Đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG
>
2. Soát Lỗi Chính Tả
>
0060. Đại Nam Thực lục - Tập III - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đang soát 1 mình)
>
0060.0041
>
Mời tham gia cuộc thi "CHIA SẺ KỶ NIỆM ĐÁNG NHỚ" nhân dịp TVE-4U 10 tuổi
Hướng dẫn chuyển đổi các định dạng eBook
Hướng dẫn xử lý lỗi không 'download - viết bài - xem link' được trên diễn đàn
0060.0041 - Sửa
Tiêu đề:
Link URL:
Data Type:
BB Codes
<p><a href="https://drive.google.com/file/d/0B_BqI2p4nMp8YVR0ZFhoLU1Cbjg/view?usp=sharing" target="_blank" class="externalLink ProxyLink" data-proxy-href="https://drive.google.com/file/d/0B_BqI2p4nMp8YVR0ZFhoLU1Cbjg/view?usp=sharing" rel="nofollow">PDF</a></p><p><a href="https://docs.google.com/document/d/1fqgzaTwpAEa4sQsOjKg5UOCmBTrd1pq4ofcMrHKI7kc/edit?usp=sharing" target="_blank" class="externalLink ProxyLink" data-proxy-href="https://docs.google.com/document/d/1fqgzaTwpAEa4sQsOjKg5UOCmBTrd1pq4ofcMrHKI7kc/edit?usp=sharing" rel="nofollow">GoogleDocs</a></p><p><br /></p><p>[TABLE][TR][TH][MEDIA=googlepdf]0B_BqI2p4nMp8YVR0ZFhoLU1Cbjg[/MEDIA][/TH][TH][MEDIA=googledocs]1fqgzaTwpAEa4sQsOjKg5UOCmBTrd1pq4ofcMrHKI7kc[/MEDIA][/TH][/TR][/TABLE]</p><p><img src="http://i374.photobucket.com/albums/oo189/daovanket/TVE-4U/Emoticons/cute_smiley15_zps8vahgl5f.gif" class="mceSmilie" alt="cute_smiley15" unselectable="on" /><img src="http://i374.photobucket.com/albums/oo189/daovanket/TVE-4U/Emoticons/cute_smiley15_zps8vahgl5f.gif" class="mceSmilie" alt="cute_smiley15" unselectable="on" /><img src="http://i374.photobucket.com/albums/oo189/daovanket/TVE-4U/Emoticons/cute_smiley15_zps8vahgl5f.gif" class="mceSmilie" alt="cute_smiley15" unselectable="on" /></p><p><br /></p><p>Phạm Văn Huyền thự Phó vệ uý, trật Tòng tam phẩm, sung Phó lãnh binh quan. Điều thự Hiệp trấn Phiên An là Nguyễn Văn Điển làm thự Bố chính sứ Khánh Hoà.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Đổi thự Tham hiệp Khánh Hoà là Hoàng Sĩ Quang làm thự án sát sứ. Cho Quản cơ Hữu quân là Trương Văn Thận thự Phó vệ uý, trật Tòng tam phẩm, sung Lãnh binh quan Khánh Hoà.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Cho Thống chế, gia hàm Đô thống, quản lý biền binh thành Gia Định là Nguyễn Văn Quế làm Tổng đốc An - Biên. Bổ thự Thị lang bộ Binh, biện lý Binh tào thành Gia Định là Bạch Xuân Nguyên làm Bố chính sứ Phiên An. Đổi bổ Tham hiệp Phiên An là Nguyễn Quế thự Vệ uý, trật Chánh tam phẩm, sung Lãnh binh quan Phiên An. Cho Phó vệ uý, Quản đạo Quang Hoá là Giả Tiến Chiêm do nguyên hàm, trật Tòng tam phẩm, sung Phó lãnh binh quan. Đổi bổ : Hiệp trấn Biên Hoà là Vũ Quýnh, làm Bố chính sứ, thự lý ấn quan phòng của Tuần phủ ; thự Tham hiệp Lê Văn Lễ đổi bổ làm thự án sát sứ. Cho Quản cơ Hậu quân là Hồ Kim Truyền, thự Phó vệ uý, trật Tòng tam phẩm, sung Lãnh binh quan Biên Hoà. Điều thự Thống chế Trung dinh Thần sách là Lê Phước Bảo làm thự Tổng đốc Long - Tường. Đổi bổ : Hiệp trấn Vĩnh Long là Phạm Phước Thiệu làm Bố chính sứ, thự Tham hiệp Vũ Đức Khuê làm thự án sát sứ. Cho : Trấn thủ Phú Yên là Nguyễn Văn Hợp thự Vệ uý, trật Chánh tam phẩm, sung Lãnh binh quan Vĩnh Long ; Quản cơ Trung quân là Thái Văn Hán thự Phó vệ uý, trật Tòng tam phẩm sung Phó lãnh binh quan. Đổi thự Hiệp trấn Định Tường là Tô Trân làm thự Bố chính sứ, lại thự lý ấn quan phòng Tuần phủ. Đổi bổ Tham hiệp Ngô Bá Tuấn làm án sát sứ, cho thự Phó vệ uý dinh Thần cơ là Nguyễn Văn Chính thự Phó vệ úy, trật Tòng tam phẩm, sung Lãnh binh Định Tường. Đổi thự Tham tri bộ Hộ là Ngô Bá Nhân làm thự Tham tri Binh bộ Tuần phủ An Giang, kiêm quản Hà Tiên và lĩnh ấn bảo hộ nước Chân Lạp.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Thăng nguyên thự án sát Thanh Hoa là Nguyễn Văn Bính lên thự Bố chính sứ An Giang. Điều thự Lang trung bộ Hình, hiệp lý Hình tào thành Gia Định là Bùi Văn Lý làm thự án sát sứ An Giang. Cho Trấn thủ Quảng Ngãi là Lê Văn Thường thự Vệ uý, trật Chánh tam phẩm, sung Lãnh binh quan An Giang ; Phó vệ uý dinh Tiền phong là Vũ Văn Thường thự Phó vệ uý, trật Tòng tam phẩm, sung Phó lãnh binh quan. Đổi : thự Hiệp trấn Hà Tiên là Phạm Xuân Bích đổi làm thự Bố chính sứ, thự lý ấn quan phòng Tuần phủ ; Tham hiệp Trần Văn Quán làm án sát sứ. Cho Quản cơ Tả quân là Nguyễn Quang Lộc thự Phó vệ uý, trật Tòng tam phẩm, sung Lãnh binh quan Hà Tiên. Đổi bổ Thành thủ uý Gia Định là Nguyễn Kỳ Trị làm Thành thủ uý Phiên An, theo thành sai phái. Các Thành thủ uý trước kia thuộc thành Gia Định sai phái, nay cho Vương Văn Lễ làm Thành thủ uý Biên Hoà ; Vũ Huy Cự làm Thành thủ uý Vĩnh Long ; Nguyễn Văn Của làm Thành thủ uý Định Tường ; Nguyễn Đăng Luận làm Thành thủ uý An Giang ; Lương Văn Lung làm Thành thủ uý Hà Tiên. Thự Thành thủ uý La Sĩ Hùng làm Thành thủ uý Quảng Nam.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Thự Tổng đốc Long - Tường Lê Phước Bảo vào trước bệ từ biệt xin đi. Vua dụ rằng : “Thành Gia Định nay đã chia đặt các tỉnh, thì Long Tường không thuộc thành như ngày trước nữa. Ngươi được ta lựa chọn cho gánh trọng trách một địa phương ấy. Ngươi nên để tâm hơn nữa mà làm mọi việc, sao cho khỏi phụ ý ta tha thiết mong ngươi làm được thành công. Đến như những việc biên phòng trọng yếu, ngươi phải nên hội đồng với Tổng đốc các hạt bên cạnh thoả thuận cùng làm, chớ nên cố chấp ý riêng”. Vua nhân sắc cho bộ Binh làm tờ tư cho các địa phương dọc đường biết : các quan Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, án sát Nam Kỳ lần lượt đến lỵ sở, đều nên liệu sai biền binh chiếu theo từng hạt mà hộ tống.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Cho đội nhất Trấn binh Quảng Nam cũ và đội nhất Trấn binh Quảng Trị cũ về tỉnh. Biền binh 2 đội này, trước kia trích bổ vào đội Cửu, đội Thập là 2 đội thiếu ở Hậu vệ dinh Thần cơ. Vua cho rằng 2 tỉnh hiện đã chia đặt quan chức mới nên ra lệnh cho rút về cả. Những lính thuộc Quảng Nam gộp lại với các đội Trấn binh nhị, tam, tứ ở hạt ấy bổ làm cơ Nam tráng. Những lính thuộc tỉnh Quảng Trị gộp lại với các đội nhị, tam ở hạt ấy bổ làm cơ Trị tráng. Trấn binh tỉnh Quảng Bình, các đội nhất, nhị, tam, tứ, cũng cho cơ Bình tráng. Tất cả đều xếp thứ tự đổi bổ, thuộc quyền Lãnh binh quan địa phương.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vời Trương Vân Chính nguyên Chưởng cơ lĩnh Trấn thủ Bình Định và Hoàng Văn Trạm Chưởng cơ lĩnh Trấn thủ Bình Thuận, về Kinh. Chính tuổi già, liền cho được nguyên hàm về hưu trí. Đổi bổ nguyên Trấn thủ Biên Hoà là Phạm Hữu Tâm làm Vệ uý vệ Ban trực tả, dinh Thần sách, coi quản vệ binh, đóng giữ 2 pháo đài Điện Hải và An Hải.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vời Lang trung bộ Binh, gia hàm Thị lang, lĩnh Tuyên phủ sứ phủ Lạc Hoá là Nguyễn Công Tú về Kinh, lựa dùng. Các tào thuộc thành Gia Định trước từ Lang trung trở xuống, đều đợi kiểm kê bàn giao công việc trong tào xong xuôi mới cho về Kinh.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Tổng đốc An - Tĩnh là Tạ Quang Cự, tâu nói : “Hai phủ Lạc Biên và Trấn Tĩnh, gần đây, dẫu hơi yên lặng, song dân tình vẫn còn sợ hãi. Nay muốn dựa vào thú binh để cho tình thế được vững, nên đã liệu phái 100 biền binh dinh Thần sách đến thay để phòng giữ và rút quân đóng trước về”.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vua dụ rằng : “Người dân 2 phủ nhút nhát dường ấy thì phái quân đến thay để phòng thủ cũng phải. Duy xét ra, trước đây, sứ Xiêm đến Kinh báo tang, lời lẽ rất mềm dẻo. Vả lại nước ấy gần đây gặp nhiều biến cố tự giữ mình còn không xong, đâu còn có thể tính chuyện gân hấn này khác ? Chẳng qua lũ Mán U Bôn Hiểm Mã Lạt mượn thanh thế người Xiêm để doạ nạt dân ngoài biên giới đấy thôi. Vậy, nên đem tình hình ấy bảo cho dân 2 phủ ấy biết, và sức bảo cho người đồn Phố Khâm, từ nay, đâu đấy giữ bờ cõi, không được vượt sông Khung, sang phía Bắc ; nếu còn quen thói vượt cõi, bắt được tất giết chết đó !”