Tâm sự Vượt Lên Chính Mình

Thảo luận trong 'Bàn Trà' bắt đầu bởi langtu, 27/4/15.

Moderators: amylee
  1. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Đừng để cuộc đời chết theo nỗi buồn

    Không chỉ người trẻ mới có những phút nản lòng. Xin mời các bạn cùng đọc tâm sự của bạn vong niên Trần Quang Duy kể lại trải nghiệm của đời mình để khuyên giới trẻ: “Đừng bao giờ tìm đến con đường mà mình không thể nào biết được phía sau nó là gì. Con đường đó mang cái tên rùng rợn và vô nghĩa: tự tử!”.

    [​IMG]

    Không chỉ giới trẻ mới vấp ngã và gặp bế tắc. Đời tôi từng rơi vào tình cảnh gần như mất tất cả khi bước vào tuổi trung niên: gia đình đổ vỡ, anh chị em ruột thịt khước từ, xa lánh, hai đứa con thân yêu theo mẹ về sống bên ngoại.

    Vốn là một người đầy tự tin, kinh qua nhiều vị trí suốt 20 năm ở các cơ quan nhà nước và tổ chức quốc tế, có thời gian lương xấp xỉ 1.000 USD mỗi tháng, vậy mà bỗng chốc tôi trở thành kẻ không nhà, không việc làm (nói đúng hơn là bỏ mặc, không tìm việc làm), không biết nhập hộ khẩu ở đâu và mắc bệnh trầm cảm nặng nề.

    Vì sao tôi thất bại?

    Tất cả lỗi tại tôi! Vốn liếng không nhiều lắm, kinh nghiệm thương trường không có mà quá ham mê làm giàu, chẳng chịu nghe ai khuyên nhủ, cũng chẳng dành thời gian suy nghĩ để hàn gắn những rạn nứt gia đình.

    Nói trắng ra, tôi làm ăn theo kiểu “mượn đầu heo nấu cháo”, kể cả vay nóng để kinh doanh các loại nhớt. Bị khách hàng trả chậm, quỵt nợ, tôi lấy đầu này đắp đầu kia. Trong khi đó, tôi vẫn đi làm ở một công ty liên doanh nên không có thời gian theo dõi cơ sở kinh doanh của mình. Tôi giao cho em vợ của một người bạn thân từ thời tiểu học lo việc quản lý sổ sách, thu nợ khách hàng. Lúc đó vợ tôi, bằng óc quan sát và linh cảm của phụ nữ, cản ngăn hết lời là đừng thuê người quản lý có những vấn đề không minh bạch này. Ba tôi khuyên nên giao quyền quản lý cho vợ tôi, tôi cũng không nghe. Vợ tôi thất vọng, mâu thuẫn xảy ra, không khí đầm ấm gia đình tiêu tan.

    Thật ra tôi từng thọ ơn người bạn của mình, nhưng trả ơn theo cách “nuôi ong tay áo”, thất bại là đương nhiên. Thất bại rồi mới thấy tiếng nói của những thành viên trong gia đình hết sức quan trọng.

    Nếu biết chấp nhận đi làm, lĩnh lương và kiếm thêm thu nhập bằng cái nghề của mình là dạy tiếng Anh và dịch thuật, không những tôi đảm bảo được cuộc sống gia đình, lo cho con cái học hành đàng hoàng mà còn xây dựng và vun đắp được hạnh phúc trong đời thực. Tôi đã chạy theo ảo ảnh và mất hút trong ảo ảnh.

    Phải đương đầu với sự thật

    Bạn biết không, thời gian đầu không còn chung mái nhà với hai đứa con thơ dại, tôi luôn có cảm giác thân thể mình như đang bị thương, quặn đau đến mức tôi cố quên và không dám nghĩ đó là sự thật. Tôi ngồi quán cà phê một mình 7-8 giờ, thuốc lá đốt liền tay, sau đó lại ghé quán khác, đến nỗi có người bảo trông tôi chẳng khác gì “người cõi trên”. Tôi cũng tìm cách giải sầu bằng men rượu, từng độc ẩm cả một chai “Nàng Hương” không mồi. Cuối cùng là không được gì ngoài dáng vẻ tiều tụy, tinh thần suy sụp trong một con người vô tích sự.

    Nhưng làm sao thay đổi sự thật được, tôi phải tự thích nghi với nó.Tôi từng được dạy là phải có nghị lực mới vượt qua được sóng gió cuộc đời. Nhưng theo tôi, trước khi hình thành khí phách, nghị lực thì phải có cách nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều. Thực tế, con người không thể tách rời xã hội, không thể ngồi lì một chỗ và chết theo nỗi buồn.

    Trong cuộc sống, ai không có đôi lần thất bại, chẳng lẽ mỗi khi thất bại là chấm hết mọi ước vọng. Mình không làm được những việc lớn lao cho cộng đồng thì hãy làm theo khả năng của mình. Ở góc độ khác, một người không ăn bám ai cả, tự bươn chải kiếm sống luôn được xã hội quý trọng. Nghĩ vậy nên tôi quyết định bắt đầu lại từ con số không.

    Tôi thường xuyên ghé thăm con, kèm con học, đưa đón con ở trường. So với mấy ông bạn sống cảnh ly hôn, tôi thấy mình may mắn hơn, dù có gặp sự cố nhưng nói chung ghé thăm con không bị sốc nặng. Có ông cứ sau mỗi lần ghé thăm con là say bí tỉ vì bực bội với cách hành xử của vợ cũ, người thân của vợ cũ. Tôi hay đùa với bạn bè đồng cảnh ngộ: “Ban đêm không được ghé nhà vợ cũ... để thăm con thì có sao đâu, cứ nghĩ mình bận đi trực”.Nói chuyện khôi hài, dí dỏm giúp người ta giảm stress đó bạn. Trong công việc, tôi tự nhủ trước mắt phải biết chấp nhận công việc lương thấp, kiên nhẫn chờ đợi cơ hội khác tốt hơn.

    Người không bỏ ta đâu!

    Trong lúc muốn buông xuôi chuyện đăng ký hộ khẩu, tình cờ tôi gặp lại một người học trò cũ, em bày tỏ sẵn sàng lo chuyện hộ khẩu cho tôi. Em “bán chịu” cho tôi một lô đất ở nông thôn thuộc quyền sở hữu của em để tôi làm hộ khẩu đàng hoàng. Tình trò quá cao đẹp đã tiếp thêm nghị lực cho thầy. Từ đó, tôi xóa đi mặc cảm bị người đời chối bỏ.

    Hơn một năm, tôi dạy tiếng Anh cho các nhóm học viên (hầu hết là nhân viên marketing) tại một quán cà phê, giờ học linh động trong ngày. Có kẻ gièm pha: “Thầy tiếng Anh gì mà không dạy ở trung tâm ngoại ngữ”. Tôi để ngoài tai tất cả những lời không hay về mình và tự nhủ đây là cơ hội cho tôi thể hiện bản lĩnh.

    Thấy tôi dạy nhiệt tình, ông bà chủ quán nhờ tôi dạy riêng cho hai cô con gái của họ. Số lượng các nhóm học viên ngày càng tăng. Rồi tôi đi phỏng vấn và được chọn làm phiên dịch cho một dự án có vốn tài trợ nước ngoài. Chừng vài tháng, tôi được mời dạy luyện thi các chứng chỉ tiếng Anh cho một trường học tại địa phương vào các buổi tối trong tuần.

    Dần dần tôi hồi phục tinh thần, có tiền thuê nhà trọ dài hạn (nơi làm việc của tôi không thuộc phạm vi tỉnh đăng ký hộ khẩu thường trú như nói trên) và miệt mài với khối lượng công việc khá lớn hằng ngày. Nỗi buồn mất mát của tôi bị cắt từng đoạn, từng đoạn theo thời gian.

    Cái được của đời tôi

    Cái được thứ nhất là không bao giờ tôi làm mất tinh thần bạn bè, đồng nghiệp. Chính vì điều này, có lần tôi đã cãi gay gắt với một ông bạn về thái độ sống và trách nhiệm với người xung quanh. Ông bạn có tật hay “khủng bố” tinh thần anh em bè bạn. Ai thổ lộ khó khăn, bế tắc đều nghe ông ta “phán” những câu: “Thua! Hết đường rồi” hoặc “Bó tay! Chỉ có trời cứu”...

    Tôi từng nói thẳng với ông ta: “Ai sắp chết mà gặp ông là chết sớm. Sao ông không bao giờ mở lối lạc quan cho người khác?”.Triết lý của tôi với những ai đang thất vọng là “cửa đóng được, cửa mở được”, “ai rồi cũng tìm được một con đường rộng mở”. Lối triết lý “ba xu” của tôi ấy vậy mà có tác dụng tích cực với một số bạn bè bị đổ vỡ gia đình, làm ăn thua lỗ, mất việc...

    Cái được thứ hai, cũng là cái được nhất.Dù có lúc đầy ắp chán chường, đau khổ tột cùng, tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện kết thúc kiếp người bằng cách tự tử. Mình tự tử mà cha mẹ bị hành hạ về tinh thần, xót xa khôn nguôi, con cái mất thăng bằng, không dám ngẩng cao đầu trong xã hội, phải chăng mình chỉ biết bản thân, vô trách nhiệm và quá nhẫn tâm?

    Cuối cùng, tôi xin kể nốt câu chuyện tự thích nghi với từng hoàn cảnh. Năm đứa con gái 20 tuổi và cậu em 15 tuổi của nó đi xa, tôi thấm thía vô cùng khái niệm “nửa vòng trái đất”. Không thể nào gặp được con, tôi dành thời gian trong tuần gửi e-mail, điện thoại cho con. Cha động viên con ở xứ người học cho thật giỏi, nhắc nhở con đừng quên quê hương, đừng quên tiếng mẹ đẻ.

    Con an ủi cha chờ ngày con về thăm, nhớ giữ gìn sức khỏe. Cha con liên lạc khá thường xuyên, trao đổi được nhiều vấn đề, nghe được giọng nói của nhau nên cả ba không đến nỗi hụt hẫng vì khoảng cách địa lý quá xa xôi.

    Biết tự thích nghi với hoàn cảnh có lẽ cũng là một cách giải tỏa bế tắc trong cuộc sống.

    Nguồn : Tuổi Trẻ Online
     
    Chỉnh sửa cuối: 29/4/15
    thichankem, Rafa and bichdinh like this.
  2. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Dựa vào chính mình để đứng thẳng

    Nói về thời thơ ấu của tôi, có lẽ các bạn trẻ bây giờ sẽ thấy khó tin. Nhưng cách đây hơn 60 năm việc con gái được đi học là chuyện lớn với một gia đình nghèo, đông con...

    [​IMG]
    Bác sĩ Lê Thúy Tươi khám, tư vấn và điều trị cho bệnh nhân

    Tôi cứ phải từng bước thuyết phục cha mẹ để được tới trường. Khi học hết phổ thông cơ sở, cha mẹ khuyên tôi nghỉ học ở nhà. Nhà có mình tôi là con gái nên mẹ muốn tôi lấy chồng làng. Tôi lại nài cha mẹ: “Cứ cho con đi thi, chắc gì đã đậu”...

    “Em chỉ có bệnh...đói mạn tính”

    Hôm đi thi tôi bị dị ứng, mặt sưng, mắt híp lại, đứa ngồi cạnh nhìn tôi khiếp quá né ra cạnh bàn. Ngờ đâu tôi thi điểm khá cao. Cha mẹ ra sức cản nhưng tôi lì ra, cứ đi học. Lúc ấy đi học không phải trả học phí nhưng tôi phải cuốc bộ, bụng đói với chặng đường 7km. Tôi đi qua cổng bệnh viện huyện, nhìn bác sĩ mặc áo choàng trắng với tất cả sự ngưỡng mộ, nhưng ý nghĩ ấy luôn bị xóa khỏi đầu vì biết rằng sáu năm học y là một chặng đường dài. Lúc nhỏ có lúc bị y tá tiêm thuốc, tôi sợ khóc thét lên, bị ba ông anh chọc là “Đồ hèn, như kiến đốt mà cũng khóc”...Sau này khi tôi đậu vào Trường đại học Y Hà Nội, ông anh lớn còn bảo: “Thứ mày cắt cổ gà không xong mà học bác sĩ”. Tôi hơi run nhưng sẵn máu liều nên nghĩ “người ta làm được thì mình cũng làm được” và thế là tôi trở thành bác sĩ.

    Sau khi thi vào trường y, cứ nghĩ “chưa chắc mình đậu”, tôi về địa phương sinh hoạt Đoàn rồi làm đơn xin đi thanh niên xung phong. Đúng ngày lĩnh đồng phục thì huyện đoàn báo tin tôi đậu vào Trường Y Hà Nội và huyện quyết định cho tôi trở về làm thủ tục nhập học. Ngay ngày nhận giấy báo trúng tuyển cả nhà tôi như có bom nổ. Cha mẹ khuyên tôi không nên học vì gia đình quá nghèo, các ông anh cũng đưa ra câu hỏi: “Liệu mày có đi bộ suốt sáu năm học được không?”. Nhiều câu hỏi đặt ra khiến tôi rất rối. Để tự trấn an, tôi lại đánh bài liều: “Bố mẹ cứ cho con đi, con sẽ chịu đựng được”. Hành trang nhập học của tôi là hai bộ quần áo, một đôi dép nhựa và nỗi lo sợ về cái nghèo, cái đói. Học thì tôi không sợ mà chỉ sợ đói và lạnh mỗi khi đông về.

    Thời gian tôi học Trường Y Hà Nội là lúc còn chiến tranh. Thực phẩm khan hiếm đến mức chúng tôi không thể quên món da trâu và củ mì trường kỳ. Chúng tôi lên khu đồi của đồng bào dân tộc Thổ mót củ mì, vào rừng hái quả trám đen, trám trắng về ăn. Rồi cả bọn chia nhau đi hái rau tàu bay ăn. Ngày tết ở lại trường chỉ được ăn món chè khoai mì... Cái lạnh của rừng sâu cũng tra tấn chúng tôi mỗi khi đông về. Tôi chỉ có hai bộ quần áo nên mùa đông lúc nào cũng lạnh cóng. Đến giảng đường phải lội qua suối, có lúc lạnh quá, đặt chân vào giảng đường phải xoa hai chân, hai tay thật lâu cho nóng mới cầm viết được. Khổ cực vậy nhưng ước mơ được học quan trọng hơn, nên tôi vẫn nhẫn nại đi qua những khó khăn rất đời thường như thế. Lần khám sức khỏe trước khi tốt nghiệp, vị bác sĩ hỏi tôi: “Em có bệnh gì không?”. Tôi trả lời: “Em có một bệnh là đói mãn tính”. Ông ấy cười: “Cô này tiếu lâm thật!”.

    Tự đứng lên trong dông bão

    Tôi đã từng mất một đứa con. Khi mất con, tôi như rơi xuống vực thẳm và cũng đã uống thuốc ngủ hàng tháng với liều rất cao. Tuy nhiên, bản năng làm mẹ lại trỗi dậy, vì tôi còn một đứa con phải nuôi dưỡng. Tôi tự nhủ “phải đứng dậy” và giảm liều thuốc ngủ cho đến khi bỏ hẳn. Dường như công việc, tình cảm mẹ con và các lớp sinh viên trong trường đại học là những yếu tố kéo tôi trở lại với cuộc sống hiện tại.

