Đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
>
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
>
05. trang 88 -108 - Lười Đọc Sách (done)
>
Mời bạn vui lòng đọc trước khi muốn góp ý cho diễn đàn
Hướng dẫn chuyển đổi các định dạng eBook
Hướng dẫn xử lý lỗi không 'download - viết bài - xem link' được trên diễn đàn
05. trang 88 -108 - Lười Đọc Sách (done) - Sửa
Tiêu đề:
Link URL:
Data Type:
BB Codes
<p><i>Ăn... mùi</i></p><p><br /></p><p>Chuyện gia vị ở ta là một vấn đề nghệ thuật: ướp một món thịt khéo hay vụng, ngon hay dở, thơm hay không... là do nghệ thuật của từng người nội trợ. Ở cái xã hội kỹ nghệ Hoa Kỳ, gia vị không phản ảnh tài nghệ cùng bản sắc của mỗi cá nhân mỗi gia đình nữa. Gia vị được "bào chế" tại các hãng lớn, vô chai vô lọ sẵn sàng: ai nấy cứ việc mua về đọc kỹ những dòng chữ chỉ dẫn rành mạch, rồi cứ thế mà xài. Trên tờ nhãn có ghi rõ thành phần gia vị, công thức, phân lượng, cách dùng... Chỉ có dùng đúng hay sai, dường như không có chuyện dùng một cách... có tài hay không có tài.</p><p><br /></p><p>Mà phàm đã là một kỹ nghệ thì nó bành trướng rất hăng say. Giữa một mớ sản phẩm của hãng McCormick chẳng hạn, người ta nhận thấy những lọ Italian seasoning, Indian curry powder, chen lẫn những lọ Spanish saffron, Ground Jamaica ginger... Và ơ kìa, lại còn có cả một lọ mang cái nhãn hiệu thân yêu Ground Saigon cinnamon nữa. Thì ra đủ hết: gừng Janmaica, nghệ Tây Ban Nha, cà ri Ấn Độ, quế Sài Gòn... cả một hội chợ quốc tế trên chiếc lưỡi tham lam của người Mỹ.</p><p><br /></p><p>Tham lam và nhạy cảm, thích ứng nhanh chóng lạ lùng. Người Mỹ đến xứ này chưa được bao lâu, vậy mà thoắt cái đã phát giác, rồi hâm mộ, rồi du nhập vào xứ sở mình cái vị quế Sài Gòn. Ông bạn nếm thử lúc nào? thấy khoái ra sao? nối chặc sự quen biết từ bao giờ? sao mà lẹ làng quá vậy? Bởi nếu người bạn không quen dùng, không dùng nhiều, không có một đời hỏi tiêu thụ đáng kể, thì đâu đến nỗi hãng sản xuất họ dám chế tạo, đưa món hàng nọ ra thị trường?</p><p><br /></p><p>Cái việc chấp nhận một món ăn mới xưa nay vẫn là một sự khó khăn, chấp nhận một món hương liệu mới càng khó khăn hơn. Thật vậy, ngay ở trong một xứ Việt Nam chúng ta, có nhiều người Nam không "chịu" được món Bắc, có nhiều người Bắc không "chịu" được món Huế, lý do của sự không chịu thường khi chỉ ở nơi chút mùi riêng: mùi mắm tôm Bắc không gặp sự thông cảm ở người Nam, mùi ruốc Huế không gặp sự thông cảm niềm nở ở ngoài Bắc... Và tình trạng ấy kéo dài từ đời nọ qua đời kia. Tình đồng bào ruột thịt có thể mỗi lúc một khắng khít, con đường xe lửa Xuyên Việt, đường bay Con Rồng có thể xóa bỏ cách trở, thâu ngắn giang san, nhưng chờ mãi tới hiện nay người Nam kẻ Bắc vẫn không thể thống nhất được "quan điểm" về thành phần một đĩa rau thơm ăn gỏi cá, về lối pha chế một chén nước chấm rau chấm thịt.</p><p><br /></p><p>Như thế là vì cái "lập trường" về mùi vị của con người ta, và ở đây là người Việt Nam, quá vững chắc. Là vì cái mùi vị trong thức ăn đối với chúng ta quá quan trọng.</p><p><br /></p><p>Thế cho nên sự thông cảm, chấp nhận của những người Mỹ nọ khiến chúng ta lấy làm kinh ngạc.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Ở Mỹ, cũng như ở bất cứ đâu, sự khảo sát của các nhà xã hội học đều cho thấy con người tha thiết bảo thủ các món ăn quen thuộc của mình. Những ai đâu từ xa tới gia nhập vào cộng đồng mới, đại đa số trước tiên chịu hòa đồng với xung quanh về các phương diện ngôn ngữ và y phục, chứ còn cái ăn thì không. Hoặc từ Bắc Âu từ Trung Đông, hoặc từ Đông Á hay Phi châu đến Hoa Kỳ sinh sống chỉ trong ít lâu, ai nấy tập nói tiếng Ăng-lê như gió, ăn mặc đúng điệu thời trang cả. Nhưng về chuyện ẩm thực thì gia đình gốc Đức vẫn nấu ăn lối Đức, gia đình gốc Pháp vẫn khoái ăn cách Pháp...</p><p>Chính vì dân xứ nào cũng khư khư giữ riết lấy món ăn xứ nấy, rồi truyền từ đời cha xuống đời con, đời ông xuống đời cháu, cho nên ở những địa phương quy tụ nhiều giống dân đến cư trú, rốt cuộc có hẳn một nền gia chánh cực kỳ phong phú, tích tụ đủ mọi món lạ muôn phương. Người Hungary, người Ba Lan, người Moravie, người Boheme... chạy đến trú ngụ ở nước Áo, đã có công đóng góp vào cái thực đơn đặc biệt dồi dào của những tiệm ăn thành Vienne. Còn Hawaii thì nổi tiếng lừng lẫy như là nơi hội ngộ của lắm món ăn mang quốc tịch khác nhau: cà ri Ấn Độ, rong bể Triều Tiên, xúc xích nóng và bíp-tếch Hoà Kỳ, cơm với cá sống kiểu Nhật Bản, gà vịt tiềm lối Tàu, heo quay nước cốt dừa gốc Polynésie... muốn thứ gì có ngay thứ nấy.</p><p><br /></p><p>Phải chăng vì vậy mà ở Hoa Kỳ, ở miền đất mới quy tụ nhiều giống dân đến tự khắp các chân trời, món ăn chen vai thích cánh đông đúc hơn ở các lục địa khác?</p><p><br /></p><p>Có phải vì sống ở một môi trường như vậy cho nên người Hoa Kỳ làm quen, thích ứng, tiếp nhận các món ăn mới dễ dàng hơn chúng ta?</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Cái hơn ấy chúng ta không ham. Trong trường hợp đối với các món hương liệu, thái độ chấp nhận dễ dãi khiến chúng ta nghi ngờ về một lập trường mùi vị không mấy vững, một khiếu thưởng thức không mấy tinh.</p><p><br /></p><p>Sống sát cạnh bên dân tộc Trung Hoa mà tài nấu nướng được đồn đãi khắp năm châu, chúng ta chỉ thông cảm với họ một cách hết sức dè dặt về vấn đề hương liệu: đôi ba món gia vị như đinh hương, đại hồi... thỉnh thoảng mới được dùng tới. Quế, thảo quả, đậu khấu... các bà nội trợ của chúng ta gần như không cần biết đến. Như vậy không phải là vì chúng ta đặt nhẹ cái mùi mà là vì chúng ta quá đặt nặng chuyện mùi, chúng ta là một dân tộc có cá tính mạnh mẽ về phương diện này.</p><p><br /></p><p>Thật vậy, đối với những người Việt miền Bắc thiếu một cái lá húng, một lát riềng là đĩa thịt cầy không còn ra đĩa thịt cầy nữa, thiếu thìa là không ra chả cá, thiếu chút lá chanh hỏng cả con gà luộc. Đối với người Huế, ăn món bún bò nửa phần là "ăn" cái mùi thơm ngạt ngào của sả, của ruốc... Những người Vỉệt Nam sành ăn đều ăn cả bằng... mũi.</p><p><br /></p><p>Đối với nhiều dân tộc khác rau chỉ là rau. Đối với chúng ta có cả một thứ rau gọi là "rau thơm". Mớ rau thông thường của thiên hạ đi vội vàng vào bao tử, bất quá chỉ cần đáp ứng một vài đòi hỏi của vị giác, công dụng chính của nó là công dụng bồi bổ sinh lý, là nhằm một ích lợi thực tiễn. Rau thơm không phải là thứ rau cho bao tử, mà là cho lỗ mũi, cho cái khứu giác tinh vi của một dân tộc không phàm phu, một dân tộc nhằm "hưởng" hơn là ăn. Rau thơm không làm ai no ruột thêm chút nào, nó chỉ có công dụng nghệ thuật mà thôi.</p><p><br /></p><p>Và trong một bữa gỏi cá sống chẳng hạn, hàng chục thứ rau chọn lựa công phu, tất cả đều là rau thơm: thuần túy nghệ thuật.</p><p><br /></p><p>Chỉ vì một hạt tiêu, người Tây phương hì hục hàng nghìn năm tìm đường sang Ấn Độ, gian nan vất vả không biết bao nhiêu mà kể. Gì chứ tiêu thì ta vẫn dùng. Nó có cái hay đấy, nhưng mùi của nó sao linh động được bằng những ngọn rau kia vừa hái từ cây xuống, vừa ngắt từ vườn vào? Nó ngát cái mùi đầy sinh khí của cây cỏ tươi mát. Trong một đĩa rau thơm, mùi nọ lẫn với mùi kia, tôn nhau lên, chế hóa nhau: đó là một cuộc hòa tấu, một bản nhạc mùi. Cho nên khi người ta có năng khiếu thì ngay sau vườn mình cũng có sẵn thường trực một kho hương liệu quý báu, hà tất phải cưỡi sóng vượt bể, gây ra binh đao mới tìm được hương liệu?</p><p><br /></p><p>Vả lại cần gì phải dông dài mới chứng minh được cái thiên tài của chúng ta? Một dân tộc đã phát minh ra chất nước cà cuống tất nhiên phải là một bậc sư trong khoa hương liệu. Và cái thế của các bậc sư là cô độc, lẻ loi.</p><p>Thật vậy, tiêu, quế, tỏi, gừng... những món ấy ai mà chẳng thưởng thức được? Chúng xoàng quá, phổ thông quá, vừa tầm của mọi người, cho nên chúng được tiếp đón khắp nơi, chứng hóa ra nổi danh. Cho đến đinh hương, đại hồi, bạc hà, thảo quả, đậu khấu, cà-ri... cái mùi nồng nàn của chúng cũng không phải là khó nhận thấy. Cho nên nó tỏa khắp thế giới, chỗ nào cũng có.</p><p><br /></p><p>Đến như mùi cà cuống thì nó siêu quá: giữa hằng hà sa số thực khách trên thế gian, dễ gì chúng ta tìm ra tri kỷ ở những dân tộc khác. Chúng ta có thể yên trí rằng dù cuộc chiến tại Việt Nam có tái phát, có kéo dài, dù người bạn Hoa Kỳ có tới lui lân la Việt Nam bao nhiêu lần đi nữa thì mùi cà cuống cũng khó lòng bay ra khỏi xứ sở. Còn lâu một hương liệu quý hóa như thế mới xuống đường. Người đường phố, người tục tử nói đây là tất cả những ai không phải chúng ta.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Nhận định khiêm tốn ấy không phải không biết rằng nó đụng đầu với một lập luận đáng ghét: hương liệu đắc dụng ở các thời xưa và đắc dụng nhất ở các xứ nóng. Nó dùng để chống lại mùi thịt giữ lâu ngày. Cho nên từ khi có kỹ thuật ướp lạnh, hương liệu mỗi ngày một mất giá.</p><p><br /></p><p>Lập luận nọ ngầm ý cho rằng hương liệu không đi theo đà văn minh chứ gì? Chao ôi, nghĩ ngợi sao mà dại dột. Ai mà có thể tưởng tượng rằng mùi lá húng, mùi thìa là nhất là mùi cà cuống có thể bị làm nhục được chứ?</p><p><br /></p><p style="text-align: right">1973</p><p><br /></p><p><br /></p><p><i><br /></i></p><p><i>Theo chân một món ăn </i></p><p><br /></p><p>Trong cuốn truyện của Minh Đức Hoài Trinh xuất bản vào cuối năm 1974, có một người con trai miền Trung (đồng hương với tác giả) đưa một cô bạn gái miền Bắc đi ăn món Huế. Anh chàng cẩn thận dặn dò:</p><p><br /></p><p>- Coi chừng món Huế cay lắm, liệu cô Duyên có ăn nổi không chứ ăn về khóc ba ngày đó.