03. (Tập 2) - @vancuong7975(xong)WiKI

12/11/15
03. (Tập 2) - @vancuong7975(xong)WiKI
  • Link PDF

    Link Google Docs

    Link Word Online

    - Con thấy chả có gì giản dị hơn, Juyliêng nói.

    Sự nghiêm trang của người canh cổng và nhất là vẻ sạch sẽ của cái sân đã làm cho anh ngạc nhiên thán phục. Lúc đó trời nắng đẹp.

    - Kiến trúc huy hoàng quá! anh nói với ông bạn.

    Đó là một trong những ba dinh thự có bề mặt nhà rất vô duyên của ngoại ô Xanh-Giecmanh, xây dựng vào thời Volte chết*. Chưa bao giờ thời thượng và mỹ thuật lại xa nhau đến thế. 

    Kỷ niệm tức cười và cảm động: cái phòng khách đầu tiên mà năm mười tám tuổi người ta ra mắt, trơ trọi một mình và không có ai nâng đỡ! Chỉ con mắt nhìn của một người đàn bà cũng đủ làm cho tôi mất tinh thần. Tôi càng muốn được lòng người, tôi càng trở nên vụng về. về tất cá mọi thứ, tôi có những ý nghĩ hết sức sai lầm; hoặc tôi cởi mở không có duyên cớ, hoặc tôi trông thấy một ké thù trong một người chỉ vì y đã nhìn tôi với một vẻ nghiêm nghị, Thế nhưng; giữa những nỗi tai họa kinh khủng của sự nhút nhát của tôi, một ngày đẹp, thật là đẹp biết chừng nào!

    Juyliêng đứng lại sững sờ ở giữa sân.

    - Anh hãy có vẻ lý trí bình thường đi nào, linh mục Pira nói; anh có những ý nghĩ rùng rợn, với lại anh chỉ là một đứa con nít! Câu nil mìrari* của Hôraxơ đâu rồi? 

    (Không bao giờ phấn khích). Anh hãy nghĩ rằng cái đám quân hầu kia, trông thấy anh vào ở nhà này, sẽ tìm cách nhạo báng anh; họ sẽ thấy anh chỉ là đồng đẳng với họ, do sự bất công mà được ở trên họ. Dưới những bề ngoài ra vẻ hồn hậu, mách bảo những điều tốt, mong muốn chỉ bảo giúp anh biết đường biết lối, họ sẽ tìm cách làm cho anh mắc lõm một vố thật đau.

    - Con thách chúng nó đấy, Juyliêng vừa nói vừa cắn môi, và anh trở lại hoàn toàn cảnh giác.

    Những phòng khách mà hai vị đó đi qua ở tầng gác thứ nhất, trước khi tới văn phòng của hầu tước, hỡi bạn đọc, nếu bạn được trông thấy, bạn sẽ thấy nó huy hoàng bao nhiêu thì cũng buồn tẻ bấy nhiêu. Cứ như thế mà cho bạn, thì bạn cũng sẽ từ chối không muốn ở trong đó; nó là xứ sở của ngáp dài và lý luận tẻ ngắt. Vậy mà nó làm tăng gấp bội nỗi mê ly của Juyliêng. Làm sao người ta có thể đau khổ được, anh nghĩ thầm, khi người ta được ở một nơi lộng lẫy như thế này!

    Cuối cùng hai vị đó đi tới gian phòng xấu nhất của tòa nhà tráng lệ đó: ở đây ánh sáng chỉ lơ mơ; anh thấy một người nhỏ bé gầy gò, mắt nhanh và tóc giả màu vàng hoe. Linh mục quay lại phía Juyliêng và giới thiệu anh. Đó là ông hầu tước. Juyliêng khó khăn mới nhận ra được ông ta, vì anh thấy anh ta có vẻ lễ độ quá. Không còn là vị đại lãnh chúa, bộ mặt rất kiêu hãnh, của tu viện Bre-Thượng nữa. Juyliêng thấy như bộ tóc giả của ông ta có nhiều tóc quá. Nhờ cái cảm giác đó, anh không bị mất tinh thần tí nào. Con người dòng dõi của bạn thân vua Henri III, lúc đầu anh thấy có vẻ có một dáng dấp khá tủn mủn. Ông ta rất gầy và hoa chân múa tay nhiều quá. Nhưng chả mấy chốc anh nhận thấy hầu tước có một lễ độ dễ chịu cho người nói chuyên với ông, hơn cả lễ độ của ông giám mục Bơđăngxông. Cuộc tiếp kiến không lâu quá ba phút. Khi đi Ta, ông linh mục nói với Juyliêng:

    - Anh đã nhìn. Ông hầu tước, như thể nhìn một bức tranh vậy. Tôi không thạo lắm về cái mà những người đó gọi là lễ phép, chả bao lâu anh sẽ am hiểu hơn tôi: nhưng dù sao cái lối nhìn sỗ sàng của anh, tôi thấy không được lễ phép mấy.

