Đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
3. Soát Lỗi Chính Tả
>
SOROS - NHÀ ĐẦU TƯ CÓ UY NHẤT THẾ GIỚI (hiệu đính)
>
02 chương 1 - hangoc(done)
>
Mời tham gia cuộc thi "CHIA SẺ KỶ NIỆM ĐÁNG NHỚ" nhân dịp TVE-4U 10 tuổi
Hướng dẫn chuyển đổi các định dạng eBook
Hướng dẫn xử lý lỗi không 'download - viết bài - xem link' được trên diễn đàn
02 chương 1 - hangoc(done) - Sửa
Tiêu đề:
Link URL:
Data Type:
BB Codes
<p>CHƯƠNG 1</p><p><br /></p><p><b>NHÀ ĐẦU TƯ VĨ ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI</b></p><p><br /></p><p><b>Ngày 15 tháng Chín nám 1992, 5 giờ rưỡi chiều</b></p><p><br /></p><p>Ngả người trên chiếc ghế da lưng cao đặt sau một bàn làm việc hình bầu dục, George Soros nhìn qua khung cửa sổ lớn phía trái, ngắm cảnh đẹp đến ngạt thở của công viên Central và cảnh náo nhiệt của giờ cao điểm dưới chân mình 33 tầng lầu. Ông run lên vì vui sướng được một lần nữa trở lại Canh Bạc.</p><p><br /></p><p>Gần đây, khi bước vào văn phòng của Cơ quan Quản lý Quỹ Soros, ông bắt đầu có cảm giác mình là khách hơn là chủ. Nhưng hôm nay ông thật là người của Quỹ. Hôm nay, ông có thể trèo lên cao. Hay vơ hết tiền của nhà cái. Ông tin chắc rằng mình vẫn còn có thể chơi Canh Bạc, chơi tốt hơn nhiều ngườỉ, có lẽ tốt hơn bất kỳ ai.</p><p><br /></p><p>Trong những năm gần đây, ông dành hết thời gian đi đến những nơi xa xăm thì có được gì? Sau năm 1988, công việc của ông chạy êm ru, từ khi ông giao quyền cho một chàng trai có những thành tích nổi bật trong ngành tài chính, Stanley Druckenmiller. Khi Soros đến văn phòng thì ông và Druckenmiller cùng nhau điều khiển công ty, mặc dù đôi khi họ có đụng chạm với nhau về cách đánh giá các thị trường tài chính.</p><p><br /></p><p>Thường thì vào khoảng thời gian ấy, Soros hay nghỉ việc để đến Đông Âu hay Liên Xô cũ tìm cách xây dựng và phát triển các quỹ từ thiện mà ông đã lập nên trong những năm 1980 nhằm biến các nước ấy thành những mô hình của dân chủ. Từ bao năm, bỏ hết công sức để dấn thân vào các thị trường tài chính, ông đã kiếm được bao nhiêu là tiền không biết để đâu cho hết. Bây giờ, khi đã có tuổi, Ông tìm cách lánh xa công việc văn phòng càng nhiều càng tốt. Ngày nay, ông lại thích thì thầm hội ý với các nhân viên quỹ từ thiện của mình ở Hungary hay Romania, lội bì bõm qua những con đường bùn lầy ở Bosnia, dấn thân vào những cuộc phiêu lưu.</p><p><br /></p><p>Nhưng hôm nay không phải là một ngày bình thường. George Soros sắp đưa ra một đánh cược lớn nhất trong lịch sử của ngành tài chính. Đáng lẽ tim ông phải đập thình thịch, đáng lẽ ông phải quay quất đi đi lại lại la hét ầm ĩ trước đám nhân viên sợ xanh mặt. Nhưng đó không phải là phong cách của ông. Chỉ có tâm trí của ông là đang chạy đua. Ông ngồi đấy như một biểu tượng của sự trầm tĩnh, tự đặt cho mình câu hỏi mà ông luôn luôn đặt ra mỗi khi sắp bước vào một canh bạc đầy rủi ro và gây nên một chấn động mạnh. Ta làm như thế có đúng không? Ta có nguy cơ bị chìm lỉm không? Nhìn xuống những đèn đường bắt đầu nhấp nháy sáng của thành phố, trí tưởng tượng của Soros bay đi xa hàng ngàn dặm. Nếu ông ở London thì có hơn không? Ông cũng không hoàn toàn chắc chắn. Có lẽ ngày hôm nay điều đó cũng chẳng quan trọng gì.</p><p><br /></p><p>George Soros luôn luôn cảm thấy thích thú khi ở xa những khu tài chính của Wall Street dưới kia - ông luôn luôn có một trách nhiệm đặc biệt khi biết mình có cách kiếm được vô số tiền mà không phải cật lực làm việc dưới bóng của Thị trường Chứng khoán New York.</p><p><br /></p><p>Qua phương thức mà ông chơỉ canh bạc đầu tư, qua kiểu cách ngược đời mà ông đã tiến hành có kết quả khi đánh giá các thị trường tài chính, ông thấy chẳng có lý do gì phải hòa mình vào đám dân đen phía Nam New York. Ông tự thấy hài lòng vì đang ở trung tâm thành phố, hài lòng vì có chút thảnh thơi sau những công việc thường nhật. Văn phòng của ông toát ra một vẻ đầm ấm như ở nhà, trên tường có treo vài bức tranh, trên bàn làm việc đặt vài bức ảnh gia đình. Nhưng chỉ cách phòng làm việc của Soros vài thước, nhân viên của ông ngồi trước những màn hình mấy tính giá lạnh, mắt nhìn thẳng như thể chỉ cần quay đầu nhè nhẹ sang trái hay sang phải thì cũng đủ cho thấy là họ đang mất cảnh giác vì buồn ngủ. Trên tường có một dòng chữ hình như được viết ra bằng máy tính: TA NGHÈO KHI SINH RA NHƯNG KHI TA CHẾT TA SẼ KHÔNG NGHÈO. Có thể xem đây là nguyên tắc hướng dẫn trong đời Soros.</p><p><br /></p><p>Đó chính là tín điều của Soros. Lúc ấy vào năm 1992, ở tuổi 62 và có một gia sản kếch sù ngoài sức tưởng tượng của mọi người, ông biết là ông đã thắng trong cuộc “đua” và ông sẽ không chết nghèo. Thật vậy, có nhiều khả năng là ông sẽ chết như một trong những người giàu nhất nước Mỹ. Tuy nhiên, không ai đám đề nghị là đã đến lúc phải hạ dòng chữ xuống. Dù sao thì những người khác trong văn phòng cũng cần có một điều khích lệ. Vài người trong số họ cũng đã trở thành triệu phú. Họ cũng chẳng chết nghèo đâu. Thật vậy, có vẻ như những người làm việc bên cạnh George Soros đều tham gia vào cuộc chạy đua tìm vàng và tất cả đều tìm ra vàng. Văn phòng của Công ty quản lý Quỹ Soros không giống như Fort Knox <i>(nơi nước Mỹ giữ vàng. ND)</i> và đột nhập vào đấy cũng chẳng khó khăn gì. Tuy nhiên ở đấy cũng phảng phất mùi vị độc hại của đồng tiền.</p><p><br /></p><p>Thành phố dần dần chìm trong đêm tối, nhưng Soros cũng không nhận thấy. Ông là một thương gia toàn cầu, một nhà đầu tư quan tâm đến các thị trường tài chính ở Tokyo và London cũng như ở Wall Street, một người chăm chú theo dõi các khuynh hướng kinh tế ở Brussels và Berlin cũng như ở Peoria và Poughkeepsie. Hôm nay, tâm trí ông không ở trong căn phòng này, nó đang ở Tây Âu. Đó là mối quan tâm chính của ông vào thời điểm ấy.</p><p><br /></p><p>Đã nhiều năm, ông đã theo dõi các phát triển của Cộng đồng Kinh tế châu Âu và ông cảm thấy ngòi nổ đã châm cho một cuộc đại bùng nổ tài chính.</p><p><br /></p><p>Soros là một nhà lý thuyết tài chính bậc thầy, và ông thích thử nghiệm các lý thuyết của mình trong phòng thí nghiệm của những cổ phiếu, những trái phiếu và những đồng ngoại hối. Không có vùng xám nào cả, không có chuyện nửa chừng. Một cổ phiếu hoặc lên hoặc xuống hoặc đứng giá. Bất kỳ một lý thuyết nào về cách hoạt động của thị trường chứng khoán cũng đều có thể kiểm tra hàng ngày.</p><p><br /></p><p>Nhiều nhà đầu tư tin rằng thế giới tài chính là một thế giới dựa trên lý trí, họ cho rằng giá các cổ phiếu có một lôgic nội tại. Tìm ra lôgic ấy là bạn có thể trở nên giàu có.</p><p><br /></p><p>Soros không tin vào những thứ ấy. Trái lại, ông cho rằng thế giới tài chính là một thế giới không ổn định, một thế giới hỗn loạn. Do đó ông tin rằng: Tìm ra sự hỗn loạn ấy là bạn có thể trở nên giàu có.</p><p><br /></p><p>Ông đi đến kết luận rằng nếu cứ dùng thước đo các thị trường tài chính như thể các chuyển động của chúng theo đúng một công thức toán học chính xác thì sẽ chẳng thành công. Soros tin rằng toán học không bao giờ điều khiển các thị trường tài chính.</p><p><br /></p><p>Nhưng tâm lý học hay nói chính xác hơn là bản năng sống theo bầy đàn mới là nhân tố chính. Tìm ra được khi nào và bằng cách nào bầy đàn các nhà đầu tư tìm đến một cổ phiếu, một đồng ngoại hối hay một mặt hàng nào đó là nhà đầu tư có thể chiến thắng.</p><p><br /></p><p>Đấy là tóm tắt của lý thuyết Soros. Hôm nay Soros đang kiểm tra lý thuyết của mình trên toàn bộ thế giới tài chính Âu châu. Tại đây, trong một số năm ông đã áp dụng lý thuyết của mình, rút lui về hậu trường, đợi cho thời cơ chín muồi và nghe ngóng tiếng chân rầm rập của từng đoàn các nhà đầu tư.</p><p><br /></p><p>Khi nghe được tiếng ấy, ông sẵn sàng nhảy vọt ra, sẵn sàng vồ lấy cơ hội. Khi ông cảm thấy mình đã đoán đúng về một tình hình tài chính nào đó, ông sẵn sàng vứt bỏ hết mọi dè dặt. Lần này ông chắc chắn là mình đoán đúng.</p><p><br /></p><p>Và cũng lần này, ông sẵn sàng đánh một ván cược lớn nhất chưa từng ai làm trong thế giới đầu tư.</p><p><br /></p><p>Nếu thua cuộc thì ông mất đi một ít tiền. Cũng không có gì quan trọng cho lắm. Nhớ lại cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán tháng Mười năm 1987. Ông đã đoán sai và phải tìm cách giảm thua lỗ của mình. Ông bị mất đi 300 triệu đôla.</p><p><br /></p><p>Nhưng thường thì ông thắng, mang tiền về cho nhóm khách hàng ưu tú của mình và ông đã nhiều lần làm như vậy đến nỗi vào tháng Sáu năm 1981, tạp chí <i>Institutional Investor</i> đã gọi ông là “Nhà quản lý tiền tệ lớn nhất thế giới.”</p><p><br /></p><p>CM có một năm kể từ 1969, khi ông lập ra Quỹ Quantum hàng đầu của mình, là Soros bị thua lỗ. Đó là vào năm 1981. Nhìn chung một cách giản đơn, trên thị trường tài chính không ai lại có thành tích hoàn hảo trong một thời gian dài như George Sọros. Kể cả Warren E. Buffet, kể cả Peter Lynch. Không một ai.</p><p><br /></p><p><i>Thành tích cao nhất của ông là ở Wall Street.</i></p><p><br /></p><p>Chiều hôm ấy, trong văn phòng của mình, Soros cứ nghĩ mãi về London. Lúc này là 10 giờ 30 tối bên ấy. Hôm nay, nơi ấy mới là nơi xảy ra hành động. Không phải là thành phố New York.</p><p><br /></p><p>Trên mặt Soros lộ vẻ hân hoan. Ông nhớ lại ngày 9 tháng 11 năm 1989, ngày hệ trọng khi bức tường Berlin sụp đổ.</p><p><br /></p><p>Ai cũng biết đấy là một ngày đầy ý nghĩa đối với lịch sử hiện đại. Và một số người tin rằng - ít ra họ cũng hy vọng rằng - sau sự sụp đổ của bức tường Berlin, một nước Đức thống nhất sẽ ra đời và thịnh vượng lên.</p><p><br /></p><p>Soros lại nghĩ cách khác. Ông thường làm như vậy. Bí mật của ông là ở chỗ ông là một con người có tính ngược đời. Ông cảm thấy rằng nước Đức sẽ gặp nhiều khó khăn để tài trợ cho sự thống nhất. Ông cũng thấy rằng nước Đức sẽ hướng mình vào trong, lo cho những vấn đề kinh tế của chính mình chứ không xem trọng các vấn đề tài chính của các nước Tây Âu khác.</p><p><br /></p><p>Một nước Đức hướng nội sẽ có những hậu quả to lớn đối với các nền kinh tế - và các đồng tiền - của những nước Âu châu khác. Soros tin là như vậy.