</p><p><br /></p><p>Cái cẩn thận làm tôi nhớ lại một bữa ăn món Huế mười bốn năm về trước ở Sài Gòn. Hồi đó có lần một anh bạn người Huế chủ trương một tạp chí văn nghệ mời mấy anh em cộng tác, kẻ Bắc người Nam, đi thưởng thức các món ăn ngon của quê hương anh tại một tiệm ăn ở đường Lê Văn Duyệt. Trước khi đi, anh trịnh trọng, bí mật, cốt dành cho bạn bè một bất ngờ; trước khi ăn, anh cũng lại dặn dò, đề phòng vụ khóc lóc.</p><p><br /></p><p>Ngày ấy món Huế là cả một sự lạ ở Sài Gòn. Người Sài Gòn quen món Tàu, quen món Tây, đến món cà ri Ấn Độ cũng lấy làm hợp miệng, và dăm ba món Miên cũng được thông cảm dễ dàng, nhưng món Huế thì... mới mẻ quá. Có kỳ cục không chớ? Cái tiệm ăn Huế ở đường Lê Văn Duyệt nọ là một tiệm hiếm hoi, mọi người Huế ở Sài Gòn lúc bấy giờ đều biết.</p><p><br /></p><p>Bây giờ thì khác rồi. Bây giờ là cả một vận hội mới cho món Huế tại Sài Gòn. ít ra là cho món bún bò. Đi đâu cũng ăn được bún bò: trong tiệm, trong nhà hàng, trong lều chợ, ngay vỉa hè v.v... Có thứ bún bò đài các thượng lưu trong tửu lầu, có thứ bún bò bình dân của những chiếc xe lăn dừng lại ở lề đường, có thứ bún bò gánh dạo len lỏi trong các xóm lao động v.v... Thiên hình vạn trạng, thôi thì bún bò chọn đủ mọi hình thức thích nghi để đi vào quần chúng.</p><p><br /></p><p>Phải nói là nó xông vào quần chúng, bởi vì cái bún bò phổ biến rộng rãi ở Sài Gòn gần đây dường như không phải theo một quá trình tiệm tiến đâu; dường như mới cách đây bốn năm năm gì đó, nó vẫn hãy còn là hiếm, thế rồi chỉ trong vòng vài năm tự dưng nó lan rộng nhanh chóng ào ào. Không kèn không trống, rụp một cái: nó tỏa ra khắp đều, đi đâu cũng gặp nó.</p><p>Đồng bào ruột thịt kẻ Nam người Bắc không chê bún bò nữa, không khóc bún bò nữa; nó đã được chấp nhận. A! Cái sự "chấp nhận" mạnh mẽ này không phải không gây ra những hậu quả bất ngờ. Số là vì được chấp nhận quá rộng rãi, cho nên khách hàng người Nam tự tiện cải biến nó ra lối Nam, khách hàng người Bắc cũng lái nó nghiêng sang hưóng Bắc chút ít cho vừa miệng. Thế rồi ở chỗ này có một hàng bún bò thơm ngát mùi cà-ri; ở hẻm kia một nhóm bà con xúm xít thưởng thức những tô bún</p><p>bò vàng khè màu nghệ; ở trong xóm nọ có bà hàng đang cặm cụi thắng mỡ phi hành phi tỏi tùm lum để trút vào nồi bún bò...; thế rồi có bún bò ăn với rau bắp chuối, giá sống, có bún bò ăn với rau cần v.v...</p><p><br /></p><p>Một cô bạn xứ Huế che miệng cười rinh rích: "Chi lạ rứa!" Một bà cụ cũng người Huế rút vội điếu thuốc Cẩm Lệ ra khỏi miệng, vừa kịp để ngoác ra cười, cười ngặt cười nghẽo, cười chảy cả nước mắt: "Răng mà cũng có người thời được! Chi chi mô!"</p><p><br /></p><p>Ấy, không khéo cô bạn và bà cụ lầm to rồi. Chính cái việc biến hình cải dạng nọ mới chứng tỏ sự thành công của bún bò; vì được quần chúng Nam Bắc chiếu cố nồng nhiệt cho nên nó mới bị lôi về bên này, bị kéo về bên kia; nó cả nể, nó chiều lòng khách mà hóa ra nên nỗi. Chứ trước kia, ở Sài Gòn bún bò không được mấy ai hưởng ứng, chỉ chờ đợi thực khách Huế mà thôi, thì bấy giờ nó "thuần túy" lắm. Thuần túy và cô đơn.</p><p><br /></p><p>Trận thắng lớn của bún bò gần đây dường như cũng có làm điên đảo một ít đối thủ bạn bè khác: có người đang bán cháo vịt, thoắt cái đã bỏ gánh cháo vịt mà quảy gánh bún bò; lại có bà hàng hủ tiếu lặng lẽ chuyển hóa thành bà hàng bún bò không biết từ hồi nào!</p><p><br /></p><p>Kiểm điểm lại lịch sử Nam tiến của các món ăn trong giai đoạn đôi ba chục năm trở lại đây, có lẽ bún bò chỉ thua có phở. Một món gốc Bắc, một món gốc Trung, chúng đã bám rễ, rồi hiển đạt, rồi vẻ vang ở miền Nam.</p><p>Không! Nói cho đúng thì thực ra cả hai chúng chỉ phát triển được ở Sài Gòn mà thôi: tiến quá một chút nữa, xuống đến Mỹ Tho, chúng vẫn chưa được chấp nhận, nói gì đến Vĩnh Long, Bạc Liêu, Long Xuyên, Cà Mau...</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Cái gì đã giới thiệu rộng rãi món bún bò Huế với thực khách Sài Gòn, đã khiến cho nó thành món hấp dẫn, được mến mộ?</p><p><br /></p><p>"Ai đi cắt nghĩa được tình yêu?" Kể cả yêu bún bò. Tuy nhiên, cũng có thể đưa ra một vài phỏng đoán.</p><p><br /></p><p>Theo chỗ chúng tôi nghĩ thì có lẽ cái làm cho người ta khoái bún bò cũng chính là cái làm cho người ta khóc vì bún bò: tức những gia vị đậm đà của nó.</p><p><br /></p><p>Thật vậy, không phải riêng gì cô Duyên gái Bắc khóc lóc trên tô bún bò Huế mà thôi đâu. Còn nhớ hình như trong cuốn <i>Dải khăn sô cho Huế</i> của Nhã Ca (15), sau bao nhiêu bom đạn kinh hồn, bao nhiêu chết chóc, tan nát đau thương máu đổ thịt rơi tại cố đô, Nhã Ca cũng kết thúc tác phẩm bằng một tô bún bò. Và người nữ sĩ xứ Huế cũng nói đến chuyện vừa ăn vừa chảy nước mắt. Nhưng nói đến như một cái khoái: trong giá rét căm căm, mưa dầm ướt át, không gì bằng ăn món thật nóng thật cay.</p><p><br /></p><p>Bún bò đã cay lại thơm. Thơm lắm kia! Thơm như đa số các món quà Huế. Để cho "sáng tỏ vấn đề", ở đây lại cũng xin trông cậy ở một tác giả xứ Huế, Hoàng Ngọc Tuấn: "Mỗi sáng sớm, mọi người còn nằm trong chăn ấm, từ ngoài đường đã thổi vào tiếng rao và mùi thơm lừng đánh thức tất cả - nồi bún bò giò heo, com hến, hay bánh canh bốc khói đã làm những kẻ ngủ muộn nhất cũng trỗi dậy tỉnh táo."</p><p><br /></p><p>Trong các món ăn có mùi thơm thổi từ ngoài đường vào như để đánh thức những kẻ ngủ muộn nhất ấy, bún bò đứng hàng đầu. Chúng tôi ngờ rằng có lẽ người thực khách Sài Gòn cũng lại đã bị nó quyến rũ trước tiên là vì cái mùi. Vì mùi thơm mà đến, mà chấp nhận nó, nhưng rồi không thích hẳn cái thực chất, cái nội dung của nó, cho nên nội dung của bún bò Sài Gòn bị biến cải lung tung, thêm thứ nọ bớt thứ kia... Nó được chấp nhận, nhưng không được "chấp nhận nguyên văn", do đó mà đã có tiếng cười rúc rích của cô bạn nọ.</p><p><br /></p><p>Mùi thì thơm, vị thì cay: món Huế nồng nàn gia vị. A! Cái xứ Huế thật lắm chuyện. Từ hồi ông sư Thích Đại Sán đến chơi theo lời mời của chúa Nguyễn, ông ta đã thấy Thừa Thiên đất ít người đông, cái ăn thiếu thốn. Món ăn ở đây, về chất liệu dĩ nhiên không sánh được với món ăn dồi dào kinh khủng ở trong Nam. Để bù lại sự thiếu thốn về chất liệu, phép chế biến của nó thật tinh vi, hương liệu được sử dụng đến tối đa.</p><p><br /></p><p>Món ăn ít, nhưng gia vị thì nhiều; cũng như nói với hát thì ít nhưng ngân nga lại dài, Huế là vậy đó: vai trò của hương hoa của nghệ thuật ở đây thật quan trọng.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Thì bún bò Huế là nghệ thuật. Nhưng tại sao nó đột ngột tiến ồ ạt vô Nam?</p><p><br /></p><p>"Rồng chầu ngoài Huế - Ngựa tế Đồng Nai..." Người Nam có mối liên lạc với đất kinh kỳ từ lâu, tại sao mà phải chờ mãi tới gần đây bún bò mới được phổ biến ở Đồng Nai? Phải chăng là vì phải có một làn sóng người Huế, người Quảng Trị dồn dập tràn vào Nam sau các biến cố Mậu Thân và mùa hè 1972, bún bò Huế mới gặp thời cơ thuận lợi?</p><p><br /></p><p>Có thể lắm, phở Bắc tràn vào Nam theo làn sóng di cư sau cuộc chia cắt đất đai năm 1954; bún bò Huế lan rộng ở Sài Gòn sau một mùa xuân và một mùa hè máu lửa. Mỗi món ăn là một cái tội, là một kỷ niệm đau thương.</p><p><br /></p><p>Quả có thế: nhất ẩm nhất trác không phải là chuyện vu vơ, vô nghĩa. Ba năm trước, một hôm ở cái tiệm ăn bên hông chợ Cheo Reo tôi đã sững sờ vì cuộc hội ngộ bất ngờ với cọng giá sống. Từ Sài Gòn vừa đến, vào quán gọi tô phở, lập tức một đĩa giá sống được kèm theo sát cánh. Tôi mở mắt thật lớn nhìn cọng giá mơn mởn, trong đầu dồn dập bao nhiêu là thắc mắc: ''Trời đất! Sao mà qua lại có thể gặp chú em ở chốn này? Cheo Reo, cái địa điểm heo hút ở miền Cao Nguyên này, cái địa phương dân Thượng đông hơn dân Kinh này, xưa nay có bao giờ được hân hạnh đón tiếp những đồng bào từ miền Nam lên đâu? Xưa nay chỉ có đồng bào Trung và Bắc vào làm ăn, sinh cơ lập nghiệp ở miền Nam phì nhiêu, chứ đâu có chuyện người Nam bỏ xứ lên đất thượng du? Vậy thì, hỡi cọng giá sống? Cuộc phiêu lưu bất thường của chú em muốn nói lên cái điềm gì đây?"</p><p>Lính đồng minh lên xứ Thượng, tạo ra cơ hội làm ăn cho nhiều đàn bà con gái từ Sài Gòn lên theo. Rồi cọng giá được tháp tùng!</p><p><br /></p><p>Thành thử, một cọng giá nó cũng tỉ tê thóc mách được đôi điều về hoạt động quân sự trong một giai đoạn của đất nước, về một khía cạnh sinh hoạt của một thời loạn lạc.</p><p><br /></p><p>Lại đi hỏi thăm về quá trình lưu lạc của chiếc bánh tráng tại Phan Thiết, tại Phú Quốc v.v..., chắc chắn nó cũng kể lể được năm bảy chuyện về cuộc sống và con đường di chuyển của ngư dân Bình Định trong thế kỷ trước.</p><p><br /></p><p>Một món ăn của thời qua phân lãnh thổ, một món ăn của mùa hè đỏ lửa, một món ăn đi theo ghe thuyền, một món ăn theo chân chiến sĩ v.v... Rồi mai kia, trong các thế hệ con cháu được sống thời an lành, nếu có kẻ tẳn mẳn lần dò theo dõi bước phiêu lưu của từng món ăn từ địa phương nọ sang địa phương kia, kẻ ấy sẽ tha hồ thổn thức về những tang thương của đất nước dính liền với những phiêu lưu ấy.</p><p><br /></p><p>Cái phép tìm về lịch sử dân tộc bằng đầu lưỡi, ai bảo nó không thấm thía bằng những phép khác?