Hiện thực Vùng biên ải - Ma Văn Kháng

Thảo luận trong 'Tủ sách Văn học trong nước' bắt đầu bởi thiensu_mattroi, 1/10/13.

Moderators: Bọ Cạp
  1. thiensu_mattroi

    thiensu_mattroi Lớp 10

    Với hàng loạt tiểu thuyết có giá trị, phản ánh đời sống của đồng bào dân tộc miền núi như "Đồng bạc trắng hoa xoè", "Vùng biên ải", "Gặp gỡ ở La pán tẩn"... Ma Văn Kháng được mệnh danh là "nhà văn của núi rừng". Ngoài ra, ông cũng rất thành công với đề tài gia đình như các tác phẩm "Mùa lá rụng trong vườn", "Đám cưới không có giấy giá thú"...

    Nhà văn Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông tham gia quân đội từ tuổi thiếu niên. Tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm năm 1963 và lên dạy học ở tỉnh Lao Cai. Ông viết văn từ năm 1961, từng được nhận giải thưởng Văn học Đông Nam Á 1998, Giải thưởng Nhà nước về Văn Học Nghệ thuật 2001. Hơn 30 năm, ông đã ghi dấu vào dòng chảy văn học VN những tác phẩm đặc sắc. Mới đây NXB Công an Nhân dân phối hợp với công ty Văn hoá Phương Nam xuất bản tuyển tập sách Ma Văn Kháng gồm 10 tập.

    Xin giới thiệu tiểu thuyết Vùng biên ải của ông. Truyện viết về cuộc đấu tranh tiễu phỉ của quân và dân ta ở vùng biên giới Việt- Trung từ năm 1951 đến năm 1953. Sát cánh cùng đồng bào các dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân địa phương đã đập tan được ổ phỉ do tên Châu Quán Lồ cầm đầu và được thực dân Pháp nuôi dưỡng. Những kẻ mù quáng theo phỉ được kêu gọi trở về làm ăn lương thiện, những tên ngoan cố, gian ác bị trừng trị thích đáng.

    Pao dấn bước và lòng bỗng xôn xang.
    Bên đường, có tiếng kèn lá gọi.
    Chao! Như hôm nào, lâu rồi nhỉ, mà vẫn còn nguyên vẹn vẻ tươi mới: nàng mặc váy áo mới nổi đường thêu, khăn to vành, vòng bạc mới chuốt sáng trắng, dù hồng cầm tay, e lệ và nồng nàn đứng đón anh. Không phải như là câu hát tuyệt vọng nàng mang máng nhớ khi nàng ốm đau mê sảng: “Nơi ấy, cửa nhà trời, ta cầm ô đứng đợi mình”. Nàng đứng đợi anh, ở trên cõi trần này, dưới gốc thông, cùng với một con ngựa vàng. Cảnh đời thực mà như mơ. Sự thể thường tình mà không phải là là thường tình. Nàng dường như phải vượt một chặng đường xa lắm để đến được đây, đợi anh, và hình như đã đợi anh lâu rồi.
    Pao dắt con ngựa. Seo Cả đi sau Pao. Cả hai đều không nói một lời, như sợ mất đi chiều sâu im lặng của niềm hạnh phúc chỉ có thể cảm nhận được bằng con tim.
    Đi được một quãng, Pao dừng ngựa:
    - Cả à, có mùi gì thơm thơm.
    Cả ngơ ngác, mắt tròn như mắt thiếu nữ.
    Đồi núi mướt xanh. Mùa đông, khóm ngải tàn. Khóm ngải tàn rồi khóm ngải lại xanh. Mùa xuân, cỏ ngải bốc dậy làn hương thơm mộc mạc, đậm nồng.
    - Cỏ nó có lòng từ thiện, anh à - Chị đáp khe khẽ.
    Pao gật đầu:
    - Mấy năm toàn mùi thuốc đạn, khói súng, nó trốn đi đâu hết, em nhỉ.
    Seo Cả cười. Chị kêu khe khẽ và sung sướng. Pao đã quay lại bất thần bế chị đặt lên ngựa.
    “Em đặt cả hai chân vào cái đai cổ ngựa đây. Đừng sợ! Anh dắt!”.
    Anh nói và cầm cương ngựa. Con ngựa ngoan ngoãn đi, móng gõ đều đều trên đường đá..



