Đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
>
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
>
01. trang 1-26 - Lười Đọc Sách (done)
>
Mời bạn vui lòng đọc trước khi muốn góp ý cho diễn đàn
Hướng dẫn chuyển đổi các định dạng eBook
Hướng dẫn xử lý lỗi không 'download - viết bài - xem link' được trên diễn đàn
01. trang 1-26 - Lười Đọc Sách (done) - Sửa
Tiêu đề:
Link URL:
Data Type:
BB Codes
<p style="text-align: center">PHẦN MỘT</p> <p style="text-align: center"><br /></p><p><i>Chiếc áo dài</i></p><p><i><br /></i></p><p>Nữ sĩ Linh Bảo đi dự một đại hội thường niên của các nhà sinh vật học Hoa Kỳ tại tiểu bang Vermont, một hôm vừa bước vào phòng ăn bỗng nghe tiếng một người đàn ông Mỹ nói sau lưng: "Bà mạnh giỏi không? Áo zài. Chời ơi!" Nữ sĩ quay lại, hỏi chuyện, thì ông Mỹ tịt: ông ta chỉ biết có mỗi một câu tiếng Việt ấy. Và trong câu tiếng Việt duy nhất của ông ta đã có cái "áo zài".</p><p><br /></p><p>Năm ngoái, trên sân khấu trình diễn tại hội chợ Osaka, so sánh với thiếu nữ của mấy mươi quốc gia trên thế giới, các cô gái Việt Nam vẫn được đặc biệt chú ý mỗi lần xuất hiện với chiếc áo dài.</p><p><br /></p><p>Đầu năm 1970 ấy, một phái đoàn đại diện báo chí và các cơ quan truyền thông của ta sang thăm Đại Hàn, ông Tổng trưởng Thông tin và Văn hóa Đại Hàn - bấy giờ là ông Shin Bum Shik - có tặng mỗi người một xấp hàng để về làm quà cho vợ! Mở ra xem thì là thứ hàng rất mỏng và dài đúng 2m80. "Chời ơi", ông Shin Bum Shik am hiểu cái món "văn hóa" Việt Nam ấy sao mà kỹ quá vậy?</p><p><br /></p><p>Hai trăm năm mươi năm trước, vào đúng ngày cuối năm Canh Thìn đời Cảnh Hưng, sứ giả nước ta là Lê Quý Đôn gặp sứ giả Triều Tiên là Hồng Khải Hy tại Yên Kinh nước Tàu. Đôi bên bút đàm, thành ra thân mật. Đêm trừ tịch của cái năm Canh Thìn ấy, sứ thần Triều Tiên sai con trai mang đến cho Lê Quý Đôn một phong thư và một món tặng phẩm. Trong thư có những câu: "Nhân giở bản đồ, biết có quí quốc, hai nước chúng ta, Đông Nam xa cách, loài trâu ngựa có dông nhau cũng không kịp. Thế mà được cùng hội họp nơi Hồng Lô quán, thực là ngoài sức tưởng tượng".</p><p><br /></p><p>Hai trăm năm sau, sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước Hàn Việt càng vượt xa cái sức tưởng tượng của Hồng sứ giả không biết đến bao nhiêu mà nói. Không cần "giở bản đồ", người đồng bào lỗi lạc của Hồng sứ giả không những đã biết rõ về nước Việt Nam, lại còn biết vanh vách đến cả món y phục của đàn bà con gái nước này nữa. Không những Shin tiên sinh nắm vững kích thước của áo dài, ông lại cảm thông đến cả cái sở trường của nó, là thật mỏng!</p><p><br /></p><p>Nhưng trong câu chuyện này không phải chỉ có Shin tiên sinh là đáng khen. Phải nhận rằng về phần chiếc áo dài Việt Nam, tự nó cũng phải xuất sắc mới được. Thật chứ: để cho bấy nhiêu chi tiết về nó thấu đến tai nhà lãnh đạo văn hóa một quốc gia phương Bắc, món nữ phục của nước Đông Nam Á này phải lẫy lừng lắm.</p><p><br /></p><p>Áo dài lẫy lừng ở quốc ngoại. Nó cũng không ngớt ghi những thành công liên tiếp ở quốc nội.</p><p><br /></p><p>Đôi ba mươi năm trước, phụ nữ miền Nam không mấy người mặc áo dài. Ngày nay thì chiếc áo dài đã thẳng xông xuống tận Năm Căn, U Minh... Áo dài đã Nam tiến đến mũi Cà Mau.</p><p><br /></p><p>Con đường Tây tiến của nó nhiều trở ngại hơn, nhưng không hẳn sẽ bế tắc đâu. Hôm 14 tháng 4 năm nay, ai có đến xem lễ chịu tuổi của đồng bào gốc Miên tại ngôi chùa đường Trương Minh Giảng đã có dịp thấy hầu hết các cô gái Miên đều mặc áo dài. Ở Ninh Thuận, Bình Thuận, các nữ sinh trung học gốc Chàm mặc một thứ áo cổ truyền đã cải biến, rất gần với chiếc áo dài của ta.</p><p><br /></p><p>Hai sắc dân thiểu số tiến bộ nhất đã dần dần chấp nhận áo dài, chắc chắn một ngày không xa, chúng ta sẽ thấy các bạn gái sắc tộc trên Tây nguyên mặc áo dài. Phải, hiện nay thì chưa có, hay hiếm có lắm, cái hình ảnh một thiếu nữ Gia-rai, hay Ba-na, hay Xơ-đăng v.v... với áo dài tha thướt. Nhưng họ đã dùng bà ba, áo thun, xu-chiêng, sơ-mi... Họ sẽ tiến đến áo dài là cái chắc.</p><p><br /></p><p>Và như thế, thiết tưởng áo dài có một đóng góp không nhỏ vào việc làm nồng nàn thêm tình cảm dân tộc.</p><p><br /></p><p>Trong một thiên truyện nọ của Sơn Nam, thầy phái viên nhà báo <i>Chim trời</i> ở Sài Gòn xuống tận xóm Cà Bây Ngọp ở Rạch Giá tìm ông độc giả Trần Văn Có để đòi hai đồng sáu cắc rưỡi tiền mua báo. Đến nơi, chủ và khách, sau bữa cơm chiều, đốt lửa un khói rồi chui vô trong mùng trốn muỗi, ngồi nói chuyện. Quanh quẩn một hồi, hai người gặp nhau ở những trang <i>Quốc văn giáo khoa thư</i>: kẻ nhớ bài "Chốn quê hương là đẹp hơn cả", người thuộc bài "Thú chăn trâu", mỗi người thay nhau đọc to lên một câu, có khi cả hai cùng hợp xướng: "Đầu tôi đội nón mê như lộng che, tay cầm cành tre như roi ngựa...". Cuộc hàn huyên thú vị quá, tình nghĩa giáo khoa thư đầm ấm quá. Sáng hôm sau, thầy phái viên báo <i>Chim trời</i> từ giã ông bạn đi về Sài Gòn, không thâu một cắc bạc nào.</p><p><br /></p><p>Hãy tưởng tượng một ngày kia những người bạn gái gặp nhau, kẻ ở U Minh người trên Phú Bổn, kẻ gốc Chàm Phan Rí, người gốc Miên Sài Gòn v.v. mà có thể cùng nhau bàn tán om sòm về những chuyện tà nam, tà bắc, cổ thuyền, cổ hở, cổ tròn, cổ vuông, eo suông, eo thắt v.v. thì cuộc gặp gỡ sẽ hào hứng, thân mật biết mấy! Giữa đàn bà con gái với nhau mà không gặp nhau được ở đề tài ăn mặc, không đem chuyện áo chuyện xống nói với nhau được thì biết làm sao gây được thân tình?</p><p><br /></p><p>Nhất định rồi một ngày nào đó, tất cả các bạn gái Việt Nam sẽ gặp nhau. Và cũng nhất định, cuộc gặp nhau trên vạt áo dài con gái càng đông đảo, vui thú, thân thiết hơn cuộc gặp trên những trang <i>Quốc văn giáo khoa thư.</i></p><p><i><br /></i></p><p>Thế cho nên chúng ta tin mạnh ở sự thành công của cuộc thống nhất đất nước bằng chiếc áo dài. Nó êm thấm, đẹp đẽ hơn những đường lối thống nhất bằng vũ lực biết bao!</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Áo dài Việt Nam thắng lớn trong nước và ngoài nước, do đâu mà được vậy?</p><p><br /></p><p>- Do nó cho thấy gió.</p><p><br /></p><p>Nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm, sau nhiều tháng ở hội chợ Osaka, chứng kiến sự thắng lợi của chiếc áo dài Việt Nam trước các đối thủ quốc tế, sau khi so sánh các ưu khuyết điểm của y phục phụ nữ các nước được phô diễn tại đây, đã nhận xét như thế.</p><p><br /></p><p>Mặc áo dài mà đứng yên chưa chắc đã ăn đứt nổi những cô gái Âu Á khác mặc y phục dân tộc của họ. Nhưng mặc áo dài mà đi, mà múa v.v. thì người con gái Việt Nam linh động hẳn lên.</p><p><br /></p><p>Áo dài Việt Nam vừa theo sát những nét tuyệt mỹ của thân người, lại vừa thêm cho tấm thân ấy sự linh động phơi phới mà nó vẫn ao ước. Những tà áo nhẹ ve vẩy phất phơ trong gió làm cho một thân hình nặng nề nhất, cục mịch nhất, cũng hóa ra thanh thoát.</p><p><br /></p><p>Thân người là đẹp, nhưng thứ y phục chỉ nhằm khai thác cái đẹp của thân người thì rõ ràng là tục. Trang phục là văn hóa, văn hóa là một cố gắng cải biến thiên nhiên. Trang phục mà như <i>mini-jupe</i>, thì ấy là một cuộc phi nước đại trở về tự nhiên, gợi lên những ham muốn trực tiếp vào "tòa thiên nhiên", là một chối bỏ văn hóa.