</p><p><br /></p><p><i>Ông quan sát và chờ thời</i></p><p><br /></p><p>Năm<b> 1990</b>, ông theo dõi việc nước Anh dấn bước vào việc hợp nhất với hệ thống tiền tệ Tây Âu - Cơ chế Tỷ suất Hối đoái (ERM),</p><p><br /></p><p>Soros cho là nước Anh đã sai lầm khi tham gia vào đây. Kinh tế Anh không mạnh lắm và khi tham gia vào ERM, người Anh chủ yếu buộc chặt mình vào cường quốc kinh tế mạnh nhất Tây Âu, nước Đức vừa thống nhất.</p><p><br /></p><p>Sự ràng buộc ấy, dù muốn dù không, cũng làm cho nước Anh cuối cùng lệ thuộc vào người Đức. Với tư cách là nền kinh tế mạnh nhất trong vùng nước Đức có quyền quyết định về những gì được xem là tốt trên mặt kinh tế cho phần còn lại của Tây Âu.</p><p><br /></p><p>Sự lệ thuộc vào nước Đức, theo Soros, cuối cùng sẽ tỏ ra nguy hại cho người Anh - vì nếu Anh muốn có những hành động đặc biệt trong chính sách tiền tệ của mình thì sẽ không làm được. Họ bắt buộc phải cột chặt những chính sách ấy với các chính sách tiền tệ đang thống trị của Đức.</p><p><br /></p><p>Đúng như Soros đã tiên đoán, năm 1992 cả Tây Âu chìm đắm trong một cuộc khủng hoảng tài chính. Một số nền kinh tế, kể cả nền kinh tế Anh Quốc đã bị lún xuống. Nước Anh muốn giảm lãi</p><p>suất.</p><p><br /></p><p>Nhưng Đức lại không muốn giảm lãi suất của họ vì những lý do nội bộ: họ rất sợ là lạm phát sẽ trở lại trong nước họ. Họ vẫn còn nhớ lại với nỗi kinh hoàng những năm 1920 khi lạm phát là liều thuốc độc đã làm sụp đổ nền kinh tế Đức.</p><p><br /></p><p>Nếu Đức không muốn hạ lãi suất thì các nước châu Âu khác cũng không thể hạ lãi suất của họ. Làm như vậy họ sẽ làm yếu đi tiền tệ của họ và một khi yếu đi, các đồng tiền ấy sẽ là mồi cho những kẻ đầu cơ.</p><p><br /></p><p>Như vậy là nước Anh ngày càng lún sâu vào bẫy.</p><p><br /></p><p>Nền kinh tế Anh bị suy sụp, đồng bảng Anh vì đã cao giá nên bị sức ép ngày càng lớn. Nước Anh muốn cải thiện nền kinh tế của mình nhưng muốn làm vậy họ cần giảm giá đồng bảng Anh để tăng cường xuất khẩu.</p><p><br /></p><p>Nhưng theo các luật lệ của ERM, nước Anh phải duy trì đồng bảng <i>ở</i> mức 2,95 đồng mark Đức.</p><p><br /></p><p>Trong suốt mùa hè 1992, các lãnh đạo chính trị Anh Quốc cứ khẳng định là họ sẽ vượt qua cơn bão tố và đồng bảng sẽ không bị giảm giá. Nước Anh cũng không ra khỏi ERM. Bằng cách này hay cách khác họ có thể loay hoay để khắc phục.</p><p><br /></p><p>Nhưng George Soros nghĩ rằng hành động đó là vô nghĩa.</p><p><br /></p><p>Ông biết rõ hơn. Ông hiểu rằng tình hình kinh tế Anh đang rất bi thảm. Nước Anh không thể tiếp tục đứng trong ERM. Bây giờ phải thoát ra khỏi con tàu đang chìm.</p><p><br /></p><p>Cuộc khủng hoảng bắt đầu vào giữa tháng Chín.</p><p><br /></p><p>Bắt đầu có tin đồn là người Ý sẽ phá giá đồng lira. Các thương nhân ở New York đổ xô đi bán tháo đồng lira.</p><p><br /></p><p>Chủ nhật 13 tháng Chín đồng lira Ý bị phá giá nhưng chỉ ở mức 7%, vẫn trong phạm vi quy định bởi ERM. Các nhà đầu tư đã kiếm được khá nhiều tiền khi đánh cược là các ngân hàng trung ương châu Âu tuân thủ cam kết giữ cho tiền tệ của họ nằm trong phạm vi giới hạn của ERM. Có lẽ là sẽ thua cuộc khi cho là ERM sẽ điều chỉnh lại quá các giới hạn do ERM quy định.</p><p><br /></p><p>Nhưng người Ý đã phá giá đồng lira, điều mà họ nói là họ không bao giờ làm, vậy có nghĩa là mọi người đều biết có chuyện này xảy ra chẳng khác nào chuyện ông vua không mặc quần áo của Andersen không? Có phải là tất cả những hứa hẹn của các chính phù khác đều là hứa xuông không?</p><p><br /></p><p>Có lẽ sẽ có một đợt hai chăng? Có lẽ bây giờ là lúc nên bán đồng bảng Anh đi chăng?</p><p><br /></p><p>Thình lình, ở mọi nơi trên thế giới, các nhà đầu tư và các công ty nhất loạt mất tin tưởng vào việc các chính phủ Tây Âu sẵn sàng cho phép ERM quyết định các tỷ suất hối đoái. Bây giờ họ chỉ muốn loại đi một loạt những đồng tiền yếu, trong đó có đồng bảng Anh.</p><p><br /></p><p>Ngày 15 tháng Chín dần dần trôi qua. Lòng tin của Soros về việc nước Anh sẽ rút đồng bảng ra khỏi ERM càng được củng cố.</p><p><br /></p><p>Chính Stanley Druckenmiller mới là người cho rằng đây là lúc nên đánh cược với đồng bảng Anh. Anh nói với Soros là phải làm một điều gì đấy. Soros bật đèn xanh cho anh nhưng cũng khuyên anh là nên bỏ ra một số tiền cược lớn hơn là số tiền mà Druckenmiller có trong đầu. Và như thế là Druckenmiller, theo chỉ thị của Soros, đã bán đi một khoản tiền bảng Anh tương đương với 10 tỷ đôla.</p><p><br /></p><p>Trở về căn nhà trên Đại lộ Fifth, Soros có vẻ vô cùng tự tin. Đêm ấy, ông ngủ rất ngon.</p><p><br /></p><p>Vào lúc 7 giờ sáng hôm sau, chuông điện thoại trong nhà Soros reo lên. Ở đầu kia là Druckenmiller gọi đến báo cáo tình hình. Soros nghe người giao dịch của mình cho biết là mọi việc đều êm thấm. Trong thời gian nằm ngủ, Soros đã vét được một khoản lời là 958 triệu đôla. Khi tínhlại tiền lời trên các vị thế khác trong suốt thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng ERM thì Soros đã thu được gần 2 tỷ đôla.</p><p><br /></p><p>Người Anh gọi ngày 15 tháng Chín - ngày mà họ bị bắt buộc phải rút đồng bảng ra khỏi hệ thống ERM - là ngày Thứ Tư Đen tối.</p><p><br /></p><p>Còn Soros thì gọi nó là ngày Thứ Tư <i>Sáng sủa.</i></p><p><br /></p><p>• « »</p><p><br /></p><p>Chính canh bạc ấy, chỉ có việc đặt 10 tỷ đôla để cược là nước Anh phải phá giá đồng bảng, đã làm cho Soros nối tiếng trên khắp thế giới. Đấy chính là, và đến nay vẫn giữ được thành tích ấy, cuộc đột kích lớn nhất của ông ở cương vị một nhà đầu tư.</p><p><br /></p><p>• * *</p><p><br /></p><p>Vì có cú đánh cược ấy mà Soros - “Nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới” trở thành một huyền thoại trong thế giới tài chính. Ở Mỹ vẫn còn ít ai biết đến ông, ít ra thì cũng là ngoài khu vực Wall Street và các giới tài chính.</p><p><br /></p><p>Tuy nhiên, sau tháng chín 1992, nhiều huyền thoại được dựng lên chung quanh con người George Soros.</p><p><br /></p><p>Huyền thoại chính là ông có thể chuyển dịch các thị trường. Chỉ cần ông nói một tiếng là những mặt hàng như vàng hay những ngoại tê như đồng mark đều có thể trượt giá trong giao dịch. Ông có vẻ là không hề sai lầm, xứng đáng để mọi người noi theo.</p><p><br /></p><p>Một phóng viên truyền hình khi làm một phim tài liệu về Soros vào tháng 12 năm 1992, tức là chỉ hai tháng sau trận đột kích của ông chống lại đồng bảng đã rất ấn tượng về khả năng của Soros tác động lên các thị trường: “Ông đầu tư trên vàng, và chỉ vì ông đầu tư trên vàng mà ai ai cũng cho rằng mình cũng phải đầu tư trên vàng, thế là giá vàng vọt lên cao. Ông viết một bài báo đặt vấn đề về trị giá của đồng mark Đức, thế là đồng mark Đức tụt giá. Ông đầu tư vào địa <i>ốc </i>ở London, thế là chỉ trong một đêm khuynh hướng xuống giá của địa ốc bị đảo ngược lại. Chỉ một con người mà có ảnh hưởng lớn đến thế hay sao?”</p><p><br /></p><p>Có vẻ thích thú với lời khen này, Soros tìm cách đưa ra một số quan điểm của mình.</p><p><br /></p><p>Ông bắt đầu nói “Hiện nay thì người ta đang thổi phồng lên về ảnh hưởng của tôi. Thật ra, tôi tin là vậy. Và nó sẽ tự điều chỉnh vì người ta sẽ phải nhận ra thôi” - ông nói với nụ cười rất tươi - “Tôi không phải là không phạm sai lầm. Như anh biết đấy, hiện nay người ta đang quan tâm nhiều đến tôi, nhưng trào lưu ấy rồi sẽ đi xuống mà thôi.”</p><p><br /></p><p>Cả hai điều ông nói đều không đúng. Ảnh hưởng của ông thật không bị thổi phổng lên đâu và mối quan tâm đến ông cũng chẳng hề giảm.</p><p><br /></p><p>Trong một bài báo của tờ <i>Business Week,</i> ngườỉ ta hỏi ông cảm thấy thế nào khi được xem là một vị phù thủy. Ông nói là ông chỉ buồn cười.</p><p><br /></p><p><i>Buồn cười.</i></p><p><br /></p><p>Nhiều người chẳng buồn cười đâu. Năm 1994, các huyền thoại về Soros lan đi khắp nơi đến nỗi chính quyền Mỹ phải chú ý đến ông. Nếu quả thật là Soros có thể chuyển dịch các thị trường và nếu chỉ vì hành động của một con người mà bao nhiêu tài sản có thể dựng lên hay mất đi thì con người ấy có nguy hiểm chăng? Có cần phải kiềm chế George Soros không?</p><p><br /></p><p>Đó là một đề tài chính chung quanh con người mà vào khoảng giữa thập niên 1990 đã leo lên bậc thang danh vọng trong thế giới tài chính đến một mức mà ít người dám làm.</p><p><br /></p><p>Với tư cách là nhà đầu tư lớn nhất thế giới, ông đã kiếm được một khoản tiền mà nhiều người chưa hề nhìn thấy được trong suốt đời mình, hay cả trăm đời cũng vậy. Nhưng đấy cũng chỉ là một phần tạo ra vẻ huyền bí xung quanh ông mà thôi.</p><p><br /></p><p><br /></p><p><br /></p><p>George Soros còn hơn là cón người đã kiếm được vài tỷ đôla, Hơn là “Con người đã làm phá sản Ngân hàng Anh Quốc” như tờ <i>EcEconist</i> đã gọi ông. Hơn là “Con người đã dịch chuyển các thị trường” như tờ <i>Business Week</i> đã gán cho ông.</p><p><br /></p><p>Thật ra thì tiền chỉ có một hấp dẫn chừng mực đối với Soros. Ban đầu ông không muốn trở thành nhà đầu tư tầm cỡ thế giới, kiếm được hàng khối tiền. Ông chỉ muốn là một người có nhiều ý tưởng và luôn luôn cảm thấy thoải mái khi bay nhảy trong thế giới của trí tuệ hơn là trong thế giới tài chính. Tuy nhiên, ông phát hiện ra rằng mình có tài kiếm tiền, kiếm rất nhiều tiền. Có vê như điều này đến với ông quá dễ dàng. Có lẽ ông cảm thấy mình bị đồng tiền đầu độc. Ông muốn làm một việc gì khác hơn là tích tụ tài sản.</p><p><br /></p><p>Không phải lầ Soros cho rằng việc đầu cơ tài chính là vô đạo đức hay xem nó chỉ đơn thuần là cờ bạc. Ông không phải bào chữa cho việc ông làm; ông chỉ không thấy phấn khích khi làm các việc ấy. Soros mong muốn đóng góp được gì cho đồng loại, một đóng góp để đời.</p><p><br /></p><p>Ông tự xem mình như một triết gia hơn là một nhà tài phiệt. Ông thích được gọi là “một triết gia nửa mùa" để nhắc lại những gì mà trước kia ông đã thử làm nhưng phải bỏ.</p><p><br /></p><p>Giấc mơ lớn nhất của ông là đưa tri thức đến cho nhân loại, tri thức về cách mà thế giới đang hoạt động, về cách mà con người đang ứng xử trong thế giới ấy. Lúc còn là sinh viên, Soros đã bắt đầu đi tìm tri thức ấy. Sự tìm tòi của ông đã đưa ông vào thế giới của triết học và đã có thời ông muốn trở thành giáo sư triết học. Ông học kinh tế, nhưng luôn có vẻ như một khách vãng lai trong thế giới ấy chứ không phải là một cư dân thực thụ.