05. (Tập 2)vancuong7975(xong)WIKI

11/11/15
05. (Tập 2)vancuong7975(xong)WIKI
  • Link PDF

    Link Google Docs

    Link Word Online


    CHƯƠNG IV

    DINH THỰ ĐƠ LA MÔLƠ

    Hắn làm gì ở dây? hắn có sẽ được vừa lòng không? Hắn có hy vọng sẽ làm cho người khác vừa lòng không?
    RÔNGXA

    Nếu tất cả mọi thứ đều có vẻ lạ lùng đối với Juyliêng trong cái phòng khách quý phái của dinh thự đơ La Môlơ, thì anh chàng thanh niên sắc mặt xanh xao và bận toàn màu đen ấy cũng có vẻ rất lạ lùng đối với những người hạ cố để ý đến anh. Bà đơ La Môlơ đề nghị với chồng sai phái anh đi công cán những ngày có mời ăn một số nhân vật nào đó.

    - Tôi có ý muốn theo đuổi cuộc thí nghiệm đến cùng, ông hầu tước trả lời. Linh mục Pira cho rằng chúng ta cứ đập tan lòng tự ái của những người mà ta cho được gần ta, thế là ta dại. Người ta chỉ có thể dựa được vào cái gì có sức đề kháng* v.v... Anh chàng này chỉ bất tiện vì cái khuôn mặt lạ thôi, với lại anh ta là một người vừa câm vừa điếc mà.

    Muốn khỏi lầm lẫn, Juyliêng tự nhủ, ta cần phải viết họ tên và một câu ghi chú về tính tình những nhân vật mà ta thấy lui tới cái phòng khách này.

    Anh đặt ở dòng đầu năm sáu người bạn thân của nhà này, họ vồn vã săn đón anh một cách cầu may, tưởng anh là người được che chở do một cao hứng của ông hầu tước. Họ là những kẻ thân danh hèn kém, nhạt nhẽo vô vị; nhưng, cần phải nói để biểu dương cái tầng lớp người đó, mà ta thường gặp ngày nay trong các phòng khách của giai cấp quý tộc, họ không nhạt nhẽo vô vị đối với tất cả mọi người ngang nhau. Có kẻ trong bọn họ, giá ông hầu tước đối xử tệ thì chịu đấy, nhưng nếu bà đơ La Môlơ nói với họ một lời gắt gao thì họ sẽ phản ứng ngay.

    Trong thực chất của tính tình những người chủ nhà, thì có nhiều kiêu hãnh quá và nhiều chán chường quá; họ đã quen thói lăng nhục người khác để giải buồn, cho nên họ không thể hy vọng có những bạn chân tình. Nhưng, không kể những ngày mưa, và những giây phút buồn chán kinh người, mà cũng ít khi có, thì bao giờ người ta cũng thấy họ hoàn toàn nhã nhặn.

    Nếu cái số năm sáu người ân cần niềm nở vẫn tỏ một mối tình thân ái rất là cha chú đối với Juyliêng, nếu họ mà đoạn tuyệt với dinh thự đơ La Môlơ, thì bà hầu tước sẽ bị cái nguy phải sống những giây phút cô đơn dài dặc; và, trong con mắt các bà ở địa vỊ đó, sự cô đơn rất đáng sợ nó là biểu trưng của sự thất sủng.

    Ông hầu tước thì rất tốt đối với vợ ông chăm lo cho phòng khách của bà có đầy đủ khách khứa; không phải là những nguyên lão nghị viên, vì ông cho rằng các bạn đồng viện mới của ông không đủ quý phái để đến chơi nhà ông như bạn, lại không đủ vai trò để được chấp nhận như kẻ hạ thuộc.

    Mãi về sau này, Juyliêng mới thấu rõ những bí mật đó. Vấn đề chính trị đương cục, thường làm đầu đề câu chuyện câu trò ở những nhà thường dân trung lưu, nhưng ở những nhà vào tầng lớp của ông hầu tước, thì chỉ được đề cập đến trong những lúc nguy nan.

