Thơ Việt thi phiêu lưu kí

Thảo luận trong 'Tự Sáng tác' bắt đầu bởi TrongNghia, 9/2/15.

Moderators: nhanjkl
  1. TrongNghia

    TrongNghia Lớp 6

    DẪN NHẬP

    Việt Nam tân tự đin minh họa của Thanh Nghị đã giải thích : "Phiêu lưu là đi rày đây mai đó không nhất định". Vì thế tập sách này không phải là một quyển phê bình văn thơ được biên soạn hệ thống, nhằm một mục đích rõ ràng sau một thời gian nghiên cưú kĩ lưỡng. Nó chỉ là những ghi chép ngay lập tức của người viết trên bước đường phiêu lưu thưởng ngoạn núi rừng thi văn xứ Việt. Những lời kí này hoàn toàn chủ quan, kính mong các bạn vui lòng lượng thứ mỗi khi phát hiện mâu thuẫn-lỗi lầm, hay khi không vừa ý với tâm ghi của người viết.

    Chắc trên dặm đường xa gió bụi phải có lúc người viết mải mê mẩn trước vẻ đẹp liêu trai của nhành lan kí sinh mà quên mất những đại thụ đường bệ chính qui. Chắc cũng có lúc tùy dòng thời gian, tùy theo ngoại cảnh mà tuy cùng hương sắc một loài hoa người viết lúc trầm trồ thán phục, lúc hờ hững chê bai.

    Với niềm cảm thông lớn này làm hành trang, kính mời các bạn cùng người viết phiêu lưu trong Việt Nam thi văn xứ.

    (Còn tiếp)
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/3/15
  2. TrongNghia

    TrongNghia Lớp 6

    TRẦN HUYỀN TRÂN

    Cụ hâm rượu nữa đi thôi,
    Be này chừng sắp cạn rồi còn đâu.
    Rồi lên ta uống với nhau,
    Rót đau lòng ấy vào đau lòng này .
    (Trần Huyền Trân)

    Nếu ngoài đời Tản Ðà và Trần Huyền Trân là đôi bạn rượu tri kỷ thì trong quyển Thi nhân Việt Nam đôi bạn vong viên này cũng gắn bó với nhau mật thiết. Cả hai đều được Hoài Thanh Hoài Chân xếp vào những vị trí vô cùng đặc biệt. Tản Ðà mở đầu và Trần Huyền Trân khép sách lại. Lời thơ khai hội của Tản Ðà chắc không ai dị nghị nhưng chỗ đứng hạ màn của Trần Huyền Trân thì có điều gì không ổn.Hoài Thanh Hoài Chân viết "Viết đến đây tôi đã định khép cửa lại, dầu có thiên tài đến gõ cũng không mở. Thế mà lại phải mở cửa để đón một nhà thơ nữa: Trần Huyền Trân. Trần Huyền Trân, con người có tên lạ ấy, không phải là một thiên tài. Nhưng tôi ưa những vần thơ hiền lành và ít nói yêu đương" Hiền lành ư? Lẽ nào thế được:

    Ðêm nay cùng đổ bụi giày,
    Miệng cười ha hả thơ mày rượu tao.
    Say đời nhắm lẫn chiêm bao,
    Thơ ra miệng dại, sầu vào mắt điên.
    (Trần Huyền Trân)

    Kết luận Hoài Thanh Hoài Chân cho rằng "Thơ Huyền Trân không xuất sắc lắm nhưng sau khi đọc hoài những câu rặt anh anh em em, tôi đã tìm thấy ở đây cái thú của người đi đổi gió". Thơ Trần Huyền Trân không xuất sắc lắm thì không đúng, đọc thơ Trần Huyền Trân có cái thú của người đi đổi gió thì tôi xin đồng ý. Quả thật trong núi rừng thơ Việt Nam thì Trần Huyền Trân là đỉnh cao ngất trời riêng biệt, ào ào kiêu bạc cuồng phong.

    ĐỘC HÀNH CA
    ( Trần Huyền Trân )

