Bài học KD Vì sao các quốc gia thất bại - Daron Acemoglu & James A. Robinson

Thảo luận trong 'Tủ sách Kinh tế - Quản trị' bắt đầu bởi suotdoirongchoi, 16/12/14.

Moderators: thanhbt, TĐT
  1. suotdoirongchoi

    suotdoirongchoi Lớp 8

    Vì sao các quốc gia thất bại
    Daron Acemoglu & James A. Robinson
    Người dịch: Nguyễn Quang A
    Tủ sách SOS2

    [​IMG]

    LỜI TỰA CHO BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT NAM
    Daron Acemoglu và James A. Robinson

    (Lấy trong sách "Tại sao các quốc gia thất bại" của NXB Trẻ)
    VIỆT NAM là một trong những thành công về kinh tế trong 30 năm qua. Mặc dù hiện nay, với mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.400 đôla theo sức mua tương đương, tuy chưa phải là một nước giàu, song Việt Nam đã đạt được những thành tích giảm nghèo nổi bật: chỉ trong vòng ba thập kỷ, biến một quốc gia trong đó tình trạng nghèo là phổ biến trở thành một quốc gia với tỷ lệ nghèo chỉ còn khoảng 10% theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới. Bản thân thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đã tăng gấp 10 lần trong giai đoạn này.

    Tại sao vào thời điểm năm 1980, Việt Nam lại nghèo như vậy? Tại sao sau đó Việt Nam lại phát triển nhanh chóng? Các nhà kinh tế học và các nhà khoa học xã hội đã đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau cho những sự kiện kiểu này. Một số người cho rằng sự thành công kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực được xác định bởi vị trí địa lý hay điều kiện sinh thái của nó. Các học giả này đặc biệt quan tâm đến việc một quốc gia có nằm trong khu vực nhiệt đới hay không. Theo họ, vì Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới giữa hạ chí tuyến và xích đạo nên tiềm năng kinh tế nội tại của nó chỉ có giới hạn. Nhưng sự thay đổi sâu sắc trong quỹ đạo kinh tế của Việt Nam trong 30 năm qua không hề liên quan tới sự thay đổi vị trí địa lý. Một số người khác sẽ lập luận rằng văn hóa của một dân tộc, các chuẩn mực xã hội, các giá trị, hay đạo đức làm việc sẽ quyết định sự thành công hay thất bại về kinh tế. Nhưng một lần nữa, văn hóa Việt Nam đã không thay đổi kể từ thập niên 1980 trở lại đây. Cuối củng, nếu bạn tham dự các lớp kinh tế phát triển ở các khoa kinh tế học hàng đầu thế giới, bạn sẽ được học là chúng ta đơn giản không biết tại sao Việt Nam đã nghèo trong gần suốt lịch sử của mình nhưng gần đây lại tăng trưởng nhanh chóng. Có lẽ là do cuối cùng Việt Nam cũng có được những nhà kinh tế học tài ba, hoặc nhờ đổi mới tư duy, hoặc đơn giản chỉ là do may mắn.