</p><p><br /></p><p>Cảm thấy bị lừa dối khi học môn kinh tế, Soros cho rằng các nhà kinh tế học thiếu nhiều hiểu biết thực tiễn về cách thức mà thế giới đang hoạt động. Họ mơ mộng hão huyền, chỉ nói về những tình trạng lý tưởng và phạm sai lầm khi nghĩ rằng thế giới là một nơi rất có lý trí. Ngay từ buổi thiếu thời ấy, George Soros biết rõ rằng thế giới còn hỗn loạn nhiều hơn là các nhà kinh tế học muốn cho người ta biết.</p><p><br /></p><p>Khi ông bắt đầu xây dựng các lý thuyết của mình - lý thuyết về tri thức, lý thuyết về lịch sử, và sau đấy lý thuyết về tài chính - Soros đã cột vững các quan điểm của mình vào lòng tin cơ bản là thế giới thật không thể đoán trước được, hoàn toàn không hợp lý - nói tóm lại phải hình dung cho ra nó như thế nào.</p><p><br /></p><p>Ông tìm cách phát triển các lý thuyết ấy - đặc biệt là lý thuyết tài chính - để in thành sách nhưng ông gặp khó khăn khi muốn làm cho người ta đọc hiểu chúng. Đôi khi ông cũng khó đánh giá lại những gì ông đã viết. Thất vọng vì thế giới trí tuệ quá khó để chinh phục, ông chuyển sang những thế giới mà ông có thể chinh phục.</p><p><br /></p><p>Theo một cách nhìn thì quyết định này cũng khá dễ dàng. Dù sao thì ông cũng phải kiếm kế sinh nhai. Tại sao lại không cho các nhà kinh tế học kia hiểu rằng ông biết rành hơn họ cách vận hành của thế giới bằng cách kiếm thật nhiều tiền? Soros tin rằng đồng tiền có thể cho ông một chỗ đứng để ông trình bày các quan điểm của mình. Nói tóm lại, kiếm ra tiền thì cuối cùng ông sẽ trở thành triết gia.</p><p><br /></p><p>Thế giới mà ông bước vào, thế giới tài chính cao cấp có khả năng mang đến những phần thưởng quý giá. Tuy nhiên, các nguy cơ cũng đáng sợ. Không có chỗ đứng cho nhũng người yếu bóng vía.</p><p><br /></p><p>Có lẽ những người nhút nhát cũng có được vài năm thành công. Nhưng cuối cùng, họ sẽ bị căng thẳng, căng thẳng vì phải chịu trách nhiệm về tiền bạc của người khác. Cái giá phải trả thì quá cao, trả bằng những đêm mất ngủ, không có thì giờ giải trí, bị bạn bè xa lánh, đời sống gia đình không còn vì trong các thị trường mọi thứ có thể bị tan tành: Cuối cùng, những kẻ yếu bóng vía phải đi tìm việc khác.</p><p><br /></p><p>Ngược lại, Soros không yếu bóng vía. Ông có vẻ rất trầm tĩnh, ông không tỏ ra có cảm xúc gì cả. Khi đầu tư có lãi, ông hài lòng. Nếu không thì ông chẳng phải leo lên mái nhà hay lên mái cao ốc để nhảy xuống. Ông rất bình tĩnh, lạnh lùng nữa là đằng khác. Ông ít khi cười một cách cuồng loạn nhưng cũng ít khi rầu rĩ.</p><p><br /></p><p>Ông thích nói ông là một nhà phê bình. Và đôi khi cũng đùa rằng ông là “nhà phê bình được trả lương cao nhất thế giới". Từ này hàm ý ông là một người ngoài cuộc, một người vươn lên trên trận đánh. “Tôi phê bình các quá trình. Tôi không phải là một doanh nhân xây dựng nên doanh nghiệp. Tôi là nhà đầu tư đánh giá nó. Chức năng của tôi trong các thị trường tài chính là phê bình và những đánh giá có tính chất phê bình của tôi được thể hiện qua các quyết định mua và bán của tôi.”</p><p><br /></p><p>Mặc dù ông đã ở trong ngành đầu tư từ năm 1956, lúc đầu là London sau đó ở New York, nhưng sự nghiệp của ông chỉ thật sự bắt đầu năm 1969. Lúc ấy ông lập ra quỹ đầu tư riêng của mình mang tên Quỹ Quantum. Ông hoạt động tích cực trong quỹ ấy - trừ vài năm vào đầu thập niên 1960 - trong suốt 25 năm. Vào cuối thập niên 1960, ông tự ẩn danh, phần lớn thời gian ông dành cho các hoạt động từ thiện. Tuy nhiên, ông luôn luôn có quan hệ với những người quản lý các quỹ của mình.</p><p><br /></p><p>Quantum là một trong những quỹ đặt ở nước ngoài mà các nhà đầu tư không phải người Mỹ có thể tự do tham gia. Phần lớn các quỹ đặt ở nước ngoài khác theo luật Mỹ phải giới hạn ở 99 nhà đầu tư với số vốn đầu tư tối thiểu phải là 1 triệu đôla. Quantum cũng là một quỹ đầu tư mạo hiểm, một liên doanh đầu tư vô cùng bí mật gồm những người giàu có chịu nhận những rủi ro không thể tưởng tượng nổi để được giàu thêm. Quỹ của Soros bán khống, sử dụng những công cụ tài chính phức tạp và vay những khoản tiền lớn, đấy là những chiến lược mà các nhà đầu tư bình dân không dám làm.</p><p><br /></p><p>Khi các quỹ đầu tư mạo hiểm đến với các nhà đầu tư nhiều năm trước đây, một nhóm các nhà quản lý sử dụng chiến lược góp chung các cổ phiếu với nhau, sở dĩ người ta gọi các quỹ đầu tư ấy là các “quỹ hàng rào” vì các nhà quản lý quỹ chia danh mục đầu tư của họ thành những vị thế đầu cơ giá lên với những cổ phiếu sinh lợi khi thị trường lên và những vị thế đầu cơ bán khống với những cổ phiếu vẫn sinh lợi khi hạ giá.</p><p><br /></p><p>Soros và một số các đại gia của các quỹ đầu tư mạo hiểm không sử dụng chiến lược ấy và vượt quá tầm thị trường chứng khoán Mỹ để đánh cược trên những giao dịch rộng lớn toàn cầu, không chỉ trên cổ phiếu mà cả trên các lãi suất và tiền tệ - mọi lĩnh vực của thị trường tài chính. Trong một ngày giao dịch trung bình, các quỹ của Soros mua ra và bán đi đến 750 triệu đôla chứng khoán.</p><p><br /></p><p># • ♦</p><p><br /></p><p>Và kết quả mà ông thu hoạch được thật vô cùng kỳ lạ. Nếu một người nào đầu tư 100.000 đôla năm 1969 khi Soros thành lập Quỹ Quantum rồi tái đầu tư tất cả cổ tức thì vào mùa xuân năm 1994, người ấy sẽ có 130 triệu đôla, tỷ suất gia tăng tổng hợp là 35%.</p><p><br /></p><p>Đạt được thành tích ấy với một quỹ có vốn nhỏ hơn, thí dụ 50 hay 100 triệu đôla thì đã là xuất sắc rồi nhưng với một quỹ vốn nhiều tỷ đôla thì Wall Street phải lấy làm ngạc nhiên.</p><p><br /></p><p>Một cổ phần của quỹ Quantum của Soros bán ra 41,25đôla</p><p><br /></p><p>năm 1969, đến đầu năm 1993 đãlên đến 21.543,55 đôla và cũng đã trả một số tiền mặt lớn chia lợi tức. Vào tháng Sáu 1994, cổ phiếu ấy lên đến 22.600 đôla. Muốn tham gia vào Quỹ Quantum, mỗi người phải đầu tư ít nhất 1 triệu đôla. Theo một <i>số</i> bấo cáo, Soros là chủ nhân của một phần ba Quỹ Quantum.</p><p><br /></p><p>Soros đã kiếm tiền không phải theo cách cũ. Các doanh nhân lớn trong công nghiệp <i>ở</i> Mỹ vào thế kỷ 19, những người như Rockefeller hay Camergie - đều làm giàu bằng cách chế tạo ra thứ gì đó, như sản xuất dầu mỏ hoặc thép. Soros không hề làm chủ hay quản lý một công ty. Ông cũng chẳng có một cơ sở quyền lực nào cả. Nghề của ông là thúc đẩy nhanh những bước đi của các thị trường tài chính bằng cách sử dụng rất nhiều vốn.</p><p><br /></p><p>* * *</p><p><br /></p><p>Dù người nhỏ thó, nhưng Soros có vẻ vạm vỡ và có vóc dáng của một vận động viên thể thao. Tóc ông xoăn, cắt ngắn, và ông mang kính vành nhỏ. Nhiều người thấy ông giống như một vị giáo sư kinh tế hay một huấn luyện viên trượt tuyết. Ông nói tiếng Anh rất sõi mặc dù còn giữ một chút giọng Hungary. Một nhà báo mô tả ông như “một người to ngang, đầy nhiệt huyết, mày cau lại, cằm nhọn và miệng mỏng. Tóc ông cắt cua. Giọng nói của ông ôn tồn, hơi khó nghe...”</p><p><br /></p><p>Nhiều người hình dung ông là một con người cộc cằn, nhưng họ rất ngạc nhiên khi thấy ông khá bình thường. Báo <i>Guardian</i> có lần viết “ông ta chẳng giống con sói dữ chút nào. Dáng điệu thoải mái và và giọng nói Hungary du dương của ông làm cho ông giống như một nhà quý tộc châu Ằu. Vầng trán nhăn của ông chứng tỏ ông bỏ bao nhiêu thì giờ nghiền ngẫm về tình hình thế giới - ông có vẻ trí thức, điều mà ông cũng muốn người ta tin như vậy”.</p><p><br /></p><p>Theo một nhà báo của tờ <i>Observer,</i> Soros đúng là hình mẫu của châu Âu. “Ông là một người không cao to, lịch lẫm mang tính nhã nhặn và tính hài hước rõ rệt của xã hội phong lưu Áo-Hung. Ở thời trước, người ta dễ dàng hlnh dung ông đang ngồi nhấm nháp ly cà phê moka trước một bàn cờ đối diện với Trotsky tại quán Cà phê Central thành Vienna”.</p><p><br /></p><p>Tờ nhật báo Anh <i>The Independent</i> tóm tắt mô tả hình dáng của Soros như sau: “Ông không phải như anh chàng Gorden Gekko phù phiếm, nhân vật phản diện trong phim nổi tiếng của những năm tám mươi, <i>Wall Street,</i> ông có vẻ trẻ hơn tuổi đến chục năm, có lẽ vì tự buộc mình phải chơi quần vợt và không tham gia vào lối sống hào nhoáng mà New York dành cho những người thật sự giàu có. Ông không uống rượu và cũng không hút thuốc, ăn uống thì dễ dãi. Nhìn ông cứ như một vị giáo sư gốc Đông Âu nghiêm túc nhưng hơi luộm thuộm.”</p><p><br /></p><p>Vào những năm cuối thập niên 70 đầu thập niên 80, Soros nhận thấy việc đầu tư thật quá phiền toái, sự phiền toái này xuất phát từ việc phải quản lý một quỹ đầu tư đã to phình lên quá mức mà Soros xem là có thể kiểm soát được.</p><p><br /></p><p>Tuy nhiên, ông là một người có khả năng sống sót. Ông đã học được điều này từ cha mình và ông đã thực hành trong chiến tranh Thế giới lân thứ hai khi vào năm 1944, phải trốn tránh bọn Quốc Xã trong Budapest. Để sống sót qua các thị trường tài chính, nhiều khi phải rút lui khẩn cấp. Đó là điều mà Soros đã làm vào đầu thập niên 1980. Ông thu nhỏ mình lại, giao quyền quản lý quỹ đầu tư cho người khác.</p><p><br /></p><p>Và ông đi đến một kết luận có tính quyết định, ông muốn có trong đời một thứ gì hơn là các thành công trong đầu tư. Vì không phải là người theo chủ nghĩa khoái lạc, tiền tài chỉ mang lại cho ông đến thế là cùng, ông muốn sử dụng đồng tiền của mình một cách có ích. Đấy chính là một quyết định có tính tất yếu. Cuối cùng, ông được nhiều người biết đến - trong một số giới ông còn rất nổi tiếng - về công tác từ thiện của ông hơn là tài năng của một nhà đầu tư. Vì không cần gia đình đồng ý và cũng chẳng cần sự chấp thuận của hội đồng giám đốc, một khi đã quyết định sử dụng đồng tiền như thế nào, ông cứ việc tiến hành theo ý muốn.</p><p><br /></p><p>Loại hình tự do ấy, quyền lực ấy đã làm cho ông phải suy nghĩ kỹ càng và thấu đáo về các lựa chọn của mình. Cuối cùng, ông quyết định đưa ra một đề án lớn để khuyến khích việc xây dựng những “xã hội mở’ trước tiên ở Đông Âu và sau đó trong Liên Xô cũ.