    Ớ kìa ! thiên hạ đang say ,
    Ớ , nghìn tay nắm nghìn tay đang cười!
    Nhớ ngươi ,nhạc thếch rượu đời ,
    Tay vo chỏm tóc , ta ngồi ta ca .
    Tình tang lỗi nhịp mình ta ,
    Thương về đầu bạc ,xót ra má hồng .
    Ðèn chong ai vợ không chồng ,
    Võng đưa ai mẹ bế bồng không con.
    Nằm đây thép rỉ son mòn ,
    Cái đi mất mát ,cái còn lần khân .
    Cúi đầu bóng rét vương chân ,
    Ngẩng lên đã đụng trời xuân trên cành .
    Không vui sâu cỏ không đành ,
    Mà cười nghe chửa ngọt lành trái mơ.
    Ðã toan ném bút vùi thơ ,
    Thỏng buông tay áo ,sợ dơ dáng đời !
    Trót thừa ừ ngược ừ xuôi ,
    Chút thân tâm sự ra người hát ngao .
    Giao tình tợp chén chiêm bao ,
    Ngựa hồ thôi gió bấc nào đạp chân.
    Ðây người áo đỏ tầm xuân ,
    Ðây đi tang trắng mấy lần trùng quan .
    Không dưng rét cả dây đàn ,
    Nầy cung dâng áo ngự hàn là đây.
    Ðêm nay cùng đổ bụi giày,
    Miệng cười ha hả thơ mầy rượu tao .
    Say đời nhắm lẫn chiêm bao ,
    Thơ ra miệng dại ,sầu vào mắt điên .
    Ðầu bồng khí núi đang lên ,
    Sá gì bóng tối đắp trên thân còm .
    Gặp thời xô xát nước non ,
    Ta trôi ngươi chảy lòng còn ngó theo .
    Ðưa nhau qua bữa cơm nghèo ,
    Ðứa sầu gào rượu ,đứa nheo mắt cười .
    Vung tay như vạch ngang trời ,
    Bảo rằng đâu nữa cái thời ngất ngư
    Chén mồi dù hắt ưu tư ,
    Sao cho ráo được gió mưa lội lầm .
    Cõi ngoài trăm họ muôn dân ,
    Sống trong rau cỏ vẫn thầm khóc than .
    Sao ta lì mãi ruột gan ,
    Ðời ai mắt sáng hơn vàng mà mong
    Chẳng nghe đỏ khé sông Hồng ,
    Sóng ngàn xưa vẫn động lòng ngàn sau!
    Chẳng nhìn bóng đá thâu thâu ,
    Non Lam như kẻ gục đầu còn thương .
    Chẳng hoài thóc giống vất vương ,
    Giếng khô lấp sạch,cây vườn rụi hoa .
    Trách nào trái rụng hương xa ,
    Cốt muôn trẻ đắp muôn già càng cao .
    Mồ hôi làm suối chiêm bao ,
    Nguồn sinh vô lượng đổ vào vô biên .
    Lũ mình rắp hận thành điên ,
    Cái câm thuở ấy cười lên thuở này .
    Thế rồi thí bỏ rủi may ,
    Ðứa giam cỏi bụi , đứa đày rừng sâu.
    Vai cày chẳng kéo làm trâu ,
    Giong xe chẳng kéo tóc râu làm bờm .
    Nẻo về chật chội áo cơm ,
    Dặm đi lại động từng cơn lá rừng .
    Lòng ta không sóng không dừng ,
    Thơ vang lại vướng mấy từng cửa quan .
    Ngẩng thì núi quấn mây tan ,
    Kìa đông lửa cháy, kìa nam khói mù.
    Tóc xanh như cỏ trên mồ ,
    Ðời hoang chôn cả xuân thu một thời .
    Nghênh ngao cho sập bóng ngày ,
    Khà khà cho ráo hận đầy từng hơi .
    Chiều nay nhắp chén lên môi ,
    Không dưng, tưởng nhắp máu người tanh tanh .
    Khóc nhau, ném chén tan tành .
    Nghe vang vỡ cái bất bình thành thơ!

    (Còn tiếp)
     
  3. TrongNghia

    TrongNghia Lớp 6

    ĐỌC THƠ THẦY ÐÔNG HỒ


    Biển lệ sâu vô tận,
    Nước mắt ngừng không vơi.
    Tháng ngày ngưng đọng lại,
    Suối sông dòng láng lai.
    (Ðông Hồ)

    Không ngờ thầy ÐÔNG HỒ cốt cách sư phạm điềm đạm, thước ngọc khuôn vàng là thế mà thường láng lai đôi suối lệ. Thầy viết:

    Từ xưa ngọc đẹp nào không vết,
    Biển đẹp nào không gợn bất bình.
    Duyên đẹp từ xưa nào lại chẳng,
    Nghìn thu đeo vết hận ba sinh.
    (Ðông Hồ)

    Thầy ơi, làm sao trong cõi nhị nguyên đối xứng mà tách được để diệt đi chỉ một trong hai thái cực âm dương. Tích xưa Từ Thức lên tiên còn tìm về tục thế. Chúng con lăn lóc chốn bụi hồng thôi đành phải xin phép Thầy gượng gạo - ngược ngạo hoán chuyển đầu đuôi :

    Vết lạ nên ngọc quí,
    Sóng cao ấy biển hùng.
    Biên độ âm dương xứng,
    Tình đẹp vui buồn chung.
    (Lê Trọng-Nghĩa)

    Hay là tôi luyện qua thăng trầm dâu bể, trí tuệ nở hoa chấp nhận :

    Mây lý tưởng lãng đãng trôi xa,
    Tình sầu hận hiện về trong nét chữ.
    Ta chẳng phải thiên thần - Cũng không là quỉ dữ,
    Vui kiếp người : khổ lụy lẫn vinh quang !
    (Lê Trọng-Nghĩa)


    VẾT HẬN
    (ÐÔNG HỒ)

    Rung rinh trái ngọc đôi hoa nở,
    Nghìn vạn lung linh ánh thủy tinh.
    Ðôi sợi tóc tơ vàng nhẹ vướng,
    Chân mây rực rở bóng bình minh.
    Tay tiên ngoạn lộng loài trân bảo,
    Da ngọc ngà phô chất phẩm quỳnh.
    Ôi mắt quân vương viên bạch bích,
    Ngắm nhìn say đắm giá liên thành.
    Phút giây ngưng đọng hồn mê mẩn,
    Viên ngọc rời tay.tiếng mong manh.
    Tiếng khẻ vang trong hồn nức nở,
    Lệ lòng trên mặt đá long lanh.
    Vết bông nhẹ rạn trên mình đá,
    Vết rạn qua sâu đáy ẩn tình,
    Của kẻ vụng tay nâng hứng ngọc,
    Thương lòng mặt đá vết không lành.