    Cuốn sách này cung cấp các công cụ thích hợp để hiểu tại sao Việt Nam đã từng rất nghèo và tại sao tình trạng nghèo này bắt đầu thay đổi từ thập niên 1980. Nó cũng giúp chúng ta hiểu được liệu những thay đổi diễn ra ở Việt Nam trong ba thập niên vừa qua có bền vững hay không. Lịch sử trì trệ và sự tăng trưởng gần đây ở Việt Nam không xuất phát từ các nguyên nhân địa lý hay văn hóa mà xuất phát từ những quy tắc - hay thể chế - mà bản thân xã hội Việt Nam đã tạo ra. Để thành công về kinh tế, xã hội cần phải tạo ra được một tập hợp các thể chế kinh tế có thể thúc đẩy tài năng, kỹ năng, sự sáng tạo và năng lượng của người dân, và những năng lực này được phân phối một cách rộng rãi trong toàn xã hội, nhờ đó tạo thành một đặc tính quan trọng - tính dung hợp - của tập hợp thể chế kinh tế có khả năng tạo ra sự thịnh vượng. Tính dung hợp của tập hợp thể chế này tạo ra các cơ hội bình đẳng về kinh tế cho tất cả mọi người, đem lại cho họ quyền sở hữu tài sản, quyền tiếp cận với thị trường, cơ hội giáo dục, và bình đẳng trước pháp luật. Chẳng hạn như lịch sử nghèo đói của Việt Nam trong thời phong kiến hoặc dưới thời Pháp thuộc có thể được giải thích bằng thực tế là các thể chế kinh tế trong những thời kỳ này không có tính dung hợp mà có tính tước đoạt: những thể chế được thiết kế để hạn chế cơ hội, để tạo ra ẩn sủng và độc quyền cho một vài nhóm thiểu số và bắt đa số còn lại phải trả giá. Họ dập tắt cơ hội của nhiều người, trao đặc quyền cho một số thiểu số trong giới quyền thế bản địa hay cho thực dân Pháp.

    Nhưng tại sao trong lịch sử Việt Nam, giống như phần lớn thế giới, lại tồn tại các thể chế kinh tế có tính chiếm đoạt? Có thể thấy điều này rõ nhất khi xem xét trường hợp của thực dân Pháp. Với công nghệ quân sự ưu việt và sự thống trị chính trị, người Pháp đã có thể áp đặt một tập hợp các quy tắc tạo đặc quyền cho chính họ và tay sai. Vì vậy, chìa khóa để nhận biết một thể chế kinh tế có tính dung hợp hay chiếm đoạt nằm ở bản chất của chính trị và quyền lực chính trị. Trong nhà nước thuộc địa Pháp, quyền lực chính trị đã được phân phối trong phạm vi hẹp, và nhà nước được sử dụng để ủng hộ các lợi ích đặc biệt - do vậy thể chế chính trị có tính chiếm đoạt. Người Việt Nam, mặc dù chiếm đa số, nhưng đã bị trục xuất ra khỏi địa hạt quyền lực chính trị và bị tước đoạt cơ hội kinh tế. Điều này trên thực tế cũng đã từng tồn tại, ngay cả trước khi thực dân Pháp xuất hiện, chỉ khác là quyền lực được trao cho giới quyền thế trong nước chứ không phải nước ngoài.

    Trong cuốn sách này, chúng tôi chứng minh rằng trong hầu hết mọi trường hợp, một nước sở dĩ nghèo là do họ có các thể chế kinh tế chiếm đoạt, bắt nguồn từ các thể chế chính trị chiếm đoạt. Còn các nước giàu sở dĩ giàu là bởi vì họ có các thể chế chính trị dung hợp, với nhà nước mạnh và có trách nhiệm giải trình, và quyền lực chính trị được phân phối một cách rộng rãi, và nhờ đó tạo ra các thể chế kinh tế dung hợp.

    Để trở nên giàu có, một nước nghèo phải chuyển đổi từ các thể chế chiếm đoạt sang dung hợp. Trong địa hạt kinh tế, đây chính là căn nguyên tạo ra tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam gần đây. Sau khi đánh đổ chế độ thực dân và thống nhất đất nước, Việt Nam đã tạo ra một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong đó nhà nước sở hữu toàn bộ đất đai và hầu hết các ngành công nghiệp. Tuy nhiên các thử nghiệm với nền kinh tế chỉ huy trong thập niên 1970 và đầu thập niên 1980 đã cho thấy những hạn chế kinh tế nghiêm trọng của mô hình này. Trong khi đó, quá trình chuyển đổi của Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình cho thấy rằng sự ra đời của các tổ chức kinh tế dung hợp hơn đã tạo ra tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn giữ được quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản. Chính sách Đổi mới của Chính phủ Việt Nam từ năm 1986 được đưa ra nhằm chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Chính sách kinh tế Đổi mới đã đem lại những khuyến khích có tính thị trường, giải tán nông nghiệp tập thể, loại bỏ kiểm soát giá cả hàng nông sản, và cho phép nông dân tiêu thụ hàng hóa của họ trên thị trường. Giống như Trung Quốc, phong trào chuyển sang các thể chế dung hợp này đã thành công và bắt đầu phát huy những tài năng tiềm ẩn to lớn nhưng chưa được giải phóng của ngưởi dân. Những cải cách này cùng với những cải cách sau đó đã khuyến khích việc thành lập doanh nghiệp tư nhân và đầu tư nước ngoài. Như vậy, tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ thập niên 1980 đã được thúc đẩy bởi phong trào chuyển sang các thể chế kinh tế dung hợp hơn, mặc dù quá trình chuyển đổi này vẫn còn một chặng đường dài trước mắt. Việt Nam sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách một cách toàn diện nếu muốn duy trì được đà tăng trưởng hiện nay và gia nhập hàng ngũ những quốc gia giàu mạnh nhất thế giới.