    Chả có ai là thần thánh trong thế giới này. Vấn đề cơ bản là mình xác định sẽ sống như thế nào trong hoàn cảnh đủ thứ mất mát như thế mà thôi. Tự đứng lên, tìm lối thoát cho mình là điều quan trọng nhất, cũng là điều mà tôi xác định trước tiên sau những cú sốc của cuộc đời. Bạn bè, người thân còn lo cuộc sống của họ, nếu bạn định đi tìm chỗ dựa nơi đó cũng làm khó cho họ mà thôi. Tôi không thích sự thương hại của bất kỳ ai.

    Sau khi đã đứng lên được, tôi tính tiếp phải làm gì cho cuộc sống của mình trở lại bình thường, để tiếp tục sống và sống tốt. Tôi vốn sinh ra ở miền quê ven sông Hồng, lại là con gái làng dệt, có thể quê hương đầy chất thơ đã gieo vào lòng tôi chút ít lãng mạn. Và để vượt qua cuộc sống kém may mắn, như nhiều người, tôi cũng đã tìm đến với sự hài hước để luôn có cớ mà tự an ủi mình...

    Từ câu chuyện của đời mình, nghĩ rộng ra, tôi muốn nói về ý chí vươn lên của các bạn trẻ. Rất nhiều người trẻ mà tôi biết hễ thất bại là suy sụp, muốn “chết quách đi cho rồi”. Số khác thì rầu rĩ, khóc than chứ không quyết tâm “thua keo này ta bày keo khác”. Ngay cả việc tự đánh giá bản thân trước khi ghi nguyện vọng thi vào trường nào cũng không làm được. Đa số ghi nguyện vọng theo cảm hứng nhất thời hoặc theo ý cha mẹ. Khi rớt đại học thì chán đời, sa vào ăn chơi... Lỗi này nằm ở việc cha mẹ thời nay quá nuông chiều con cái, không dạy chúng ý chí tự lập, biết tự vươn lên, mà chỉ dựa dẫm và núp bóng người lớn.

    Tuy nhiên, bản thân các bạn trẻ cũng phải xác định trách nhiệm với gia đình và xã hội. Hủy hoại bản thân hay thất vọng, chán đời trước hết là tự làm khổ mình và gia đình mình mà thôi. Tự đứng lên mà không chờ đợi ở “phao cứu sinh” nào mới chính là giải pháp của các bạn. Và điều đó mới thật sự chứng minh được các bạn là người trẻ, biết sống công bằng với tuổi trẻ của chính mình.

    Lâm An ghi (Tuổi Trẻ Online)
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/4/15
    thichankem and Rafa like this.
  3. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Không bao giờ là quá trễ để thực hiện ước mơ

    Chúng ta đang sống trong một thời đại với nhiều biến chuyển. Trong dòng xoáy của cuộc đời, đôi khi ta cảm thấy mình đuối sức trước quá nhiều áp lực, quá nhiều điều phải âu lo, toan tính. Nhìn những người bạn thành đạt, ta thường tự trách mình sao thật kém cỏi, không gặp may mắn và thường ao ước được như họ. Chúng ta luôn tưởng tượng ra thật nhiều điều tốt đẹp, nhưng không biết lúc nào và phải làm sao để đạt được điều đó.

    Dù có ước mơ điều gì đi chăng nữa, chúng ta cũng cần phải có thời gian và phải biết chuẩn bị các điều kiện để biến những cơ hội thành hiện thực. Hãy tin rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn luôn có đủ thời gian và sẽ còn cơ hội nếu thực sự muốn.

    Nếu không, chúng ta sẽ mãi sống trong ảo vọng và không bao giờ đi đến đích nếu cứ muốn – tự nhiên chỉ bằng một phép nhiệm mầu nào đó – đi một con đường tắt để đến với thành công.

    [​IMG]
    Taikichiro Mori

    Năm 1923, một trận động đất dữ dội xảy ra tại Tokyo tàn phá gần hết những ngôi biệt thự bằng gỗ và tiếp liền sau đó là một trận hỏa hoạn khủng khiếp đã thiêu rụi tất cả những gì còn sót lại của trận động đất. Lúc đó, Taikichiro Mori được 19 tuổi. Chứng kiến cảnh tượng tàn phá này, anh tự nhủ : “Tại sao người ta lại không xây nhà bê tông?” và cũng thầm ước nguyện sẽ có một ngày nào đó, anh sẽ tự tay thực hiện công việc này.

    Thế nhưng, một ngày nào đó chỉ đến với anh mãi gần.... 40 năm sau. Khi ấy, Mori đã 55 tuổi. Thực vậy, trước khi thành lập Công ty Bất động sản Mori Building Co. vào năm 1959, Mori đã thử sức ở nhiều công việc khác nhau. Và chỉ sau khi được thừa kế 6.600 m2 đất tại khu buôn bán sầm uất Nihishimbashi ở trung tâm Tokyo, ông mới có điều kiện xin thôi việc tại trường Đại học Yokohama để thực hiện ước mơ thời trai trẻ của mình.

    Một khởi đầu dù khá muộn màng nhưng không làm Mori nản chí. Ông quyết định mua lại khu Ark Hills rộng 440.000 m2. Trong nhiều năm, ông cùng nhân viên đến từng nhà để thuyết phục các chủ hộ, phân tích thiệt hơn và đền bù xứng đáng, cùng trò chuyện, làm quen, giúp đỡ họ.... Cuối cùng, kế hoạch thành công và đến năm 1986, tòa nhà Ark Hills được xây xong mang đến cho Mori Building Co. số lợi nhuận 439 triệu đô la. Một sự khởi đầu hanh thông kéo theo bao điều tốt đẹp khác.

    Năm năm sau (1991), ở tuổi 87, Mori đã là chủ nhân của 81 tòa nhà chọc trời, có trong tay một gia sản trị giá 18 tỷ đô la và được tạp chí Forbes xếp hàng đầu trong danh sách những người giàu nhất thế giới có được tài sản từ chính đôi tay của mình.

    Thực tế đã chứng minh rằng, thành công của con người không phụ thuộc nhiều vào tuổi tác và thời gian. Đừng quá lo lắng về bản thân hay cảm thấy tự ti khi chưa đạt được điều mình mong muốn. Hãy nỗ lực, cố gắng không ngừng trong từng chặng đường đi với niềm tin rằng bạn sẽ kịp làm được điều gì đó ý nghĩa cho cuộc đời mình.

    Trích từ "Bí quyết của thành công" - David Niven
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/4/15
    Rafa thích bài này.
  4. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Hảy đặt niềm tin vào bản thân

    Tôi không thể nào nhớ nổi cái khoảnh khắc mà tôi khao khát trở thành một giáo viên hơn bất cứ thứ gì khác. Hồi nhỏ, tôi hay tập tành dạy học cho những đứa em họ của mình, chỉ là một cách để luyện cho nghề nghiệp tương lai. Tuy nhiên, lúc ấy tôi đâu nhận ra rằng nghề nghiệp mà mình ao ước nó đắt đỏ thế nào! Tôi xuất thân trong một gia đình không khá giả và do đó cũng rất khó khăn để có thể đáp ứng tốt các nhu cầu về tài chính trong nhà. Ước mơ được học ở Đại học Connecticut dường như đã rơi ra khỏi tầm với của tôi.

    Năm cuối cấp, tôi đã bắt đầu nộp hồ sơ vào nhiều trường cao đẳng và đại học, tuy nhiên tận trong tim tôi đã đưa ra sự lựa chọn cho mình: quyết tâm vào được trường Connecticut. Tuy nhiên, tôi đang phải đứng giữa ngã ba đường, không biết nên đi theo hướng nào, chỉ vì một lý do: thiếu khả năng tài chính.

    Lúc đầu, tôi đã định từ bỏ nguyện vọng đó. Tôi tự hỏi mình rằng ai sẽ chu cấp cho mình khoảng tiền cao trong suốt những năm ở đại học? Tôi không phải là một học sinh thực sự xuất sắc, nhưng cũng không đến nỗi tệ. Tuy nhiên, con tim của tôi lại mách bảo rằng: “Hãy cứ đi theo ước mơ của bạn” và tôi đã kiên quyết hơn. Tôi bắt đầu nộp đơn xin học bổng. Biết rằng các học bổng chỉ trao cho các học sinh ưu tú, nhưng tôi vẫn cứ nộp vì có mất mát gì đâu. Giáo viên hướng dẫn có đề cập đến các hệ thống hỗ trợ tài chính. Vậy là tôi cũng nộp dù trong lòng nghĩ rằng mình sẽ không đạt được tiêu chuẩn của họ.

    Sau kỳ nghỉ hè, bạn của tôi bắt đầu nhận được giấy báo trúng tuyển nhập học. Tôi cũng háo hức chờ đợi cái của mình. Cuối cùng thì tôi cũng nhận được một phong thư từ trường Đại học Connecticut. Cái cảm giác vừa vui lại vừa lo cứ bao trùm lấy tôi, nhưng dù sao thì tôi cũng đã sẵn sàng để mở ra. Vừa mở mà tay tôi vừa run run, nước mắt thì cứ tuôn ra mãi. Tôi đọc kỹ từng câu và thật tuyệt vời, tôi đã đậu, tôi đã được chấp nhận vào trường mà tôi hằng mong ước. Tôi đã khóc thật nhiều, nước mắt xen lẫn niềm vui sướng khôn tả nhưng cũng kèm một nỗi lo âu.

    Tôi phải làm việc thật nhiều nhưng cũng không đủ để trả tiền học phí. Ba mẹ tôi không thể nào xoay xở món tiến ấy và tôi cũng không hy vọng gì nhiều. Tôi là đứa con gái lớn trong nhà, là người đầu tiên được học ở cấp đại học, tôi biết ba mẹ đã rất tự hào về cô con gái lớn của mình. Mặc dù ba mẹ không thể giúp tôi khoản tiền ấy nhưng tận trong tâm tôi biết được rằng ba mẹ của tôi là những người rất tuyệt vời. Họ đã dạy tôi rằng đừng bao giờ từ bỏ những ước mơ của mình, cho dù phải đối diện với bao trở ngại và khó khăn trong cuộc sống; rằng đừng bao giờ đánh mất cài nhìn vào những gì mà mình thật sự mong muốn đạt được trong cuộc đời. Họ đã dạy cho tôi những bài học bổ ích, nhờ thế mà tôi tiếp tục đặt niềm tin vào bản thân cũng như những ước mơ của mình.

    Vài tháng trôi qua mà tôi vẫn chưa nhận được tin tức gì từ văn phòng hỗ trợ tài chính. Tôi cho rằng mình đã không đáp ứng được những yêu cầu của họ, tuy nhiên tôi vẫn tiếp tục chờ đợi và hy vọng. Cuối cùng tôi cũng nhận được một bức thư từ họ, nhưng thật buồn vì đó là thông báo bị trượt, nhưng họ yêu cầu tôi gửi thêm cho họ một số thộng tin để bổ sung.

    Những lá thư như vậy cứ liên tục đến và như thế càng làm cho niềm tin của tôi cạn kiệt dần. Sau đó, tội nhận được một bì thư khá dày và to. Đây chính là lá thư cuối cùng, chính nó sẽ quyết định tôi có được vào học hay không. Hồi hộp mở phong bì ra nhưng tôi thật sự không thể hiểu chúng có ý nghĩa gì và nói lên điều gì.

    Hôm sau, tôi đem xấp tài liệu này đến gặp giáo viên hướng dẫn. Ông ấy nhìn tôi với một nụ cười thật tươi và rạng rở trên khuôn mặt. Ông ấy nói rắng: “Em không những được tài trợ tài chính mà còn nhận được hai suất học bổng mà em đã nộp trước đây.” Lúc đầu tôi thấy hơi bị sốc nhưng sau đó tôi đã bật khóc, khóc rất nhiều. Vậy là cuối cùng, ước mơ bấy lâu nay của tôi đã thành hiện thực.

    Hiện tôi là sinh viên năm thứ ba ngành Anh ngữ. Tôi sắp trở thành một giáo viên.

    Tôi luôn ghi nhớ câu ngạn ngữ: “Hãy vươn tay đến bầu trời cao, nếu bạn không may để vuột mất thì bạn vẫn sẽ ở giữa các vì sao".

    Hạt Giống Tâm Hồn
     
    thichankem thích bài này.
  5. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Không bao giờ bỏ cuộc

    "Cơ hội thường ngụy trang dưới lớp áo bất hạnh và thất bại nhất thời" - Napoleon Hill.

    “Phim chụp MRI cho thấy anh phải ngồi xe lăn, Jason à”, vị bác sĩ nói bằng giọng nghề nghiệp dành cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. “Anh cũng sẽ không giữ được thị lực, còn bàng quang của anh có thể không kiểm soát được.”

    Những lời đó như gáo nước lạnh dội vào vợ chồng tôi. Lúc ấy tôi 27 tuổi và mắc phải căn bệnh đa xơ cứng. Tôi đã muốn đối mặt với tin xấu đó, nhưng tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến là biến khỏi phòng mạch ngay lập tức. Vị bác sĩ này chẳng hé mở tia hy vọng nào cả và còn đang làm chúng tôi thêm sợ hãi. Tôi trộm nhìn Tracy, vợ tôi bắt đầu thút thít. Tôi quàng tay qua an ủi người bạn đời thân thiết của mình. Chúng tôi lí nhí chào bác sĩ rồi vội vã ra về.

    Tôi làm trong ngành xây dựng cùng với bố tôi, người sở hữu công ty. Chúng tôi xây dựng nên những tòa nhà cao ngất, công việc khá vất vả và nó đòi hỏi người thợ phải dẻo dai trong nhiều giờ liền. Nhưng tôi rất yêu thích công việc của mình. Tôi đã từng đi trên những thanh thép mỏng hồi mới 14 tuổi; và có lẽ chỉ những khi tôi ở tại công trình xây dựng, tôi mới cảm thấy thân thuộc như đang ở nhà mình hơn bất cứ đâu. Cha đã dạy tôi tất cả những cách thức làm việc.

    Giờ đây, tôi không thể chịu nổi ý nghĩ mình sẽ khiến cho ông phải thất vọng.

    Sau khi đưa Tracy về nhà, tôi nói rằng có việc phải ghé qua văn phòng, nhưng thật ra tôi muốn đến một nơi mà tôi đã biết từ rất lâu rồi.

    Tôi ngồi trên băng ghế của nhà thờ, cảm thấỵ tràn ngập trong lòng những kỷ niệm tuổi thơ. Tôi nhắm nghiền mắt và lo lắng cầu nguyện. “Lạy Chúa, con không lo gì cho mình, nhưng con sợ sẽ làm vợ và gia đình con thất vọng. Họ đã trông mong vào con rất nhiều. Con cầu xin Người hãy giúp con vượt qua thử thách này”, tôi thì thầm.

    Tôi đứng dậy ra về, trong lòng hy vọng những lời nguyện cầu của mình sẽ được đáp lại. Nếu có lúc nào đó tôi phải giữ vững niềm tin, thì đó chính là lúc này.

    Vài tuần sau, trong mục thể thao của tờ báo địa phương đăng một bài về một người đàn ông tên Pat. Điều này như một phép mầu bé nhỏ đến với tôi. Pat là một huấn luyện viên tại trường cao đẳng của tiểu bang, anh đã chiến thắng căn bệnh đa xơ cứng bằng một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.