</p><p><br /></p><p>Soros đã rời Hungary từ lâu vì ông không chịu được hệ thống chính trị trong nước ông: chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Các “xã hội khép kln” sau này đã mọc lên khắp Đông Âu và Liên Xô không làm ông hài lòng, ông là ngưởỉ có lòng tin vững chắc vào loại hình tự do chính trị và tự do kinh tế đang thịnh hành ở Mỹ và Tây Âu.</p><p><br /></p><p>Những người khác - thường là các chính phủ phương Tây, đôi khi là những tổ chức tư nhân - đã tìm cách gây sứt mẻ cho các xã hội ấy với mục đích là đưa chúng vào con đường dân chủ. Tuy nhiên, chưa bao giờ một cá nhân ở phương Tây lại tìm cách đưa đến những đổi thay to lớn như vậy. Chưa bao giờ một ai có tài sản như Soros lại muốn dùng một phần quan trọng của tài sản ấy để xây dựng các xã hội mở.</p><p><br /></p><p>Soros tin rằng mình ngang tầm với thách thức ấy. Cũng như trước đây ông đã tự tìm ra cách sử dụng các đầu tư của mình, ngày nay, ông tiến hành từ từ, theo dõi kỹ càng các tiến bộ và dùng tiền một cách thận trọng. Hy vọng của ông, một hy vọng rất dài hơi là nhúng tay vào việc mở các xã hội khép kín ấy ra.</p><p><br /></p><p>Khi Soros đang suy nghĩ về việc phân phối tiền bạc của mình ở đâu thì tốt nhất, ý tưởng về chuyện các doanh nhân tiến hành những đề án khổng lồ trên mặt quốc tế để tàm thay đổi xã hội thật còn hiếm có. Tổ chức các buổi dạ hội quyên tiền hay xây những khoa của bệnh viện mang tên mình là loại hình từ thiện được làm nhiều hơn là tìm cách mở toang các xã hội. Soros đã có một cách tiếp cận bất bình thường khi ông chọn ra một mục tiêu từ thiện độc nhất - xã hội mở - và gắng sức xây dựng những xã hội mở ở những nơi chưa có nghĩa là ở nhiều nơi trên thế giới.</p><p><br /></p><p>• * *</p><p><br /></p><p>Sử dụng nguồn tài chính của riêng mình, Soros muốn gieo mầm cho những người ở Đông Âu hay Liên Xô cũ để rồi họ dần dần tác động lên đất nước của họ nhằm thực hiện các hình thức tự do theo kiểu phương Tây mà Soros ưa thích. Muốn có tác động mà không gây ngờ vực thì thật khó; muốn các chính quyền chấp nhận những hoạt động của mình thì là điều không thể được. Tuy nhiên ông vẫn muốn cố gắng thử. Ông bắt đầu các hoạt động trợ giúp của mình ở Nam Phi vào năm 1979, nhưng thử nghiệm này bị thất bại. Chuyển sang Đông Âu, ông thiết lập căn cứ ở Hungary nãm 1984. Về sau ông xây dựng cơ sở ở Đông Âu và Liên Xô cũ.</p><p><br /></p><p>Chỉ việc đứng vững chân ở các nước ấy cũng đã là một thành tích, vì các chính phủ ở đấy đều tỏ thái độ ngờ vực và chống đối. Nhưng sau cùng thì các Quỹ Soros cũng được mở ra khắp nơi. Vào giữa thập niên 1990, ông tặng cho các quỹ ấy hàng trăm triệu đôla. Năm 1992 và 1993, Soros đã cho không 500 triệu đôla và hứa tặng thêm 500 triệu nữa. Năm 1993, ông giúp cho nước Nga nhiều tiền hơn nhiều chính phủ phương Tây đã giúp, ngay cả sau khi ông tuyên bố là tình hình ở đây thật là “thảm hại”.</p><p><br /></p><p>George Soros, nhà đầu tư lớn nhất thế giới đã trở thành George Soros, nhà từ thiện lớn nhất thế giới.</p><p><br /></p><p>Ông trở thành vị mạnh thường quân tư nhân quan trọng nhất ở phương Tây giữa sông Danube và dãy Urals. Nhiều người tôn ông là một vị thánh, những kẻ nhạo báng thì nguyền rủa ông là một tên ngoại nhập vô liêm sỉ, nhưng cuối cùng Soros đã thực hiện được sự đổi thay, được kính trọng và đã làm được một điều gì đó ngoài phạm vi của Wall Street và khu tài chính City of London.</p><p><br /></p><p>Hoạt động từ thiện của ông với mục đích mở toang các xã hội khép kín đã cho ông nhiều sự hài lòng hơn là tích tụ những số tiền ấy. Nhưng nó cũng làm cho ông bị phơi bày ra ánh sáng. Là một nhà đầu tư tư nhân, ông có lợi khi thu mình nhỏ lại nhưng là một nhà từ thiện với những mục tiêu chính trị, ông lại phải sử dụng tiếng tăm của mình để thuyết phục nhiều người tham gia vào các đề án của mình, ông thích tự quảng cáo cho mình - thật tình là ông chạy theo nó - vì ông muốn cho cả thế giới biết rằng ông không chỉ là một một người vô cùng giàu có.</p><p><br /></p><p>Nhưng Soros vẫn không hoàn toàn vừa ý, vì ông cảm thấy trong quá trình này ông sẽ phải phơi bày trước công chúng cả thế giới đầu tư bí mật của ông. Ông muốn có quảng cáo nhưng phải là quảng cáo tốt. Ông muốn tiếp tục là một người dân thường nếu có thể, nhưng danh tiếng của ông đã quá lớn, thành tích của ông quá nhiều và địa bàn hoạt động của ông quá rộng.</p><p><br /></p><p>Một khi mà Soros hiểu rằng sẽ không có khả năng trốn tránh ánh đèn chiếu rọi của dư luận lên mình, ông mới tìm cách khai thác danh tiếng mới đạt được của ông. Ông luôn luôn tránh không để lộ các vị thế đầu tư của mình. Bất thình lình ông trở thành người nói nhiều, tuyên bố trước công chúng về những phần nào ông thích thú trong các thị trường tài chính. Ông chưa bao giờ tỏ ra quan tâm đến các vấn đề quốc tế. Nhưng bây giờ ông lại công khai góp ý kiến về một loạt các vấn đề về chính sách ngoại giao, từ NATO đến Bosnia, ông muốn các nhà lãnh đạo thế giới để ý đến ông. Nhưng nhanh chóng, các phát ngôn bừa bãi đã làm hại ông. Chẳng nhận thêm được lòng tôn kính nào mới ông còn bị gán cho là quá ngạo mạn.</p><p><br /></p><p>Vào giữa những năm 1990, ở tuổi lục tuần, Soros xác nhận một cách chắc nịch mình trước tiên và trên hết là một nhà từ thiện, đã hết thời kinh doanh đầu tư. Ông tiếp tục thu nhỏ mình lại trong công tác đầu tư. Nhưng cú đột kích trên đồng bảng Anh năm 1992 lại làm cho ông trở nên một ngôi sao. Và chính ông cũng có vẻ muốn có ít nhiều quảng cáo. Ông sẵn sàng cho thế giới tham gia vào tất cả các hoạt động từ thiện của mình. Ông tiếp tục bảo vệ thế giới đầu tư thầm kín của mình ngay cả khi công chúng càng ngày càng muốn biết bằng cách nào con người này đã trở nên nhà đầu tư lớn nhất thế giới.</p><p><br /></p><p>Câu chuyện sau đây muốn kể về cuộc đời và sự nghiệp của con người lỗi lạc này, về cả hai thế giới công và tư của George Soros. Đấy là một cuộc đời và một sự nghiệp lúc đầu gây nhiều tranh cãi nhưng những tranh cãi ấy chỉ giới hạn trong Đông Âu và Liên XÔ cũ. Về sau trong những năm đầu của thế kỷ 21, đó là một cuộc đời bị rơi vào vũng xoáy của nền chính trị trong nước Mỹ, và kết quả là ông bị nguyền rủa, bị xem là quỷ dữ và bị căm thù bởi những kẻ thù thuộc phái hữu ở Mỹ, trong khi đó thì ông được mến yêu và kính trọng bởi phái tả ở Mỹ.<img src="http://i374.photobucket.com/albums/oo189/daovanket/TVE-4U/Emoticons/cute_smiley29_zpshmxpucwr.gif" class="mceSmilie" alt=":rose:" unselectable="on" /></p>
CHƯƠNG 1 [B]NHÀ ĐẦU TƯ VĨ ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI[/B] [B]Ngày 15 tháng Chín nám 1992, 5 giờ rưỡi chiều[/B] Ngả người trên chiếc ghế da lưng cao đặt sau một bàn làm việc hình bầu dục, George Soros nhìn qua khung cửa sổ lớn phía trái, ngắm cảnh đẹp đến ngạt thở của công viên Central và cảnh náo nhiệt của giờ cao điểm dưới chân mình 33 tầng lầu. Ông run lên vì vui sướng được một lần nữa trở lại Canh Bạc. Gần đây, khi bước vào văn phòng của Cơ quan Quản lý Quỹ Soros, ông bắt đầu có cảm giác mình là khách hơn là chủ. Nhưng hôm nay ông thật là người của Quỹ. Hôm nay, ông có thể trèo lên cao. Hay vơ hết tiền của nhà cái. Ông tin chắc rằng mình vẫn còn có thể chơi Canh Bạc, chơi tốt hơn nhiều ngườỉ, có lẽ tốt hơn bất kỳ ai. Trong những năm gần đây, ông dành hết thời gian đi đến những nơi xa xăm thì có được gì? Sau năm 1988, công việc của ông chạy êm ru, từ khi ông giao quyền cho một chàng trai có những thành tích nổi bật trong ngành tài chính, Stanley Druckenmiller. Khi Soros đến văn phòng thì ông và Druckenmiller cùng nhau điều khiển công ty, mặc dù đôi khi họ có đụng chạm với nhau về cách đánh giá các thị trường tài chính. Thường thì vào khoảng thời gian ấy, Soros hay nghỉ việc để đến Đông Âu hay Liên Xô cũ tìm cách xây dựng và phát triển các quỹ từ thiện mà ông đã lập nên trong những năm 1980 nhằm biến các nước ấy thành những mô hình của dân chủ. Từ bao năm, bỏ hết công sức để dấn thân vào các thị trường tài chính, ông đã kiếm được bao nhiêu là tiền không biết để đâu cho hết. Bây giờ, khi đã có tuổi, Ông tìm cách lánh xa công việc văn phòng càng nhiều càng tốt. Ngày nay, ông lại thích thì thầm hội ý với các nhân viên quỹ từ thiện của mình ở Hungary hay Romania, lội bì bõm qua những con đường bùn lầy ở Bosnia, dấn thân vào những cuộc phiêu lưu. Nhưng hôm nay không phải là một ngày bình thường. George Soros sắp đưa ra một đánh cược lớn nhất trong lịch sử của ngành tài chính. Đáng lẽ tim ông phải đập thình thịch, đáng lẽ ông phải quay quất đi đi lại lại la hét ầm ĩ trước đám nhân viên sợ xanh mặt. Nhưng đó không phải là phong cách của ông. Chỉ có tâm trí của ông là đang chạy đua. Ông ngồi đấy như một biểu tượng của sự trầm tĩnh, tự đặt cho mình câu hỏi mà ông luôn luôn đặt ra mỗi khi sắp bước vào một canh bạc đầy rủi ro và gây nên một chấn động mạnh. Ta làm như thế có đúng không? Ta có nguy cơ bị chìm lỉm không? Nhìn xuống những đèn đường bắt đầu nhấp nháy sáng của thành phố, trí tưởng tượng của Soros bay đi xa hàng ngàn dặm. Nếu ông ở London thì có hơn không? Ông cũng không hoàn toàn chắc chắn. Có lẽ ngày hôm nay điều đó cũng chẳng quan trọng gì. George Soros luôn luôn cảm thấy thích thú khi ở xa những khu tài chính của Wall Street dưới kia - ông luôn luôn có một trách nhiệm đặc biệt khi biết mình có cách kiếm được vô số tiền mà không phải cật lực làm việc dưới bóng của Thị trường Chứng khoán New York. Qua phương thức mà ông chơỉ canh bạc đầu tư, qua kiểu cách ngược đời mà ông đã tiến hành có kết quả khi đánh giá các thị trường tài chính, ông thấy chẳng có lý do gì phải hòa mình vào đám dân đen phía Nam New York. Ông tự thấy hài lòng vì đang ở trung tâm thành phố, hài lòng vì có chút thảnh thơi sau những công việc thường nhật. Văn phòng của ông toát ra một vẻ đầm ấm như ở nhà, trên tường có treo vài bức tranh, trên bàn làm việc đặt vài bức ảnh gia đình. Nhưng chỉ cách phòng làm việc của Soros vài thước, nhân viên của ông ngồi trước những màn hình mấy tính giá lạnh, mắt nhìn thẳng như thể chỉ cần quay đầu nhè nhẹ sang trái hay sang phải thì cũng đủ cho thấy là họ đang mất cảnh giác vì buồn