    -----

    Ebook "Vì sao các quốc gia thất bại" - bản dịch của Nguyễn Quang A, thuộc Tủ sách SOS2 - không phải bản dịch của NXB Trẻ.
    Download: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 16/12/14
  2. suotdoirongchoi

    suotdoirongchoi Lớp 8

    Update file pdf đã crop phần giấy trắng cho bạn nào cần in ra đọc (kiểu booklet, size A5 là vừa)
     
    quocsan and hellospace88 like this.
  3. hellospace88

    hellospace88 Lớp 5

    Thanks bác Suotdoirongchoi đã dành công sức upload 1 cuốn sách hay lên cho anh em đọc. Thank bác 1 tỉ lần luôn. Mình rất thích những cuốn như này. Mong bác tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
     
    suotdoirongchoi thích bài này.
  4. banycol

    banycol Lớp 6

    Theo ý tưởng của cuốn sách này, tiềm năng của một đất nước là rất lớn, chính thể chế là cái kiềm kẹp, làm bóp nghẹt năng lực sản xuất. Nhân dân càng được tự do, thể chế càng dân chủ thì kinh tế sẽ càng phát triển. Vậy thì tại sao giai cấp lãnh đạo không tối đa hóa tự do, tối đa hóa dân chủ? Câu trả lời là vì người dân có tự do, có dân chủ rồi thì sẽ khó sai khiến, khó đảm bảo được sự cầm quyền và từ đó khó tập trung lợi ích, của cải vào giới cầm quyền. Các minh chứng cho ý tưởng này đã được tác giả đưa ra trong sách, từ Mỹ Latin, Châu Phi, Châu Âu cho tới Châu Á.

    Áp dụng lý thuyết đó vào Việt Nam thì có thể giải thích thế này: những năm 1975-1990 Việt Nam nghèo xơ xác vì năng lực sản xuất của người dân bị trói buộc, chế độ tập trung bao cấp tàn phá nền kinh tế. Giai đoạn 1991-2008 phát triển nhanh vì năng lực sản xuất dần giải phóng, đất nước cải cách theo hướng tự do hơn, dân chủ hơn. Tuy nhiên năng lực sản xuất chỉ phát triển tương đương với mức độ tự do, dân chủ nên tốc độ phát triển đang ngày càng chậm dần đi và sẽ dừng lại khi đạt tới giới hạn cho phép của mức độ tự do, dân chủ đó. Nếu muốn tiếp tục phát triển, tiến tới thịnh vượng thì cần phải cải cách theo hướng tự do, dân chủ hơn nữa. Điều đó thì còn tùy vào người người cầm quyền đang xem trọng cái nào hơn: quyền lợi của nhân dân và sự thịnh vượng của đất nước hay quyền lợi của nhóm cầm quyền và sự trường tồn của nhóm cầm quyền. Như tác giả đã viết: có 3 yếu tố quyết định sự thịnh vượng của một quốc gia là thể chế, thể chế thể chế.