    Cuối cùng tôi cùng đã tìm được người đồng cảnh ngộ, cùng căn bệnh và có lẽ cùng chung những nỗi hồ nghi và sợ hãi như tôi. Pat và tôi đã gặp nhau, trò chuyện hàng giờ về các loại thực phẩm bổ sung, vitamin và chế độ luyện tập. Nhưng có tám chữ vẫn văng vẳng trong đầu tôi là “Cậu làm được mà, Jason. Đừng bỏ cuộc”.

    Tôi bắt đầu chế độ ăn kiêng đặc biệt và tập những bài tập dành riêng cho các bệnh nhân đa xơ cứng, và tôi tuyệt đối tuân theo chế độ đó.

    Cũng có nhiều ngày trôi qua một cách u ám. Đó là những ngày tôi phải nhờ Tracy giúp tôi mặc quần áo. Trong những ngày ấy, Tracy rất tuyệt vời, luôn yêu thương và nâng đỡ tôi - điều mà tôi đang rất cần. Tôi thấy mình thật may mắn. Dần dần, bệnh tật của tôi hồi phục rõ ràng. Theo thời gian, những lời nói của vị bác sĩ ngày nào dường như xa thăm thẳm.

    Cuối cùng thì tôi cảm thấy đã sẵn sàng thiết lập một mục tiêu cho mình.

    Thử thách xuất hiện dưới hình thức rèn luyện thân thể. Hồi còn học trung học và cao đẳng, tôi đã từng chơi đá bóng và cũng chẳng lạ gì với phòng tập cử tạ. Tôi siêng năng luyện tập 6 ngày trong tuần với một huấn luyện viên. Anh ta hướng dẫn tôi theo nhiều cách thức cử tạ khác nhau. Mục tiêu của tôi là ra tranh giải trong một cuộc thi thể hình.

    Vài tháng sau đó, bao công sức rèn luyện cuối cùng cũng đã đưa tôi đến một cuộc thi với phần trình diễn trong ba phút. Tôi nhận ra mình đang đứng trước một khán phòng chật kín người xem.

    Tôi đã hoàn tất màn trình diễn của mình - gập cơ, duỗi cơ và phô diễn hình thể mà tôi đã dày công khổ luyện mới đạt được - rồi đi ra. Trong khi chờ ban giám khảo tính điểm, tôi trông thấy gia đình mình cùng bạn bè đang ngồi ở hàng ghế thứ tư. Khi các giám khảo thông báo tôi xếp thứ sáu, lòng tôi trào dâng niềm hãnh diện lẫn thư thái. Lúc cúi chào khán giả, tôi trộm liếc nhìn về phía gia đình mình, tất cả họ đều đang đứng dậy vỗ tay hết mình chúc mừng tôi.

    Trước khi chúng tôi đến một nhà hàng gần đó để ăn mừng, cha tôi đến bên, quàng cả hai tay lên vai tôi và nói : “Jason, cha rất tự hào về con. Với cha, con là nhất”.

    Rồi cha nhìn thẳng vào mắt tôi : “Chúng ta xây dựng những nền tảng trong kinh doanh, nhưng cha muốn nói với con rằng, những nền tảng thực sự của cuộc sống chính là gia đình”.

    Lúc đó, tôi ôm chặt cha và nhìn thấy Tracy đang ra dấu chúc mừng thành công của tôi, nàng nở một nụ cười tươi và rạng rỡ.

    Giờ đây, tôi và Tracy đã trở thành những người cha người mẹ đáng tự hào của hai cô con gái nhỏ của chúng tôi. Chúng quý giá hơn nhiều so với những gì chúng tôi hằng tưởng tượng. Và mỗi ngày tôi đều nhớ đến lời cha : “Nền tảng thật sự của cuộc đời chính là gia đình”.

    - Jason Morin -

    Trích từ "Chicken Soup for the Unsinkable Soul" - Jack Canfield & Mark Victor Hansen
     
  6. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Liz Murray - Một hành trình phi thường

    Bước ra từ chốn cùng cực nhất của New York để vào giảng đường của Trường đại học Harvard danh giá. Một hành trình phi thường của cô gái Liz Murray. Một câu chuyện của nghị lực và lòng nhân ái được kể trong cuốn hồi ký của chính nhân vật.

    [​IMG]
    Liz Murray

    Xuất thân từ gia đình có cha mẹ đều nghiện ma túy và qua đời vì HIV/AIDS, trải qua một tuổi thơ nghèo đói đến mức có lúc phải nuốt kem đánh răng để chống đói, sống lang thang từ năm 16 tuổi... những tưởng cuốn tự truyện của Murray sẽ bao phủ một màu u tối. Song ngay từ cái tên "Đêm đường phố": Hồi ký của sự tha thứ, sống sót và chuyến hành trình từ vô gia cư đến Harvard, chuyện đời tự kể này đã cho thấy một nghị lực sống tích cực và lạc quan mà Murray muốn gửi đến độc giả, đặc biệt là giới trẻ.

    “Chỉ có bạn là người biết điều gì có thể trước khi ai khác biết điều đó” - Murray chia sẻ.

    Vượt lên nghèo khó

    29 năm trước, Murray chào đời tại một trong những khu nghèo đói nhất ở Bronx, trong thành phố xa hoa New York. Từ nhỏ, cô và em gái đã phải chứng kiến cảnh cha mẹ mình suốt ngày đắm chìm trong ma túy, vét sạch những đồng tiền cuối cùng từ các khoản phúc lợi xã hội vào cơn nghiện. Murray kể trong cơn vật vã, cha mẹ mình đã trộm cả tiền sinh nhật của cô, bán tivi và... cả con gà tây mà nhà thờ cho gia đình cô vào dịp lễ tạ ơn.

    Ở trường, với bộ dạng lôi thôi lếch thếch và hôi hám, Murray luôn bị bạn bè xa lánh và bắt nạt. Học là nỗi ám ảnh của Murray bởi “bạn không thể học với một cái bụng rỗng tuếch. Tôi ngồi trong lớp, thầy giáo giảng thì cứ giảng, còn với tôi tất cả những gì muốn làm là nằm xuống vì quá đói”[...] “Chúng tôi nhai nước đá để có cảm giác như đang ăn. Chúng tôi chia nhau một ống kem đánh răng để làm bữa ăn tối”. Cuối cùng, cô bỏ dở chuyện học hành.

    Mẹ Murray mất năm cô 15 tuổi vì căn bệnh HIV/AIDS và cha cô không thể trả nổi tiền thuê nhà, họ bị tống ra đường. Gia đình tan nát. Ông Murray được đưa đến trung tâm dành cho người vô gia cư, em gái Murray ở nhờ một người bạn, còn cô bắt đầu những chuỗi ngày lang thang ở các ga tàu điện ngầm, công viên... trộm thức ăn sống qua ngày.

    Giấc mơ học hành của Murray tưởng chừng chỉ dừng lại ở những quyển sách tự học mà cô trộm ở cửa hàng để tranh thủ đọc khi được ở nhờ nhà vài người bạn. Song, với nghị lực mạnh mẽ, cô gái trẻ quyết định thay đổi cuộc đời mình bằng việc quay trở lại trường phổ thông năm 17 tuổi và hoàn tất chương trình chỉ trong hai năm. Cơ hội lớn đến với Murray sau đó khi tờ New York Times trao học bổng vào Trường Harvard và cô giành được một suất.

    “Tôi luôn tự nhủ một ngày nào đó cuộc đời mình sẽ thay đổi” - Murray kể, dù ban đầu cô cảm thấy mình như một nạn nhân của cuộc đời, một kẻ nổi loạn.

    Thành công nhưng không quên giúp đỡ

    Giờ đây, ở tuổi 29, với tấm bằng ngành tâm lý học của một trường đại học danh giá, Murray trở thành một diễn giả tài năng bên cạnh những nhân vật lớn như Tony Blair... Cô nói với giới trẻ về những cám dỗ của ma túy và tội ác, khuyên họ đừng đổ lỗi cho số phận mà hãy tiến lên để nắm bắt những cơ hội như cô từng làm được.

    Câu chuyện có thật của Murray đã là nguồn cảm hứng cho bộ phim truyền hình "Từ vô gia cư đến Harvard": Câu chuyện của Liz Murray, được sản xuất năm 2007. Cuốn hồi ký mới đây cũng nằm trong danh sách nhửng sách bán chạy nhất của New York Times.

    Tuy nhiên, những ký ức về quá khứ dường như chưa bao giờ là nỗi ám ảnh đối với Murray. Cô cho biết vẫn rất yêu thương cha mẹ và họ cũng yêu cô. “Cha mẹ tôi nghiện ma túy nhưng họ cũng là những con người biết yêu thương. Chỉ là họ không thể cho bạn cái mà họ không có”, Murray nói trong cuộc phỏng vấn trên kênh NPR của Mỹ.

    Murray cũng có những hoạt động từ thiện thiết thực như giúp đỡ chương trình cung cấp bữa ăn cuối tuần miễn phí cho 38.000 trẻ em thuộc các gia đình thu nhập thấp trên khắp nước Mỹ. Chương trình dự kiến mở rộng cho 50.000 trẻ em vào cuối năm nay. “Nhiều học sinh không có đủ thức ăn, đó là những điều tôi từng đối mặt khi còn nhỏ” - Murray nói.

    Cô cũng sáng lập và điều hành một tổ chức thường thực hiện các buổi hội thảo để hướng dẫn các bạn trẻ mạnh dạn thay đổi cuộc đời mình. “Lớn lên mà không có cha mẹ ở cạnh để có được những lời khuyên, tôi thật sự muốn dùng mọi thứ mình có để giúp đỡ người khác. Nó như tiếng gọi của cuộc đời tôi vậy” - Murray chia sẻ.

    Trần Phương (Theo Guardian, MLive)
     
    thichankem thích bài này.
  7. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Đừng chìm đắm mãi trong đau khổ

    Ở vùng nọ có một cô gái bị cưỡng bức. Rất đau khổ, cô đến miếu thắp hương xin thẻ. Nhìn thấy nét mặt bi thương của cô, một vị hòa thượng hỏi chuyện gì đã xảy ra với cô.

    Cô gái khóc lóc nghẹn ngào nói : “Tôi vô cùng đau khổ, tôi rất là bất hạnh, cả đời tôi sẽ không quên sự việc này”. Nghe cô gái kể lể, vị hòa thượng nói với cô: “Cô ơi, cô bị cưỡng bức là do cô tự nguyện”.

    Cô gái nghe vị hòa thượng nói câu này, giật mình hỏi: “Ông nói cái gì? Tôi làm sao mà tự nguyện bị cưỡng bức?”

    Vị hòa thượng già nói: “Cô bị nó cưỡng bức một lần, nhưng trong tâm trí cô ngày nào cũng tình nguyện bị nó cưỡng bức một lần. Thế thì một năm cô bị cưỡng bức 365 lần”.

    Cô gái không hiểu, hỏi: “Thế nghĩa là thế nào?”

    “Ở trong con người cô, xảy ra một chuyện đáng buồn. Nó giống như cô nhìn thấy một cảnh trong phim và hàng ngày cô tưởng nhớ lại, đó chẳng phải là một việc rất dốt hay sao? Cô nên hiểu rằng: Cô không thay đổi được hoàn cảnh, nhưng cô có thể thay đổi được bản thân. Cô không thay đổi được sự thật, nhưng cô có thể thay đổi được thái độ. Cô không khống chế được người khác, nhưng cô có thể nắm chắc được chính mình. Cô không dự báo được ngày mai, nhưng cô có thể nắm chắc được hiện tại. Cô không thể thay đổi thời tiết, nhưng cô có thể thay đổi tâm tình…”

    ***​
    Dù cho trong cuộc sống có những bất hạnh và trắc trở, bạn vẫn nên có thái độ vui vẻ mà đối mặt với nó. Người ta sinh ra ở trên đời, mấy ai không gặp phải một vài sự va đập ngoài ý muốn. Khi sự tình đã xảy ra mà không có cách nào cứu vãn, biện pháp tốt nhất là tìm cách quên đi, không nên chìm đắm mãi trong đau khổ.

    Có những đau khổ do bên ngoài dồn đến, nhưng cũng có những đau khổ do tự mình chuốc lấy, như buộc mình nghĩ đi nghĩ lại những đau khổ đã qua. Như vậy sẽ cộng thêm đau khổ cho bản thân mình.

    Đời người thấm thoát chỉ có mấy chục năm, nhưng chúng ta thường lãng phí nhiều thời gian để buồn phiền về những chuyện xảy ra trong quá khứ. Đó thật là một sự mất mát đáng sợ.

    Ngoài việc không thể thay đổi quá khứ, những việc mà bạn có thể thay đổi rất nhiều, bao gồm cả những việc hiện tại và tương lai. Cho nên bạn cần thay đổi cách nhìn sự việc, thay đổi tư duy, thay đổi tình cảm để mà sống.

    Sưu tầm
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/4/15
  8. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Sẽ không bao giờ muộn, nếu có quyết tâm !

    Tình cờ lướt mạng, langtu đọc được tâm sự của bạn Hương Hương qua bài Làm lại từ đầu ở tuổi 22, liệu có ổn không?. Bạn Hương Hương đang đứng trước dự định làm lại từ đầu trong việc học hành của mình. Bạn Hương Hương có mục tiêu, có động cơ, có cả quyết tâm nhưng lại chưa thật sự tự tin để hành động.

    Ngẩm nghỉ lại, đây củng là 1 trong nhửng vấn đề làm trăn trở không ít các bạn trẻ khi muốn thực hiện ước mơ của đời mình.

    Xin mời các bạn cùng đọc tâm sự của bạn Hương Hương và nhửng lời động viên, chia sẻ, góp ý hửu ích của các bạn trẻ từ khắp các miền đất nước.


    *****

    Làm lại từ đầu ở tuổi 22, liệu có ổn không?

    22 tuổi vẫn chưa là muộn để phấn đấu trên con đường học hành. Tôi biết thế. Tôi có mục tiêu : Ngôi trường đại học mà tôi từng mơ ước. Tôi có động cơ : đạt được nguyện vọng của bản thân cũng như của gia đình, nhất là của bố mẹ tôi. Tôi cũng có quyết tâm. Tuy nhiên, tôi lại chưa tự tin. Tôi bối rối quá...

    Ngày ấy, thời gian cuối cấp 3, tôi đã từng mơ ước, từng dự tính nhiều. Nhưng tôi đã thất bại trong kỳ thi đại học. Tôi không quá buồn, vì tôi đã đoán trước kết quả, ngay khi mới làm bài thi xong. Tuy nhiên, tôi cảm thấy có lỗi với bố mẹ tôi. Vì cuộc mưu sinh, bố mẹ tôi không thể học hành cao nên đã tạo mọi điều kiện cho chị em tôi theo con đường ấy. 3 năm học phổ thông xa nhà, tôi đã lấy đi bao công sức của cha mẹ. Tôi quá xấu hổ khi làm họ thất vọng.

    Vì danh dự, vì ngại ngùng với bạn bè, cũng vì quá chán ngán cảnh ở nhờ (trong suốt 3 năm cấp 3 ở Hà Nội), tôi đã nghe theo bố mẹ, vào học ở một trường đại học dân lập ở Hải Phòng - nơi cách xa gia đình hàng trăm cây số, không hề có người thân thích, họ hàng. Tôi chính thức bắt đầu cuộc sống tự lập từ đây.