</p><p><br /></p><p>Nhưng thân người đẹp, y phục không được phép xóa hẳn cái thân người đi. Trang phục mà như chiếc <i>kimono</i> Nhật thì là một sự quá trớn của văn hóa đấy nhé. Văn hóa cũng phần nào thôi chứ.</p><p><br /></p><p>Chiếc áo dài Việt Nam là một sự dung hòa giữa tự nhiên và văn hóa. Phần trên của nó đề cao thân người, bạo và tục; đã có phần dưới rất thanh, thoát hẳn thân người.</p><p><br /></p><p>Nhìn vào một người nữ mặc áo dài, sau khi bị khích động vì cái phần trên, mắt lần dò nhìn xuống, thì ở phần dưới lại chỉ thấy... gió! Vâng! Ở đây chỉ thấy có gió (như người nhiếp ảnh gia tinh mắt đã thấy), có cái thướt tha, cái bay bướm mà thôi.</p><p><br /></p><p>Luận về dân tộc tính, có người đã đặc biệt chú ý đến cái đức tính truyền thống của người Việt Nam là đức tính thiết thực, thể hiện trong lối ăn mặc những áo quần (nhất là quần) rất ít màu sắc. Đúng lắm, quần áo chúng ta lại còn thiết thực ở chỗ gọn ghẽ, giản đơn nữa. Tuy nhiên, nhận xét đây không bao gồm chiếc áo dài phụ nữ. Áo dài gái Việt thì được phép màu mè sặc sỡ, được phép lả lướt. Tha hồ!</p><p><br /></p><p>Mà như vậy phải chứ. Trong cuộc sinh hoạt thường nhật ở một hoàn cảnh gian khổ, dân tộc ta thiết thực; nhưng áo dài không phải là sinh hoạt thường nhật. Nó là hội hè. Dân tộc nào cũng tự cho phép mình có những ngày hội, những cuộc vui.</p><p><br /></p><p>Những ve vẩy phấp phới của các tà áo dài là niềm vui hợp lý mà chúng ta tự thưởng cho mình bên cạnh những lao tác nhọc nhằn. Là cái văn vẻ trong cuộc sống tinh thần của dân tộc, sau khi đã nỗ lực củng cố cuộc sống vật chất.</p><p><br /></p><p>Bởi vậy, trên đất nước, hễ nơi nào còn đang khai phá, còn đang bận rộn vất vả nhiều về công cuộc xây dựng những cơ sở vật chất của đời sống thì chiếc áo dài chưa vội xuất hiện. Chỉ nơi nào đất mới đã khai phá xong, điều kiện sinh sống đã ổn định xong xuôi, con người đã thảnh thơi, bấy giờ thì hai vạt áo của người đàn bà Việt Nam mới tự buông thõng xuống, phe phẩy, và reo vui với gió.</p><p><br /></p><p>Hồi sinh thời, anh Y Uyên thích một câu ca dao của tỉnh Phú Yên:</p><p><br /></p><p>"Con ngựa tía ăn quanh đèo Cả,</p><p>Vầng nguyệt đêm rằm bóng ngả về đông.</p><p>Chẳng thà tôi giục ngựa về không,</p><p>Chẳng thèm cướp của giành chồng người ta".</p><p><br /></p><p>"Về không"? - Tốt lắm. Nhưng chuyện "giục ngựa" nghe có hơi kỳ. Đây là chuyện của con gái Phú Yên ba bốn mươi năm trước. Thuở ấy, con gái Phú Yên quấn khăn trùm đầu, cuỡi ngựa phóng như bay. Thuở ấy dĩ nhiên họ chưa mấy người mặc áo dài. Thuở ấy, ở Phú Yên, gái cũng như trai, còn phải xông pha vất vả; cũng là cái thuở - như Võ Hồng từng cho biết - mà văn bằng yếu lược là cả một sự hiếm hoi, cuộc sống tinh thần chưa kịp lo đến. Như thế không phải chỉ riêng trong Nam, mà ngay ngoài Trung, trước đây chẳng bao lâu cũng vắng bóng chiếc áo dài phụ nữ.</p><p><br /></p><p>Rồi dần dần Phú Yên có văn sĩ, có luôn áo dài. Rồi trong Nam cũng lại nhiều văn thơ, và... áo dài. Áo dài xuất hiện, rồi thịnh phát cùng với sự tăng cao của mức sống, cùng với sự thuần hóa của nếp sống.</p><p><br /></p><p>Nó là món trang phục đẹp đẽ. Nó đáng yêu, đã đành; nó lại là một dấu hiệu đáng mừng.</p><p style="text-align: right">12-1971</p><p><br /></p><p><i><br /></i></p><p><i>Lại chiếc áo dài</i></p><p><br /></p><p>Mùa thu năm Hợi, cuộc cách mạng kinh tế bùng nổ ồn ào quá, làm lu mờ hai cuộc cách mạng khác: cuộc cách mạng quần, xuất hiện trước đó ít lâu; và cuộc cách mạng áo, xuất hiện sau đó ít lâu. Áo và quần nói đây là của đàn bà con gái Việt Nam.</p><p><br /></p><p>Trước, hãy nói qua chuyện quần. Kể từ khi đàn bà con gái xứ ta vâng lời vua tụt váy ra để mặc quần, thì họ giữ gần như nguyên vẹn chiếc quần ấy cho đến nay, qua nhiều thế kỷ.</p><p><br /></p><p>Màu sắc, bất quá chỉ là đen với trắng. Kích thước, khi dài khi ngắn, khi rộng khi hẹp, quanh đi quẩn lại cũng không cách xa nhau là bao. Những dằn vặt băn khoăn táo bạo nhất có lẽ đều dồn vào chỗ thắt lưng: khi lưng vặn, khi lưng buộc với dải rút, có thời dùng dây cao-su, có thời khác lại cài nút v.v... Dù sao, những cải biến ấy đều ở trong vòng che đậy kín đáo. Và thực ra đều nhỏ nhặt.</p><p><br /></p><p>Thế rồi, đột nhiên, giữa năm 1971, chiếc quần cổ truyền bị thay bằng chiếc quần pát Tây phương: phụ nữ Việt Nam mặc quần pát với áo dài!</p><p>Đây không phải là chuyện ảnh hưởng, chuyện cải cách v.v... Đây là một sự thay thế, một vụ truất phế ngang xương.</p><p><br /></p><p>Dẫu sao, không nên trách đàn bà con gái nước mình. Dân tộc ta tiếp xúc với Tây phương từ những thế kỷ 16,17; văn hóa Tây phương đã xâm nhập ồ ạt vào biết bao lãnh vực trong cuộc sinh hoạt vật chất và tinh thần của ta. Thế mà văn hóa Tây phương phải chờ đến hơn ba trăm năm mới xông vào hạ nổi chiếc quần đàn bà: đâu phải phụ nữ Việt Nam không bền lòng kiên trinh?</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p> <p style="text-align: center"><br /></p><p>Tuy nhiên, lần này cốt yếu là nhằm nói về cái áo. Và đây mới càng là một sự kỳ lạ. Người phụ nữ Việt Nam đã giữ riết lấy tấm áo của họ dai dẳng một cách khác thường.</p><p><br /></p><p>Theo lẽ thường, đàn ông không hay đua đòi theo thời trang bằng đàn bà: áo vest, cà-vạt v.v... đổi mốt chậm hơn váy, khăn quàng, vòng cổ, xuyến tay v.v... Thế nhưng hiện nay trừ các cụ già, các nhà tu hành, thì hầu hết đàn ông Việt Nam tại các thôn ấp xa xôi đều mặc Âu phục; trong khi ấy thì đa số phụ nữ, cho đến các cô ở những đô thị lớn nhất cũng vẫn trung thành với chiếc áo dài.</p><p><br /></p><p>Hơn nữa, người đàn bà Việt Nam không phải chỉ ăn đứt có người đàn ông Việt Nam về đức trung thành. Kiêu hãnh về nền văn hóa lâu đời như Trung Hoa mà ngày nay trong đồng phục của nữ sinh trung tiểu học họ cũng đành chấp nhận kiểu Tây phương, trong khi đồng phục nữ sinh chúng ta vẫn là áo dài. Nổi tiếng lừng lẫy như chiếc kimono mà ngày nay trên các đường phố khắp đất Nhật thứ trang phục cổ truyền cầu kỳ ấy mỗi ngày một hiếm, trong khi áo dài Việt Nam luôn luôn đại thắng y phục Tây phương trên khắp các nẻo đường đất nước.</p><p><br /></p><p>Chúng ta không vội mong khám phá ra cái bí ẩn đã khiến cho người phụ nữ Việt Nam dằn lòng trước cám dỗ, nhất mực chống lại tính ham thích thời trang, khiến họ thiết tha với chiếc áo cổ truyền đến thế.</p><p><br /></p><p>Chỉ nhận thấy giữa họ và cái áo mà họ thiết tha hình như quả thực có những chỗ hợp nhau.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Trước hết, vóc dáng ấy và trang phục ấy hợp nhau.</p><p><br /></p><p>Bảo rằng quần áo cũng đòi hỏi một vóc người, như thế không phải là nói quá. Thỉnh thoảng vẫn thấy những phụ nữ Âu Mỹ mặc áo dài Việt Nam. Đó hoặc là những bà lấy chồng Việt và muốn tỏ thiện chí đồng hóa với người Việt, hoặc là những du khách thành thực tán thưởng một kiểu y phục địa phương v.v... Nhưng trông họ, người ta thấy rõ người ra đàng người áo ra đàng áo. Thân hình của họ, dáng đi của họ toa rập nhau giễu cợt chiếc áo dài của ta. Giữa đôi bên không có thỏa hiệp, chỉ có sự gán ghép miễn cưỡng trông thấy.</p><p><br /></p><p>Thân hình họ vạm vỡ quá, lực lưỡng quá. Tà áo thướt tha thích chọn một hình vóc mảnh mai hơn. “Tần phì Việt sấu", nét gầy của ta đã đi vào tục ngữ Trung Hoa. Nét ấy tương phản quá xa với vóc người Âu Mỹ.