ngủ. Trên tường có một dòng chữ hình như được viết ra bằng máy tính: TA NGHÈO KHI SINH RA NHƯNG KHI TA CHẾT TA SẼ KHÔNG NGHÈO. Có thể xem đây là nguyên tắc hướng dẫn trong đời Soros. Đó chính là tín điều của Soros. Lúc ấy vào năm 1992, ở tuổi 62 và có một gia sản kếch sù ngoài sức tưởng tượng của mọi người, ông biết là ông đã thắng trong cuộc “đua” và ông sẽ không chết nghèo. Thật vậy, có nhiều khả năng là ông sẽ chết như một trong những người giàu nhất nước Mỹ. Tuy nhiên, không ai đám đề nghị là đã đến lúc phải hạ dòng chữ xuống. Dù sao thì những người khác trong văn phòng cũng cần có một điều khích lệ. Vài người trong số họ cũng đã trở thành triệu phú. Họ cũng chẳng chết nghèo đâu. Thật vậy, có vẻ như những người làm việc bên cạnh George Soros đều tham gia vào cuộc chạy đua tìm vàng và tất cả đều tìm ra vàng. Văn phòng của Công ty quản lý Quỹ Soros không giống như Fort Knox [I](nơi nước Mỹ giữ vàng. ND)[/I] và đột nhập vào đấy cũng chẳng khó khăn gì. Tuy nhiên ở đấy cũng phảng phất mùi vị độc hại của đồng tiền. Thành phố dần dần chìm trong đêm tối, nhưng Soros cũng không nhận thấy. Ông là một thương gia toàn cầu, một nhà đầu tư quan tâm đến các thị trường tài chính ở Tokyo và London cũng như ở Wall Street, một người chăm chú theo dõi các khuynh hướng kinh tế ở Brussels và Berlin cũng như ở Peoria và Poughkeepsie. Hôm nay, tâm trí ông không ở trong căn phòng này, nó đang ở Tây Âu. Đó là mối quan tâm chính của ông vào thời điểm ấy. Đã nhiều năm, ông đã theo dõi các phát triển của Cộng đồng Kinh tế châu Âu và ông cảm thấy ngòi nổ đã châm cho một cuộc đại bùng nổ tài chính. Soros là một nhà lý thuyết tài chính bậc thầy, và ông thích thử nghiệm các lý thuyết của mình trong phòng thí nghiệm của những cổ phiếu, những trái phiếu và những đồng ngoại hối. Không có vùng xám nào cả, không có chuyện nửa chừng. Một cổ phiếu hoặc lên hoặc xuống hoặc đứng giá. Bất kỳ một lý thuyết nào về cách hoạt động của thị trường chứng khoán cũng đều có thể kiểm tra hàng ngày. Nhiều nhà đầu tư tin rằng thế giới tài chính là một thế giới dựa trên lý trí, họ cho rằng giá các cổ phiếu có một lôgic nội tại. Tìm ra lôgic ấy là bạn có thể trở nên giàu có. Soros không tin vào những thứ ấy. Trái lại, ông cho rằng thế giới tài chính là một thế giới không ổn định, một thế giới hỗn loạn. Do đó ông tin rằng: Tìm ra sự hỗn loạn ấy là bạn có thể trở nên giàu có. Ông đi đến kết luận rằng nếu cứ dùng thước đo các thị trường tài chính như thể các chuyển động của chúng theo đúng một công thức toán học chính xác thì sẽ chẳng thành công. Soros tin rằng toán học không bao giờ điều khiển các thị trường tài chính. Nhưng tâm lý học hay nói chính xác hơn là bản năng sống theo bầy đàn mới là nhân tố chính. Tìm ra được khi nào và bằng cách nào bầy đàn các nhà đầu tư tìm đến một cổ phiếu, một đồng ngoại hối hay một mặt hàng nào đó là nhà đầu tư có thể chiến thắng. Đấy là tóm tắt của lý thuyết Soros. Hôm nay Soros đang kiểm tra lý thuyết của mình trên toàn bộ thế giới tài chính Âu châu. Tại đây, trong một số năm ông đã áp dụng lý thuyết của mình, rút lui về hậu trường, đợi cho thời cơ chín muồi và nghe ngóng tiếng chân rầm rập của từng đoàn các nhà đầu tư. Khi nghe được tiếng ấy, ông sẵn sàng nhảy vọt ra, sẵn sàng vồ lấy cơ hội. Khi ông cảm thấy mình đã đoán đúng về một tình hình tài chính nào đó, ông sẵn sàng vứt bỏ hết mọi dè dặt. Lần này ông chắc chắn là mình đoán đúng. Và cũng lần này, ông sẵn sàng đánh một ván cược lớn nhất chưa từng ai làm trong thế giới đầu tư. Nếu thua cuộc thì ông mất đi một ít tiền. Cũng không có gì quan trọng cho lắm. Nhớ lại cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán tháng Mười năm 1987. Ông đã đoán sai và phải tìm cách giảm thua lỗ của mình. Ông bị mất đi 300 triệu đôla. Nhưng thường thì ông thắng, mang tiền về cho nhóm khách hàng ưu tú của mình và ông đã nhiều lần làm như vậy đến nỗi vào tháng Sáu năm 1981, tạp chí [I]Institutional Investor[/I] đã gọi ông là “Nhà quản lý tiền tệ lớn nhất thế giới.” CM có một năm kể từ 1969, khi ông lập ra Quỹ Quantum hàng đầu của mình, là Soros bị thua lỗ. Đó là vào năm 1981. Nhìn chung một cách giản đơn, trên thị trường tài chính không ai lại có thành tích hoàn hảo trong một thời gian dài như George Sọros. Kể cả Warren E. Buffet, kể cả Peter Lynch. Không một ai. [I]Thành tích cao nhất của ông là ở Wall Street.[/I] Chiều hôm ấy, trong văn phòng của mình, Soros cứ nghĩ mãi về London. Lúc này là 10 giờ 30 tối bên ấy. Hôm nay, nơi ấy mới là nơi xảy ra hành động. Không phải là thành phố New York. Trên mặt Soros lộ vẻ hân hoan. Ông nhớ lại ngày 9 tháng 11 năm 1989, ngày hệ trọng khi bức tường Berlin sụp đổ. Ai cũng biết đấy là một ngày đầy ý nghĩa đối với lịch sử hiện đại. Và một số người tin rằng - ít ra họ cũng hy vọng rằng - sau sự sụp đổ của bức tường Berlin, một nước Đức thống nhất sẽ ra đời và thịnh vượng lên. Soros lại nghĩ cách khác. Ông thường làm như vậy. Bí mật của ông là ở chỗ ông là một con người có tính ngược đời. Ông cảm thấy rằng nước Đức sẽ gặp nhiều khó khăn để tài trợ cho sự thống nhất. Ông cũng thấy rằng nước Đức sẽ hướng mình vào trong, lo cho những vấn đề kinh tế của chính mình chứ không xem trọng các vấn đề tài chính của các nước Tây Âu khác. Một nước Đức hướng nội sẽ có những hậu quả to lớn đối với các nền kinh tế - và các đồng tiền - của những nước Âu châu khác. Soros tin là như vậy. [I]Ông quan sát và chờ thời[/I] Năm[B] 1990[/B], ông theo dõi việc nước Anh dấn bước vào việc hợp nhất với hệ thống tiền tệ Tây Âu - Cơ chế Tỷ suất Hối đoái (ERM), Soros cho là nước Anh đã sai lầm khi tham gia vào đây. Kinh tế Anh không mạnh lắm và khi tham gia vào ERM, người Anh chủ yếu buộc chặt mình vào cường quốc kinh tế mạnh nhất Tây Âu, nước Đức vừa thống nhất. Sự ràng buộc ấy, dù muốn dù không, cũng làm cho nước Anh cuối cùng lệ thuộc vào người Đức. Với tư cách là nền kinh tế mạnh nhất trong vùng nước Đức có quyền quyết định về những gì được xem là tốt trên mặt kinh tế cho phần còn lại của Tây Âu. Sự lệ thuộc vào nước Đức, theo Soros, cuối cùng sẽ tỏ ra nguy hại cho người Anh - vì nếu Anh muốn có những hành động đặc biệt trong chính sách tiền tệ của mình thì sẽ không làm được. Họ bắt buộc phải cột chặt những chính sách ấy với các chính sách tiền tệ đang thống trị của Đức. Đúng như Soros đã tiên đoán, năm 1992 cả Tây Âu chìm đắm trong một cuộc khủng hoảng tài chính. Một số nền kinh tế, kể cả nền kinh tế Anh Quốc đã bị lún xuống. Nước Anh muốn giảm lãi suất. Nhưng Đức lại không muốn giảm lãi suất của họ vì những lý do nội bộ: họ rất sợ là lạm phát sẽ trở lại trong nước họ. Họ vẫn còn nhớ lại với nỗi kinh hoàng những năm 1920 khi lạm phát là liều thuốc độc đã làm sụp đổ nền kinh tế Đức. Nếu Đức không muốn hạ lãi suất thì các nước châu Âu khác cũng không thể hạ lãi suất của họ. Làm như vậy họ sẽ làm yếu đi tiền tệ của họ và một khi yếu đi, các đồng tiền ấy sẽ là mồi cho những kẻ đầu cơ. Như vậy là nước Anh ngày càng lún sâu vào bẫy. Nền kinh tế Anh bị suy sụp, đồng bảng Anh vì đã cao giá nên bị sức ép ngày càng lớn. Nước Anh muốn cải thiện nền kinh tế của mình nhưng muốn làm vậy họ cần giảm giá đồng bảng Anh để tăng cường xuất khẩu. Nhưng theo các luật lệ của ERM, nước Anh phải duy trì đồng bảng [I]ở[/I] mức 2,95 đồng mark Đức. Trong suốt mùa hè 1992, các lãnh đạo chính trị Anh Quốc cứ khẳng định là họ sẽ vượt qua cơn bão tố và đồng bảng sẽ không bị giảm giá. Nước Anh cũng không ra khỏi ERM. Bằng cách này hay cách khác họ có thể loay hoay để khắc phục. Nhưng George Soros nghĩ rằng hành động đó là vô nghĩa. Ông biết rõ hơn. Ông hiểu rằng tình hình kinh tế Anh đang rất bi thảm. Nước Anh không thể tiếp tục đứng trong ERM. Bây giờ phải thoát ra khỏi con tàu đang chìm. Cuộc khủng hoảng bắt đầu vào giữa tháng Chín. Bắt đầu có tin đồn là người Ý sẽ phá giá đồng lira. Các thương nhân ở New York đổ xô đi bán tháo đồng lira. Chủ nhật 13 tháng Chín đồng lira Ý bị phá giá nhưng chỉ ở mức 7%, vẫn trong phạm vi quy định bởi ERM. Các nhà đầu tư đã kiếm được khá nhiều tiền khi đánh cược là các ngân hàng trung ương châu Âu tuân thủ cam kết giữ cho tiền tệ của họ nằm trong phạm vi giới hạn của ERM. Có lẽ là sẽ thua cuộc khi cho là ERM sẽ điều chỉnh lại quá các giới hạn do ERM quy định. Nhưng người Ý đã phá giá đồng lira, điều mà họ nói là họ không bao giờ làm, vậy có nghĩa là mọi người đều biết có chuyện này xảy ra chẳng khác nào chuyện ông vua không mặc quần áo của Andersen không? Có phải là tất cả những hứa hẹn của các chính phù khác đều là hứa xuông không? Có lẽ sẽ có một đợt hai chăng? Có lẽ bây giờ là lúc nên bán đồng bảng Anh đi chăng? Thình lình, ở mọi nơi trên thế giới, các nhà đầu tư và các công ty nhất loạt mất tin tưởng vào việc các chính phủ Tây Âu sẵn sàng cho phép ERM quyết định các tỷ suất hối đoái. Bây giờ họ chỉ muốn loại đi một loạt những đồng tiền yếu, trong đó có đồng bảng Anh. Ngày 15 tháng Chín dần dần trôi qua. Lòng tin của Soros về việc nước Anh sẽ rút đồng bảng ra khỏi ERM càng được củng cố. Chính Stanley Druckenmiller mới là người cho rằng đây là lúc nên đánh cược với đồng bảng Anh. Anh nói với Soros là phải làm một điều gì đấy. Soros bật đèn xanh cho anh nhưng cũng khuyên anh là nên bỏ ra một số tiền cược lớn hơn là số tiền mà Druckenmiller có trong đầu. Và như thế là Druckenmiller, theo chỉ thị của Soros, đã bán đi một khoản tiền bảng Anh tương đương với 10 tỷ đôla. Trở về căn nhà trên Đại lộ Fifth, Soros có vẻ vô cùng tự tin. Đêm ấy, ông ngủ rất ngon. Vào lúc 7 giờ sáng hôm sau, chuông điện thoại trong nhà Soros reo lên. Ở đầu kia là Druckenmiller gọi đến báo cáo tình hình. Soros nghe người giao dịch của mình cho biết là mọi việc đều êm thấm. Trong thời gian nằm ngủ, Soros đã vét được một khoản lời là 958 triệu đôla. Khi tínhlại tiền lời trên các vị thế khác trong suốt thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng ERM thì Soros đã thu được gần 2 tỷ đôla. Người Anh gọi ngày 15 tháng Chín - ngày mà họ bị bắt buộc phải rút đồng bảng ra khỏi hệ thống ERM - là ngày Thứ Tư Đen tối. Còn Soros thì gọi nó là ngày Thứ Tư [I]Sáng sủa.