</p><p><br /></p><p><br /></p><p><br /></p><p><i>Chửi</i></p><p><br /></p><p>Hồi tiền chiến, báo chí có kể câu chuyện một người ngoại quốc nghiên cứu về lối chửi nhau của các dân tộc, đến Việt Nam, nhân đọc một đoạn văn của Thanh Tịnh, đã nhắn hỏi và được Thanh Tịnh cung cấp cho tài liệu. Nhà khảo cứu nhận rằng tài liệu rất quý báu, lối chửi ở Việt Nam rất xuất sắc, đã gửi biếu Thanh Tịnh một món quà (hình như là cái máy chụp hình?) để đền ơn.</p><p><br /></p><p>Hiện thời nghe nói linh mục Trương Đình Hòe đang soạn một luận án tiến sĩ ở Pháp về ý nghĩa của cái chửi Việt Nam.</p><p><br /></p><p>Trong cuốn <i>Ngôn ngữ và thân xác</i> vừa xuất bản, Nguyễn Văn Trung cũng có nghiên cứu về vấn đề chửi tục. Ông mở đầu: "Có lẽ không có dân tộc nào trên thế giới văng tục, chửi tục nhiều và hay như dân tộc Việt Nam."</p><p><i>Hay</i> ra làm sao? Không thấy ai phân tích. Vả lại, cái hay cái đẹp là chuyện thẩm mỹ; sự nhận định, thưởng lãm, có thể chủ quan. Kẻ yêu thì cho là hay, người không thích lại chê dở. Chờ cho dứt khoát hãy còn lâu.</p><p><br /></p><p>Cái <i>nhiều</i> dễ chứng minh hơn. Và nguyên một cái <i>nhiều</i> ấy đã mang nhiều ý nghĩa. Nếu Nguyễn Văn Trung đã so sánh với các dân tộc trên thế giới và nhận thấy người Việt chửi <i>nhiều</i>, thì thôi, không còn gì để biện luận nữa; đó là sự thực khách quan, chửi là một đặc điểm của dân tộc.</p><p>Vấn đề chỉ còn là tìm hiểu đặc điểm ấy.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Chửi là một cách xung đột bằng lời. Và chỉ bằng lời thôi, chứ không phải bằng những lý luận do lời nói phô diễn ra. Do đó, chửi nhau khác với cãi nhau.</p><p><br /></p><p>Hai kẻ cãi cọ cố thắng địch bằng lý lẽ. Dĩ nhiên khi đôi bên đã to tiếng, mặt mày đã sưng sỉa lên, thì giá trị luận lý của những câu cãi thường không thể xuất sắc. Lúc bấy giờ ở mỗi người chỉ có tình cảm sôi sục hoành hành, chứ lý trí không còn sáng suốt bình tĩnh để đi sâu vào những suy luận tinh tế nữa. Dù sao, nội dung một cuộc cãi nhau cũng là lý luận; kẻ thua cuộc là kẻ "bí". Để khỏi bí, người cãi phải lắng nghe, theo dõi lời lẽ của đối phương, hầu tìm cách bắt bẻ.</p><p><br /></p><p>Chửi nhau thì, trái lại, không cần nghe gì ở đối phương cả. Cơ sự đã bùng nổ, mạnh bên nào nấy chửi, lấy hơn. Kết thúc cuộc chửi lộn, không ai thua vì bí. Thua ở đây có nghĩa hoặc là không đủ hơi sức để tiếp tục nên phải ngừng lời trước, hoặc là phải lãnh những lời nặng của đối phương mà vốn liếng hiểu biết của mình ít ỏi không cho phép trả lại những đòn nặng tương đương.</p><p><br /></p><p>Như thế, một trận chửi lộn giống như một trận đánh lộn. Một đàng vung tay vung chân vung cây vung gậy đập loạn xạ xuống kẻ thù; một đàng đập loạn xạ bằng lời. "Đồ bò. Đồ chó. Quân súc sinh. Đ. mẹ mày. Ị vào mặt mày." v.v... Đó là những đòn quất xuống, mong cho kẻ địch bị đau, không mong kẻ địch phải bí. Việc thiết yếu trong trận chiến này là <i>đánh thật mạnh</i> và làm thế nào để <i>chịu đựng nổi những cú đánh của đối phương.</i> Đánh được mạnh hay không là tùy thuộc cái vốn kiến thức chuyên môn của kẻ chửi. Để chịu đòn, người ta cố gắng để khỏi phải nghe tiếng nói kẻ thù: hoặc bịt tai lại, hoặc chửi to và liền hơi để lấp lóng. Trong trường hợp không chửi lại, người ta phớt tỉnh, làm lơ, tỏ vẻ như không hề nghe thấy tiếng chửi của đối phương, như những tiếng đó không ăn nhằm gì, không đụng chạm và làm tổn thương mình chút nào.</p><p>Phương thức tấn công cũng như phương thức phòng vệ của chửi lộn cho thấy nó gần với chiến tranh, mặc dù phương tiện của chửi lộn là lời nói vốn có công dụng giúp cho hiểu nhau. Trong tấn công, những câu mà người chửi văng ra không chứa đựng một lý sự gì. Hoặc ngắn ngủi, cộc lốc như: "Đồ chó đ... Đồ ăn c...", hoặc dài dòng văn tự như "Cha năm đời mười đời thằng đẻ ra bố đứa nào lấy con vịt của bà, nó mà không đem trả thì bà đào mả ông bà ông vải nó lên, bà bắt nó chui vào váy bà, bà bắt nó liếm l... bà", những lời lẽ như thế cũng không nhằm phân giải một sự thực nào, một lẽ phải trái nào cả. Tác dụng của nó là tác dụng tàn phá, gây đau đớn, như đạn, như mìn. Cuộc trao đổi giữa đôi bên là trao đổi những thứ như vậy: càng nhiều càng tốt, hỏa lực càng mạnh càng hay. Trong phòng vệ, thì bịt tai là khiên, là mộc, là áo giáp, mũ sắt, là công sự, phòng tuyến v.v... Trong một cuộc chửi lộn, có kẻ nói qua người nói lại, nhưng rõ ràng không có đối thoại. Cãi nhau thì phải vểnh tai nghe, chửi nhau phải vít tai lại. Trong trường hợp này không cần biết gì về ý nghĩ của đối phương nữa, không cần đếm xỉa đến lập trường của họ: giữa đôi bên, tuyệt đường tương thông.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Giữa hai người, một khi có sự xích mích phải dùng lời lẽ để giải quyết, sự việc diễn tiến qua nhiều chặng đường trước khi đến chỗ chửi nhau.</p><p>Trước hết, đôi bên có thể bình tĩnh, hòa nhã, đối chiếu quan điểm trong một cuộc thảo luận có tính cách xây dựng, nhằm đi đến cảm thông, dàn xếp.</p><p><br /></p><p>Nếu quan điểm bất đồng, không dàn hòa được, bấy giờ là khởi đầu của xung đột. Lời lẽ được sử dụng dần dà đi xa mục đích biện giải mà nhằm công dụng gây tổn thương; người ta nói mát, nói cạnh nói khóe, nói kháy, nói bóng nói gió, nói khích, người ta chế giễu, châm chọc. Đó là những hoạt động phá rối, du kích. Nếu không chấm dứt, nó dẫn tới xung đột trực diện: cãi vã om sòm. Cuối cùng chửi nhau. Đến đây là biện pháp mạnh rồi. Là hành hung, là bạo động. Và bạo động (bằng ngôn ngữ cũng vậy) gây cảm tưởng khiếp sợ, ghê tởm. Nghe lời chế giễu, nói cạnh nói khóe, người ngoài cuộc lắm khi thấy thích thú, nếu gặp được những đối thủ thông minh, láu lỉnh. Ở đây, còn có sự biểu diễn của lý trí. Trái lại, chửi nhau thì chỉ còn tranh đua ở mức độ tàn nhẫn.</p><p><br /></p><p>Đi đôi với lời lẽ, ở mỗi giai đoạn có những điệu bộ tư thế tương xứng. Khi chế nhạo, nói mát v.v..., người ta có thể cười mỉa, cười khẩy, giọng nói có thể ôn tồn, ngọt ngào mặc dù giả tạo. Bất chợt tìm được câu hài hước thú vị, chính kẻ nói có thể phá ra cười thực tình. Người ta còn thưởng thức được cái hay ho, còn khinh khoái, thỉnh thoảng còn vượt được lên trên sự tức giận.</p><p><br /></p><p>Trong khi cãi vã, hai bên đương sự có lúc tức tối, có lúc tỏ thái độ kinh ngạc, có lúc làm ra vẻ khinh thị, mỉa mai v.v... Biểu lộ của con người hãy còn linh động, phong phú.</p><p><br /></p><p>Nhưng đến độ chửi nhau thì cả con người đơn giản chỉ còn là phẫn nộ ngùn ngụt. Trong những trận thư hùng như thế diễn ra ngoài đường ngoài chợ, thường trông thấy những đối thủ xắn váy, xắn quần, chổng mông, vỗ vào chỗ kín đôm đốp, mắt long lên sòng sọc, người chồm tới, miệng gào nổi gân cổ... Tư thế của chiến sĩ ở trận tiền.</p><p><br /></p><p>Vậy chửi là hình thức xung đột mạnh nhất bằng lời.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Thi sĩ Paul Valéry có ý nghĩ ngộ nghĩnh về chuyện chửi rủa. Theo ông, sờ dĩ bị chửi rủa xỉ vả mà thấy đau, ấy là vì ta chỉ nhìn có một phần con người đang làm nhục ta: cái phần bên ngoài lúc hắn đối diện hành hung ta. Hãy hình dung lúc chưa gặp ta, hắn một mình hậm hực, hì hụi bấu xé băm vằm một kẻ thù tưởng tượng, một hình ma. Trông thấy trọn vẹn hắn, là trông thấy một tên khùng.</p><p><br /></p><p>Thiết tưởng chỉ cần trông một nửa con người đang chửi, chửi theo lối Việt Nam, cũng thấy được cái gì khá lạ lùng, lý thú.</p><p><br /></p><p>Xin tưởng tượng hai người đối mặt nhau, xướng lên những câu thế này:</p><p><br /></p><p>"Mẹ mày, cả nhà mày ra đường bị gà nó mổ mất dái từ già đến trẻ,</p><p><br /></p><p>- Con khỉ trù, chó nó ăn mất cu, chết đi thành con ma trơi bay dọc đường xó chợ.</p><p><br /></p><p>- Đ. mẹ mày.</p><p><br /></p><p>Tao ỉa vào đầu lâu hoa cái nhà mày.</p><p><br /></p><p>- Tiên sư mày, tao chẻ xưong mày ra.</p><p><br /></p><p>- Đồ chết tiệt, mày đi ra đường xe cán, mày đi sông thuyền nó chìm v.v..."</p><p><br /></p><p>Ý nghĩa những câu ấy đại loại là:</p><p><br /></p><p>1/ Nêu lên những nhận định rất bất lợi về giá trị của đối phương (đồ chó đéo, đồ đĩ điếm, con khỉ trù v.v...)</p><p><br /></p><p>2/ Nêu lên những tai họa mong xảy đến cho đối phương (bị gà mổ mất dái, chó ăn mất cu, xe đè, thuyền chìm v.v...)</p><p><br /></p><p>3/ Nêu lên những hành động bạo tàn mà ta muốn tự mình thực hiện đối với chính kẻ địch và những người thân yêu của hắn (chẻ xưong ra, đ... mẹ nhà nó, ị vào mồm, đào mả tiên sư v.v...)</p><p><br /></p><p>Hà tất ngồi một mình tưởng tượng chẻ xương hay ị vào mồm một kẻ vô hình mới là khùng? Gặp mặt nhau, cách nhau gang tấc, có thể túm lấy người ta để chẻ xưong để ị vào mồm mà không hề túm lấy, chỉ đứng cách xa kê khai những ước muốn, những hành vi mình mong làm, kê khai nhiệt liệt hàng giờ như vậy, đó cũng là một cảnh tượng khác thường chứ, không sao?</p><p><br /></p><p>Khi chửi, tình cảm trong lòng là thứ tình cảm ngùn ngụt của lúc lâm trận, tư thế bên ngoài là tư thế hầm hầm của chiến đấu, dự tính của hành động là những dự tính cực đoan ác liệt; tuy vậy rốt cuộc bạo động thực sự không xảy ra, tổn thương cụ thể không hề có.</p><p><br /></p><p>Bảo chửi là hành hung thì quá đáng: kẻ chửi chưa có hành động hung dữ. Nhưng bảo chửi chỉ là ước muốn điều dữ cho kẻ khác thì lại không đủ: kẻ chửi đã đi quá sự ước muốn suông. Hắn đã thét to sự ước muốn đó vào mặt kẻ thù. Như vậy tuy không gây tổn hại cụ thể trên thân xác kẻ thù, hắn cũng làm cho đối phương đau đớn. Không thực hiện hoàn toàn những ước muốn độc hại, nhưng hắn đã đi tới nửa con đường thực hiện.