    Một lần nữa, tôi lại có rất nhiều dự định, kế hoạch. Tôi nghĩ mình sẽ cố gắng học thật tốt, sẽ không mải chơi hay phân tán tư tưởng nữa. Nhưng rồi, mọi chuyện chỉ là dự định mà thôi. Tôi đã đánh mất ước mơ, đánh mất tự chủ ở chính nơi mà tôi bắt đầu cuộc sống tự lập này. Không có ai quản lý, tôi sinh ra lười học, chúi mũi vào báo chí điện ảnh và thú vui tìm ra những nơi có quán ăn ngon mà rẻ. Rồi tôi mang tư tưởng ghét Hải Phòng. Tôi không thích ở đây, không thích học ở đây, tôi nhớ Hà Nội. Thế là tôi bỏ học như cơm bữa, khi thì về Hà Nội chơi, khi thì về nhà...

    4 năm học cũng sắp trôi qua rồi. Chỉ còn 4 tháng nữa là tôi sẽ không còn ở Hải Phòng nữa. Tôi sẽ được trở về với gia đình. Nhưng lúc này đây tôi lại đang hối tiếc về quãng thời gian sinh viên đã qua. Tôi đã không hề làm được những gì mình dự định, tôi đã buông xuôi mọi thứ mặc cho bố mẹ đã gắng sức biết bao để chu cấp cho tôi.

    22 tuổi vẫn chưa là muộn. Tôi vẫn có thể cố gắng. Tôi đang có một dự định lớn, có lẽ là dự định cuối cùng của thời tuổi trẻ, mà nếu không thành công thì có lẽ tôi còn mất nhiều hơn nữa - Tôi muốn thi lại đại học, vào ngôi trường mà tôi và gia đình từng mơ ước, Trường ĐH Quốc gia.

    Lúc này đây tâm trạng tôi đang rối tung lên. Tôi không phải là một người kém cỏi và không chịu cố gắng. Vì trước đây, khi trượt đại học, tôi nghĩ rằng tôi không còn cơ hội thực hiện ước mơ, nên tôi đã buông xuôi tất cả. Nhưng nay tôi lại muốn làm lại từ đầu. Tuy nhiên, hiện giờ chương trình học cuối khóa của tôi đang khá nặng. Tôi đang phải dồn tâm sức cho những kỳ kiến tập, rồi làm đồ án tốt nghiệp. Nhưng, tôi vẫn muốn thực hiện dự định của mình. Tôi muốn bắt đầu lại từ đầu.

    Liệu dự định này của tôi có ổn không? Thực sự thì lúc này tôi cũng đang rất mệt mỏi khi nghĩ đến điều đó. Tôi cần sự động viên, cần lời khuyên của mọi người.

    Hương Hương (ĐH dân lập Hải Phòng)

    ****************************************​

    Ước mơ chỉ có thể thành hiện thực khi bắt tay thực hiện

    Nhiều người nói sự học là vô cùng tận và bắt đầu học vào khoảng thời gian nào cũng không bao giờ là muộn. Tôi biết điều này, tôi đã đọc nhiều câu này đến nỗi tôi đã phát chán nó. Người nào thực sự trải qua điều đó mới thấy rằng nó khó khăn đến như thế nào.

    Bạn thân mến, tôi cũng như bạn có thể nói là rất giống bạn, tôi không phải là kẻ học tồi, không phải là kẻ không có ước mơ vào một trường đại học, nhưng cái tôi thiếu là lòng quyết tâm và ý chí làm việc một cách cật lực nhất có thể để đạt được điều ước muốn. Điều này có lẽ bạn cũng giống tôi. Bạn có bao giờ học đủ 8 tiếng một ngày chưa? Chắc là chưa rồi. Bạn ngồi bỏ mặc để thời gian trôi đến cái tuổi 22, để mặc ước mơ của bạn già cỗi và hơn thế bạn bỏ mặc tương lai của bạn, hi vọng của gia đình bạn. Tôi cũng giống bạn.

    Bạn thân mến, việc ngồi và suy nghĩ đơn giản hơn rất nhiều việc bắt tay vào làm thực sự. Hơn ai hết tôi hiểu những gì bạn đang cảm thấy vì tôi và bạn giống nhau, rất giống. Tôi cũng 22 tuổi và tôi cũng có một ước mơ lớn và có lẽ cũng là ước mơ cuối cùng của thời tuổi trẻ - đó là vào trường đại học mà tôi mong muốn. Tôi hiểu 22 tuổi không phải là muộn để làm điều đó, nhưng nếu bây giờ cả bạn và tôi đều không làm được thì mãi mãi chúng ta là người thất bại, thất bại với chính bản thân mình.

    Bạn hãy cố gắng nếu bạn còn có thể làm điều đó. Hãy hoàn thành chương trình của bạn ở trường và làm những gì bạn có thể để một ngày gần nhất bạn bước chân đi qua cổng trường đại học quốc gia với tư cách là một sinh viên và tôi biết, cái cổng đó không quá cao nếu bạn quyết tâm.

    Tôi mong cho bạn làm được điều mà bạn mong muốn, cũng chính là tôi đang nói với bản thân mình. Được chia sẻ một phần cuộc sống của mình, tôi thực sự thấy vui. Mong cho bạn, cho tôi và cho tất cả những người giống chúng mình đều xứng đáng có những gì mà chúng ta cố gắng để đạt được.

    Duong Tuan

    ************************************​

    Thà chậm 4 năm còn hơn ân hận suốt đời

    Đọc tâm sự của bạn, tôi thấy sao giống hoàn cảnh của tôi quá chừng. Tôi cũng 22 tuổi, sắp tốt nghiệp một trường mà tôi không thích, ngành học cũng không thích luôn. Tôi đã thật sai lầm khi chọn con đường này. Tôi rất hiểu tâm trạng của bạn.

    Tôi cho rằng khi được làm công việc mà mình yêu thích thì chính niềm đam mê sẽ đưa lại hiệu quả. Vì thế, bạn hãy bày tỏ những suy nghĩ của mình với gia đình, bố mẹ để tìm sự ủng hộ. Ở tuổi 22 của chúng mình, thời gian còn rất dài để bắt đầu lại từ đầu. Thà chậm 4 năm còn hơn ân hận suốt đời bạn à. Tuy nhiên, sự "bắt đầu lại" luôn cần một quyết tâm cao hơn với ý chí mạnh hơn. Tôi chúc bạn có nhiều nghị lực để thực hiện ước mơ của mình.

    Trung Thanh

    *******************​

    Sớm hay muộn đều do ta cả

    Tôi năm nay đã 25 tuổi, từng thi trượt đại học ba lần, chủ yếu là do ham chơi. Bây giờ nghĩ lại thấy hối hận quá, may mắn thay tôi được nhận vào làm trong một công ty ở quê nhà. Và tất nhiên tất cả bắt đầu từ số không. Vậy nên bạn đừng quá băn khoăn về sự sớm hay muộn. Theo thiển ý của tôi thì sớm muộn đều do ta cả. Chúc bạn tự tin và có những quyết định sáng suốt.

    Nguyen Thanh Binh

    *********************​

    Cần nhất vẫn là nỗ lực của bản thân

    Đọc tâm sự của bạn tôi giận lắm nhưng cũng thương bạn nhiều lắm. Tôi cứ tưởng qua lần vấp ngã đầu đời, bạn sẽ không vấp thêm lần nữa vì bạn đã từng nghĩ đến nỗi khổ cực của đấng sinh thành, nghĩ tới hoài bão của mình... Nhưng thất vọng thay bạn lại trượt dài theo con đường cũ chỉ vì một khát vọng là đậu vào một trường danh tiếng ở Hà Nội. Khát vọng đó thật chính đáng nếu bạn cố gắng nỗ lực, đằng này bạn chỉ ngồi đó than trách rồi chán nản bỏ bê việc học.

    Tôi cũng từng là sinh viên, cũng từng thất vọng giống bạn khi bước vào ngôi trường dân lập, chứ không phải là ngôi trường như tôi đã hoạch định. Có lúc tôi đã muốn bỏ tất cả nhưng lại nghĩ đến nỗi vất vả của cha mẹ thì tôi không thể làm gì khác là cố gắng học thật giỏi để đền đáp công ơn dưỡng dục ấy. Thế là cuộc "tự giác giác ngộ cách mạng" của tôi đã thành công, khi tôi ở độ tuổi như bạn. Bây giờ tôi đã ra trường và có một vị trí quan trọng trong một công ty danh tiếng ở TP.HCM, chỉ bằng tấm bằng tốt nghiệp trường ĐH dân lập và sự phấn đấu của bản thân.

    Hương à, sẽ chẳng có ý nghĩa gì một khi cầm trong tay tấm bằng ĐH Quốc Gia nhưng bản thân không có sự nỗ lực. Và cái tuổi 22 của bạn còn quá trẻ để có thể làm lại từ đầu, chẳng có gì là muộn cả bạn ạ. Điều quan trọng là bạn có cố gắng vượt qua khó khăn lúc này không. Hy vọng bạn sẽ hoàn thành tốt năm học cuối cùng và tiếp tục đậu vào ngôi trường mà bạn từng khao khát. Đó cũng là điều mong ước lớn nhất mà tôi dành cho bạn.

    Trang Thuy

    ********************​

    Điều quan trọng là biết mơ ước

    Mình vừa đọc được tâm sự của bạn. Mình xin chia sẻ với bạn những suy nghĩ của bạn. Hương chắc là bằng tuổi đứa em trai mình và nó cũng vừa trải qua tâm trạng đúng như bạn bây giờ. Để mình kể cho Hương nghe về chuyện của đứa em mình nhé : Nó là một đứa con trai rất ngoan khi học phổ thông, ước mơ lớn nhất của nó là thi đỗ vào trường Giao thông Vận tải và nó đã thành công với ước mơ của nó. Nó là niền tin của cả gia đình mình. Rồi một ngày bố nhận được giấy báo của trường : nó không còn là sinh viên Trường Giao thông nữa. Cả nhà mình bị bao trùm bởi bầu không khí lạnh tanh.

    Rồi nhận được sự động viên của tất cả mọi người trong gia đình, nó quyết tâm thi lại và hiện nó đang bước những bước tiếp theo nhưng lần này vững vàng hơn bởi nó nhận thấy rằng không thể phụ công của bố mẹ và mọi người đã dành cho nó trong suốt thời gian qua.

    Bạn thấy đấy, không có gì là quá muộn cả mà chỉ sợ là mình không nhận ra thôi. Tất cả còn ở phía trước và điều quan trọng nhất là bạn đã tìm thấy ước mơ của mình.

    Chúc bạn sẽ thực hiện được ước mơ của mình nhé.

    Nga

    **********************​

    Đừng từ bỏ ước mơ

    Hương Hương thân mến!

    Mình hiểu là lúc này bạn đang rất bối rối, lo lắng, dù rằng bạn đã định sẽ thi lại đại học để thực hiện cho được ước mơ của mình nhưng trong bạn vẫn chưa có đủ sự tự tin, quyết tâm để làm điều đó.

    22 tuổi đâu phải là muộn, đó là cái tuổi mà người ta muốn được khẳng định mình, cái tuổi mới bắt đầu để thực hiện những hoài bão, những dự án lớn trong đời. Tất cả chỉ mới bắt đầu thôi Hương ạ, giờ chính là lúc bạn sống cho chính mình, hãy tin mình, mình biết là bạn có khả năng để làm được mà.

    Không ai thất bại với niềm tin và hy vọng bao giờ cả. Bạn sẽ chẳng mất gì khi mà bạn làm tất cả vì ước mơ của bạn. Cái bạn cần bây giờ là sự tự tin và làm việc có kế hoạch.

    Mình cũng bằng tuổi Hương, đến mãi năm cuối cùng của đời sinh viên mới nhận ra được ước mơ thật sự của mình. Mình muốn đi du học bằng con đường tự túc, để tìm những gì mà mình thật sự cần, mình sẽ phải cố gắng rất nhiều để học tiếng Anh giỏi. Rất là khó cho một đứa vốn kém Ngoại ngữ như mình. Nhưng mình sẽ làm được. Hương cũng vậy phải không? Không bao giờ là muộn cả và cũng không có gì là không thể làm được, Hương ạ.

    Nguyễn Thị Thu Huyền - TP Đà Nẵng

    ********************​

    Cần xác định hết các tình huống phải đương đầu

    Không bao giờ là muộn trong cuộc sống, có thể lúc này là muộn nhưng về lâu dài thì không hoàn toàn muộn chút nào, thời gian chỉ là tương đối.

    Nếu như bạn dám trả giá cho quyết định của mình thì bạn sẽ mạnh dạn lựa chọn hướng đi của mình và không hối hận cho sự lựa chọn đó.

    Năm 20 tuổi, tôi đã dám cá cược tương lai của mình, tôi tự mình trả lời câu hỏi "Tôi không hối hận về quyết định của mình cho dù đó là quyết định đó dẫn tôi theo một hướng đi khác". Và tôi đã thành công. Tôi đã học gần hết năm thứ 2 hệ CĐ ngành Tự động hóa trường ĐH Kỹ thuật Thái Nguyên nhưng đã mạnh dạn rẽ sang một hướng khác : ôn thi lại đại học. Gia đình và bố mẹ tôi không ai biết việc đó. Bạn bè có người biết thì bảo tôi "hâm". Tôi đã thi đỗ ĐH và bây giờ tôi đang là SV năm thứ 4 Học viện Kỹ thuật Quân sự. Tôi đã đánh cược tương lai của tôi vào kỳ thi năm đó, bạn có thể làm như vậy được không ? 22 tuổi không phải là quá muộn khi muốn thực hiện được ước mơ của mình.

    Khi chọn con đường thi lại để được học ở một ngôi trường mơ ước của mình, nếu được thì bạn sẽ học cùng với các em kém mình đến 5 tuổi, bạn có hòa nhập được không?

    Nếu thi không đậu, bạn sẽ như thế nào khi không hoàn thành được việc học năm cuối tại ngôi trường đang theo học?

    Liệu có nên chọn cách tiếp tục hoàn thành chương trình học ở trường, ra trường chọn cho mình một công việc ưa thích và sau đó học tiếp chương trình đào tạo cao hơn nữa ở ngôi trường từng mơ ước?

    Bạn hãy tính đến tất cả các tình huống và xác định tất cả những điều bạn phải đương đầu trước khi quyết định bạn nhé. Bởi, không ai khác, chính bạn phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

    Chúc bạn thành công trong việc lựa chọn hướng đi trước mặt.

    Pham Thi Thuy Dung

    *****************​

    Cơ hội còn nhiều

    Đọc những dòng tâm sự của Hương mình cảm nhận rằng bạn là cô gái rất có bản lĩnh và ý chí. Hương ạ, 22 tuổi vẫn còn rất trẻ để mình làm lại từ đầu, thực hiện những ước mơ mà mình đã ấp ủ.

    Nhưng mình nghĩ rằng Hương hãy bắt đầu từ hiện tại ngay bây giờ để làm đồ án tốt nghiệp cho thật tốt đã, sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có những suy nghĩ khác về công việc của mình làm thôi. Xã hội bây giờ mấy ai được tự chọn nghề đâu, toàn nghề chọn người thôi Hương ạ.

