Tây y Viết Cho Các Bà Mẹ Sinh Con Đầu Lòng

Thảo luận trong 'Tủ sách Y học - Sức khỏe' bắt đầu bởi vinhtruyen92, 1/7/19.

Moderators: thichankem, Zhiqiang
  1. vinhtruyen92

    vinhtruyen92 Lớp 8

    Viết Cho Các Bà Mẹ Sinh Con Đầu Lòng - BS Đỗ Hồng Ngọc

    Công ty phát hành: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Tác giả: BS Đỗ Hồng Ngọc
    Ngày xuất bản: 09-2013
    Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
    Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM
    Loại bìa: Bìa mềm
    Số trang: 388
    Nguồn pdf: sưu tầm
    File pdf mình đã crop cho gọn + làm mục lục

    [​IMG]

    Sao lại viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng? Có đứa con nào mà chẳng là con đầu lòng? Có đứa nào giống với đứa nào đâu? Mỗi đứa là một khám phá mới, một ngạc nhiên mới cho ta. Nhưng dù sao, với đứa con đầu lòng chúng ta cũng bỡ ngỡ nhiều hơn, vụng về nhiều hơn mà lo lắng cũng nhiều hơ

    Bởi là lần đầu chúng ta "bỗng dưng" làm cha mẹ, chúng ta phải đối phó với những việ vặt vãnh hằng ngày làm ta lúng túng không ít: săn sóc bé, tắm rửa vệ sinh, ăn mặc, bú mớ rồi là những đêm quên ngủ, những ngày quên ăn, khi bé ốm đau bệnh hoạn.

    Nuôi trẻ là một bản năng, một nghệ thuật hay một khoa học? Cả ba, có lẽ thế. Là một bản năng, bởi không cần học hỏi ở bất cứ đâu, người mẹ cũng có thể nuôi con đến ngày khôn lớn. Đói cho ăn, khát cho uống. Nóng làm cho mát. Lạnh làm cho ấm. Nếu không bị lệch lạc đi, bản năng có thể là một hướng dẫn viên tốt. Là một nghệ thuật, bởi hơn bất cứ một nghệ sĩ nào khác, người mẹ đã tạo nên một tác phẩm sống: đứa con, một con người, một cá nhân.

    Săn sóc bé, dạy dỗ bé, nhìn ngắm bé lớn lên là cả một nghệ thuật uyển chuyển đầy sáng tạo có mục đích cuối cùng là giúp bé phát triển trọn vẹn nhất theo một khuôn mẫu định sẵn, nhưng là một khuôn mẫu cá biệt, không giống một khuôn mẫu nào khác. Là một khoa học bởi nếu có đôi lúc bản năng ngần ngại, nghệ thuật phân vân thì chính kiến thức khoa học sẽ soi sáng con đường phải lựa chọn. Khoa học giúp ta hiểu rõ hơn để hướng dẫn hữu hiệu hơn, khoa học giúp ta ngăn ngừa cho trẻ những bệnh tật hiểm nghè

    Một phần lớn, tập sách này được dành viết về vệ sinh, về dinh dưỡng, về phòng bệnh - tìm hiểu sự phát triển bình thường của bé - khi bé mắc bệnh thì biết phải làm gì tạm thời trong khi đợi đi khám bác sĩ và giúp các bà mẹ bình tĩnh theo dõi, cộng tác với thầy thuốc chữa trị bệnh cho con.
     

    Các file đính kèm:

    Chỉnh sửa cuối: 1/7/19
  2. dongan0912

    dongan0912 Mầm non

    cảm ơn bạn nhiều lắm :)
     
    vinhtruyen92 thích bài này.
  3. Ghost1982

    Ghost1982 Lớp 2

  4. vinhtruyen92

    vinhtruyen92 Lớp 8

    Thực tế việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh gây ra khá nhiều quan điểm trái chiều.

    Đa số các bác sĩ/ sách/ báo đều đồng ý rằng nếu bé chỉ bú mẹ thì sẽ không đủ Vitamin D (đặc biệt là D3) cần thiết cho sự phát triển xương của trẻ.

    Còn về làm thế nào để bổ sung vitamin d3 thì rất nhiều ý kiến khác nhau. Mình đã tìm hiểu thì:

    - Bác sĩ Hồng Ngọc trong sách nói rằng nên cho trẻ tắm nắng sáng sớm (từ lúc mới sinh). Hoặc như bác sĩ này trên Truyền hình Cần Thơ:
    Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    - Báo suckhoedoisong.vn (của bộ y tế) thì cho rằng dưới 1 tuổi da của bé quá yếu, không nên cho ra nắng kể cả sáng sớm để hấp thụ vitamin D3. thay vào đó là cho bé uống/ xịt vitamin D3 bằng thuốc bên ngoài.
    Link: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link

    - Đa số ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về việc hấp thụ vitamin D bằng ánh nắng. Phần lớn dựa vào các nghiên cứu ở phương Tây. Ở đó khí hậu lạnh hơn, Việt Nam nhiệt đới nắng hơn, nên ở bên kia người ta khuyên gần trưa thì cho bé ra hứng nắng, một số bác sĩ nói áp dụng ở Việt Nam thì sửa đổi đi chút là sáng sớm. Tuy nhiên cái này cũng chỉ là cảm tính.

