ĐL-Việt Nam LS-Việt Nam Việt Nam thời khai sinh - Nguyễn Phương <1000QSV1TVB #0123>

Thảo luận trong 'Tủ sách Lịch sử - Địa lý' bắt đầu bởi Thu VO, 14/7/18.

Moderators: Bọ Cạp
  1. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    0123.Việt Nam thời khai sinh.PNG
    Tên sách : VIỆT NAM THỜI KHAI SINH
    Tác giả : NGUYỄN PHƯƠNG
    Nhà xuất bản : VIỆN ĐẠI HỌC HUẾ
    PHÒNG NGHIÊN CỨU SỬ
    Năm xuất bản : 1965
    ------------------------
    Nguồn sách : tusachtiengviet.com

    Đánh máy : Khongtennao, alittleNu, bongmoloko,
    Kd1995, QuachGiao, YENAI, ThaiThaiCJ,
    LongSteven, huong.nguyenthu

    Kiểm tra chính tả : Nguyễn Mỹ Quỳnh Dao,
    Trần Ngô Thế Nhân, Nguyễn Ngọc Vân, Trần Thanh Tuấn,
    Văn Bình, Trương Thu Trang, Thư Võ

    Biên tập chữ Hán – Nôm : Blue
    Biên tập ebook : Thư Võ
    Ngày hoàn thành : 11/07/2018

    Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
    « Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link»
    của diễn đàn TVE-4U.ORG

    Cảm ơn tác giả NGUYỄN PHƯƠNG và VIỆN ĐẠI HỌC HUẾ
    đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.

    MỤC LỤC

    CHƯƠNG THỨ NHẤT : NHỮNG NGƯỜI SỐNG ĐẦU TIÊN TRÊN ĐẤT VIỆT NAM
    I. MÔN TIỀN SỬ Ở VIỆT NAM
    II. NGƯỜI SƠ THUỶ VÀ SƠ KHAI Ở ĐÔNG DƯƠNG ?
    III. CÁC NỀN VĂN MINH THẠCH KHÍ
    IV. CHỦ NHÂN CÁC NỀN VĂN MINH THẠCH KHÍ

    CHƯƠNG THỨ HAI : TIỀN SỬ LẠC VIỆT (BÀI MỘT : SỰ KIỆN VỀ NỀN VĂN MINH ĐÔNG SƠN)
    I. VIỆC KHÁM PHÁ DI TÍCH

    I) ĐÔNG SƠN
    2) DỤNG CỤ BẰNG ĐỒNG GẶP ĐƯỢC Ở ĐÔNG SƠN
    3) CÁC THỨ VẬT DỤNG KHÁC GẶP ĐƯỢC Ở ĐÔNG SƠN
    II. MỨC QUAN TRỌNG CỦA VIỆC KHÁM PHÁ DI TÍCH TẠI ĐÔNG SƠN
    I) NHỮNG TIẾT LỘ CỦA VIỆC KHÁM PHÁ
    2) KHÁM PHÁ ĐÔNG SƠN LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ HIỂU CÁC TRỐNG ĐỒNG LỚN
    III. CÁC TRỐNG ĐỒNG LỚN KHÁC
    I) XẾP LOẠI
    2) LAI LỊCH MỘT SỐ TRỐNG ĐỒNG LỚN
    IV. HÌNH VẼ TRÊN TRỐNG ĐỒNG
    I) HÌNH VẼ TRÊN MẶT TRỐNG ĐỒNG
    2) HÌNH VẼ TRÊN THÂN TRỐNG
    V. KẾT LUẬN VỀ SỰ KIỆN CỦA NỀN VĂN MINH ĐÔNG SƠN

    CHƯƠNG THỨ BA : TIỀN SỬ LẠC VIỆT (BÀI HAI : Ý NGHĨA VĂN HÓA ĐÔNG SƠN)
    I. DO LAI ĐỒ ĐỒNG ĐÔNG SƠN
    II. Ý NGHĨA CỦA CÁC HÌNH VẼ TRÊN TRỐNG ĐỒNG

    I) Ý NGHĨA HÌNH VẼ TRÊN MẶT TRỐNG
    2) Ý NGHĨA HÌNH VẼ TRÊN THÂN TRỐNG
    III KẾT LUẬN TỔNG QUÁT VỀ Ý NGHĨA VĂN HÓA ĐÔNG SƠN

    CHƯƠNG THỨ TƯ : LỊCH SỬ LẠC VIỆT (BÀI MỘT)
    I. LẠC VIỆT, CHỦ NHÂN VĂN HÓA ĐÔNG SƠN

    I) CHỦ NHÂN VĂN HÓA ĐÔNG SƠN THUỘC GIỐNG ANH-ĐÔ-NÊ
    2) VĂN HÓA ĐÔNG SƠN LÀ VĂN HÓA LẠC VIỆT
    3) CHIM CỦA TRỐNG ĐỒNG LÀ CHIM « LẠC »
    II. SỬ LIỆU VỀ DÂN LẠC VIỆT
    I) SỬ LIỆU VỀ DÂN LẠC VIỆT
    2) Ý NGHĨA CỦA SỬ LIỆU
    III. TỪ LẠC VƯƠNG RA HÙNG VƯƠNG
    I) MỘT THAY ĐỔI HỮU Ý
    2) VINH DỰ CỦA MỘT SAI LẠC