    Khi tốt nghiệp, đi làm sẽ có rất nhiều cơ hội lựa chọn để thực hiện ước mơ của mình. Khi còn học THPT, mình cũng từng ước mơ được vào ĐH KTQD, nhưng không thực hiện được. Mình đã học một trường khác. Đến nay khi ra trường rồi, đi làm công việc ổn định, mình lại có cơ hội thực hiện được ước mơ khi xưa. Mình chỉ muốn nói rằng chúng ta còn rất trẻ, hãy cố gắng hết mình với những nhiệm vụ trước mắt, rồi sẽ đến lúc có cơ hội để thực hiện ước mơ của mình.

    Quốc Khánh (Bắc Giang)

    *******************​

    Chẳng bao giờ muộn, trừ khi không làm điều gì cả !

    Hương Hương thân!

    Mình đã đọc tâm sự của bạn. Mình nghĩ là hoàn toàn nằm trong tầm tay của bạn đấy. Hãy cố gắng lên, đừng nản, hãy gạt bỏ những suy nghĩ không cần thiết để tập trung vào ý nguyện của bản thân.

    Mình nhớ cách đây mấy năm mình có đọc tin tức thấy có một cụ già "thất thập cổ lai hy" vẫn đi học đại học đó thôi. Chất lượng thế nào mình không bàn, nhưng cụ đi học làm gương cho con cháu. Bạn mới 22 tuổi, còn quá trẻ mà, hãy tự tin nhé.

    Gần đây trên mạng Internet có đăng một bài làm văn được điểm 9, với nội dung viết về sự thành công rất hay đó. Chẳng bao giờ muộn cả, trừ khi bạn không làm điều gì cả. Hãy tự tin lên Hương Hương.

    Tran Van Hien

    ********************​

    Không có gì là quá muộn

    Mình cũng đã từng trải qua hoàn cảnh gần tương tự như bạn nhưng có phần tồi tệ hơn. Trước đây 6 năm mình là sinh viên Trường DHBK-HN. Vào năm cuối, bạn chắc không tưởng tượng được, mình nợ 8 trên 40 trình học. Mình đã bị cho nghỉ học một năm. Trong 1 tháng đầu, trong đầu mình luôn có câu hỏi "Mình có trả nợ được không, vì toàn các môn học khó?”. Mình đã bi quan tới mức xin đi làm công nhân, định buông xuôi.

    Nhưng rồi mình đã nhận ra rằng mình đã là sinh viên đại học, không thể buông rơi giấc mơ một cách dễ dàng như vậy. Mình đã đặt một kế hoạch làm lại từ đầu. Và từng bước trả nợ. Mình đặt quyết tâm từng môn một, tiền học trả nợ bằng đồng lương tháng mình đi làm công nhân. Rồi một ngày mình cầm giấy nhập học trở lại với số môn đã trả hết mà mừng rơi nước mắt.

    Hương biết không, đến bây giờ mình sắp có bằng đại học thứ 3 rồi đấy. Và mình mong Hương hãy vững tin, còn có tuổi trẻ thì hãy vững tin vào chính bản thân. Con đường phía trước có dài nhưng cứ nhìn xuống và bước từng bước một. Đến một lúc nào đó khi ngẩng đầu lên Hương sẽ thấy mình đã bước hết con đường cần đi. Mong Hương thành công.

    Hoang Cuong

    Nguồn : Thanh Niên
     
  9. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Vươn lên từ thất bại

    Khi không được thành công trong việc thăng tiến, bất cứ vì lý do gì thì bạn cũng sẽ mất một thời gian để vượt qua “cú sốc” đó.

    Hãy luôn vui vẻ và hoà đồng

    Bạn phải chứng tỏ cho đồng nghiệp và mọi người thấy rằng sau chuyện đó bạn vẫn ổn và làm việc một cách bình thường. Hãy cư xử một cách chuyên nghiệp, thậm chí nếu đó là một người đồng nghiệp bạn không ưa đã nhận được vị trí đó thì bạn vẫn phải vui vẻ và chúc mừng người đó.

    Hãy có thái độ tích cực với mọi chuyện và mọi việc. Bạn sẵn sàng ủng hộ bất cứ đồng nghiệp nào muốn cố gắng phát triển trong công việc, điều đó sẽ mang lại cho bạn tiếng tăm và sự quý mến của mọi người.

    Tất cả những cư xử đó sẽ làm mọi người không thấy “thương hại” cho bạn và bạn cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và sẵn sàng cho mục tiêu mới.

    Hãy tự trả lời “tại sao?”

    Trước khi bạn cố tìm ra câu trả lời, cố tìm ra cái gì đã xảy ra thì bạn nên nhìn lại bản thân mình trước, vì có thể nó sẽ đưa ra câu trả lời cho bạn đó.

    Sau khi bạn đã ổn định lại được tinh thần thì bạn cần suy nghĩ lại về năng lực của bản thân hay hỏi ý kiến của các đồng nghiệp để biết được nhiều ý kiến từ nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, nhiều người không thích nghe những sự thật lạnh lùng khó chấp nhận về bản thân vì thế bạn nên đưa cho họ cơ hội để nói ra điều đó một cách thoải mái nhất. Từ đó bạn sẽ nhận được cái bạn muốn.

    Bạn có thể trực tiếp hỏi ý kiến mọi người trong cuộc họp để rút ra những kinh nghiệm và kỹ năng làm việc còn thiếu sót của bản thân. Nhờ mọi người giúp bạn cải thiện trong thời gian tới, đặc biệt là có được sự giúp đỡ từ “sếp”. Giờ đến lúc cho bạn thay đổi rồi đó.

    Tạo ra những động thái mới

    Sau khi đã hiểu ra tại sao bạn lại thất bại, bạn biết được những nguyên nhân như: không có đủ tố chất của một nhà quản lý hay mối quan hệ trong văn phòng chưa thực sự tốt.

    Đôi khi sự thất bại của bạn có thể là do bạn không phù hợp với nơi làm đó, với công ty đó. Hãy tìm một nơi phù hợp với mình.

    Mọi người thường tự “kìm chân” lại khi gặp thất bại, còn bạn nếu muốn thành công bạn sẽ coi đó chỉ là một bài học kinh nghiệm.

    Nguồn : Dân Trí
     
  10. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Vượt qua sự đau khổ buồn phiền khi gặp thất bại trong tình yêu

    Thất tình là một trong những nỗi đau tinh thần to lớn đối với những người đang yêu, có lúc nó còn hủy hoại niềm tin của các bạn trẻ trong cuộc sống. Chẳng có bạn trẻ nào khi yêu lại muốn rơi vào tình cảnh này. Để thoát khỏi cảm giác thất tình, để vượt qua sự đau khổ, buồn phiền, để bắt đầu một cuộc sống mới, thực sự với nhiều bạn trẻ không phải là điều đơn giản.

    Bạn cần phát huy tác dụng một cách đồng bộ giữa tình cảm, ý chí, nhận thức, đồng thời cần có thêm sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè, người thân. Nhưng quan trọng nhất là cần sự tự thân thích ứng và điều chỉnh cũng như khả năng khống chế bản thân của chính bạn.

    Những lời khuyên sau đây của các chuyên gia tâm lý có thể giúp bạn nhanh chóng vượt qua sự buồn phiền khi gặp thất bại trong tình yêu.

    1. Gạt bỏ mặc cảm

    Có nhiều bạn trẻ sau khi thất tình đã xuất hiện hiện tượng tâm lý tự ty. Họ cho rằng, đó là sự nhục nhã vì bị anh chàng / cô nàng nào đó đá bạn. Đó chỉ là một cách nhìn phiến diện. Tại sao bạn không nghĩ theo chiều hướng tích cực là anh chàng / cô nàng đó chẳng xứng đáng với bạn chút nào.

    Sự chia tay với một anh chàng / cô nàng trống rỗng sẽ giúp bạn có thêm những cơ hội mới. Trong mọi chuyện xảy ra bao giờ cũng có hai khả năng tốt và xấu. Một tình yêu có lâu bền hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, sự thất bại trong tình yêu cũng là chuyện thường tình.

    Có nhiều bạn trẻ, sau khi thất tình thì nguyện suốt đời sẽ không yêu ai nữa và cũng sẽ không lập gia đình với ai cả. Đây là một quyết định thiếu chín chắn. Một phương thuốc đơn giản là bạn hãy phấn chấn vui tươi trở lại, ngẩng cao đầu bước tiếp, con đường phía trước vẫn là của bạn, tương lai hạnh phúc của bạn là do chính bạn quyết định.

    2. Vận dụng lý thuyết “nho còn xanh lắm”

    Có một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng : Một con cáo khi không có cách nào lấy được những quả nho chín mọng trên cây, đã bỏ đi và tự nhủ : “Nho còn xanh lắm!”. Đây là một câu chuyện mà ai cũng biết. Và đây cũng là một cách để an ủi.

    Việc bảo vệ danh dự, lòng tự trọng và sự tự tin của mỗi người có ý nghĩa rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn rất nhiều khi bạn gặp đau khổ và thất bại.

    Đối với những bạn trẻ thất tình, bạn nên áp dụng nguyên lý “nho chua” là tốt nhất, bạn hãy tự nhủ : “Anh chàng ấy / cô nàng ấy có gì ghê gớm đâu, mình sẽ tìm được một người khác tuyệt hơn nhiều. Cách nhìn này tương đồng với “Phép thắng lợi tinh thần”.

    Những gì bạn đã không đạt được thì đừng tốn công phí sức vì nó. Nếu lối đi này tắc, tại sao bạn không tìm một lối đi khác. Khi người ta đã không yêu bạn, tại sao bạn lại cứ cố chạy theo làm gì? Để chuốc lấy sự đau khổ. Do đó, bạn hãy biết dừng lại đúng lúc, để quên đi mọi buồn phiền và giải quyết vấn đề một cách sáng suốt nhất.

    3. Phân tán tư tưởng

    Những bạn trẻ thất tình thường hay đau khổ, họ luôn nhớ về những kỷ niệm cũ mà không sao thoát ra được, đặc biệt khi họ trở lại những nơi mà họ đã từng có những kỷ niệm đẹp với tình yêu.

    Để tránh tình trạng này, tốt nhất khi đã chia tay bạn không nên đến những nơi đó và tìm mọi cách để phân tán tư tưởng của mình về người yêu cũ. Nếu có điều kiện, bạn nên đi chơi, đi ngắm cảnh núi non hùng vĩ, thiên nhiên tươi đẹp, gặp gỡ những người bạn mới, những vùng đất mới... những điều đó sẽ giúp bạn quên đi chuyện buồn và mở rộng lòng mình hơn.

    4. Hòa mình vào tập thể

    Những bạn trẻ khi gặp chuyện buồn trong tình cảm luôn buồn rầu và xa lánh tập thể, xa lánh bạn bè. Về nhà tự giam mình trong phòng gặm nhấm nỗi buồn. Bạn càng làm như vậy sẽ càng khó thoát khỏi sự đau khổ.

    Nếu như bạn có thể hòa mình vào tập thể, cùng mọi người làm việc, học tập, sinh hoạt vui chơi, bạn sẽ cảm nhận được sự ấm áp vui vẻ, từ đó có thể quên đi cảm giác cô đơn, tăng thêm hứng khởi, tự tin cho bản thân. Sự trống trải trong tình yêu sẽ dần được thay thế bằng tình cảm tập thể, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

    5. Hãy trân trọng những gì mình đang có

    Tâm trạng thất tình không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn ảnh hưởng đến cả cuộc sống và công việc của bạn.

    Đến khi đã có bạn mới vẫn nhớ về người yêu cũ, lấy người cũ ra để so sánh với người mới, rồi cố bới ra những thiếu sót của anh bạn mới / cô bạn mới, rồi lại nuối tiếc đau khổ.

    Sự không thỏa mãn với hiện tại và hoài niệm đến mối tình đã qua thật không phải là cách xử trí thông minh. Những chuyện đã qua việc gì bạn phải cố công phí sức buồn rầu vì nó. Cách ứng xử thông minh là bạn hãy làm chủ hiện tại, biết trân trọng, đề cao những giá trị mình đang có, biết nhìn nhận rõ những ưu thế với quan điểm tích cực, bạn hãy vừa lòng với những gì mình đang có và cảm thấy vui vẻ với điều đó.

    Hà Châu (Báo Phụ Nử VN)
     
  11. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Hảy dủng cảm vượt qua nhửng thăng trầm của cuộc sống

    Cuộc sống chúng ta giống như một cuộc hành trình dài trong đó có nhiều giai đoạn. Tuỳ thuộc vào sự trưởng thành, trải nghiệm, mức độ cảm nhận mà bạn sẽ nhận ra đến một giai đoạn nào đó của cuộc sống bạn cần phải có cách nhìn mới để có hướng đi đúng hơn và cảm nhận cuộc sống trọn vẹn hơn.

    Đôi khi trong những hoàn cảnh thất bại hay khó khăn nhất tưởng chừng không còn lối thoát, bạn hãy dũng cảm vượt qua, thử nhìn nhận lại mình, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và khám phá thêm những ý nghĩa mới của cuộc sống.

    Để rồi sau đó bạn có thể nhìn lại chặng đường đã qua và cảm nhận được giá trị của sự dũng cảm và cách nhìn mới mà không có cảm giác ân hận hay nuối tiếc khi luôn nghĩ rằng lẽ ra phải quay lại từ đầu - vì đôi lúc đó là điều không thể.

    ********************​

    Cuối tháng trên đường đi làm về, một anh nhân viên nọ đã bị mất cắp túi xách trong đó có số tiền lương tháng mới lĩnh.

    Trên đường về nhà, anh rất buồn vì đó là sức lao động của cả 1 tháng làm việc. Anh tự trách mình sao quá vô ý, và lẽ ra anh không nên dừng lại ngăn cuộc đánh nhau của mấy cậu bé gần cổng trường học, mà trước đây có lần nào anh bị mất tiền như vậy đâu?

    Nhưng sau một lúc, anh tự nhủ nếu cứ nghĩ mãi như vậy, anh chẳng thể tìm lại được số tiền, cũng không quay ngược thời gian trở về lúc mới ra khỏi công ty. Sự lo nghĩ đôi khi dẫn đến tâm trạng chán nản, làm ảnh hưởng đến buổi ăn tối của gia đình, và cả những ngày làm việc sau đó nữa.

    Chợt một suy nghĩ đến với anh, số tiền bị mất mà ai đó vô tình nhặt được biết đâu lại giúp ích cho cuộc sống đang rất khó khăn của họ. Suy nghĩ đó làm anh nhẹ lòng, anh ghé qua nhà người bạn thân mượn ít tiền rồi vui vẻ về nhà như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

    Một người lữ hành trong cuộc hành trình dài do không định vị đúng hướng đã bị lạc đường. Sau khi nhận ra, anh mạnh dạn đổi hướng đi về hướng đúng mà không cần phải quay lại từ đầu. So với những người khác, có thể anh ta phải đi chậm hơn, vất vả hơn - nhưng anh đã có những trải nghiệm cần có.

    Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, mỗi khi nhận ra sai lầm, thay vì cứ mãi dằn vặt, khổ đau, bạn hãy bản lĩnh vượt qua sai lầm để bước tiếp một cách vững vàng hơn.


    Trích từ "Bí mật của hạnh phúc" - David Niven
     
  12. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Thư tâm sự

    Cô Thanh Tâm thân mến,

    Cháu là sinh viên đang học năm thứ hai. Nhà cháu nghèo lại đông các em nên việc học hành của cháu là một sự “gồng mình vượt khó”. Để có thể trang trải mọi khoản ăn, ở, đóng học phí... cháu phải vừa học vừa tranh thủ kiếm việc làm thêm.