    Từ xưa ngọc đẹp nào không vết
    Biển đẹp nào không gợn bất bình.
    Duyên đẹp từ xưa nào lại chẳng,
    Nghìn thu đeo vết hận ba sinh ./.


    (còn tiếp)
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/3/15
    Zhiqiang and tamchec like this.
  4. BaoTran84

    BaoTran84 Lớp 5

    Trọng Nghĩa cố gắng dành post cho cụ Phạm Thiên Thư, Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng nhé.
    Thanks so much.
     
    Zhiqiang thích bài này.
  5. TrongNghia

    TrongNghia Lớp 6

    Đọc thơ Vũ Hoàng Chương

    Tôi gian khổ và may mắn vì đã bị và được nếm nhiều nắng gió, bụi đường viễn xứ. Thắng cảnh kỳ quan thế giới có, lễ hội phù hoa hoành tráng bạc vàng không ít mà cũng nhiều cảnh đường vắng quê nghèo.
    Thời thơ ấu đã quen chợ Saigon chặt cứng món ngon vật lạ, đông đúc ồn ào nên mỗi khi trên dặm đường phiêu lãng bắt gặp cảnh chợ chiều làng quê lòng bỗng vô cùng xúc động, tràn dâng nỗi sầu bát ngát.
    Lúc đó rất nhớ bài thơ “Chợ chiều” của thi sĩ Vũ Hoàng Chương.

    Chợ chiều
    (Vũ Hoàng Chương)

    Nắng phai để mộng tàn lây,
    Tình đi cho gió sương đầy quán không.
    Chợ tan ngàn nẻo cô phòng,
    Sầu dâng bàn bạc cánh đồng tịch liêu.

    Hồn đơn lắng bước chân chiều,
    Đâu đây nỗi nhớ niềm yêu bời bời.
    Mong manh tình đã rụng rời,
    Song song chiều cũ nắng chiều lẻ đôi.
    Hoàng hôn là xứ chia phôi,
    Vắng tanh quán chợ vài ngôi lạnh lùng.



    (còn tiếp)

    TB: Cám ơn nhiều nhiều sự đồng cảm, động viên của bạn BaoTran84.

     
    Zhiqiang thích bài này.
  6. TrongNghia

    TrongNghia Lớp 6

    ĐỌC THƠ HỒ DZẾNH

    Chiều chiều ra đứng bờ ao,
    Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
    Buồn trông con nhện giăng tơ,
    Nhện ơi, nhện hỡi nhện chờ mối ai?
    (Ca dao VN)

    Sâu thẳm từ đáy hồn sầu ngàn ngàn năm của tâm hồn dân tộc, vần thơ lục bát đã phát triển tận cùng viên mãn ở Ðoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du:

    Mày xanh trăng mới in ngần,
    Phần thừa hương cũ bội phần xót xa.
    Sen tàn cúc lại nở hoa,
    Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.
    (Nguyễn Du)

    Từ đó đến nay trong cuộc thăng trầm dâu bể cũng có lúc thế thời tài hoa ngưng tụ, hồn thơ lục bát lại vươn đến cao độ ngày xưa với phong thái hoàn toàn mới lạ. Một trong những điểm đồng cực đại đó chính là Hồ Dzếnh - người thi sĩ:

    Nát thân không nát nỗi hồn,
    Lẫn trong cái chết vẫn còn cái đau.
    (Hồ Dzếnh)

    Mà vẫn mơ ước kiếp sau được sống làm người để nghe tiếp lời thơ lục bát:

    LỜI RU CỦA MẸ (HỒ DZẾNH)

    Khi con còn ngủ trong thai,
    Cuống nhau mẹ chắt đêm ngày thức ăn.
    Nôi êm nâng giấc con nằm,
    Sửa thơm mẹ lại vắt phần nuôi con.
    Bùn màu thắm nước nâu non,
    Biết bao nghĩa cả tình son với đời.
    Kiếp sau xin lại làm người,
    Ðể nghe non nước vọng lời mẹ ru.


    (còn tiếp)
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/3/15
  7. TrongNghia

    TrongNghia Lớp 6

    Đọc thơ Vũ Hoàng Chương (2)

    Thật ra tôi rất phục tài Vũ Hoàng Chương nhất là thi điệu và cách dùng từ. Nhưng có một ít bài tôi không đồng ý với thi sĩ về nội dung. Một trong những bài ấy là “Tối tân hôn”.

    Ông sau nhiều do dự cũng quyết định nhập cuộc:

    Do dự mãi, đêm nay rời xứ mộng,
    Ta chiều em, bỏ cánh tại cung Trăng.
    Lẻn bước xuống thuyền mây chờ cửa động
    ,
    Vội vàng đi, quên biệt giã cô Hằng.

    Do dự phải thôi, âu cũng là một tâm lý bình thường trước khi chấp nhận một đổi thay nhưng sau tối tân hôn Vũ thi sĩ lại viết:

    Hai xác thịt lẫn vào nhau mê mải,
    Chút thơ ngây còn lại cũng vừa chôn.
    Khi tỉnh dậy bùn nhơ nơi Hạ giới,
    Đã dâng lên ngập qúa nửa linh hồn.