</p><p><br /></p><p>Bởi không ra tay làm được những điều mình mong muốn cho nên người chửi thường ước mong quá trớn. Trong một trận chửi, có thể nghe kê khai liên tiếp các việc: nào là đ. mẹ kẻ địch, đút c... vào mồm kẻ địch, nào là bắt kẻ địch liếm l... mình v.v... Giá có thể xông tới thực hiện lấy một chuyện thôi trong bấy nhiêu chuyện thì đã đủ hả giận rồi. Chính vì không làm một chuyện nào cả nên mới ao ước nhiều đến thế.</p><p><br /></p><p>Một phần vì không phải đánh nhau bằng chân tay gậy gộc, không nhằm một cái đích xác thịt cụ thể; mà đánh nhau bằng lời nên được tha hồ vung vít vào những mục tiêu rộng lớn. Một phần khác vì đánh bằng lời, bằng tưởng tượng, không thỏa mãn được ước muốn, nên người chửi có xu hướng đi quá xa: sau khi giày xéo đối thủ, hắn còn xâm phạm tới tất cả những gì là quý trọng thân yêu nhất của đối thủ. Việc đụng chạm tới mồ mả, tổ tiên kẻ thù, có lẽ là do đó.</p><p><br /></p><p>Nguyễn Văn Trung cho rằng "lời chửi thiết yếu bao hàm một niềm tín tôn giáo dựa trên đạo thờ tổ tiên, vì giả sử một ngày kia người Việt không còn thờ ông bà ông vải, khấn vái, cúng giỗ, thì đã hẳn lúc đó lời chửi sẽ không còn ý nghĩa, tác dụng gì nữa”, và "người ta không thể chửi tục nếu không dựa trên một số niềm tin có tính chất tôn giáo."</p><p><br /></p><p>Thật vậy chăng? Nói những câu như "Đồ mất dạy, mày cứ há hốc mồm ra thì ông ị vào" hay "Mày khôn hồn cút đi, không có tao ị vào mặt bây giờ" thì cần gì phải dựa trên một số niềm tin tôn giáo? Không thờ ông bà ông vải tưởng cũng cứ đòi làm dơ mồm kẻ khác được, đâu có sao. Và không thờ ông bà ông vải, bị kẻ khác đời làm dơ mồm mình tưởng vẫn chịu một tác dụng đau lắm, đâu phải không tác dụng gì.</p><p><br /></p><p>Trong chửi rủa, có những hành động bạo tàn muốn nhằm vào đối thủ, có những hành động bạo tàn muốn vượt quá đối thủ nhằm tới thân nhân họ, cũng như có những tai họa mong được do ta gây ra, có những tai họa mong quỷ, thần, gà, chó, xe cộ v.v..., những rủi ro huyền bí gây ra. Như vậy việc chửi rủa có biểu lộ sự tín ngưỡng của dân tộc, và những ai muốn tìm hiểu về tín ngưỡng Việt Nam có thể tìm hiểu được một phần qua các câu chửi cũng như qua nhiều phong tục khác; nhưng chửi không đến nỗi thiết yếu bao hàm tín ngưỡng, không đến nỗi không tín ngưỡng không chửi được.</p><p><br /></p><p>Không có tín ngưỡng, quyền lực của kẻ đánh đá bằng mồm sẽ bị giảm sút đi nhiều. Chỉ có vậy thôi. Và như thế kẻ chửi thiệt thòi tội nghiệp: không ra tay đánh thực mà chỉ đánh gió, hẳn nên được đền bù bằng cách tha hồ loạn đả lung tung cho hả.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Chửi là đi nửa con đường hành hung. Điều làm chúng ta thắc mắc là tại sao lại chỉ đi có nửa đường? tại sao chọn dừng lại đó?</p><p><br /></p><p>Bảo rằng gây đau đớn cho đối thủ đến như thế là tột độ, rằng như thế ta đủ trọn vẹn hả giận rồi, nhất định không đúng. Vậy tại sao không thượng cẳng chân hạ cẳng tay.</p><p><br /></p><p>Đến đây, bất giác nghĩ đến một nhân vật lừng danh khắp Á Đông: A.Q.</p><p>AQ. trong suốt cuốn chính truyện, không thấy có kẻ thân, chỉ thấy người thù, nếu chẳng ra hẳn là thù hằn thì cũng ghét bỏ khinh bỉ ả. Đối với mỗi hạng đối thủ, AQ. có thái độ khác nhau. Thằng Đôn Oắt Tì và lão già Vương Xồm coi bộ yếu kém, nên vừa gặp nhau AQ. khiêu khích và vung tay sấn ngang tới hành động. Còn quan tú "Tây Giả Cầy" với quan cử, thì ả chỉ đối phó bằng cách chửi "con mẹ nó." Có một lần ả chửi thành tiếng: "Thằng trọc... con lừa," và bị thằng Tây Giả Cầy đập cho mấy cây ba- toong lên đầu, vì vậy để bảo đảm an ninh, AQ. ưa chọn cách chửi thầm trong bụng. AQ. có biết câu "quân tử động khẩu bất động thủ", nhưng xử sự linh động: gặp kẻ yếu thì ả vui lòng làm tiểu nhân mà gặp phải kẻ mạnh hơn mình, ả đề nghị làm người quân tử.</p><p><br /></p><p>Như vậy, cái gì ngăn chặn một người chửi rủa đi thẳng tới hành động ấy là sự nguy hiểm.</p><p><br /></p><p>Nét tâm lý ấy ở AQ., theo lời ông Giản Chi thì nó tiêu biểu cho cái mà người phương Bắc nước Trung Hoa gọi là "phạp". Phạp là ươn hèn.</p><p>Ở đời, những kẻ khỏe mạnh, không e ngại vũ lực, thường không chịu ngừng mãi ở thái độ quân tử. Vì thế hạng khỏe chửi không phải là hạng vai u thịt bắp; thực vậy, hiếm khi trông thấy cảnh tượng một người đàn ông vạm vỡ chửi bới dai dẳng. Trái lại, chửi rủa ác độc và dông dài thường thường là sở trường của phái yếu.</p><p><br /></p><p>Thế gọi là phạp? Nhận xét phũ phàng quá. Nhất là khi chửi rủa đã được nhận làm một đặc điểm của dân tộc. Bởi vậy, nên đề nghị một cách giải thích khác. Thiết tưởng chửi có thể coi như hình thức xung đột khôn ngoan của một dân tộc khôn ngoan.</p><p><br /></p><p>Các va chạm trong cuộc sống một khi không thể tìm xếp ổn thỏa, được giải quyết hoăc bằng cách nhịn nhục cho qua hoặc kết thúc bằng vũ lực. Nhịn nhục thì bề ngoài êm thấm đấy, nhưng bên trong nó đầu độc con người do niềm uất hận bị đè nén. AQ. đánh nhau thua mãi, về sau không dám đánh ai nữa, mỗi lần tức giận đành cứ quắc cặp mắt im lặng nhìn kẻ thù: sự suy đốn tinh thần của A.Q có thể một phần do đó mà ra. Nuốt lịm cơn giận, đó không phải là phản ứng thuận với tự nhiên. Trong tự nhiên, con người, cũng như con thú khi bị tấn công đe dọa, cơ thể tự động chuẩn bị để tức khắc đối phó: tim đập mạnh, hơi thở gấp, huyềt quản trong phổi căng lên, dưỡng khí được hít vào máu, chất đường được rót vô máu nhiều hơn, máu dồn ra các bắp thịt, bắp thịt co lại, sẵn sàng hành động. Nếu hành động bị chặn, các năng lực vừa huy động mà phải kìm hãm không dùng tới nó trở lại phá phách làm ta khó chịu, cáu kỉnh. Ta cáu kỉnh, giận dữ, thì các hạch thượng thận bị kích thích, chất thận tuyến tố (adrénaline) tiết ra nhiều, huyết áp cao, mạch máu căng v.v... Cơn giận là cái gì độc hại; giận không nên nuốt; nuốt giận, tất sinh ra bệnh hoạn. Nổi tam bành lên mà được đập nhau một trận mới hả. Nhưng đập nhau thì nhiều khi hỏng việc hết, cho nên để cứu vãn tình vợ chồng trong gia đình người ta đập tạm bát, đĩa, ly, cốc v.v...</p><p><br /></p><p>Cái cần lúc bấy giờ là cần một hành động mạnh, thật mạnh, có tác dụng giải tỏa. Những ràng buộc của cuộc sống trong xã hội văn minh không cho phép chúng ta mỗi lúc mỗi bạo động, sự dồn nén làm phát sinh nơi chúng ta nhiều chứng bệnh thần kinh. Bà Laura Archera Huxley nghĩ ra mấy cách chữa bệnh rất ngộ. Bà mách chúng ta mua ở tiệm bán đồ thể thao một trái banh về treo sẵn trong nhà, lúc nào có điều giận ai, có chuyện bực mình, cứ vô phòng mà đấm liên hồi kỳ trận vào trái banh ấy. Bắp thịt co lại đòi hành động? Cứ cho nó hành động. Chất thận tuyến tố kích thích? - Đập cho dữ vào, nó sẽ hết kích thích. Đập banh xong, tâm hồn sẽ thư thái, đời sẽ tươi sáng. Bà L.A. Huxley lại mách ta nhúng chân vào một thùng nước nóng, úp mặt vào một thau nước thật lạnh, rồi cứ thế thổi vào thau nước cho nổi bong bóng lên, càng uất ức càng thổi. Không thét mắng những lời cộc cằn vào kẻ thù, hãy thổi xuống nước, bong bóng sẽ nói thay lời, tha hồ nói mà không xúc phạm ai, không gây đổ vỡ. Nếu uất hận quá, vừa thổi bong bóng vừa khóc cũng được, càng hay.</p><p><br /></p><p>Chửi là một biện pháp đại khái giống như đấm trái banh, như thổi bong bóng nước, vào những lúc cơ thể đòi hỏi phải làm một cái gì thật hung dữ mà hoàn cảnh, quyền lợi, không cho phép làm như thế. Chỉ giống đại khái. Thực ra thổi bong bóng so với chửi cũng như chửi bới so với đánh đấm chém giết. Có lẽ nhờ hay chửi mà người bình dân Việt Nam bị thiệt thòi, áp bức, lại không mang nhiều ẩn ức trong tâm hồn, có thể lập được quân bình tinh thần, bớt cay đắng.</p><p><br /></p><p>Giữa bọn trẻ chơi ngoài đường, thỉnh thoảng có những cuộc xung đột không cân sức, đứa lớn đánh, đứa nhỏ chửi; lớn càng đánh, nhỏ càng chửi. Vì yếu nên phải chọn chửi. Nhưng chửi là phản ứng can đảm của kẻ yếu.</p><p><br /></p><p>Nếu cả đôi bên mạnh yếu cùng thỏa thuận dùng chửi để thay thế cho cuộc đấu lực thực sự, thì đó quả là khôn ngoan. Và dân tộc Việt Nam khôn ngoan đã sử dụng chửi như một biện pháp giải tỏa, trau dồi nó thành nghệ thuật.</p><p><br /></p><p>Thực vậy, xem truyện xem phim nước người, nhất là các nước Âu Mỹ thấy họ đánh đấm nhau nhiều quá, dễ dàng quá, như thể trẻ con. Cứ có chuyện xích mích, bên này văng qua một lời, bên kia văng lại một lời thô tục, thế là đánh nhau. Nguyên do một phần bởi tính khí, một phần có thể bởi vốn liếng từ ngữ chửi rủa của họ nghèo nàn quá. Trong cuộc chiến đấu bằng lời mỗi bên vừa tung ra mấy món thì đã sạch kho hỏa lực rồi, cuộc chiến này bế tắc, đành phải leo thang lên hình thức chiến đấu của đám tiểu nhân.</p><p><br /></p><p>Trái lại, người Việt có thể kéo dài cuộc chiến bằng mồm rất lâu, có thể tăng nó lên nhiều mức độ. Hơn nữa, chúng ta có những câu chửi dài, có vần, có điệu, tiết tấu nhịp nhàng, âm thanh dìu dặt. Những câu chửi như thế có tác dụng trấn ủy, làm nguôi dịu. Một cơn giận được đưa vào âm vận là đã chịu tuân theo một thứ kỷ luật. Cũng như một niềm vui biểu diễn bằng khiêu vũ, một xúc động được biểu hiện trong câu nhạc, câu thơ. Vui mà nhảy cỡn lên là cái vui hoang dại đột ngột. Giận mà thét lên "Đồ chó!" là cái giận phá hoại, nhưng giận một đứa trộm gà mà đã dông dài kể tội nó: "bắt con gà vàng khoan <i>cổ</i>, con gà nổ khoan <i>lông</i>, nó nấu nồi <i>đồng</i>, nó nấu nồi <i>đất</i>, nó ăn lật <i>đật</i> v.v..." thì vần ấy điệu ấy xoa dịu con giận, sẽ làm cho nó ngoan ngoãn, hiền lành. Trong tiểu thuyết và ngoài xã hội chúng ta, có những người đàn bà hoặc tức hàng xóm hoặc giận con cháu, ban đầu lồng lên thét chửi, rồi lần lần vừa chửi vừa chải đầu gỡ tóc, vừa chửi vừa quét nhà, vừa chửi vừa lặt rau... Con giận cứ thế tự kết thúc.