    Ở cùng phòng với cháu trong ký túc xá nhà trường có bốn bạn nữa, mỗi người một hoàn cảnh nhưng chỉ có cháu là khó khăn nhất, phải tự kiếm sống để học.

    Rất vất vả nhưng bù lại cháu có đủ tiền cho nhu cầu tối thiểu của cá nhân, không phải vay mượn ai. Cháu rất vui vì mình đã sống tự lập được, manh quần tấm áo cũng không đến nỗi nào.

    Mấy tháng gần đây cháu xin được việc tiếp thị bia ở một trung tâm thương mại lớn, công việc phải làm từ 5 giờ chiều đến 11 giờ đêm, có khi đến 12 giờ khuya mới về đến nhà thì mọi người trong phòng đã ngủ rồi.

    Mỗi khi cháu sửa soạn đi làm, thay bộ quần áo tươm tất nhất, trang điểm cho mặt mũi dễ coi hơn một chút khi bước ra khỏi phòng thì những ánh mắt ác cảm nhìn theo cùng với những lời mỉa mai khinh bỉ : Trông cứ tưởng là “nai” hoá ra “nàng” đi “bán hoa”!.

    Trời ơi, dưới con mắt mọi người cháu xấu xa thế sao? Mỗi khi như thế, cháu chỉ biết khóc thầm và oán hận số phận mình nghèo mà phải bươn chải, chịu bao điều đắng cay tủi nhục. Chỉ có điều duy nhất an ủi động viên cháu là cháu học vẫn giỏi, ngoại trừ mấy người cùng phòng thì bạn bè, thầy cô đều rất thương quý cháu, giúp đỡ cháu rất nhiều.

    Cháu luôn tự nhủ mình : Cuộc đời là vậy, hãy tự tin để vươn lên, hãy cứ sống cho ngay thẳng, đừng bao giờ “bán linh hồn cho quỷ dữ”, còn thiên hạ nói sao, nghĩ sao, tùy họ.

    Suy nghĩ mạnh mẽ vậy, nhưng nhiều lúc cháu cảm thấy mình không đủ sức để vượt qua những điều ong tiếng ve rất khó chịu ấy. Trong phòng chỉ có 5 chị em với nhau mà dường như 4 người kia đứng về một phía, họ nấu ăn chung với nhau, đi đâu làm gì cũng dính với nhau, tỏ ra “ăn ý” với nhau trong các cuộc đi chơi, trong cách ăn mặc. Còn cháu thì lủi thủi một mình, ăn ở bếp tập thể sinh viên với mức ăn đạm bạc nhất, rồi học, rồi làm thêm một cách lặng lẽ.

    Cô ơi! Cháu còn phải học, phải sống chung với các bạn những hai năm nữa cơ, cháu thực sự rất muốn mọi người hiểu cháu, đừng nhìn cháu với ánh mắt thiếu thiện cảm và nói ra những lời làm cháu đau đớn như vậy. Những lời đó đã làm tổn thương lòng tự trọng của cháu. Sự thực không phải như họ nghĩ đâu, cháu luôn tự hào là những đồng tiền cháu kiếm được hoàn toàn sạch sẽ, nó được đổi bằng mồ hôi, công sức và trí tuệ của cháu chứ cháu không “bán hoa” với cái nghĩa bẩn thỉu như họ nghĩ đâu.

    Cô Thanh Tâm ơi, cháu gửi đôi lời tâm sự này mong cô hiểu cháu, cho cháu vài lời khuyên, cháu phải làm gì để mọi người hiểu công việc của cháu, đừng nhìn cháu với một thành kiến độc ác xấu xa như vậy. Cháu là đứa nhút nhát, luôn mặc cảm mình chỉ là con nhà “phó thường dân” nghèo khó, chẳng dám làm thân với ai để có thể chia sẻ buồn vui cô ạ. Bố mẹ cháu ở xa chỉ biết là cháu vẫn học hành chăm chỉ, cần mẫn lao động để sống độc lập, thế là yên lòng. Không ai hiểu được nỗi buồn đau riêng của cháu, cháu rất tin tưởng ở cô, mong cô thông cảm và giúp đỡ cháu vượt qua thử thách này để cháu sống thoải mái, vui vẻ hơn cô nhé.

    Cháu xin cảm ơn cô nhiều.

    K.A

    ******************​

    - Trả lời tư vấn của Chuyên Gia Thanh Tâm :

    Cháu K. A yêu quý!

    Cô rất mừng là cháu đã có nghị lực và niềm tin để đương đầu với khó khăn của hoàn cảnh mà vươn lên tự lập, học giỏi cho bố mẹ cháu vui lòng. Có được đứa con ngoan như cháu thật là một hạnh phúc lớn cho cha mẹ. Cháu hãy cố gắng lên, đừng quá mặc cảm về “thân phận nghèo khó” của mình cháu ạ, cháu là con nhà nghèo nhưng cháu đâu có “hèn” phải không nào?

    Thái độ cư xử của các bạn cùng phòng đối với cháu như vậy là không tốt, rất đáng chê trách.

    Có một thực tế mà ai cũng biết là một số ít sinh viên khi sống xa nhà, gặp khó khăn về vật chất đã làm những việc không chính đáng để có tiền tiêu xài khiến cho người đời thành kiến, ác cảm đến mức hễ thấy ai đi làm phục vụ nhà hàng, cà phê, bia bọt... là nghĩ ngay đến những chuyện mờ ám. Trường hợp của cháu cũng không ngoại lệ.

    Cô nghĩ để xảy ra tình trạng các bạn cùng phòng hiểu lầm những việc làm của cháu có lẽ một phần cũng là do cháu sống lặng lẽ, thiếu cởi mở tâm tình nên mọi người không hiểu rõ công việc của cháu. Bởi vậy cháu cần phải tìm cách cải thiện mối quan hệ với các bạn sao cho tốt.

    Đã bao giờ cháu chuyện trò, tâm sự với chị em về hoàn cảnh gia đình của mình chưa? Đã bao giờ cháu nói về công việc làm thêm của cháu cho các bạn nghe chưa? Nếu chưa thì lời khuyên đầu tiên của cô là hãy sửa sai ngay đi. Mặc cảm là mình nghèo nên sinh ra nhút nhát, sống co mình lại, cứ lặng lẽ học, lặng lẽ “đi sớm về khuya” cháu đã gây cho mọi người cảm giác cách biệt. Chỉ một việc là cháu học giỏi thôi đã gây cho các bạn cùng phòng khó chịu vì ghen tỵ (nét đặc trưng xấu của cánh con gái). Cộng thêm ấn tượng xấu với cái nghề phục vụ nhà hàng nữa nên họ mới có những lời xì xào, thái độ khinh thị làm cháu tổn thương như vậy.

    Cô tin là khi mọi người đã hiểu rõ việc làm ăn chính đáng của cháu thì họ sẽ thông cảm, sẽ chia xẻ và giúp đỡ cháu. Cô cũng rất tin là cháu sống có bản lĩnh, dù thế nào cũng “không bán linh hồn cho quỷ dữ”, cứ ngẩng cao đầu nhằm đường sáng mà đi cháu ạ.

    Hãy sống chan hoà, chân tình, cởi mở với bạn bè và phải biết rộng lòng tha thứ, cái gì bỏ qua được thì đừng cố chấp. Chỉ có như vậy cháu mới sống vui vẻ thoải mái để tập trung vào học hành đạt kết quả tốt.

    Chúc cháu luôn tự tin và nghị lực để thành đạt trong cuộc sống.


    Nguồn : Báo Phụ Nử VN
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/4/15
    bichdinh thích bài này.
  13. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Tin vào chính mình

    Trong phân tích Phật thường nhắc đến hình ảnh Hoàng tử Tất Đạt Đa ngồi ngắm dòng sông thu, trong một khoảng lặng sâu thẳm của tâm hồn, ông bỗng thấu suốt dưới đáy lòng sông phẳng lặng kia là những đợt sống ngầm, những con nước đục ngầu sấy động những sân hận, dối trá, chiến tranh, những cảnh cùng cực mà con nguời bị cuốn vào miên viễn. Người đàn ông ngồi trước tôi – 50 tuổi chủ một nhà in nổi tiếng – cũng có một nụ cười phẳng lặng như thế khi anh kể về cuộc đời mình, một cuộc đời nhiều suy ngẫm:

    Khi tôi lên 8, Mẹ tôi mất vì bạo bệnh. Vài tháng sau tôi ở với dì ghẻ. Nỗi đau mất Mẹ chưa nguôi giờ đây tôi còn phải hứng chịu sự ác nghiệt của người dì ghẻ. Làm con trai mà đêm nào nước mắt cũng ướt đầm. Tôi nhớ những ngày có Mẹ. Rồi tôi cũng tập dần cuộc sống thiếu Mẹ. Nhưng càng lớn thì càng thấy thiếu Mẹ. Mẹ tôi là người kinh doanh giỏi. Ba năm sau khi mất Mẹ, nhà tôi sa sút trầm trọng, tôi rơi xuống đáy của sự khổ cực. Mẹ kế không biết làm gì nên của cải trong nhà cứ thế mà đi, đến nỗi chẳng còn đồng nào để đi học cả. Tôi bắt đầu nản chí. Ngày đầu tiên bỏ học, tôi lang thang khắp nơi, nắng cháy đầu mà lòng trống rỗng. Tôi ngồi bệt trên đường, nghĩ sao mình bất hạnh thế này. Chiều về vẫn giấu gia đình, lặng lẽ làm việc nhà đợi đến đêm ngủ một giấc cho quên hết. Nhưng cả đêm thức trắng. Tôi nung nấu cho mình phải tìm việc gì đó làm thêm để kiếm tiền đi học vì tự nghỉ rằng nghèo đâu phải là cái tội. Ngày trước mình ăn mặc sạch sẽ, tươm tất vì có Mẹ chăm sóc, giờ đến trường trong chiếc áo rách, quần thủng, xấu hổ mà không dám đi học, như thế có hèn không? Thiếp đi một lúc, tôi thấy Mẹ về, nhìn tôi thật buồn… Tỉnh giấc, nhớ lại những ngày đi học lúc nào tôi cũng đứng đầu lớp, bạn bè hỏi bài suốt ngày, vui lắm… Cả sau này bận đồ rách, các bạn vẫn chơi với tôi, vẫn hỏi bài tôi, đâu có bạn nào khinh rẻ mình…. Trời sáng, tôi rửa mặt và quyết định đến trường.

    Từ lúc đó tôi không cho phép mình một lần nào nữa nghĩ đến chyện bỏ học. Thậm chí tôi không cho phép mình học sa sút đi một chút nào. Với quyết tâm đó, tôi luôn đứng đầu lớp cho đến khi đậu đại học, và lấy được xuất học bỗng đi Nga. Đó là bài học đầu tiên về sự quyết tâm, về ý thức làm người. Phải biết tin vào chính bản thân, và khi đã có niềm tin ấy, mình sẽ có một sức mạnh lớn lao giúp mình vượt qua mọi thử thách của cuộc đời
    ”.

    Câu chuyện của ông là một minh chứng cho ý thức tự vượt lên và cũng nhờ đó, con người không còn sân hận với chính mình. Tin vào chính mình sẽ giúp ta vượt lên chính chúng ta.

    Sẽ có lúc bạn nghe lời than thở: “Cuộc đời thật là chán!”. Có bao giờ bạn nghĩ câu nói đó gieo vào bạn những suy nghĩ gì không? Thật ra cuộc sống vẫn diễn ra tốt đẹp, chỉ có những suy nghĩ của bạn mới là đau khổ, chán chường. Suy nghĩ ấy sẽ khiến bạn tệ hại...

    Đừng phí thời gian than thở về những hạn chế của mình… càng nói về những tồi tệ, bạn càng giữ nó bên mình. Và vô tình bạn sẽ trở thành kẻ thất bại trước những thử thách trong cuộc sống.

    Bạn có muốn làm người thất bại không ? Dĩ nhiên là không ! Vậy thì bạn hãy đứng dậy, hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp, mỉm cười với lòng mình và nói: “Tôi tin vào chính tôi”.

    Nguồn : Doanh Nhân Sài Gòn
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/4/15
  14. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Nếu được làm lại từ đầu...

    Nếu tôi tỉnh táo hơn, nếu tôi đừng vì cái sĩ diện hão của đàn ông, nếu tôi không bị những cám dỗ tầm thường lôi cuốn thì tôi vẫn tiếp tục được sống. Nhưng muộn lắm rồi. 28 tuổi đâu còn bé để có thể khóc như một đứa trẻ!

    Tôi đã cố gắng để nước mắt không chảy nhưng sao vẫn cứ xót xa!

    Hồi còn là sinh viên, tôi chỉ biết chúi đầu vào sách vở. Ngoài học hành ra tôi chẳng hề quan tâm những chuyện yêu đương trai gái. Tôi chỉ cần những học bổng để những bài tập lớn nhỏ được hoàn thành sớm. Rồi tôi cũng có một tình yêu trong sáng và chân thành.

    Sau khi ra trường, nhờ có ông cậu "làm to" trong TP.HCM nên tôi dễ dàng được thu nhận vào một công ty xây dựng. Cuộc sống thay đổi, lại tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn mới lạ, tôi giống như một cậu học sinh lớp 1 được lật từng trang vở mới. Cuộc sống của tôi cũng bắt đầu có ngã rẽ từ đây.

    Là kỹ sư xây dựng, ban đầu tôi được phân công ở vị trí giám sát công trình, nay đây mai đó. Lúc thì lên Tây nguyên, khi thì xuống mấy tỉnh miền Tây Nam bộ. Đi nhiều thành ra tôi cũng hơi lông bông và buông thả. Sau đấy tôi được ông cậu đưa về làm ngay trụ sở công ty ở thành phố. Tôi được các đồng nghiệp “yêu quý” đặc biệt nên đi đâu cũng rủ tôi đi theo.

    Tiền có, bù đắp lại những tháng ngày thiếu thốn khi còn là sinh viên, lúc nào cũng phải chạy vạy lo từng bữa ăn, tôi bắt đầu sống phong lưu. Tôi quên rằng ngoài Hà Nội còn có người con gái đang chờ mong một đám cưới diễn ra khi công việc ổn định. Với tôi lúc này chỉ là tiền, tình và mặc sức ăn chơi.

    Tôi dần quên mất tôi từng là bờ vai, chỗ dựa tinh thần cho người con gái ấy. Với tôi lúc này chỉ là tiền, tình và mặc sức ăn chơi.

    Thật ra tôi chỉ thật sự thay đổi khi đặt chân đến sàn nhảy. Tôi vội sa vào vòng tay của những cô gái chân dài. Phải nói là họ đẹp, rất gợi cảm. Cái quan trọng là họ biết chiều chuộng những gã đàn ông có ánh mắt hau háu như tôi.

    Trong một lần uống say, bia rượu làm tôi lẫn lộn. Sẵn có vài lời khích bác, châm chọc của một anh đi cùng, tôi đã "vào cuộc" với một em mà quên đi sự phòng vệ cho chính mình.

