý vị đã quên hết chuyện cũ , tích xưa rồi. . .

    Phải: “Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết chừng nào khôn”.

    Nhưng mà bây giờ, với các loại bằng cấp siêu hạng, với tài trí siêu việt của quý vị… liệu có cứu giải được cơn khủng hoảng toàn diện của thế giới. Có níu kéo được những tập đoàn tài chánh khổng lồ đang sụp đổ, có vô hiệu hoá được những kho vũ khí hạt nhân đang chờ kích hỏa hay

    không …?

    Riêng tại Việt Nam có phe phái nào đủ thế lực? – để chống trả ngoại xâm phương Bắc, đang áp bức và sắp tràn qua sát hại…

    Đấy, cho nên mẹ Việt Nam tha thiết nhắn nhủ: hỡi các con, hãy bừng tỉnh giấc mộng trần, cấp tốc quay về lo ôn kinh, duyệt sử… để lãnh hội

    và giác ngộ kịp thời, mà phản bổn hồi nguyên, hoài niệm về vai trò và sứ mạng của mình.

    Hãy chuẩn bị tinh thần, tư tưởng, đức hạnh … để sống và vượt qua những truông gian khổ sắp đến, không một quốc gia nào tránh khỏi –

    chỉ mới khủng hoảng tài chánh, chứng khoáng sơ sơ, mà bao nhiêu người đã bị tress, tâm thần và tự tử rồi đó (theo báo cáo của WHO ).

    Hãy sốt sắng nghiền ngẫm, quán xét và hướng về nguồn sóng âm của

    mẹ Việt Nam, để đổi mới tư duy, xoay chiều tư tưởng, vững niềm tin ở

    luật trời. Để kịp bắt những tín hiệu cấp cứu, những loé sáng khoảnh khắc của hải đăng, mà bơi về bến giác trước đêm giông tố giữa trùng khơi.
     
  4. vanlinh2802

    vanlinh2802 Lớp 1

    Trên đây là cuộc luân chuyển, đổi thay của trời đất – tức đại thiên địa.

    Con người là một tiểu thiên địa, cho nên hành trình tiến hoá của kiếp người, đường thiêng liêng của một linh hồn cũng không khác lắm đâu.

    Phải lần lượt trải qua từng giai đoạn, để học hỏi, chứng nghiệm mọi trạng thái từ thấp đến cao, từ xấu đến tốt …

    Có “lên voi xuống chó”, có xán lạn huy hoàng, rồi phải có lúc đi qua những chặng đường hầm đêm tối của niềm tin – đấy chính là mùa thu

    của cuộc đời đó con.

    Đời con có khi là thân cây trụi lá, chơ vơ lạc lõng giữa rừng thu. Có

    khi là gã hành khất lê bước trên đường trong chiều thu se lạnh.

    Giữa rừng thu thơ mộng, vàng mênh mông, vi vu tiếng lá … mà có một

    thân cây khô trơ trụi, đã chết tự thủa nào!

    Giữa thị thành hoa lệ, rực rỡ đê mê. Đường chiều dập dìu tài tử giai

    nhân, lụa là đẹp đẽ … một kẻ hành khất lang thang – nhìn qua khung cửa, nhà ai cũng hạnh phúc cao sang, trang hoàng lộng lẫy, của cải dẫy đầy, sum vầy yến tiệc… thì gã hành khất nào mà không buồn tủi, xót xa cho thân phận của mình, như sinh ra dưới vì sao xấu! . Sao mà bất hạnh thê lương, đói đau dai dẳng, xui rủi triền miên. Có cảm giác như bị Thượng Đế bỏ rơi, đã nhiều lần cầu xin mà không thấy tiếng vọng đáp trả.

    Đấy, khi làn gió thoảng, những cánh lá vàng rơi, lệ thu lả tả. Cũng như

    khi đời giao động, biến đổi tang thương, gởi tới cho con những hoang mang nghi ngại.

    Con à! hãy tỉnh tâm trầm mặc, trí ý tinh tường, lắng nghe tiếng nói huyền nhiệm của rừng thu – để cảm nhận được siêu lý diệu huyền, lẽ đạo nhiệm mầu của tạo hóa.

    Bởi tiếng nói của rừng thu rất là thanh nhẹ, cao xa. Vì là âm hưởng

    của núi sông, của gió mây , lá hoa cây cỏ. Là tiếng nói vô thinh dìu dặt

    của đại hồn. Là âm ba vũ trụ tuyến siêu tần – cho nên :

    Chỉ và sẽ tiếp sóng cho những tâm hồn có tần số rung cảm thích ứng.

    Chỉ đáp ứng cho những vết thương lòng loang máu, đang cần ràng rịt,

    cấp cứu bằng liều thuốc thi ca.

    Chỉ thì thầm tâm sự riêng với con tim của những gã hành khất khát

    ngưỡng huyền môn, đói cầu lý tưởng.

    Bởi trên đời nầy ai cũng là kẻ hành khất cả, nhưng có nhiều loại hành

    khất khác nhau đó thôi: hành khất lý tưởng, tri thức, hành khất cái đẹp, thi ca, hành khất của cải, bạc tiền, địa vị, tình yêu, hành khất xin ăn …

    Vậy con cần phải nhìn lại thái độ làm kẻ hành khất của mình? Con là

    gã hành khất nào, đang cần gì?.

    Phải là kẻ hành khất: lý tưởng, chính nghĩa, đạo chơn, cái đẹp vĩnh

    hằng . . .

    Chừng ấy và trong cung cách ấy, con sẽ cảm nhận được tiếng nói huyền nhiệm của rừng thu và hình dung được những diễn cảnh tinh tế, diệu

    huyền.

    Nầy con ! – một buổi chiều thu sang, trời thanh quang, rừng thu hanh nắng, lá thu xào xạc. Bỗng đâu mây ngàn kéo về đen kịt, rồi sấm chớp, mưa nguồn. Sau cơn mưa chiều rừng thu tan tác, quằn quại, lá thu đẫm

    ướt.

    Một đàn chim lũ lượt bay về chờn vờn với rừng thu chiều ấy. Đã bao

    lần chúng muốn đáp xuống những tàn lá xum xuê, nhưng nước mưa trên lá làm nó ướt cánh. Chúng bèn bay đến đáp xuống tàn cây khô, vung văng cho ráo cánh, rồi thích thú cất tiếng hát vang khúc nhạc chiều thu, làm cả rừng thu xôn xao, hân hoan sinh động.

    Nếu không có tàn cây khô, thì chiều ấy đàn chim mỏi cánh biết phải về

    đâu? và chiều ấy rừng thu sẽ im vắng buồn tẽ làm sao!

    Như vậy thì thân cây khô – đời con đó cũng là một ẩn số trong công

    trình sáng tạo của Thượng Đế rồi. Ngài không muốn con làm đẹp đồi thu bằng dáng lá, mà làm bến đỗ cho muôn chim. Là sân nhạc cho tiếng thu reo. Là nét đẹp thiêng liêng hùng tráng đó.

    Thì đấy, không phải con đã góp phần điểm tô cho bức tranh thu tuyệt

    mỹ, không phải bằng màu sắc, mà bằng âm thanh sống động đó sao.

    Nên biết, gam màu nào cũng cần thiết cho một bức tranh hoàn hảo con

    à. Có mảng màu ám tối mới chói rạng vầng đông, màu tím thê lương cho hoàng hôn thơ mộng.

    Cho nên mỗi con đều có một ơn gọi, một lối đi và một sứ mạng riêng

    mà ta không nên so sánh.

    Mọi sinh linh - vạn vật, đều là những chất liệu, những gam màu tối cần cho công trình sáng tạo bức tranh vũ trụ: độc nhất, tuyệt mỹ, sinh động

    và hằng hữu đời đời.

    Những chất liệu dị thường, những gam màu kỳ quái, trong tay đấng

    thợ tạo – một nghệ sĩ tài hoa và lãng mạn và mô phạm … sẽ là những nét chấm phá độc đáo, tuyệt vời cho toàn bố cục của bức tranh vu trụ – miễn là con biết phó thác trong tay Ngài.

    Hãy dỡ lại kinh sách mà xem – nhất là trong kinh Thánh, kinh Phật:

    những kẻ ngoại giáo, hại đạo, gian ác, tội lỗi, dốt nát, nghèo khó … mà biết ăn năn, giác ngộ … thì được cứu độ trước, đôi khi lại trở thành những vị Thánh, Tổ lỗi lạc nữa – chứ có kẻ nào trong giáo hội được cứu dộ đâu! – đấy là một thí dụ điển hình đó con.

    Cũng như quãng đời hành khất sẽ cho con quán triệt thêm mặt trái của “thế thái nhân tình”. Chứng nghiệm hết mọi cảm giác khổ đau, cơ cực. Cảm nhận, ngửi nếm hết mọi cảnh sắc xấu xa, nhớp nhúa và hương vị tanh tưởi, cay đắng của cuộc đời. Không phải con đã già dặn, bản lĩnh

    quá ư. (1) (Chỗ nầy các con xem thêm phần phụ giảng ở cuối bài).

    Chừng ấy, gã hành khất chán ngán quá rồi bước đời đen bạc, lãng du.

    Ghê sợ lắm rồi những cám dỗ phù hoa, cơn vui thác loạn. Thấm thía quá rồi những luận điệu phi ngôn, tà thuyết trong các chiêu bài, danh nghĩa của sân khấu trần gian…

    Và chừng ấy, đứa con hoang hối ngộ, con chiên lạc nhớ đàn xưa,

    Con chim trong lồng nhớ rừng cũ, con cá trong chum nhớ vũng sâu, những dòng sông lạc hướng tìm về biển cả, chiếc thuyền nan phiêu bạt cập bến bình an – đó là ngôi nhà xưa uy nghiêm cổ kính , vườn hoa uyển lệ, tài lộc chứa chan, réo rắc khúc dương cầm. Là cội nguồn hạnh phúc thiêng liêng, tình yêu trường cửu – nơi thiên giới. Mà các con đã từ giã ra đi không hẹn ngày trở lại.

    Trở về đi hỡi “cùng tử “, con không biết người chủ chăn phải bỏ bầy chiên 99 con, để tìm một con chiên lạc. Và người cha đã vui mừng khôn

    tả khi đứa con hoang trở về đó sao.

    *

    Giờ đây, nơi “ biển trần khổ vơi vơi trời nước” – Thánh địa Việt Nam là trạm dừng chân, là bến đậu yên bình, cho các con nấp cơn sóng gió trong những ngày sau rốt.

    Mẹ luôn hé cửa, khăc khoải chờ trông, dõi mắt theo từng bước con

    đi…

    Ráng lên con, đường con đi đâu hẹp lối. Trong tiếng khóc của con còn

    có tiếng khóc của mẹ. Trong nước mắt của con còn có nước mắt của mẹ hoà vào trong đó.

    Ôi ! nhớ sao những kỷ niệm ngày ấy … thuở còn thơ ấu, mẹ con quây

    quần, quấn quýt bên nhau.

    Nhưng mà vì nhu cầu tiến hoá, luật trời không cho ai giậm chân tại chỗ đâu con. Các con phải lên lớp chứ. Phải đi, phải học, học mãi … rồi bây giờ nhìn lại thì ta phải nhiệt tình tạ ơn nghịch cảnh chớ con. Nhờ đó

    mà mình đã trưởng thành, bản lĩnh hơn nhiều.

    “Đời không giông tố tâm không sáng

    “Đạo chẳng phong ba đạo bất thành.

    Ráng lên con, ráng lần mò trở về với đất mẹ nghìn năm …

    Mẹ lắm nhớ thương đàn con trẻ

    Quá mỏi mòn quạnh quẽ ngóng trông

    Bao đêm cô tịch sầu thổn thức

    Thu rơi mấy độ lệ cạn dòng.

    Trở về nhà xưa để cùng sưởi ấm mùa đông, nghe gió xuân rì rào và

    dọn lòng mừng đón chúa xuân sang.

    *

    Buổi tàn đông xơ xác, trần thế đã vào hoàng hôn, màn đêm sẽ buông

    xuống … lạnh lẽo, thê lương biết dường nào.

    Mẹ Việt Nam tha thiết hoài mong những cánh chim bằng của

    mẹ – con:

    Hãy toả ngát hương thơm như Dạ Lý về đêm.

    Hãy khiêm nhường mà tự tin như đoá Quỳnh trong tăm tối.

    Hãy cô đơn mà vững chắc như hải đăng trong giông tố giữa trùng khơi.

    Hãy lẻ loi mà hữu ích như ngọn đèn đường sáng soi trăm họ.

    Hãy thấp kém mà kiên cường như cây cầu trong đêm đưa vạn người qua.

    Hãy rẽ tối băng ngàn như vầng trăng dẫn lối cho tha nhân.

    Hãy sừng sững như cây khô trụi lá, để làm bến đỗ cho muôn chim sau

    cơn mưa chiều.

    Hãy bé nhỏ, yếu ớt như lời kinh chân tình, như ngọn đèn chầu lung linh

    bên cung thánh.

    Hãy xanh tươi như loài tùng bá trong rét giá mùa đông.

    Và hãy vươn lên, phát huy hùng tâm dũng chí, hiên ngang khí phách

    như là loài hoa trong nghịch cảnh.

    *

    “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi trong đêm tối”.

    “Con hãy là hải đảo của con” – (ta là nơi nương tựa của ta)

    (Phật Thích Ca)


    *

    Giống chim bằng thì đam mê bão tố. Loài hoa đẹp thì sính nghịch cảnh

    gian truân:

    Cúc mỉm cười dưới ảm đạm trời thu.

    Đông rét lạnh Mai Đào mới ướm nụ.

    Nắng khô cằn Lan Huệ đơm hoa.

    Chốn bùn nhơ đoá Sen diễm lệ.

    Trong đêm đen Dạ Lý thơm nồng .

    Trời hạn hán Xương Rồng thêm bản lĩnh.

    Trui lửa hè săc Phượng đỏ lung linh .

    Màn đêm phủ đoá Quỳnh khoe hương sắc

    Trong im lìm rung cảm Dạ Thảo Yên.

    Lúc khổ đau thương loài Huệ trắng.

    Cảnh vô thường nhớ khóm Phù Dung.

    Đấy, người đời chơi hoa, ngắm hoa. Nhưng mấy ai thưởng lãm được vẻ đẹp thiêng liêng, cảm nhận được tiếng nói mầu nhiệm của Thượng Đế

    ẩn trong hồn hoa.