    _________________

    người post: hoi_ls
    nguồn TVE
     

    Các file đính kèm:

  2. assam1719

    assam1719 Lớp 12

    Với hàng loạt tiểu thuyết có giá trị, phản ánh đời sống của đồng bào dân tộc miền núi như "Đồng bạc trắng hoa xoè", "Vùng biên ải", "Gặp gỡ ở La pán tẩn"... Ma Văn Kháng được mệnh danh là "nhà văn của núi rừng". Ngoài ra, ông cũng rất thành công với đề tài gia đình như các tác phẩm "Mùa lá rụng trong vườn", "Đám cưới không có giấy giá thú"...

    Nhà văn Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông tham gia quân đội từ tuổi thiếu niên. Tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm năm 1963 và lên dạy học ở tỉnh Lao Cai. Ông viết văn từ năm 1961, từng được nhận giải thưởng Văn học Đông Nam Á 1998, Giải thưởng Nhà nước về Văn Học Nghệ thuật 2001. Hơn 30 năm, ông đã ghi dấu vào dòng chảy văn học VN những tác phẩm đặc sắc. Mới đây NXB Công an Nhân dân phối hợp với công ty Văn hoá Phương Nam xuất bản tuyển tập sách Ma Văn Kháng gồm 10 tập.

    Xin giới thiệu tiểu thuyết Vùng biên ải của ông. Truyện viết về cuộc đấu tranh tiễu phỉ của quân và dân ta ở vùng biên giới Việt- Trung từ năm 1951 đến năm 1953. Sát cánh cùng đồng bào các dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân địa phương đã đập tan được ổ phỉ do tên Châu Quán Lồ cầm đầu và được thực dân Pháp nuôi dưỡng. Những kẻ mù quáng theo phỉ được kêu gọi trở về làm ăn lương thiện, những tên ngoan cố, gian ác bị trừng trị thích đáng.

    Pao dấn bước và lòng bỗng xôn xang.
    Bên đường, có tiếng kèn lá gọi.
    Chao! Như hôm nào, lâu rồi nhỉ, mà vẫn còn nguyên vẹn vẻ tươi mới: nàng mặc váy áo mới nổi đường thêu, khăn to vành, vòng bạc mới chuốt sáng trắng, dù hồng cầm tay, e lệ và nồng nàn đứng đón anh. Không phải như là câu hát tuyệt vọng nàng mang máng nhớ khi nàng ốm đau mê sảng: “Nơi ấy, cửa nhà trời, ta cầm ô đứng đợi mình”. Nàng đứng đợi anh, ở trên cõi trần này, dưới gốc thông, cùng với một con ngựa vàng. Cảnh đời thực mà như mơ. Sự thể thường tình mà không phải là là thường tình. Nàng dường như phải vượt một chặng đường xa lắm để đến được đây, đợi anh, và hình như đã đợi anh lâu rồi.
    Pao dắt con ngựa. Seo Cả đi sau Pao. Cả hai đều không nói một lời, như sợ mất đi chiều sâu im lặng của niềm hạnh phúc chỉ có thể cảm nhận được bằng con tim.
    Đi được một quãng, Pao dừng ngựa:
    - Cả à, có mùi gì thơm thơm.
    Cả ngơ ngác, mắt tròn như mắt thiếu nữ.
    Đồi núi mướt xanh. Mùa đông, khóm ngải tàn. Khóm ngải tàn rồi khóm ngải lại xanh. Mùa xuân, cỏ ngải bốc dậy làn hương thơm mộc mạc, đậm nồng.
    - Cỏ nó có lòng từ thiện, anh à - Chị đáp khe khẽ.
    Pao gật đầu:
    - Mấy năm toàn mùi thuốc đạn, khói súng, nó trốn đi đâu hết, em nhỉ.
    Seo Cả cười. Chị kêu khe khẽ và sung sướng. Pao đã quay lại bất thần bế chị đặt lên ngựa.
    “Em đặt cả hai chân vào cái đai cổ ngựa đây. Đừng sợ! Anh dắt!”.
    Anh nói và cầm cương ngựa. Con ngựa ngoan ngoãn đi, móng gõ đều đều trên đường đá..



    Người viết bài: Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để xem link
    Nguồn: TVE

     

    Các file đính kèm:

  3. lamtam

    lamtam Sinh viên năm I

    .
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/5/22
Moderators: Bọ Cạp

Chia sẻ trang này