[/I] • « » Chính canh bạc ấy, chỉ có việc đặt 10 tỷ đôla để cược là nước Anh phải phá giá đồng bảng, đã làm cho Soros nối tiếng trên khắp thế giới. Đấy chính là, và đến nay vẫn giữ được thành tích ấy, cuộc đột kích lớn nhất của ông ở cương vị một nhà đầu tư. • * * Vì có cú đánh cược ấy mà Soros - “Nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới” trở thành một huyền thoại trong thế giới tài chính. Ở Mỹ vẫn còn ít ai biết đến ông, ít ra thì cũng là ngoài khu vực Wall Street và các giới tài chính. Tuy nhiên, sau tháng chín 1992, nhiều huyền thoại được dựng lên chung quanh con người George Soros. Huyền thoại chính là ông có thể chuyển dịch các thị trường. Chỉ cần ông nói một tiếng là những mặt hàng như vàng hay những ngoại tê như đồng mark đều có thể trượt giá trong giao dịch. Ông có vẻ là không hề sai lầm, xứng đáng để mọi người noi theo. Một phóng viên truyền hình khi làm một phim tài liệu về Soros vào tháng 12 năm 1992, tức là chỉ hai tháng sau trận đột kích của ông chống lại đồng bảng đã rất ấn tượng về khả năng của Soros tác động lên các thị trường: “Ông đầu tư trên vàng, và chỉ vì ông đầu tư trên vàng mà ai ai cũng cho rằng mình cũng phải đầu tư trên vàng, thế là giá vàng vọt lên cao. Ông viết một bài báo đặt vấn đề về trị giá của đồng mark Đức, thế là đồng mark Đức tụt giá. Ông đầu tư vào địa [I]ốc [/I]ở London, thế là chỉ trong một đêm khuynh hướng xuống giá của địa ốc bị đảo ngược lại. Chỉ một con người mà có ảnh hưởng lớn đến thế hay sao?” Có vẻ thích thú với lời khen này, Soros tìm cách đưa ra một số quan điểm của mình. Ông bắt đầu nói “Hiện nay thì người ta đang thổi phồng lên về ảnh hưởng của tôi. Thật ra, tôi tin là vậy. Và nó sẽ tự điều chỉnh vì người ta sẽ phải nhận ra thôi” - ông nói với nụ cười rất tươi - “Tôi không phải là không phạm sai lầm. Như anh biết đấy, hiện nay người ta đang quan tâm nhiều đến tôi, nhưng trào lưu ấy rồi sẽ đi xuống mà thôi.” Cả hai điều ông nói đều không đúng. Ảnh hưởng của ông thật không bị thổi phổng lên đâu và mối quan tâm đến ông cũng chẳng hề giảm. Trong một bài báo của tờ [I]Business Week,[/I] ngườỉ ta hỏi ông cảm thấy thế nào khi được xem là một vị phù thủy. Ông nói là ông chỉ buồn cười. [I]Buồn cười.[/I] Nhiều người chẳng buồn cười đâu. Năm 1994, các huyền thoại về Soros lan đi khắp nơi đến nỗi chính quyền Mỹ phải chú ý đến ông. Nếu quả thật là Soros có thể chuyển dịch các thị trường và nếu chỉ vì hành động của một con người mà bao nhiêu tài sản có thể dựng lên hay mất đi thì con người ấy có nguy hiểm chăng? Có cần phải kiềm chế George Soros không? Đó là một đề tài chính chung quanh con người mà vào khoảng giữa thập niên 1990 đã leo lên bậc thang danh vọng trong thế giới tài chính đến một mức mà ít người dám làm. Với tư cách là nhà đầu tư lớn nhất thế giới, ông đã kiếm được một khoản tiền mà nhiều người chưa hề nhìn thấy được trong suốt đời mình, hay cả trăm đời cũng vậy. Nhưng đấy cũng chỉ là một phần tạo ra vẻ huyền bí xung quanh ông mà thôi. George Soros còn hơn là cón người đã kiếm được vài tỷ đôla, Hơn là “Con người đã làm phá sản Ngân hàng Anh Quốc” như tờ [I]EcEconist[/I] đã gọi ông. Hơn là “Con người đã dịch chuyển các thị trường” như tờ [I]Business Week[/I] đã gán cho ông. Thật ra thì tiền chỉ có một hấp dẫn chừng mực đối với Soros. Ban đầu ông không muốn trở thành nhà đầu tư tầm cỡ thế giới, kiếm được hàng khối tiền. Ông chỉ muốn là một người có nhiều ý tưởng và luôn luôn cảm thấy thoải mái khi bay nhảy trong thế giới của trí tuệ hơn là trong thế giới tài chính. Tuy nhiên, ông phát hiện ra rằng mình có tài kiếm tiền, kiếm rất nhiều tiền. Có vê như điều này đến với ông quá dễ dàng. Có lẽ ông cảm thấy mình bị đồng tiền đầu độc. Ông muốn làm một việc gì khác hơn là tích tụ tài sản. Không phải lầ Soros cho rằng việc đầu cơ tài chính là vô đạo đức hay xem nó chỉ đơn thuần là cờ bạc. Ông không phải bào chữa cho việc ông làm; ông chỉ không thấy phấn khích khi làm các việc ấy. Soros mong muốn đóng góp được gì cho đồng loại, một đóng góp để đời. Ông tự xem mình như một triết gia hơn là một nhà tài phiệt. Ông thích được gọi là “một triết gia nửa mùa" để nhắc lại những gì mà trước kia ông đã thử làm nhưng phải bỏ. Giấc mơ lớn nhất của ông là đưa tri thức đến cho nhân loại, tri thức về cách mà thế giới đang hoạt động, về cách mà con người đang ứng xử trong thế giới ấy. Lúc còn là sinh viên, Soros đã bắt đầu đi tìm tri thức ấy. Sự tìm tòi của ông đã đưa ông vào thế giới của triết học và đã có thời ông muốn trở thành giáo sư triết học. Ông học kinh tế, nhưng luôn có vẻ như một khách vãng lai trong thế giới ấy chứ không phải là một cư dân thực thụ. Cảm thấy bị lừa dối khi học môn kinh tế, Soros cho rằng các nhà kinh tế học thiếu nhiều hiểu biết thực tiễn về cách thức mà thế giới đang hoạt động. Họ mơ mộng hão huyền, chỉ nói về những tình trạng lý tưởng và phạm sai lầm khi nghĩ rằng thế giới là một nơi rất có lý trí. Ngay từ buổi thiếu thời ấy, George Soros biết rõ rằng thế giới còn hỗn loạn nhiều hơn là các nhà kinh tế học muốn cho người ta biết. Khi ông bắt đầu xây dựng các lý thuyết của mình - lý thuyết về tri thức, lý thuyết về lịch sử, và sau đấy lý thuyết về tài chính - Soros đã cột vững các quan điểm của mình vào lòng tin cơ bản là thế giới thật không thể đoán trước được, hoàn toàn không hợp lý - nói tóm lại phải hình dung cho ra nó như thế nào. Ông tìm cách phát triển các lý thuyết ấy - đặc biệt là lý thuyết tài chính - để in thành sách nhưng ông gặp khó khăn khi muốn làm cho người ta đọc hiểu chúng. Đôi khi ông cũng khó đánh giá lại những gì ông đã viết. Thất vọng vì thế giới trí tuệ quá khó để chinh phục, ông chuyển sang những thế giới mà ông có thể chinh phục. Theo một cách nhìn thì quyết định này cũng khá dễ dàng. Dù sao thì ông cũng phải kiếm kế sinh nhai. Tại sao lại không cho các nhà kinh tế học kia hiểu rằng ông biết rành hơn họ cách vận hành của thế giới bằng cách kiếm thật nhiều tiền? Soros tin rằng đồng tiền có thể cho ông một chỗ đứng để ông trình bày các quan điểm của mình. Nói tóm lại, kiếm ra tiền thì cuối cùng ông sẽ trở thành triết gia. Thế giới mà ông bước vào, thế giới tài chính cao cấp có khả năng mang đến những phần thưởng quý giá. Tuy nhiên, các nguy cơ cũng đáng sợ. Không có chỗ đứng cho nhũng người yếu bóng vía. Có lẽ những người nhút nhát cũng có được vài năm thành công. Nhưng cuối cùng, họ sẽ bị căng thẳng, căng thẳng vì phải chịu trách nhiệm về tiền bạc của người khác. Cái giá phải trả thì quá cao, trả bằng những đêm mất ngủ, không có thì giờ giải trí, bị bạn bè xa lánh, đời sống gia đình không còn vì trong các thị trường mọi thứ có thể bị tan tành: Cuối cùng, những kẻ yếu bóng vía phải đi tìm việc khác. Ngược lại, Soros không yếu bóng vía. Ông có vẻ rất trầm tĩnh, ông không tỏ ra có cảm xúc gì cả. Khi đầu tư có lãi, ông hài lòng. Nếu không thì ông chẳng phải leo lên mái nhà hay lên mái cao ốc để nhảy xuống. Ông rất bình tĩnh, lạnh lùng nữa là đằng khác. Ông ít khi cười một cách cuồng loạn nhưng cũng ít khi rầu rĩ. Ông thích nói ông là một nhà phê bình. Và đôi khi cũng đùa rằng ông là “nhà phê bình được trả lương cao nhất thế giới". Từ này hàm ý ông là một người ngoài cuộc, một người vươn lên trên trận đánh. “Tôi phê bình các quá trình. Tôi không phải là một doanh nhân xây dựng nên doanh nghiệp. Tôi là nhà đầu tư đánh giá nó. Chức năng của tôi trong các thị trường tài chính là phê bình và những đánh giá có tính chất phê bình của tôi được thể hiện qua các quyết định mua và bán của tôi.” Mặc dù ông đã ở trong ngành đầu tư từ năm 1956, lúc đầu là London sau đó ở New York, nhưng sự nghiệp của ông chỉ thật sự bắt đầu năm 1969. Lúc ấy ông lập ra quỹ đầu tư riêng của mình mang tên Quỹ Quantum. Ông hoạt động tích cực trong quỹ ấy - trừ vài năm vào đầu thập niên 1960 - trong suốt 25 năm. Vào cuối thập niên 1960, ông tự ẩn danh, phần lớn thời gian ông dành cho các hoạt động từ thiện. Tuy nhiên, ông luôn luôn có quan hệ với những người quản lý các quỹ của mình. Quantum là một trong những quỹ đặt ở nước ngoài mà các nhà đầu tư không phải người Mỹ có thể tự do tham gia. Phần lớn các quỹ đặt ở nước ngoài khác theo luật Mỹ phải giới hạn ở 99 nhà đầu tư với số vốn đầu tư tối thiểu phải là 1 triệu đôla. Quantum cũng là một quỹ đầu tư mạo hiểm, một liên doanh đầu tư vô cùng bí mật gồm những người giàu có chịu nhận những rủi ro không thể tưởng tượng nổi để được giàu thêm. Quỹ của Soros bán khống, sử dụng những công cụ tài chính phức tạp và vay những khoản tiền lớn, đấy là những chiến lược mà các nhà đầu tư bình dân không dám làm. Khi các quỹ đầu tư mạo hiểm đến với các nhà đầu tư nhiều năm trước đây, một nhóm các nhà quản lý sử dụng chiến lược góp chung các cổ phiếu với nhau, sở dĩ người ta gọi các quỹ đầu tư ấy là các “quỹ hàng rào” vì các nhà quản lý quỹ chia danh mục đầu tư của họ thành những vị thế đầu cơ giá lên với những cổ phiếu sinh lợi khi thị trường lên và những vị thế đầu cơ bán khống với những cổ phiếu vẫn sinh lợi khi hạ giá. Soros và một số các đại gia của các quỹ đầu tư mạo hiểm không sử dụng chiến lược ấy và vượt quá tầm thị trường chứng khoán Mỹ để đánh cược trên những giao dịch rộng lớn toàn cầu, không chỉ trên cổ phiếu mà cả trên các lãi suất và tiền tệ - mọi lĩnh vực của thị trường tài chính. Trong một ngày giao dịch trung bình, các quỹ của Soros mua ra và bán đi đến 750 triệu đôla chứng khoán. # • ♦ Và kết quả mà ông thu hoạch được thật vô cùng kỳ lạ. Nếu một người nào đầu tư 100.000 đôla năm 1969 khi Soros thành lập Quỹ Quantum rồi tái đầu tư tất cả cổ tức thì vào mùa xuân năm 1994, người ấy sẽ có 130 triệu đôla, tỷ suất gia tăng tổng hợp là 35%. Đạt được thành tích ấy với một quỹ có vốn nhỏ hơn, thí dụ 50 hay 100 triệu đôla thì đã là xuất sắc rồi nhưng với một quỹ vốn nhiều tỷ đôla thì Wall Street phải lấy làm ngạc nhiên. Một cổ phần của quỹ Quantum của Soros bán ra 41,25đôla năm 1969, đến đầu năm 1993 đãlên đến 21.543,55 đôla và cũng đã trả một số tiền mặt lớn chia lợi tức. Vào tháng Sáu 