</p><p><br /></p><p>Dáng đi của họ lại mạnh bạo quá, gấp gáp quá. Ở một người cao lớn bước đi như thế, những tà áo dài sẽ nhảy lưng tưng vội vã một cách thảm hại. Để có thể phe phẩy nhẹ nhàng, nó thích chọn một dáng đi uyển chuyển hơn.</p><p><br /></p><p>Có lẽ cũng vì những lý do về vóc dáng ấy mà cho đến nay chiếc áo dài chưa chấp nhận được mọi sắc dân trong nước Việt Nam. Gái gốc Chàm, gốc Miên gần đây đã mặc áo dài, nhưng thật hiếm thấy những cô gái Ra-đê, Gia-rai, Xơ-đăng v.v... mặc áo dài.</p><p><br /></p><p>Sự ngần ngại của gái Cao nguyên có lý. Không phải họ không ham "văn minh": đàn bà Thượng vui lòng mặc sơ mi, áo thun, mặc xu-chiêng, mặc đồ đầm nữa, nữ sinh Thượng cũng nhiều em mặc jupe lắm... Nhưng đối với chiếc áo dài thì những bờ vai quá khỏe, thì dáng đi nhô mông và lụp chụp của người leo núi v.v..., những cái ấy chưa thích hợp. Áo dài dân tộc còn phải chờ đợi một thời gian nữa, để hoàn cảnh sinh sống canh cải kịp trao cho vóc dáng bạn gái Cao nguyên những nét thanh tú hơn.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Ngoài chuyện vóc dáng, tưởng cũng có thể nói đến chút liên quan giữa trang phục và tâm hồn con người.</p><p><br /></p><p>Và bảo rằng áo quần cũng đòi hỏi một tâm hồn xứng hợp, lại vẫn chưa hẳn là nói quá đâu.</p><p><br /></p><p>- Thế "tâm hồn mặc áo dài" là cái thứ tâm hồn ra làm sao?</p><p><br /></p><p>- Đặt vấn đề để bắt bí nhau như thế có ác đấy nhé. Nhưng chắc chắn kẻ nhiều ác ý nhất vẫn có thể nhận thấy mặc dù ở xứ lạnh lẽo, đàn bà Tây phương và Trung Hoa có những kiểu áo hở hang hơn đàn bà Việt Nam nhiều. Về sự hở hang ta đành không dám sánh với Tây phương, riêng các bạn láng giềng Trung Hoa, họ cũng mặc thứ áo dài để lộ cánh tay trần đến tận nách và để hở cả chân đến tận đùi!</p><p><br /></p><p>Nách và đùi không là chuyện tâm hồn? Xin đừng khắt khe: chính nó đấy, chính là tâm hồn đấy mà. Ít ra đó là những món có liên quan đến việc tìm hiểu tâm hồn một dân tộc.</p><p><br /></p><p>Tây phương chấp nhận những món đó trong hội họa, Trung Hoa chấp nhận những món đó trong tác phẩm văn chương, trong lối trang phục v.v..., trong khi chúng ta nhất định từ chối: điều ấy thiết tưởng có thể gợi ý về một ý thức luân lý rất cao nơi người Việt Nam. Chuyện dính dáng tùm lum đến nào là văn học nghệ thuật, nào là luân thường đạo lý như thế, sao lại không soi sáng được một khía cạnh nào đó của tâm hồn dân tộc?</p><p>Ở Đông phương có một kiểu nữ phục danh tiếng nữa, là chiếc kimono của Nhật. Trông một người đàn bà mặc kimono, thật là cả một công trình. Công trình xếp đặt kỹ quá, khéo quá, che lấp hẳn thân người: rốt cuộc không còn đâu là thân người nữa. Đường nét tự nhiên bị xóa mất cả. Thân người chỉ còn như là cái cớ cho sự xây dựng một công trình mỹ thuật.</p><p>Cải biến tự nhiên là dấu hiệu của văn minh. Ăn sống với ăn chín là một cách biệt về văn hóa. So sánh thức ăn có nhiều gia vị cầu kỳ của người Tàu với những món Tây phương nấu nướng không làm mất cái vị tự nhiên của thức ăn, Lâm Ngữ Đường dường như đã lấy làm hãnh diện về cái lưỡi của đồng bào ông, cái lưỡi đã tiến đến mức tinh tế không chịu được sự tiếp xúc sỗ sàng với thức ăn còn gần tình trạng tự nhiên, không chịu được cái xúc động quá mạnh mẽ do thức ăn còn giữ nguyên vị gây nên. Như thế lại cao hơn trình độ ăn chín thêm một bậc nữa. Lại càng xa thiên nhiên, càng cao thêm trên bậc thang văn hóa.</p><p><br /></p><p>Một người đẹp trong áo kimono, thật không còn cái đẹp nào xa tự nhiên hơn, nhiều tính cách nhân vi hơn. Mà thật ra, người Nhật có bằng lòng với cái đẹp nào không do công phu xếp đặt? Uống trà thì có đạo có luật, cắm hoa thì có phép có thuật, cho đến việc tự sát cũng có nghi thức cẩn thận! Có lẽ trong xã hội ấy từng nụ cười, từng câu chào hỏi nhau, từng bước đi lối đứng điệu ngồi v.v... trong cuộc sống thường nhật, mỗi việc đều có công thức, ước lệ quy định sẵn.</p><p><br /></p><p>Ở một xã hội như thế, thậm chí người người ăn nói với nhau hàng ngày cũng không dùng thứ ngôn ngữ hồn nhiên. Người Nhật nói với nhau bằng một thứ ngôn ngữ trịnh trọng, kiểu cách, chứa đựng rất nhiều tiếng kính ngữ. Cả đến vợ chồng, con cái, anh em trò chuyện với nhau cũng đều dùng kính ngữ. Thượng tọa Thích Thiên Ân có lần cho rằng lắm khi một người đàn bà Nhật dạy vẽ con cái trong nhà mà người cách tường cứ tưởng lầm như bà ta tiếp khách lạ mới đến.</p><p><br /></p><p>Trong Thập thất điều Hiến pháp, bản hiến pháp đầu tiên của Nhật kể từ ngày lập quốc, công bố dưới thời Thánh Đức thái tử, đã có ghi: "Thần dân bách tính phải lấy lễ làm gốc".</p><p><br /></p><p>Một cuộc sống "lấy lễ làm gốc" từ ngoài nhìn vào không khỏi thấy toàn những điệu bộ, nghi thức, đẹp đẽ mà giả tạo. Nhưng cũng có lẽ từ trong xã hội ấy nhìn ra các lối sống khác, người Nhật biết đâu không cho cái hồn nhiên giản dị là sỗ sàng, là kém văn minh, là chưa khai hóa?</p><p><br /></p><p>Cuộc sống "lấy lễ làm gốc" khiến ai nấy ra sức chế ngự bản thân, giấu nhẹm tình cảm. Tác phẩm nghệ thuật của Nhật thường thường cô đọng, kín đáo. Từ sau giải Nobel Văn học 1968, chúng ta có nhiều cố gắng để làm quen với văn nghệ Nhật Bản. Nhưng nhiều truyện của những Kawabata, Mishima v.v... không khỏi làm bỡ ngỡ chúng ta vì một vẻ lửng lơ, như không nói hết lời, có khi tưởng không định nói gì.</p><p><br /></p><p>Đọc cuốn <i>"Banka"</i> của Yassuko Harada chẳng hạn, chúng ta ngạc nhiên trước cái bình tĩnh, cái đức tự chủ, cái kín nhẹm của tác giả, một thiếu nữ chưa đầy hai mươi tuổi. Tác giả và gần hết mọi nhân vật đều thế cả. Vợ chồng Katsuragui, anh Mikio Hisada, anh Tatsumi Kossé v.v..., bấy nhiêu nhân vật nam nữ đều có thái độ nhã nhặn, khả ái, đều có những cử chỉ lời lẽ lịch sự, dịu dàng với nhau. Nhưng những bề ngoài ấy che đậy cái gì bên trong thì có trời biết được. Người Nhật cũng có nhiều bản năng, tình cảm mãnh liệt như ai, nếu không phải là hơn ai. Nhưng giáo dục, văn hóa, nhưng cuộc sống "lấy lễ làm gốc" đã đè nén tất cả, đã cải biến tất cả thành một nụ cười, hòa nhã mà bí ẩn thăm thẳm. Chính bởi vậy cho nên người nào người ấy trong cuốn truyện nọ đều có những phản ứng bất ngờ, dữ dội: họ yêu dữ tợn, họ chết dữ dằn. Ai nấy như tuồng bình thản mà khốc liệt. Bởi vì thực ra cái bộ mặt bình thản dịu dàng trong cuộc sống ấy đã đạt được bằng một ý chí khốc liệt.</p><p><br /></p><p>(Trong một cuộc sống "lấy lễ làm gốc" như thế, cô Reiko là một quái tượng, cô bé đó không có giáo dục: mẹ chết, cha lêu lổng. Vả lại cô ta là cái "tuổi trẻ hôm nay" của Tây phương sống sượng thả vào cái xã hội kín đáo nhất của Đông phương kín đáo. Cô ta là sự bồng bột, lấc cấc, nhâng nháo. Cô ta là thiên nhiên hoang dại. Đưa vào để làm nổi bật những đặc tính của văn hóa cổ truyền Nhật. Đưa vào để cái sống làm nổi bật cái chín, cái quá chín).</p><p><br /></p><p>Trong nền văn hóa của cái quá chín ấy, cảm hứng thi ca là cái bông lông vẫn phải khép mình vào thứ kỷ luật khắt khe nhất, vào hình thức cô đọng nhất. Một bài đơn ca (tanka) 31 chữ phải ngắt làm từng câu 5-7-5-7-7 chữ, một bài hài cú (haiku) 17 chữ lại phải chia làm 5-7-5 chữ: sao mà gò bó quá vậy!</p><p><br /></p><p>Trong khi ấy, lục bát của ta co dãn từ những bài hai câu cho đến những bài mấy vạn câu, gieo vần ở chữ thứ sáu tốt nhất, mà ở chữ thứ tư cũng xong. Ngắt nhịp có vô vàn cách khác nhau, luật bình trắc cũng có thể linh động... Mọi chuyên đều đại khái, dễ dãi. Cái xuề xòa này trái nghịch hẳn với những hình thức nghiêm khắc kia. Từ những cố gắng phi phàm đầy điệu bộ kia trở về với cái giản dị tự nhiên của dân tộc, chúng ta thở phào, nhẹ nhõm, thoải mái.