    Họ lại lên xe ngựa; người đánh xe dừng xe gần đường phố lớn; ông linh mục đưa Juyliêng vào một lô những phòng khách lớn. Juyliêng để ý thấy không có đồ đạc gì. Anh đương nhìn một chiếc đồng hồ treo mạ vàng, có chạm một sự tích rất khiếm nhã theo ý anh, thì môt ông rất lịch sự lại gần anh, vẻ tươi cười. Juyliêng hơi nghiêng mình chào.

    Ông kia mỉm cườì và đặt tay lên vai anh. Juyliêng giật bắn mình và nhảy lùi một cái về phía sau. Anh đỏ bừng mặt giận dữ. lình mục Pira, tuy nghiêm nghị như thế, mà cười đến chảy nước mắt. Ông kia là một bác phó may.

    Tôi để cho anh được thư thả trong hai ngày, linh mục nói với anh lúc đi ra; sau đó anh mới có thể yết kiến bà đơ La Môlơ được. Nếu như người khác, thì họ sẽ canh giữ anh như canh giữ một cô con gái, trong những buổi đầu của anh ở cái kinh thành Babylon* mới này. Anh có sa ngã thì sa ngã ngay đi, để cho lối thoát khỏi sự mềm yếu cứ nghĩ đến anh. Sáng ngày kia, bác phó may nọ sẽ đem đến cho anh hai bộ áo; anh sẽ cho cái chú đến thử áo năm quan. Ngoài ra, anh đừng để cho những con người Pari đó nghe thấy giọng nói của anh. Nếu anh hé miệng nói nửa lời, họ sẽ tìm ra được cách chế nhạo anh. về cái đó thì họ tài lắm. Ngày kia, anh sẽ đến tôi vào mười hai giờ trưa... Thôi, đi mà sa ngã đi... À quên, anh hãy đì sắm giày ủng, sơ-mi mũ, ở những địa chỉ này.

    Juyliêng nhìn nét chữ viết những địa chỉ đó.

    - Thủ bút của ông hầu tước đấy, ông linh mục nói; ông ta là một con người hoạt động, cái gì cũng dự liệu trước cả và thích làm hơn là chỉ tay năm ngón. Ông ta lấy anh về cạnh ông ta để giúp ông ta đỡ mất công về những công việc đó. Chả biết rồi anh có đủ trí lực để thi hành tốt tất cả những việc mà con người linh hoạt đó sẽ chỉ bảo sơ qua cho anh không? Để rồi xem sao: anh hãy coi chừng!

    Juyliêng chẳng nói chẳng rằng, đi đến nhà những người thợ được chỉ dẫn trong các địa chỉ kia; anh nhận xét thầy được họ tiếp đón kính cẩn, và người thợ giày, khi viết tên anh vào sổ hàng, đề là ông Juyliêng đơ Xo ren*.

    Đến nghĩa trang Cha-Lasedơ, có một ông rất nhanh nhảu, và ăn nói lại càng có vẻ tự do phái, tình nguyện để chỉ dẫn cho Juyliêng ngôi mộ của thống chế Nây*, mà một chính sách khôn ngoan làm cho không được vinh dự có môt tấm mộ chí. Nhưng khi chia tay với con người tự do phái đó, nước mắt rưng rưng, chỉ còn thiếu nước ôm ghì lấy anh, thì Juyliêng mất biến chiếc đồng hồ quả quít. Thế là anh được giàu thêm cái kinh nghiệm đó, khi hai
    hôm sau, anh đến trình diện với linh mục Pira, ông này nhìn anh rất lâu.

    - Không khéo rồi anh trở thành một anh tốt mã mất thôi, ông linh mục nói với anh với
    vẻ nghiêm nghị. Juyliêng có vẻ một anh chàng rất trẻ trung, mặc đại tang; thật quả là anh ra dáng lịch sự lắm, nhung ông linh mục hồn hậu kia, bản thân còn quê mùa quá không thấy rằng Juyliêng hãy con cái dáng điệu đung đưa hai vai, ở tỉnh lẻ nó vừa là vẻ thanh lịch, vừa là vẻ oai vệ. Khi trông thấy Juyliêng, ông hầu tước đánh giá những duyên dáng của anh một cách khác xa với ông linh mục, nên ông ta nói với ông này.

    - Để ông Xôren học khiêu vũ, thì ông có điều gì phản đối không?

    Ông lính mục ngẩn người ra.

    - Không, mãi sau ông mới trả lời, Juyliêng không phải là tu sĩ.