. Sau đó, quân lính phần nhiều bị ốm nên rút về hết, còn đồn Định Biên giao cho thổ mục thổ binh đóng giữ.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Thự Tuần phủ Quảng Yên là Lê Đạo Quảng, đem quân đến núi Tây Tràng gặp giặc, đánh liền : giặc chạy, bỏ lại 6 chiếc thuyền và cờ, trống, gươm, giáo ; liền lên đảo, lục soát, bắt được đàn ông, đàn bà 6 người. Đóng lại vài ngày, thấy hơn 10 chiếc thuyền giặc lại từ hải phận nhà Thanh kéo đến, Quảng lùa quân ra đánh, thì giặc lại kéo buồm chạy, đuổi không kịp trở về, Quảng đem tình hình ấy tâu lên và nói : “Tổ giặc hiện đã phá vỡ, nó đương giận dữ nghiến răng ; nếu hết hạn, lại rút quân về, thì dân ven biển chắc sẽ bị hại ! Vậy tha thiết xin cho đóng lại ở biển mươi ngày, để quyết dò bắt kỳ hết giặc ấy mới thôi”.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vua dụ rằng : “Ngươi thân hành đem đại đội binh thuyền, hai phen giao chiến với giặc, lần trước đánh không bắt được đứa nào, đến khi lên bờ, lùng soát, cũng chỉ bắt được người già, đàn bà, trẻ con thôi ; lần sau thì không bắt được gì cả ! Đáng lẽ trừng trị về tội bất lực, nhưng hãy khoan dung, truyền chỉ nghiêm quở, hạn cho 20 ngày phải bắt hết toán giặc ấy, giết cho kỳ tiệt sẽ liệu rộng ban ân thưởng. Nếu ngoài hạn không quét sạch, thì thế nào cũng giao cho đình thần nghiêm ngặt nghị tội”.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vua bảo Tả phó Đô ngự sử Phan Bá Đạt rằng : “Từ nay, những án bộ Hình tra xét nghĩ xử, Nội các làm phiến tâu nghĩ, đã có châu phê, án nào đã thoả hợp thì lập tức chuyển giao phê phát thi hành, hoặc có án nào chưa hợp lý thì cho được niêm phong lại, đưa trả để tâu lên. Lại nữa, các viên chức các khoa đạo, theo lệ được phong kín đưa thẳng, sau nếu có đàn hặc người nào mà Viện trưởng cùng khoa đạo cùng có ý kiến, thì cứ cùng ký tên tham hặc tâu lên. Nếu tự ý kiến riêng khoa đạo thì khoa đạo tâu riêng. Vả lại, viện Đô sát là chức quan giữ việc can ngăn đàn hặc, vẫn được nghe có việc thì cứ nói, nhưng cũng phải đích xác có thực, thì mới có ích cho việc chính trị, ví chỉ cứ dè chừng bắt bóng yêu nên tốt, ghét nên xấu, thì việc đặt ra chức quan ngự sử lại là có hại cho chính trị !”.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Bố chính Quảng Bình là Nguyễn Công Thiện trong kỳ thu thuế bác bỏ chê bai về thóc của dân, lại sai thuộc hạ bắt dân làm khế khoán để lấy lợi. Việc phát giác : Thiện trước hết hãy phải cách chức. Vua phái thự Đại lý Tự khanh Nguyễn Công Hoán và thự Lại khoa Cấp sự trung Ngô Dưỡng Hạo ((1) Thực lục vì kiêng tên huý vua triều Nguyễn, nên viết là Dưỡng Cáo.1) đi tra xét. án xử tội lưu, nhưng đặc cách được đổi phát phối làm lính ở đồn bảo biên giới Quảng Ngãi.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Sai bọn Thành thủ uý Nguyễn Đăng Huyên đem thuyền lớn Định dương đi công cán ở Tân Gia Ba. Lệ trước, phái viên đi nước ngoài, đều được cấp sắc thư.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vua cho rằng việc luyện tập đường biển cũng là việc sai phái tầm thường, nếu lại làm thành lời sắc mệnh thì chưa phải là trọng quốc thể, liền ra lệnh cho bộ Hộ : từ nay về sau, chỉ cấp văn bằng của nha Thương bạc.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Định lại thể lệ các tỉnh biên giới tâu báo giá gạo. Lệ trước, các hạt mỗi tháng 1 lần tâu báo, duy tỉnh Hà Tiên đường sá xa xôi, 3 tháng 1 lần tâu. Đến bấy giờ cho rằng 6 tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hưng Hoá, Quảng Yên và Cao Bằng, cũng ở biên viễn, bèn đổi làm 2 tháng 1 lần tâu ; tỉnh An Giang mới đặt cũng thế. Còn những khi giá gạo hoặc cao vọt hoặc hạ xuống thình lình thì lập tức tâu lên.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Dùng thự Thống chế Hoàng Đăng Thận làm thự Thống chế Thần sách Trung dinh vẫn quyền lĩnh việc viện Thượng tứ ; Thành thủ uý có chỉ dùng làm Phó vệ uý là Phạm Văn Điển được làm Phó vệ uý Tả vệ dinh Tiền phong.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vua dụ Nội các rằng : “Trước đã chuẩn định nhật kỳ thiết triều, mỗi tháng 2 lần đại triều và 4 lần thường triều. Từ trước đến giờ, sắp đến ngày, quan bộ Lễ đều tâu xin trước ; nhân nghĩ : ngày khánh tiết, ngày ngự triều đều đã có điển lệ, nếu gặp có việc vui mừng, lễ nên thiết triều thì soạn thành nghi chú khác trình tiến, huống chi những ngày lẻ, ta bao giờ cũng ngự ở điện xét chính sự, các quan văn võ theo ban thứ tề tựu tập hợp, thế thì nghi lễ chầu hầu, đợi gì phải tâu xin ; nếu quan giữ việc cứ câu nệ lệ thường cũng chỉ là giữ lề lối cho đủ mà thôi. Vậy ra lệnh : từ nay, những ngày đại triều nhằm mồng một và rằm hằng tháng, những ngày thường triều nhằm mồng 5, 25, 11, 21 nếu không phải là ngày nhân có việc mà thiết triều, thì quan ở bộ không cần phải theo lối cũ làm sớ xin nhảm. Việc này ghi để làm lệnh”.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Bộ Hình lục những án bộ biền trước giờ thất trận, bị xử trảm giam hậu hay sung quân, tâu lên.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vua dụ rằng : “Lũ kia giữ trách nhiệm đi tuần bắt giặc không làm được công trạng gì ! Thế là phạm vào quân luật. Nếu luận tội chính pháp ngay để răn lòng quân thì ngay bấy giờ xử theo quân pháp cũng không sao. Nay việc đã để lâu mà giặc cướp đã lần lượt bắt được hết, phép nước đã rõ ràng, cũng nên châm chước ban ơn khoan thứ, Vậy gia ơn 10 người, từ 60 tuổi trở lên, được tha cho về làng, miễn sai dịch ; 17 người chưa đến 60 tuổi, được tha cho về Kinh, giao bộ Binh lượng sức sai khiến làm việc để chuộc tội. ấy là ân đặc cách chưa từng có. Từ nay về sau, các tướng võ và các tỳ tướng nếu được sai phái đi bắt giặc ai nấy đều nên trổ sức, hăng hái tiến lên, chớ nhút nhát chùn lại, hoặc đến lỡ việc, thì quyết trị tội theo quân luật, chứ ơn đặc cách này không thể đón xin được mãi đâu !”.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vua xem gia phả Tôn thất thấy có chua quê ở Gia Miêu ngoại trang, nhân bảo thị thần rằng : “Gia Miêu ngoại trang là quê quán nhà vua. Nói là Tôn thất thì biết ngay quê quán ở đâu rồi. Vậy, nên bỏ đi. Năm trước, trong sổ tôn nhân, mọi người đều xưng là Nguyễn Phước… ta mới sai đổi gọi là Tôn thất, để tỏ là tôn quý. Thế mà Lê Văn Duyệt thường nói với ta “Nguyễn Phước mà đổi là Tôn thất, chẳng biết vì cớ gì ?” Lại nghe nói Nguyễn Văn Hưng, nhân ngày giỗ bố Tôn Thất Dịch, bảo riêng Dịch rằng : “Tên anh vốn là Nguyễn Phước Dịch, nay văn tế lại xưng là Tôn Thất Dịch, e bố anh chẳng biết anh là ai đâu !”. Kiến thức lũ ấy quê mùa hẹp hòi lại thả lời càn bậy, thật đáng chê cười ! Này dòng dõi thế vương, gọi là Tôn thất, tức là Công tính, Công tộc mà Kinh Thi đã nói. Kinh điển đủ chứng thực đấy. Những kẻ nói năng càn bậy không đáng đếm xỉa !”.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Định lại niên hạn làm Ngọc điệp và tôn phả.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vua dụ Nội các rằng : “Dòng dõi nhà vua, hệ thống rất là quan trọng. Việc biên chép nên rõ ràng. Năm nay làm lại tôn phả, lũ Cao Hữu Dực nêu ra được nhiều điều sai lầm trong phả Hoàng tử, phả Tôn thất. Vả lại, theo lệ trước, cứ 6 năm một lần làm lại Ngọc điệp, 3 năm một lần làm lại tôn phả. Niên hạn hơi rộng đến nỗi, có sự thay đổi theo ngày tháng. Lại vì người làm không chuyên nhất nên dễ sinh lộn xộn. Vậy chuẩn định từ nay về sau, cứ gặp những năm ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý do Tôn nhân phủ tâu xin, sẽ sai quan đứng làm.