    *

    Trên cuộc hành trình đăng đẳng của loài người, với sứ mạng thiêng liêng “đi học để tiến hoá”. Trần gian là trường học lớn, sinh động nhất

    càn khôn. Là nơi gặp gỡ của hai lực đối kháng – kích động và phản động, diễn ra mãnh liệt nhất: thanh cao và nặng trược, thánh thiện và ma quỷ… . Nơi có đủ mọi cảnh trạng bi, hài. Đủ mọi chương trình học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Nhiều bài học khó khăn, hiểm hóc. Nhiều phương trình nan giải với những ẩn số bí hiểm. Cùng với những nghịch cảnh, thử thách cam go …đấy là những bài học tất yếu, bắt buộc trong chương trình, để giáo dục, rèn luyện con người. Là luận chứng thuyết phục để làm luận án tốt nghiệp …

    Mà các con có biết những bài học nói trên ở đâu không ? – nó ở ngay trong bản thân, trong gia đình, trong công việc làm ăn của mỗi cá nhân

    và trong mọi lãnh vực của xã hội… chứ không phải ở trên non núi, trong tu viện hay đường qua Tây Trúc gì đâu.

    Rồi tuỳ theo căn cơ, trình độ, mà mỗi cá nhân phải lần lượt vượt qua

    những cuộc khảo thí sơ đẳng, khó khăn, hóc búa … đến bạt vía kinh hồn. Để hoàn tất học vị, đẳng cấp cho từng giai đoạn, chặng đường trên cuộc hành trình tiến hoá.

    Trên đây là sự thật nghiễm nhiên mà loài người phải tuyệt đối quan tâm, để rồi không phải vô can với bài học, trốn chạy thử thách. Mà phải ý thức tiếp thu, quán triệt những bài học quý giá kịp thời. Sẵn sàng đối

    diện với mọi nghịch cảnh, thử thách và đạp nó để vươn lên … cho tinh thần đanh thép, tâm hồn phong phú, trí tuệ thăng hoa, để bước lên những nấc thang tiến hoá cao hơn.

    Bằng ngược lại , sẽ bị đào thải, đoạ đày, vùi dập – bị thoái hoá mất luôn linh tính trong cuộc khảo thí sau cùng nầy, rồi đến 7 ức (bảy trăm ngàn) năm sau mới được tái hườn trở lại, để học lại từ đầu “mẫu giáo”

    trong chu trình kế tiếp.

    Đấy là định luật bất biến của càn khôn, cho khối tròn chân lý tự xoay

    quanh nó, để vạn vật trường tồn, hằng hữu và mới mãi đời đời.

    “Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài

    “Cũng thành vô dụng cũng hoài ngọc đi.

    *

    Những cánh chim đã khôn lớn trưởng thành:

    Chấp cánh mộng cho hồn thơ nối tiếp

    Buông phím lòng réo rắc khúc hoan ca

    Đem chất xám pha mồ hôi vun bồi đất mẹ

    Cho quốc hồn rạng rỡ sắc tinh khôi

    Đốn minh định để vườn đời thẳng lối

    Ươm cây lành cho chim chóc muôn phương

    Việt Nam thiêng vươn mình trên thế giới

    Đoá Lạc-Hồng chói rạng khắp năm châu

    Cho vang danh Thánh-Địa nhiệm mầu.

    … …

    Mẹ tạm dừng lời, nhưng tình mẹ vẫn luôn hiện hữu với các con.


    Việt Nam, Thượng Nguyên – Canh Dần – 2010.


    [​IMG]LIỄU VĂN HOÀNH TIÊN chấp bút.

    ___________


    Tái bút:

    Con trẻ hề…con trẻ hề…


    Muốn vui xuân ấm huy hoàng

    Làm sao khỏi lạnh buồi tàn mùa đông

    *

    Cheo leo hiểm địa đẹp tranh đời

    Sơn cùng thủy tận cảnh nên thơ

    Đường khúc khuỷu anh hào lẫm liệt

    Đắc phi thường nhờ bước cam go.

    *

    Non cao góc bễ chân trời

    Dang mây tuyết lạnh cho đời thưởng tranh

    Cao nhân lên thác xuống gành

    Gian nan tôi luyện mới thành trượng phu.

    *

    Xuân về non nước đẹp vô vàn

    Cây cỏ muôn màu mãi chứa chan

    Đất mẹ rưng rưng chờ ai tá

    Thuyền TỪ có nhớ bến THƯƠNG chăng?.


    _____________


    (1).Phụ Giảng


    Cuộc hành trình tìm về chân lý. Một linh hồn càng tiến hoá lên cao,

    càng phải chứng nghiệm hết mọi trạng thái: từ thấp đến cao, từ trong bóng tối ra ánh sáng. Phải biết hết mọi cái xấu lẫn cái tốt. Phải biết làm được cả điều thiện lẫn điều ác… để dần dần đạt đến cái biết vô cùng của cội nguồn minh triết – thì mới được hiệp nhất với đấng chân lý tối cao: toàn năng, toàn giác, toàn chân, toàn thiện và toàn mỹ – chứ con !.

    Chứ nếu biết và làm được một nửa (phiến diện), thì sao gọi là toàn

    năng, toàn giác được – hả con!

    Và, ở cương vị đó Ngài đủ minh triết biết lợi dụng bóng tối để lập

    quân bình và hoá giải cường độ chói chang của ánh sáng. Biết lấy cái xấu để vun bồi và làm phát triển cái tốt. Biết làm điều ác đúng lúc để tác động cho mục đích đại từ bi…

    Đây , mẹ sẽ nêu vài thí dụ giản dị cho các con dễ hình dung:

    Một anh nông dân phải biết sử dụng những chất dơ bẩn, độc hại (phân bón, thuốc trừ sâu) – là cái xấu, cái ác đó. Để vun bón, chăm sóc cho ruộng vườn xanh tươi , thi mới có rau màu, ngũ cốc để dưỡng nuôi xã hội chứ.

    Cũng như những vị bác sĩ chuyên làm những việc cực ác: cưa, cắt, mổ,

    xẻ, châm kim, đổ thuốc … trên thân thể người ta. Để chiến đấu với tử thần, dành lấy sự sống cho con bệnh. Phải chăng! đó là vì mục đích đại từ bi không con?.

    Hoặc cơ quan cảnh sát hình sự, luôn hoạt động trong bóng đêm,

    chuyên làm những việc ác đức, khi cần phải giết người nữa – để xã hội

    được bình yên, đem lại sự tốt lành cho lương dân.

    Bởi vậy: sở cảnh sát và tu viện, nhà tù và trường học, rạp hát và bệnh

    viện, nhà hàng và bãi rác… đều cần thiết như nhau.

    *

    Từ những thí dụ trên, bây giờ mẹ thử đố các con – vậy chớ qua những

    sự cố ở Hyroshyma và Nagasaky - nước Nhật, và cuộc nội chiến ở nước Mỹ. Thì hành động của những ông Truman và Abram Lincoln là thiện

    hay ác.

    Rồi hãy cho biết, trong hai “kỳ quan” của thế giới: một “vạn lý trường

    thành” được xây đắp bởi một tên bạo chúa. Và một “bức tường Bá Linh”được dựng lên bởi những nhà cách mạng xã hội. Thì đâu là thiện, đâu là ác?.

    Mẹ dẫn chứng thêm một chút chỗ nầy: ngày nay công trình thứ nhất

    trở thành niềm tự hào của dân tộc – vì nó bảo vệ tổ quốc mình. Còn công trình thứ hai trở thành vết hoen của tổ quốc – vì nó rào nhốt chính dân tộc của mình.

    Nếu tinh tế quan sát cứu cánh thực tế, và trong giới hạn, chừng mực nào đó. Ta có thể hình dung được một hành vi thiện hay ác – bởi quyền năng của Thượng đế là vô giới hạn “bất khả tư nghị” (không thể tưởng

    tượng và nghị luận).

    Đấy, “Ác đúng lúc trở thành thiện. Thiện không đúng lúc trở thành

    ác”.

    Vậy thì những loại thuốc độc và thuốc bổ đều cần thiết như nhau –

    quan trọng là do người biết sử dụng nó đúng mục đích và liều lượng hay không. Ví như các nguồn triết lý, các học thuyết nầy nọ…vậy.

    Bởi vậy, nếu chúng ta chưa đủ phát sáng mà muốn lợi dụng bóng tối,

    ắt phải bị lạc lối trong đêm đen.

    Chưa đủ trình độ chuyên môn mà muốn lấy đôc trị độc, ắt phải bị

    nhiễm độc.

    Chưa rành nghề thuốc mà làm thầy lang trị bệnh, tất sẽ hiểm nguy cho đời.

    Chưa đủ “từ ái” mà muốn lấy ác diệt ác, sẽ trở thành kẻ bạo ác.

    Muốn “sát nhất miêu cứu vạn thử “, rồi bị lũ chuột tràn lên phá nát

    gia trang – bởi nó phản lại quy luật của tạo hoá…

    Cho nên phải làm cho mình sáng trước, rồi mới giúp ích được cho đời.

    Thí dụ : mình chê người ta là mê tín, duy tâm … thì mình hãy “ chánh

    tín, chánh tư duy” đi chứ!.

    Còn mình chê người ta là tà kiến, vô thần … thì mình hãy “chánh kiến,

    chánh đạo” đi nào!.

    Tóm lại, nếu mình oán ghét những điều: gian, xấu, ác. Thì mình phải

    trở về trên đỉnh “chân-thiện-mỹ”. Ở vị trí đó mình mới nhận diện được những điều: chơn-giả, thiện- ác, tốt-xấu … rồi hãy phê phán và hành động.

    Chứ rồi mình chê người ta là: mê tín, duy tâm … mà mình thì cuồng tín, mê vật chất – tin theo tà thuyết cực đoan. Mệnh danh là “vô sản”,

    mà tài sản, tiền bạc của người ta vô nhà mình, vô tài khoản của mình…

    Còn mình chê người ta là: ác đạo, vô thần … mà mình lại tà tâm, vô thức – lập hạnh “hỷ xả”, mà xả bỏ cái nhà ọp ẹp, xe cà tàng… để tạo lập đền điện nguy nga, xe hơi bóng lộn. Lánh bước trần tục để dấn

    thân vào mê hồn trận của ma vương.

    Đấy, thời gian đã trả lời quá rõ ràng. Thực tế đã minh chứng rất hùng

    hồn rồi.

    Tôn giáo thì đã mai một, thất chơn truyền mấy ngàn năm, đến chỗ “mạt

    pháp”, triết lý đã bị bế tắt hoàn toàn.

    Còn chủ nghĩa Mac-Lê, học thuyết vô thần thì đã sụp đổ triệt tiêu. Cây cổ thụ đã bị cưa gốc, xẻ thân rồi. Chỉ còn một nhánh lá rời, vương chút

    nhựa sống, mà các con tưởng nó còn ra hoa kết trái được sao!.

    Vậy mà các phe phái chánh trị, tôn giáo không lo sợ, để thức giác, tìm

    lối thoát cho linh hồn. Còn mãi tham quyền, cố vị, đam mê vật chất…

    Cứ mãi “lươn chê lịch nhớt, lịch chê lươn nhớt” – mà tên nào khỏi nhớt

    đâu?.

    Cứ mãi “duật bạng tương trì” – thì sẽ vào rọ của ma vương hết thôi!.

    Rồi đây thân xác và linh hồn con cũng chẳng còn, thì hư danh, vật

    chất… để làm gì !?.

    Mẹ Việt Nam vô cùng đau xót, nên mẹ phân biện khẳng khái để cứu giải, chứ không chỉ trích, bài bác và ghét bỏ một đứa con nào. Mà ngược

    lại đứa nào gây nhiều sai trái, khuất tuất… thì mẹ càng đau khổ, thương xót nó nhiều hơn. Vì luật trời sẽ tác động để giáo hoá nó, nó phải chịu roi vọt thảm thương lắm.

    Nếu không giác ngộ kịp thời, thì mẹ đành ngậm ngùi tiễn biệt linh hồn

    con đi vào cuộc chia ly thăm thẳm… từ đây đôi ngả mẹ đành mất con!.

    “ Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu” – lưới trời lồng lộng, thưa mà

    một sợi lông không qua lọt đâu con.

    Trên đây chỉ là vài khía cạnh trong vô vàn góc cạnh của chân lý, mẹ

    diễn đạt sơ trong phạm vi giới hạn và trình độ thô thiển đó thôi. Những điều bí ẩn cao siêu trong chân lý sẽ được giải đáp thoả đáng, nếu các con được hội ngộ, diện kiến các Đấng siêu nhân tại Việt Nam trong những ngày sắp tới, khi cac Ngài xuất hiện làm việc.
     
  5. vanlinh2802

    vanlinh2802 Lớp 1

    Gương thượng cổ, Vua Hùng Quốc Tổ

    Sống vì đời, luôn mãi vì dân

    Quốc Tổ Hùng Vương là nhà tư tưởng vĩ đại có một không hai trên trái đất kéo dài hàng triệu triệu năm từ khi nhân loại ra đời tới bây giờ. Người là nhà giáo dục, nhà thơ nhà văn hiện đại, nhà chính trị quân sự siêu tột thiên tài; nhà Đạo Đức, khoa học vật chất lẫn tinh thần am hiểu thấu suốt Cội Nguồn vũ trụ; nhà biết trước thấy trước bậc nhất của nhân loại con người. Người không những có công dựng nước, mà còn có công xây dựng lên Văn Hóa Cội Nguồn, Chủ Nghĩa Đại Đồng Quốc Đạo Dân Tộc. Làm cho dân giàu nước mạnh, công bằng văn minh. Giải thoát tội lỗi hướng tới chân thiện mỹ. Đưa xã hội tiến tới đại đồng bình đẳng, tự do, ấm no hạnh phúc.



    1. LỜI NGÕ

    Ngót gần 5000 năm trước, Quốc Tổ Vua Hùng khai sinh ra nước Văn Lang, khai sinh ra “Văn Hóa Cội Nguồn”, hiến pháp Văn Lang, nền quốc đạo dân tộc. Dân tộc Văn Lang không những thống nhất chung ‘cùng Cội cùng Nguồn’, mà còn thống nhất chung cùng một chữ “Việt“, gọi là “Bách Việt Văn Lang”. “Văn Hóa Cội Nguồn” không những thống nhất về mặt tinh thần mà còn thống nhất về dân tộc, toàn diện hơn, sâu sát hơn. Tạo cho dân tộc Văn Lang không những đoàn kết mà đại đoàn kết. Tạo lên sức mạnh thần thánh của đất nước Văn Lang. Trải qua hàng nghìn năm “Bách Việt Văn Lang” lưu lạc khắp nơi, phần nhiều trụ lại ở nước Việt Nam trở thành 54 dân tộc anh em; một số ở miền Hoa-Nam nước Tàu, số khác vì thời cuộc mà tỏa ra khắp năm châu bốn biển…/. Chờ ngày nhận Tổ quy Tông, đoàn viên sum hiệp, tay bắt mặt mừng!