    Sự cần thiết phải được mua vui, ngay cả trong cái thế kỷ chán chường nầy, cũng vẫn còn uy lực đến nỗi ngay cả những ngày ãn uống tiệc tùng, hễ ông hầu tước ra khỏi phòng khách, là tất cả mọi người tẩu tán cả. Miễn là đừng có đùa cợt về Chúa, về các tu sĩ, về nhà vua, về những người có chức vị, về những nghệ sĩ được triều đình che chở, về tất cả những cái gì đã được thiết lập; miễn là đừng nói tốt cho Bêrăngiê,* cho các báo đối lập, cho Vonte, cho Ruxô*, cho tất cả những cái gì tự cho phép nói thẳng một chút; nhất là miễn đưdng bao giờ nói chính trị, thì người ta có thể bàn luận tự do về tất cả mọi chuyện.

    Chẳng có số tiền lợi tức đồng niên mười vạn ê quy nào, chẳng có huân chương Thánh-linh bội tinh nào có thể đấu tranh được với cái thứ hiến chương về phòng khách đó. Hơi một chút ý nghĩ nóng giận cũng bị coi là một sự thô bỉ. Mặc dầu phong cách tao nhã, sự lễ độ hoàn toàn, mặc dầu ý muốn làm vui lòng người khác, trên tất cả mọi vầng trán đều đọc thây rõ sự chán chường. Những thanh niên đến để làm tròn phận sự lễ nghi, sợ nhỡ nói đến điều gì làm cho người ta có thể nghi ngờ là mình có một tư tưởng, hoặc nhỡ bị phát lộ là đã đọc sách báo cấm kị nào đó, nên họ đều câm lặng sau vài câu rất thanh nhã về Rôxini* và về thời tiết.

    Juyliêng nhận xét thấy rằng cuộc đàm thoại thường được giữ cho linh hoạt do hai vị tử tước và năm vị nam tước mà ông đơ La Môlơ đã quen biết trong bước lưu vong. Những vị đó được hưởng từ sáu đến tám nghìn livrơ lợi tức hàng năm; bốn vị thích tờ Nhật báo và ba vị thích tơ Gadét dơ Frăngxo*. Một trong những vị đó ngày nào cũng có một câu chuyện kể về Hoàng cung, trong đó luôn luôn thấy tiếng tuyệt vời. Juyliêng nhận thấy vị đó có năm huân chương, các vị kia thường chỉ có ba.

    Để đền bù lại, người ta thấy ở tiền sảnh có mười tên hầu mặc chế phục, và suốt buổi tối cứ mười lăm phút lại có kem hoặc nước trà; và, gần đến mười hai giờ đêm, có một bữa ăn đêm, với rượu sâm-banh.

    Đó là cái lý do nó làm cho đôi khi Juyliêng ở lại cho đến lúc cuối cùng; ngoài ra, anh gần như không hiểu sao người ta lại có thể nghiêm trang mà nghe câu chuyện câu trò thường lệ ở cái phong khách đó, cái phòng khách thếp vàng rực rỡ. Đôi khi, anh nhìn các khách đối thoại, để xem chính họ có chế nhạo những câu họ nói ra không. Ông đơ Mextrơ của ta, mà ta thuộc lòng, còn nói giỏi gấp trăm lần, anh nghĩ bụng, thế mà cũng đã chán ngắt lắm rồi.

    Không phải chỉ có một mình Juyliêng nhận thấy sự ngột ngạt tinh thần đó. Có những người tự an ủi bằng cách ăn rất nhiều kem; có những người khác, bằng cách sau đó nói suốt buổi tối: Tôi vừa ở dinh đơ La Môlơ ra, ở đó tôi được nghe nói rằng người Nga, v.v...

    Juyliêng được một trong những ông ân cần đon đả nói trên cho biết rằng cách đây chưa đầy sáu tháng, bà đơ La Môlơ đã đền công hai chục năm chuyên cần đi lại bằng cách làm cho ông nam tước Lơ Buốcghinhông tội nghiệp, vẫn làm quận trưởng từ ngày Trùng hưng, nay được lên chức tỉnh trưởng.