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Sai sứ sang nhà Thanh.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Dùng : Bố chính Nghệ An là Trần Văn Trung làm Tả thị lang bộ Lễ sung Chánh sứ ; thự Thừa Thiên Phủ thừa là Phan Thanh Giản làm Hồng lô Tự khanh, Tư vụ Nội vụ phủ là Nguyễn Huy Chiểu làm Hàn lâm viện Thị độc sung Giáp phó sứ và ất phó sứ.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vua cho rằng văn thư gửi cho nước ngoài có quan hệ đến quốc thể. Vậy sắc sai từ nay, hễ bộ Lễ vâng mệnh làm các bản công văn quốc thư, sau khi trình vua xem rồi, lại phải giao cho Nội các đương phiên túc trực hoặc đình thần hội đồng duyệt lại cốt được mười phần chu đáo ổn thoả, mới cho phong lại, đưa ra thi hành, cho khỏi có sự sai sót.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Cho thự Lang trung bộ Hộ là Trần Tú Dĩnh làm thự Thừa Thiên Phủ thừa ; nguyên án sát Hà Nội là Lê Dục Đức làm quyền thự Bố chính Nghệ An.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Định lệ cấp phu trạm khiêng vác đồ vật của sứ bộ sang nhà Thanh về. (Phàm đồ riêng từ cửa ải đến Hà Nội ; Chánh sứ 5 hòm ; Giáp, ất phó sứ mỗi viên 4 hòm ; hành nhân 8 người, 12 hòm ; tuỳ tùng 9 người 5 hòm. Từ Hà Nội về Kinh 3 viên sứ thần. Phu khiêng võng, mỗi viên 2 người ; phu khiêng mũ áo và đồ riêng, mỗi viên 4 người đi làm một lần ; hành nhân 8 viên, mỗi viên 2 người phu khiêng võng, chia làm hai lần ; đi đến hạt nào, hạt ấy chiếu lệ, cấp cho phu).</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Lại sắc từ nay, mỗi nhân viên trong sứ bộ đều được lĩnh trước 1 kỳ lương về năm sau, rồi sẽ theo kỳ mà chiết, cấp đi một nửa để cho người nhà lĩnh thay ; còn 1 nửa đợi khi đi việc công về, sẽ truy cấp.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vua muốn biết hết công việc của nhà Thanh, đã từng ra lệnh cho quan tỉnh Hà Nội sức bảo thương nhân nhà Thanh tìm mua tờ báo Kinh sao để dâng tiến. Năm ấy, Lan Châu và Hồ Bắc nhà Thanh có giặc, ở Yên Kinh, tháng giêng tuyết đóng dày đến 3 thước, nhân dân nhiều người chết rét, thế mà báo Kinh sao không đăng.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vua nghe nói, sắc cho Hà Nội truyền bảo các hiệu buôn của người nhà Thanh rằng : “Phàm những việc tai biến giặc cướp của nhà Thanh, dẫu báo Kinh sao không đăng, cũng nên dò hỏi ghi chép mà tiến trình”.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Đổi 2 đội Tân sài làm Sài hộ, đặt 1 Hộ trưởng. Còn các Suất đội, Suất thập mà trước đã đặt đều cho hậu bổ ở bộ, sắc từ nay, những việc chi thu về việc than củi đều thuộc về Mộc thương.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Thự Lang trung bộ Hình là Trương Quốc Dụng vì việc tự tiện thay đổi 1 tờ phiếu, phải cách chức.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vua bảo Nội các rằng : “Đối với các bề tôi, ta theo tài mà dùng, lớn thì làm rường cột, bé thì làm rui mè, đều muốn cho thành tựu cả, Trương Quốc Dụng do khoa giáp xuất thân, sao chẳng nghĩ đến sự nghiệp dài lâu sau này, mà lại nỡ tự bỏ hỏng mình như thế ? Ôi ! người ta đi học, là muốn cho mình trên được trung với vua, dưới được sáng danh cha mẹ ; nếu chẳng biết giữ đạo làm quan, một khi mắc vào tội lỗi, thì công phu mười năm đèn sách một sớm trôi theo dòng nước biển đông, chẳng những không lấy gì báo đáp cha mẹ, mà dù có muốn báo đền ơn nước mảy chút cũng không sao được !”.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Thự Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ tâu nói : “Gần về phía bắc núi Đông Tràng ở hải phận Vân Đồn thuộc Quảng Yên, có núi Tây Hiền. Từ bên tả núi này đến Bạch Long Vĩ là vụng Ba Làng. Năm trước, đã hỏi những người thủ hạ lão luyện về đường biển, đều nói những nơi ấy nhà ở đông đúc, không khác trung châu, phong tục hơi giống thời cố Lê ; duy từ xưa đến nay, không nộp thuế, tiến cống. Giặc biển thường lấy đó làm chỗ đóng. Xét ra quan quân 2 tỉnh trước sau đánh lấy hơn 10 chiếc thuyền giặc. Chúng đã bị thua rồi lại kết đảng kéo đến ngay. Nếu không có chỗ tụ tập, sao nhanh chóng được thế ? Vả lại xưa giặc biển lén lút ló ra phần nhiều ở hải phận Đồ Sơn thuộc tỉnh hạt. Nay chỉ có kế là dụ cho nó đến. Xin chọn lấy 200 người thủ hạ khá giỏi lội nước và 15 chiếc thuyền đánh cá nhanh nhẹn để làm kỳ binh, lại chọn lấy những nhân viên được việc trong tỉnh cùng những biền binh đầy sức sống, tài bơi lội, chuẩn bị khí giới để đợi sẵn. Rồi mật sai các binh thuyền tuần dương rút về. Quân giặc thấy không có quân phòng bị, tất sẽ lại đến. Khi được tin báo, quan quân ta sẽ lập tức đi ngay tuỳ cơ chặn bắt, sẽ có thể được toàn thắng. Nếu không thế thì xin cho thần thân đem thuỷ sư, cưỡi gió, rẽ sóng, đánh khắp sào huyệt giặc, đến tận Tây Hiền và Ba Làng, tuỳ tiện vỗ yên, đánh dẹp”.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vua dụ rằng : “Ngươi là chức quan to ở biên cương mắt trông thấy lũ giặc chưa yên e nỗi tro tàn lại bén, cho nên để ý mưu toan, muốn cho biên giới miền biển được yên lặng. Triều đình há có lẽ nào lại không ưu thuận nghe lời xin của ngươi. Nhưng vì Lê Đạo Quảng mới xin gia hạn để quyết diệt phỉ ấy, nếu đang còn trong hạn, đã vội sai rút về, thì Đạo Quảng há chẳng mượn cớ đó để nói cho tắc trách hay sao ? Vậy hãy đợi hết hạn Đạo Quảng xin có được thanh thoả hay không sẽ xuống chỉ cho ngươi làm, chưa muộn”.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Trứ lại tâu nói : “Tỉnh Hải Dương còn nhiều tội nhân can án trốn đi. Đối với những chính thứ yếu phạm và tòng phạm, xin làm theo chỉ dụ năm Minh Mệnh thứ 11 [1830]. Đến như những kẻ phạm tội giết người hoặc đốt nhà, mà lại bắt được chém được hay tố cáo để bắt những tên phạm tội giết người hoặc đốt nhà, cũng xin được cho ra thú theo lệ chính, thứ yếu phạm”.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vua sai bộ Hình bàn định, chuẩn cho hạn từ tháng 11 năm nay đến cuối tháng 4 sang năm, phàm tất cả những người can án trốn đi, luật trước không cho thú, nay nếu biết hối tội, quay đầu về, tình nguyện ra thú, thì không cứ có kẻ bắt được hay không đều cho cứ thực, làm thành danh sách tâu lên đợi chỉ.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Bộ Hộ tâu nói : “Sổ đinh các địa phương có những quan chức bị cách, mà nguyên là Cử nhân, có nơi biên vào hạng tráng, cũng có nơi biên vào hạng ngoại tiêu sai, việc làm không được thống nhất. Xin từ nay về sau phàm những Tiến sĩ, Cử nhân, Giám sinh và Tú tài cho đến viên tử, đã được làm quan mà can tội bị cách chức, đều liệt vào hạng tráng cả”. Vua y theo.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Bình Định, Phú Yên ít mưa.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Đặt lại thể lệ bốn nha xem xét nghiệm chi thu về của công. Trước giờ, việc thu chi của công, thì do Nội các, Thị vệ và Thanh cẩn ty hội đồng với Nội vụ phủ xét nghiệm, phần nhiều làm theo nếp cũ, không chịu phát giác chỉ trích. Nay chuẩn định : từ nay, hễ làm đồ vật ngự dụng thì vẫn do các nha, Nội các, Thị vệ và Nội vụ hồi đồng xét nghiệm ; còn việc đăng thu thì đổi giao về 2 bộ Hộ, Công và Đô sát viện phái ty thuộc mình hội đồng với Nội vụ cùng giám sát xét nghiệm, còn ấn “quan thảng hội chí” ((1) Quan thảng hội chí : hội cùng nhau ghi nhận của công.1) trước vẫn để ở Nội các, nay giao bộ Hộ nhận giữ theo lệ làm việc. Mỗi khi làm sổ sách chuẩn cho những người xét nghiệm đều ký tên ở cuối bản sổ. Nếu có sự làm bậy, thì lập tức tham hặc tâu lên, sẽ trị tội nặng kẻ vi phạm. Nếu vì tình riêng mà dung túng, hoặc vì sơ sót mà không xét ra, sẽ nghị xử nghiêm ngặt.