    Khối tình Bách Việt nước Văn Lang

    Vạn thuở cách xa, chẳng bẽ bàng

    Thầm ước một ngày, Mai hội hiệp

    Mặt mừng tay bắt, nở vinh vang

    Quốc Tổ Vua Hùng gồm thâu Bách Tộc khai sinh ra nước Văn Lang. Điều đặc biệt ở đây là Quốc Tổ không dùng vũ lực chiến tranh mà chỉ dùng Văn Hóa Cội Nguồn khai dựng lên đất nước Văn Lang. Ở vào thời điểm ấy khắp nhân gian không ai có thể sánh kịp Chí Tôn Quốc Tổ, không đất nước nào sánh kịp đất nước Văn Lang. Bách Tộc trở thành Bách Việt Văn Lang không cần động đến gươm đao giáo mác – bất chiến tự nhiên thành.

    Sự trị quốc của người phải nói là văn minh nhất thời đại. Xóa bỏ độc tài độc trị từ phong kiến vua chúa đi vào hiến pháp đa nguyên. Tôn trọng quyền con người, quyền công dân, quyền công bằng bình đẳng xã hội. Ai ai cũng được tự do mưu cầu hạnh phúc. Lấy Hiến Pháp, Luật Pháp, Đạo Pháp đi vào cuộc sống, chỉ duy nhất một Pháp Vương Hiến Pháp tối cao nước Văn Lang không già không trẻ không sanh không diệt. Các đời Vua Hùng nối nhau tôn thờ. Hiến Pháp Văn Hiến chính là nền Văn Hóa Cội Nguồn – Quốc Đạo Văn Lang, cũng là ngôi nhà chung của toàn dân tộc Bách Việt Văn Lang. Trong khi đó các nước trên toàn thế giới bấy giờ, vua, chúa coi chúng dân như nô lệ, chỉ là giai cấp dân đen, xem thường khinh bạc, sống không có tự do không có công bằng bình đẳng, chia rẽ phân biệt giai cấp. Cai trị dân bằng thể chế độc tài độc trị, khắp mọi nơi thường bắt gặp những bất công, những ngang trái, đầy dẫy sự oan sai. Người dân luôn sống trong sợ hãi lo âu chán chường.

    Văn Hóa Cội Nguồn là nền văn hóa khai dựng lên nước Văn Lang (nay là nước Việt Nam). Văn Hóa thống nhất cả Đời lẫn Đạo. Đời Đạo cũng chỉ là một, trong đời có Đạo, trong Đạo có đời. Tốt đời thời đẹp Đạo, tốt Đạo thời đẹp Đời. Cuộc sống vì thế mà an vui hạnh phúc, dân giàu nước mạnh, công bằng bình đẳng ai cũng như ai không ai khác ai, đều sống theo Hiến Pháp, Luật Pháp, Đạo Pháp văn minh, không có nước nào dám xâm lược nước Văn Lang. Vì nước Văn Lang có nền Quốc Đạo lừng danh thiên hạ, thống nhất từ trên xuống dưới một lòng một dạ, nhất hô bá ứng, sức mạnh nội lực Dân Tộc dời non lấp bể, làm khiếp đảm các nước láng giềng xung quanh.

    Về sau đến thời hạ Hùng Vương thứ 11, Hùng Chinh Vương (683-641 TCN) thì nền Quốc Đạo – Văn Hóa Cội Nguồn đã bị phai lạt. Ở vào Niên Đại Hùng Vương không có giấy bút mực tinh vi, chân lý chánh nghĩa của Văn Hóa Cội Nguồn vì thế đi lần vào thất truyền, sự truyền khẩu kéo dài dẫn đến tam sao thất bản nền Văn Hiến Quốc Đạo Văn Lang. Bóng u minh vì thế đã trùm xuống ở vào giai đoạn thời cuối các Vua Hùng và cho đến tận ngày nay lên Non sông Đại Việt. Các thế lực ngoại xâm lợi dụng sự thất truyền ấy xâm lược văn hóa, chính trị; đầu độc dân tộc ta, đô hộ cai trị dân tộc ta gần hai nghìn năm đau thương khốn khổ.

    Và kỳ tích đã xuất hiện: Thế kỷ 21, Văn Hóa Cội Nguồn phục hoạt trở lại, tâm đạo trở về với con cháu Rồng Tiên Việt Nam, trở thành động lực chủ lưu cho sự hưng khởi dân tộc. Sự phục sinh, hồi sinh của Văn Hóa Cội Nguồn đem lại mùa xuân mới. Nước Việt Nam sẽ trở thành hùng mạnh, nếu không muốn nói là lẫy lừng vang dội khắp năm châu bốn biển, thái bình thịnh trị độc lập hàng nghìn năm.



    2. TÓM TẮT TIỂU SỬ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG

    Theo kinh Long Hoa Mật Tạng, Anh Linh Quốc Tổ truyền lại:

    Trong trăm họ đầu tiên nhân loại. Có họ Trời, họ Trời chính là họ Cao (Trời Cao). Họ Cao ra đời mang họ Trời, tồn tại qua các thời kỳ của mỗi tiểu kiếp. Thời Hồng Hoang, Hồng Nguyên, Hồng Bàng, Hồng Đế, Viêm Đế đến thời niên đại Kinh Dương Vương. Cứ mỗi tiểu kiếp là 16 triệu 800 nghìn năm. Như vậy họ Cao đã khởi nguồn từ giữa tiểu kiếp thứ 5 đến nay cuối tiểu kiếp thứ 9, đã trải qua 75 triệu 600 nghìn năm.

    – Quốc Tổ Hùng Vương là con một của Kinh Dương Vương đời thứ 9 (Lộc Tục). Mẹ là Thần Long Nữ (bộ tộc Long Giao)

    – Quốc Tổ sinh ngày 20 tháng 2 năm Giáp Thìn

    – Quốc Tổ họ Cao, tên Hùng Lan

    – 16 tuổi Quốc Tổ đi tìm chân lý

    – 22 tuổi Quốc Tổ chuyển đại pháp luân khai Hội Long Vân tại vườn cấm nằm ở phía tây nước Xích Quỷ

    Theo niên lịch Đại Nam, có từ thời Viêm Đế: Ngày 2 tháng 3 năm Ất Sửu, Quốc Tổ thuyết giáo nói ra Văn Hóa Cội Nguồn Đại Đạo Vũ Trụ. Hàng phục Bách Tộc sau nầy trở thành Bách Việt Văn Lang. Văn Hóa Cội Nguồn trở thành Nền Quốc Đạo Văn Lang.

    – 25 tuổi Quốc Tổ dẫn quân Âu, Lạc Bách Việt. Tiến về đất Địa Long Lãnh Nam, nằm ở phía nam nước Xích Quỷ (nay là Địa Long chữ S Việt Nam). Quốc Tổ cùng quân Bách Việt tiêu diệt ba con yêu tinh chúa quỷ: Mộc Tinh, Ngư Tinh, Hồ Tinh, khai lập lên nước Văn Lang vào năm Mậu Thìn

    – 30 tuổi Quốc Tổ lên ngôi Quốc Vương vào ngày 2 tháng 9 năm Quý Dậu. Lấy Niên Hiệu Hùng Vương, công bố Niên Đại Hùng Vương ra đời kế theo Niên Đại Kinh Dương Vương. Nước Xích Quỷ trở thành nước Văn Lang rộng lớn. Công bố Nền Quốc Đạo cũng như Nhà Nước Văn Lang ra đời (2959 trước công nguyên)

    – Quốc Tổ năm 41 tuổi Quốc Mẫu Phụng Cơ sinh Hùng Quý Lân

    – 109 tuổi Quốc Tổ truyền ngôi cho Hùng Quý Lân 2880 trước công nguyên

    – 79 năm Quốc Tổ ở ngôi Quốc Vương

    – 3 năm Quốc Tổ ở ngôi Thái Thượng Hoàng Quốc Đạo

    Quốc Tổ thọ 112 tuổi. Về trời vào ngày mùng 10 tháng 3 theo niên lịch Đại Nam Văn Hiến.

    Tóm lại: Quốc Tổ ra đời đến nay 2022 là năm nghìn không trăm mười một năm (5011 năm); Niên Đại Hùng Vương đến nay 2022 là bốn nghìn chín trăm tám mươi mốt năm (4981 năm).

    (Niên Lịch Đại Nam Văn Hiến thất truyền vào thời An Dương Vương kết thúc Niên Đại Hùng Vương 258 trước công nguyên)



    3. TOÀN NĂNG TOÀN GIÁC ANH LINH QUỐC TỔ

    (A) Quốc Vương Thủy Tổ Vua Hùng là con cả của đấng Hư Không Tổ Tiên Như Lai Vô Vi Tạo Hóa. Anh cả của Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa.

    – Đứng đầu tam giáo: Phật, Thánh, Tiên

    – Đứng đầu ngũ giáo: Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa

    – Duy trì thất giáo: Phật Giáo, Thánh Giáo, Tiên Giáo, Thiên Giáo, Địa Giáo, Nhơn Giáo, Thầy Giáo

    Theo kinh tạng Văn Hóa Cội Nguồn: Chân tánh Tổ Tiên lập lên vũ trụ, thức tánh Tổ Tiên lập lên muôn pháp. Thức tánh của những người chưa ngộ đạo vì còn mê tạo ra bao nghiệp ác, để rồi sa đọa địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Thức tánh giác ngộ thiện, tạo lên xã hội thiên đàng cực lạc, trở thành Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa – dần tiến đến hội nhập Cội Nguồn.

    Từ đại linh hồn Khai Hóa Tổ Tiên, sau khi khai dựng tạo lập lên vũ trụ, tam thiên đại thiên thế giới, 28 tầng trời, 18 tầng địa phủ, núi Tu Di, thất sơn châu báu, bảy biển hương thủy, biển khí nước mặn, bốn cõi trần gian, nhật, nguyệt, tinh tú, thiên hà ngân hà, núi thiết vi, địa luân, thủy luân, phong luân, ba cõi vũ trụ, thiên đàng, trần gian, địa phủ. Rồi trải qua hơn một tiểu kiếp, khai lập lên muôn loài vạn vật, côn trùng, thảo, mộc rồi để cho chúng tiến hóa lên loài bò sát, cầm thú; thiên địa tuần hoàn đi vào ổn định, hình thành ba cõi tâm linh, dục giới, sắc giới, vô sắc giới.

    Khai Hóa Tổ Tiên nhìn thấy Tiểu Linh Hồn của muôn loài vạn vật không thể tiến hóa lên làm chủ vũ trụ, mà chỉ lẩn quẩn trong loài cầm thú sát phạt ăn nuốt lẫn nhau, ác tính khởi sanh như non như núi, xung đột tàn sát khốc liệt, cũng như hiểu rõ chúng không còn tiến hóa được nữa và chúng mãi mãi không bao giờ tìm thấy được Cội Nguồn của mình. Đồng nghĩa là mãi mãi trôi lăn trong sanh tử, khốn khổ vô cùng, chúng vĩnh viễn ở mãi loài thú cầm, bò sát. Một khi ác căn quá lớn sẽ bị tiêu tan mất huệ mạng ý căn linh hồn, đọa lạc trở về linh thức loài cây cỏ, uổng công tu luyện tiến hóa hàng triệu năm. Nên Khai Hóa Tổ Tiên bằng tóm thâu tiên thiên chơn dương tinh hoa vũ trụ hiện thân ra Đức Cha Trời hay còn gọi là Lạc Long Quân, thể xác nam nhơn con người Tiểu Thiên Vũ Trụ, có đủ 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp hào quang sáng chói. Khai Hóa Tổ Tiên lại tiếp tục tóm thâu tiên thiên chơn âm tinh hoa vũ trụ hiện thân ra Đức Mẹ Trời hay còn gọi là Âu Cơ. Việc hiện thân ra con người, một nam một nữ, cốt cách Tiên Rồng, sanh con đẻ cái lưu truyền nòi giống con người với mục đích chính là để cho linh hồn các loài bò sát, cầm thú có cơ hội đầu thai làm người. Nhờ thể xác con người, thể xác cao cấp thể xác tiểu thiên vũ trụ, nên Tiểu Linh Hồn tiến hóa ý thức, nhận thức nhanh chóng, lên cảnh giới Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa, làm chủ chân tâm chân tánh, làm chủ vũ trụ.

    Nên nói “thân người khó được” là vì lẽ đó, không phải do tự nhiên tiến hóa mà được, mà phải nhờ Đức Cha Trời Mẹ Trời sanh tạo ra giống người (động vật cấp cao). Thể xác con người là thể xác tiểu thiên vũ trụ, nhất là bộ não con người, phải nói là bộ não vũ trụ. Linh hồn con người nhờ vào thể xác con người và bộ não con người, càng gặp nhiều rắc rối khó khăn, càng nhiều chướng ngại, càng lắm gian nguy, thì linh hồn con người càng tiến hóa ý thức nhanh chóng, dày dạn kinh nghiệm, phát sanh cơ mưu trí huệ cũng như sự khôn khéo tích lũy nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống ở đời, trở thành những nhà sáng tạo, tạo vật; kế thừa làm chủ sự sáng tạo, tạo vật của Tổ Tiên, Cha Trời, Địa Mẫu.

    Và cũng vì một đại sự nhân duyên hy hữu hiếm có này, cách đây khoảng 75 triệu 600 nghìn năm, giữa tiểu kiếp thứ 5 của kiếp trụ, tức là ở đỉnh kiếp tăng đầu kiếp giảm. Cha Trời, Mẹ Trời bay xuống trái đất hạ chân xuống dãy núi long hoa hình chữ S chốn trần gian (địa cốt chữ S nước Việt Nam ngày nay) sanh con đẻ cái, sanh ra 100 ông bà Tổ đầu tiên của nhân loại con người, hai mươi người con Da trắng, hai mươi người con da đen, hai mươi người con da chàm, hai mươi người con da vàng, hai mươi người con da đỏ, cộng lại thành 100 người con 50 nam 50 nữ. Một trăm người con này khi chưa ra đời đều nằm chung trong bọc trứng Âu Cơ, gọi là Đồng Bào. 100 người con của Đức Cha Trời Lạc Long Quân và Địa Mẫu Âu Cơ hiện đang làm Phật Tổ, Thánh Tổ, Tiên Chúa, Mẫu Hoàng, Phật Mẫu, Tiên Mẫu, Thánh Mẫu, v.v… cai quản khắp các tầng Trời, Tam Thiên Đại Thiên vũ trụ. Đức Giáo Tổ Chí Tôn là anh cả (gần 5000 năm trước giáng sinh làm thái tử Hùng Lan trở thành Quốc Tổ Hùng Vương) theo di chí Tổ Tiên, làm theo lời dạy của Đức Cha Trời.