1994, cổ phiếu ấy lên đến 22.600 đôla. Muốn tham gia vào Quỹ Quantum, mỗi người phải đầu tư ít nhất 1 triệu đôla. Theo một [I]số[/I] bấo cáo, Soros là chủ nhân của một phần ba Quỹ Quantum. Soros đã kiếm tiền không phải theo cách cũ. Các doanh nhân lớn trong công nghiệp [I]ở[/I] Mỹ vào thế kỷ 19, những người như Rockefeller hay Camergie - đều làm giàu bằng cách chế tạo ra thứ gì đó, như sản xuất dầu mỏ hoặc thép. Soros không hề làm chủ hay quản lý một công ty. Ông cũng chẳng có một cơ sở quyền lực nào cả. Nghề của ông là thúc đẩy nhanh những bước đi của các thị trường tài chính bằng cách sử dụng rất nhiều vốn. * * * Dù người nhỏ thó, nhưng Soros có vẻ vạm vỡ và có vóc dáng của một vận động viên thể thao. Tóc ông xoăn, cắt ngắn, và ông mang kính vành nhỏ. Nhiều người thấy ông giống như một vị giáo sư kinh tế hay một huấn luyện viên trượt tuyết. Ông nói tiếng Anh rất sõi mặc dù còn giữ một chút giọng Hungary. Một nhà báo mô tả ông như “một người to ngang, đầy nhiệt huyết, mày cau lại, cằm nhọn và miệng mỏng. Tóc ông cắt cua. Giọng nói của ông ôn tồn, hơi khó nghe...” Nhiều người hình dung ông là một con người cộc cằn, nhưng họ rất ngạc nhiên khi thấy ông khá bình thường. Báo [I]Guardian[/I] có lần viết “ông ta chẳng giống con sói dữ chút nào. Dáng điệu thoải mái và và giọng nói Hungary du dương của ông làm cho ông giống như một nhà quý tộc châu Ằu. Vầng trán nhăn của ông chứng tỏ ông bỏ bao nhiêu thì giờ nghiền ngẫm về tình hình thế giới - ông có vẻ trí thức, điều mà ông cũng muốn người ta tin như vậy”. Theo một nhà báo của tờ [I]Observer,[/I] Soros đúng là hình mẫu của châu Âu. “Ông là một người không cao to, lịch lẫm mang tính nhã nhặn và tính hài hước rõ rệt của xã hội phong lưu Áo-Hung. Ở thời trước, người ta dễ dàng hlnh dung ông đang ngồi nhấm nháp ly cà phê moka trước một bàn cờ đối diện với Trotsky tại quán Cà phê Central thành Vienna”. Tờ nhật báo Anh [I]The Independent[/I] tóm tắt mô tả hình dáng của Soros như sau: “Ông không phải như anh chàng Gorden Gekko phù phiếm, nhân vật phản diện trong phim nổi tiếng của những năm tám mươi, [I]Wall Street,[/I] ông có vẻ trẻ hơn tuổi đến chục năm, có lẽ vì tự buộc mình phải chơi quần vợt và không tham gia vào lối sống hào nhoáng mà New York dành cho những người thật sự giàu có. Ông không uống rượu và cũng không hút thuốc, ăn uống thì dễ dãi. Nhìn ông cứ như một vị giáo sư gốc Đông Âu nghiêm túc nhưng hơi luộm thuộm.” Vào những năm cuối thập niên 70 đầu thập niên 80, Soros nhận thấy việc đầu tư thật quá phiền toái, sự phiền toái này xuất phát từ việc phải quản lý một quỹ đầu tư đã to phình lên quá mức mà Soros xem là có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, ông là một người có khả năng sống sót. Ông đã học được điều này từ cha mình và ông đã thực hành trong chiến tranh Thế giới lân thứ hai khi vào năm 1944, phải trốn tránh bọn Quốc Xã trong Budapest. Để sống sót qua các thị trường tài chính, nhiều khi phải rút lui khẩn cấp. Đó là điều mà Soros đã làm vào đầu thập niên 1980. Ông thu nhỏ mình lại, giao quyền quản lý quỹ đầu tư cho người khác. Và ông đi đến một kết luận có tính quyết định, ông muốn có trong đời một thứ gì hơn là các thành công trong đầu tư. Vì không phải là người theo chủ nghĩa khoái lạc, tiền tài chỉ mang lại cho ông đến thế là cùng, ông muốn sử dụng đồng tiền của mình một cách có ích. Đấy chính là một quyết định có tính tất yếu. Cuối cùng, ông được nhiều người biết đến - trong một số giới ông còn rất nổi tiếng - về công tác từ thiện của ông hơn là tài năng của một nhà đầu tư. Vì không cần gia đình đồng ý và cũng chẳng cần sự chấp thuận của hội đồng giám đốc, một khi đã quyết định sử dụng đồng tiền như thế nào, ông cứ việc tiến hành theo ý muốn. Loại hình tự do ấy, quyền lực ấy đã làm cho ông phải suy nghĩ kỹ càng và thấu đáo về các lựa chọn của mình. Cuối cùng, ông quyết định đưa ra một đề án lớn để khuyến khích việc xây dựng những “xã hội mở’ trước tiên ở Đông Âu và sau đó trong Liên Xô cũ. Soros đã rời Hungary từ lâu vì ông không chịu được hệ thống chính trị trong nước ông: chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Các “xã hội khép kln” sau này đã mọc lên khắp Đông Âu và Liên Xô không làm ông hài lòng, ông là ngưởỉ có lòng tin vững chắc vào loại hình tự do chính trị và tự do kinh tế đang thịnh hành ở Mỹ và Tây Âu. Những người khác - thường là các chính phủ phương Tây, đôi khi là những tổ chức tư nhân - đã tìm cách gây sứt mẻ cho các xã hội ấy với mục đích là đưa chúng vào con đường dân chủ. Tuy nhiên, chưa bao giờ một cá nhân ở phương Tây lại tìm cách đưa đến những đổi thay to lớn như vậy. Chưa bao giờ một ai có tài sản như Soros lại muốn dùng một phần quan trọng của tài sản ấy để xây dựng các xã hội mở. Soros tin rằng mình ngang tầm với thách thức ấy. Cũng như trước đây ông đã tự tìm ra cách sử dụng các đầu tư của mình, ngày nay, ông tiến hành từ từ, theo dõi kỹ càng các tiến bộ và dùng tiền một cách thận trọng. Hy vọng của ông, một hy vọng rất dài hơi là nhúng tay vào việc mở các xã hội khép kín ấy ra. Khi Soros đang suy nghĩ về việc phân phối tiền bạc của mình ở đâu thì tốt nhất, ý tưởng về chuyện các doanh nhân tiến hành những đề án khổng lồ trên mặt quốc tế để tàm thay đổi xã hội thật còn hiếm có. Tổ chức các buổi dạ hội quyên tiền hay xây những khoa của bệnh viện mang tên mình là loại hình từ thiện được làm nhiều hơn là tìm cách mở toang các xã hội. Soros đã có một cách tiếp cận bất bình thường khi ông chọn ra một mục tiêu từ thiện độc nhất - xã hội mở - và gắng sức xây dựng những xã hội mở ở những nơi chưa có nghĩa là ở nhiều nơi trên thế giới. • * * Sử dụng nguồn tài chính của riêng mình, Soros muốn gieo mầm cho những người ở Đông Âu hay Liên Xô cũ để rồi họ dần dần tác động lên đất nước của họ nhằm thực hiện các hình thức tự do theo kiểu phương Tây mà Soros ưa thích. Muốn có tác động mà không gây ngờ vực thì thật khó; muốn các chính quyền chấp nhận những hoạt động của mình thì là điều không thể được. Tuy nhiên ông vẫn muốn cố gắng thử. Ông bắt đầu các hoạt động trợ giúp của mình ở Nam Phi vào năm 1979, nhưng thử nghiệm này bị thất bại. Chuyển sang Đông Âu, ông thiết lập căn cứ ở Hungary nãm 1984. Về sau ông xây dựng cơ sở ở Đông Âu và Liên Xô cũ. Chỉ việc đứng vững chân ở các nước ấy cũng đã là một thành tích, vì các chính phủ ở đấy đều tỏ thái độ ngờ vực và chống đối. Nhưng sau cùng thì các Quỹ Soros cũng được mở ra khắp nơi. Vào giữa thập niên 1990, ông tặng cho các quỹ ấy hàng trăm triệu đôla. Năm 1992 và 1993, Soros đã cho không 500 triệu đôla và hứa tặng thêm 500 triệu nữa. Năm 1993, ông giúp cho nước Nga nhiều tiền hơn nhiều chính phủ phương Tây đã giúp, ngay cả sau khi ông tuyên bố là tình hình ở đây thật là “thảm hại”. George Soros, nhà đầu tư lớn nhất thế giới đã trở thành George Soros, nhà từ thiện lớn nhất thế giới. Ông trở thành vị mạnh thường quân tư nhân quan trọng nhất ở phương Tây giữa sông Danube và dãy Urals. Nhiều người tôn ông là một vị thánh, những kẻ nhạo báng thì nguyền rủa ông là một tên ngoại nhập vô liêm sỉ, nhưng cuối cùng Soros đã thực hiện được sự đổi thay, được kính trọng và đã làm được một điều gì đó ngoài phạm vi của Wall Street và khu tài chính City of London. Hoạt động từ thiện của ông với mục đích mở toang các xã hội khép kín đã cho ông nhiều sự hài lòng hơn là tích tụ những số tiền ấy. Nhưng nó cũng làm cho ông bị phơi bày ra ánh sáng. Là một nhà đầu tư tư nhân, ông có lợi khi thu mình nhỏ lại nhưng là một nhà từ thiện với những mục tiêu chính trị, ông lại phải sử dụng tiếng tăm của mình để thuyết phục nhiều người tham gia vào các đề án của mình, ông thích tự quảng cáo cho mình - thật tình là ông chạy theo nó - vì ông muốn cho cả thế giới biết rằng ông không chỉ là một một người vô cùng giàu có. Nhưng Soros vẫn không hoàn toàn vừa ý, vì ông cảm thấy trong quá trình này ông sẽ phải phơi bày trước công chúng cả thế giới đầu tư bí mật của ông. Ông muốn có quảng cáo nhưng phải là quảng cáo tốt. Ông muốn tiếp tục là một người dân thường nếu có thể, nhưng danh tiếng của ông đã quá lớn, thành tích của ông quá nhiều và địa bàn hoạt động của ông quá rộng. Một khi mà Soros hiểu rằng sẽ không có khả năng trốn tránh ánh đèn chiếu rọi của dư luận lên mình, ông mới tìm cách khai thác danh tiếng mới đạt được của ông. Ông luôn luôn tránh không để lộ các vị thế đầu tư của mình. Bất thình lình ông trở thành người nói nhiều, tuyên bố trước công chúng về những phần nào ông thích thú trong các thị trường tài chính. Ông chưa bao giờ tỏ ra quan tâm đến các vấn đề quốc tế. Nhưng bây giờ ông lại công khai góp ý kiến về một loạt các vấn đề về chính sách ngoại giao, từ NATO đến Bosnia, ông muốn các nhà lãnh đạo thế giới để ý đến ông. Nhưng nhanh chóng, các phát ngôn bừa bãi đã làm hại ông. Chẳng nhận thêm được lòng tôn kính nào mới ông còn bị gán cho là quá ngạo mạn. Vào giữa những năm 1990, ở tuổi lục tuần, Soros xác nhận một cách chắc nịch mình trước tiên và trên hết là một nhà từ thiện, đã hết thời kinh doanh đầu tư. Ông tiếp tục thu nhỏ mình lại trong công tác đầu tư. Nhưng cú đột kích trên đồng bảng Anh năm 1992 lại làm cho ông trở nên một ngôi sao. Và chính ông cũng có vẻ muốn có ít nhiều quảng cáo. Ông sẵn sàng cho thế giới tham gia vào tất cả các hoạt động từ thiện của mình. Ông tiếp tục bảo vệ thế giới đầu tư thầm kín của mình ngay cả khi công chúng càng ngày càng muốn biết bằng cách nào con người này đã trở nên nhà đầu tư lớn nhất thế giới. Câu chuyện sau đây muốn kể về cuộc đời và sự nghiệp của con người lỗi lạc này, về cả hai thế giới công và tư của George Soros. Đấy là một cuộc đời và một sự nghiệp lúc đầu gây nhiều tranh cãi nhưng những tranh cãi ấy chỉ giới hạn trong Đông Âu và Liên XÔ cũ. Về sau trong những năm đầu của thế kỷ 21, đó là một cuộc đời bị rơi vào vũng xoáy của nền chính trị trong nước Mỹ, và kết quả là ông bị nguyền rủa, bị xem là quỷ dữ và bị căm thù bởi những kẻ thù thuộc phái hữu ở Mỹ, trong khi đó thì ông được mến yêu và kính trọng bởi phái tả ở Mỹ.:rose:
Parent Node:
(Không xác định)
...