</p><p><br /></p><p>Cũng có thể nói đến một cảm tưởng tương tự khi đối chiếu chiếc kimono Nhật với chiếc áo dài Việt Nam.</p><p><br /></p><p>Và khi chiếc áo dài đã tự liên hệ được như thế với thi ca, ngôn ngữ, với tiểu thuyết, nếp sống v.v... thì chắc chắn nó cũng phản ảnh phần nào một nét tâm hồn dân tộc.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Dù có chỗ hợp với vóc dáng và tâm hồn người Việt, đó cũng không phải là một bảo đảm cho sự bất diệt của áo dài.</p><p><br /></p><p>Nếu muốn, ai bảo chúng ta không thể nghĩ ra những kiểu y phục khác, cũng hợp với vóc dáng với sở thích của chúng ta như vậy, mà lại còn hợp với các nhu cầu của cuộc sống trong thời đại mới hơn? Người Nhật không phải đang loại bỏ dần dần một số y trang rất tiêu biểu cho tâm hồn họ đó sao? Vậy sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu trong tương lai có ngày áo dài bị đào thải.</p><p><br /></p><p>Tuy nhiên, những "biến cố" xảy đến cho áo dài những ngày gần đây vẫn có tính cách khác thường.</p><p><br /></p><p>Đã lâu lắm, áo dài không phải chịu những biến cải quá lớn. Sự can thiệp của họa sĩ Cát Tường hơn ba mươi năm trước, của bà Nhu vào mười năm trước, cùng cái vai raglan từ vài năm nay, đều không có gì quan trọng. Trong khi áo kimono tàn lụi mà chiếc áo dài vẫn còn đó gần nguyên vẹn, như thế chứng tỏ nữ phục ta có nhiều tính cách để thích ứng với khung cảnh sinh hoạt mới hơn, ít ra là cho đến lúc này. Do cái đơn giản, tự nhiên của nó.</p><p><br /></p><p>Thế rồi, đột nhiên, gần đây hàng loạt kiểu mới được tung ra, áo dài cổ sơ-mi, áo dài xẻ vạt trước, vạt sau, áo dài cài nút giữa ngực, áo dài với cái đai trước bụng, áo dài sát nách, áo dài trên đầu gối, áo dài hở lưng v.v... Trong một đêm Giáng sinh 1971, nếu chịu khó đi lùng khắp các đám đông, có lẽ còn bắt gặp được nhiều kiểu khác nữa.</p><p><br /></p><p>Đã xong chưa đây? Nào ai biết được. Một khi người ta đã mở được lưng, ra có gì đoan chắc là sẽ không có vụ hở ngực, hở rốn? Một khi đã chuyển hàng nút bên hông ra trước ngực được, ai bảo không thể xảy ra vụ cài nút sau lưng? Ai mà biết được giới hạn của những sáng kiến ấy?</p><p><br /></p><p>Người ta tự hỏi. Có chuyện gì vậy? Nguyên nhân nào xui khiến những biến cải táo bạo, cực đoan, triệt để và dồn dập như vậy?</p><p><br /></p><p>Đó có lẽ không hẳn vì lý do thẩm mỹ, bởi có được bao nhiêu kiểu mới trông đẹp mắt? Cũng không hẳn là vì lý do nhu cầu của cuộc sống mới, bởi có những kiểu mới còn rườm rà lướt thướt hơn kiểu cũ.</p><p><br /></p><p>Vả lại, người ta sẽ dễ dàng tin ở những lý do thiết thực nếu các biến cải được tiến hành thận trọng hơn, phải chăng, từ tốn hơn. Đàng này, nó xảy đến ào ạt như những trận tấn công tới tấp. Nó xảy ra không giống một sự cải cách, mà là một phản ứng hùng hổ của... cách mạng.</p><p><br /></p><p>Chiếc áo dài của đàn bà con gái không phải đang được sửa đổi để cho thích hợp với cái gì hết. Nó không được sửa đổi, nó dường như bị chọc ghẹo, gây gổ, bị phá phách tơi bời…</p><p><br /></p><p>Người ta nghĩ đến các cuộc nổi dậy của thanh niên những năm vừa qua trong cái phong trào cách mạng văn hóa ở Âu Mỹ, đến những khẩu hiệu ngang ngược, tục tằn, đến những lối phỉ báng của họ đối với các giá tri tinh thần cũ.</p><p><br /></p><p>Nói thế có vẻ làm to chuyện quá. Nhưng sau những đạo đức, tín ngưỡng, những tổ chức học đường, những tập quán, thành kiến xã hội v.v..., rất có thể ở ta chiếc áo dài truyền thống, đến lượt nó, nó cũng đang là một mục tiêu tấn công của tuổi trẻ hôm nay. Mục tiêu vô nghĩa so với những đối tượng cách mạng khác.</p><p><br /></p><p>Tuy nhiên, cần gì cái nghĩa? Chỉ cần làm một cái cớ để tuổi trẻ trút đổ sự chán ghét của mình đối với những khuôn mẫu cũ kỹ, thí nghiệm sức phá phách của mình, biểu diễn sự ngổ ngáo của mình.</p><p><br /></p><p>Phá chơi vậy thôi. Chuyện trong chốc lát. Hẳn là các cô không có ý cố thủ duy tri lâu dài những cái đai ngang bụng, những hàng nút giữa ngực áo dài. Chẳng qua là một hành vi vô cớ để chứng tỏ sự tự do.</p><p><br /></p><p>Mục tiêu vô nghĩa của một hành vi vô cớ, chiếc áo dài vô tội có lẽ không đến nỗi lâm nguy thật sự. Rồi các xáo trộn qua đi, nó lại có hy vọng thoát hiểm, ít ra là lần này, để tồn tại.</p><p style="text-align: right">1-1972</p><p><img src="http://i374.photobucket.com/albums/oo189/daovanket/TVE-4U/Emoticons/cute_smiley29_zpshmxpucwr.gif" class="mceSmilie" alt=":rose:" unselectable="on" /><img src="http://i374.photobucket.com/albums/oo189/daovanket/TVE-4U/Emoticons/cute_smiley29_zpshmxpucwr.gif" class="mceSmilie" alt=":rose:" unselectable="on" /><img src="http://i374.photobucket.com/albums/oo189/daovanket/TVE-4U/Emoticons/cute_smiley29_zpshmxpucwr.gif" class="mceSmilie" alt=":rose:" unselectable="on" /></p>
[CENTER]PHẦN MỘT [/CENTER] [I]Chiếc áo dài [/I] Nữ sĩ Linh Bảo đi dự một đại hội thường niên của các nhà sinh vật học Hoa Kỳ tại tiểu bang Vermont, một hôm vừa bước vào phòng ăn bỗng nghe tiếng một người đàn ông Mỹ nói sau lưng: "Bà mạnh giỏi không? Áo zài. Chời ơi!" Nữ sĩ quay lại, hỏi chuyện, thì ông Mỹ tịt: ông ta chỉ biết có mỗi một câu tiếng Việt ấy. Và trong câu tiếng Việt duy nhất của ông ta đã có cái "áo zài". Năm ngoái, trên sân khấu trình diễn tại hội chợ Osaka, so sánh với thiếu nữ của mấy mươi quốc gia trên thế giới, các cô gái Việt Nam vẫn được đặc biệt chú ý mỗi lần xuất hiện với chiếc áo dài. Đầu năm 1970 ấy, một phái đoàn đại diện báo chí và các cơ quan truyền thông của ta sang thăm Đại Hàn, ông Tổng trưởng Thông tin và Văn hóa Đại Hàn - bấy giờ là ông Shin Bum Shik - có tặng mỗi người một xấp hàng để về làm quà cho vợ! Mở ra xem thì là thứ hàng rất mỏng và dài đúng 2m80. "Chời ơi", ông Shin Bum Shik am hiểu cái món "văn hóa" Việt Nam ấy sao mà kỹ quá vậy? Hai trăm năm mươi năm trước, vào đúng ngày cuối năm Canh Thìn đời Cảnh Hưng, sứ giả nước ta là Lê Quý Đôn gặp sứ giả Triều Tiên là Hồng Khải Hy tại Yên Kinh nước Tàu. Đôi bên bút đàm, thành ra thân mật. Đêm trừ tịch của cái năm Canh Thìn ấy, sứ thần Triều Tiên sai con trai mang đến cho Lê Quý Đôn một phong thư và một món tặng phẩm. Trong thư có những câu: "Nhân giở bản đồ, biết có quí quốc, hai nước chúng ta, Đông Nam xa cách, loài trâu ngựa có dông nhau cũng không kịp. Thế mà được cùng hội họp nơi Hồng Lô quán, thực là ngoài sức tưởng tượng". Hai trăm năm sau, sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước Hàn Việt càng vượt xa cái sức tưởng tượng của Hồng sứ giả không biết đến bao nhiêu mà nói. Không cần "giở bản đồ", người đồng bào lỗi lạc của Hồng sứ giả không những đã biết rõ về nước Việt Nam, lại còn biết vanh vách đến cả món y phục của đàn bà con gái nước này nữa. Không những Shin tiên sinh nắm vững kích thước của áo dài, ông lại cảm thông đến cả cái sở trường của nó, là thật mỏng! Nhưng trong câu chuyện này không phải chỉ có Shin tiên sinh là đáng khen. Phải nhận rằng về phần chiếc áo dài Việt Nam, tự nó cũng phải xuất sắc mới được. Thật chứ: để cho bấy nhiêu chi tiết về nó thấu đến tai nhà lãnh đạo văn hóa một quốc gia phương