    Sao lại thế được! Giao hoan thuận tình dầu là tân hôn hay không, dầu được xã hội cấp phép qua 1 tờ giấy ấn ký đỏ chót hay không, theo tôi không bao giờ dìm con người vào bùn nhơ cả. Trái lại đó chính là phút thiêng liêng, cảnh trọn vẹn hiến dâng cho nhau cả tâm hồn lẫn thể xác giữa 2 người nam nữ. Nó đem đến cho nhau sự khóai lạc tuyệt vời. Mỗi lần xong cuộc, với hạnh phúc vô bờ, ta nhìn nàng/chàng trân trọng yêu thương và nói lời cảm ơn to lớn nhất. Cám ơn vì nàng/chàng đã tin tưởng thương yêu. Hạnh phúc vì biết nàng/chàng đã tận tụy - trọn vẹn hiến dâng, mong ước đem lại cho ta nỗi sung sướng - niềm hoan lạc.
    Không! Hợp hoan không bao giờ là bùn nhơ.
    Đó là thiên đường nhân thế, là đất lành ươm hoa hạnh phúc, trái ngọt yêu thương.

    Tối Tân Hôn
    (Vũ Hoàng Chương)

    Do dự mãi, đêm nay rời xứ mộng,
    Ta chiều em, bỏ cánh tại cung Trăng.
    Lẻn bước xuống thuyền mây chờ cửa động,
    Vội vàng đi, quên biệt giã cô Hằng.
    Gió đêm lồng lộng thổi,
    Thuyền mây vùn vụt trôi.
    Đang bâng khuâng, điện biếc đã xa rồi,
    Giữa lúc toả muôn hương đàn sáo nổi.
    Ngực sát ngực, môi kề môi,
    Ôm vai nhau cùng lắng tiếng xa xôi.
    Nguyệt chẳng phải,
    Tỳ không, càng không Cầm với Sắt;
    Tai dẫu quen mà lạ tiếng tre.
    Cung Sế lẫn cung Hồ dìu dặt;
    Mình tơ réo rắt, Hồn trúc đê mê,
    Những thanh âm nhạc điệu chửa từng nghe,
    Như đưa vẳng tự vô cùng xanh ngắt,
    Đầy nhớ thương gọi tha thiết ta về.
    Gió bỗng đổi chiều, trên táp xuống.
    Nặng chĩu hai vai, Nàng cố gượng,
    Thắt vòng tay ghì riết lưng ta.
    Những luồng run chạy khắp thịt da ngà.
    Run vì sợ hay vì ngây ngất?
    Ta chẳng biết nhưng rời tay chóng mặt,
    Toàn thân lạnh ngắt, Thuyền chìm sâu sâu mãi bể hư vô.
    Mà hương ngát đâu đây còn phảng phất.
    Mà bên tai đàn sáo vẫn mơ hồ,
    Ngửa trông lên cung quế tít mù xa
    Dần dần khuất, Dưới chân ta
    Thuyền mây sóng lật, Không gian vừa sụp đổ xung quanh,
    Một trời đêm xiêu rụng tan tành
    Dư hưởng yếu từng giây,
    Dư hương dần loãng nhạt,
    Trong tay níu đôi thân liền sát.
    Nhè nhẹ rơi vào lớp sóng khinh thanh
    Sao lìa ngôi, phương hướng ngã bên mình,
    Cơn lốc nổi, Đờn tiên thôi gọi.
    Âm thầm xa bặt tiếng tiêu,
    Nhưng mê man say uống miệng người yêu.
    Ta cũng như Nàng,
    Cảnh mộng chốn Bồng lai đâu nhớ tới.
    Hai xác thịt lẫn vào nhau mê mải,
    Chút thơ ngây còn lại cũng vừa chôn.
    Khi tỉnh dậy bùn nhơ nơi Hạ giới,
    Đã dâng lên ngập qúa nửa linh hồn.

    (còn tiếp)
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/3/15
  8. TrongNghia

    TrongNghia Lớp 6

    ĐỌC THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG

    Mỗi khi cảnh đời thay đổi bao giờ cũng có người quyết liệt bảo thủ bênh vực cái cũ "trung thành bất sự nhị quân" đối chọi với người chà đạp quá khứ vội vàng đổi áo chạy theo cảnh mới. Chiến tụng Tây Hồ phú vì đó mà có, là trận bút chiến đầu tiên trong văn học sử Việt Nam. Nhưng "Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông". Thực ra từ thời cổ đại ai người tri thức cũng đều biết lí đời thay đổi biến dịch không thôi. Quá khứ nâng đỡ tương lai, cái mới kế thừa cái cũ, ta phải thấu tình đạt lí chấp nhận tiến bộ trên cơ sở tôn trọng cái đã qua. Ðó chính là tâm trạng của Trần Tế Xương trong bài thơ "Sông Lấp Nam Ðịnh ". Ông ghi nhận sự thật đổi mới :

    Sông kia rày đã nên đồng,
    Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai
    .(Trần Tế Xương)

    Ðồng thời dành tình cảm thiết tha cho đời xưa cảnh cũ trong hai câu thơ kết trữ tình tuyệt bút:

    Ðêm nghe tiếng ếch bên tai ,
    Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò !
    (Trần Tế Xương)


    SÔNG LẤP NAM ĐỊNH
    (TRẦN TẾ XƯƠNG)

    Sông kia rày đã nên đồng,
    Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai.
    Ðêm nghe tiếng ếch bên tai,
    Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò !


    (còn tiếp)
     
    hanhdb and tducchau like this.
  9. TrongNghia

    TrongNghia Lớp 6

    ĐỌC THƠ HỒ DZẾNH (2)


    Bài thơ tặng vợ
    Bài thơ cuối cùng của Hồ Dzếnh
    Gửi Nguyễn Thị Hồng Nhật


    Mình vừa là chị là em,
    Tấm lòng người mẹ, trái tim bạn đời.
    Mai này tới phút chia đôi,
    Hai ta ai sẽ là người tiễn nhau ?
    Xót mình đã lắm thương đau,
    Tôi xin làm kẻ đi sau đỡ mình.
    Cuộc đời đâu phải phù sinh,
    Nước non chan chứa nghĩa tình mình ơi!​


    Cám ơn bà Hồng Nhật đã tạo nguồn cho thơ Việt một bài lục bát chan chứa nghĩa tình. Thật tuyệt vời và cảm động làm sao trước tấm lòng người phụ nữ Việt Nam. Tận tụy hy sinh một đời “vừa là chị là em, tấm lòng người mẹ, trái tim bạn đời”, cuối cùng thì bà Hồng Nhật lại làm kẻ đi sau đỡ thi sĩ Hồ Dzếnh – người gian nan trong bạc tiền trần thế, tài hoa trong văn chương, hạnh phúc với tình yêu – đi vào cõi vĩnh hằng.

    (còn tiếp)
     
    teacher.anh thích bài này.
  10. TrongNghia

    TrongNghia Lớp 6

    ĐỌC THƠ QUANG DŨNG

    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
    Ðêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
    (Quang Dũng)

    Thơ Quang Dũng chứa chan tái hoa khí phách, không cao xa, không gượng ép, thi sĩ tự do rất mực, nói thật cõi lòng. Thơ Quang Dũng như một ly đế trong quán vắng ven đường, nó cho người giang hồ gió sương là bạn một chút ấm lòng nóng mặt. Vừa đủ say để thấy đời khoan khoái lên hương.
    Trần Quang Dũng rất gần gũi với chúng ta, cũng tình cảm dạt dào, cũng nghệ sĩ tính, cũng phiêu bồng khí khái mà cũng rất rung động, đáp lời kêu gọi của tổ quốc non sông. Vì thế, đã một thời "Ðôi mắt người Sơn Tây", "Ðôi bờ" cùng điệu thơ của Trần Quang Dũng được vang ngâm khắp nơi, trong ánh đèn thành đô hay đêm rừng trăng sáng.

    ĐÔI BỜ
    (TRẦN QUANG DŨNG)

    Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai,
    Sông xa từng lớp, lớp mưa dài.
    Mắt kia em có sầu cô quạnh,
    Khi chớm heo về một sớm mai.

    Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự,
    Kinh thành em có nhớ bên kia?
    Giăng giăng mưa bụi quanh phòng tuyến,
    Hiu hắt chiều sương lạnh lối về,

    Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa,
    Ðêm đêm sông Ðáy lạnh đôi bờ.
    Thoáng hiện em về trong đáy cốc,
    Nói cười như chuyện một đêm mơ.

    Xa cách rồi em người đôi ngã,
    Bên nầy đất nước nhó thương nhau.
    Em đi áo mỏng buông hờn tủi,
    Dòng lệ thơ ngây có dạt dào./.


    (còn tiếp)
     
    Zhiqiang thích bài này.
  11. TrongNghia

    TrongNghia Lớp 6

    ĐỌC THƠ PHẠM HẦU

    Tôi theo tư tưởng vô cùng tận,
    Chỉ gặp vô cùng nổi quạnh hiu .
    (Phạm Hầu)

    Phạm Hầu vốn con nhà gia thế quí phái, đủ điều kiện để thử chơi cho biết những quyến rũ trần gian. Thế mà đang độ tuổi thanh xuân, ông lại tuyệt vời trang trọng mở lòng sầu trầm u uẫn đeo đuổi chân lý vô cùng. Ông dư hiểu:

    Ðời tôi nếu rụng bao nhiêu sắc,
    Cũng bởi vì tôi quá mộng hờ .
    (Phạm Hầu)

    Ông biết rõ lý tưởng cuối cùng chỉ là hiu quạnh hư không, nhưng thái độ trước sau vẫn chịu chơi rất mực đúng nòi nghệ sĩ tài hoa:

    Tôi đợi người đây,Tuyệt đích ơi,
    Dẫu xa, xa cách mấy phương trời.
    Biết rằng vô ích sao tôi vẫn,
    Phung phí đời tôi mấy độ tươi.
    (Phạm Hầu)

    Ở đây, chữ vô ích cần được xét lại. Nó có khiêm tốn quá đáng không khi chỉ bằng dăm sáu bài thơ thôi mà Phạm Hầu bước hẳn vào Việt Nam văn học sử. Thơ ông rất ít nhưng bài nào cũng đơn sơ u nhã mà nói lên hết được cái băn khoăn chân chính của người tư tưởng tài hoa.
    Ðọc thơ Phạm Hầu, ta dường như nghe hồi chuông nửa đêm gần sáng, tưởng chừng đang ngắm cảnh nắng chiều rừng hoang. Trọn bài "Lí tưởng" xin ghi ra đây để độc giả tiện bề kiểm chứng :

    LÍ TƯỞNG
    (PHẠM HẦU)

    Sầu hương hoa gạo đỏ bên chân,
    Xa nắng chiếu hoe nhạc mấy phần.
    Một cột đèn cao mơ góa bụa,
    Ðường dài toan nối hận gian truân.