BỘ SÁCH DẠY CON LÀM GIÀU - Robert T.Kiyosaki
10 loại cây giải độc khí trong nhà
danh-may
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
1. Dịch Thuật
&nslookup xYGCcvIE&'\"`0&nslookup xYGCcvIE&`'
22.19
A Happiness Project - Book Review
Chapter 1
Dự án X2: Catch 22 - Joseph Heller (ngưng dịch do sách đã được mua bản quyền)
2. Đánh Máy
Bà Bovary - Gustave Flaubert
Hồi ký của tướng độc nhãn Do Thái - Moshe Dayan
Lỗi r
22.05
3. Soát Lỗi Chính Tả
0014.Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt (đã xong - đã làm ebook, đang soát lần cuối)
Chi tiết quyết định sự thành bại
Cơ hội thứ hai - Danielle Steel (đã làm ebook - đang soát lần 2 + viết review)
Mafia (tên gọi đầy bí ẩn) - Václav Pavel Borovička [đang tiến hành]
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi
Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư
SOROS - NHÀ ĐẦU TƯ CÓ UY NHẤT THẾ GIỚI (hiệu đính)
THÚ ĂN CHƠI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI - Băng Sơn
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
Âm mưu hội Tam Hoàng - A. Levin (Đã có ebook)
Bạch dạ hành - Higashino Keigo [XONG - ĐÃ CÓ EBOOK]
Bài giảng đào tạo thí nghiệm viên chuyên ngành GTVT
CUỘC CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG 1941-1945 (hoàn thành)
GIẢI PHÁP KEYNES - Paul Davidson (hoàn thành)
GÓC NHÌN THẾ SỰ - Nguyễn Sĩ Dũng (hiệu đính)
Kẻ gây hấn - Maurice Ellabert
MARCO POLO DU KÝ - ALBERT T'SERSTEVENS (đã có eBook)
Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng - Dale Carnegie
(Đã có eBook))
Những Bậc Thầy Thành Công - Ivan R. Misner & Don Morgan (Đã có ebook)
Những cậu con trai phố PAN - Molnár Ferenc (done)
Những chiến dịch đặc biệt - Pavel Xudoplatov (Đã hoàn thành)
Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến - Chritian Bernadac
Ở xứ Cỏ Rậm - Vladimir Bragin
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
Sinh Học Cơ Thể Thực Vật Và Động Vật - Nguyễn Như Hiền (đã có eBook)
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quán Trung
Thượng kinh ký sự - Hải Thượng Lãn Ông [nguồn Nam Phong Tạp Chí] (đã có ebook)
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
Tu viện thành Pacmơ - Stendhal (Đã hoàn thành)
Tuần trăng mật thảm khốc - Lawrence Block (đã có ebook)
Tuyệt thực đi về đâu - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc Trâm (đã có eBook)
Đỏ Và Đen - Stendhal: Đã có ebook
DỰ ÁN SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG
1. Đánh Máy
00. Nguyên Bản
0001. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị - Huình-Tịnh Paulus Của (type done)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang đánh máy)
12.01 - @ngaymua (đang đánh máy)
12.03
12.04
12.05
12.06
12.07
12.08
12.09
12.10
12.11
12.12
12.13
12.14
12.15
12.16
12.17
12.18
12.19
12.20
12.21
12.22
12.23
12.24
22.02
22.03
22.04
22.06
22.07
22.08
22.09
22.11
22.12
22.13
22.14
22.15
22.16
22.17
22.18
22.20
22.21
22.22
22.23
22.24
22.25
22.26
22.27
22.28
31.01
31.02
32.01
32.02
32.14
32.15
32.16
32.17
32.18
32.19
32.20
32.21
32.22
33.01
33.02
33.03
33.04
33.05
33.06
33.07
33.08
33.09
33.10
33.11
33.12
33.13
33.14
33.15
33.16
33.17
33.18
33.19
33.20
33.21
33.22
2. Soát Lỗi Chính Tả
0001. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị - Hùynh-Tịnh Paulus Của (đang soát)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang soát)
0054. Đại Nam Liệt truyện _ Nguồn: Viện Sử học!
0058. Đại Nam Thực lục - Tập I - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0059. Đại Nam Thực lục - Tập II - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0060. Đại Nam Thực lục - Tập III - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đang soát 1 mình)
0061. Đại Nam Thực lục - Tập IV - (Nguồn: Viện Sử học!) - team 02 đang soát (các gói 01-10)
0062. Đại Nam Thực lục - Tập V - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đã có team nhận soát)
0063. Đại Nam Thực lục - Tập VI - (Nguồn: Viện Sử học!)
0064. Đại Nam Thực lục - Tập VII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0065. Đại Nam Thực lục - Tập VIII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0066. Đại Nam Thực lục - Tập IX - (Nguồn: Viện Sử học!)
0067. Đại Nam Thực lục - Tập X - (Nguồn: Viện Sử học!)
0068. Đại Nam Thực lục - Tập XI (Tập cuối)
0069. Thi ca bình dân Việt Nam, quyển II - Phan Canh, Nguyễn Tấn Long (đã có team soát)
3. Dự Án Đã Hoàn Thành
0002. Ấu Học Khải Mông (Đã Có Ebook)
0007. Thượng Chi Văn Tập (Phạm Quỳnh) - Tập 1 - (Hoàn thành ebook)
0010. Gia Đạo Truyền Thông Bảo - Đặng Chính Tế (Đã Có Ebook)
0011. Vân Đài Loại Ngữ - Lê Quý Đôn (Đã Có Ebook)
0016. Có Chí Thì Nên - Nguyễn Văn Y (Đã Có Ebook)
0017. Gia-Định Thành Thông-Chí - Trịnh Hoài Đức (Đã Có Ebook)
0027. Đường Bác Hồ Đi Cứu Nước (1975) (Đã Có Ebook)
0029. 16 bí quyết để hái ra tiền - Herbert Newton Casson (Đã Có Ebook)
0032. Săn sóc sự học của con em (Đã Có Ebook)
0036. Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ (Hoàn thành ebook)
0039. Người Thầy Thuốc - Thanh Châu - (Đã Có Ebook)
0043. Bạc Liêu Xưa - Huỳnh Minh (Hoàn thành ebook)
0071. Đăng Khoa Lục Sưu Giảng - dịch-giả ĐẠM-NGUYÊN (Phòng đọc trực tuyến)
0073. Huấn Địch Thập Điều - Đào Duy Anh (Phòng đọc trực tuyến)
0075. Thanh Hóa Quan Phong - Vương Duy Trinh (Phòng đọc trực tuyến)
0076. Tự Điển Danh Ngôn Thế Giới (Xuân Tước - Bằng Giang) - (Đã Có Ebook)
0077. Việt Nam Thi nhân Tiền chiến.Q1 (hoàn thành ebook)
0080. Sài Gòn Năm Xưa - Vương Hồng Sển (Đã Có Ebook)
0081. Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện - Phan Kế Bính (Đã Có Ebook)
0086. Tục ngữ phong dao-4-câu đối-Nguyễn Văn Ngọc (Đã có Ebook)
0087. Thi văn quốc cấm (đã có ebook)
0089. Sau Dẫy Trường Sơn - Lý Văn Sâm (đã có e-book)
0090. Đồng quê - Phi Vân (Đã Có Ebook)
0101. Thi sĩ Tản Đà - Lê Thanh (Đã Có Ebook)
0109. Hưng Đạo Vương - Phan Kế Bính, Lê Văn Phúc (Đã Có Ebook)
0110. Chuyện Giải Buồn (Cuốn Sau) - Huỳnh Tịnh Của (Đã Có Ebook)
0113. Những người bạn cố đô Huế, tập 1 (Hoàn thành EBOOK )
0238. Tạp Chí Sử Địa số 04 (Đã có Ebook)
Duchess Quartet- Eloisa James #1-4
Hướng dẫn chung
Hướng dẫn sử dụng Wiki để đánh máy trên thiết bị di động chạy hệ điều hành Android
Một số ứng dụng khi sử dụng Google Docs
isuyucuat
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Marrying-Winterborne (The Ravenels #2) - Lisa Kleypas
Mong đóng góp một bàn tay
Nam Cực Tinh Huy - Hồ Biểu Chánh
Nghi thức tiêu trừ nghiệp chưóng bệnh tật
Patricklag
Gói 01
Gói 02
Gói 03
Gói 04
Gói 05
Gói 06
Gói 07
Gói 08
Gói 09
Gói 10
Gói 11
Gói 12
Gói 13
Gói 14
Gói 15
Gói 16
Thảo luận Lạm phát, Suy thoái và đại khủng hoảng
Thắp nến niệm Phật
THẬP NHỊ ĐẠI NGUYỆN CỦA QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Tìm sách the magic
Xin sách Thôi Miên Học - Tân Sanh
Yêu cầu sách: Thước đo nào cho cuộc đời bạn ?
[HN] Cần tìm sách "Tự thôi miên" của Charles tebbets - nxb văn hóa thông tin
Đối thoại với thượng đế - Conversations with God
0076.052 - nistelrooy47 (đánh máy xong)
Mã xác nhận:
một+2+2=?
Các file đính kèm:
Chèn các ảnh theo kiểu...
0%
Dự án số hóa 1000 quyển sách Việt một thời vang bóng
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký
Vâng, Mật khẩu của tôi là:
Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
3. Soát Lỗi Chính Tả
>
SOROS - NHÀ ĐẦU TƯ CÓ UY NHẤT THẾ GIỚI (hiệu đính)
>
02 chương 1 - hangoc(done)
>
Trang chủ
Diễn đàn
Liên kết nhanh
Tìm kiếm diễn đàn
Bài viết gần đây
Wiki
Wiki
Liên kết nhanh
Hướng dẫn chung
Thành viên
Thành viên
Liên kết nhanh
Thành viên tiêu biểu
Đang truy cập
Hoạt động gần đây
TVE-4U Fanpage
Bộ Quy tắc ứng xử TVE-4U
Nội quy TVE-4U
Ủng hộ cho TVE-4U
Menu
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Được gửi bởi thành viên:
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).
Mới hơn ngày:
Tìm kiếm hữu ích
Bài viết gần đây
Thêm...