    Nói về Khai Hóa Tổ Tiên tối cao vũ trụ, vốn có nhiều tên do Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa đặt tên tùy theo sự hội ngộ chứng biết Cội Nguồn của mình. Vì Khai Hóa Tổ Tiên vốn không có tên nên gọi Tổ Tiên là Đấng Tối Cao Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa, Đấng Đại Đạo Vô Vi hay còn gọi là Đấng Tối Cao Như Lai. Chúa Giê-Su gọi Đấng Tối Cao là Đức Chúa Trời; Phật Thích Ca gọi Đấng Tối Cao là Đức Như Lai; Lão Tử gọi đấng tối cao là Đấng Vô Vi Hư Không Đại Đạo. Từ Đại Đạo khởi sanh ra tất cả, rồi từ tất cả đều trở về Đại Đạo, từ Đại Đạo lập lên Trời. Tuy có 5 danh xưng như vậy nhưng thật ra chỉ có một đấng mà thôi, đó là đấng Tổ Tiên Khai Hóa, Đấng tạo vật khai lập lên tất cả. Năm danh xưng nầy đều linh thiêng, nhất là danh xưng Tổ Tiên thời linh ứng không thể nghĩ bàn. Hiện thân Tổ Tiên là hai đấng Tiên Rồng Cha Trời Mẹ Trời:

    – Tên tộc bí danh Cha Trời là “Long Hoa”

    – Tên tộc bí danh Mẹ Trời là “Tiên Cơ”

    – Uy danh của Cha Trời là “Ấn Quang Tối Thắng Như Lai”

    – Uy danh của Mẹ Trời là “Địa Mẫu Dưỡng Sanh Như Lai”

    – Tên con thường gọi của Cha Trời là “Lạc Long Quân”

    – Tên con thường gọi của Mẹ Trời là “Âu Cơ”

    Vì thế tất cả nhân loại anh em từ xưa cho đến tới ngày nay, đều phát xuất từ một Cội Nguồn Cha Trời Mẹ Trời trong bọc trứng Âu Cơ tình anh em nghĩa Đồng Bào. Nói đến con người, dù cho đó là Phật Thánh, Tiên, Thần, Chúa ở trên thượng thiên hay người phàm tục ở chốn trần gian cũng cùng chung Nguồn Cội Cha Trời Mẹ Trời; đều là con cháu, chắt, chút, chít… của Đức Tổ Tiên Tạo Hóa. Dù ở thời nào, Cha Mẹ Trời cũng dạy bảo nhân loại con người xóa bỏ hận thù, vì tất cả nhân loại đều là đồng bào anh em, chỉ vì lạc mất Cội Nguồn nên kẻ nói nầy người nói kia không nhận ra nhau, tàn sát chém giết lẫn nhau.

    Nay Văn Hóa Cội Nguồn – Thiên Ý Cha Trời – Thiên Luật Vũ Trụ xuất hiện; Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa là những con cái Nhà Trời phải có bổn phận trách nhiệm hướng dẫn nhân loại trở về Cội Nguồn; tiến tới thế giới Đại Đồng, siêu sanh thiên giới, trở về cõi Trời tránh tai kiếp hủy diệt tuần hoàn lặp lại vào cuối tiểu kiếp thứ 9.

    Sự chuyển luân trong vũ trụ, đến một thời điểm nào đó có đấng tối cao xuất hiện thay thế cho Cha Trời. Đấng Tổng Đà La Ni của tạo hóa, tổng mật tạng vũ trụ, nói ra pháp đại đồng vũ trụ. Đấng tối cao ngài là Đức Hư Không, không ở trong thất giáo, nhưng không xa rời thất giáo, tùy thuận dân trí nhân loại mà chuyển pháp luân theo Thiên Ý Cha Trời.

    Đức Long Hoa Cửu Huyền Cha Trời sáng lập ra thất giáo (Phật Giáo, Thánh Giáo, Tiên Giáo, Chúa Giáo, Thần Giáo, Nhơn Giáo, Thầy Giáo). Thất giáo chung cùng một cội, tổng hội chân tánh chung cùng một thể bình đẳng. Có nghĩa là chân tánh bọt nước, chân tánh của nước không khác nhau. Bọt nước hiểu rõ chân tánh của mình, thì cũng hiểu rõ chân tánh của nước. Chân tánh tối cao vũ trụ cũng đồng nghĩa chân tánh tối cao của mỗi linh hồn. Vì không ngộ được chân tánh, nên không nhận thấy đấng tối cao vũ trụ, đấng tạo hóa không tên không tuổi. Sự ở đời tuy sanh ra nhiều giáo, thất giáo, nhưng rốt lại chỉ có một giáo mà thôi đó là Văn Hóa Cội Nguồn, Văn Hóa của Chánh Đẳng Chánh Giác.

    Cha Trời ngự trong trong tâm thức của mỗi con người và dìu dắt con người đi đến chân thiện, trở thành vô lượng Phật Tổ, vô lượng Thánh Tổ, vô lượng Tiên Tổ, vô lượng Thần Tổ, vô lượng Chúa Tổ, vô lượng Địa Tổ, vô lượng Thầy Tổ. Khi tất cả các giáo trở về là một, hiệp vào chân tánh vũ trụ, chân tánh đại đồng, thì Đấng Tổng Trì Đà La Ni theo Thiên Ý Cha Trời chuyển đại pháp luân, tận độ khắp ta bà thế giới, tam thiên đại thiên như số vi trần.

    Quốc Tổ Hùng Vương (Đức Giáo Tổ Chí Tôn) thừa lệnh của Đức Cha Trời xuống trần khai lập lên nước Văn Lang, đi đôi với Văn Hóa Cội Nguồn, Hiến Pháp Văn Lang Nền Quốc Đạo Tiên Rồng Dân Tộc; là Đức Chí Tôn thừa hành theo di chí của Tổ Tiên, đặt nền móng Thiên Đạo, Đạo Trời xuống chốn nhân gian. Đưa nhân loại trở về vũ trụ, hội nhập Cội Nguồn đến với Đấng Cha Ông, Đấng Chúa tối cao vũ trụ.

    Những linh căn linh hồn chuyển kiếp luân hồi liền quên mất Cội Nguồn trở thành bất giác mê muội u minh. Trải qua vô lượng kiếp tiến hóa, vô lượng kiếp tu luyện, từ bất giác mê muội u minh trở thành Hoàn giác thành Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa. Từ bọt Nước hội nhập trở về Nước, Thức Tánh trở thành Chân Tánh lên ngôi Chánh Đẳng Chánh Giác. Đến khi viên mãn Đại Nguyện thì hội nhập Cội Nguồn vào tổng thể Đại Đồng Bình Đẳng ngôi vị tối cao vũ trụ.

    Các vị Phật Tổ, Thánh Tổ, Tiên Tổ đã hội nhập Cội Nguồn vào tổng thể Đại Đồng Bình Đẳng ngôi vị tối cao vũ trụ. Nếu có việc cần thiết quan trọng đối với vũ trụ, thì các Ngài từ nơi quá khứ tổng thể Cội Nguồn Chánh giác sẽ hiện thân ra làm lợi ích cho toàn nhân loại con người.

    Sở dĩ Đức Giáo Tổ Chí Tôn chưa hội nhập Cội Nguồn là vì nguyện lực độ sanh của Chí Tôn chưa viên mãn trọn vẹn. Đức Chí Tôn đã thệ nguyện: “Khi nào tận Độ hết thảy nhân sinh hội nhập Cội Nguồn vào ngôi Chánh Đẳng Chánh Giác thì ta mới hội nhập vào ngôi vị Tổ Tiên – Đấng tối cao – Đấng lập lên vũ trụ cùng con người”.

    * Nói tóm lại: Quốc Vương Thủy Tổ Vua Hùng chính là Đức Giáo Tổ Chí Tôn Thiên Đế tối cao, con cả của Cha Trời – Mẹ Trời. Chí Tôn Thiên Đế đầu thai xuống trần làm con Kinh Dương Vương trở thành Thái tử Hùng Lan. Thái tử Hùng Lan mở rộng nước Xích Quỷ về nam thành nước Văn Lang rộng lớn, chuyển sang Niên Hiệu Hùng Vương. Truyền được 41 đời: 23 đời thượng Hùng Vương, 18 đời hạ Hùng Vương, kéo dài độc lập 2701 năm.

    Điều đáng nói ở đây, Quốc Tổ Hùng Vương – sự hiện Thân cả Phật lẫn Chúa, cả Thần lẫn Thánh trong Huệ Mạng Chơn Linh Quốc Tổ – Tam Giáo quy nguyên ngũ chi hiệp nhất. Quyền năng Quốc Tổ là vô tận.

    Sự toàn năng, toàn giác chính là Pháp Thân Huệ Mạng Anh Linh Quốc Tổ. Hay nói một cách khác dễ hiểu, trí huệ Quốc Tổ vô tận vô biên không thể nghĩ bàn thể hiện qua Văn Hóa Cội Nguồn:

    1 – Quốc Tổ nói ra những gì tốt đẹp nhất; 2 – Quốc Tổ nói ra những gì cao siêu nhất; 3 – Quốc Tổ nói ra những gì huyền bí nhất; 4 – Quốc Tổ nói ra những gì có lợi nhất; 5 – Quốc Tổ nói ra những gì chân thiện nhất; 6 – Quốc Tổ nói ra những gì đoàn kết nhất; 7 – Quốc Tổ nói ra những gì giải thoát nhất; 8 – Quốc Tổ nói ra những gì chứng đắc nhất; 9 – Quốc Tổ nói ra những gì thành đạt nhất; 10 – Quốc Tổ nói ra những gì viên mãn nhất.

    Quốc Tổ đem lại 10 lợi ích nhất trong kho tàng tri kiến vũ trụ đến với con người, thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng.

    Hãy gìn giữ và truyền lại cho muôn thế hệ đời sau!

    Văn Hóa Cội Nguồn đã có từ thời dựng nước Văn Lang cách đây 5000 năm vì không có giấy bút nên không lưu chép kinh văn lại được, chỉ truyền qua khẩu tự ngôn từ, dẫn đến tam sao thất bổn chính văn biến mất sau 2000 năm, nay Quốc Tổ trở về truyền lại.

    Nước non Nam Việt nước non

    Bừng lên sức sống dạ gan anh hùng

    Người xưa trở lại vẫn còn

    Đường nhân, ngõ nghĩa mở đàng khai thông

    (B) Quốc Vương Thủy Tổ Vua Hùng cũng chính là anh cả năm màu da anh em: Da Trắng hành kim, Da Chàm hành mộc, Da Đen hành thủy, Da Đỏ hành hỏa, Da Vàng hành thổ trung ương.

    Quốc Tổ Vua Hùng là anh cả giống dân Da Vàng Hồng Ngọc hành thổ trung ương kim, mộc, thủy, hỏa. Không những thuộc giống da trung ương của năm màu da anh em, mà còn là anh cả nhân loại từ khi nhân loại con người ra đời.

    Phật Thích Ca là anh cả giống dân Da Chàm Bích Ngọc hành mộc. Chúa Giê-Su là anh cả giống dân Bạch Ngọc da trắng, hành kim. Chúa Giê-Su thờ Chúa Trời hay Cha Trời cũng thế, không khác gì Quốc Tổ Vua Hùng đều thờ chung Đức Cha Trời.

    Đức Chúa Giê-Su theo hạnh nguyện giáng trần là Đấng chuộc tội thay cho con người. Vì con người thường phạm tội nghịch lại Thiên Ý Cha Trời.

    Còn Chí Tôn Thiên Đế lâm phàm xuống trần trở thành Quốc Tổ Vua Hùng không phải là Đấng chuộc tội. Mà làm theo di chí của Đức Cha Trời, nói ra Văn Hóa Cội Nguồn tận độ hồn linh nhân loại con người về trời. Văn Hóa Cội Nguồn chính là Nền Văn Hiến – Quốc Đạo dân tộc Văn Lang.

    * Nói tóm lại: Quốc Tổ Hùng Vương, Chúa Giê-Su hay Phật Thích Ca đều tôn thờ Chúa Trời hay Cha Trời hay Như Lai cũng thế. Tuy nhiều danh xưng có khác nhau, nhưng cũng chỉ tôn thờ một đấng Tạo Hóa Tổ Tiên ấy không khác.

    (C) Quốc Vương Thủy Tổ Vua Hùng cũng chính là Long Hoa Giáo Chủ – Di Lặc Đương Kim Vũ Trụ, Đấng Tổng Trì Đà La Ni năm phần pháp thân Cội Nguồn Vũ Trụ.

    Khi Chí Tôn Quốc Tổ lâm phàm, thời cũng có hằng hà sa số Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa lần lượt lâm phàm theo sau đó (trong đó có Chúa Giê-Su và Phật Thích Ca) tận độ nhân loại về Trời.

    – Kỳ một: 5000 năm trước, Quốc Tổ khai mở Đại hội Long Vân tại vườn Cấm, nước Xích Quỷ.

    – Kỳ hai: Từ 2500 đến 3000 năm trước, tam giáo Phật – Thánh – Tiên cũng như Chúa ra đời sau Đại hội Long Vân mấy nghìn năm

    – Kỳ ba: Quốc Tổ lâm phàm trở lại, khai mở ra Đại hội Long Hoa ta bà trần gian. Lập đời Thánh Đức Thượng Nguơn. Dựng dậy nền Quốc Đạo đã bị thất truyền hơn 2500 năm ở vào giai đoạn Phật Thích Ca, Khổng, Lão, Chúa ra đời.

    Ở vào thời Thánh Đức, tức là Kỳ Ba (giai đoạn hiện nay, thế kỷ 21 bắt đầu kỷ nguyên 3000 năm) Quốc Tổ Vua Hùng lâm phàm trở lại trần gian lần 2, thừa hành di chí Cha Trời khai mở hội Long Hoa nơi trần thế giai đoạn gần cuối tiểu kiếp thứ 9. Đến giữa tiểu kiếp thứ 10 khai mở hội Long Hoa trên cung Trời Đao Lợi thiên. Tức là tầng trời thứ hai Thượng Đà La trên đỉnh núi Tu Di.

    Cũng cần nên biết mỗi tiểu kiếp dài 16 triệu 800 nghìn năm, hiện nay chúng ta ở vào giai đoạn cuối tiểu kiếp thứ 9, nghĩa là còn 4 đến 5 nghìn năm nữa mới hết tiểu kiếp thứ 9 chuyển sang tiểu kiếp thứ 10. “Long” là Rồng, “Hoa” là Tiên; mạnh như Rồng đẹp như Tiên. Chúng ta cần phân biệt giữa “Hội Long Hoa Toàn Cầu” và “Hội Long Hoa Vũ Trụ”. Hội Long Hoa Toàn Cầu chính là “Hội Rồng Tiên” – Truyền thống anh linh Văn Hiến Việt Nam phục hưng tỏa sáng, xoay chuyển nhân loại toàn cầu đi vào thời đại văn minh thánh đức, thế giới đại đồng; Còn “Hội Long Hoa Vũ Trụ” là ở vào khoảng 8 đến 9 triệu năm tới, đúng như trong nhiều kinh sách đã nói rằng hàng triệu năm nữa mới đến.