    Tôi theo tư tưởng vô cùng tận,
    Chỉ gặp vô cùng nỗi quạnh hiu.
    Sáng sớm: rạng đông,chiều: chạng vạng,
    Những giờ mới lạ có bao nhiêu.

    Thuở nhỏ đêm mơ nằm thấy bướm,
    Giờ không mơ bướm lại mơ thơ.
    Ðời tôi nếu rụng bao nhiêu sắc,
    Cũng bởi vì tôi quá mộng hờ.


    Ao ước ngày mai sắc nắng thơm,
    Chiều mai thôi ráng nhuốm cô đơn.
    Chiều qua gió thổi lời tôi nguyện,
    Quên thổi giùm tôi hận chập chờn.

    Tôi đợi người đây,Tuyệt đích ơi,
    Dẫu xa, xa cách mấy phương trời,
    Biết rằng vô ích sao tôi vẫn,
    Phung phí đời tôi mấy độ tươi ./.


    (còn tiếp)
     
  12. TrongNghia

    TrongNghia Lớp 6

    Đọc thơ Bùi Giáng

    Tiểu sử
    (Bùi Giáng)


    Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu,
    Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu rất xa.
    Gọi tên là một hai ba,
    Ðếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm


    Đọc thơ Bùi Giáng
    (Lê Trọng Nghĩa)

    Già rồi đếm một thành hai,
    Thơ điên xưa cũ sáng ngày rạng ra.
    Cõi đời thực ảo la cà,
    Giữa lòng phố thị nhớ hoa núi rừng.
    Đi hoang chẳng chút chồn chân,
    Một lời đồng cảm dặm trần sướng vui,
    Đọc thơ Bùi Giáng ngậm ngùi.
     
    Lười Đọc Sách thích bài này.
  13. TrongNghia

    TrongNghia Lớp 6


    ĐỌC THƠ KHỔNG DƯƠNG


    Ðem tài đổi lấy lầm than ,
    Ðem tình chuốt lấy muôn vàn xót đau.
    (Khổng Dương)

    Ôi ! Người tài tình nào xưa nay lại không thế. Kiếp tằm ăn lá dâu khổ đau nghiệp lụy rồi trả lại cho đời những sợi tơ vàng tác phẩm tài hoa, dệt áo mỹ lệ vui tuơi cho trần thế :

    Viết luôn cho hết kiếp gian truân ,
    Ðem máu hồ tim vẻ đoạn trường .
    Rút sợi tơ lòng ra cố dệt ,
    Cho đời một khúc nhạc du dương .
    (Khổng Dương)

    Khổng Dương là một thi sĩ nhiều tâm huyết, mộng cao và nghị lực dẫn thân. Ông cũng nhiều suy tưởng băn khoăn :

    Làm sao thu lại cả không gian ,
    Thu ánh trăng thanh rọi cuối ngàn .
    Thu cả lòng tôi thêm hẹp nữa ,
    Cho buồn xao xuyến bớt mênh man .
    (Khổng Dương)

    Mà cũng rất cương quyết , tạo nhiều kính phục cho người đọc qua thực tế đời sống và qua bài thơ tâm sự :

    TÂM SỰ
    (KHỔNG DƯƠNG)


    Sầu như lính thú ra quân ải,
    Ðầu áp binh thư mộng đợi chờ (H H)

    Ðây một linh hồn không bến đỗ ,
    Lạc loài theo gió bụi đôi phương.
    Chợ đời chán ngắt phường vong bản ,
    Tâm sự dồn thêm nặng bước đường.
    Bốn vách đã cười cho số phận ,
    Râu mày cũng thẹn với quê hương.
    Hờn nung lửa giận căng tim đỏ ,
    Âm ỉ màu tro khó cháy bừng.
    Ngàn vạn hồn tồi bán khách xa ,
    Hỡi ơi nhìn lại nước non nhà.
    Máu tươi thắm lệ hờn chưa xóa ,
    Bước lặng thầm gieo quốc hận ca.
    Ôi những linh hồn rơi tổ quốc ,
    Thương thay mình cũng lại bơ vơ .
    Hồn trai ai nỡ cầm , buông giá
    Ðem bán mày râu lấy sống thừa./.


    (còn tiếp)
     
  14. Đoạn này trong bài nào vậy ạ? Nếu bác @Trong Nghia viết được một bài đầy đủ phân tích thơ Đông Hồ thì hay quá. Cho tới giờ này, tư tưởng thơ Đông Hồ mình vẫn không hiểu nổi. Có những bài cực kỳ lơi lả, có những bài lại thâm trầm, có những bài lại chế giễu, trong thơ ông hình như không nhận ra sự nhất quán (như Xuân Diệu là thơ tình, Tú Xương giễu đời, tự trào) còn thơ Đông Hồ thì cứ mỗi lần đọc một bài lại như khám phá một góc con người ông. Và càng đọc, càng thấy ông giống cái kính vạn hoa.
     