    Kết luận: Đến giờ này cũng không biết bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh đến 1 tuổi thế nào là tốt cả!
     
    Last edited by a moderator: 22/7/19
  5. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Mình đồng thuận với bạn ở chỗ đến giờ vẫn chưa có đồng thuận nào dành cho trẻ nhũ nhi cả. Bởi vì một sự thật rất hiển nhiên là lí do y đức nên chẳng ai mang các bé ra làm "chuột bạch" cả. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc cũng đã nói trong lời mở đầu của bác, "Hãy nghe các bà mẹ. Các bà luôn có lý". Chọn cách phơi nắng để tia UVB chuyển hoá 7-dehydrocholesterol từ tế bào thượng bì da thành tiền vitamin D, sau đó đồng phân thành vitamin D3; hay đơn giản là bổ sung trực tiếp vitamin D3 từ thực phẩm bổ sung mà không cần đối mặt với nguy cơ ung thư da từ tia UV; đó là lựa chọn của mỗi bà mẹ.
    Nói đi thì cũng phải nói lại, cũng có những dữ liệu chúng ta cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định với bé của mình. Cuốn sách này là một chỉ dẫn, nhưng ta phải hiểu bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc viết cuốn sách này vào năm 1974 và tái bản vào năm 2006 với tinh thần hướng về thiên nhiên, "về nguồn". Ý kiến của các chuyên gia trên trang suckhoedoisong cũng rất đáng cân nhắc. Hoặc như tài liệu tôi tìm được năm 2019 Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link, các bà mẹ lại được khuyên rằng, trẻ nhũ nhi có thể được cung cấp đủ vitamin D bằng việc phơi nắng 30 phút một tuần (với tã) hoặc 2 h một tuần (đủ quần áo, không nón). Chín người thì mười ý, điều quan trọng là luôn phải cập nhật thông tin với khối óc rộng mở và áp dụng linh hoạt không rập khuôn. Mỗi mẹ mỗi bé lại có một cách "làm quen" với nhau khác nhau, mà sinh tố Y là điều quan trọng nhất. "First do no harm", âu đó cũng là điều mà bác Ngọc muốn nhắn nhủ.

     
    vinhtruyen92 thích bài này.
  6. vinhtruyen92

    vinhtruyen92 Lớp 8


    Cảm ơn bạn đã góp ý.
    Mình không có chuyên môn về y tế vì vậy chỉ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ.
    Nhưng đến chính các bác sĩ cũng còn mâu thuẫn với nhau nên mình thấy không có cách nào chọn đúng cả.

    Đôi khi chỉ là “chọn đại” 1 phương án bằng cảm tính. Có thể đúng có thể sai. Không chỉ bài update của Bs Ngọc mà link mình gửi mới đăng gần đây cũng nói vậy. Thế là gần đây thôi vẫn có 2 ý kiến khác nhau. Chứ ko phải sau này khác trước đây.

    Nên mình không hiểu ý bạn “áp dụng linh hoạt không rập khuôn” ở đây là gì. Vì mình có biết khuôn nào mà rập đâu?
     
  7. thichankem

    thichankem Moderator Thành viên BQT

    Không có cái gì hoàn toàn là chân lí cả, nhất là trong thời đại thay đổi mỗi ngày như hiện nay. Những điều hôm nay đúng của y học, thì ngày mai có thể lại sai. Bác sĩ thì cũng lấy lời khuyên từ các khuyến cáo thôi bạn ạ. Mà các khuyến cáo có được là từ các nghiên cứu trên một dân số cụ thể. Dân số này là các bé nhũ nhi. Thế nên mình mới bảo chẳng ai mang các bé ra làm chuột bạch để nghiên cứu cả, khi mà nguy cơ ung thư da do tia UV đã được cảnh báo từ lâu. Đó là lí do thứ nhất.
    Lí do thứ hai là vấn đề phơi nắng hay không phơi nắng không phải là vấn đề sống còn như điều trị bệnh lao, hay bệnh AIDS, hay bệnh cúm gà hay bệnh dịch tả... nên cũng không nhất thiết phải có một phác đồ chung trên toàn thế giới. Có thể ví như chuyện nêm nếm gia vị, mỗi nhà mỗi khác, áp dụng linh hoạt là phù hợp với nguy cơ còi xương của chính đứa bé đó, phù hợp với ý muốn của bà mẹ, của người bố, của mẹ chồng, của vân vân mây mây. Ở trên mình cũng trích dẫn khuyến cáo gần nhất đấy thôi. Áp dụng như thế nào là tuỳ ở mỗi người, sau khi đã cân nhắc các lợi ích cho phát triển xương, và nguy cơ từ tia UV mang lại.

     
    Chỉnh sửa cuối: 19/8/19
    vinhtruyen92 thích bài này.
Moderators: thichankem, Zhiqiang

Chia sẻ trang này