    Sau lần ấy tự nhiên tôi thấy gai lạnh và lần đầu tiên trong đời tôi lo sợ mình sẽ chết. Chưa có gì chắc chắn, cũng chưa có gì biểu hiện tôi đã bị “dính” cả. Thế nhưng tôi vẫn có cảm giác bất an và nặng nề. Tôi không đủ dũng khí để đến bệnh viện xét nghiệm máu. Sau một thời gian phải sống trong cảm giác nơm nớp lo sợ, tôi bí mật tìm đến một trung tâm y tế nhỏ ở ngoại thành để không ai biết cả.

    Tôi rất hoang mang, lo lắng. Nói đúng hơn là tôi không đủ kiên nhẫn ngồi nghe bác sĩ tư vấn, trò chuyện trước khi làm xét nghiệm. Hôm đến nhận kết quả, tôi đã gục ngã ngay sau khi bác sĩ thông báo tôi dương tính với HIV. Mắt tôi nhòe đi, những giọt nước mắt ân hận rơi lã chã trên tờ giấy xét nghiệm.

    Bác sĩ chìa về phía tôi cuốn sách nhỏ chuyên tư vấn cách sống dành cho những người bị bệnh thế kỷ như tôi. Tai tôi cứ bị ù đi trước những lời động viên, an ủi của bác sĩ. Cảm giác tội lỗi và bệnh tật cứ từng ngày bủa vây, giày vò tôi. Tôi gọi điện chia tay với người con gái tôi từng yêu. Thà để cô ấy nghĩ tôi đang hạnh phúc với tình yêu mới còn hơn để cô ấy biết vì phản bội mà giờ đây tôi đang phải sống với cảm giác mình sẽ chết trong nay mai.

    Tôi không còn mặt mũi nào để về gặp bố mẹ. Bao kỳ vọng mà gia đình đặt lên vai tôi đã sụp đổ. Tôi cũng không muốn vì tôi mà ông cậu bị mất uy tín. Tôi quyết định lặng lẽ vào Cà Mau làm phu hồ cho một công trường xây dựng.

    Tôi muốn sống thanh thản những ngày còn lại. Tôi không trách ai cả mà chỉ thấm thía nỗi đau mình đang phải đối mặt. Tất cả chỉ vì sa chân lỡ bước, nhưng có lẽ cũng đáng lắm.

    Nếu có thể làm lại, tôi sẽ không mắc sai lầm. Đây là những dòng nhật ký tôi viết cho tôi. Cho riêng một mình tôi thôi, tôi không nghĩ là mình có thể chia sẻ với người khác. Điều đó thật khó. Nhưng hôm nay không hiểu sao tôi lại muốn được tâm sự cùng mọi người, có khi lòng tôi sẽ bớt đau khổ phần nào, chút ít thôi cũng được. Quan trọng là tôi không muốn có thêm những người trẻ sẽ đi vào vết xe đổ giống tôi.

    Tự đáy lòng mình, qua tâm sự này tôi muốn gửi gắm đôi điều đến các bạn trẻ: Hãy tỉnh táo hơn trong mọi mối quan hệ. Chỉ có như vậy mình mới có một tương lai không mắc phải sai lầm.

    Nhiepanhgia...@

    Nguồn : Tuổi Trẻ Online
     
    Chỉnh sửa cuối: 30/4/15
  15. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Cô ơi! Con đã hiểu!

    Cô ơi, đã 10 năm rồi con vẫn không thể nào quên kỷ niệm ngày ấy - kỷ niệm về một người cô đã cho con niềm tin để dũng cảm bước tiếp trên đường đời...

    Sáng tháng năm trời bừng nắng hạ, khung cảnh vui tươi và trong sáng biết mấy. Phượng rực đỏ cả khoảng trời như thi gan cùng nắng lửa. Ve kêu râm ran, lảnh lót đâu đây tiếng chim hót chuyền cành tạo nên bản hòa ca thật vui tai. Những sáng đi học thế này làm lòng tôi giải tỏa hơn. Nỗi bực dọc và đau xót như phai bớt phần nào. Tôi thích đi học. Tôi muốn đến trường hơn là về nhà. Về làm gì chứ - cái căn nhà ẩm thấp và dột nát đó chỉ đặc những tiếng chửi thề và tiếng nấc vô vọng. Tôi chỉ muốn ở đây thôi, quanh bạn bè và thầy cô - những người yêu thương và thấu hiểu tôi chứ không như họ...

    Sáng thứ hai có tiết văn. Tôi thường mong đến giờ văn để được nghe tiếng cô giảng - ấm áp và trìu mến, để được nghe cô nói về cuộc đời, về con người, về vốn sống... Cô cho chúng tôi nhiều lắm - một giáo viên tận tâm với nghề và yêu thương học trò hết mực.

    Tiết văn hôm nay làm bài viết. Tôi đã chuẩn bị tinh thần. Cô luôn có những đề văn hay khơi nhiều nguồn cảm xúc. Tôi đã nghĩ ra nhiều trường hợp có thể xảy ra trên đường đến lớp. Trống vào, cô cầm phấn ra đề lên bảng. Tôi hồi hộp, con tim rung lên đầy hưng phấn nhưng cổ họng tôi bỗng nghẹn ứ lại như có hòn đá lớn đè nặng. Đề ra là: "GIA ĐÌNH CỦA EM". Tôi biết viết gì đây? "Gia đình" ư? "Gia đình" là gì? Tôi tự hỏi trong một mớ hỗn độn.

    Đối với tôi, hai chữ "gia đình" đã từ lâu không còn ý nghĩa. Mẹ bỏ cha tôi đi từ khi công ty ông phá sản, nhà cửa phải bán hết để trả nợ, và ba năm rồi chưa một lần trở về thăm tôi. Còn ba tôi - từ giám đốc một công ty lớn, giờ trở về quê với nghề thợ mộc. Ông nghiện rượu từ hồi đó. Ông uống để quên đi bao nỗi buồn chất chứa trong lòng, uống để say, để khỏi phải đối mặt với sự thực phũ phàng. Tôi sống với cha tôi trong căn nhà ẩm thấp đó, điều kiện sống chật vật.

    Phải mất một thời gian tôi mới thích nghi được cuộc sống thiếu thốn này: không mạng, không shopping, không xe đón đưa, không có những bữa cơm quây quần ấm cúng và... không tình cảm. Tôi biết viết gì đây? Chằng lẽ lại viết về một gia đình đã tan vỡ, viết về nỗi đau, về người mẹ bỏ tôi đi, về người cha suốt ngày nghiện rượu và mắng chửi. Nước mắt cứ thế trào ra thấm đẫm gò má tôi, ướt nhoè trang vở. Nỗi tủi nhục làm tim tôi đau nhói. Tôi giận cô. Sao cô lại làm tôi rơi vào khoảnh khắc đau đớn này? Chẳng lẽ cô lại không biết gia cảnh của tôi? Chẳng lẽ cô lại muốn tôi đau?

    Tôi như rạn nứt con tim khi nhìn những đứa khác vừa viết vừa nở nụ cười hạnh phúc. Chỉ có mổi một mình tôi mới phải gánh chịu nỗi bất hạnh này. Tôi giận cha, giận mẹ - những người đã không cho tôi cái quyền được biết về gia đình êm ấm. Tôi giận cô, giận đời, giận cả chính mình. Tôi để giấy trắng bài văn hôm đó, lòng lại buồn hơn khi nghĩ tới con điểm 0 sẽ in dấu trong sổ điểm. Đành thế thôi, biết làm thế nào, họ không cho tôi quyền được viết.

    Tiết trả bài đến sau hai tuần. Tôi biết trước, ngoảnh mặt ra bầu trời xa xăm, không chú ý đến bài chữa. Cuối giờ không thấy bài của mình đâu, tôi cũng thây kệ, chỉ là một tờ giấy trắng và một con ngỗng lớn. Nhưng giờ ra chơi khi lớp đã ra sân hết, cô mới đến bên tôi lấy bàn tay lau những giọt nước mắt sắp sửa lăn dài trên má tôi và đưa cho tôi tờ giấy với đề văn "ƯỚC MƠ CỦA EM VỀ MỘT GIA ĐÌNH".

    Cô không nói gì, chỉ thấy khoé mắt cô rưng rưng. Ôi cô! Con đã hiểu lầm cô, con xin lỗi cô. Cô không chấm điểm 0 mà cho con một sự lựa chọn khác. Tôi có dịp trải lòng mình. Một lần nữa tôi khóc. Khóc vì cuộc đời bất hạnh, khóc vì tủi nhục, khóc khi biết có một người cô luôn gần bên, là chỗ dựa cho con trong mọi hoàn cảnh. Con cảm ơn cô nhiều lắm! Cô ơi! Con đã hiểu!

    * * *​

    Mười năm rồi cô ơi! Chính việc làm của cô, tình thương của cô đã giúp con có dũng khí đối mặt với cuộc sống, bước tiếp những chặng đường phía trước. Cả năm học đó con nhớ chứ! Cô luôn bên con, an ủi con, đến tận nhà giảng bài cho con và lựa lời khuyên bảo cha con. Con tâm sự với cô mọi điều. Người mẹ sinh thành ra con thì không có mặt nhưng con vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc vì đã có cô - người mẹ thứ hai chở che đời con.

    Giờ đã là giảng viên học đường, trưởng thành nhiều rồi nhưng con vẫn ước một lần được trở lại là cô học trò cũ của cô năm xưa, để được nhìn thấy ánh mắt trìu mến, được nghe tiếng giảng bài ấm áp thân thương và được cô dạy bảo. Cô là tia nắng sáng soi đời con, chắp cánh ước mơ và cho con vốn sống.

    Con cảm ơn cô nhiều lắm! Cô ơi!

    Bùi Thị Hồng (Tuổi Trẻ Online)
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/5/15
  16. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Quả ngọt sau ngày gian nan

    Họ đã nhẹ nhàng vượt qua những vất vả, chông chênh của cuộc đời bởi một tâm niệm duy nhất: vì con.

    [​IMG]
    Niềm hạnh phúc của vợ chồng ông Khải khi vui vầy bên con cháu


    Bà tuổi 49, ông tuổi 51, giờ ngoài những buổi làm công nhân vệ sinh ở Công ty TNHH một thành viên Công trình đô thị Bến Tre, niềm hạnh phúc của ông bà là những phút vui vầy bên đứa cháu ngoại đầu lòng.

    Rời quê

    23 năm trước từ Hải Phòng, vợ chồng ông Đoàn Như Khải dắt díu nhau vào Bến Tre lập nghiệp với mong ước các con có cuộc sống tốt đẹp hơn. Bạc tiền không có, vơ vét lúa non bán tống bán tháo chỉ đủ để cả nhà mua vé tàu lửa vào Nam.

    Được người thân cho mảnh đất trống, vợ chồng ông cất tạm căn chòi để ở bằng lá dừa nước quanh đó. Ông xin bốc vác ở công ty than hoạt tính, còn bà làm công nhân xe chỉ xơ dừa. Bấy giờ ba đứa con của ông bà còn quá nhỏ. Con gái lớn nhất 6 tuổi, con kế 4 tuổi, thằng út mới 7 tháng tuổi nên bà Trần Thị Vững làm việc mà bụng bồn chồn không yên.

    “Thời gian đó tôi ở bên con rất ít, mãi đến khi xin vào làm công nhân ở công trình đô thị mới gần con được nhiều hơn...” - bà Vững tâm sự. Và sự cơ cực của ông bà tăng lên khi hai đứa con gái vào cấp I. Học phí, tiền sinh hoạt cả nhà khiến ông bà làm việc đêm ngày. 2g sáng bà lọ mọ thức dậy đi quét rác các tuyến đường thị xã, xong lại đẩy xe khắp các ngõ hẻm thu gom rác. 6g công việc kết thúc, bà quay về lo việc bếp núc, chăn nuôi. 18g tiếp nối công việc đẩy xe rác.

    Còn ông Khải cặm cụi kiếm thêm bằng cách tăng ca. Làm được bốn năm thì công ty giải thể do kinh doanh thua lỗ, ông Khải xoay qua làm phụ hồ rồi đạp xe đi bán kem khắp các tuyến đường thị xã, huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành... cách xa nhà 20-30km. 3g sáng ông bắt đầu công việc đến hơn 19g mới về tới nhà.

    Qua cơn bĩ cực

    Ông Khải thổ lộ: “Mấy chục năm trước chỗ vợ chồng tôi ở rất hoang vắng, xung quanh bao bọc bởi những kênh rạch trồng dừa nước. Đường khi ấy là đường đất. Cuộc sống khó khăn nên vợ chồng chi tiêu, ăn uống tằn tiện. Tuy nhiên, các con rất ngoan, ba mẹ cho ăn gì, mặc gì... cũng không kêu ca”.

    Xứ dừa ngõ ngách, kênh rạch chằng chịt, nhiều nơi đường rất hẹp nên rất nhiều lần ông Khải đẩy xe đi bán bị vấp té xuống mương, nước tràn vào hư hết thùng kem. Lỗ vốn nhưng khi về nhà ông không hề bực tức, quạu quọ với vợ con. Bà Vững cũng thế. Có những hôm một mình quét rác giữa đêm lạnh, phần nhớ quê, phần cám cảnh phận mình “chẳng lẽ cả đời cứ gắn với rác” khiến bà buồn tủi bật khóc. Biết chuyện, ông không ngừng vỗ về, an ủi. Cứ thế ông bà động viên nhau gắng sức lo cho con ăn học từng năm một.

    Năm con ông vào cấp III, ông xin làm công nhân công trình đô thị, khâu xịt ruồi ở bãi rác Phú Hưng. Lương ông bà cộng lại căn cơ ổn định nên cuộc sống đỡ vất vả hơn. Dư một ít vợ chồng mua lại mảnh đất người thân, đổ đất đắp nền cao ráo rồi lần hồi cất nhà. Ông Khải cười tươi: “Không ai cất nhà như tụi tôi. Ban đầu chỉ xây hai vách tường rồi để đó. Dành dụm một ít thì mua tôn thiếc lợp vào, thêm một ít nữa làm thêm cửa nẻo, một thời gian sau đắp thêm gạch men...”. Cứ thế vợ chồng ông lần lượt lắp vào khoảng trống cho đến khi ngôi nhà hoàn chỉnh. Có nhà rồi vợ chồng ông lại “tha” về chiếc xe máy mới mua trả góp. Mấy năm sau trả dứt nợ, lần hồi sắm thêm tivi, tủ lạnh...

    Năm 2004, vợ chồng ông bắt đầu dư chút đỉnh. Hai con gái học lên trung cấp, đại học giờ đã lập gia đình có việc làm ổn định ở Bến Tre, còn con trai út đang học tại Hà Nội. Ông bà khoe: “Tài sản quý nhất của tụi tôi là mấy đứa con ngoan hiền, nếu không có các con, không biết vợ chồng tôi có ngày hôm nay không”...

    Minh Tâm (Tuổi Trẻ Online)
     
  17. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Những công nhân kiêm sinh viên đại học

    Khó khăn của cuộc sống nghèo nàn không làm vơi đi ham muốn được vào đại học. Nhiều bạn trẻ tìm cách tự lực vừa học, vừa làm để tồn tại mà vẫn đeo đuổi được đam mê học hành.