    Sự kiện lớn lao đó đã tôi luyện thêm cái đức nhiệt thanh của tất cả các ngài kia, trước kia chỉ một chuyện không đáng kể cũng có thể làm cho họ mếch lòng, bây giờ họ chả mếch lòng vì cái gì nữa. ít khi sự thiếu lễ độ lại biểu lộ trực tiếp, nhưng Juyliêng đã bắt chợt cả bữa ăn, vài ba mẩu đối thoại vắn tắt, giữa ông hầu tước với vợ, thật là cay độc đối với những người ngồi cạnh họ. Những nhân vật cao quý đó không che giấu nỗi khinh bỉ thành thục đối với tất cả những cái gì không xuất phát từ những con người được bước lên xe song toàn của nhà vua. Juyliêng nhận xét rằng tiếng thập tự chiến là tiếng duy nhất làm cho mặt họ có cái nét của sự nghiêm trang sâu sắc, có lẫn vẻ kính cẩn. Cồn sự kính cẩn thường của họ bao giờ cũng có một sắc thái chiều lòng.

    Giữa cảnh huy hoàng và cảnh chán chường đó, Juyliêng chẳng quan tâm đến cái gì ngoài ông đơ La Môlơ, có một hôm, anh lấy làm vui thích được nghe ông phản kháng rằng ông chả dính gì vào chuyện thăng chức cho ông Lơ Buôcghinhông tội nghiệp kia. Đó là một nhã ý đối với bà hầu tước: Juyliêng được biết sự thật nhờ linh mục Pira.

    Một buổi sáng, linh mục đương làm việc với Juyliêng, trong thư viện của hầu tước, về vụ kiện đơ Frile kéo dài liên miên:

    - Thưa ông, bỗng Juyliêng nói, hằng ngày ăn cơm với bà hầu tước đó là một bổn phận của con, hay là một ân huệ của người ta đối với con.

    - Đó là một vinh dự vô song! linh mục trả lời, ngạc nhiên sửng sốt. Ông học sĩ N..., mười lăm năm trời nay chầu hầu đều đặn, mà chưa hề xin được cái vinh dự đó cho cháu ông ta là cậu Tăngbô đây.

    - Thưa ông, đối với con, đó là cái phần nặng nề nhất trong công việc của con. ở chủng viện, con còn buồn chán ít hơn. Đôi khi con thấy cả đến cô đơ La Môlơ cũng ngáp ngắn ngáp dài, mặc dầu cô ấy chắc đã quen với cái trò niềm nở của những bạn hữu của gia đình. Con cứ sợ ngủ gật. Ông làm ơn xin phép cho con được đi ăn cơm bốn mươi xu ở một hàng cơm vô danh nào đó.

    Ông linh mục, thật đúng là con người mới nổi, rất thích cái vinh dự được ăn cơm với một vị đại lãnh chúa. Trong khi ông cố gắng làm cho Juyliêng hiểu cái ý nghĩ đó, thì một tiếng động khẽ làm cho họ quay đầu lại, Juyliêng trông thấy cô đơ La Môlơ đương lắng nghe. Anh đỏ mặt lên. Cô ta đến tìm một quyển sách và đã nghe tất cả đầu đuôi; trong lòng cô có đôi chút kính trọng Juyliêng. Anh này không phải bẩm sinh quỳ gối, cô nghĩ, như lão linh mục già kia Trời! sao mà lão xấu thế.