    Ông hầu tước, trèo hai bậc một lên một cái cầu thang xép, thân hành đưa anh chàng của chúng ta đến ở một gian buồng xinh đẹp áp mái nhà, trông ra khu vườn bát ngát của dinh thự. Ông hỏi anh đã lấy bao nhiêu chiếc sơ mi ở chỗ chị giữ quần áo lót.

    - Hai chiếc, Juyliêng trả lời, anh ngỡ ngàng thấy một vị lãnh chúa lớn như vậy mà đi xuống đến những chi tiết nhỏ như vậy.

    - Tốt lắm, ông hầu tước tiếp lời với một vẻ nghiêm trang và một giọng mệnh lệnh và ngắn gọn, làm cho Juyliêng đâm ra suy nghĩ, tốt lắm! ông hãy lấy thêm hai mươi hai chiếc nữa. Đây là một phần tư đầu tiên của tiền lương của ông.

    Khi đi xuống khỏi gian buồng áp mái đó, ông hầu tước gọi một người đàn ông đã có tuổi: Acxen, ông bảo người đó, bác sẽ phục vụ ông Xôren. Vài phút sau; Juyliêng một mình ở trong một thư viện huy hoàng, giây phút đó thật thú vị. Để không bị ai bắt chợt mình trong niềm xúc động, anh lẩn vào một xó tối tăm; ở đó anh ta ngắm nghía những cái gáy sách bóng lộn, lấy làm mê thích. Ta sẽ được đọc tất cả những sách này, anh nghĩ bụng. Làm thế nào ta có thể chán ở nơi này được? Giá ông đơ Rênan, thì chỉ một phần trăm những điều mà ông hầu tước đơ La Môlơ vừa đối đãi với ta, cũng đủ làm cho ông ấy tự cho là mất thể diện rồi.

    Nhưng, ta hãy xem những giấy tờ phải làm đã. Công việc đó xong xuôi, Juyliêng mới dám đến gần các bộ sách; anh vui sướng hầu như phát điên khi thấy một bộ sách của Vonte. Anh chạy ra mở cửa thư viện để khỏi bị ai bắt chợt. Sau đó, anh vui thích mở lần lượt hết cả tám mươi quyển của bộ sách. Sách đóng bìa lộng lẫy, đó là kỳ công của người thợ đóng sách giỏi nhất của Luân Đôn. Không cần phải đến thế cũng đủ làm cho sự cảm thán của Juyliêng lên tới tột độ.

    Một tiếng đồng hồ sau, ông hầu tước bước vào, nhìn các giấy tờ đã làm, và ngạc nhiên nhận xét thấy Juyliêng viết tiếng cái đó với chữ y dài, cáy đó*. Tất cả những điều ông linh mục nói với ta về học vấn của anh này, chả hóa ra chỉ là hoàn toàn bịa đặt sao! Ông hầu tước, rất nản lồng, nói dịu dàng, với anh:

    - Ông không nắm vững chính tả lắm à?

    - Quả có thế, Juyliêng nói, không nghĩ tí nào đến sự thiệt hại mình gây cho mình; anh cảm kích vì những ân ưu của ông hầu tước, nó làm anh nhớ đến cái giọng hách dịch của ông đơ Rênan.

    Thật là phí thì giờ, cái trò thí nghiệm tiểu tu sĩ xứ Frăngsơ-Côngtê này, ông hầu tước nghĩ bụng; nhưng lúc đó ta đương rất cần một người chắc chắn!

    - Cái đó chỉ viết với một i ngắn thôi, ông hầu tước bảo anh; khi nào ông làm xong tất cả các giấy tờ, ông nên tra tự điển những tiếng mà ông không nắm chắc chính tả.

    Đến sáu giờ, ông hầu tước cho gọi anh, ông nhìn đôi ủng của Juyliêng mà phiền ra mặt: Tôi phải tự trách một cái lỗi, là đã không bảo ông rằng hàng ngày cứ đến năm giờ rưỡi, là ông phải ăn mặc chỉnh tề vào.

    Juyliêng nhìn ông, không hiểu.

    - Tôi muốn nói là phải đi bít tất vào. Acxen sẽ nhắc ông điều đó; hôm nay tôi sẽ xin lượng thứ hộ ông.

    Nói xong, ông đơ La Môlơ đưa Juyliêng vào một phòng khách chói lọi những đồ thếp vàng. Trong những trường hợp tương tự, ông đơ Rênan không bao giờ quên đì gấp bước lên để có cái ưu thế đi đầu lúc qua cửa. Cái trò hiếu thắng vặt của ông chủ cũ làm cho Juyliêng giẫm cả vào chân ông hầu tước, và làm ông đau lắm vì ông có bệnh phong thấp.