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Chuẩn định : những địa phương nào có đội pháo thủ, thì giao cho Thành thủ uý kiêm coi quản, cho có thống thuộc. Việc này ghi để làm lệ.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Trong kinh kỳ ít mưa. Vua sai Kinh doãn làm lễ đảo vũ ở đền Nam Hải Long vương, chưa linh ứng.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vua rất lo cho dân, liền chính mình làm một bài thơ, sai quan Nội các đem đốt ở trước đền Long vương. Rồi vua chay tịnh thành kính lặng lẽ cầu đảo ở trong cung, liền được mưa luôn mấy ngày ; ruộng nương đều nhuần thấm. Vua rất mừng liền sai Hoàng tử Vĩnh Tường công Miên Hoành đem hương và lụa đến đền Long vương làm lễ tạ. Lại làm thơ và bài ký thuật rõ cái ý kính trời, chăm sóc dân, khắc vào bia đá dựng ở đền.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Nguyên Hiệp trấn Quảng Nam, mới bổ Tuần phủ Ninh Bình là Hoàng Công Tài, trước ở Quảng Nam, lén lút đóng thuyền chế tín bài, làm nhiều điều trái phép. Đến khi có lệnh gọi vào Kinh, Tài lại cáo ốm xin nghỉ, để tẩu tán của riêng. Bấy giờ Ngự sử Lê Hữu Bản nhân đi chuyến sai, dò biết được thực trạng, về tâu.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vua, đặc cách sai Đô sát viện Tả phó đô ngự sử là Phan Bá Đạt, đem ty viên bộ Hình và lính trấn phủ mang cờ biển đi tra xét, gặp Tài ở giữa đường, kiểm soát hòm riêng, bắt được thuốc phiện lậu. Tài sợ tội, đâm đầu xuống sông định tự tử. Bá Đạt đem việc tâu lên. Vua ra lệnh lập tức cách chức bắt giam để xét hỏi, xử tội. Khi thành án, Tài bị tội trảm giam hậu.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Sai Thượng thư bộ Hộ là Trương Minh Giảng quyền giữ ấn triện viện Đô sát.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Khai mỏ sắt ở Bố Sơn, Bắc Ninh thuộc huyện Hữu Lũng. Mỗi năm đánh thuế 600 cân sắt chín.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Định lệ các đường quan viết lời phê của nhà vua. Trước kia Đốc học Hưng Yên là Vũ Đình Tuần, nguyên Tri huyện, can án, phải cách, mà lời vua phê trong án, ghi là giáng chức đổi đi. Vua đã sai bộ Hình tra cứu, không ra.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vua bảo các quan rằng : “Quá lắm ! Những kẻ gian dối nhờn pháp luật kể cũng đa đoan, mà tung tích quỷ quyệt, bí mật của chúng chưa dễ khám phá. Huống chi việc ấy đã 5, 6 năm nay, còn tìm đâu ra ? Vả lại, ta rất thận trọng hình phạt mỗi khi hạ sắc về việc hình pháp thì thương xót. Từ trước đến nay, đối với những phạm nhân đáng thương hoặc đáng ngờ, ta vẫn thường gia ơn khoan giảm, nhưng e những kẻ gian trá xảo quyệt lợi dụng ở trong đó mà gây tệ hại cũng chưa biết chừng. Buổi đầu đang có cuộc binh cách, mọi việc mới dựng, chưa rảnh để làm kỹ càng những việc then chốt của nhà nước, thậm chí có việc chưa đem thi hành mà đã đóng sẵn ấn vào giấy trắng để đợi dùng. Nay nước nhà vô sự, sao lại để cho lũ gian tà được thể khoe khôn ? Cho nên ta mới ngày lẻ ra coi triều nghe chính sự, ngày chẵn cũng sai các nha đều đem chương sớ làm thẻ tiến trình, giở xem từng tờ, tuỳ việc phê phán, vẫn chẳng biết mỏi. Ta há phải vui làm thế đâu ! ấy là cách gìn giữ từ ban đầu, ngăn ngừa việc chưa xảy, không thể không làm như vậy đó thôi. Đường quan ở bộ và viện là tai mắt của ta, mọi việc đều nên xét kỹ mà làm, huống chi về việc phê theo chỉ dụ, há lại nên ngại nhọc mà phó cho thuộc viên ?” Vua bèn ban dụ rằng : “Từ trước đến nay, mọi nha môn có phụng dụ chỉ đại để đều do người viết tốt sao chép ra, rồi đóng ấn thi hành. Nhân nghĩ : sắc chỉ ban bố, quan hệ đến chính thể, tất phải chính tay ấn quan viết mới tỏ ra thận trọng. Nếu chỉ chắc bằng ở các viên dịch, có khi xảy tệ hại khác, không khỏi đun đẩy lẫn nhau. Thế là việc đề phòng còn thấy chưa được chu đáo. Vậy kể bắt đầu từ ngày mồng một, tháng 11, hễ có bao nhiêu dụ chỉ đều do đường quan ở bộ, viện và viên sung làm công việc Nội các, chiếu theo nguyên phiếu, chính mình cầm bút viết vào. Còn các thuộc viên từ Lang trung trở xuống đều không được viết thay. Duy có Nguyễn Tăng Minh, coi quản Tào chính nha môn là võ biền không biết viết chữ, thì cho từ nay, hễ có viết lời phê theo chỉ dụ, thì cho phó sứ làm thay”.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Thị lang sung làm công việc Nội các là Hà Duy Phiên, nhân đó tâu nói : “Từ trước đến nay, Bộ và Nội các làm phiếu nghĩ, sau khi tiến trình, đều để ở Nội các, ngày hôm sau, mới đóng ấn. Phiếu của Bộ để ở Nội các thì được, còn nếu phiếu của Nội các có khi bị thuộc viên ở Nội các làm bậy, đến hôm sau, quan túc trực khó mà tra xét được. Vậy, xin từ nay, phàm những phiếu của Nội các tiến trình rồi, thì ngay hôm ấy, quan túc trực xem rồi đóng ấn quan phòng vào chỗ 2 tờ giáp nhau, nếu tẩy xoá mấy chữ cũng ghi rõ ở cuối tờ giấy rồi đóng ấn quan phòng, hôm sau, quan túc trực đem đối chiếu, rồi sau mới đóng ấn quốc bảo”.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vua cho là phải, sai ghi để làm lệ.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Sai thuộc ty của Lục bộ chia đi từ Thừa Thiên vào Nam đến Quảng Ngãi, ra Bắc đến Ninh Bình, để thanh tra các đồ vật của kho nhà nước. Hộ bộ tâu nói : “Sự thể các hạt không khác gì trước ; duy có Nghệ An mới chia đặt thêm Hà Tĩnh, kho tiền, thóc ở thành Hà Hoa thuộc tỉnh đó, từ tháng 11 năm Minh Mệnh thứ 12 [1831] trở về trước, vẫn do Nghệ An trông coi từ tháng 12 năm ấy đến hết năm nay do Hà Tĩnh làm tiếp. Từ nay, Hà Tĩnh cũng định kỳ thanh tra nhằm những năm Sửu, Thìn, Mùi, Tuất. Đến kỳ, sai 2 người thuộc ty của bộ làm việc thanh tra, hạn cho 2 tháng. Trước kia, Nghệ An phái 6 người, nay giảm xuống 4 người. Còn bản thanh tra, lệ trước thì Trấn thủ, Hiệp trấn và Tham hiệp hội hàm cùng tâu, nay đã đổi đặt Đốc, Phủ, Bố, án. Vậy hạt nào có Tổng đốc, Tuần phủ thì do Tổng đốc, Tuần phủ, hạt nào Tổng đốc, Tuần phủ không đóng cùng thành, do Bố chính, án sát cùng tâu.</p><p><br /></p><p><br /></p><p>Vua chuẩn y lời tâu ấy.</p>
[URL='https://drive.google.com/file/d/0B_BqI2p4nMp8YVR0ZFhoLU1Cbjg/view?usp=sharing']PDF[/URL] [URL='https://docs.google.com/document/d/1fqgzaTwpAEa4sQsOjKg5UOCmBTrd1pq4ofcMrHKI7kc/edit?usp=sharing']GoogleDocs[/URL] [TABLE][TR][TH][MEDIA=googlepdf]0B_BqI2p4nMp8YVR0ZFhoLU1Cbjg[/MEDIA][/TH][TH][MEDIA=googledocs]1fqgzaTwpAEa4sQsOjKg5UOCmBTrd1pq4ofcMrHKI7kc[/MEDIA][/TH][/TR][/TABLE] cute_smiley15cute_smiley15cute_smiley15 Phạm Văn Huyền thự Phó vệ uý, trật Tòng tam phẩm, sung Phó lãnh binh quan. Điều thự Hiệp trấn Phiên An là Nguyễn Văn Điển làm thự Bố chính sứ Khánh Hoà. Đổi thự Tham hiệp Khánh Hoà là Hoàng Sĩ Quang làm thự án sát sứ. Cho Quản cơ Hữu quân là Trương Văn Thận thự Phó vệ uý, trật Tòng tam phẩm, sung Lãnh binh quan Khánh Hoà. Cho Thống chế, gia hàm Đô thống, quản lý biền binh thành Gia Định là Nguyễn Văn Quế làm Tổng đốc An - Biên. Bổ thự Thị lang bộ Binh, biện lý Binh tào thành Gia Định là Bạch Xuân Nguyên làm Bố chính sứ Phiên An. Đổi bổ Tham hiệp Phiên An là Nguyễn Quế thự Vệ uý, trật Chánh tam phẩm, sung Lãnh binh quan Phiên An. Cho Phó vệ uý, Quản đạo Quang Hoá là Giả Tiến Chiêm do nguyên hàm, trật Tòng tam phẩm, sung Phó lãnh binh quan. Đổi bổ : Hiệp trấn Biên Hoà là Vũ Quýnh, làm Bố chính sứ, thự lý ấn quan phòng của Tuần phủ ; thự Tham hiệp Lê Văn Lễ đổi bổ làm thự án sát sứ. Cho Quản cơ Hậu quân là Hồ Kim Truyền, thự Phó vệ uý, trật Tòng tam phẩm, sung Lãnh binh quan Biên Hoà. Điều thự Thống chế Trung dinh Thần sách là Lê Phước Bảo làm thự Tổng đốc Long - Tường. Đổi bổ : Hiệp trấn Vĩnh Long là Phạm Phước Thiệu làm Bố chính sứ, thự Tham hiệp Vũ Đức Khuê làm thự án sát sứ. Cho : Trấn thủ Phú Yên là Nguyễn Văn Hợp thự Vệ uý, trật Chánh tam phẩm, sung Lãnh binh quan Vĩnh Long ; Quản cơ Trung quân là Thái Văn Hán thự Phó vệ uý, trật Tòng tam phẩm sung Phó lãnh binh quan. Đổi thự Hiệp trấn Định Tường là Tô Trân làm thự Bố chính sứ, lại thự lý ấn quan phòng Tuần phủ. Đổi bổ Tham hiệp Ngô Bá Tuấn làm án sát sứ, cho thự Phó vệ uý dinh Thần cơ là Nguyễn Văn Chính thự Phó vệ úy, trật Tòng tam phẩm, sung Lãnh binh Định Tường. Đổi thự Tham tri bộ Hộ là Ngô Bá Nhân làm thự Tham tri Binh bộ Tuần phủ An Giang, kiêm quản Hà Tiên và lĩnh ấn bảo hộ nước Chân Lạp. Thăng nguyên thự án sát Thanh Hoa là Nguyễn Văn Bính lên thự Bố chính sứ An Giang. Điều thự Lang trung bộ Hình, hiệp lý Hình tào thành Gia Định là Bùi Văn Lý làm thự án sát sứ An Giang. Cho Trấn thủ Quảng Ngãi là Lê Văn Thường thự Vệ uý, trật Chánh tam phẩm, sung Lãnh binh quan An Giang ; Phó vệ uý dinh Tiền phong là Vũ Văn Thường thự Phó vệ uý, trật Tòng tam phẩm, sung Phó lãnh binh quan. Đổi : thự Hiệp trấn Hà Tiên là Phạm Xuân Bích đổi làm thự Bố chính sứ, thự lý ấn quan phòng Tuần phủ ; Tham hiệp Trần Văn Quán làm án sát sứ. Cho Quản cơ Tả quân là Nguyễn Quang Lộc thự Phó vệ uý, trật Tòng tam phẩm, sung Lãnh binh quan Hà Tiên. Đổi bổ Thành thủ uý Gia Định là Nguyễn Kỳ Trị làm Thành thủ uý Phiên An, theo thành sai phái. Các Thành thủ uý trước kia thuộc thành Gia Định sai phái, nay cho Vương Văn Lễ làm Thành thủ uý Biên Hoà ; Vũ Huy Cự làm Thành thủ uý Vĩnh Long ; Nguyễn Văn Của làm Thành thủ uý Định Tường ; Nguyễn Đăng Luận làm Thành thủ uý An Giang ; Lương Văn Lung làm Thành thủ uý Hà Tiên. Thự Thành thủ uý La Sĩ Hùng làm Thành thủ uý Quảng Nam. Thự Tổng đốc Long - Tường Lê Phước Bảo vào trước bệ từ biệt xin đi. Vua dụ rằng : “Thành Gia Định nay đã chia đặt các tỉnh, thì Long Tường không thuộc thành như ngày trước nữa. Ngươi được ta lựa chọn cho gánh trọng trách một địa phương ấy. Ngươi nên để tâm hơn nữa mà làm mọi việc, sao cho khỏi phụ ý ta tha thiết mong ngươi làm được thành công. Đến như những việc biên phòng trọng yếu, ngươi phải nên hội đồng với Tổng đốc các hạt bên cạnh thoả thuận cùng làm, chớ nên cố chấp ý riêng”. Vua nhân sắc cho bộ Binh làm tờ tư cho các địa phương dọc đường biết : các quan Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chính, án sát Nam Kỳ lần lượt đến lỵ sở, đều nên liệu sai biền binh chiếu theo từng hạt mà hộ tống. Cho đội nhất Trấn binh Quảng Nam cũ và đội nhất Trấn binh Quảng Trị cũ về tỉnh. Biền binh 2 đội này, trước kia trích bổ vào đội Cửu, đội Thập là 2 đội thiếu ở Hậu vệ dinh Thần cơ. Vua cho rằng 2 tỉnh hiện đã chia đặt quan chức mới nên ra lệnh cho rút về cả. Những lính thuộc Quảng Nam gộp lại với các đội Trấn binh nhị, tam, tứ ở hạt ấy bổ làm cơ Nam tráng. Những lính thuộc tỉnh Quảng Trị gộp lại với các đội nhị, tam ở hạt ấy bổ làm cơ Trị tráng. Trấn binh tỉnh Quảng Bình, các đội nhất, nhị, tam, tứ, cũng cho cơ Bình tráng. Tất cả đều xếp thứ tự đổi bổ, thuộc quyền Lãnh binh quan địa phương. Vời Trương Vân Chính nguyên Chưởng cơ lĩnh Trấn thủ Bình Định và Hoàng Văn Trạm Chưởng cơ lĩnh Trấn thủ Bình Thuận, về Kinh. Chính tuổi già, liền cho được nguyên hàm về hưu trí. Đổi bổ nguyên Trấn thủ Biên Hoà là Phạm Hữu Tâm làm Vệ uý vệ Ban trực tả, dinh Thần sách, coi quản vệ binh, đóng giữ 2 pháo đài Điện Hải và An Hải. Vời Lang trung bộ Binh, gia hàm Thị lang, lĩnh Tuyên phủ sứ phủ Lạc Hoá là Nguyễn Công Tú về Kinh, lựa dùng. Các tào thuộc thành Gia Định trước từ Lang trung trở xuống, đều đợi kiểm kê bàn giao công việc trong tào xong xuôi mới cho về Kinh. Tổng đốc An - Tĩnh là Tạ Quang Cự, tâu nói : “Hai phủ Lạc Biên và Trấn Tĩnh, gần đây, dẫu hơi yên lặng, song dân tình vẫn còn sợ hãi. Nay muốn dựa vào thú binh để cho tình thế được vững, nên đã liệu phái 100 biền binh dinh Thần sách đến thay để phòng giữ và rút quân đóng trước về”. Vua dụ rằng : “Người dân 2 phủ nhút nhát dường ấy thì phái quân đến thay để phòng thủ cũng phải. Duy xét ra, trước đây, sứ Xiêm đến Kinh báo tang, lời lẽ rất mềm dẻo. Vả lại nước ấy gần đây gặp nhiều biến cố tự giữ mình còn không xong, đâu còn có thể tính chuyện gân hấn này khác ? Chẳng qua lũ Mán U Bôn Hiểm Mã Lạt mượn thanh thế người Xiêm để doạ nạt dân ngoài biên giới đấy thôi. Vậy, nên đem tình hình ấy bảo cho dân 2 phủ ấy biết, và sức bảo cho người đồn Phố Khâm, từ nay, đâu đấy giữ bờ cõi, không được vượt sông Khung, sang phía Bắc ; nếu còn quen thói vượt cõi, bắt được tất giết chết đó !”. Sau đó, quân lính phần nhiều bị ốm nên rút về hết, còn đồn Định Biên giao cho thổ mục thổ binh đóng giữ. Thự Tuần phủ Quảng Yên là Lê Đạo Quảng, đem quân đến núi Tây Tràng gặp giặc, đánh liền : giặc chạy, bỏ lại 6 chiếc thuyền và cờ, trống, gươm, giáo ; liền lên đảo, lục soát, bắt được đàn ông, đàn bà 6 người. Đóng lại vài ngày, thấy hơn 10 chiếc thuyền giặc lại từ hải phận nhà Thanh kéo đến, Quảng lùa quân ra đánh, thì giặc lại kéo buồm chạy, đuổi không kịp trở về, Quảng đem tình hình ấy tâu lên và nói : “Tổ giặc hiện đã phá vỡ, nó đương giận dữ nghiến răng ; nếu hết hạn, lại rút quân về, thì dân ven biển chắc sẽ bị hại ! Vậy tha thiết xin cho đóng lại ở biển mươi ngày, để quyết dò bắt kỳ hết giặc ấy mới thôi”. Vua dụ rằng : “Ngươi thân hành đem đại đội binh thuyền, hai phen giao chiến với giặc, lần trước đánh không bắt được đứa nào, đến khi lên bờ, lùng soát, cũng chỉ bắt được người già, đàn bà, trẻ con thôi ; lần sau thì không bắt được gì cả ! Đáng lẽ trừng trị về tội bất lực, nhưng hãy khoan dung, truyền chỉ nghiêm quở, hạn cho 20 ngày phải bắt hết toán giặc ấy, giết cho kỳ tiệt sẽ liệu rộng ban ân thưởng. Nếu ngoài hạn không quét sạch, thì thế nào cũng giao cho đình thần nghiêm ngặt nghị tội”. Vua bảo Tả phó Đô ngự sử Phan Bá Đạt rằng : “Từ nay, những án bộ Hình tra xét nghĩ xử, Nội các làm phiến tâu nghĩ, đã có châu phê, án nào đã thoả hợp thì lập tức chuyển giao phê phát thi hành, hoặc có án nào chưa hợp lý thì cho được niêm phong lại, đưa trả để tâu lên. Lại nữa, các viên chức các khoa đạo, theo lệ được phong kín đưa thẳng, sau nếu có đàn hặc người nào mà Viện trưởng cùng khoa đạo cùng có ý kiến, thì cứ cùng ký tên tham hặc tâu lên. Nếu tự ý kiến riêng khoa đạo thì khoa đạo tâu riêng. Vả lại, viện Đô sát là chức quan giữ việc can ngăn đàn hặc, vẫn được nghe có việc thì cứ nói, nhưng cũng phải đích xác có thực, thì mới có ích cho việc chính trị, ví chỉ cứ dè chừng bắt bóng yêu nên tốt, ghét nên xấu, thì việc đặt ra chức quan ngự sử lại là có hại cho chính trị !”. Bố chính Quảng Bình là Nguyễn Công Thiện trong kỳ thu thuế bác bỏ chê bai về thóc của dân, lại sai thuộc hạ bắt dân làm khế khoán để lấy lợi. Việc phát giác : Thiện trước hết hãy phải cách chức. Vua phái thự Đại lý Tự khanh Nguyễn Công Hoán và thự Lại khoa Cấp sự trung Ngô Dưỡng Hạo ((1) Thực lục vì kiêng tên huý vua triều Nguyễn, nên viết là Dưỡng Cáo.1) đi tra xét. án xử tội lưu, nhưng đặc cách được đổi phát phối làm lính ở đồn bảo biên giới Quảng Ngãi. Sai bọn Thành thủ uý Nguyễn Đăng Huyên đem thuyền lớn Định dương đi công cán ở Tân Gia Ba. Lệ trước, phái viên đi nước ngoài, đều được cấp sắc thư. Vua cho rằng việc luyện tập đường biển cũng là việc sai phái tầm thường, nếu lại làm thành lời sắc mệnh thì chưa phải là trọng quốc thể, liền ra lệnh cho bộ Hộ : từ nay về sau, chỉ cấp văn bằng của nha Thương bạc. Định lại thể lệ các tỉnh biên giới tâu báo giá gạo. Lệ trước, các hạt mỗi tháng 1 lần tâu báo, duy tỉnh Hà Tiên đường sá xa xôi, 3 tháng 1 lần tâu. Đến bấy giờ cho rằng 6 tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hưng Hoá, Quảng Yên và Cao Bằng, cũng ở biên viễn, bèn đổi làm 2 tháng 1 lần tâu ; tỉnh An Giang mới đặt cũng thế. Còn những khi giá gạo hoặc cao vọt hoặc hạ xuống thình lình