</p><p>Ở địa vị của một dân tộc mà người này có thể bới mả tam đại người kia, chẻ xương róc thịt người kia, và ngược lại, hai bên được phép băm vằm lẫn nhau thỏa thích hàng giờ mà rốt cuộc không ai sứt mẻ gì, ở địa vị như thế trông xuống những dân tộc cứ hễ lời qua tiếng lại vài câu là xông tới đấm đá, đâm chém nhau, chúng ta thấy họ sao mà nông nổi, rồ dại!</p><p>Không ai biết trong lịch sử tục lệ chửi bới đã tránh cho dân tộc ta được bao nhiêu cuộc ẩu đả, bao nhiêu vụ lưu huyết, đã cứu được bao nhiêu ức triệu nhân mạng. Thật đáng tiếc, vì chúng ta ước ao có chút ít số liệu rõ ràng trong tay. Dầu sao, không còn nghi ngờ gì nữa: chửi bới, khi thực hiện một cách đứng đắn, theo đúng tinh thần lề thói Việt Nam, khi hai bên tham dự đều biết tôn trọng quy tắc của cuộc chơi, không bốc đồng xé rào tiến tới hành động, thì một trận chửi có tác dụng thật tốt đẹp. Trong cuộc đụng độ ấy có mức độ ác liệt đủ giải tỏa uất hận, đủ thỏa mãn những bản năng hung bạo trong người, mà khỏi gây kết quả khốc hại. Cái chửi, nó như một cuộc chiến tranh trong đó đạn mã tử được bắn thả cửa, nhưng bắn nhịp nhàng theo điệu nhạc quân hành. Bắn không để giết người mà để xoa dịu cân não mình.</p><p><br /></p><p>Chửi <i>hay</i>. Cái hay ở đó chăng?</p><p style="text-align: right">4-1968</p><p><img src="http://i374.photobucket.com/albums/oo189/daovanket/TVE-4U/Emoticons/cute_smiley29_zpshmxpucwr.gif" class="mceSmilie" alt=":rose:" unselectable="on" /><img src="http://i374.photobucket.com/albums/oo189/daovanket/TVE-4U/Emoticons/cute_smiley29_zpshmxpucwr.gif" class="mceSmilie" alt=":rose:" unselectable="on" /><img src="http://i374.photobucket.com/albums/oo189/daovanket/TVE-4U/Emoticons/cute_smiley29_zpshmxpucwr.gif" class="mceSmilie" alt=":rose:" unselectable="on" /></p>
[I]Ăn... mùi[/I] Chuyện gia vị ở ta là một vấn đề nghệ thuật: ướp một món thịt khéo hay vụng, ngon hay dở, thơm hay không... là do nghệ thuật của từng người nội trợ. Ở cái xã hội kỹ nghệ Hoa Kỳ, gia vị không phản ảnh tài nghệ cùng bản sắc của mỗi cá nhân mỗi gia đình nữa. Gia vị được "bào chế" tại các hãng lớn, vô chai vô lọ sẵn sàng: ai nấy cứ việc mua về đọc kỹ những dòng chữ chỉ dẫn rành mạch, rồi cứ thế mà xài. Trên tờ nhãn có ghi rõ thành phần gia vị, công thức, phân lượng, cách dùng... Chỉ có dùng đúng hay sai, dường như không có chuyện dùng một cách... có tài hay không có tài. Mà phàm đã là một kỹ nghệ thì nó bành trướng rất hăng say. Giữa một mớ sản phẩm của hãng McCormick chẳng hạn, người ta nhận thấy những lọ Italian seasoning, Indian curry powder, chen lẫn những lọ Spanish saffron, Ground Jamaica ginger... Và ơ kìa, lại còn có cả một lọ mang cái nhãn hiệu thân yêu Ground Saigon cinnamon nữa. Thì ra đủ hết: gừng Janmaica, nghệ Tây Ban Nha, cà ri Ấn Độ, quế Sài Gòn... cả một hội chợ quốc tế trên chiếc lưỡi tham lam của người Mỹ. Tham lam và nhạy cảm, thích ứng nhanh chóng lạ lùng. Người Mỹ đến xứ này chưa được bao lâu, vậy mà thoắt cái đã phát giác, rồi hâm mộ, rồi du nhập vào xứ sở mình cái vị quế Sài Gòn. Ông bạn nếm thử lúc nào? thấy khoái ra sao? nối chặc sự quen biết từ bao giờ? sao mà lẹ làng quá vậy? Bởi nếu người bạn không quen dùng, không dùng nhiều, không có một đời hỏi tiêu thụ đáng kể, thì đâu đến nỗi hãng sản xuất họ dám chế tạo, đưa món hàng nọ ra thị trường? Cái việc chấp nhận một món ăn mới xưa nay vẫn là một sự khó khăn, chấp nhận một món hương liệu mới càng khó khăn hơn. Thật vậy, ngay ở trong một xứ Việt Nam chúng ta, có nhiều người Nam không "chịu" được món Bắc, có nhiều người Bắc không "chịu" được món Huế, lý do của sự không chịu thường khi chỉ ở nơi chút mùi riêng: mùi mắm tôm Bắc không gặp sự thông cảm ở người Nam, mùi ruốc Huế không gặp sự thông cảm niềm nở ở ngoài Bắc... Và tình trạng ấy kéo dài từ đời nọ qua đời kia. Tình đồng bào ruột thịt có thể mỗi lúc một khắng khít, con đường xe lửa Xuyên Việt, đường bay Con Rồng có thể xóa bỏ cách trở, thâu ngắn giang san, nhưng chờ mãi tới hiện nay người Nam kẻ Bắc vẫn không thể thống nhất được "quan điểm" về thành phần một đĩa rau thơm ăn gỏi cá, về lối pha chế một chén nước chấm rau chấm thịt. Như thế là vì cái "lập trường" về mùi vị của con người ta, và ở đây là người Việt Nam, quá vững chắc. Là vì cái mùi vị trong thức ăn đối với chúng ta quá quan trọng. Thế cho nên sự thông cảm, chấp nhận của những người Mỹ nọ khiến chúng ta lấy làm kinh ngạc. [CENTER]* * *[/CENTER] Ở Mỹ, cũng như ở bất cứ đâu, sự khảo sát của các nhà xã hội học đều cho thấy con người tha thiết bảo thủ các món ăn quen thuộc của mình. Những ai đâu từ xa tới gia nhập vào cộng đồng mới, đại đa số trước tiên chịu hòa đồng với xung quanh về các phương diện ngôn ngữ và y phục, chứ còn cái ăn thì không. Hoặc từ Bắc Âu từ Trung Đông, hoặc từ Đông Á hay Phi châu đến Hoa Kỳ sinh sống chỉ trong ít lâu, ai nấy tập nói tiếng Ăng-lê như gió, ăn mặc đúng điệu thời trang cả. Nhưng về chuyện ẩm thực thì gia đình gốc Đức vẫn nấu ăn lối Đức, gia đình gốc Pháp vẫn khoái ăn cách Pháp... Chính vì dân xứ nào cũng khư khư giữ riết lấy món ăn xứ nấy, rồi truyền từ đời cha xuống đời con, đời ông xuống đời cháu, cho nên ở những địa phương quy tụ nhiều giống dân đến cư trú, rốt cuộc có hẳn một nền gia chánh cực kỳ phong phú, tích tụ đủ mọi món lạ muôn phương. Người Hungary, người Ba Lan, người Moravie, người Boheme... chạy đến trú ngụ ở nước Áo, đã có công đóng góp vào cái thực đơn đặc biệt dồi dào của những tiệm ăn thành Vienne. Còn Hawaii thì nổi tiếng lừng lẫy như là nơi hội ngộ của lắm món ăn mang quốc tịch khác nhau: cà ri Ấn Độ, rong bể Triều Tiên, xúc xích nóng và bíp-tếch Hoà Kỳ, cơm với cá sống kiểu Nhật Bản, gà vịt tiềm lối Tàu, heo quay nước cốt dừa gốc Polynésie... muốn thứ gì có ngay thứ nấy. Phải chăng vì vậy mà ở Hoa Kỳ, ở miền đất mới quy tụ nhiều giống dân đến tự khắp các chân trời, món ăn chen vai thích cánh đông đúc hơn ở các lục địa khác? Có phải vì sống ở một môi trường như vậy cho nên người Hoa Kỳ làm quen, thích ứng, tiếp nhận các món ăn mới dễ dàng hơn chúng ta? [CENTER]* * *[/CENTER] Cái hơn ấy chúng ta không ham. Trong trường hợp đối với các món hương liệu, thái độ chấp nhận dễ dãi khiến chúng ta nghi ngờ về một lập trường mùi vị không mấy vững, một khiếu thưởng thức không mấy tinh. Sống sát cạnh bên dân tộc Trung Hoa mà tài nấu nướng được đồn đãi khắp năm châu, chúng ta chỉ thông cảm với họ một cách hết sức dè dặt về vấn đề hương liệu: đôi ba món gia vị như đinh hương, đại hồi... thỉnh thoảng mới được dùng tới. Quế, thảo quả, đậu khấu... các bà nội trợ của chúng ta gần như không cần biết đến. Như vậy không phải là vì chúng ta đặt nhẹ cái mùi mà là vì chúng ta quá đặt nặng chuyện mùi, chúng ta là một dân tộc có cá tính mạnh mẽ về phương diện này. Thật vậy, đối với những người Việt miền Bắc thiếu một cái lá húng, một lát riềng là đĩa thịt cầy không còn ra đĩa thịt cầy nữa, thiếu thìa là không ra chả cá, thiếu chút lá chanh hỏng cả con gà luộc. Đối với người Huế, ăn món bún bò nửa phần là "ăn" cái mùi thơm ngạt ngào của sả, của ruốc... Những người Vỉệt Nam sành ăn đều ăn cả bằng... mũi. Đối với nhiều dân tộc khác rau chỉ là rau. Đối với chúng ta có cả một thứ rau gọi là "rau thơm". Mớ rau thông thường của thiên hạ đi vội vàng vào bao tử, bất quá chỉ cần đáp ứng một vài đòi hỏi của vị giác, công dụng chính của nó là công dụng bồi bổ sinh lý, là nhằm một ích lợi thực tiễn. Rau thơm không phải là thứ rau cho bao tử, mà là cho lỗ mũi, cho cái khứu giác tinh vi của một dân tộc không phàm phu, một dân tộc nhằm "hưởng" hơn là ăn. Rau thơm không làm ai no ruột thêm chút nào, nó chỉ có công dụng nghệ thuật mà thôi. Và trong một bữa gỏi cá sống chẳng hạn, hàng chục thứ rau chọn lựa công phu, tất cả đều là rau thơm: thuần túy nghệ thuật. Chỉ vì một hạt tiêu, người Tây phương hì hục hàng nghìn năm tìm đường sang Ấn Độ, gian nan vất vả không biết bao nhiêu mà kể. Gì chứ tiêu thì ta vẫn dùng. Nó có cái hay đấy, nhưng mùi của nó sao linh động được bằng những ngọn rau kia vừa hái từ cây xuống, vừa ngắt từ vườn vào? Nó ngát cái mùi đầy sinh khí của cây cỏ tươi mát. Trong một đĩa rau thơm, mùi nọ lẫn với mùi kia, tôn nhau lên, chế hóa nhau: đó là một cuộc hòa tấu, một bản nhạc mùi. Cho nên khi người ta có năng khiếu thì ngay sau vườn mình cũng có sẵn thường trực một kho hương liệu quý báu, hà tất phải cưỡi sóng vượt bể, gây ra binh đao mới tìm được hương liệu? Vả lại cần gì phải dông dài mới chứng minh được cái thiên tài của chúng ta? Một dân tộc đã phát minh ra chất nước cà cuống tất nhiên phải là một bậc sư trong khoa hương liệu. Và cái thế của các bậc sư là cô độc, lẻ loi. Thật vậy, tiêu, quế, tỏi, gừng... những món ấy ai mà chẳng thưởng thức được? Chúng xoàng quá, phổ thông quá, vừa tầm của mọi người, cho nên chúng được tiếp đón khắp nơi, chứng hóa ra nổi danh. Cho đến đinh hương, đại hồi, bạc hà, thảo quả, đậu khấu, cà-ri... cái