    Đến bữa ăn, Juyliêng không dám nhìn cô đơ La Môlơ, nhưng cô có nhã ý bắt chuyện với anh. Ngày hôm đó, người ta chờ đợi nhiều khách khứa lắm, cô khuyên anh nên ở lại. Các cô gái Pari không ưa những người có tuổi mấy, nhất là khi họ ăn mặc không được tươm tất. Juyliêng không cần phải tinh ý lắm cũng thấy rằng các bạn đồng liêu của ông La Môlơ Buôcghinhông, con ngồi lại ở phòng khách, có cái vinh đự được làm đối tượng thường lệ của những trò đùa cợt của cô đơ La Môlơ. Ngày hôm đó, chả biết cô ta có kiểu cách hay không, nhưng cô thực là cay độc đối với nhũng kẻ chán ngắt. Cô đơ La Môlơ là trung tâm của một nhóm nhỏ, gần như tối nào cũng tụ họp phía sau chiếc ghế bành mênh mông của bà hầu tước, ở đó, có hầu tước đơ Croadơnoa, bá tước đơ Cayluyx, tử tước đơ Luyz và vài ba sĩ quan trẻ tuổi khác nữa, bạn thân của Norbe hoặc của cô em. Các vị đó ngồi trên một tấm tràng kỷ dài màu xanh lam. Ở đầu ghế tràng kỷ, đương đầu với chiếc ghế dựa mà cô Matinđơ sắc sảo đương an tọa, Juyliêng lặng lẽ ngồi trên một chiếc ghế dựa nhỏ đệm rơm rất thấp. Cái vị trí xuềnh xoàng đó được tất cả các ông ân cần niềm nở thèm muốn lắm: Norbe đặt anh chàng thư ký trẻ tuổi của ông bố vào chỗ đó một cách thích nghi, và mỗi buổi tối đôi ba lần bắt chuyện với anh hoặc nói đến tên anh. Ngày hôm đó, cô đơ La Môlơ hỏi anh xem bề cao của quả núi trên đó xây dựng thành trì Bođăngxông, ước chừng là bao nhiêu. Không bao giờ Juyliêng nói được rằng quả núi ấy cao hơn hay thấp hơn Môngmacto*. Luôn luôn anh cười hả hê về những điều người ta nói trong cái nhóm con đó; nhưng anh tự thấy không tài nào nghĩ ra được một cái gì tương tự. Nó như một thứ ngoại ngữ mà anh nghe thì hiểu được*, nhưng không nói được.

    Các bạn của Matinđơ hôm đó có ác cảm liên tục với nhũng người đến cái phòng khách rộng lớn đó. Những bạn thân của gia đình trước hết được ưu tiên, vì được người ta biết rõ hơn. Ta có thể phán đoán là Juyliêng chú ý đến chừng nào; cái gì anh cũng lấy làm thú vị, cả nội dung sự việc lẫn cái cách người ta cười cợt nó.

    - À! đây là ông Đêculi, Matinđơ nói, ông không đeo tóc giả nữa rồi; hay là ông ta muốn lên tới chức tỉnh trưởng bằng thiên tài chắc? ông ta phơi bày cái trán hói kia, mà ông ta bảo rằng đầy những tư tưởng cao siêu đấy.

    - Đó là một con người quen biết tất cả trái đất, hầu tước Croadơnoa nói; ông ta cũng có đến nhà ông chú hồng y giáo chủ của tôi. Ông ta có khả năng vun trồng một trò giả dối bên cạnh mỗi người bạn thân của ông ta, trong bao nhiêu năm liền, mà ông có đến hai ba trăm bạn thân. Ông ta biết cách nuôi duõng tình bạn, đó là một cái biệt tài của ông ta. Như các bạn đương trông thấy kia, ông ta đã từng lấm bùn bê bết, ở cửa nhà một trong những ông bạn, từ bảy giờ sáng, về mùa đông.

    Thỉnh thoảng ông ta cũng có giận nhau, và ông ta viết bảy tám bức thư cho cái trò giận dỗi. Rồi ông ta lại làm lành, và có bảy tám bức thư để tỏ tình bạn nồng nhiệt. Nhưng ông ta xuất sắc nhất, là trong sự cởi mở thẳng thắn và thành thực của con người bác nhã không để bụng cái gì. Một trong những ông trợ tế của chú tôi thật là tuyệt vời khi ông kể lại cuộc đời của ông Đêculi từ ngày Trùng hưng. Để rồi tôi dẫn ông ấy lại với các bạn.
    - Chậc; tôi sẽ không tin những câu chuyện ấy; chẳng qua là sự ghen ghét nghề nghiệp giữa những kẻ ti tiểu, bá tước đơ Cayluyx nói.