thì lập tức tâu lên. Dùng thự Thống chế Hoàng Đăng Thận làm thự Thống chế Thần sách Trung dinh vẫn quyền lĩnh việc viện Thượng tứ ; Thành thủ uý có chỉ dùng làm Phó vệ uý là Phạm Văn Điển được làm Phó vệ uý Tả vệ dinh Tiền phong. Vua dụ Nội các rằng : “Trước đã chuẩn định nhật kỳ thiết triều, mỗi tháng 2 lần đại triều và 4 lần thường triều. Từ trước đến giờ, sắp đến ngày, quan bộ Lễ đều tâu xin trước ; nhân nghĩ : ngày khánh tiết, ngày ngự triều đều đã có điển lệ, nếu gặp có việc vui mừng, lễ nên thiết triều thì soạn thành nghi chú khác trình tiến, huống chi những ngày lẻ, ta bao giờ cũng ngự ở điện xét chính sự, các quan văn võ theo ban thứ tề tựu tập hợp, thế thì nghi lễ chầu hầu, đợi gì phải tâu xin ; nếu quan giữ việc cứ câu nệ lệ thường cũng chỉ là giữ lề lối cho đủ mà thôi. Vậy ra lệnh : từ nay, những ngày đại triều nhằm mồng một và rằm hằng tháng, những ngày thường triều nhằm mồng 5, 25, 11, 21 nếu không phải là ngày nhân có việc mà thiết triều, thì quan ở bộ không cần phải theo lối cũ làm sớ xin nhảm. Việc này ghi để làm lệnh”. Bộ Hình lục những án bộ biền trước giờ thất trận, bị xử trảm giam hậu hay sung quân, tâu lên. Vua dụ rằng : “Lũ kia giữ trách nhiệm đi tuần bắt giặc không làm được công trạng gì ! Thế là phạm vào quân luật. Nếu luận tội chính pháp ngay để răn lòng quân thì ngay bấy giờ xử theo quân pháp cũng không sao. Nay việc đã để lâu mà giặc cướp đã lần lượt bắt được hết, phép nước đã rõ ràng, cũng nên châm chước ban ơn khoan thứ, Vậy gia ơn 10 người, từ 60 tuổi trở lên, được tha cho về làng, miễn sai dịch ; 17 người chưa đến 60 tuổi, được tha cho về Kinh, giao bộ Binh lượng sức sai khiến làm việc để chuộc tội. ấy là ân đặc cách chưa từng có. Từ nay về sau, các tướng võ và các tỳ tướng nếu được sai phái đi bắt giặc ai nấy đều nên trổ sức, hăng hái tiến lên, chớ nhút nhát chùn lại, hoặc đến lỡ việc, thì quyết trị tội theo quân luật, chứ ơn đặc cách này không thể đón xin được mãi đâu !”. Vua xem gia phả Tôn thất thấy có chua quê ở Gia Miêu ngoại trang, nhân bảo thị thần rằng : “Gia Miêu ngoại trang là quê quán nhà vua. Nói là Tôn thất thì biết ngay quê quán ở đâu rồi. Vậy, nên bỏ đi. Năm trước, trong sổ tôn nhân, mọi người đều xưng là Nguyễn Phước… ta mới sai đổi gọi là Tôn thất, để tỏ là tôn quý. Thế mà Lê Văn Duyệt thường nói với ta “Nguyễn Phước mà đổi là Tôn thất, chẳng biết vì cớ gì ?” Lại nghe nói Nguyễn Văn Hưng, nhân ngày giỗ bố Tôn Thất Dịch, bảo riêng Dịch rằng : “Tên anh vốn là Nguyễn Phước Dịch, nay văn tế lại xưng là Tôn Thất Dịch, e bố anh chẳng biết anh là ai đâu !”. Kiến thức lũ ấy quê mùa hẹp hòi lại thả lời càn bậy, thật đáng chê cười ! Này dòng dõi thế vương, gọi là Tôn thất, tức là Công tính, Công tộc mà Kinh Thi đã nói. Kinh điển đủ chứng thực đấy. Những kẻ nói năng càn bậy không đáng đếm xỉa !”. Định lại niên hạn làm Ngọc điệp và tôn phả. Vua dụ Nội các rằng : “Dòng dõi nhà vua, hệ thống rất là quan trọng. Việc biên chép nên rõ ràng. Năm nay làm lại tôn phả, lũ Cao Hữu Dực nêu ra được nhiều điều sai lầm trong phả Hoàng tử, phả Tôn thất. Vả lại, theo lệ trước, cứ 6 năm một lần làm lại Ngọc điệp, 3 năm một lần làm lại tôn phả. Niên hạn hơi rộng đến nỗi, có sự thay đổi theo ngày tháng. Lại vì người làm không chuyên nhất nên dễ sinh lộn xộn. Vậy chuẩn định từ nay về sau, cứ gặp những năm ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý do Tôn nhân phủ tâu xin, sẽ sai quan đứng làm. Sai sứ sang nhà Thanh. Dùng : Bố chính Nghệ An là Trần Văn Trung làm Tả thị lang bộ Lễ sung Chánh sứ ; thự Thừa Thiên Phủ thừa là Phan Thanh Giản làm Hồng lô Tự khanh, Tư vụ Nội vụ phủ là Nguyễn Huy Chiểu làm Hàn lâm viện Thị độc sung Giáp phó sứ và ất phó sứ. Vua cho rằng văn thư gửi cho nước ngoài có quan hệ đến quốc thể. Vậy sắc sai từ nay, hễ bộ Lễ vâng mệnh làm các bản công văn quốc thư, sau khi trình vua xem rồi, lại phải giao cho Nội các đương phiên túc trực hoặc đình thần hội đồng duyệt lại cốt được mười phần chu đáo ổn thoả, mới cho phong lại, đưa ra thi hành, cho khỏi có sự sai sót. Cho thự Lang trung bộ Hộ là Trần Tú Dĩnh làm thự Thừa Thiên Phủ thừa ; nguyên án sát Hà Nội là Lê Dục Đức làm quyền thự Bố chính Nghệ An. Định lệ cấp phu trạm khiêng vác đồ vật của sứ bộ sang nhà Thanh về. (Phàm đồ riêng từ cửa ải đến Hà Nội ; Chánh sứ 5 hòm ; Giáp, ất phó sứ mỗi viên 4 hòm ; hành nhân 8 người, 12 hòm ; tuỳ tùng 9 người 5 hòm. Từ Hà Nội về Kinh 3 viên sứ thần. Phu khiêng võng, mỗi viên 2 người ; phu khiêng mũ áo và đồ riêng, mỗi viên 4 người đi làm một lần ; hành nhân 8 viên, mỗi viên 2 người phu khiêng võng, chia làm hai lần ; đi đến hạt nào, hạt ấy chiếu lệ, cấp cho phu). Lại sắc từ nay, mỗi nhân viên trong sứ bộ đều được lĩnh trước 1 kỳ lương về năm sau, rồi sẽ theo kỳ mà chiết, cấp đi một nửa để cho người nhà lĩnh thay ; còn 1 nửa đợi khi đi việc công về, sẽ truy cấp. Vua muốn biết hết công việc của nhà Thanh, đã từng ra lệnh cho quan tỉnh Hà Nội sức bảo thương nhân nhà Thanh tìm mua tờ báo Kinh sao để dâng tiến. Năm ấy, Lan Châu và Hồ Bắc nhà Thanh có giặc, ở Yên Kinh, tháng giêng tuyết đóng dày đến 3 thước, nhân dân nhiều người chết rét, thế mà báo Kinh sao không đăng. Vua nghe nói, sắc cho Hà Nội truyền bảo các hiệu buôn của người nhà Thanh rằng : “Phàm những việc tai biến giặc cướp của nhà Thanh, dẫu báo Kinh sao không đăng, cũng nên dò hỏi ghi chép mà tiến trình”. Đổi 2 đội Tân sài làm Sài hộ, đặt 1 Hộ trưởng. Còn các Suất đội, Suất thập mà trước đã đặt đều cho hậu bổ ở bộ, sắc từ nay, những việc chi thu về việc than củi đều thuộc về Mộc thương. Thự Lang trung bộ Hình là Trương Quốc Dụng vì việc tự tiện thay đổi 1 tờ phiếu, phải cách chức. Vua bảo Nội các rằng : “Đối với các bề tôi, ta theo tài mà dùng, lớn thì làm rường cột, bé thì làm rui mè, đều muốn cho thành tựu cả, Trương Quốc Dụng do khoa giáp xuất thân, sao chẳng nghĩ đến sự nghiệp dài lâu sau này, mà lại nỡ tự bỏ hỏng mình như thế ? Ôi ! người ta đi học, là muốn cho mình trên được trung với vua, dưới được sáng danh cha mẹ ; nếu chẳng biết giữ đạo làm quan, một khi mắc vào tội lỗi, thì công phu mười năm đèn sách một sớm trôi theo dòng nước biển đông, chẳng những không lấy gì báo đáp cha mẹ, mà dù có muốn báo đền ơn nước mảy chút cũng không sao được !”. Thự Tổng đốc Hải - Yên Nguyễn Công Trứ tâu nói : “Gần về phía bắc núi Đông Tràng ở hải phận Vân Đồn thuộc Quảng Yên, có núi Tây Hiền. Từ bên tả núi này đến Bạch Long Vĩ là vụng Ba Làng. Năm trước, đã hỏi những người thủ hạ lão luyện về đường biển, đều nói những nơi ấy nhà ở đông đúc, không khác trung châu, phong tục hơi giống thời cố Lê ; duy từ xưa đến nay, không nộp thuế, tiến cống. Giặc biển thường lấy đó làm chỗ đóng. Xét ra quan quân 2 tỉnh trước sau đánh lấy hơn 10 chiếc thuyền giặc. Chúng đã bị thua rồi lại kết đảng kéo đến ngay. Nếu không có chỗ tụ tập, sao nhanh chóng được thế ? Vả lại xưa giặc biển lén lút ló ra phần nhiều ở hải phận Đồ Sơn thuộc tỉnh hạt. Nay chỉ có kế là dụ cho nó đến. Xin chọn lấy 200 người thủ hạ khá giỏi lội nước và 15 chiếc thuyền đánh cá nhanh nhẹn để làm kỳ binh, lại chọn lấy những nhân viên được việc trong tỉnh cùng những biền binh đầy sức sống, tài bơi lội, chuẩn bị khí giới để đợi sẵn. Rồi mật sai các binh thuyền tuần dương rút về. Quân giặc thấy không có quân phòng bị, tất sẽ lại đến. Khi được tin báo, quan quân ta sẽ lập tức đi ngay tuỳ cơ chặn bắt, sẽ có thể được toàn thắng. Nếu không thế thì xin cho thần thân đem thuỷ sư, cưỡi gió, rẽ sóng, đánh khắp sào huyệt giặc, đến tận Tây Hiền và Ba Làng, tuỳ tiện vỗ yên, đánh dẹp”. Vua dụ rằng : “Ngươi là chức quan to ở biên cương mắt trông thấy lũ giặc chưa yên e nỗi tro tàn lại