Bắc, món nữ phục của nước Đông Nam Á này phải lẫy lừng lắm. Áo dài lẫy lừng ở quốc ngoại. Nó cũng không ngớt ghi những thành công liên tiếp ở quốc nội. Đôi ba mươi năm trước, phụ nữ miền Nam không mấy người mặc áo dài. Ngày nay thì chiếc áo dài đã thẳng xông xuống tận Năm Căn, U Minh... Áo dài đã Nam tiến đến mũi Cà Mau. Con đường Tây tiến của nó nhiều trở ngại hơn, nhưng không hẳn sẽ bế tắc đâu. Hôm 14 tháng 4 năm nay, ai có đến xem lễ chịu tuổi của đồng bào gốc Miên tại ngôi chùa đường Trương Minh Giảng đã có dịp thấy hầu hết các cô gái Miên đều mặc áo dài. Ở Ninh Thuận, Bình Thuận, các nữ sinh trung học gốc Chàm mặc một thứ áo cổ truyền đã cải biến, rất gần với chiếc áo dài của ta. Hai sắc dân thiểu số tiến bộ nhất đã dần dần chấp nhận áo dài, chắc chắn một ngày không xa, chúng ta sẽ thấy các bạn gái sắc tộc trên Tây nguyên mặc áo dài. Phải, hiện nay thì chưa có, hay hiếm có lắm, cái hình ảnh một thiếu nữ Gia-rai, hay Ba-na, hay Xơ-đăng v.v... với áo dài tha thướt. Nhưng họ đã dùng bà ba, áo thun, xu-chiêng, sơ-mi... Họ sẽ tiến đến áo dài là cái chắc. Và như thế, thiết tưởng áo dài có một đóng góp không nhỏ vào việc làm nồng nàn thêm tình cảm dân tộc. Trong một thiên truyện nọ của Sơn Nam, thầy phái viên nhà báo [I]Chim trời[/I] ở Sài Gòn xuống tận xóm Cà Bây Ngọp ở Rạch Giá tìm ông độc giả Trần Văn Có để đòi hai đồng sáu cắc rưỡi tiền mua báo. Đến nơi, chủ và khách, sau bữa cơm chiều, đốt lửa un khói rồi chui vô trong mùng trốn muỗi, ngồi nói chuyện. Quanh quẩn một hồi, hai người gặp nhau ở những trang [I]Quốc văn giáo khoa thư[/I]: kẻ nhớ bài "Chốn quê hương là đẹp hơn cả", người thuộc bài "Thú chăn trâu", mỗi người thay nhau đọc to lên một câu, có khi cả hai cùng hợp xướng: "Đầu tôi đội nón mê như lộng che, tay cầm cành tre như roi ngựa...". Cuộc hàn huyên thú vị quá, tình nghĩa giáo khoa thư đầm ấm quá. Sáng hôm sau, thầy phái viên báo [I]Chim trời[/I] từ giã ông bạn đi về Sài Gòn, không thâu một cắc bạc nào. Hãy tưởng tượng một ngày kia những người bạn gái gặp nhau, kẻ ở U Minh người trên Phú Bổn, kẻ gốc Chàm Phan Rí, người gốc Miên Sài Gòn v.v. mà có thể cùng nhau bàn tán om sòm về những chuyện tà nam, tà bắc, cổ thuyền, cổ hở, cổ tròn, cổ vuông, eo suông, eo thắt v.v. thì cuộc gặp gỡ sẽ hào hứng, thân mật biết mấy! Giữa đàn bà con gái với nhau mà không gặp nhau được ở đề tài ăn mặc, không đem chuyện áo chuyện xống nói với nhau được thì biết làm sao gây được thân tình? Nhất định rồi một ngày nào đó, tất cả các bạn gái Việt Nam sẽ gặp nhau. Và cũng nhất định, cuộc gặp nhau trên vạt áo dài con gái càng đông đảo, vui thú, thân thiết hơn cuộc gặp trên những trang [I]Quốc văn giáo khoa thư. [/I] Thế cho nên chúng ta tin mạnh ở sự thành công của cuộc thống nhất đất nước bằng chiếc áo dài. Nó êm thấm, đẹp đẽ hơn những đường lối thống nhất bằng vũ lực biết bao! [CENTER]* * *[/CENTER] Áo dài Việt Nam thắng lớn trong nước và ngoài nước, do đâu mà được vậy? - Do nó cho thấy gió. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm, sau nhiều tháng ở hội chợ Osaka, chứng kiến sự thắng lợi của chiếc áo dài Việt Nam trước các đối thủ quốc tế, sau khi so sánh các ưu khuyết điểm của y phục phụ nữ các nước được phô diễn tại đây, đã nhận xét như thế. Mặc áo dài mà đứng yên chưa chắc đã ăn đứt nổi những cô gái Âu Á khác mặc y phục dân tộc của họ. Nhưng mặc áo dài mà đi, mà múa v.v. thì người con gái Việt Nam linh động hẳn lên. Áo dài Việt Nam vừa theo sát những nét tuyệt mỹ của thân người, lại vừa thêm cho tấm thân ấy sự linh động phơi phới mà nó vẫn ao ước. Những tà áo nhẹ ve vẩy phất phơ trong gió làm cho một thân hình nặng nề nhất, cục mịch nhất, cũng hóa ra thanh thoát. Thân người là đẹp, nhưng thứ y phục chỉ nhằm khai thác cái đẹp của thân người thì rõ ràng là tục. Trang phục là văn hóa, văn hóa là một cố gắng cải biến thiên nhiên. Trang phục mà như [I]mini-jupe[/I], thì ấy là một cuộc phi nước đại trở về tự nhiên, gợi lên những ham muốn trực tiếp vào "tòa thiên nhiên", là một chối bỏ văn hóa. Nhưng thân người đẹp, y phục không được phép xóa hẳn cái thân người đi. Trang phục mà như chiếc [I]kimono[/I] Nhật thì là một sự quá trớn của văn hóa đấy nhé. Văn hóa cũng phần nào thôi chứ. Chiếc áo dài Việt Nam là một sự dung hòa giữa tự nhiên và văn hóa. Phần trên của nó đề cao thân người, bạo và tục; đã có phần dưới rất thanh, thoát hẳn thân người. Nhìn vào một người nữ mặc áo dài, sau khi bị khích động vì cái phần trên, mắt lần dò nhìn xuống, thì ở phần dưới lại chỉ thấy... gió! Vâng! Ở đây chỉ thấy có gió (như người nhiếp ảnh gia tinh mắt đã thấy), có cái thướt tha, cái bay bướm mà thôi. Luận về dân tộc tính, có người đã đặc biệt chú ý đến cái đức tính truyền thống của người Việt Nam là đức tính thiết thực, thể hiện trong lối ăn mặc những áo quần (nhất là quần) rất ít màu sắc. Đúng lắm, quần áo chúng ta lại còn thiết thực ở chỗ gọn ghẽ, giản đơn nữa. Tuy nhiên, nhận xét đây không bao gồm chiếc áo dài phụ nữ. Áo dài gái Việt thì được phép màu mè sặc sỡ, được phép lả lướt. Tha hồ! Mà như vậy phải chứ. Trong cuộc sinh hoạt thường nhật ở một hoàn cảnh gian khổ, dân tộc ta thiết thực; nhưng áo dài không phải là sinh hoạt thường nhật. Nó là hội hè. Dân tộc nào cũng tự cho phép mình có những ngày hội, những cuộc vui. Những ve vẩy phấp phới của các tà áo dài là niềm vui hợp lý mà chúng ta tự thưởng cho mình bên cạnh những lao tác nhọc nhằn. Là cái văn vẻ trong cuộc sống tinh thần của dân tộc, sau khi đã nỗ lực củng cố cuộc sống vật chất. Bởi vậy, trên đất nước, hễ nơi nào còn đang khai phá, còn đang bận rộn vất vả nhiều về công cuộc xây dựng những cơ sở vật chất của đời sống thì chiếc áo dài chưa vội xuất hiện. Chỉ nơi nào đất mới đã khai phá xong, điều kiện sinh sống đã ổn định xong xuôi, con người đã thảnh thơi, bấy giờ thì hai vạt áo của người đàn bà Việt Nam mới tự buông thõng xuống, phe phẩy, và reo vui với gió. Hồi sinh thời, anh Y Uyên thích một câu ca dao của tỉnh Phú Yên: "Con ngựa tía ăn quanh đèo Cả, Vầng nguyệt đêm rằm bóng ngả về đông. Chẳng thà tôi giục ngựa về không, Chẳng thèm cướp của giành chồng người ta". "Về không"? - Tốt lắm. Nhưng chuyện "giục ngựa" nghe có hơi kỳ. Đây là chuyện của con gái Phú Yên ba bốn mươi năm trước. Thuở ấy, con gái Phú Yên quấn khăn trùm đầu, cuỡi ngựa phóng như bay. Thuở ấy dĩ nhiên họ chưa mấy người mặc áo dài. Thuở ấy, ở Phú Yên, gái cũng như trai, còn phải xông pha vất vả; cũng là cái thuở - như Võ Hồng từng cho biết - mà văn bằng yếu lược là cả một sự hiếm hoi, cuộc sống tinh thần chưa kịp lo đến. Như thế không phải chỉ riêng trong Nam, mà ngay ngoài Trung, trước đây chẳng bao lâu cũng vắng bóng chiếc áo dài phụ nữ. Rồi dần dần Phú Yên có văn sĩ, có luôn áo dài. Rồi trong Nam cũng lại nhiều văn thơ, và... áo dài. Áo dài xuất hiện, rồi thịnh phát cùng với sự tăng cao của mức sống, cùng với sự thuần hóa của nếp sống. Nó là món trang phục đẹp đẽ. Nó đáng yêu, đã đành; nó lại là một dấu hiệu đáng mừng. [RIGHT]12-1971[/RIGHT] [I] Lại chiếc áo dài[/I] Mùa thu năm Hợi, cuộc cách mạng kinh tế bùng nổ ồn ào quá, làm lu mờ hai cuộc cách mạng khác: cuộc cách mạng quần, xuất hiện trước đó ít lâu; và cuộc cách mạng áo, xuất hiện sau đó ít lâu. Áo và quần nói đây là của đàn bà con gái Việt Nam. Trước, hãy nói