    Trên đây mình tóm tắt ý tưởng của cuốn sách và liên hệ vào tình hình Việt Nam, đúng hay sai mình xin không bàn tới, tùy cảm nhận của mỗi người thôi. Tuy nhiên, người đọc sách luôn phải có tư duy phản biện, phải biết nghi ngờ cái người ta nói, nghi ngờ cái người ta muốn mình tin và nghi ngờ cả cái mà mình luôn tin là đúng nữa.

    P/S: cuốn này mình đọc sách in của NXB Trẻ, chưa đọc bản dịch của Nguyễn Quang A nên rất thắc mắc không biết bản in có cắt bỏ, chỉnh sửa gì không. Có bạn nào đã đọc cả 2 bản rồi thì comment chút đỉnh cho mình biết giùm.
     
    covualananh, Lamani, eta128 and 6 others like this.
  5. tam17995

    tam17995 Mầm non

    đã có ebook cuốn này. Rất cám ơn các bạn!

    @tam17995 :
    Chúc Mừng Năm mới!
    Vui lòng giữ đúng chính tả trên TVE-4U Bạn nhé!
     
    Last edited by a moderator: 19/2/15
  6. pdkhoa

    pdkhoa Lớp 2

    Tóm lại nguyên nhân thất bại của các quốc gia theo các tác giả là thể chế, thể chế và thể chế. Nhân cụ Lý Quang Diệu vừa mất mới thấy tầm quan trọng của thể chế đối với sự thành công của một nước, điển hình là Sing.
     
    Lamani thích bài này.
  7. suotdoirongchoi

    suotdoirongchoi Lớp 8

    Cũng như thấy tầm quan trọng của thể chế đối với sự thất bại của một nước, điển hình là VN :D
     
    thientai, toanrau and hoalienbao like this.
  8. thach239

    thach239 Mầm non

    Mình chưa đọc cuốn dịch của NXB Trẻ nhưng bản dịch của ông Nguyễn Quang A thì hơi khó nuốt vì câu chữ không được mạch lạc cho lắm nhưng mình nghĩ bản dịch của ông A sẽ hoàn chỉnh hơn.
    P/S Phần tóm tắt của bạn suotdoirongchoi ở trên còn mạch lạc hơn cả bản dịch của ông A :)
     
    Lamani thích bài này.
  9. tran ngoc anh

    tran ngoc anh Cử nhân

    Thêm các định dạng cho bạn nào cần
     
  10. superlazy

    superlazy Lớp 5

    Cập nhật: Đã tìm nhưng không có.
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/11/15
  11. deathshine

    deathshine Administrator Thành viên BQT

    Mình mới mua quyển sách này hồi sáng luôn nè, tìm nhiều mà toàn hết hàng.

    Có bạn nào đang đọc quyển sách này không? Cùng đọc và trao đổi về quyển sách này với mình.

    Mà mình mua sách của nhà xuất bản Trẻ từ nhà sách Phương Nam :D :P .
     
    hoalienbao thích bài này.
  12. hoalienbao

    hoalienbao Banned

    haahaa. Tôi chưa đọc quyển này đợi đọc rồi bàn chơi ha.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/12/17
  13. frodol

    frodol Mầm non

    Quyển sách nhảm nhất mà mình từng đọc, quốc gia giàu là do 2 yếu tố: tính cách dân tộc và đặc điểm văn hóa. Thể chế chỉ là 1 phần. Không phải ngẫu nhiên tất cả các quốc gia giàu ở châu Á (trừ Tây Á) đều thuộc nhóm văn hóa Sinosphere .Tính cách kỉ luật của dân Đông Á + văn hóa Hán đã tạo nên những con hổ kinh tế Đài Loan, Singapore (gốc Hoa), Hongkong, Hàn Quốc, Nhật Bản. Việt Nam thuộc nhóm văn hóa Đông Á nhưng Việt Nam đặc tính cách lúa nước dân Đông Nam Á. Mông Cổ tính cách Đông Á nhưng văn hóa lại là nhóm du mục thế nên 2 quốc gia này chả có gì nổi bật. Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển hơn các quốc gia Đông Nam Á nhưng khó mà bằng nổi các quốc gia Đông Á.
     