    * Nói tóm lại: Để mở ra Cơ Long Hoa Cội Nguồn Vũ Trụ đi vào Tận Độ kéo dài 84 triệu năm, Quốc Tổ phải trải qua 3 bước:

    (1) Quốc Tổ phải theo lời dạy Cha Trời. Đầu thai xuống trần cách đây 5000 năm. Khai ra Hội Long Vân, gieo hạt giống Thiên Ý con Rồng cháu Tiên vào tâm hồn Bách Việt Văn Lang. Bắt đầu từ đây hạt giống Thiên Ý ấy sanh sôi nẩy nở lan truyền từ Đông sang Tây. Bằng cách dân Bách Việt Văn Lang mãn trần đầu thai khắp cùng thế giới.

    (2) Sau năm nghìn năm Quốc Tổ lâm phàm trở lại trần gian nói ra Văn Hóa Cội Nguồn. Cả Ấn lẫn Bút, chính là Thiên Ấn – Thiên Bút, đi vào Kinh Thơ, Triết, Truyện, Sử, Luận. Không còn bị cảnh tam sao thất bổn nữa. Thì những ai trong tâm đã có hạt giống Tiên Rồng gặp được Văn Hóa Cội Nguồn thì phát triển tươi tốt. Trở thành Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa dìu dắt vô lượng vô biên nhân loại về trời đi vào Cơ Long Hoa Cội Nguồn Tận Độ.

    Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa nơi chốn nhân gian đồng phò trì Chí Tôn Thiên Đế Quốc Tổ, cũng như chung truyền Văn Hóa Cội Nguồn Thiên Ý Cha Trời, tận độ nhân loại lập thành Quốc Độ. Những ai độ nhân loại được nhiều thành Quốc Độ cõi nước lớn ở các tầng trời cõi trời, người độ người ít thành cõi nước Thiên Đàng Cực Lạc nhỏ. Nói chung là tùy Tâm tùy sức của mỗi người.

    Trải qua sự tận độ bắt đầu mở màn Cơ Thánh Đức. Những người truyền giáo Văn Hóa Cội Nguồn đi vào tận độ kéo dài 8 triệu 400 nghìn năm đã trở thành những vì Phật Tổ, Thánh Tổ, Tiên Tổ, Thần Tổ, Chúa Tổ giáo hóa vô lượng cõi nước Trời, nước Phật, nước Chúa, nước Tiên, nước Thần. Không thể tính đếm, không thể nghĩ bàn.

    (3) Đến lúc bấy giờ có nghĩa là 8 triệu 400 nghìn năm tới, ở giữa tiểu kiếp thứ 10, nhân loại con người trần gian thọ đến 8 muôn 4 nghìn tuổi. Thời Chí Tôn Quốc Tổ Vua Hùng Đương Kim Vũ Trụ khai mở ra Đại Hội Long Hoa Vũ Trụ, hội tụ vô lượng vô biên Phật Tổ, Thánh Tổ, Tiên Tổ, Thần Tổ, Chúa Tổ, cũng như Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa, khắp tam thiên đại thiên thế giới, cũng như Phật, Thánh, Tiên, Thần, Chúa nơi trần gian, địa phủ đang giáo hóa vô lương vô biên cõi nước đều đến tham dự trong Cơ Vũ Trụ Đại Hội Long Hoa, trên không trung cõi trời Đà La, hay còn gọi là Đao Lợi Thiên.

    Thiên Tử Tối Cao Vũ Trụ xuống trần chính là Anh Linh Quốc Tổ Vua Hùng. Quyền năng cũng như trí huệ không thể nghĩ bàn. Trở lại thông báo cho toàn nhân loại biết, cũng như con cháu Tiên Rồng nương về Quốc Tổ để hành sự. Trước hết là cứu lấy nước nhà Việt Nam. Rồi từ Việt Nam, Văn Hóa Cội Nguồn tỏa sáng ra khắp năm châu bốn biển độ tận nhân loại con người về trời.

    Cơ Tịnh Độ Vũ Trụ kéo dài 84 triệu 4 trăm nghìn năm đã qua, giai đoạn hiện nay đã chuyển sang Cơ Long Hoa Vũ Trụ Cội Nguồn, cũng kéo dài 84 triệu 4 trăm nghìn năm. Sau Cơ Long Hoa Cội Nguồn Vũ Trụ, là Cơ Liên Hoa Hải Tạng cũng kéo dài 84 triệu 4 trăm nghìn năm thời chuyển sang Kiếp Hoại kéo dài 336 triệu năm.

    Nơi Cơ Vận Liên Hoa Hải Tạng Pháp Độ, Chí Tôn Giáo Tổ Liên Hoa Hải Tạng Đương Kim Vũ Trụ, mở ra 3 bước không khác gì Chí Tôn Thiên Đế Quốc Tổ đương kim vũ trụ hiện nay. Những người có công truyền giáo Liên Hoa Hải Tạng thì được dự Liên Hoa Hải Tạng nơi địa cầu, rồi đến dự Đại Hội Liên Hoa Hải Tạng nơi vũ trụ trên tầng trời Đà La, Đao Lợi Thiên mà Chí Tôn Quốc Tổ Đương Kim Vũ Trụ đương làm chuyển hóa tận độ từng giai đoạn.

    Trên trái đất nầy kể cả tam thiên đại thiên thế giới, thiên đàng, trần gian, địa phủ. Ở vào Cơ Long Hoa Vũ Trụ kéo dài 84 triệu năm đến, không ai hơn được Quốc Tổ Vua Hùng – Vì (vị) Quốc Tổ khai sanh ra nước Văn Lang Dân Tộc Bách Việt.

    Dân Tộc Việt Nam con cháu Tiên Rồng có Ông Quốc Tổ tối cao như thế thời còn đi theo ai nữa!

    Ôi Bóng người thương, đã xế chiều

    Công lao Thầy đã, biết bao nhiêu

    Thầy mãi mở đường, vì nhân thế

    Độc hành cô độc, những cô liêu

    Thúc dục lòng con, luôn mãi tiến

    Theo chí của Thầy, chí độ siêu

    Nghĩa nặng tình thâm, nào dám nói

    Một ánh hào quang, đẹp biết bao

    Con nguyện một ngày, không xa lắm

    Rồng Tiên kết trái, trổ đơm bông

    Con gặp người Thầy, con thương nhớ

    Thỏa lòng mong ước, của đời con



    4. PHÁP THÂN HUỆ MẠNG ANH LINH QUỐC TỔ

    Quốc Tổ lâm phàm mượn qua xác người, tức là đầu thai vào xác người như bao người khác. Mượn xác thời phải trả, có nghĩa là trả xác thân vay mượn cho tứ đại khi đã mãn trần. Xác thân vay mượn có niên hạn, tối đa thọ trăm tuổi là cùng. Còn Anh Linh Huệ Mạng Quốc Tổ là bất sanh bất diệt nơi vũ trụ, khi đến trần gian khi rời trần gian không gì thay đổi.

    Văn Hóa Cội Nguồn chính là Huệ Mạng Anh Linh Quốc Tổ. Chỉ có Huệ Mạng Anh Linh Quốc Tổ mới sống mãi trên đời, lưu chuyển khắp cùng vũ trụ, đi vào cơ tận độ nhân loại con người. Huệ Mạng Anh Linh Quốc Tổ cũng chính là Thiên Ý Cha Trời di chí qua người để người nói ra. Xem trọng Thiên Ý Cha Trời cũng có nghĩa là coi trọng Huệ Mạng Anh Linh Quốc Tổ.

    Những người chưa phát trí huệ thời không bao giờ nhìn thấy Quốc Tổ, dù Quốc Tổ ngay trước mặt họ. Vì họ tìm Quốc Tổ qua thể xác phàm tạm mượn. Nên không bao giờ tìm thấy Quốc Tổ hay còn gọi là Chuyển Luân Thánh Vương, Phật Di Lặc cũng vậy. Chỉ có những con người đại trí huệ hay còn gọi là những Thiên Sứ nhà trời nhìn thấy Văn Hóa Cội Nguồn là biết Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã xuống trần. Họ không bao giờ xúc phạm, lại rất mừng rỡ vì đã tìm thấy được Ngài. Những người xúc phạm vì không nhận ra Ngài, thời coi như họ đã đánh mất cơ hội vạn ức kiếp. Đánh mất vinh hoa tột đỉnh trong cơ Long Hoa Tận Độ kéo dài 84 triệu năm.

    Khi đất nước lâm nguy, chúng ta ước mơ Quốc Tổ xuất hiện cứu lấy dân tộc chúng ta. Nhưng chúng ta nào có ngờ Quốc Tổ có tới hai thân. Thân phàm tục chỉ là thân mượn. Còn Pháp Thân Huệ Mạng mới chính là Pháp Thân Anh Linh Quốc Tổ:

    – Quốc Tổ bằng xác thân phàm tục, theo quy luật sinh – lão – bệnh – tử

    – Quốc Tổ bằng Căn Thân Huệ Mạng, thọ ngang Trời Đất, bất diệt

    Quốc Tổ bằng xác thân phàm tục, quá nhỏ bé như hạt bụi khó mà cứu con dân Đại Việt con cháu Tiên Rồng thoát khỏi tai kiếp nô lệ cũng như nạn diệt chủng xâm lăng từ phương Bắc.

    Để cứu lấy kiếp nạn tai ương con dân Đại Việt có hiệu quả. Quốc Tổ phải hiển hiện Pháp Thân Huệ Mạng Anh Linh của chính mình chính là Văn Hóa Cội Nguồn. Sự hiển hiện Huệ Mạng Anh Linh Quốc Tổ viết lên Thiên Ý Cha Trời làm cho xác thân phàm tục đi vào kiệt sức có thể nói Quốc Tổ bỏ lại xác phàm bất cứ lúc nào. Nếu Quốc Tổ về trời sớm là một tổn thất lớn cho dân tộc Việt Nam.

    Pháp Thân Huệ Mạng Căn Thân Anh Linh Quốc Tổ chính là Pháp Vương Thiên Tử thời Thánh Đức (Pháp Vương Hiến Pháp) gồm:

    1 – Long Hoa Luật Tạng Kinh

    2 – Long Hoa Thiên Tạng Kinh

    3 – Long Hoa Pháp Tạng Kinh

    4 – Long Hoa Mật Tạng Kinh

    5 – Sau Thời Hậu Đế Kinh

    6 – Long Hoa Giới Đức

    7 – Quốc Bảo Khai Kinh

    8 – Long Hoa Lược Truyện

    9 – Long Hoa Đại Cương

    10 – Nhơn Luân Hiếu Nghĩa Kinh

    11 – Long Hoa Thi Tập Lửa Thiên

    12 – Long Hoa Thi Tập Thời Đại

    13 – Long Hoa Thi Tập Hữu Ích

    14 – Long Hoa Thi Tập Phổ Độ

    15 – Văn Lang Chiến Sự I

    16 – Văn Lang Chiến Sự II

    17 – Văn Lang Chiến Sự III

    18 – Long Phụng Hiệp Nghĩa

    19 – Câu Chuyện Hồng Trần

    20 – Văn Học Nghị Luận

    Còn nhiều Kinh Luân cũng như Văn, Thơ, Sử khác nữa, quý hiếm vô cùng, v.v… Chỉ có Căn Thân Huệ Mạng Anh Linh Quốc Tổ, trở thành Văn Hóa Cội Nguồn Quốc Bảo mới đưa dân tộc Việt Nam tới đỉnh vinh quang. Thoát kiếp nô lệ sáng ngời khắp năm châu bốn bể. Tất cả là sự thật không có chuyện mộng mơ, hay hão huyền gì cả. Có thể nói là tai nghe mắt thấy, tay sờ đụng.

    Theo ở đời người ta thường nghĩ đã là Anh Linh Quốc Tổ đấng Chí Tôn Thiên Đế thời phước đức vô lượng, khi lâm phàm xuống trần thời sẽ gặp không biết bao nhiêu là sự may mắn, nhưng thật ra không phải vậy. Ngược lại tai họa trùng trùng, có thể nói là thiên la địa võng tai họa, hết họa nầy tới tai họa kia liên miên bất tận, kéo dài hàng mấy mươi năm. Vì sao lại có chuyện lạ lùng như thế?

    Vì trong thời mạt pháp, nhất là giai đoạn gần cuối mạt pháp (thế kỷ 20), âm khí phải nói là đến hồi cực thịnh. “Mỏ Ác” trên đầu con người khai mở tối đa. Sự sống con người phần đông là sống theo sự dối trá, nhỏ thời trộm cướp tài sản, lớn thời cướp lấy chính quyền. Sự sống cái ác lên ngôi, lối sống u minh bóng đêm, càng tăm tối cái ác càng hưng thịnh.

    Bỗng dưng trong tăm tối u minh xuất hiện ánh sáng, làm cho cái ác lộ nguyên hình, chỉ bấy nhiêu đó thôi là chúng kéo nhau đến dập tắt ánh sáng. Hơn nữa cái ác chúng không “làm ăn” gì được vì tất cả sự thật lừa dối đã phơi bày trước ánh sáng. Thế là ánh sáng tâm linh Đấng Đại Giác liền bị bao phủ thiên la tai họa, địa võng tai ương. Trùng trùng bão táp phong ba bạo quyền ập tới, ầm ầm lớp lớp vùi dập tả tơi. Hầu dập tắt đi ánh sáng tâm linh, ánh sáng Chánh Đẳng Chánh Giác.

    Đã là đấng Chánh Đẳng Chánh Giác, thần thông trí huệ vô tận, tấm lòng quảng đại bao dung, đương nhiên Ngài biết cách trụ vững. Tự giam mình trong bốn bức tường cuộc sống còn hơn người ở tù, biến mình thành hòn đá cuội trơ trơ. Ánh sáng Tâm Linh từ nơi ngục tù, phát ra từ hòn đá cuội mỗi lúc một mạnh. Thế lực bóng tối nào để yên chúng đánh phá càng thêm dữ dội, không nói là khủng khiếp. Với sức chịu đựng thiên la tai họa, địa võng tai ương, phong ba bạo quyền, ầm ầm cấm cố hết lớp nầy đến lớp khác cuồng cuộn thi nhau vùi dập. Không ai dám tới gần Ngài vì sợ họa lây.

    Để có được những bộ Kinh, Thơ, Văn, Sử, Triết, Truyện ra đời như đã kể trên. Ngài phải trả giá! Sự trả giá ấy là cuộc sống của Ngài luôn trong đường tơ kẽ tóc. Sức cùng lực kiệt vì chống chọi với tai ương. Xác thân tạm mượn thế gian, giờ đây cũng đã hoa râm xế chiều, mặt trời cũng sắp lìa trần, nên ngài mới kể lại những gì đã qua. Muốn biết điều gì đã xảy ra, xin xem hồi ký Long Hoa Lược Thuật (hành trình dựng dậy Cội Nguồn Dân Tộc – giai đoạn 1985-2015). Những ai hữu duyên đọc được tập hồi ký này, ắt không khỏi kinh hoàng kính phục, “thương mến làm sao Ông Tổ xuống trần trở lại cứu vớt cháu con”, “một đời người làm nên huyền thoại”, “một đời người đem Văn Hóa Cội Nguồn soi đường Quốc Dân đi”.