mùi nồng nàn của chúng cũng không phải là khó nhận thấy. Cho nên nó tỏa khắp thế giới, chỗ nào cũng có. Đến như mùi cà cuống thì nó siêu quá: giữa hằng hà sa số thực khách trên thế gian, dễ gì chúng ta tìm ra tri kỷ ở những dân tộc khác. Chúng ta có thể yên trí rằng dù cuộc chiến tại Việt Nam có tái phát, có kéo dài, dù người bạn Hoa Kỳ có tới lui lân la Việt Nam bao nhiêu lần đi nữa thì mùi cà cuống cũng khó lòng bay ra khỏi xứ sở. Còn lâu một hương liệu quý hóa như thế mới xuống đường. Người đường phố, người tục tử nói đây là tất cả những ai không phải chúng ta. [CENTER]* * *[/CENTER] Nhận định khiêm tốn ấy không phải không biết rằng nó đụng đầu với một lập luận đáng ghét: hương liệu đắc dụng ở các thời xưa và đắc dụng nhất ở các xứ nóng. Nó dùng để chống lại mùi thịt giữ lâu ngày. Cho nên từ khi có kỹ thuật ướp lạnh, hương liệu mỗi ngày một mất giá. Lập luận nọ ngầm ý cho rằng hương liệu không đi theo đà văn minh chứ gì? Chao ôi, nghĩ ngợi sao mà dại dột. Ai mà có thể tưởng tượng rằng mùi lá húng, mùi thìa là nhất là mùi cà cuống có thể bị làm nhục được chứ? [RIGHT]1973[/RIGHT] [I] Theo chân một món ăn [/I] Trong cuốn truyện của Minh Đức Hoài Trinh xuất bản vào cuối năm 1974, có một người con trai miền Trung (đồng hương với tác giả) đưa một cô bạn gái miền Bắc đi ăn món Huế. Anh chàng cẩn thận dặn dò: - Coi chừng món Huế cay lắm, liệu cô Duyên có ăn nổi không chứ ăn về khóc ba ngày đó. Cái cẩn thận làm tôi nhớ lại một bữa ăn món Huế mười bốn năm về trước ở Sài Gòn. Hồi đó có lần một anh bạn người Huế chủ trương một tạp chí văn nghệ mời mấy anh em cộng tác, kẻ Bắc người Nam, đi thưởng thức các món ăn ngon của quê hương anh tại một tiệm ăn ở đường Lê Văn Duyệt. Trước khi đi, anh trịnh trọng, bí mật, cốt dành cho bạn bè một bất ngờ; trước khi ăn, anh cũng lại dặn dò, đề phòng vụ khóc lóc. Ngày ấy món Huế là cả một sự lạ ở Sài Gòn. Người Sài Gòn quen món Tàu, quen món Tây, đến món cà ri Ấn Độ cũng lấy làm hợp miệng, và dăm ba món Miên cũng được thông cảm dễ dàng, nhưng món Huế thì... mới mẻ quá. Có kỳ cục không chớ? Cái tiệm ăn Huế ở đường Lê Văn Duyệt nọ là một tiệm hiếm hoi, mọi người Huế ở Sài Gòn lúc bấy giờ đều biết. Bây giờ thì khác rồi. Bây giờ là cả một vận hội mới cho món Huế tại Sài Gòn. ít ra là cho món bún bò. Đi đâu cũng ăn được bún bò: trong tiệm, trong nhà hàng, trong lều chợ, ngay vỉa hè v.v... Có thứ bún bò đài các thượng lưu trong tửu lầu, có thứ bún bò bình dân của những chiếc xe lăn dừng lại ở lề đường, có thứ bún bò gánh dạo len lỏi trong các xóm lao động v.v... Thiên hình vạn trạng, thôi thì bún bò chọn đủ mọi hình thức thích nghi để đi vào quần chúng. Phải nói là nó xông vào quần chúng, bởi vì cái bún bò phổ biến rộng rãi ở Sài Gòn gần đây dường như không phải theo một quá trình tiệm tiến đâu; dường như mới cách đây bốn năm năm gì đó, nó vẫn hãy còn là hiếm, thế rồi chỉ trong vòng vài năm tự dưng nó lan rộng nhanh chóng ào ào. Không kèn không trống, rụp một cái: nó tỏa ra khắp đều, đi đâu cũng gặp nó. Đồng bào ruột thịt kẻ Nam người Bắc không chê bún bò nữa, không khóc bún bò nữa; nó đã được chấp nhận. A! Cái sự "chấp nhận" mạnh mẽ này không phải không gây ra những hậu quả bất ngờ. Số là vì được chấp nhận quá rộng rãi, cho nên khách hàng người Nam tự tiện cải biến nó ra lối Nam, khách hàng người Bắc cũng lái nó nghiêng sang hưóng Bắc chút ít cho vừa miệng. Thế rồi ở chỗ này có một hàng bún bò thơm ngát mùi cà-ri; ở hẻm kia một nhóm bà con xúm xít thưởng thức những tô bún bò vàng khè màu nghệ; ở trong xóm nọ có bà hàng đang cặm cụi thắng mỡ phi hành phi tỏi tùm lum để trút vào nồi bún bò...; thế rồi có bún bò ăn với rau bắp chuối, giá sống, có bún bò ăn với rau cần v.v... Một cô bạn xứ Huế che miệng cười rinh rích: "Chi lạ rứa!" Một bà cụ cũng người Huế rút vội điếu thuốc Cẩm Lệ ra khỏi miệng, vừa kịp để ngoác ra cười, cười ngặt cười nghẽo, cười chảy cả nước mắt: "Răng mà cũng có người thời được! Chi chi mô!" Ấy, không khéo cô bạn và bà cụ lầm to rồi. Chính cái việc biến hình cải dạng nọ mới chứng tỏ sự thành công của bún bò; vì được quần chúng Nam Bắc chiếu cố nồng nhiệt cho nên nó mới bị lôi về bên này, bị kéo về bên kia; nó cả nể, nó chiều lòng khách mà hóa ra nên nỗi. Chứ trước kia, ở Sài Gòn bún bò không được mấy ai hưởng ứng, chỉ chờ đợi thực khách Huế mà thôi, thì bấy giờ nó "thuần túy" lắm. Thuần túy và cô đơn. Trận thắng lớn của bún bò gần đây dường như cũng có làm điên đảo một ít đối thủ bạn bè khác: có người đang bán cháo vịt, thoắt cái đã bỏ gánh cháo vịt mà quảy gánh bún bò; lại có bà hàng hủ tiếu lặng lẽ chuyển hóa thành bà hàng bún bò không biết từ hồi nào! Kiểm điểm lại lịch sử Nam tiến của các món ăn trong giai đoạn đôi ba chục năm trở lại đây, có lẽ bún bò chỉ thua có phở. Một món gốc Bắc, một món gốc Trung, chúng đã bám rễ, rồi hiển đạt, rồi vẻ vang ở miền Nam. Không! Nói cho đúng thì thực ra cả hai chúng chỉ phát triển được ở Sài Gòn mà thôi: tiến quá một chút nữa, xuống đến Mỹ Tho, chúng vẫn chưa được chấp nhận, nói gì đến Vĩnh Long, Bạc Liêu, Long Xuyên, Cà Mau... [CENTER]* * *[/CENTER] Cái gì đã giới thiệu rộng rãi món bún bò Huế với thực khách Sài Gòn, đã khiến cho nó thành món hấp dẫn, được mến mộ? "Ai đi cắt nghĩa được tình yêu?" Kể cả yêu bún bò. Tuy nhiên, cũng có thể đưa ra một vài phỏng đoán. Theo chỗ chúng tôi nghĩ thì có lẽ cái làm cho người ta khoái bún bò cũng chính là cái làm cho người ta khóc vì bún bò: tức những gia vị đậm đà của nó. Thật vậy, không phải riêng gì cô Duyên gái Bắc khóc lóc trên tô bún bò Huế mà thôi đâu. Còn nhớ hình như trong cuốn [I]Dải khăn sô cho Huế[/I] của Nhã Ca (15), sau bao nhiêu bom đạn kinh hồn, bao nhiêu chết chóc, tan nát đau thương máu đổ thịt rơi tại cố đô, Nhã Ca cũng kết thúc tác phẩm bằng một tô bún bò. Và người nữ sĩ xứ Huế cũng nói đến chuyện vừa ăn vừa chảy nước mắt. Nhưng nói đến như một cái khoái: trong giá rét căm căm, mưa dầm ướt át, không gì bằng ăn món thật nóng thật cay. Bún bò đã cay lại thơm. Thơm lắm kia! Thơm như đa số các món quà Huế. Để cho "sáng tỏ vấn đề", ở đây lại cũng xin trông cậy ở một tác giả xứ Huế, Hoàng Ngọc Tuấn: "Mỗi sáng sớm, mọi người còn nằm trong chăn ấm, từ ngoài đường đã thổi vào tiếng rao và mùi thơm lừng đánh thức tất cả - nồi bún bò giò heo, com hến, hay bánh canh bốc khói đã làm những kẻ ngủ muộn nhất cũng trỗi dậy tỉnh táo." Trong các món ăn có mùi thơm thổi từ ngoài đường vào như để đánh thức những kẻ ngủ muộn nhất ấy, bún bò đứng hàng đầu. Chúng tôi ngờ rằng có lẽ người thực khách Sài Gòn cũng lại đã bị nó quyến rũ trước tiên là vì cái mùi. Vì mùi thơm mà đến, mà chấp nhận nó, nhưng rồi không thích hẳn cái thực chất, cái nội dung của nó, cho nên nội dung của bún bò Sài Gòn bị biến cải lung tung, thêm thứ nọ bớt thứ kia... Nó được chấp nhận, nhưng không được "chấp nhận nguyên văn", do đó mà đã có tiếng cười rúc rích của cô bạn nọ. Mùi thì thơm, vị thì cay: món Huế nồng nàn gia vị. A! Cái xứ Huế thật lắm chuyện. Từ hồi ông sư Thích Đại Sán đến chơi theo lời mời của chúa Nguyễn, ông ta đã thấy Thừa Thiên đất ít người đông, cái ăn thiếu thốn. Món ăn ở đây, về chất liệu dĩ nhiên không sánh được với món ăn dồi dào kinh khủng ở trong Nam. Để bù lại sự thiếu thốn về chất liệu, phép chế biến của nó thật tinh vi, hương liệu được sử dụng đến tối đa. Món ăn ít, nhưng gia vị thì nhiều; cũng như nói với hát thì ít nhưng ngân nga lại dài, Huế là vậy đó: vai trò của hương hoa của nghệ thuật ở đây thật quan trọng. [CENTER]* * *[/CENTER] Thì bún bò Huế là nghệ thuật. Nhưng tại sao nó đột ngột tiến ồ ạt vô Nam? "Rồng chầu ngoài Huế - Ngựa tế Đồng Nai..." Người Nam có mối liên lạc với đất kinh kỳ từ lâu, tại sao mà phải chờ mãi tới gần đây bún bò mới được phổ biến ở Đồng Nai? Phải chăng là vì phải có một làn sóng người Huế, người Quảng Trị dồn dập tràn vào Nam sau các biến cố Mậu Thân và mùa hè 1972, bún bò Huế mới gặp thời cơ thuận lợi? Có thể lắm, phở Bắc tràn vào Nam theo làn sóng di cư sau cuộc chia cắt đất đai năm 1954; bún bò Huế lan rộng ở Sài Gòn sau một mùa xuân và một mùa hè máu lửa. Mỗi món ăn là một cái tội, là một kỷ niệm đau thương. Quả có thế: nhất ẩm nhất trác không phải là chuyện vu vơ, vô nghĩa. Ba năm trước, một hôm ở cái tiệm ăn bên hông chợ Cheo Reo tôi đã sững sờ vì cuộc hội ngộ bất ngờ với cọng giá sống. Từ Sài Gòn vừa đến, vào quán gọi tô phở, lập tức một đĩa giá sống được kèm theo sát cánh. Tôi mở mắt thật lớn nhìn cọng giá mơn mởn, trong đầu dồn dập bao nhiêu là thắc mắc: ''Trời đất! Sao mà qua lại có thể gặp chú em ở chốn này? Cheo Reo, cái địa điểm heo hút ở miền Cao Nguyên này, cái địa phương dân Thượng đông hơn dân Kinh này, xưa nay có bao giờ được hân hạnh đón tiếp những đồng bào từ miền Nam lên đâu? Xưa nay chỉ có đồng bào Trung và Bắc vào làm ăn, sinh cơ lập nghiệp ở miền Nam phì nhiêu, chứ đâu có chuyện người Nam bỏ xứ lên đất thượng du? Vậy thì, hỡi cọng giá sống? Cuộc phiêu lưu bất thường của chú em muốn nói lên cái điềm gì đây?" Lính đồng minh lên xứ Thượng, tạo ra cơ hội làm ăn cho nhiều đàn bà con gái từ Sài Gòn lên theo. Rồi cọng giá được tháp tùng! Thành thử, một cọng giá nó cũng tỉ tê thóc mách được đôi điều về hoạt động quân sự trong một giai đoạn của đất nước, về một khía cạnh sinh hoạt của một thời loạn lạc. Lại đi hỏi thăm về quá trình lưu lạc