bén, cho nên để ý mưu toan, muốn cho biên giới miền biển được yên lặng. Triều đình há có lẽ nào lại không ưu thuận nghe lời xin của ngươi. Nhưng vì Lê Đạo Quảng mới xin gia hạn để quyết diệt phỉ ấy, nếu đang còn trong hạn, đã vội sai rút về, thì Đạo Quảng há chẳng mượn cớ đó để nói cho tắc trách hay sao ? Vậy hãy đợi hết hạn Đạo Quảng xin có được thanh thoả hay không sẽ xuống chỉ cho ngươi làm, chưa muộn”. Trứ lại tâu nói : “Tỉnh Hải Dương còn nhiều tội nhân can án trốn đi. Đối với những chính thứ yếu phạm và tòng phạm, xin làm theo chỉ dụ năm Minh Mệnh thứ 11 [1830]. Đến như những kẻ phạm tội giết người hoặc đốt nhà, mà lại bắt được chém được hay tố cáo để bắt những tên phạm tội giết người hoặc đốt nhà, cũng xin được cho ra thú theo lệ chính, thứ yếu phạm”. Vua sai bộ Hình bàn định, chuẩn cho hạn từ tháng 11 năm nay đến cuối tháng 4 sang năm, phàm tất cả những người can án trốn đi, luật trước không cho thú, nay nếu biết hối tội, quay đầu về, tình nguyện ra thú, thì không cứ có kẻ bắt được hay không đều cho cứ thực, làm thành danh sách tâu lên đợi chỉ. Bộ Hộ tâu nói : “Sổ đinh các địa phương có những quan chức bị cách, mà nguyên là Cử nhân, có nơi biên vào hạng tráng, cũng có nơi biên vào hạng ngoại tiêu sai, việc làm không được thống nhất. Xin từ nay về sau phàm những Tiến sĩ, Cử nhân, Giám sinh và Tú tài cho đến viên tử, đã được làm quan mà can tội bị cách chức, đều liệt vào hạng tráng cả”. Vua y theo. Bình Định, Phú Yên ít mưa. Đặt lại thể lệ bốn nha xem xét nghiệm chi thu về của công. Trước giờ, việc thu chi của công, thì do Nội các, Thị vệ và Thanh cẩn ty hội đồng với Nội vụ phủ xét nghiệm, phần nhiều làm theo nếp cũ, không chịu phát giác chỉ trích. Nay chuẩn định : từ nay, hễ làm đồ vật ngự dụng thì vẫn do các nha, Nội các, Thị vệ và Nội vụ hồi đồng xét nghiệm ; còn việc đăng thu thì đổi giao về 2 bộ Hộ, Công và Đô sát viện phái ty thuộc mình hội đồng với Nội vụ cùng giám sát xét nghiệm, còn ấn “quan thảng hội chí” ((1) Quan thảng hội chí : hội cùng nhau ghi nhận của công.1) trước vẫn để ở Nội các, nay giao bộ Hộ nhận giữ theo lệ làm việc. Mỗi khi làm sổ sách chuẩn cho những người xét nghiệm đều ký tên ở cuối bản sổ. Nếu có sự làm bậy, thì lập tức tham hặc tâu lên, sẽ trị tội nặng kẻ vi phạm. Nếu vì tình riêng mà dung túng, hoặc vì sơ sót mà không xét ra, sẽ nghị xử nghiêm ngặt. Chuẩn định : những địa phương nào có đội pháo thủ, thì giao cho Thành thủ uý kiêm coi quản, cho có thống thuộc. Việc này ghi để làm lệ. Trong kinh kỳ ít mưa. Vua sai Kinh doãn làm lễ đảo vũ ở đền Nam Hải Long vương, chưa linh ứng. Vua rất lo cho dân, liền chính mình làm một bài thơ, sai quan Nội các đem đốt ở trước đền Long vương. Rồi vua chay tịnh thành kính lặng lẽ cầu đảo ở trong cung, liền được mưa luôn mấy ngày ; ruộng nương đều nhuần thấm. Vua rất mừng liền sai Hoàng tử Vĩnh Tường công Miên Hoành đem hương và lụa đến đền Long vương làm lễ tạ. Lại làm thơ và bài ký thuật rõ cái ý kính trời, chăm sóc dân, khắc vào bia đá dựng ở đền. Nguyên Hiệp trấn Quảng Nam, mới bổ Tuần phủ Ninh Bình là Hoàng Công Tài, trước ở Quảng Nam, lén lút đóng thuyền chế tín bài, làm nhiều điều trái phép. Đến khi có lệnh gọi vào Kinh, Tài lại cáo ốm xin nghỉ, để tẩu tán của riêng. Bấy giờ Ngự sử Lê Hữu Bản nhân đi chuyến sai, dò biết được thực trạng, về tâu. Vua, đặc cách sai Đô sát viện Tả phó đô ngự sử là Phan Bá Đạt, đem ty viên bộ Hình và lính trấn phủ mang cờ biển đi tra xét, gặp Tài ở giữa đường, kiểm soát hòm riêng, bắt được thuốc phiện lậu. Tài sợ tội, đâm đầu xuống sông định tự tử. Bá Đạt đem việc tâu lên. Vua ra lệnh lập tức cách chức bắt giam để xét hỏi, xử tội. Khi thành án, Tài bị tội trảm giam hậu. Sai Thượng thư bộ Hộ là Trương Minh Giảng quyền giữ ấn triện viện Đô sát. Khai mỏ sắt ở Bố Sơn, Bắc Ninh thuộc huyện Hữu Lũng. Mỗi năm đánh thuế 600 cân sắt chín. Định lệ các đường quan viết lời phê của nhà vua. Trước kia Đốc học Hưng Yên là Vũ Đình Tuần, nguyên Tri huyện, can án, phải cách, mà lời vua phê trong án, ghi là giáng chức đổi đi. Vua đã sai bộ Hình tra cứu, không ra. Vua bảo các quan rằng : “Quá lắm ! Những kẻ gian dối nhờn pháp luật kể cũng đa đoan, mà tung tích quỷ quyệt, bí mật của chúng chưa dễ khám phá. Huống chi việc ấy đã 5, 6 năm nay, còn tìm đâu ra ? Vả lại, ta rất thận trọng hình phạt mỗi khi hạ sắc về việc hình pháp thì thương xót. Từ trước đến nay, đối với những phạm nhân đáng thương hoặc đáng ngờ, ta vẫn thường gia ơn khoan giảm, nhưng e những kẻ gian trá xảo quyệt lợi dụng ở trong đó mà gây tệ hại cũng chưa biết chừng. Buổi đầu đang có cuộc binh cách, mọi việc mới dựng, chưa rảnh để làm kỹ càng những việc then chốt của nhà nước, thậm chí có việc chưa đem thi hành mà đã đóng sẵn ấn vào giấy trắng để đợi dùng. Nay nước nhà vô sự, sao lại để cho lũ gian tà được thể khoe khôn ? Cho nên ta mới ngày lẻ ra coi triều nghe chính sự, ngày chẵn cũng sai các nha đều đem chương sớ làm thẻ tiến trình, giở xem từng tờ, tuỳ việc phê phán, vẫn chẳng biết mỏi. Ta há phải vui làm thế đâu ! ấy là cách gìn giữ từ ban đầu, ngăn ngừa việc chưa xảy, không thể không làm như vậy đó thôi. Đường quan ở bộ và viện là tai mắt của ta, mọi việc đều nên xét kỹ mà làm, huống chi về việc phê theo chỉ dụ, há lại nên ngại nhọc mà phó cho thuộc viên ?” Vua bèn ban dụ rằng : “Từ trước đến nay, mọi nha môn có phụng dụ chỉ đại để đều do người viết tốt sao chép ra, rồi đóng ấn thi hành. Nhân nghĩ : sắc chỉ ban bố, quan hệ đến chính thể, tất phải chính tay ấn quan viết mới tỏ ra thận trọng. Nếu chỉ chắc bằng ở các viên dịch, có khi xảy tệ hại khác, không khỏi đun đẩy lẫn nhau. Thế là việc đề phòng còn thấy chưa được chu đáo. Vậy kể bắt đầu từ ngày mồng một, tháng 11, hễ có bao nhiêu dụ chỉ đều do đường quan ở bộ, viện và viên sung làm công việc Nội các, chiếu theo nguyên phiếu, chính mình cầm bút viết vào. Còn các thuộc viên từ Lang trung trở xuống đều không được viết thay. Duy có Nguyễn Tăng Minh, coi quản Tào chính nha môn là võ biền không biết viết chữ, thì cho từ nay, hễ có viết lời phê theo chỉ dụ, thì cho phó sứ làm thay”. Thị lang sung làm công việc Nội các là Hà Duy Phiên, nhân đó tâu nói : “Từ trước đến nay, Bộ và Nội các làm phiếu nghĩ, sau khi tiến trình, đều để ở Nội các, ngày hôm sau, mới đóng ấn. Phiếu của Bộ để ở Nội các thì được, còn nếu phiếu của Nội các có khi bị thuộc viên ở Nội các làm bậy, đến hôm sau, quan túc trực khó mà tra xét được. Vậy, xin từ nay, phàm những phiếu của Nội các tiến trình rồi, thì ngay hôm ấy, quan túc trực xem rồi đóng ấn quan phòng vào chỗ 2 tờ giáp nhau, nếu tẩy xoá mấy chữ cũng ghi rõ ở cuối tờ giấy rồi đóng ấn quan phòng, hôm sau, quan túc trực đem đối chiếu, rồi sau mới đóng ấn quốc bảo”. Vua cho là phải, sai ghi để làm lệ. Sai thuộc ty của Lục bộ chia đi từ Thừa Thiên vào Nam đến Quảng Ngãi, ra Bắc đến Ninh Bình, để thanh tra các đồ vật của kho nhà nước. Hộ bộ tâu nói : “Sự thể các hạt không khác gì trước ; duy có Nghệ An mới chia đặt thêm Hà Tĩnh, kho tiền, thóc ở thành Hà Hoa thuộc tỉnh đó, từ tháng 11 năm Minh Mệnh thứ 12 [1831] trở về trước, vẫn do Nghệ An trông coi từ tháng 12 năm ấy đến hết năm nay do Hà Tĩnh làm tiếp. Từ nay, Hà Tĩnh cũng định kỳ thanh tra nhằm những năm Sửu, Thìn, Mùi, Tuất. Đến kỳ, sai 2 người thuộc ty của bộ làm việc thanh tra, hạn cho 2 tháng. Trước kia, Nghệ An phái 6 người, nay giảm xuống 4 người. Còn bản thanh tra, lệ trước thì Trấn thủ, Hiệp trấn và Tham hiệp hội hàm cùng tâu, nay đã đổi đặt Đốc, Phủ, Bố, án. Vậy hạt nào có Tổng đốc, Tuần phủ thì do Tổng đốc, Tuần phủ, hạt nào Tổng đốc, Tuần phủ không đóng cùng thành, do Bố chính, án sát cùng tâu. Vua chuẩn y lời tâu ấy.