    CHƯƠNG THỨ NĂM : LỊCH SỬ LẠC VIỆT (BÀI HAI)
    I. LẠC VIỆT VỚI CÁC DÂN LÂN CẬN

    I) DÂN LẠC VIỆT VỚI « THỤC VƯƠNG TỬ »
    2) TRIỆU ĐÀ VỚI DÂN LẠC VIỆT
    3) LẠC VIỆT VỚI NHÀ HÁN
    II. ANH HÙNG LẠC VIỆT
    I) NGUYÊN NHÂN CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA
    2) PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA HAI BÀ TRƯNG
    3) HAI BÀ TRƯNG VỚI MÃ VIỆN
    III. ĐỜI SỐNG CỦA DÂN LẠC VIỆT DƯỚI THỜI HÁN
    IV. DÂN LẠC VIỆT TỪ NHÀ HÁN VỀ SAU
    V. DÂN LẠC VIỆT VỚI DÂN VIỆT NAM

    I) Ý KIẾN CÁC HỌC GIẢ TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY
    2) DÂN LẠC VIỆT KHÁC DÂN VIỆT NAM

    CHƯƠNG THỨ SÁU : VẤN ĐỀ NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM
    I. NGUỒN GỐC VIỆT NAM THEO CÁC SỬ GIA CHÍNH THỐNG

    I) QUỐC THỐNG VIỆT NAM
    2) LĨNH THỔ VIỆT NAM ?
    3) NHẬN XÉT
    II. NGUỒN GÓC VIỆT NAM THEO CÁC SỬ GIA NGOẠI QUỐC
    I) THUYẾT CỦA AUROUSSEAU
    2) THUYẾT CỦA MADROLLE
    III. DÂN VIỆT NAM LÀ NGƯỜI TRUNG QUỐC DI CƯ SANG TRONG THỜI BẮC THUỘC
    I) VIỆC TÌM NGUỒN GỐC DÂN TỘC
    2) NHỮNG GIỐNG NHAU GIỮA DÂN VIỆT NAM VÀ DÂN TRUNG HOA
    3) NHỮNG SỰ KIỆN LỊCH SỬ
    4) NGƯỜI TRUNG QUỐC ĐỊNH CƯ Ở CỔ VIỆT

    CHƯƠNG THỨ BẢY : HÀNH CHÁNH CỔ VIỆT THỜI BẮC THUỘC
    I. HÀNH CHÁNH THỜI NHÀ HÁN

    I) THỜI TÂY HÁN (202 TR. K.N – 9 SAU K.N)
    2) THỜI ĐÔNG HÁN (23-220)
    II. HÀNH CHÁNH THỜI NHÀ NGÔ (220-279)
    III. HÀNH CHÁNH THỜI NHÀ TẤN (265-420)
    IV. HÀNH CHÁNH THỜI NHÀ TỐNG (420-477)
    V. HÀNH CHÁNH THỜI CÁC NHÀ TỀ, LƯƠNG, TRẦN VÀ TÙY
    VI. HÀNH CHÁNH THỜI NHÀ ĐƯỜNG (6I8-906)
    VII. HÀNH CHÁNH THỜI NGŨ ĐẠI (907-960)
    VIII. DÂN SỐ CỔ VIỆT TRONG THỜI BẮC THUỘC

    CHƯƠNG THỨ TÁM : CHÍNH TRỊ CỔ VIỆT DƯỚI THỜI BẮC THUỘC
    I. CHÍNH TRỊ THỜI HÁN (202 TRƯỚC K.N. ĐẾN 220 SAU K.N.)

    I) LOẠN LÂM ẤP
    2) LOẠN Ô HỨA : HAY GIAO CHỈ BỘ TRƯỚC THỜI SĨ NHIẾP
    3) THÁI THÚ SĨ NHIẾP
    II. CHÍNH TRỊ THỜI NGÔ (220-279)
    I) SĨ HUY VÀ LỮ ĐẠI
    2) NHỮNG AN NAM TƯỚNG QUÂN
    3) ĐÀO HUỲNH
    III. CHÍNH TRỊ THỜI TẤN (265-420)
    I) NHỮNG NGƯỜI KẾ VỊ ĐÀO HUỲNH
    2) ĐÀO KHẢN VÀ ĐỖ VIỆN
    3) GIAO CHÂU VỚI LÂM ẤP
    IV. CHÍNH TRỊ THỜI TỐNG VÀ THỜI TỀ
    V. CHÍNH TRỊ THỜI LƯƠNG VÀ THỜI TRẦN
    VI. CHÍNH TRỊ THỜI TÙY (584-6I7)