    - Ồ! cái anh này lại thêm tội vụng về nữa, ông hầu tước tự nhủ.. Ông giới thiệu anh với một người đàn bà 30 tầm vóc cao và dáng vẻ oai vệ. Đó là bà hầu tước, Juyliêng thấy bà ta có vẻ ngạo mạn, cũng hơi giống như bà đơ Môgirông, vợ ông quận trưởng sở tại Verie, khi bà này dự bữa tiệc ngày lễ Thánh Saclo*. Hơi bị cái vẻ cực kỳ huy hoàng của phòng khách làm cho xúc động, Juyliêng không nghe thấy những lời ông đơ La Môlơ nói. Bà hầu tước thì hầu như không thèm để mắt đến anh. Lúc đó có vài người đàn ông, trong đó Juyliêng vui thích khôn xiết khi nhận ra ông giám mục trẻ tuổi địa phận Ácđơ, mấy tháng trước đầy đã hạ cố nói chuyên với anh trong cuộc nghi lễ ở Bre-Thượng. Vị giáo chủ thanh niên đó chắc hẳn kinh hãi vì con mắt âu yếm của Juyliêng e ngượng cứ đăm đắm nhìn mình, và không nghĩ tí nào đến việc nhận ra anh chàng tỉnh lẻ kia.

    Những người đàn ông tụ tập trong gian phong khách đó, Juyliêng thấy họ có cái vẻ gì như buồn rầu và gượng gạo; ở Pari người ta nói năng khẽ thôi, và không khoa đại những chuyện nhỏ mọn lên.

    Một chàng thanh niên xinh đẹp, có ria mép, rất xanh xao và rất mảnh dẻ bước vào phòng khách lúc vào khoảng sáu giờ rưỡi; chàng ta có một cái đầu hết sức bé.

    - Rồi suốt đời anh cứ bắt người ta phải chờ anh thôi, bà hầu tước nói, và chàng ta hôn bàn tay bà.

    Juyliêng hiểu ngay rằng đó là bá tước đơ La Môlơ. Anh thấy chàng ta dễ thươmg ngay từ phút đầu gặp gõ.

    Có lẽ nào anh tự nhủ, đây lại là con người có những lối đùa cợt mếch lòng sau này sẽ khiến ta phải rời bỏ nhà này!

    Quan sát kỹ bá tước Norbe. Juyliêng nhận thấy chàng ta đi giày ủng và đeo những đinh thúc ngựa; còn ta, ta sẽ phải đi giày không cổ, rõ ràng là vì thân phận hạ thuộc. Mọi người vào bàn ăn. Juyliêng nghe thấy bà hầu tước nói một câu nghiêm nghị, hơi cất cao giọng. Gần như cùng một lúc, anh trông thấy một cô con gái, tóc rất vàng và thân hình rất cân đối, đến ngồi ngay trước mặt anh. Anh không thích cô ta; nhưng khí nhìn kỹ, anh nghĩ bụng chưa bao giờ được trông thấy một đôi mắt đẹp đến thế; nhưng đôi mắt đó báo hiệu một tâm hồn hết sức lạnh lùng. Về sau, Juyliêng thấy đôi mắt đó biểu lộ nỗi chán chường của kẻ lạnh lùng quan sát, nhưng vẫn nhớ bổn phận phải oai vệ. Tuy nhiên, bà đơ Rênan cũng có đôi mắt rất đẹp, anh nghĩ bụng, thiên hạ đều khen ngợi bà về điểm đó; nhưng đôi mắt của bà chả có gì giống nhau với đôi mắt này, Juyliêng chưa có đủ kinh nghiệm xã giao để phân biệt được rằng đôi mắt của cô Matinđơ, anh nghe thấy người ta gọi tên cô như vậy. chốc chốc lại ngời sáng lên, chính là vì ngọn lửa của trí thông tuệ đột xuất. Khi mắt bà đơ Rênan long lanh, thì lại là vì ngọn lửa của những tâm tình nhiệt liệt, hay vì hậu quả của một nỗi bất bình hào hiệp khi nghe kể chuyện một hành vi độc ác nào. Vào cuối bữa ăn, Juyliêng tìm được một câu để diễn tả các loại vẻ đẹp của đôi mắt cô đơ La Môlơ. Đôi mắt ấy long lanh, anh nghĩ bụng. Ngoài ra cô ta giống mẹ một cách ghê qúa, bà mẹ thì càng ngày anh càng thấy không ưa; và anh thôi không nhìn cô ta nữa. Trái lại, bá tước Norbe thì anh lại thấy đáng thán phục về tất cả mọi điểm,Juyliêng mê thích đến nỗi anh không có
  • Chia sẻ trang này