    Sinh ra trong gia đình dân tộc Thái đen ở xã Nghĩa Liên, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An, cuộc sống của Hà Thị Thùy khó khăn gấp bội khi cô bước vào năm nhất khoa Môi trường, đại học Sài Gòn. Để tự trang trải, Thùy làm thêm nghề công nhân may cho một công ty ở Tân Bình. Thùy tâm sự : "Bố em bệnh nặng không tiền thuốc thang nên mất sớm. Mẹ thì ngày càng yếu vì đau thần kinh. Từ nhỏ, em ước mình học thành bác sĩ để chữa bệnh cho bố mẹ".

    Khao khát thoát khỏi cảnh bó mình trong chốn quê nghèo, một thân một mình cô đã tìm đến TP HCM, vừa làm vừa ôn thi đại học Sài Gòn.

    Thùy bắt đầu đời sống vừa học vừa làm cách đây một năm sau khi khá chật vật xin làm công nhân trong công ty may. "Em vẫn còn nguyên cảm giác rùng mình khi nhớ lại những buổi tăng ca đến tận 9h tối. Những đêm phờ người mà vẫn chẳng dám ngủ vì còn cả khối bài vở chưa ôn", Thùy thật thà.

    Kết quả 19,5 điểm đạt được trong kỳ thi ĐH (đủ vào khoa Môi trường, một trong những ngành có điểm chuẩn cao nhất) không làm cô hài lòng. "Em không có nhiều điều kiện cả về tiền bạc và thời gian để đến trung tâm luyện thi như bao bạn khác. Kiến thức thì quá mênh mông mà em chỉ biết tự học lấy", nữ sinh viên chia sẻ.

    [​IMG]
    Thùy lại miệt mài trong xí nghiệp may trong suốt thời gian hè nghỉ học

    Ngày nhận được tin thi đậu đại học bên cạnh niềm vui còn thấp thoáng nỗi buồn. Gánh nặng của chặng đường dài khiến cô tân sinh viên có thêm nhiều lo lắng. Trong ngấn nước mắt không ngăn được, Thùy nhỏ giọng : "Anh em họ hàng, người trong làng mừng thì ít mà trách thì nhiều. Ai cũng bảo con gái lớn mà không biết thương mẹ, đi học cao vậy rồi còn giúp đỡ được gì cho gia đình. Hỏi mẹ có mừng không, mẹ chỉ bảo thêm lo nhiều hơn, bởi mẹ tự biết không có gì nuôi con đi học".

    Số tiền ít ỏi từ tiêu chuẩn vay vốn hỗ trợ dành cho hộ nghèo mỗi năm thường để dành cho người chị và em gái đang học ở quê nhà. Cho nên, khi các bạn trang lứa được nghỉ hè, về thăm gia đình là lúc Thùy lại cặm cụi trong xí nghiệp may để tranh thủ kiếm thêm ít tiền đóng học phí cho năm kế tiếp.

    Và còn nhiều nữa... những hoàn cảnh như Thùy, .... đâu đó trong các nhà máy, xí nghiệp. Đó là những gương mặt đại diện cho một thế hệ trẻ tự biết khắc phục hoàn cảnh, bươn chải trong dòng cuốn của cuộc mưu sinh vất vả, tìm đường cụ thể hóa ước mơ của mình. Thùy chia sẻ : "Em vẫn chờ một cơ hội quý báu đến cho em được học lại nghề bác sĩ. Dù vất vả, khó khăn mấy, em vẫn cố gắng vì đó là ước mơ của đời mình".

    Hải Duyên (VnExpress)
     
  18. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Kiên trì để tồn tại và đứng vững trên thị trường

    Mặc dù vấp phải nhiều khó khăn trong những ngày đầu khởi nghiệp, từng có lúc trắng tay và không đủ tiền để mua cho mình bữa ăn tối. Nhưng luôn kiên trì, không ngừng công việc nghiên cứu và quảng bá những sản phẩm của mình, công ty của Hu Yunrui đã tồn tại và đứng vững trên thị trường.

    Câu chuyện về Hu Yunrui, chàng cử nhân nghèo chỉ trong vòng hai năm đã vươn lên trở thành ông chủ và kiếm được 3 triệu nhân dân tệ (hơn 8 tỷ đồng) đang được cộng đồng cư dân mạng Trung Quốc chuyền tay nhau với lòng khâm phục và ngưỡng mộ.

    Hu Yunrui là cử nhân Trường đại học Công nghiệp Nam Trung Quốc và nhận bằng thạc sĩ chuyên ngành Kỹ sư hóa học năm 2007. Sau đó, Hu mở công ty riêng. Hiện tại, Hu là tổng quản lý của công ty công nghệ vật liệu mới Guangzhou Jinnuo.

    Thành công lớn nhất mà Hu Yunrui đạt được là tạo ra một chất kết dính có thể gắn được dễ dàng hợp kim nhôm và nhựa PVC, đó là bí quyết đưa công ty của Hu trở thành một doanh nghiệp có triển vọng trong lĩnh vực này.

    Sáng chế đó của Hu đã giành được giải cao tại Cuộc thi sáng chế công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp tỉnh, dự kiến sẽ được sớm đưa vào thị trường.

    Hu Yunrui sinh ra và lớn lên tại tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc. Để có tiền ăn học, Hu đã làm đủ nghề kiếm sống. Những trải nghiệm đó dạy cho Hu cách để tồn tại và đứng vững trên thị trường đầy tính cạnh tranh.

    Mặc dù vấp phải nhiều khó khăn trong những ngày đầu khởi nghiệp, từng có lúc trắng tay và không đủ tiền để mua cho mình bữa ăn tối nhưng Hu không bao giờ ngừng công việc nghiên cứu và quảng bá những sản phẩm của mình.

    Tôi đã cảm thấy rất mệt mỏi nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ”, Hu nhớ lại.

    Sau một năm vật lộn trên thương trường, chất kết dính do công ty của Hu sản xuất đã thay thế hàng nhập khẩu vào trong nước. Sản phẩm của Hu không gây ô nhiễm nên được rất nhiều doanh nghiệp quốc tế đặt mua.

    Hiện Hu đang rất tự tin với kế hoạch mở rộng công ty công nghệ của mình. Hu nói: “Không có bất kỳ doanh nghiệp nào có bước khởi đầu êm ả cả. Chỉ có một thái độ tích cực và quyết tâm cao mới có thể giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn”.

    Là một doanh nhân, Hu cũng chỉ ra rằng : “Các doanh nghiệp cần gánh vác trách nhiệm xã hội và chú trọng đến những sản phẩm, công nghệ “xanh”, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và có trách nhiệm với xã hội”.

    Nguồn : Dân Trí
     
  19. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Gương thành đạt của Soichiro Honda

    Năm 1938, khi còn đang đi học, Honda bán tất cả những gì ông có và đầu tư vào một xưởng chế tạo nho nhỏ và ở đây ông bắt đầu khai triển ý tưởng của mình về bạc của Pit-tông.

    Ông muốn bán công trình của mình cho công ty Toyota vì thế ông vùi đầu làm việc ngày đêm, ngủ ngay trong xưởng chế tạo và luôn tin chắc mình sẽ thành công. Ông thậm chí còn đem bán đồ trang sức của vợ để tiếp tục nghề nghiệp.

    Nhưng khi ông chế tạo xong chiếc bạc pit-tông và đem giới thiệu cho Toyota, hãng này trả lời là những chiếc bạc ông chế tạo không đáp ứng tiêu chuẩn của họ. Ông quay về nhà trường trong hai năm, ở đây ông phải hứng chịu những lời nhạo cười của các giảng viên và bạn học vì họ cho rằng những thiết kế của ông quá vô lý.

    Nhưng thay vì để tâm đến kinh nghiệm đau đớn này, ông quyết định tiếp tục nhắm tới mục tiêu của mình. Rốt cuộc, hai năm sau đó, Toyota đã chấp nhận ký hợp đồng với Honda.

    Niềm say mê và tin tưởng của ông đã được tưởng thưởng vì ông biết điều mình muốn, hành động, nhận ra điều gì có tác dụng và liên tục thay đổi phương pháp cho tới khi đạt được mục tiêu mong muốn. Thế rồi một vấn đề mới lại phát sinh.

    Chính phủ Nhật đang lâm chiến và họ từ chối cung cấp cho ông vật liệu để xây dựng nhà máy. Ông bỏ cuộc ư? Không!

    Ông để bụng suy nghĩ về sự bất công ư? Ông thấy giấc mơ của ông đã chết rồi ư? Hoàn toàn không!

    Một lần nữa, ông quyết định rút tỉa kinh nghiệm và khai triển một chiến lược mới. Lần này ông cùng đồng nghiệp sáng chế ra quy trình để chế tạo vật liệu của mình để xây dựng nhà máy.

    Trong thời kỳ chiến tranh, nhà máy 2 lần bị trúng bom, khiến phần lớn cơ sở chế tạo bị phá hủy. Phản ứng của Honda? ông lập tức tập hợp lại các bạn, họ cùng nhau đi thu nhặt các thùng xăng mà máy bay Mỹ đã đổ bỏ. Ông gọi chúng là" Quà tặng của Tổng thống Truman" vì chúng cung cấp nguyên vật liệu cho quy trình chế tạo của ông.

    Cuối cùng sau khi đã thoát được tất cả những rắc rối đó, một trận động đất đã san bằng nhà máy. Honda quyết định bán quy trình chế tạo pit-tông cho Toyota.

    Sau chiến tranh, nước Nhật bị thiếu nhiên liệu trầm trọng và Honda thậm chí không có xăng để chạy xe hơi của mình đi mua thức ăn cho gia đình. Bí quá, ông đành gắn một mô-tơ nhỏ vào chiếc xe đạp. Thế là ngay sau đó, những người hàng xóm chạy đến xin ông cũng làm những chiếc "xe đạp gắn máy" chọ họ. Ông gắn hết chiếc mô-tơ này đến chiếc mô-tơ khác, cho đến khi hết sạch số mô-tơ ông có. Thế là ông quyết định xây dựng một nhà máy để chế tạo loại mô-tơ cho sáng chế mới của ông, nhưng tiếc thay ông không có vốn.

    Giống như trước kia, ông quyết định phải kiếm cách! Giải pháp của ông là viết thư cho từng người trong 18.000 chủ hiệu xe đạp khắp nước Nhật và kêu gọi họ giúp vốn. Ông nói họ có thể góp phần trong việc khôi phục lại nước Nhật nhờ phát minh linh động của ông và thuyết phục được 5.000 chủ hiệu ứng trước số vốn ông cần. Thế nhưng , bộ máy của ông để gắn vào xe đạp còn quá to và cồng kềnh. Vì vậy ông điều chỉnh lại kích cỡ và làm ra một động cơ nhẹ và gọn hơn cho chiếc xe gắn máy. Ông đặt tên cho nó là "Super Cup" và thứ xe mới này đã thành công trong nháy mắt. Ông được trao giải thưởng của Nhật hoàng. Về sau, Ông bắt đầu xuất khẩu xe gắn máy của ông sang Châu Âu và Hoa Kỳ và tiếp theo là đến thập niên 70, ông xuất khẩu xe hơi của ông và chúng cũng đã trở nên nổi tiếng.

    Ngày nay, Công ty Honda sử dụng hơn 100.000 nhân viên ở cả Mỹ và Nhật và được coi là một trong những hãng chế tạo xe hơi lớn nhất ở Nhật, bán chạy nhất ở Mỹ, chỉ thua Toyota. Sự thành công này là nhờ ở một con người đã thấu hiểu được sức mạnh của một quyết định dứt khoát để đi đến hành động, bất chấp mọi hoàn cảnh.

    Để thành công, bạn phải có mục tiêu dài hạn. Hầu hết các thách đố chúng ta gặp trong cuộc đời là do chúng ta chỉ để ý đến mục tiêu trước mắt.

    Thành công hay thất bại không phải là những kinh nghiệm có được một sớm một chiều.

    Chúng ta thất bại ở từng quyết định nho nhỏ trên đường đời gộp lại. Thất bại vì không đi đến cùng. Thất bại vì không hành động. Thất bại vì cố chấp. Thất bại trong việc xử lý các tình huống tâm linh và cảm xúc. Thất bại trong việc kiểm soát các mục tiêu.

    Ngược lại, thành công là kết quả của những quyết định nho nhỏ: quyết định nhắm một chuẩn mực cao hơn, quyết định cống hiến, quyết định nuôi dưỡng tâm trí thay vì để cho môi trường chi phối, những quyết định nho nhỏ này làm nên kinh nghiệm cuộc đời mà chúng ta gọi là thành công. Không một cá nhân hay một tập thể nào thành công mà do những mục tiêu ngắn hạn cả.

    Trích từ "Đánh thức con người phi thường trong bạn" - Anthony Robbins
     
  20. langtu

    langtu Sinh viên năm III

    Người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc

    “Trước tiên và quan trọng nhất là phải tự tin và hãy là chính mình. Sẽ không có vinh quang nào đến với bạn nếu không có sự tranh đấu gian khổ của bản thân.” Wilma Rudolph(*) là một cô gái có thể gây chú ý ngay cái nhìn đầu tiên của bạn.

    [​IMG]
    Wilma Rudolph

    Tuy chỉ cao 1m56 và nặng chưa đầy 60 ki-lô-gam nhưng cô nhanh như một tia chớp. Những người xem Wilma thi đấu vào những năm cuối thập niên 1950 đến đầu thập niên 1960 đều được cảnh báo rằng: Đừng chớp mắt, kẻo bạn không theo kịp tốc độ cô ấy!

    Cô là người con gái thứ 20 trong một gia đình có 22 người con. Cô sinh thiếu tháng nên mọi người nghĩ cô khó mà sống được. Nhưng cô vẫn sống khoẻ mạnh.

    Năm lên 4, cô bị viêm phổi và sốt phát ban. Sau trận ốm đó, cô bị liệt chân trái và phải dùng gậy chống khi di chuyển.

    Năm 9 tuổi, cô bỏ gậy và bắt đầu tự đi. Đến năm 13 tuổi cô đã có thể đi lại một cách bình thường và cô quyết định trở thành một vận động viên điền kinh. Cô tham gia vào một cuộc thi chạy và về cuối cùng.

    Những năm sau đó cô đều tham dự tất cả các cuộc thi, nhưng cũng đều về cuối. Mọi người nói cô từ bỏ nhưng cô vẫn tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành một vận động viên điền kinh.

    Và rồi cô đã giành chiến thắng trong một cuộc thi. Từ đó trở đi cô luôn chiến thắng trong tất cả các cuộc thi mà cô tham gia.

    Sau đó, tại Olympics Rome 1960, Rudolph trở thành “người phụ nữ nhanh nhất thế giới” và là nữ vận động viên người Mỹ đầu tiên đoạt ba huy chương vàng trong một kỳ thế vận hội. Cô chiến thắng ở cả ba cự ly 100m, 200m và tiếp sức 4 x 100m.

    Người chiến thắng không bao giờ bỏ cuộc!

    “Những người bình thường vẫn có thể gặt hái được những thành quả phi thường, bởi họ không hề có khái niệm “điểm dừng”. Một trong những tính cách thiết yếu của người thành công là lòng quyết tâm cao độ.” - George Allen

    Hạt Giống Tâm Hồn

    (*) Nữ vận động viên Mỹ Wilma Rudolph được mệnh danh là "con linh dương đen" đoạt huy chương vàng trong các môn chạy tốc độ 100 m, 200 m và tiếp sức 4 x 100 m.
     
    Zhiqiang thích bài này.
Moderators: amylee

Chia sẻ trang này