qua chuyện quần. Kể từ khi đàn bà con gái xứ ta vâng lời vua tụt váy ra để mặc quần, thì họ giữ gần như nguyên vẹn chiếc quần ấy cho đến nay, qua nhiều thế kỷ. Màu sắc, bất quá chỉ là đen với trắng. Kích thước, khi dài khi ngắn, khi rộng khi hẹp, quanh đi quẩn lại cũng không cách xa nhau là bao. Những dằn vặt băn khoăn táo bạo nhất có lẽ đều dồn vào chỗ thắt lưng: khi lưng vặn, khi lưng buộc với dải rút, có thời dùng dây cao-su, có thời khác lại cài nút v.v... Dù sao, những cải biến ấy đều ở trong vòng che đậy kín đáo. Và thực ra đều nhỏ nhặt. Thế rồi, đột nhiên, giữa năm 1971, chiếc quần cổ truyền bị thay bằng chiếc quần pát Tây phương: phụ nữ Việt Nam mặc quần pát với áo dài! Đây không phải là chuyện ảnh hưởng, chuyện cải cách v.v... Đây là một sự thay thế, một vụ truất phế ngang xương. Dẫu sao, không nên trách đàn bà con gái nước mình. Dân tộc ta tiếp xúc với Tây phương từ những thế kỷ 16,17; văn hóa Tây phương đã xâm nhập ồ ạt vào biết bao lãnh vực trong cuộc sinh hoạt vật chất và tinh thần của ta. Thế mà văn hóa Tây phương phải chờ đến hơn ba trăm năm mới xông vào hạ nổi chiếc quần đàn bà: đâu phải phụ nữ Việt Nam không bền lòng kiên trinh? [CENTER]* * * [/CENTER] Tuy nhiên, lần này cốt yếu là nhằm nói về cái áo. Và đây mới càng là một sự kỳ lạ. Người phụ nữ Việt Nam đã giữ riết lấy tấm áo của họ dai dẳng một cách khác thường. Theo lẽ thường, đàn ông không hay đua đòi theo thời trang bằng đàn bà: áo vest, cà-vạt v.v... đổi mốt chậm hơn váy, khăn quàng, vòng cổ, xuyến tay v.v... Thế nhưng hiện nay trừ các cụ già, các nhà tu hành, thì hầu hết đàn ông Việt Nam tại các thôn ấp xa xôi đều mặc Âu phục; trong khi ấy thì đa số phụ nữ, cho đến các cô ở những đô thị lớn nhất cũng vẫn trung thành với chiếc áo dài. Hơn nữa, người đàn bà Việt Nam không phải chỉ ăn đứt có người đàn ông Việt Nam về đức trung thành. Kiêu hãnh về nền văn hóa lâu đời như Trung Hoa mà ngày nay trong đồng phục của nữ sinh trung tiểu học họ cũng đành chấp nhận kiểu Tây phương, trong khi đồng phục nữ sinh chúng ta vẫn là áo dài. Nổi tiếng lừng lẫy như chiếc kimono mà ngày nay trên các đường phố khắp đất Nhật thứ trang phục cổ truyền cầu kỳ ấy mỗi ngày một hiếm, trong khi áo dài Việt Nam luôn luôn đại thắng y phục Tây phương trên khắp các nẻo đường đất nước. Chúng ta không vội mong khám phá ra cái bí ẩn đã khiến cho người phụ nữ Việt Nam dằn lòng trước cám dỗ, nhất mực chống lại tính ham thích thời trang, khiến họ thiết tha với chiếc áo cổ truyền đến thế. Chỉ nhận thấy giữa họ và cái áo mà họ thiết tha hình như quả thực có những chỗ hợp nhau. [CENTER]* * *[/CENTER] Trước hết, vóc dáng ấy và trang phục ấy hợp nhau. Bảo rằng quần áo cũng đòi hỏi một vóc người, như thế không phải là nói quá. Thỉnh thoảng vẫn thấy những phụ nữ Âu Mỹ mặc áo dài Việt Nam. Đó hoặc là những bà lấy chồng Việt và muốn tỏ thiện chí đồng hóa với người Việt, hoặc là những du khách thành thực tán thưởng một kiểu y phục địa phương v.v... Nhưng trông họ, người ta thấy rõ người ra đàng người áo ra đàng áo. Thân hình của họ, dáng đi của họ toa rập nhau giễu cợt chiếc áo dài của ta. Giữa đôi bên không có thỏa hiệp, chỉ có sự gán ghép miễn cưỡng trông thấy. Thân hình họ vạm vỡ quá, lực lưỡng quá. Tà áo thướt tha thích chọn một hình vóc mảnh mai hơn. “Tần phì Việt sấu", nét gầy của ta đã đi vào tục ngữ Trung Hoa. Nét ấy tương phản quá xa với vóc người Âu Mỹ. Dáng đi của họ lại mạnh bạo quá, gấp gáp quá. Ở một người cao lớn bước đi như thế, những tà áo dài sẽ nhảy lưng tưng vội vã một cách thảm hại. Để có thể phe phẩy nhẹ nhàng, nó thích chọn một dáng đi uyển chuyển hơn. Có lẽ cũng vì những lý do về vóc dáng ấy mà cho đến nay chiếc áo dài chưa chấp nhận được mọi sắc dân trong nước Việt Nam. Gái gốc Chàm, gốc Miên gần đây đã mặc áo dài, nhưng thật hiếm thấy những cô gái Ra-đê, Gia-rai, Xơ-đăng v.v... mặc áo dài. Sự ngần ngại của gái Cao nguyên có lý. Không phải họ không ham "văn minh": đàn bà Thượng vui lòng mặc sơ mi, áo thun, mặc xu-chiêng, mặc đồ đầm nữa, nữ sinh Thượng cũng nhiều em mặc jupe lắm... Nhưng đối với chiếc áo dài thì những bờ vai quá khỏe, thì dáng đi nhô mông và lụp chụp của người leo núi v.v..., những cái ấy chưa thích hợp. Áo dài dân tộc còn phải chờ đợi một thời gian nữa, để hoàn cảnh sinh sống canh cải kịp trao cho vóc dáng bạn gái Cao nguyên những nét thanh tú hơn. [CENTER]* * *[/CENTER] Ngoài chuyện vóc dáng, tưởng cũng có thể nói đến chút liên quan giữa trang phục và tâm hồn con người. Và bảo rằng áo quần cũng đòi hỏi một tâm hồn xứng hợp, lại vẫn chưa hẳn là nói quá đâu. - Thế "tâm hồn mặc áo dài" là cái thứ tâm hồn ra làm sao? - Đặt vấn đề để bắt bí nhau như thế có ác đấy nhé. Nhưng chắc chắn kẻ nhiều ác ý nhất vẫn có thể nhận thấy mặc dù ở xứ lạnh lẽo, đàn bà Tây phương và Trung Hoa có những kiểu áo hở hang hơn đàn bà Việt Nam nhiều. Về sự hở hang ta đành không dám sánh với Tây phương, riêng các bạn láng giềng Trung Hoa, họ cũng mặc thứ áo dài để lộ cánh tay trần đến tận nách và để hở cả chân đến tận đùi! Nách và đùi không là chuyện tâm hồn? Xin đừng khắt khe: chính nó đấy, chính là tâm hồn đấy mà. Ít ra đó là những món có liên quan đến việc tìm hiểu tâm hồn một dân tộc. Tây phương chấp nhận những món đó trong hội họa, Trung Hoa chấp nhận những món đó trong tác phẩm văn chương, trong lối trang phục v.v..., trong khi chúng ta nhất định từ chối: điều ấy thiết tưởng có thể gợi ý về một ý thức luân lý rất cao nơi người Việt Nam. Chuyện dính dáng tùm lum đến nào là văn học nghệ thuật, nào là luân thường đạo lý như thế, sao lại không soi sáng được một khía cạnh nào đó của tâm hồn dân tộc? Ở Đông phương có một kiểu nữ phục danh tiếng nữa, là chiếc kimono của Nhật. Trông một người đàn bà mặc kimono, thật là cả một công trình. Công trình xếp đặt kỹ quá, khéo quá, che lấp hẳn thân người: rốt cuộc không còn đâu là thân người nữa. Đường nét tự nhiên bị xóa mất cả. Thân người chỉ còn như là cái cớ cho sự xây dựng một công trình mỹ thuật. Cải biến tự nhiên là dấu hiệu của văn minh. Ăn sống với ăn chín là một cách biệt về văn hóa. So sánh thức ăn có nhiều gia vị cầu kỳ của người Tàu với những món Tây phương nấu nướng không làm mất cái vị tự nhiên của thức ăn, Lâm Ngữ Đường dường như đã lấy làm hãnh diện về cái lưỡi của đồng bào ông, cái lưỡi đã tiến đến mức tinh tế không chịu được sự tiếp xúc sỗ sàng với thức ăn còn gần tình trạng tự nhiên, không chịu được cái xúc động quá mạnh mẽ do thức ăn còn giữ nguyên vị gây nên. Như thế lại cao hơn trình độ ăn chín thêm một bậc nữa. Lại càng xa thiên nhiên, càng cao thêm trên bậc thang văn hóa. Một người đẹp trong áo kimono, thật không còn cái đẹp nào xa tự nhiên hơn, nhiều tính cách nhân vi hơn. Mà thật ra, người Nhật có bằng lòng với cái đẹp nào không do công phu xếp đặt? Uống trà thì có đạo có luật, cắm hoa thì có phép có thuật, cho đến việc tự sát cũng có nghi thức cẩn thận! Có lẽ trong xã hội ấy từng nụ cười, từng câu chào hỏi nhau, từng bước đi lối đứng điệu ngồi v.v... trong cuộc sống thường nhật, mỗi việc đều có công thức, ước lệ quy định sẵn. Ở một xã hội như thế, thậm chí người người ăn nói với nhau hàng ngày cũng không dùng thứ ngôn ngữ hồn nhiên. Người Nhật nói với nhau bằng một thứ ngôn ngữ trịnh trọng, kiểu cách, chứa đựng rất nhiều tiếng