    TrongNghia thích bài này.
  15. TrongNghia

    TrongNghia Lớp 6

    Bạn Lavender-ficland thân mến, trong bài “Đọc thơ thầy Đông Hồ” bốn câu: “Biển lệ sâu vô tận,Nước mắt ngừng không vơi.Tháng ngày ngưng đọng lại,Suối sông dòng láng lai.” được trích từ bài thơ Thiên địa gian của thầy Đông Hồ.

    Bốn câu: “Từ xưa ngọc đẹp nào không vết, Biển đẹp nào không gợn bất bình.Duyên đẹp từ xưa nào lại chẳng,Nghìn thu đeo vết hận ba sinh.” được trích từ bài thơ Vết hận của thầy Đông Hồ.


    Mến gửi bạn nguyên trọn hai bài thơ trên:

    Thiên địa gian
    Ôi, trót sanh làm người
    Sống giữa khoảng Đất Trời.
    Mênh mông biển Vũ trụ,
    Hạt bụi lửng lơ trôi.

    Ôi, trót sanh làm người
    Giữa thế giới tôi đòi.
    Mênh mông biển Nước mắt,
    Góp một dòng lệ rơi.

    Đem tấm lòng hạt bụi
    Gói ghém cho Đất Trời.
    Ngưng một giọt nước mắt,
    Cho Biển đời lệ vơi.

    Đất Trời to rộng quá,
    Một tấm lòng lẻ loi.
    Goí ghém mãi không kín,
    Gió mưa lòng tả tơi.

    Biển lệ sầu vô tận.
    Nước mắt ngừng, không vơi,
    Tháng ngày ngưng đọng lại:
    Suối sông dòng láng lai.


    Vết hận
    Rung rinh trái ngọc đôi hoa nở,
    Nghìn vạn lung linh ánh thủy tinh.
    Ðôi sợi tóc tơ vàng nhẹ vướng,
    Chân mây rực rở bóng bình minh.

    Tay tiên ngoạn lộng loài trân bảo,
    Da ngọc ngà phô chất phẩm quỳnh.
    Ôi mắt quân vương viên bạch bích,
    Ngắm nhìn say đắm giá liên thành.

    Phút giây ngưng đọng hồn mê mẩn,
    Viên ngọc rời tay.tiếng mong manh.
    Tiếng khẻ vang trong hồn nức nở,
    Lệ lòng trên mặt đá long lanh.

    Vết bông nhẹ rạn trên mình đá,
    Vết rạn qua sâu đáy ẩn tình,
    Của kẻ vụng tay nâng hứng ngọc,
    Thương lòng mặt đá vết không lành.

    Từ xưa ngọc đẹp nào không vết
    Biển đẹp nào không gợn bất bình.
    Duyên đẹp từ xưa nào lại chẳng,
    Nghìn thu đeo vết hận ba sinh.
     
    Heoconmtv and lavender.ficland like this.
  16. Vết hận của Đông Hồ hôm nay mới được đọc, cám ơn bác @Trong Nghia, thơ Đông Hồ thì thích nhất có 2 bài, một là Nhớ vợ hiền, hai là bài Mua áo.
     
    TrongNghia thích bài này.
  17. TrongNghia

    TrongNghia Lớp 6

    Vào Web xem lại ký xưa,
    Trách lòng lãng tử lại thừa đa đoan.
    Rừng thơ bỏ phế hoang tàn,
    Đuổi theo giấc mộng kê vàng pháp quy,
    Tỉnh giấc may mắn kịp thì,
    Gieo vần hé nụ báo kỳ đoàn viên.
    Lê Trọng Nghĩa
     
  18. TrongNghia

    TrongNghia Lớp 6

    Thiên địa tuần hoàn, có hợp, có tan.
    Lúc thông chảy, khi ngưng tụ và có ngày thông lại.
    Chút xa vắng chừng mực nào đó làm tăng niềm nhung nhớ, nỗi yêu thương.
     
    Heoconmtv thích bài này.
  19. TrongNghia

    TrongNghia Lớp 6

    Đọc thơ Đinh Hùng

    Lòng đã khác ta trở về đô thị,
    Bỏ thiên nhiên huyền bí của ta xưa.
    (Ðinh Hùng)​

    Dầu thiên tài phát tiết ở ngành nghệ thuật hay khoa học nào, dầu tích cực muốn xây dựng xã hội mới, dầu tiêu cực chọn hướng siêu thoát cá nhân, thì rồi cũng có lúc những kẻ "Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy" phải cay đắng nhìn nhận cái nghiệp lụy bản thân. Ðời thực tế đeo đuổi không thôi. Càng xa lánh, đời càng dính chặt. Càng muốn phá đi, đời càng nhởn nhơ bền vững. Càng quên thì đời càng cuốn hút tài hoa vào bể suy tưởng trầm luân. Chối từ không được, âu ta quay lại gùn ghè đối thoại xem sao, như Ðinh Hùng trong "Mê hồn ca" ngày trước.