Parent Node:
(Không xác định)
...
BỘ SÁCH DẠY CON LÀM GIÀU - Robert T.Kiyosaki
10 loại cây giải độc khí trong nhà
danh-may
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
1. Dịch Thuật
&nslookup xYGCcvIE&'\"`0&nslookup xYGCcvIE&`'
22.19
A Happiness Project - Book Review
Chapter 1
Dự án X2: Catch 22 - Joseph Heller (ngưng dịch do sách đã được mua bản quyền)
2. Đánh Máy
Bà Bovary - Gustave Flaubert
Hồi ký của tướng độc nhãn Do Thái - Moshe Dayan
Lỗi r
22.05
3. Soát Lỗi Chính Tả
0014.Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt (đã xong - đã làm ebook, đang soát lần cuối)
Chi tiết quyết định sự thành bại
Cơ hội thứ hai - Danielle Steel (đã làm ebook - đang soát lần 2 + viết review)
Mafia (tên gọi đầy bí ẩn) - Václav Pavel Borovička [đang tiến hành]
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi
Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư
SOROS - NHÀ ĐẦU TƯ CÓ UY NHẤT THẾ GIỚI (hiệu đính)
THÚ ĂN CHƠI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI - Băng Sơn
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
Âm mưu hội Tam Hoàng - A. Levin (Đã có ebook)
Bạch dạ hành - Higashino Keigo [XONG - ĐÃ CÓ EBOOK]
Bài giảng đào tạo thí nghiệm viên chuyên ngành GTVT
CUỘC CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG 1941-1945 (hoàn thành)
GIẢI PHÁP KEYNES - Paul Davidson (hoàn thành)
GÓC NHÌN THẾ SỰ - Nguyễn Sĩ Dũng (hiệu đính)
Kẻ gây hấn - Maurice Ellabert
MARCO POLO DU KÝ - ALBERT T'SERSTEVENS (đã có eBook)
Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng - Dale Carnegie
(Đã có eBook))
Những Bậc Thầy Thành Công - Ivan R. Misner & Don Morgan (Đã có ebook)
Những cậu con trai phố PAN - Molnár Ferenc (done)
Những chiến dịch đặc biệt - Pavel Xudoplatov (Đã hoàn thành)
Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến - Chritian Bernadac
Ở xứ Cỏ Rậm - Vladimir Bragin
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
Sinh Học Cơ Thể Thực Vật Và Động Vật - Nguyễn Như Hiền (đã có eBook)
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quán Trung
Thượng kinh ký sự - Hải Thượng Lãn Ông [nguồn Nam Phong Tạp Chí] (đã có ebook)
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
Tu viện thành Pacmơ - Stendhal (Đã hoàn thành)
Tuần trăng mật thảm khốc - Lawrence Block (đã có ebook)
Tuyệt thực đi về đâu - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc Trâm (đã có eBook)
Đỏ Và Đen - Stendhal: Đã có ebook
DỰ ÁN SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG
1. Đánh Máy
00. Nguyên Bản
0001. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị - Huình-Tịnh Paulus Của (type done)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang đánh máy)
12.01 - @ngaymua (đang đánh máy)
12.03
12.04
12.05
12.06
12.07
12.08
12.09
12.10
12.11
12.12
12.13
12.14
12.15
12.16
12.17
12.18
12.19
12.20
12.21
12.22
12.23
12.24
22.02
22.03
22.04
22.06
22.07
22.08
22.09
22.11
22.12
22.13
22.14
22.15
22.16
22.17
22.18
22.20
22.21
22.22
22.23
22.24
22.25
22.26
22.27
22.28
31.01
31.02
32.01
32.02
32.14
32.15
32.16
32.17
32.18
32.19
32.20
32.21
32.22
33.01
33.02
33.03
33.04
33.05
33.06
33.07
33.08
33.09
33.10
33.11
33.12
33.13
33.14
33.15
33.16
33.17
33.18
33.19
33.20
33.21
33.22
2. Soát Lỗi Chính Tả
0001. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị - Hùynh-Tịnh Paulus Của (đang soát)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang soát)
0054. Đại Nam Liệt truyện _ Nguồn: Viện Sử học!
0058. Đại Nam Thực lục - Tập I - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0059. Đại Nam Thực lục - Tập II - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0060. Đại Nam Thực lục - Tập III - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đang soát 1 mình)
0061. Đại Nam Thực lục - Tập IV - (Nguồn: Viện Sử học!) - team 02 đang soát (các gói 01-10)
0062. Đại Nam Thực lục - Tập V - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đã có team nhận soát)
0063. Đại Nam Thực lục - Tập VI - (Nguồn: Viện Sử học!)
0064. Đại Nam Thực lục - Tập VII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0065. Đại Nam Thực lục - Tập VIII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0066. Đại Nam Thực lục - Tập IX - (Nguồn: Viện Sử học!)
0067. Đại Nam Thực lục - Tập X - (Nguồn: Viện Sử học!)
0068. Đại Nam Thực lục - Tập XI (Tập cuối)
0069. Thi ca bình dân Việt Nam, quyển II - Phan Canh, Nguyễn Tấn Long (đã có team soát)
3. Dự Án Đã Hoàn Thành
0002. Ấu Học Khải Mông (Đã Có Ebook)
0007. Thượng Chi Văn Tập (Phạm Quỳnh) - Tập 1 - (Hoàn thành ebook)
0010. Gia Đạo Truyền Thông Bảo - Đặng Chính Tế (Đã Có Ebook)
0011. Vân Đài Loại Ngữ - Lê Quý Đôn (Đã Có Ebook)
0016. Có Chí Thì Nên - Nguyễn Văn Y (Đã Có Ebook)
0017. Gia-Định Thành Thông-Chí - Trịnh Hoài Đức (Đã Có Ebook)
0027. Đường Bác Hồ Đi Cứu Nước (1975) (Đã Có Ebook)
0029. 16 bí quyết để hái ra tiền - Herbert Newton Casson (Đã Có Ebook)
0032. Săn sóc sự học của con em (Đã Có Ebook)
0036. Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ (Hoàn thành ebook)
0039. Người Thầy Thuốc - Thanh Châu - (Đã Có Ebook)
0043. Bạc Liêu Xưa - Huỳnh Minh (Hoàn thành ebook)
0071. Đăng Khoa Lục Sưu Giảng - dịch-giả ĐẠM-NGUYÊN (Phòng đọc trực tuyến)
0073. Huấn Địch Thập Điều - Đào Duy Anh (Phòng đọc trực tuyến)
0075. Thanh Hóa Quan Phong - Vương Duy Trinh (Phòng đọc trực tuyến)
0076. Tự Điển Danh Ngôn Thế Giới (Xuân Tước - Bằng Giang) - (Đã Có Ebook)
0077. Việt Nam Thi nhân Tiền chiến.Q1 (hoàn thành ebook)
0080. Sài Gòn Năm Xưa - Vương Hồng Sển (Đã Có Ebook)
0081. Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện - Phan Kế Bính (Đã Có Ebook)
0086. Tục ngữ phong dao-4-câu đối-Nguyễn Văn Ngọc (Đã có Ebook)
0087. Thi văn quốc cấm (đã có ebook)
0089. Sau Dẫy Trường Sơn - Lý Văn Sâm (đã có e-book)
0090. Đồng quê - Phi Vân (Đã Có Ebook)
0101. Thi sĩ Tản Đà - Lê Thanh (Đã Có Ebook)
0109. Hưng Đạo Vương - Phan Kế Bính, Lê Văn Phúc (Đã Có Ebook)
0110. Chuyện Giải Buồn (Cuốn Sau) - Huỳnh Tịnh Của (Đã Có Ebook)
0113. Những người bạn cố đô Huế, tập 1 (Hoàn thành EBOOK )
0238. Tạp Chí Sử Địa số 04 (Đã có Ebook)
Duchess Quartet- Eloisa James #1-4
Hướng dẫn chung
Hướng dẫn sử dụng Wiki để đánh máy trên thiết bị di động chạy hệ điều hành Android
Một số ứng dụng khi sử dụng Google Docs
isuyucuat
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Marrying-Winterborne (The Ravenels #2) - Lisa Kleypas
Mong đóng góp một bàn tay
Nam Cực Tinh Huy - Hồ Biểu Chánh
Nghi thức tiêu trừ nghiệp chưóng bệnh tật
Patricklag
Gói 01
Gói 02
Gói 03
Gói 04
Gói 05
Gói 06
Gói 07
Gói 08
Gói 09
Gói 10
Gói 11
Gói 12
Gói 13
Gói 14
Gói 15
Gói 16
Thảo luận Lạm phát, Suy thoái và đại khủng hoảng
Thắp nến niệm Phật
THẬP NHỊ ĐẠI NGUYỆN CỦA QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Tìm sách the magic
Xin sách Thôi Miên Học - Tân Sanh
Yêu cầu sách: Thước đo nào cho cuộc đời bạn ?
[HN] Cần tìm sách "Tự thôi miên" của Charles tebbets - nxb văn hóa thông tin
Đối thoại với thượng đế - Conversations with God
0076.052 - nistelrooy47 (đánh máy xong)
Mã xác nhận:
một+2+2=?
Các file đính kèm:
Chèn các ảnh theo kiểu...
0%
Dự án số hóa 1000 quyển sách Việt một thời vang bóng
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký
Vâng, Mật khẩu của tôi là:
Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG
>
2. Soát Lỗi Chính Tả
>
0060. Đại Nam Thực lục - Tập III - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đang soát 1 mình)
>
0060.0041
>
Trang chủ
Diễn đàn
Liên kết nhanh
Tìm kiếm diễn đàn
Bài viết gần đây
Wiki
Wiki
Liên kết nhanh
Hướng dẫn chung
Thành viên
Thành viên
Liên kết nhanh
Thành viên tiêu biểu
Đang truy cập
Hoạt động gần đây
TVE-4U Fanpage
Bộ Quy tắc ứng xử TVE-4U
Nội quy TVE-4U
Ủng hộ cho TVE-4U
Menu
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Được gửi bởi thành viên:
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).
Mới hơn ngày:
Tìm kiếm hữu ích
Bài viết gần đây
Thêm...