    Last edited by a moderator: 21/2/18
    pdkhoa thích bài này.
  14. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Những năm 1960 Hàn Quốc gần như nghèo nhất châu Á.

    Thế giữa những năm 1960 và năm 2000 thì dân tộc Hàn Quốc thay đổi văn hóa và tính cách dân tộc hay sao?
     
    hoalienbao thích bài này.
  15. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Cũng tương tự như Trung Quốc. Những năm 1990 còn nghèo xơ xác.

    Tại sao tính cách dân tộc và đặc điểm văn hóa của trung quốc lại khiến nước này nghèo xơ xác cho tới năm 1990, rồi cũng vẫn những tính cách dân tộc và đặc điểm văn hóa đấy lại khiến nước này giàu mạnh vào năm 2018?
     
    Lamani thích bài này.
  16. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Hồi trước đọc sách cả đống chả thấy chẳng thay đổi gì. Sau đó, đọc đi đọc lại cuốn Hậu Hắc Học khoảng 3 năm(những năm sau này chả đọc thêm cuốn sách nào cả). Rồi đi lao động sản xuất ra tiền vừa nuôi bản thân, khi nhiều tiền tý khi đi ăn nhậu góp phần chi trả, bây giờ tiền hằng năm lại tăng lên góp phần cho con đi học. Theo mình nghĩ đất nước chưa giàu và nhiều tiền phần lớn chỉ chưa lao động thôi và hằng ngày bỏ thời gian chỉ nói và nói và nói thôi.
     
    Lamani and summer_bkarda like this.
  17. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3

    Một phần bác ạ.

    Dân Tàu cũng đầy tay nói nhiều (triết gia ở đó ra) mà vẫn giàu mạnh đấy thôi.
     
    Missfly82 thích bài này.
  18. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Sao Bác không nói luôn bên phương Tây bọn dân nghèo chả làm gì vẫn được lo tiền thất nghiệp hàng tháng nhỉ? như Mỹ, Anh... và được một số người "Vịt tặc" ( a dua bợ đít ) xem như là thiên đường và rất giàu mạnh đấy thôi
     
  19. summer_bkarda

    summer_bkarda Lớp 3


    Thế thì ý của bác là gì nhỉ?

    Mình thì nghĩ có người làm, cũng phải có người suy tưởng và phát ngôn (đó là các nhà nghiên cứu, các giáo sư, các triết gia ...)

    Nông dân Việt Nam cả ngàn năm chăm chỉ làm ăn, cày sâu cuốc bẫm mà có giàu mạnh đâu?
     
    Lamani and Missfly82 like this.
  20. Missfly82

    Missfly82 Mầm Non

    Cũng tương tự như Trung Quốc. Những năm 1990 còn nghèo xơ xác.

    Tại sao tính cách dân tộc và đặc điểm văn hóa của trung quốc lại khiến nước này nghèo xơ xác cho tới năm 1990, rồi cũng vẫn những tính cách dân tộc và đặc điểm văn hóa đấy lại khiến nước này giàu mạnh vào năm 2018? Đây là lời phát biểu hùng hồn ở trên đó.

    p/s: Trước năm 1990 quê mình không có điện, cứ bị tư tưởng vượt biên ra nước ngoài để làm giàu đồng thời bị mê tín dị đoan bao vây nhưng bọn cẩu hoang. Sau năm 1990, nhờ có "công nghiệp hóa, hiện đại hóa" để nâng cao nhận thức dân trí và dân trí. Rùi bị công nghệ thông tin hỗ trợ thế là mình biết thế giới rộng lớn thế. Chả cần bị mấy tư tưởng cổ lỗ sỉ gì đó mới làm giàu. Cứ sống trên mảnh đất này để phát triển thôi. Chả sợ phụ thuộc vào bất kỳ một ai ngoài trừ hiến pháp, pháp luật và quy định nơi mình kiếm tiền thôi.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/2/18
    Lamani and summer_bkarda like this.
Moderators: thanhbt, TĐT

Chia sẻ trang này