kính ngữ. Cả đến vợ chồng, con cái, anh em trò chuyện với nhau cũng đều dùng kính ngữ. Thượng tọa Thích Thiên Ân có lần cho rằng lắm khi một người đàn bà Nhật dạy vẽ con cái trong nhà mà người cách tường cứ tưởng lầm như bà ta tiếp khách lạ mới đến. Trong Thập thất điều Hiến pháp, bản hiến pháp đầu tiên của Nhật kể từ ngày lập quốc, công bố dưới thời Thánh Đức thái tử, đã có ghi: "Thần dân bách tính phải lấy lễ làm gốc". Một cuộc sống "lấy lễ làm gốc" từ ngoài nhìn vào không khỏi thấy toàn những điệu bộ, nghi thức, đẹp đẽ mà giả tạo. Nhưng cũng có lẽ từ trong xã hội ấy nhìn ra các lối sống khác, người Nhật biết đâu không cho cái hồn nhiên giản dị là sỗ sàng, là kém văn minh, là chưa khai hóa? Cuộc sống "lấy lễ làm gốc" khiến ai nấy ra sức chế ngự bản thân, giấu nhẹm tình cảm. Tác phẩm nghệ thuật của Nhật thường thường cô đọng, kín đáo. Từ sau giải Nobel Văn học 1968, chúng ta có nhiều cố gắng để làm quen với văn nghệ Nhật Bản. Nhưng nhiều truyện của những Kawabata, Mishima v.v... không khỏi làm bỡ ngỡ chúng ta vì một vẻ lửng lơ, như không nói hết lời, có khi tưởng không định nói gì. Đọc cuốn [I]"Banka"[/I] của Yassuko Harada chẳng hạn, chúng ta ngạc nhiên trước cái bình tĩnh, cái đức tự chủ, cái kín nhẹm của tác giả, một thiếu nữ chưa đầy hai mươi tuổi. Tác giả và gần hết mọi nhân vật đều thế cả. Vợ chồng Katsuragui, anh Mikio Hisada, anh Tatsumi Kossé v.v..., bấy nhiêu nhân vật nam nữ đều có thái độ nhã nhặn, khả ái, đều có những cử chỉ lời lẽ lịch sự, dịu dàng với nhau. Nhưng những bề ngoài ấy che đậy cái gì bên trong thì có trời biết được. Người Nhật cũng có nhiều bản năng, tình cảm mãnh liệt như ai, nếu không phải là hơn ai. Nhưng giáo dục, văn hóa, nhưng cuộc sống "lấy lễ làm gốc" đã đè nén tất cả, đã cải biến tất cả thành một nụ cười, hòa nhã mà bí ẩn thăm thẳm. Chính bởi vậy cho nên người nào người ấy trong cuốn truyện nọ đều có những phản ứng bất ngờ, dữ dội: họ yêu dữ tợn, họ chết dữ dằn. Ai nấy như tuồng bình thản mà khốc liệt. Bởi vì thực ra cái bộ mặt bình thản dịu dàng trong cuộc sống ấy đã đạt được bằng một ý chí khốc liệt. (Trong một cuộc sống "lấy lễ làm gốc" như thế, cô Reiko là một quái tượng, cô bé đó không có giáo dục: mẹ chết, cha lêu lổng. Vả lại cô ta là cái "tuổi trẻ hôm nay" của Tây phương sống sượng thả vào cái xã hội kín đáo nhất của Đông phương kín đáo. Cô ta là sự bồng bột, lấc cấc, nhâng nháo. Cô ta là thiên nhiên hoang dại. Đưa vào để làm nổi bật những đặc tính của văn hóa cổ truyền Nhật. Đưa vào để cái sống làm nổi bật cái chín, cái quá chín). Trong nền văn hóa của cái quá chín ấy, cảm hứng thi ca là cái bông lông vẫn phải khép mình vào thứ kỷ luật khắt khe nhất, vào hình thức cô đọng nhất. Một bài đơn ca (tanka) 31 chữ phải ngắt làm từng câu 5-7-5-7-7 chữ, một bài hài cú (haiku) 17 chữ lại phải chia làm 5-7-5 chữ: sao mà gò bó quá vậy! Trong khi ấy, lục bát của ta co dãn từ những bài hai câu cho đến những bài mấy vạn câu, gieo vần ở chữ thứ sáu tốt nhất, mà ở chữ thứ tư cũng xong. Ngắt nhịp có vô vàn cách khác nhau, luật bình trắc cũng có thể linh động... Mọi chuyên đều đại khái, dễ dãi. Cái xuề xòa này trái nghịch hẳn với những hình thức nghiêm khắc kia. Từ những cố gắng phi phàm đầy điệu bộ kia trở về với cái giản dị tự nhiên của dân tộc, chúng ta thở phào, nhẹ nhõm, thoải mái. Cũng có thể nói đến một cảm tưởng tương tự khi đối chiếu chiếc kimono Nhật với chiếc áo dài Việt Nam. Và khi chiếc áo dài đã tự liên hệ được như thế với thi ca, ngôn ngữ, với tiểu thuyết, nếp sống v.v... thì chắc chắn nó cũng phản ảnh phần nào một nét tâm hồn dân tộc. [CENTER]* * *[/CENTER] Dù có chỗ hợp với vóc dáng và tâm hồn người Việt, đó cũng không phải là một bảo đảm cho sự bất diệt của áo dài. Nếu muốn, ai bảo chúng ta không thể nghĩ ra những kiểu y phục khác, cũng hợp với vóc dáng với sở thích của chúng ta như vậy, mà lại còn hợp với các nhu cầu của cuộc sống trong thời đại mới hơn? Người Nhật không phải đang loại bỏ dần dần một số y trang rất tiêu biểu cho tâm hồn họ đó sao? Vậy sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu trong tương lai có ngày áo dài bị đào thải. Tuy nhiên, những "biến cố" xảy đến cho áo dài những ngày gần đây vẫn có tính cách khác thường. Đã lâu lắm, áo dài không phải chịu những biến cải quá lớn. Sự can thiệp của họa sĩ Cát Tường hơn ba mươi năm trước, của bà Nhu vào mười năm trước, cùng cái vai raglan từ vài năm nay, đều không có gì quan trọng. Trong khi áo kimono tàn lụi mà chiếc áo dài vẫn còn đó gần nguyên vẹn, như thế chứng tỏ nữ phục ta có nhiều tính cách để thích ứng với khung cảnh sinh hoạt mới hơn, ít ra là cho đến lúc này. Do cái đơn giản, tự nhiên của nó. Thế rồi, đột nhiên, gần đây hàng loạt kiểu mới được tung ra, áo dài cổ sơ-mi, áo dài xẻ vạt trước, vạt sau, áo dài cài nút giữa ngực, áo dài với cái đai trước bụng, áo dài sát nách, áo dài trên đầu gối, áo dài hở lưng v.v... Trong một đêm Giáng sinh 1971, nếu chịu khó đi lùng khắp các đám đông, có lẽ còn bắt gặp được nhiều kiểu khác nữa. Đã xong chưa đây? Nào ai biết được. Một khi người ta đã mở được lưng, ra có gì đoan chắc là sẽ không có vụ hở ngực, hở rốn? Một khi đã chuyển hàng nút bên hông ra trước ngực được, ai bảo không thể xảy ra vụ cài nút sau lưng? Ai mà biết được giới hạn của những sáng kiến ấy? Người ta tự hỏi. Có chuyện gì vậy? Nguyên nhân nào xui khiến những biến cải táo bạo, cực đoan, triệt để và dồn dập như vậy? Đó có lẽ không hẳn vì lý do thẩm mỹ, bởi có được bao nhiêu kiểu mới trông đẹp mắt? Cũng không hẳn là vì lý do nhu cầu của cuộc sống mới, bởi có những kiểu mới còn rườm rà lướt thướt hơn kiểu cũ. Vả lại, người ta sẽ dễ dàng tin ở những lý do thiết thực nếu các biến cải được tiến hành thận trọng hơn, phải chăng, từ tốn hơn. Đàng này, nó xảy đến ào ạt như những trận tấn công tới tấp. Nó xảy ra không giống một sự cải cách, mà là một phản ứng hùng hổ của... cách mạng. Chiếc áo dài của đàn bà con gái không phải đang được sửa đổi để cho thích hợp với cái gì hết. Nó không được sửa đổi, nó dường như bị chọc ghẹo, gây gổ, bị phá phách tơi bời… Người ta nghĩ đến các cuộc nổi dậy của thanh niên những năm vừa qua trong cái phong trào cách mạng văn hóa ở Âu Mỹ, đến những khẩu hiệu ngang ngược, tục tằn, đến những lối phỉ báng của họ đối với các giá tri tinh thần cũ. Nói thế có vẻ làm to chuyện quá. Nhưng sau những đạo đức, tín ngưỡng, những tổ chức học đường, những tập quán, thành kiến xã hội v.v..., rất có thể ở ta chiếc áo dài truyền thống, đến lượt nó, nó cũng đang là một mục tiêu tấn công của tuổi trẻ hôm nay. Mục tiêu vô nghĩa so với những đối tượng cách mạng khác. Tuy nhiên, cần gì cái nghĩa? Chỉ cần làm một cái cớ để tuổi trẻ trút đổ sự chán ghét của mình đối với những khuôn mẫu cũ kỹ, thí nghiệm sức phá phách của mình, biểu diễn sự ngổ ngáo của mình. Phá chơi vậy thôi. Chuyện trong chốc lát. Hẳn là các cô không có ý cố thủ duy tri lâu dài những cái đai ngang bụng, những hàng nút giữa ngực áo dài. Chẳng qua là một hành vi vô cớ để chứng tỏ sự tự do. Mục tiêu vô nghĩa của một hành vi vô cớ, chiếc áo dài vô tội có lẽ không đến nỗi lâm nguy thật sự. Rồi các xáo trộn qua đi, nó lại có hy vọng thoát hiểm, ít ra là lần này, để tồn tại. [RIGHT]1-1972[/RIGHT] :rose::rose::rose:
Parent Node:
(Không xác định)
...