    I) LƯU PHƯƠNG
    2) KHÂU HÒA
    VII. CHÍNH TRỊ THỜI ĐƯỜNG (6I8-906)
    I) THỜI THÁI TÔNG (627-649)
    2) THỜI VÕ HẬU (684-705)
    3) THỜI HUYỀN TÔNG (7I2-756)
    4) MỘT THẾ KỶ SAU HUYỀN TÔNG
    5) CHÍNH TRỊ THỜI ĐƯỜNG ĐẠT
    VIII. CHÍNH TRỊ THỜI NGŨ ĐẠI (907-957)

    CHƯƠNG THỨ CHÍN : CỔ VIỆT ĐỘC LẬP
    I. NGÔ QUYỀN GIÀNH ĐỘC LẬP
    II. NHÀ TỐNG THỐNG NHẤT TRUNG QUỐC
    III. ĐINH BỘ LĨNH THỐNG NHẤT CỔ VIỆT
    IV. NHÀ TỐNG PHONG VƯƠNG CHO ĐINH BỘ LĨNH

    PHỤ LỤC
     
  2. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    EBOOK
     

    Các file đính kèm:

  3. Thu VO

    Thu VO Leader 1000QSV1TVB

    Trong một thời mà sự việc Á châu được chú ý đặc biệt bằng những cơ quan nghiên cứu, như « Viện Á châu học » (Institute of Asian Studies) của Đại học Phi Luật Tân, hay ban « Nghiên cứu Đông nam Á » (Southeast Asia Studies Section) của Đại học Tân Á tại Hương cảng, « Phòng Nghiên cứu Sử » của chúng tôi cũng cố gắng đóng góp một phần khiêm tốn vào nổ lực chung. Chúng tôi đã cho xuất bản tập Phương Pháp Sử Học (I964) để nói rõ rằng công việc mà chúng tôi đang khởi sự và tiến hành, là chúng tôi làm với một phương pháp chặt chẽ. Rồi về vấn đề phải nghiên cứu, chúng tôi thiết nghĩ không có gì quan hệ và cần thiết đối với nền Sử học Việt Nam cho bằng chính Lịch sử Việt Nam, nên lần nầy chúng tôi cho ra đời tập Việt Nam, Thời khai sinh.

    Mong rằng tập Việt sử đầu tiên chúng tôi cống hiến độc giả nầy có thể giọi được nhiều ánh sáng vào một giai đoạn lịch sử đầy dẫy tối tăm như phần cổ sử Việt Nam.

    Huế, ngày 2 tháng 7 năm I965
    Phòng Nghiên cứu Sử
    Đại học Huế


    Mở đầu…

    Vì hâm mộ sự nghiệp của tiền bối, chúng tôi đã từ lâu chú trọng cách riêng vào Lịch sử Việt Nam. Cũng từ lâu, chúng tôi đã nuôi tham vọng biết cho thật nhiều và thật đúng về quá trình của quốc gia, của nòi giống. Với hoài bão đó, chúng tôi đã dần dần thực hiện được tập sách mà chúng tôi đang táo bạo đem ra trình diện với Quý vị Độc Giả dưới nhan đề : Việt Nam, Thời Khai Sinh.

    Kể ra, trong các giai đoạn của lịch sử nước nhà, thời khai sinh là thời ít được nghiên cứu hơn cả, và cũng là thời u ám nhất. Thoảng hoặc có học giả nào nhìn vào, thì lại nhìn với những quan niệm phát xuất từ thời xa xưa, thiếu hẳn đường lối và phương pháp. Bởi đó, người đọc khó mà thấy rõ được sự thật huy hoàng và đẹp đẽ của lúc hừng đông.

    Để có thể đi vào vấn đề một cách vô tư, chúng tôi đã cố áp dụng phương pháp sử học vào mỗi tài liệu, mỗi sự kiện, không lo sợ khi gặp phải những câu hỏi khó khăn cũng không ngần ngại nói lên những sự thật gây cấn. Không có mục đích nào khác ngoài việc tìm cho được chân lý về quá khứ của dân tộc, chúng tôi hy vọng tập Việt Sử, Thời Khai Sinh có thể giúp được nhiều độc giả thấy rõ hơn nguồn gốc Việt Nam, và nhờ đó, thêm tin tưởng cùng hãnh diện.

    Chúng tôi cũng nhân dịp nầy để thành thực cám ơn tổ chức Văn hóa Á châu (Asia Foundation) đã đài thọ chi phí để chúng tôi có thể thâu thập thêm tài liệu trong dịp du khảo qua Phi Luật Tân, Đài Loan, Hương Cảng vào tháng 9-I964.

    Tân bình, ngày 30-6-I965
    N.P.
     
    nammo, tungpham2610, QuangHai and 3 others like this.
Moderators: Bọ Cạp
: 1000qsv1tvb

Chia sẻ trang này