    Mấy ai có thể nhìn ra Chuyển Luân Thân Tướng Pháp Thân của Ngài? Anh Linh Quốc Tổ trở về chính là Văn Hóa Cội Nguồn tối cao. Nơi trần người khổ biết bao. Họa tai, tai họa không sao xiết cùng. Tìm Chuyển Luân Vương mà tìm xác phàm, tìm cho hết kiếp cũng tìm không ra.



    5. TOÁT YẾU

    1 – Lịch sử Quốc Tổ Hùng Vương khai dựng nền Quốc Đạo Văn Hóa Cội Nguồn, dựng lên nước Văn Lang; Quá trình tiến hóa của xã hội nay là nước Việt Nam.

    2 – Đức Quốc Tổ Hùng Vương chính là Đức Giáo Tổ, Chí Tôn Thiên Đế – con cả của Đức Cha Trời Lạc Long Quân, đầu thai xuống trần làm con Kinh Dương Vương.

    3 – Đức Quốc Tổ Hùng Vương chứng quả Vô Thượng, Chánh Đẳng Chánh Giác; thuyết ra Văn Hóa Cội Nguồn, hàng phục trăm bộ lạc, lập lên nước Văn Lang rộng lớn.

    4 – Do chính sách trị dân bằng Văn Hóa Cội Nguồn – Nền Quốc Đạo Chính Nghĩa, đất nước Văn Lang Độc Lập kéo dài. Thời dựng nước 79 năm, thời giữ nước 2622 năm, cộng chung là 2701 năm.

    5 – Vì do truyền khẩu quá lâu dài hàng nghìn năm, Văn Hóa Cội Nguồn càng về sau càng mất gốc, mất dần Tinh Hoa ý chính; trở thành truyền thuyết không đầu, không đuôi, không thứ lớp, thiếu thực tế.

    6 – Cũng vì mất gốc Văn Hóa Cội Nguồn, Con Cháu Tiên Rồng rơi vào hố thẳm, bóng đêm trùm xuống, chiến tranh loạn lạc, nồi da nấu thịt, nô lệ triền miên.

    7 – Sống theo kế sách bạo lực, thắng là Vua, thua là giặc. Đi ngược lại Văn Hóa Cội Nguồn, Hiến Pháp Văn Lang.

    8 – Hiến Pháp Văn Lang là Hiến Pháp Đại Đồng, Bình Đẳng; là cán cân công lý xã hội; là Chí Tôn vô thượng. Bảo vệ Quyền Tự Do, Quyền Độc Lập, Quyền Tự Chủ, Quyền Bình Đẳng, Quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi người dân, của mỗi dân tộc, không một ai có quyền xâm phạm.

    9 – Là tôn trọng lẫn nhau, sống đúng Hiến Pháp và làm đúng Luật Pháp, hai bên cùng có lợi, cả hai mặt, tinh thần lẫn vật chất.

    10 – Ra sức bảo vệ Văn Hóa Cội Nguồn Nền Quốc Đạo Dân Tộc. Ra sức cống hiến sức lực tài năng, trí huệ, của cải vật chất. Xây dựng, gìn giữ mỗi ngày một lớn mạnh, gánh vác mọi khó khăn. Làm cho nền Quốc Đạo ngày một sáng tỏ, phát đại dương quang. Đưa con cháu Tiên Rồng nói riêng, nhân loại thế giới nói chung đến cảnh cực lạc hạnh phúc.



    * * *

    Đối với dân tộc Việt Nam mà nói, không ai là không muốn biết sự thật về Quốc Tổ, nhất là đất nước đang trong cơn nguy biến hiện nay. Quốc Tổ là dãy núi cao sừng sững chỗ tựa vững chắc của dân tộc Việt Nam. Vị Vua Anh Linh Tối Cao trên tất cả vua từ thời dựng nước đến bấy giờ.

    Muốn biết tiền thân Quốc Tổ là ai? Từ tầng Trời nào giáng sinh xuống? Làm con của ai nơi chốn phàm trần? Lớn lên làm gì? Tu luyện ra làm sao? Chứng đạo quả nào? Tư cách, nhân cách, phẩm hạnh, tài năng, đức độ, hùng, bi, trí, dũng Quốc Tổ?

    Quốc Tổ làm cách nào hàng phục gồm thâu trăm bộ tộc mà không cần động đến gươm đao – bất chiến tự nhiên thành, cũng như đánh với ba con chúa quỷ, khai lập lên nước Văn Lang? Quá trình khai dựng lên nước Văn Lang theo đường lối phương châm nào?

    Vì sao Quốc Tổ lấy “Văn” làm đầu khai dựng lên đất nước mà không lấy “Võ” khai dựng lên đất nước? Vì sao Quốc Tổ khai dựng lên nước có tên là “Văn Lang”?

    Những gì Quốc Tổ dặn dò đối với Bách Việt Văn Lang trước khi từ giả cõi trần về Trời; cũng như sự trở lại sau 5000 năm cứu lấy con cháu Việt Nam giải trừ kiếp họa, nhất là họa xâm lăng từ phương bắc Tàu Cộng?

    Một phần nhỏ những gì nói trên đều nằm trong Long Hoa Mật Tạng – Kinh điển hiếm quý, bảo vật quốc bảo của dân tộc Việt Nam.



    * * *

    Muốn hiểu rõ về hai đấng Tiên Rồng – Lạc Long Quân, Âu Cơ cũng như lịch sử Cội Nguồn Nhân Loại Thế Giới, thời phải xem qua Long Hoa Thiên Tạng (thời Tam Hoàng Tiên Đế) và Long Hoa Pháp Tạng (thời Hậu Đế) trong Văn khố Văn Hóa Cội Nguồn.

    Muốn hiểu rõ về Quốc Tổ Hùng Vương cũng như 41 đời Vua Hùng, thời phải xem qua Long Hoa Mật Tạng trong Văn khố Văn Hóa Cội Nguồn.

    Chào đồng bào! Chúc đồng bào vạn sự như ý, an vui hạnh phúc cát tường!
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/8/23
  6. vanlinh2802

    vanlinh2802 Lớp 1

    BÀI HỌC Ở ĐỜI
    (Long Hoa Lược Truyện)
    Ngày xưa có hai gia đình sống gần nhau chỉ cách nhau bờ rào nhưng sự khác biệt hai gia đình hai cảnh giới khác xa. Đó là gia đình Ông Bà Dậu và gia đình Ông Bà Hiệp.
    Gia đình Ông Bà Dậu không cần đến sự lành, đôi khi còn chê những người làm lành vì cho làm lành chẳng đem lại kết quả gì. Ông Bà Dậu chỉ biết làm sao cho thật nhiều tiền. Nghĩ ra trăm phương nghìn kế để làm giàu, đúng là tiểu phú do cần. Tuy không giàu kết xù nhưng cũng khó ai theo kịp. Có lẽ nhờ kiếp trước hoặc Ông Bà Cha Mẹ có tích chút đức nên Ông Bà Dậu làm đâu được đó, cứ tưởng mình tài giỏi biết tính toán làm nên bề thế dòm lên thời chẳng bằng ai, nhưng dòm xuống thời cũng lắm kẻ chẳng theo kịp mình. Nhìn ngôi nhà đồ sộ mấy tầng cũng như đồ dùng trong nhà toàn bằng gỗ quý, nội bộ bàn ghế cũng đến cả trăm triệu, tổng giá trị trang trí nội thất cũng lên đến vài tỉ.
    Ông Bà Dậu sinh được ba người con trai, nhưng chẳng đứa nào ra hồn gì, vì ba người con luôn ỷ lại sự giàu có của Cha Mẹ mình, thi nhau ăn diện hết mô đênh nầy đến mô đênh khác, xe cũ đổi xe mới la phanh. Bản tính đua đòi đã làm tiêu hao tiền của rất lớn. Lại thêm bao thói hư tật xấu, lúc nào cũng lên mặt anh chị, xài tiền không tiếc. Sự sống sa đọa không có chí tự lập vươn lên. Sống như cây bị rợp chỉ biết nương nhờ vào Cha Mẹ mà ăn chơi, mất đi sự mạnh mẽ của ý chí, sự tôi luyện trong trường đời, sự gian khổ khó khăn vượt qua chướng ngại để trở thành những cây Tùng cây Bách, vươn lên trước phong ba bão táp nắng hạn nghiệt ngã vẫn xanh tốt trường tồn.
    Cuộc sống đã đi vào sa đọa thời làm gì đủ sáng suốt hiểu được thói đời. Vai mang xách bạc kè kè nói bậy nói bạ cũng nghe rầm rầm. Không tiền không bạc dù đứng ngay giữa chợ chẳng ai thấy. Dư tiền dư bạc dù ở tận đèo dốc non cao cũng khối người tìm đến mà ca mà tụng. Huống chi con cái Ông Bà Dậu ở ngay trong thị xã, tuy không ở ngoài đường lộ nhưng cũng rôm rả đông người. Ba thằng con Ông Bà Dậu lúc nào cũng xài tiền chơi xộp bao anh nầy đãi chị kia thể hiện sự giàu có. Lúc nào cũng lắm đàn em bu quanh, kẻ tán tụng, người tâng bốc. Ba thằng con Ông Bà Dậu cứ ngỡ mình là tài giỏi nên lúc nào cũng tự cao, tự phụ, tự đại, tự hại mình cũng không hay biết. Cuộc sống không chịu làm ra của cải, chỉ biết nương tựa vào sức lực của Cha Mẹ tiêu tiền vô tội vạ, đi vào lối sống sa đọa, cuộc sống ảo. Bạn bè ảo, danh dự ảo, quyền thế ảo, tài trí ảo.
    Còn tiền còn bạc còn đệ tử
    Hết tiền hết bạc hết ông tôi
    Thói đời là như thế. Khi hết tiền hết bạc, đứng giữa chợ cũng không ai nhìn thấy. Đến lúc ấy mới thức tỉnh thời không còn cứu vãn được nữa. Ông Bà Dậu chỉ biết than vãn thở dài mà thôi.
    Nhà kế bên Ông Bà Dậu là nhà Ông Bà Hiệp vợ chồng cũng làm ăn khắm khá, nhưng không xây nhà cao cửa rộng, không phô trương sự giàu có, lại hay làm lành tích đức tu nhân cho con cái noi gương. Vì vậy ba người con của Ông Bà Hiệp theo gương Cha Mẹ không sống đua đòi, siêng năng làm việc phụ giúp Cha Mẹ.
    Ông Bà Hiệp nhờ tích nhiều Âm Đức nên có sự nhận thức khác hơn Ông Bà Dậu. Làm ra tiền thời đầu tư cho con cái học hành mua lấy cái chữ. Xã hội nào cũng thế, dù xưa cho đến nay kiến thức vô cùng quan trọng. Có kiến thức mới đứng vững trong xã hội.
    Ông Cha ta thường dạy:
    Để tiền để bạc không bằng để chữ cho con.
    Ruộng bề bề không bằng ngành nghề trong tay.
    Ông Bà Hiệp luôn giáo dục con cái hãy theo gương sáng Cha Ông. Không nên đua đòi mà phải biết tự lập ngay trong lúc còn đang ăn học. Các con sẽ có đủ dũng khí niềm tin để bước ra trường đời. Thân tự lập thân trở thành những danh nhân làm ăn giàu có. Các con thấy đó, gia đình mình cũng chỉ đủ ăn đủ mặc, giàu có gì đâu. Sự đua đòi chỉ dành riêng cho những ai lắm tiền nhiều bạc, ăn năm ba đời cũng chưa hết. Sự dạy con của Ông Bà Hiệp không chỉ lời nói mà ngay cả hành động làm tấm gương cho con cái nghe theo làm theo. Luôn là kim chỉ nam để cho con cái đi khỏi lạc hướng.
    Nói về gia đình Ông Bà Dậu. Đã là người thời ai cũng phải trải qua cảnh đời Sanh- Lão- Bệnh- Tử, không ai khác ai. Vua, Quan, Dân gì cũng vậy. Cái già sẽ mau đến, cuối cùng là mãn kiếp trần Linh Hồn ra đi với hai bàn tay trắng. Sự giàu có mà thiếu đi thiện đức chính là mối nguy hại cho con cái sau nầy, nhất là những con cái không có chí tự lập, sa đọa vào ăn chơi, lúc nào cũng chong hóc vào gia tài của Cha Mẹ. Gia đình Ông Bà Dậu đã rơi vào hoàn cảnh nầy. Ông Dậu sau cơn bịnh nặng liền qua đời.
    Cha chết chưa bao lâu, ba người con Ông Dậu tranh nhau của cải, sự xung đột càng lúc càng dữ, nhiều lần xảy ra ẩu đả với nhau, không kể gì anh em nữa.
    Đôi lúc Bà Dậu muốn tự tử vì xấu hổ với khu xóm, hỗ thẹn với người thân. Nhìn ba người con mất đi nhân tính, không khác gì Cầm, Thú chỉ biết tranh nhau để ăn. Không còn nỗi buồn nào hơn luôn phải nhìn thấy cảnh anh em chúng nó ẩu đả lẫn nhau. Cuối cùng Bà Dậu cũng phải chia gia tài cho ba chúng nó. Chia gia tài xong, ba người con tìm nơi ở riêng, vì chúng thề không nhìn mặt nhau.
    Nhưng sự ở đời, của không làm ra thời vàng kho cũng hết. Bước đầu chúng còn đem gà vịt về để cúng Cha, nhưng lần lần về sau chúng vắng bóng không thấy thằng nào về kỵ cơm cho Cha nó nữa, có lẽ chúng đã hết tiền rồi.
    Ngôi nhà ba tầng trở nên trống vắng lạ lùng, chỉ thấy một người đàn bà lớn tuổi quét dọn một cách khó nhọc, đó là nói dưới tầng trệt còn tầng một, tầng hai, tầng ba coi như cả năm không quét dọn.
    Nhiều người nhìn thấy cảnh ấy thở dài. Kết quả của sự giàu có thiếu đức là đây hay sao?
    Sanh con ra để nhờ cậy tuổi già, con thời có đó nhưng nó nào nghĩ đến Mẹ Cha. Đây có phải là gieo nhân gì gặt quả nấy hay không? Khi làm ăn giàu có thời chê cái Hiền, đuổi sự Lành, đó chính là sự gieo nhân của Ông Bà Dậu.
    Cái Hiền không còn, cái Lành cũng hết, phúc đức đã cạn. Ánh sáng phúc Thiện không còn thời bóng đêm u minh ập tới. Giờ đây cái may không thấy mà thấy toàn cái họa bao phủ lấy cuộc đời.
    Những người có chút trí huệ cũng phán đoán được ba người con của Ông Bà Dậu trước sau gì cũng trở thành áo rách khố ôm. Sau khi ăn hết những gì của Cha Mẹ chia cho. Lâm vào cảnh hết tiền hết bạc không nghề không nghiệp, lúc nầy mới nhìn ra sự thật cũng là lúc chẳng có đàn em bạn bè nào ghé đến thăm. Sự lui hui kiếm sống từng ngày lấy đâu ra tiền nuôi bản thân, vợ thằng Hai cũng bỏ đi, thằng Ba cũng vậy nên ba năm qua chẳng thấy thằng Hai, thằng Ba, thằng Tư nào về thăm Mẹ cả.
    Nhìn ngôi nhà xuống cấp vì không có ai bảo quản trông có vẻ hoang tàn lạnh lẽo, giá đất lại quá rẻ, bán cũng chẳng được bao nhiêu. Phần thời buồn cho cuộc đời, phần thời buồn các con bỏ rơi, phần thời ăn uống thiếu thốn. Bà Dậu thường nằm queo trên chiếc gường không lấy gì đắc giá, vì những thứ đắc giá chia chác cho con hết rồi. Bà Dậu lâm bịnh không ai chăm sóc. Người hàng xóm thấy tội nghiệp nhắn tin cho ba người con. Bước đầu ba người con cũng chạy chữa nhưng vì tốn tiền, ba người đùn đẩy cho nhau. Cuối cùng ba thằng con tìm cớ bận việc nầy việc kia bỏ Bà Dậu bơ vơ một mình trong căn nhà ẩm mốc hoang vắng.
    Cũng may có Ông Bà Hiệp nhà bên cạnh nên thường qua lại giúp đỡ Bà Dậu.
    Bà Dậu cảm động nói giờ nầy tôi mới biết, bà con xa không bằng láng giềng gần. Tôi nhìn ba người con của Ông Bà đứa nào đứa nấy nên người học hành đến nơi đến chốn, lại có tiếng giàu có nơi thành phố. Mỗi lần thấy con cái về thăm Ông Bà đứa nào cũng có xe con. Ăn nói lễ phép mà tôi phát thèm. Điều đáng nói ở đây là chúng rất có hiếu đối với Cha Mẹ. Đâu như ba thằng con mất dạy của tôi, chúng nói chỉ biết tiền tài, cũng như sự tranh giành đấu đá lẫn nhau, không còn anh em gì nữa. Cha Mẹ chúng cũng bỏ luôn. Quả báo hôm nay là vì tôi đã sai đường lạc lối chỉ biết tiền, tiền là trên hết, xem thường sự lành. Giờ nghĩ lại tôi vô cùng hối hận, nhưng tất cả đều đã muộn.
    Đâu như Ông Bà thật có phúc, hết đứa nầy đòi rước nuôi, đứa nào cũng thi nhau mà cung phụng. Bà Dậu càng nói càng rơi nước mắt.
    Ông Bà Hiệp thấy nỗi đau thương của Bà Dậu như vậy liền an ủi còn có vợ chồng tôi đây sẽ qua lại hàng ngày, tình làng nghĩa xóm nào ai bỏ được đâu.
    Vì bệnh nặng, không bao lâu Bà Dậu mất để lại bài học cho đời, hai gia đình cùng chung hàng rào, hai cảnh giới khác nhau.
    Một đàng xem nhẹ sự lành
    Cuối cùng gặt họa tan tành gia phong
    Một đàng gieo đức gieo nhân
    Gặt lành gặt phúc an vui cuộc đời
    Luật Trời nhân quả rõ ràng
    Xem thường thiện đức khó thời an vui
    Dẫu rằng để của bằng non
    Không bằng để đức cho con ở đời
    Những ai thiện đức đắp bồi
    Mai sau con cháu võng dù nghênh ngang
    Còn phước hạnh phúc bình an
    Hết phúc phải chịu tai ương dập vùi
    Tích đức tích phước cho nhiều
    Lo gì chẳng được quả lành về sau
    Giàu rồi phải nhớ thiện gieo
    Mới mong gặt nữa an vui sang giàu
    Giàu rồi làm ác dẫy đầy
    Hết rồi phúc đức, chuyển thời tai ương
     