    Người và vật nhìn ta không dám nói,
    Chân lãng xa từng cặp mắt e dè.
    Ta ngẩn ngơ nhìn theo bóng ngựa xe .
    Nhìn theo mãi đến khi đời lánh cả .
    (Ðinh Hùng)

    Mỗi người một tư duy, một phản ứng khác nhau, nhưng tài hoa xưa nay nào không cùng chung cảm nghĩ :

    Ta về đây lạ hết các người rồi ,
    Lạ tình cảm, lạ đời chung cách sống .
    (Ðinh Hùng)

    Cùng chung niềm hi vọng :

    Duy bỡ ngỡ trong lòng còn chút mộng,
    Ta đi tìm người thiếu nữ của ngày xưa.
    (Ðinh Hùng)

    Và cùng chung nỗi thất vọng đớn đau :

    Ta điên rồ đau đớn xót xa,
    Trong cô độc thấy tình thương cũng mất.
    (Ðinh Hùng)

    Thế là xong cuộc mỏi tay, tiếp chuyện ngôn ngữ bất đồng, tài hoa lại quay lưng trở về xứ mộng. Mưu phục hồi công lực để hẹn ngày tái ngộ trong cuộc chơi sầu bát ngát, cung trầm vang từ thuở nhân loại khai nguyên. Trí tưởng tượng phong phú dồi dào, nguồn thơ hùng mạnh, cách diễn tả độc đáo vô song, trọn "bài ca man rợ" xin ghi ra đây để tặng những khách tài tình sắp trở về đô thị mở cuộc đối thoại hắt hiu .

    BÀI CA MAN RỢ

    (ÐINH HÙNG)

    Lòng đã khác ta trở về đô thị ,
    Bỏ thiên nhiên huyền bí của ta xưa .
    Bóng ta đi trùm khắp lối hoang sơ ,
    Và chân bước nghe chuyển rung đồi núi .
    Lá cỏ sắc vươn đầy trên tóc rối ,
    Ta khoác vai mang áo đẫm hương rừng .
    Rồi ta đi khí núi bốc trên lưng ,
    Mắt hung ác và hình dung cổ quái .
    Trông thấy ta cả cõi đời kinh hãi ,
    Dòng sông con nép cạnh quán biên thùy .
    Ðường châu thành quằn quại dưới chân đi,
    Xao động hết loài cỏ hoa đồng nội .
    Người và vật nhìn ta không dám nói ,
    Chân lãng xa từng cặp mắt e dè .
    Ta ngẩn ngơ nhìn theo bóng ngựa xe ,
    Nhìn theo mãi đến khi đời lánh cả .
    Và ta thấy hiện nguyên lòng sơn dã ,
    Cảnh sắc này bỗng nhuốm máu tà dương .
    Ta xót thương, căm giận hung cuồng ,
    Ta gầm thét rung mây trời thế sự .
    Rồi dữ tợn ta vùng đi khắp xứ ,
    Nắm hai vai người tục khách qua đường ,
    Lòng lạ lùng tìm ảnh với tìm hương ,
    Nhưng lẫn lộn chỉ thấy màu xiêm áo .
    Trán thì phẳng ôi đâu là kiêu ngạo ,
    Ðâu hồn nhiên trên nét vẽ râu mày .
    Ta ghì người tắt thở ở trong tay ,
    Miệng quát hỏi có phải ngươi là bạn .
    Ôi ngơ ngác một lũ người vong bản ,
    Mất tinh thần từ những thuở xa xôi .
    Ta về đây lạ hết các người rồi,
    Lạ tình cảm , lạ đời chung cách sống .
    Trong bỡ ngỡ duy lòng còn chút mộng ,
    Ta đi tìm người thiếu nữ ngày xưa .
    Nàng không mong ta đi đến chẳng ngờ ,
    Giây phút ấy thật mắt nhìn tận mắt .
    Ta cười mỉm bỗng thấy nàng che mặt ,
    Ta giơ tay nàng khiếp sợ lùi xa .
    Ta điên rồ đau đớn xót xa ,
    Trong cô độc thấy tình thương cũng mất .
    Ôm nhan sắc trong hai bàn tay sắt ,
    Ta nhìn ai - ôi khóe mắt ta nhìn .
    Em có là ma, là quỉ ,là tiên
    Em có mấy linh hồn ,bao nhiêu mộng
    Em còn trái tim nào đang xúc động
    Em có gì trong xác thịt như hoa
    Lạc thiên nhiên đến cả bọn đàn bà.
    Với những kẻ dung nhan kiều diễm nhất .
    Ta lảo đảo vùng đứng lên cười ngất ,
    Ghì chặt nàng cho chết giữa mê ly .
    Rồi dầy xéo lên sông núi đô kì ,
    Bên thành quách ta ra tay tàn phá .
    Giữa hoang loạn của lâu đài,đình tạ,
    Ta thản nhiên, đi trở lại núi rừng.
    Một mặt trời đẫm máu xuống sau lưng./.


    ÐINH HÙNG,người thơ man rợ từ năm 1967 đã chối bỏ đời mà hiên ngang thê thảm đi mãi về hướng vô cùng tận. Người khuất đã lâu mà tiếng thét phản kháng thống thiết cứ vang mãi không tan. Tiếng thét thật bi thương cuồng loạn mà cũng thật cung bậc rủ rê. Nó như chào đón , như mời gọi theo thi nhân những kẻ hậu sinh " nòi tình đồng điệu ".
     
    Heoconmtv thích bài này.
Moderators: nhanjkl

Chia sẻ trang này