    - Ông Đêculi sẽ lưu danh trong lịch sử, chàng thanh niên hầu tước tiếp lời; ông ta đã tham gia cuộc Trùng hưng cùng với linh mục đơ Prat và các ông đơ Taiơrăng và Pôtzô đi Borgô*.

    - Con người đó đã cầm bạc triệu trong tay, Norbe nói, và tôi không quan niệm được rằng ông ta lại đến đây để thu nhặt những lời châm biếm của cha tôi, thường khi rất độc địa. Hôm nọ, cha tôi hỏi to ông ta, từ đầu bàn vọng xuống cuối bàn: ông Đêculi thân mến ơi, ông đã phản bội bạn be bao nhiêu lần rồi?

    - Nhưng có thực ông ta đã phản bội không? cô đơ La Môlơ nói. Ai mà chả đã từng phản bội?

    - Thế nào! bá tước đơ Cayluyx nói với Norbe, anh tiếp ông Xanhcle, tay tự do phái trứ danh kia, ở nhà anh đấy ư? và ông ta đến đây để làm cái trò gì? Tôi phải lại gần ông ta mới được, phải nói chuyện với ông ta, phải làm cho ông ta nói chuyện với tôi; nghe nói ông ta có tài trí lắm.

    - Nhưng mẹ anh sẽ tiếp ông ta ra làm sao đây? ông đơ Croadonoa nói. Ông ta có những tư tưởng rất kỳ cục, rất phóng túng, rất độc lập.

    - Các ông xem, cô đơ La Môlơ nói, con người độc lập kia, ông ta chào ông Đêculi sát đất, và nắm lấy bàn tay ông này. Tôi tưởng chừng như ông ta sắp đưa lên môi.

    - Thế thì ông Đêculi phải có quan hệ tốt với những nhà quyền thế nhiều hơn là chúng tôi tưởng, ông đơ Croadcmoa tiếp lời.

    - Xanhcle đến đây để được vào Viện học sĩ, Norbe nói; anh Croadonoa, anh xem ông ta chào nam tước L... như thế nào.

    - Thà là quỳ gối xuống lại còn ít hèn hạ hơn, ông đơ Luyz tiếp lời.

    - Ông Xoren thân mến ơi. Norbe nói, ông là người có tài trí, nhưng từ rẻo cao xuống, ông chớ bao giờ nên chào giống như nhà đại thi sĩ đó, dù là chào Đức Chúa Cha.

    - À! đây là con người tài trí tuyệt vời, ông nam tước Batông, cô đơ La Môlơ nói, hơi bắt chước giọng nói của tên hầu vừa mới báo danh ông kia. - Tôi nghĩ rằng ngay cả những gia nhân của cô cũng chế nhạo ông ta. Tên với tuổi, nam tước Batông*! ông đơ Caylux nói.

    - Tên tuổi thì có làm gì? Hôm nọ ông ta nói với chúng tôi như vậy, Matindơ tiếp lời. Các ông hãy tưởng tượng quận công đơ Buiông* mà được báo danh lần đầu tiên xem; theo ý tôi, thì chỉ là công chúng chưa quen đó thôi.

    Juyliêng lánh xa tấm ghế tràng kỷ. Hãy còn chưa thlch lắm những cái tế nhị thú vị của một câu nhạo báng nhẹ nhàng, để có thể vì một trò đùa cợt, anh cho rằng sự đùa cợt phải có lý do chính đáng mới được. Trong g lời lẽ của những người trẻ tuổi kia, anh chỉ thấy cái giọng mạt sát chung, và lấy làm chướng. Cái tính câu chấp của người tỉnh lẻ hay của người Anh, làm cho anh đến nỗi thấy ở đó có sự ghen ghét, về điểm này thì chắc chắn là anh nghĩ lầm.
  • Chia sẻ trang này