  7. vanlinh2802

    vanlinh2802 Lớp 1

    CÂU CHUYỆN THUỐC TRỜI

    (Long Hoa Lược Truyện)

    Công viên Mộng Mơ,

    Thành phố biển,

    Nói đến Cô Mười Khá thời ai cũng biết. Khá học giỏi, khá giàu sang, khá xinh đẹp, khá ăn nói lưu loát, khá ăn diện thời trang, nói chung về mặt nào Cô cũng Khá, nên biệt danh của Cô là Mười Khá.

    Nhưng Cô Mười Khá lại mang trong người mười thứ bệnh, nào là bệnh đường huyết cao, nào là bệnh áp huyết, nào là bệnh hay xẩm mặt, nào là bệnh tim, gan, bệnh ăn không ngon, bệnh mất ngủ, bệnh nhứt mõi, bệnh hay đau đầu, bệnh suy thận. Cô mang trong người mười thứ bệnh, chúng thay phiên hành hạ Cô. Cô đi đủ bác sĩ chạy chữa cả Đông Y, lẫn Tây Y, uống đủ thứ thuốc nào là thuốc Nam, thuốc Bắc, thuốc Tây lúc nào cũng có trong nhà. Ở đời người ta thường nói không bệnh không đau thời giàu biết mấy. Trong bốn cái khổ con người Sanh, Lão, Bệnh, Tử. Nhưng bệnh là nỗi khổ hàng đầu, luôn hành hạ con người theo năm tháng. Bệnh nào để cho con người yên, chúng thi nhau mà hành mà hạ.

    Cô Mười Khá ngày nào cũng trầm tư suy nghĩ, luôn tìm kiếm những liều thuốc cấp cao hầu mong chữa lành bệnh cho mình.

    Cô Mười Khá đang suy tư thời nghe tiếng chuông đổ ngoài cổng. Cô vội ra mở cửa. Người mới đến tên là Hồng, cô nhìn Mười Khá rồi hỏi Cô Mười Khá thấy đở chút nào chưa, thuốc trị bệnh mất ngủ hay lắm đó. Cô Mười Khá nói đở thời có đở ngủ được, nhưng bệnh đau đầu chóng mặt không thấy bớt chút nào. Cô Hồng không lạ gì nhà Cô Mười Khá nhìn chỗ nào cũng thấy toàn là thuốc. Nào là thuốc tiểu đường, thuốc đau đầu chóng mặt, thuốc huyết áp, thuốc đau tim. Cô Hồng nhìn tủ thuốc nói bây giờ thuốc ngoại nhập thiếu chi có tiền thời lo gì cứ mua mà uống.

    Cô Mười Khá nói, uống thuốc nhiều không có lợi vì mỗi loại thuốc đều có tác dụng phụ. Trước kia tôi chỉ có một bệnh là tiểu đường, uống riết thuốc tiểu đường sinh ra bệnh gan, thận, đôi lúc gây ra bệnh đầy bụng tiêu chảy. Tôi lại dùng thuốc chữa trị bệnh gan, thận. Uống riết sinh ra cao huyết áp, tôi lại dùng thuốc chữa trị huyết áp, thời sinh ra bệnh nhứt đầu choáng váng, thân lúc nào cũng mõi mệt, trời chuyển mùa thường ho khan, ho dai. Nay tôi không còn là Cô Mười Khá mà là Cô Mười bệnh. Những căn bệnh thi nhau nổi lên hành hạ tôi.

    Biết rằng uống thuốc trị bệnh càng nhiều càng nguy hại, nhưng cơn đau nổi lên không uống thời làm sao chịu nổi, đành phải uống, uống thuốc chữa bệnh nầy thời bệnh khác lại sinh ra bởi tác dụng phụ của thuốc. Nhưng biết làm thế nào, tiền mất mà tật bệnh cứ mang.

    Cô Hồng như chợt nhớ ra điều gì, ở khu vực mình đây có Cô Chín Bệnh, nhưng tôi thấy Cô không bệnh một chút nào. Cô thường đi tập thể dục nơi công viên mộng mơ. Nghe đâu trước kia cô mang tới chín cái bệnh, nhà Cô lại nghèo lấy đâu ra tiền chữa bệnh, thế mà Cô chữa khỏi hết bệnh mới là kỳ chớ. Nhà Cô Chín bệnh không xa, chỉ ở gần đây thôi. Cô Mười Khá nghe Hồng nói thế lấy làm mừng Hồng dẫn chị đến nhà Cô Chín Bệnh đi. May ra Cô Chín Bệnh có thuốc đặc trị cũng nên.

    Thế là hai người tìm đến nhà Cô Chín Bệnh. Cũng may là Cô Chín Bệnh vừa mới đi chợ về. Hồng không phải là người lạ liền mời vào nhà.

    Cô Mười Khá nhìn Cô Chín Bệnh không thấy có dấu hiệu gì là mang bệnh cả, trông khỏe người hẳn ra. Cô Mười Khá nói tôi nghe Cô trước kia người mang đầy bệnh, nên mới có biệt hiệu là Cô Chín Bệnh. Nhưng nay nhìn Cô tôi thấy Cô khỏe mạnh như không có bệnh gì, chẳng hay Cô dùng thuốc đặc trị gì vậy?

    Cô Chín Bệnh không giấu giếm liền nói tôi dùng Thuốc Trời chữa lành hết chín căn bệnh của tôi.

    Cô Mười Khá nghe xong lấy làm kinh ngạc Thuốc Trời. Cô Mười Khá liền hỏi Thuốc Trời bán ở đâu, chỉ cho tôi mua với, đắt bao nhiêu tôi cũng mua.

    Cô Chín Bệnh nói thuốc Trời chỗ nào cũng có cần gì phải mua. Nhưng điều cần thiết phải hiểu bệnh sinh ra bằng cách nào thời mới chữa được tận gốc.

    Một là ăn nhiều chất độc hại.

    Hai là uống nhiều chất độc hại.

    Ba là tiếp xúc cũng như hít nhiều chất độc hại.

    Thời nhất định bao căn bệnh sẽ sanh ra. Khi sanh ra chúng ta lạm dụng thuốc trị bệnh dẫn đến tác dụng phụ sanh ra nhiều bệnh khác, nhiều bệnh sanh ra, đương nhiên phải uống nhiều loại thuốc, tác dụng phụ càng nhiều, thời nhiều chứng bệnh càng sanh ra.

    Cũng may là tôi gặp được Văn Hóa Cội Nguồn chỉ cách uống Thuốc Trời. Nên tôi mới khỏi chín căn bệnh, trở nên khỏe mạnh như xưa.

    Cô Chín Bệnh nói, muốn chữa khỏi các bệnh cùng một lúc phải đi từng bước thời chữa bệnh mới có hiệu quả.

    Bước Một ;

    1 là : phải hạn chế ăn nhiều chất độc hại,

    2 là : hạn chế uống nhiều chất độc hại,

    3 là : tránh hít thở không khí ô nhiễm độc hại.

    Đây là nền tảng bước đầu đi vào chữa bệnh.

    Bước Hai ;

    Cơ thể đã mang nhiều bệnh tật, di hại đến lục phủ, ngũ tạng, đương nhiên khí huyết bất ổn, các huyệt tắc nghẽn làm cho cơ thể suy nhược, sanh ra đau nhức cũng như tê bại. Giải pháp chữa trị là châm cứu, kết hợp với uống nước lá. Làm cho khí huyết, cũng như các huyệt đạo lưu thông trở lại, cơ thể dần dần hồi phục.

    Bước Ba ;

    Khi cơ thể dần dần hồi phục thời giản lần lượng thuốc uống trị bệnh. Và đi vào trị liệu Thuốc Trời. Cô Mười Khá nghe nói đến Thuốc Trời liền chú ý lắng nghe.

    Cô Chín Bệnh nói : Thuốc Trời là loại thuốc tự nhiên, đâu đâu cũng có, không cần bỏ tiền ra mua. Đó chính là Dược Liệu Chân Khí. Các nhà vận động viên, các nhà võ thuật, các nhà vô ga nhờ luyện hít thở Chân Khí, các bệnh tiêu trừ khỏe mạnh vô cùng, không phải là Thuốc Trời là thuốc gì. Càng thu nạp Chân Khí càng nhiều, thời bệnh gì cũng bị đẩy lùi, thậm chí là bớt hẳn. Không gây ra một tác dụng phụ nào. Cho nên nhà nghèo như tôi cũng chữa khá được bệnh, không những một bệnh mà còn nhiều bệnh chữa trong một lúc, tu tập hít thở luyện Chân Khí phải nói trị bệnh hiệu quả vô cùng. Không có loại thuốc nào mà hơn được Thuốc Trời. Tu Luyện hít thở thu nạp Chân Khí thời phải thường xuyên không được gián đoạn.

    Uống Dược Liệu Thuốc Trời, cũng phải đi từng bước vì chúng ta là những con bệnh lâu năm, thậm chí có nhiều căn bệnh đã di căn trở thành ung thư.

    Bước Một ;

    Vừa đi bộ vận động toàn thân, vừa hít thở sâu vào đan điền thu nạp Chân Khí dược liệu Thuốc Trời vào người dần dần làm cho lục phủ, ngũ tạng đi vào hồi phục các bệnh theo đó cũng bớt lần.

    Bước Hai ;

    Là Tỉnh Tâm tu thiền luyện khí, đi đôi với các bài tập thể dục bình thường dễ tập, tùy theo sức khỏe mà tập những bài tập, những động tác khó hơn.

    Bước Ba ;

    Là dứt đi mọi lo lắng, buồn phiền, Tâm Hồn an vui, dược liệu trị bệnh lo lắng, buồn phiền. Chính là dược liệu Văn Hóa Cội Nguồn. Văn Hóa Cội Nguồn chính là Cam Lộ Ma Ha. Tâm hết bệnh thời thân bệnh cũng tiêu trừ, chỉ còn bệnh về già là bệnh theo tự nhiên. Già sanh tật bệnh, đất sanh cỏ.

    Cô Mười Khá nghe xong thời lấy làm mừng rỡ mấy ngày sau thời Cô đi vào thực hành ngay.

    Với nhiều căn bệnh lâu ngày.

    Để hạn chế ăn nhiều sự độc hại. Cô hạn chế ăn nhiều sự chiên xào, tìm những thức ăn sạch, ít hàm lượng hóa chất. Cô uống nước sôi để nguội, hạn chế các loại nước pha chế. Tránh xa những hôi hám môi trường.

    Cô tìm đến một thầy tư châm cứu khai thông kinh mạch khí huyết, kết hợp với uống nước lá.

    Cô Mười Khá sáng nào cũng đến Công Viên đi bộ vận động toàn thân, vừa đi vừa hít thở sâu vào đan điền. Thật bất ngờ hàng loạt căn bệnh trong người liền thuyên giảm, người Cô khỏe mạnh trở lại.

    Để hiểu rõ hiệu quả uống Thuốc Trời đi bộ vận động thu nạp Chân Khí, Cô đến một khám tư kiểm tra tổng quát. Kết quả đến bất ngờ : Tim, Gan, Thận, Tiểu Đường, Huyết Áp, Rối Loạn Tiền Đình, Nhức Đầu, Choáng Váng, không cánh mà bay. Niềm tin đã dâng lên Cô càng siêng năng tập luyện. Tiến lên tầm cao hơn, Cô tĩnh Tâm tu thiền luyện khí, tập luyện những bài tập thể dục khó. Cũng như tìm đọc kinh thơ Văn Hóa Cội Nguồn. Cô thấy trong người nhẹ bổng đúng như cái tên của mình Cô Mười Khá.