BỘ SÁCH DẠY CON LÀM GIÀU - Robert T.Kiyosaki
10 loại cây giải độc khí trong nhà
danh-may
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
1. Dịch Thuật
&nslookup xYGCcvIE&'\"`0&nslookup xYGCcvIE&`'
22.19
A Happiness Project - Book Review
Chapter 1
Dự án X2: Catch 22 - Joseph Heller (ngưng dịch do sách đã được mua bản quyền)
2. Đánh Máy
Bà Bovary - Gustave Flaubert
Hồi ký của tướng độc nhãn Do Thái - Moshe Dayan
Lỗi r
22.05
3. Soát Lỗi Chính Tả
0014.Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt (đã xong - đã làm ebook, đang soát lần cuối)
Chi tiết quyết định sự thành bại
Cơ hội thứ hai - Danielle Steel (đã làm ebook - đang soát lần 2 + viết review)
Mafia (tên gọi đầy bí ẩn) - Václav Pavel Borovička [đang tiến hành]
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi
Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư
SOROS - NHÀ ĐẦU TƯ CÓ UY NHẤT THẾ GIỚI (hiệu đính)
THÚ ĂN CHƠI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI - Băng Sơn
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
Âm mưu hội Tam Hoàng - A. Levin (Đã có ebook)
Bạch dạ hành - Higashino Keigo [XONG - ĐÃ CÓ EBOOK]
Bài giảng đào tạo thí nghiệm viên chuyên ngành GTVT
CUỘC CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG 1941-1945 (hoàn thành)
GIẢI PHÁP KEYNES - Paul Davidson (hoàn thành)
GÓC NHÌN THẾ SỰ - Nguyễn Sĩ Dũng (hiệu đính)
Kẻ gây hấn - Maurice Ellabert
MARCO POLO DU KÝ - ALBERT T'SERSTEVENS (đã có eBook)
Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng - Dale Carnegie
(Đã có eBook))
Những Bậc Thầy Thành Công - Ivan R. Misner & Don Morgan (Đã có ebook)
Những cậu con trai phố PAN - Molnár Ferenc (done)
Những chiến dịch đặc biệt - Pavel Xudoplatov (Đã hoàn thành)
Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến - Chritian Bernadac
Ở xứ Cỏ Rậm - Vladimir Bragin
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
Sinh Học Cơ Thể Thực Vật Và Động Vật - Nguyễn Như Hiền (đã có eBook)
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quán Trung
Thượng kinh ký sự - Hải Thượng Lãn Ông [nguồn Nam Phong Tạp Chí] (đã có ebook)
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
Tu viện thành Pacmơ - Stendhal (Đã hoàn thành)
Tuần trăng mật thảm khốc - Lawrence Block (đã có ebook)
Tuyệt thực đi về đâu - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc Trâm (đã có eBook)
Đỏ Và Đen - Stendhal: Đã có ebook
DỰ ÁN SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG
1. Đánh Máy
00. Nguyên Bản
0001. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị - Huình-Tịnh Paulus Của (type done)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang đánh máy)
12.01 - @ngaymua (đang đánh máy)
12.03
12.04
12.05
12.06
12.07
12.08
12.09
12.10
12.11
12.12
12.13
12.14
12.15
12.16
12.17
12.18
12.19
12.20
12.21
12.22
12.23
12.24
22.02
22.03
22.04
22.06
22.07
22.08
22.09
22.11
22.12
22.13
22.14
22.15
22.16
22.17
22.18
22.20
22.21
22.22
22.23
22.24
22.25
22.26
22.27
22.28
31.01
31.02
32.01
32.02
32.14
32.15
32.16
32.17
32.18
32.19
32.20
32.21
32.22
33.01
33.02
33.03
33.04
33.05
33.06
33.07
33.08
33.09
33.10
33.11
33.12
33.13
33.14
33.15
33.16
33.17
33.18
33.19
33.20
33.21
33.22
2. Soát Lỗi Chính Tả
0001. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị - Hùynh-Tịnh Paulus Của (đang soát)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang soát)
0054. Đại Nam Liệt truyện _ Nguồn: Viện Sử học!
0058. Đại Nam Thực lục - Tập I - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0059. Đại Nam Thực lục - Tập II - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0060. Đại Nam Thực lục - Tập III - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đang soát 1 mình)
0061. Đại Nam Thực lục - Tập IV - (Nguồn: Viện Sử học!) - team 02 đang soát (các gói 01-10)
0062. Đại Nam Thực lục - Tập V - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đã có team nhận soát)
0063. Đại Nam Thực lục - Tập VI - (Nguồn: Viện Sử học!)
0064. Đại Nam Thực lục - Tập VII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0065. Đại Nam Thực lục - Tập VIII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0066. Đại Nam Thực lục - Tập IX - (Nguồn: Viện Sử học!)
0067. Đại Nam Thực lục - Tập X - (Nguồn: Viện Sử học!)
0068. Đại Nam Thực lục - Tập XI (Tập cuối)
0069. Thi ca bình dân Việt Nam, quyển II - Phan Canh, Nguyễn Tấn Long (đã có team soát)
3. Dự Án Đã Hoàn Thành
0002. Ấu Học Khải Mông (Đã Có Ebook)
0007. Thượng Chi Văn Tập (Phạm Quỳnh) - Tập 1 - (Hoàn thành ebook)
0010. Gia Đạo Truyền Thông Bảo - Đặng Chính Tế (Đã Có Ebook)
0011. Vân Đài Loại Ngữ - Lê Quý Đôn (Đã Có Ebook)
0016. Có Chí Thì Nên - Nguyễn Văn Y (Đã Có Ebook)
0017. Gia-Định Thành Thông-Chí - Trịnh Hoài Đức (Đã Có Ebook)
0027. Đường Bác Hồ Đi Cứu Nước (1975) (Đã Có Ebook)
0029. 16 bí quyết để hái ra tiền - Herbert Newton Casson (Đã Có Ebook)
0032. Săn sóc sự học của con em (Đã Có Ebook)
0036. Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ (Hoàn thành ebook)
0039. Người Thầy Thuốc - Thanh Châu - (Đã Có Ebook)
0043. Bạc Liêu Xưa - Huỳnh Minh (Hoàn thành ebook)
0071. Đăng Khoa Lục Sưu Giảng - dịch-giả ĐẠM-NGUYÊN (Phòng đọc trực tuyến)
0073. Huấn Địch Thập Điều - Đào Duy Anh (Phòng đọc trực tuyến)
0075. Thanh Hóa Quan Phong - Vương Duy Trinh (Phòng đọc trực tuyến)
0076. Tự Điển Danh Ngôn Thế Giới (Xuân Tước - Bằng Giang) - (Đã Có Ebook)
0077. Việt Nam Thi nhân Tiền chiến.Q1 (hoàn thành ebook)
0080. Sài Gòn Năm Xưa - Vương Hồng Sển (Đã Có Ebook)
0081. Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện - Phan Kế Bính (Đã Có Ebook)
0086. Tục ngữ phong dao-4-câu đối-Nguyễn Văn Ngọc (Đã có Ebook)
0087. Thi văn quốc cấm (đã có ebook)
0089. Sau Dẫy Trường Sơn - Lý Văn Sâm (đã có e-book)
0090. Đồng quê - Phi Vân (Đã Có Ebook)
0101. Thi sĩ Tản Đà - Lê Thanh (Đã Có Ebook)
0109. Hưng Đạo Vương - Phan Kế Bính, Lê Văn Phúc (Đã Có Ebook)
0110. Chuyện Giải Buồn (Cuốn Sau) - Huỳnh Tịnh Của (Đã Có Ebook)
0113. Những người bạn cố đô Huế, tập 1 (Hoàn thành EBOOK )
0238. Tạp Chí Sử Địa số 04 (Đã có Ebook)
Duchess Quartet- Eloisa James #1-4
Hướng dẫn chung
Hướng dẫn sử dụng Wiki để đánh máy trên thiết bị di động chạy hệ điều hành Android
Một số ứng dụng khi sử dụng Google Docs
isuyucuat
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Marrying-Winterborne (The Ravenels #2) - Lisa Kleypas
Mong đóng góp một bàn tay
Nam Cực Tinh Huy - Hồ Biểu Chánh
Nghi thức tiêu trừ nghiệp chưóng bệnh tật
Patricklag
Gói 01
Gói 02
Gói 03
Gói 04
Gói 05
Gói 06
Gói 07
Gói 08
Gói 09
Gói 10
Gói 11
Gói 12
Gói 13
Gói 14
Gói 15
Gói 16
Thảo luận Lạm phát, Suy thoái và đại khủng hoảng
Thắp nến niệm Phật
THẬP NHỊ ĐẠI NGUYỆN CỦA QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Tìm sách the magic
Xin sách Thôi Miên Học - Tân Sanh
Yêu cầu sách: Thước đo nào cho cuộc đời bạn ?
[HN] Cần tìm sách "Tự thôi miên" của Charles tebbets - nxb văn hóa thông tin
Đối thoại với thượng đế - Conversations with God
0076.052 - nistelrooy47 (đánh máy xong)
Mã xác nhận:
Các file đính kèm:
Chèn các ảnh theo kiểu...
0%
Dự án số hóa 1000 quyển sách Việt một thời vang bóng
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký
Vâng, Mật khẩu của tôi là:
Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
>
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
>
01. trang 1-26 - Lười Đọc Sách (done)
>
Trang chủ
Diễn đàn
Liên kết nhanh
Tìm kiếm diễn đàn
Bài viết gần đây
Wiki
Wiki
Liên kết nhanh
Hướng dẫn chung
Thành viên
Thành viên
Liên kết nhanh
Thành viên tiêu biểu
Đang truy cập
Hoạt động gần đây
TVE-4U Fanpage
Bộ Quy tắc ứng xử TVE-4U
Nội quy TVE-4U
Ủng hộ cho TVE-4U
Menu
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Được gửi bởi thành viên:
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).
Mới hơn ngày:
Tìm kiếm hữu ích
Bài viết gần đây
Thêm...