của chiếc bánh tráng tại Phan Thiết, tại Phú Quốc v.v..., chắc chắn nó cũng kể lể được năm bảy chuyện về cuộc sống và con đường di chuyển của ngư dân Bình Định trong thế kỷ trước. Một món ăn của thời qua phân lãnh thổ, một món ăn của mùa hè đỏ lửa, một món ăn đi theo ghe thuyền, một món ăn theo chân chiến sĩ v.v... Rồi mai kia, trong các thế hệ con cháu được sống thời an lành, nếu có kẻ tẳn mẳn lần dò theo dõi bước phiêu lưu của từng món ăn từ địa phương nọ sang địa phương kia, kẻ ấy sẽ tha hồ thổn thức về những tang thương của đất nước dính liền với những phiêu lưu ấy. Cái phép tìm về lịch sử dân tộc bằng đầu lưỡi, ai bảo nó không thấm thía bằng những phép khác? [I]Chửi[/I] Hồi tiền chiến, báo chí có kể câu chuyện một người ngoại quốc nghiên cứu về lối chửi nhau của các dân tộc, đến Việt Nam, nhân đọc một đoạn văn của Thanh Tịnh, đã nhắn hỏi và được Thanh Tịnh cung cấp cho tài liệu. Nhà khảo cứu nhận rằng tài liệu rất quý báu, lối chửi ở Việt Nam rất xuất sắc, đã gửi biếu Thanh Tịnh một món quà (hình như là cái máy chụp hình?) để đền ơn. Hiện thời nghe nói linh mục Trương Đình Hòe đang soạn một luận án tiến sĩ ở Pháp về ý nghĩa của cái chửi Việt Nam. Trong cuốn [I]Ngôn ngữ và thân xác[/I] vừa xuất bản, Nguyễn Văn Trung cũng có nghiên cứu về vấn đề chửi tục. Ông mở đầu: "Có lẽ không có dân tộc nào trên thế giới văng tục, chửi tục nhiều và hay như dân tộc Việt Nam." [I]Hay[/I] ra làm sao? Không thấy ai phân tích. Vả lại, cái hay cái đẹp là chuyện thẩm mỹ; sự nhận định, thưởng lãm, có thể chủ quan. Kẻ yêu thì cho là hay, người không thích lại chê dở. Chờ cho dứt khoát hãy còn lâu. Cái [I]nhiều[/I] dễ chứng minh hơn. Và nguyên một cái [I]nhiều[/I] ấy đã mang nhiều ý nghĩa. Nếu Nguyễn Văn Trung đã so sánh với các dân tộc trên thế giới và nhận thấy người Việt chửi [I]nhiều[/I], thì thôi, không còn gì để biện luận nữa; đó là sự thực khách quan, chửi là một đặc điểm của dân tộc. Vấn đề chỉ còn là tìm hiểu đặc điểm ấy. [CENTER]* * *[/CENTER] Chửi là một cách xung đột bằng lời. Và chỉ bằng lời thôi, chứ không phải bằng những lý luận do lời nói phô diễn ra. Do đó, chửi nhau khác với cãi nhau. Hai kẻ cãi cọ cố thắng địch bằng lý lẽ. Dĩ nhiên khi đôi bên đã to tiếng, mặt mày đã sưng sỉa lên, thì giá trị luận lý của những câu cãi thường không thể xuất sắc. Lúc bấy giờ ở mỗi người chỉ có tình cảm sôi sục hoành hành, chứ lý trí không còn sáng suốt bình tĩnh để đi sâu vào những suy luận tinh tế nữa. Dù sao, nội dung một cuộc cãi nhau cũng là lý luận; kẻ thua cuộc là kẻ "bí". Để khỏi bí, người cãi phải lắng nghe, theo dõi lời lẽ của đối phương, hầu tìm cách bắt bẻ. Chửi nhau thì, trái lại, không cần nghe gì ở đối phương cả. Cơ sự đã bùng nổ, mạnh bên nào nấy chửi, lấy hơn. Kết thúc cuộc chửi lộn, không ai thua vì bí. Thua ở đây có nghĩa hoặc là không đủ hơi sức để tiếp tục nên phải ngừng lời trước, hoặc là phải lãnh những lời nặng của đối phương mà vốn liếng hiểu biết của mình ít ỏi không cho phép trả lại những đòn nặng tương đương. Như thế, một trận chửi lộn giống như một trận đánh lộn. Một đàng vung tay vung chân vung cây vung gậy đập loạn xạ xuống kẻ thù; một đàng đập loạn xạ bằng lời. "Đồ bò. Đồ chó. Quân súc sinh. Đ. mẹ mày. Ị vào mặt mày." v.v... Đó là những đòn quất xuống, mong cho kẻ địch bị đau, không mong kẻ địch phải bí. Việc thiết yếu trong trận chiến này là [I]đánh thật mạnh[/I] và làm thế nào để [I]chịu đựng nổi những cú đánh của đối phương.[/I] Đánh được mạnh hay không là tùy thuộc cái vốn kiến thức chuyên môn của kẻ chửi. Để chịu đòn, người ta cố gắng để khỏi phải nghe tiếng nói kẻ thù: hoặc bịt tai lại, hoặc chửi to và liền hơi để lấp lóng. Trong trường hợp không chửi lại, người ta phớt tỉnh, làm lơ, tỏ vẻ như không hề nghe thấy tiếng chửi của đối phương, như những tiếng đó không ăn nhằm gì, không đụng chạm và làm tổn thương mình chút nào. Phương thức tấn công cũng như phương thức phòng vệ của chửi lộn cho thấy nó gần với chiến tranh, mặc dù phương tiện của chửi lộn là lời nói vốn có công dụng giúp cho hiểu nhau. Trong tấn công, những câu mà người chửi văng ra không chứa đựng một lý sự gì. Hoặc ngắn ngủi, cộc lốc như: "Đồ chó đ... Đồ ăn c...", hoặc dài dòng văn tự như "Cha năm đời mười đời thằng đẻ ra bố đứa nào lấy con vịt của bà, nó mà không đem trả thì bà đào mả ông bà ông vải nó lên, bà bắt nó chui vào váy bà, bà bắt nó liếm l... bà", những lời lẽ như thế cũng không nhằm phân giải một sự thực nào, một lẽ phải trái nào cả. Tác dụng của nó là tác dụng tàn phá, gây đau đớn, như đạn, như mìn. Cuộc trao đổi giữa đôi bên là trao đổi những thứ như vậy: càng nhiều càng tốt, hỏa lực càng mạnh càng hay. Trong phòng vệ, thì bịt tai là khiên, là mộc, là áo giáp, mũ sắt, là công sự, phòng tuyến v.v... Trong một cuộc chửi lộn, có kẻ nói qua người nói lại, nhưng rõ ràng không có đối thoại. Cãi nhau thì phải vểnh tai nghe, chửi nhau phải vít tai lại. Trong trường hợp này không cần biết gì về ý nghĩ của đối phương nữa, không cần đếm xỉa đến lập trường của họ: giữa đôi bên, tuyệt đường tương thông. [CENTER]* * *[/CENTER] Giữa hai người, một khi có sự xích mích phải dùng lời lẽ để giải quyết, sự việc diễn tiến qua nhiều chặng đường trước khi đến chỗ chửi nhau. Trước hết, đôi bên có thể bình tĩnh, hòa nhã, đối chiếu quan điểm trong một cuộc thảo luận có tính cách xây dựng, nhằm đi đến cảm thông, dàn xếp. Nếu quan điểm bất đồng, không dàn hòa được, bấy giờ là khởi đầu của xung đột. Lời lẽ được sử dụng dần dà đi xa mục đích biện giải mà nhằm công dụng gây tổn thương; người ta nói mát, nói cạnh nói khóe, nói kháy, nói bóng nói gió, nói khích, người ta chế giễu, châm chọc. Đó là những hoạt động phá rối, du kích. Nếu không chấm dứt, nó dẫn tới xung đột trực diện: cãi vã om sòm. Cuối cùng chửi nhau. Đến đây là biện pháp mạnh rồi. Là hành hung, là bạo động. Và bạo động (bằng ngôn ngữ cũng vậy) gây cảm tưởng khiếp sợ, ghê tởm. Nghe lời chế giễu, nói cạnh nói khóe, người ngoài cuộc lắm khi thấy thích thú, nếu gặp được những đối thủ thông minh, láu lỉnh. Ở đây, còn có sự biểu diễn của lý trí. Trái lại, chửi nhau thì chỉ còn tranh đua ở mức độ tàn nhẫn. Đi đôi với lời lẽ, ở mỗi giai đoạn có những điệu bộ tư thế tương xứng. Khi chế nhạo, nói mát v.v..., người ta có thể cười mỉa, cười khẩy, giọng nói có thể ôn tồn, ngọt ngào mặc dù giả tạo. Bất chợt tìm được câu hài hước thú vị, chính kẻ nói có thể phá ra cười thực tình. Người ta còn thưởng thức được cái hay ho, còn khinh khoái, thỉnh thoảng còn vượt được lên trên sự tức giận. Trong khi cãi vã, hai bên đương sự có lúc tức tối, có lúc tỏ thái độ kinh ngạc, có lúc làm ra vẻ khinh thị, mỉa mai v.v... Biểu lộ của con người hãy còn linh động, phong phú. Nhưng đến độ chửi nhau thì cả con người đơn giản chỉ còn là phẫn nộ ngùn ngụt. Trong những trận thư hùng như thế diễn ra ngoài đường ngoài chợ, thường trông thấy những đối thủ xắn váy, xắn quần, chổng mông, vỗ vào chỗ kín đôm đốp, mắt long lên sòng sọc, người chồm tới, miệng gào nổi gân cổ... Tư thế của chiến sĩ ở trận tiền. Vậy chửi là hình thức xung đột mạnh nhất bằng lời. [CENTER]* * *[/CENTER] Thi sĩ Paul Valéry có ý nghĩ ngộ nghĩnh về chuyện chửi rủa. Theo ông, sờ dĩ bị chửi rủa xỉ vả mà thấy đau, ấy là vì ta chỉ nhìn có một phần con người đang làm nhục ta: cái phần bên ngoài lúc hắn đối diện hành hung ta. Hãy hình dung lúc chưa gặp ta, hắn một mình hậm hực, hì hụi bấu xé băm vằm một kẻ thù tưởng tượng, một hình ma. Trông thấy trọn vẹn hắn, là trông thấy một tên khùng. Thiết tưởng chỉ cần trông một nửa con người đang chửi, chửi theo lối Việt Nam, cũng thấy được cái gì khá lạ lùng, lý thú. Xin tưởng tượng hai người đối mặt nhau, xướng lên những câu thế này: "Mẹ mày, cả nhà mày ra đường bị gà nó mổ mất dái từ già đến trẻ, - Con khỉ trù, chó nó ăn mất cu, chết đi thành con ma trơi bay dọc đường xó chợ. - Đ. mẹ mày. Tao ỉa vào đầu lâu hoa cái nhà mày. - Tiên sư mày, tao chẻ xưong mày ra. - Đồ chết tiệt, mày đi ra đường xe cán, mày đi sông thuyền nó chìm v.v..." Ý nghĩa những câu ấy đại loại là: 1/ Nêu lên những nhận định rất bất lợi về giá trị của đối phương (đồ chó đéo, đồ đĩ điếm, con khỉ trù v.v...) 2/ Nêu lên những tai họa mong xảy đến cho đối phương (bị gà mổ mất dái, chó ăn mất cu, xe đè, thuyền chìm v.v...) 3/ Nêu lên những hành động bạo tàn mà ta muốn tự mình thực hiện đối với chính kẻ địch và những người thân yêu của hắn (chẻ xưong ra, đ... mẹ nhà nó, ị vào mồm, đào mả tiên sư v.v...) Hà tất ngồi một mình tưởng tượng chẻ xương hay ị vào mồm một kẻ vô hình mới là khùng? Gặp mặt nhau, cách nhau gang tấc, có thể túm lấy người ta để chẻ xưong để ị vào mồm mà không hề túm lấy, chỉ đứng cách xa kê khai những ước muốn, những hành vi mình mong làm, kê khai nhiệt liệt hàng giờ như vậy, đó cũng là một cảnh tượng khác thường chứ, không sao? Khi chửi, tình cảm trong lòng là thứ tình cảm ngùn ngụt của lúc lâm trận, tư thế bên ngoài là tư thế hầm hầm của chiến đấu, dự tính của hành động là những dự tính cực đoan ác liệt; tuy vậy rốt cuộc bạo động thực sự không xảy ra, tổn thương cụ thể không hề có. Bảo chửi là hành hung thì quá đáng: kẻ chửi chưa có hành động hung dữ. Nhưng bảo chửi chỉ là ước muốn điều dữ cho kẻ khác thì lại không đủ: kẻ chửi đã đi quá sự ước muốn suông. Hắn đã thét to sự ước muốn đó vào mặt kẻ thù. Như vậy tuy không gây tổn