    Khá thông minh, khá giàu sang, khá xinh đẹp, khá ăn nói lưu loát, khá ăn diện thời trang, giờ lại còn Khá tinh thông về chữa bệnh, nói chung về mặt nào Cô cũng Khá. Cô rất lấy làm vui.

    Thường thường ở đời người ta thường nói hết rên quên thầy, nhưng Cô Mười Khá lại khác, hết rên càng nhớ đến thầy. Cô liền mua những phần quà có giá trị tạ ơn Cô Chín Bệnh.

    Nhà Cô Chín Bệnh nghèo nên chẳng có cổng chuông gì cả, ai vô ra cũng được. Cô Chín Bệnh đang quét nhà thời thấy Cô Mười Khá đi vào tay xách túi xách. Liền dừng chổi chào hỏi. Chào Cô Mười Khá đến thăm chơi.

    Cô Mười Khá tươi cười thân thiện nói tôi đi đứng khỏe mạnh được như ngày hôm nay là nhờ Cô chỉ bảo cho Dược Liệu Thuốc Trời. Một loại thuốc không tốn tiền mua nhưng mà hiệu quả thời không có một loại thuốc cao cấp nào bằng. Nghĩ đến thời gian chín mời năm tôi tốn không biết bao nhiêu là tiền bạc dùng đủ loại thuốc cao cấp, tiền cứ mất mà bệnh tật cứ mang. Nay thời không tốn đồng xu, tiền có dư mà những căn bệnh cũng biến mất, không có niềm vui sướng nào bằng.

    Tôi vừa mua được một ít linh chi Nhật, Hàn, cũng như sâm, nhung, mật gấu, cao hổ cốt, dùng để tăng lực trợ sức biếu tặng Cô.

    Từ đó hai người thân nhau như chị em ruột, người ta nhìn thấy từ mờ sáng Công Viên Mộng Mơ thành phố biển, Cô Mười Khá cùng Cô Chín Bệnh đi bộ vận động cơ thể, thu nạp Chân Khí diệu dược Thuốc Trời. Một loại diệu dược không tiền, luyện uống vào bao nhiêu cũng được, không bao giờ hết, dược liệu cho không. Càng uống càng khỏe không có cảnh uống thuốc chữa bệnh nầy rồi lại sanh ra bệnh kia.

    * * *

    Long Hoa Lược Truyện Văn Hóa Cội Nguồn

    Câu Chuyện Thuốc Trời Đến Đây Là Hết.
     
  8. vanlinh2802

    vanlinh2802 Lớp 1

    DỰA VÀO ĐÂU CON CHÁU VIỆT NAM CÓ MỘT SỨC MẠNH chống trả quân thù, nhất là quân xâm lược?
    [​IMG]Phải nói Con Cháu Việt Nam đang làm chủ một kho tàng sức mạnh nhưng Con Cháu Việt Nam chưa bao giờ phát huy hết được, vì chưa khai thông được Cội Nguồn.
    Nếu khai thông được Cội Nguồn thời Con Cháu Việt Nam, sẽ phát huy cả một kho tàng sức mạnh.
    Đó là:
    Sức mạnh hai chữ Đồng Bào
    Sức mạnh Khí Thiêng sông núi
    Sức mạnh Hồn Thiên Dân Tộc
    Sức mạnh Hồn Thiên Cha Ông
    Sức mạnh Phật - Thánh - Tiên - Thần - Chúa
    Sức mạnh Tổ Tiên
    Sức mạnh Cha Trời Lạc Long Quân – Mẹ Trời Địa Mẫu Âu Cơ
    Sức mạnh bè bạn năm châu năm màu da anh em.
    Một khi Con Cháu Tiên Rồng phát động Văn Hóa Cội Nguồn; phát động truyền thống Cha Ông, truyền thống dựng nước, giữ nước; phát động Chủ Nghĩa Thiên Quyền Nhân Chủ Đại Đồng Thiên Đạo Vũ Trụ – Thiên Ý Cha Trời, thời sức mạnh Đại Chính Nghĩa toàn nhân loại ứng theo, không có sức mạnh nào mạnh hơn nữa.
    Sức mạnh nào hơn mạnh Đại Đồng
    Đất Trời vào cuộc chuyển bão dông
    Phật Tiên giúp sức Thần Thánh Chúa
    Chuyển xoay tình thế chuyển non sông
    Hồn Thiêng trỗi dậy rung Trời Đất
    Vó Ngựa vang rền bước Cha Ông
    Đồng Bào cuồn cuộn vào cuộc thế
    Yêu Tinh, quỷ dữ mạng tiêu vong.
    Con Cháu Rồng Tiên, những người có Tài có Đức, vì Dân vì Nước, vì Cội vì Nguồn, vì Nhân Loại Đồng Bào anh em, mỗi lần phát động phong trào, thời có Tam quang tỏa sáng.
    Pháp Tạng bừng lên khắp hư không
    Luật Tạng bừng lên chuyển Đại Đồng
    Công Lý sáng ngời vang tiếng sấm
    Tam Quang sấm nổ dậy Trời Đông
    Gươm Thiên vũ trụ đà xuống thế
    Diệt trừ ác quỷ, diệt bất công
    Trả lại tự do đời tươi sáng
    Bình Đẳng an vui Cội Đại Đồng.
    Long Hoa Mật Tạng Quốc Bảo Chân Kinh là bộ Kinh không những tối Đại Linh Thiêng quý hiếm vô cùng, là con đường về Trời, mà còn là chiếc chìa khóa vạn năng mở tung vũ trụ, khai thông trí huệ, đạt đến cảnh giới Chánh Đẳng Chánh Giác, bất tử trường sanh, chuyển họa thành phúc, chuyển phàm lên Thánh, lên Phật, lên Tiên, cứu Dân cứu Nước. Phải nói là hết sức vi diệu thậm thâm khó mà luận bàn cho hết được.
    Quốc Bảo Chân Kinh quí vô cùng
    Một lời khen ngợi mãi giàu sang
    Huống chi truyền bá gieo Công Đức
    Họa tiêu phước đến Chúa đăng đàn
    Mật Tạng Chân Kinh Trời trao xuống
    Cứu Dân cứu Nước khổ lầm than
    Chuyên tâm đọc tụng, luôn trì niệm
    Huệ khai trí sáng trổ ông Hoàng.
    Việc làm vì Chính Nghĩa dù nhỏ như sợi lông cũng vô cùng giá trị, không có một thứ giá trị nào sánh kịp.
    Long Hoa Mật Tạng Kinh là Kinh giáo Mật Tạng vũ trụ, hiện thân Chính Nghĩa, Con Cháu Việt Nam phải hết sức gìn giữ. Và sự gìn giữ đó, chính là phổ biến khắp cùng thế giới, không phải cất giấu bí mật. Chỉ cần gìn giữ bảo mật bản gốc mà thôi.
     
  9. vanlinh2802

    vanlinh2802 Lớp 1

    ĐỨC THẦY NHÂN THẬP CHỈ RÕ SỨ MỆNH LỊCH SỬ VĨ ĐẠI CỦA CON CHÁU TIÊN RỒNG VIỆT NAM TA
     
  10. vanlinh2802

    vanlinh2802 Lớp 1

    Định Luật Vũ Trụ Đã An Bày, Không Ai Làm Trái Được
    Đã rời xa Cội Nguồn, rời bỏ Nhận Tổ Quy Tông, nhận Bổn quy Chân, thời không thể nào tìm thấy Chân Tâm Chân Tánh, nên không bao giờ đạt đến Minh Tâm Kiến Tánh. Dù lạy mười phương chư Phật cũng không bao giờ ra khỏi sanh tử, khó mà đi đến an vui tự tại. Chỉ có người trở về Cội Nguồn nhận Tổ quy Tông, nhận Bổn quy Chân, đi đến Minh Tâm Kiến Tánh, thấu rõ Bổn Lai Diện Mục, làm chủ sanh tử, lên ngôi Chân Ông trở thành Chánh Đẳng Chánh Giác, đi đến an vui tự tại.

    Theo “Châm ngôn Văn hóa Cội Nguồn”
     
  11. vanlinh2802

    vanlinh2802 Lớp 1

    Chẳng Hiểu Gì

    Nếu nói rằng cuộc sống chúng ta không nhờ Trời, là chưa nhận thức được gì cả. Thử hỏi ai tạo ra nước cho ta uống, lấy nước đâu ta sinh hoạt, lấy nước đâu ta chăn nuôi trồng trọt. Ai tạo ra không khí cho ta hít thở mà dám nói rằng ta không nhờ Trời! Tất cả vạn vật như cây cỏ, Trời dưỡng nuôi lớn từng ngày thời cây cỏ mới lớn được. Ta ăn cây cỏ lại nói không nhờ ơn Trời!?

    Bài bác Trời là đại nghịch vô đạo còn lớn hơn bất hiếu với Cha Mẹ. Bài bác Trời có nghĩa là mình tự hủy diệt sự sống của chính mình, kể cả linh hồn cũng sẽ tự hủy diệt căn thân huệ mạng. Trở lại linh hồn của loài cây cỏ, chỉ còn linh giác không còn ý thức.
     
  12. vanlinh2802

    vanlinh2802 Lớp 1

    Phước Năng Thắng Số
    Văn hóa Cội Nguồn, truyền thống dân tộc

    “Phước năng thắng số” có nghĩa là:

    Trở về Cội Nguồn gieo trồng Thiên Ý đi vào hành thiện, phước đức tự tăng, lộc thọ tự đến chuyển đổi số mạng.

    – Thời tai nạn nào cũng qua, xui xẻo nào cũng tự tan biến, từ nghèo chuyển sang giàu, từ ngu si chuyển thành thông minh, từ Phàm chuyển lên Thánh.

    – Không cần xem bói xem số mạng gì cả, vì đã chuyển số đổi căn. Số sanh ra phải chịu cảnh nghèo đến già, những đã trở về Cội Nguồn, số mạng chuyển đổi trở thành giàu có cao sang quyền quý. Đáng lý ra mãn kiếp trần phải sa đọa xuống Địa Phủ, nhưng nhờ trở về Nguồn mà chuyển đổi Linh Căn, khi mãn kiếp trần siêu sanh thiên giới hưởng phước Trời an vui cực lạc.

    Theo “Tiểu luận Văn hóa Cội Nguồn”
     
  13. vanlinh2802

    vanlinh2802 Lớp 1

    Muốn xây dựng một đất nước hùng mạnh, giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, ổn định trật tự an ninh xã hội, Độc Lập lâu dài từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    Không có con đường nào khác hơn, đó là con đường giáo dục văn hóa Cội Nguồn truyền thống Rồng Tiên dân tộc:

    + Tôn thờ Quốc Tổ giáo dục nhơn luân hiếu nghĩa, yêu nước, thương dân, sống lao động học tập theo gương Quốc Tổ Hùng Vương nền Hiến Pháp, Luật Pháp, Đạo Pháp dân tộc.

    + Nền giáo dục tinh thần phát xuất từ kinh luân, văn thơ, truyện kể trong văn hóa Cội Nguồn Đại Tạng Kinh Long Hoa.

    Là kim chỉ nam cho thế hệ con cháu khỏi sai đường lạc lối, đi ngược lại đường hướng Đạo Đức cha ông, tuổi trẻ là thời kì vui vẻ nhất của cuộc sống tràn đầy niềm hy vọng không ngừng sôi sục phấn đấu vươn lên. Tất cả những sự nghiệp vĩ đại phần lớn là do thế hệ thanh niên sáng tạo mà thành. Văn hóa Cội Nguồn cần phải đặt trách nhiệm lên vai tuổi trẻ phục hưng mở mang nền Quốc Đạo, đối với thế hệ trẻ cần phải có lý tưởng, mộng tưởng tràng đầy niềm hy vọng một tương lai sáng sủa hơn. Văn hóa Cội Nguồn trao cho thế hệ trẻ thời tỏa ra ánh sáng rực rỡ, với ý nghĩa truyền thống tre già măng mọc kế thừa những gì ông cha ta truyền lại.

    Cách đây trên hai nghìn ba trăm năm văn hóa Cội Nguồn coi như đã thất truyền. Có lẽ vì đó thế hệ trẻ Việt Nam đã sai đường lệch hướng, Đạo Đức dân tộc giảm sút và đã dẫn đến chạy theo văn hóa ngoại lai, Đạo Pháp ngoại lai, trúng kế mưu mô xảo nguyệt ngoại xâm, lợi dụng Tôn Giáo, Đạo Giáo lèo lái tinh thần dân tộc càng ngày càng lệch hướng, dẫn đến hậu quả đen tối là làm cho đất nước Đại Việt đi vào nô lệ hơn một nghìn năm, đưa dân tộc ta vào con đường trâu cày, ngựa cỡi, những món ăn tinh thần là tù đày, ngu dốt, nghèo nàn lạc hậu thờ các thần thánh doanh nhân của họ. Với chính sách ngu dân, họ đã làm cho dân tộc Đại Việt văn hóa Cội Nguồn trở thành tro tàn nguội lạnh, nếu còn chút khói họ cũng dập tắt ngay.

    Trái tim dân tộc là trái tim văn hóa Cội Nguồn, không thể đánh mất, vì đánh mất thời tai họa không biết đâu mà lường. Văn hóa Cội Nguồn có năm phần chi tiết hết sức quan trọng. Nếu không có năm phần chi tiết này thời không gọi là văn hóa Cội Nguồn.

    + Quốc Tổ

    + Quốc Giỗ

    + Quốc Lễ

    + Quốc Giáo

    + Quốc Đạo

    Ngọn lửa thiên là ngọn lửa của hồn thiêng dân tộc đã cháy sáng thời bùng lên khắp cả, thiêu đốt kẻ thù ra tro bụi và cũng thiêu đốt những thói hư tật xấu ăn sâu trong linh hồn, làm ô huế bại hoại đất nước non sông.

    Tình yêu văn hóa Cội Nguồn sẽ đêm lại mùa xuân cho quê hương non sông đất nước bình minh trên mọi nẻo đường, bòng đêm ngàn đời tan biến vào cõi hư vô, một thế hệ mang tầm vóc dân giàu nước mạnh, thời quả tim văn hóa Cội Nguồn là trụ cột cho mọi sự thành công và phát triển. Chính bản chất ưu việt về truyền thống văn hóa Cội Nguồn, dân tộc ta không bị đồng hóa chạy theo văn hóa thế giới. Có thể nói hòa nhập mà không hòa tan, kể cả khi phải sống dưới ách thống trị của ngoại ban.
     
Moderators: nhanjkl

Chia sẻ trang này