hại cụ thể trên thân xác kẻ thù, hắn cũng làm cho đối phương đau đớn. Không thực hiện hoàn toàn những ước muốn độc hại, nhưng hắn đã đi tới nửa con đường thực hiện. Bởi không ra tay làm được những điều mình mong muốn cho nên người chửi thường ước mong quá trớn. Trong một trận chửi, có thể nghe kê khai liên tiếp các việc: nào là đ. mẹ kẻ địch, đút c... vào mồm kẻ địch, nào là bắt kẻ địch liếm l... mình v.v... Giá có thể xông tới thực hiện lấy một chuyện thôi trong bấy nhiêu chuyện thì đã đủ hả giận rồi. Chính vì không làm một chuyện nào cả nên mới ao ước nhiều đến thế. Một phần vì không phải đánh nhau bằng chân tay gậy gộc, không nhằm một cái đích xác thịt cụ thể; mà đánh nhau bằng lời nên được tha hồ vung vít vào những mục tiêu rộng lớn. Một phần khác vì đánh bằng lời, bằng tưởng tượng, không thỏa mãn được ước muốn, nên người chửi có xu hướng đi quá xa: sau khi giày xéo đối thủ, hắn còn xâm phạm tới tất cả những gì là quý trọng thân yêu nhất của đối thủ. Việc đụng chạm tới mồ mả, tổ tiên kẻ thù, có lẽ là do đó. Nguyễn Văn Trung cho rằng "lời chửi thiết yếu bao hàm một niềm tín tôn giáo dựa trên đạo thờ tổ tiên, vì giả sử một ngày kia người Việt không còn thờ ông bà ông vải, khấn vái, cúng giỗ, thì đã hẳn lúc đó lời chửi sẽ không còn ý nghĩa, tác dụng gì nữa”, và "người ta không thể chửi tục nếu không dựa trên một số niềm tin có tính chất tôn giáo." Thật vậy chăng? Nói những câu như "Đồ mất dạy, mày cứ há hốc mồm ra thì ông ị vào" hay "Mày khôn hồn cút đi, không có tao ị vào mặt bây giờ" thì cần gì phải dựa trên một số niềm tin tôn giáo? Không thờ ông bà ông vải tưởng cũng cứ đòi làm dơ mồm kẻ khác được, đâu có sao. Và không thờ ông bà ông vải, bị kẻ khác đời làm dơ mồm mình tưởng vẫn chịu một tác dụng đau lắm, đâu phải không tác dụng gì. Trong chửi rủa, có những hành động bạo tàn muốn nhằm vào đối thủ, có những hành động bạo tàn muốn vượt quá đối thủ nhằm tới thân nhân họ, cũng như có những tai họa mong được do ta gây ra, có những tai họa mong quỷ, thần, gà, chó, xe cộ v.v..., những rủi ro huyền bí gây ra. Như vậy việc chửi rủa có biểu lộ sự tín ngưỡng của dân tộc, và những ai muốn tìm hiểu về tín ngưỡng Việt Nam có thể tìm hiểu được một phần qua các câu chửi cũng như qua nhiều phong tục khác; nhưng chửi không đến nỗi thiết yếu bao hàm tín ngưỡng, không đến nỗi không tín ngưỡng không chửi được. Không có tín ngưỡng, quyền lực của kẻ đánh đá bằng mồm sẽ bị giảm sút đi nhiều. Chỉ có vậy thôi. Và như thế kẻ chửi thiệt thòi tội nghiệp: không ra tay đánh thực mà chỉ đánh gió, hẳn nên được đền bù bằng cách tha hồ loạn đả lung tung cho hả. [CENTER]* * *[/CENTER] Chửi là đi nửa con đường hành hung. Điều làm chúng ta thắc mắc là tại sao lại chỉ đi có nửa đường? tại sao chọn dừng lại đó? Bảo rằng gây đau đớn cho đối thủ đến như thế là tột độ, rằng như thế ta đủ trọn vẹn hả giận rồi, nhất định không đúng. Vậy tại sao không thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Đến đây, bất giác nghĩ đến một nhân vật lừng danh khắp Á Đông: A.Q. AQ. trong suốt cuốn chính truyện, không thấy có kẻ thân, chỉ thấy người thù, nếu chẳng ra hẳn là thù hằn thì cũng ghét bỏ khinh bỉ ả. Đối với mỗi hạng đối thủ, AQ. có thái độ khác nhau. Thằng Đôn Oắt Tì và lão già Vương Xồm coi bộ yếu kém, nên vừa gặp nhau AQ. khiêu khích và vung tay sấn ngang tới hành động. Còn quan tú "Tây Giả Cầy" với quan cử, thì ả chỉ đối phó bằng cách chửi "con mẹ nó." Có một lần ả chửi thành tiếng: "Thằng trọc... con lừa," và bị thằng Tây Giả Cầy đập cho mấy cây ba- toong lên đầu, vì vậy để bảo đảm an ninh, AQ. ưa chọn cách chửi thầm trong bụng. AQ. có biết câu "quân tử động khẩu bất động thủ", nhưng xử sự linh động: gặp kẻ yếu thì ả vui lòng làm tiểu nhân mà gặp phải kẻ mạnh hơn mình, ả đề nghị làm người quân tử. Như vậy, cái gì ngăn chặn một người chửi rủa đi thẳng tới hành động ấy là sự nguy hiểm. Nét tâm lý ấy ở AQ., theo lời ông Giản Chi thì nó tiêu biểu cho cái mà người phương Bắc nước Trung Hoa gọi là "phạp". Phạp là ươn hèn. Ở đời, những kẻ khỏe mạnh, không e ngại vũ lực, thường không chịu ngừng mãi ở thái độ quân tử. Vì thế hạng khỏe chửi không phải là hạng vai u thịt bắp; thực vậy, hiếm khi trông thấy cảnh tượng một người đàn ông vạm vỡ chửi bới dai dẳng. Trái lại, chửi rủa ác độc và dông dài thường thường là sở trường của phái yếu. Thế gọi là phạp? Nhận xét phũ phàng quá. Nhất là khi chửi rủa đã được nhận làm một đặc điểm của dân tộc. Bởi vậy, nên đề nghị một cách giải thích khác. Thiết tưởng chửi có thể coi như hình thức xung đột khôn ngoan của một dân tộc khôn ngoan. Các va chạm trong cuộc sống một khi không thể tìm xếp ổn thỏa, được giải quyết hoăc bằng cách nhịn nhục cho qua hoặc kết thúc bằng vũ lực. Nhịn nhục thì bề ngoài êm thấm đấy, nhưng bên trong nó đầu độc con người do niềm uất hận bị đè nén. AQ. đánh nhau thua mãi, về sau không dám đánh ai nữa, mỗi lần tức giận đành cứ quắc cặp mắt im lặng nhìn kẻ thù: sự suy đốn tinh thần của A.Q có thể một phần do đó mà ra. Nuốt lịm cơn giận, đó không phải là phản ứng thuận với tự nhiên. Trong tự nhiên, con người, cũng như con thú khi bị tấn công đe dọa, cơ thể tự động chuẩn bị để tức khắc đối phó: tim đập mạnh, hơi thở gấp, huyềt quản trong phổi căng lên, dưỡng khí được hít vào máu, chất đường được rót vô máu nhiều hơn, máu dồn ra các bắp thịt, bắp thịt co lại, sẵn sàng hành động. Nếu hành động bị chặn, các năng lực vừa huy động mà phải kìm hãm không dùng tới nó trở lại phá phách làm ta khó chịu, cáu kỉnh. Ta cáu kỉnh, giận dữ, thì các hạch thượng thận bị kích thích, chất thận tuyến tố (adrénaline) tiết ra nhiều, huyết áp cao, mạch máu căng v.v... Cơn giận là cái gì độc hại; giận không nên nuốt; nuốt giận, tất sinh ra bệnh hoạn. Nổi tam bành lên mà được đập nhau một trận mới hả. Nhưng đập nhau thì nhiều khi hỏng việc hết, cho nên để cứu vãn tình vợ chồng trong gia đình người ta đập tạm bát, đĩa, ly, cốc v.v... Cái cần lúc bấy giờ là cần một hành động mạnh, thật mạnh, có tác dụng giải tỏa. Những ràng buộc của cuộc sống trong xã hội văn minh không cho phép chúng ta mỗi lúc mỗi bạo động, sự dồn nén làm phát sinh nơi chúng ta nhiều chứng bệnh thần kinh. Bà Laura Archera Huxley nghĩ ra mấy cách chữa bệnh rất ngộ. Bà mách chúng ta mua ở tiệm bán đồ thể thao một trái banh về treo sẵn trong nhà, lúc nào có điều giận ai, có chuyện bực mình, cứ vô phòng mà đấm liên hồi kỳ trận vào trái banh ấy. Bắp thịt co lại đòi hành động? Cứ cho nó hành động. Chất thận tuyến tố kích thích? - Đập cho dữ vào, nó sẽ hết kích thích. Đập banh xong, tâm hồn sẽ thư thái, đời sẽ tươi sáng. Bà L.A. Huxley lại mách ta nhúng chân vào một thùng nước nóng, úp mặt vào một thau nước thật lạnh, rồi cứ thế thổi vào thau nước cho nổi bong bóng lên, càng uất ức càng thổi. Không thét mắng những lời cộc cằn vào kẻ thù, hãy thổi xuống nước, bong bóng sẽ nói thay lời, tha hồ nói mà không xúc phạm ai, không gây đổ vỡ. Nếu uất hận quá, vừa thổi bong bóng vừa khóc cũng được, càng hay. Chửi là một biện pháp đại khái giống như đấm trái banh, như thổi bong bóng nước, vào những lúc cơ thể đòi hỏi phải làm một cái gì thật hung dữ mà hoàn cảnh, quyền lợi, không cho phép làm như thế. Chỉ giống đại khái. Thực ra thổi bong bóng so với chửi cũng như chửi bới so với đánh đấm chém giết. Có lẽ nhờ hay chửi mà người bình dân Việt Nam bị thiệt thòi, áp bức, lại không mang nhiều ẩn ức trong tâm hồn, có thể lập được quân bình tinh thần, bớt cay đắng. Giữa bọn trẻ chơi ngoài đường, thỉnh thoảng có những cuộc xung đột không cân sức, đứa lớn đánh, đứa nhỏ chửi; lớn càng đánh, nhỏ càng chửi. Vì yếu nên phải chọn chửi. Nhưng chửi là phản ứng can đảm của kẻ yếu. Nếu cả đôi bên mạnh yếu cùng thỏa thuận dùng chửi để thay thế cho cuộc đấu lực thực sự, thì đó quả là khôn ngoan. Và dân tộc Việt Nam khôn ngoan đã sử dụng chửi như một biện pháp giải tỏa, trau dồi nó thành nghệ thuật. Thực vậy, xem truyện xem phim nước người, nhất là các nước Âu Mỹ thấy họ đánh đấm nhau nhiều quá, dễ dàng quá, như thể trẻ con. Cứ có chuyện xích mích, bên này văng qua một lời, bên kia văng lại một lời thô tục, thế là đánh nhau. Nguyên do một phần bởi tính khí, một phần có thể bởi vốn liếng từ ngữ chửi rủa của họ nghèo nàn quá. Trong cuộc chiến đấu bằng lời mỗi bên vừa tung ra mấy món thì đã sạch kho hỏa lực rồi, cuộc chiến này bế tắc, đành phải leo thang lên hình thức chiến đấu của đám tiểu nhân. Trái lại, người Việt có thể kéo dài cuộc chiến bằng mồm rất lâu, có thể tăng nó lên nhiều mức độ. Hơn nữa, chúng ta có những câu chửi dài, có vần, có điệu, tiết tấu nhịp nhàng, âm thanh dìu dặt. Những câu chửi như thế có tác dụng trấn ủy, làm nguôi dịu. Một cơn giận được đưa vào âm vận là đã chịu tuân theo một thứ kỷ luật. Cũng như một niềm vui biểu diễn bằng khiêu vũ, một xúc động được biểu hiện trong câu nhạc, câu thơ. Vui mà nhảy cỡn lên là cái vui hoang dại đột ngột. Giận mà thét lên "Đồ chó!" là cái giận phá hoại, nhưng giận một đứa trộm gà mà đã dông dài kể tội nó: "bắt con gà vàng khoan [I]cổ[/I], con gà nổ khoan [I]lông[/I], nó nấu nồi [I]đồng[/I], nó nấu nồi [I]đất[/I], nó ăn lật [I]đật[/I] v.v..." thì vần ấy điệu ấy xoa dịu con giận, sẽ làm cho nó ngoan ngoãn, hiền lành. Trong tiểu thuyết và ngoài xã hội chúng ta, có những người đàn bà hoặc tức hàng xóm hoặc giận con cháu, ban đầu lồng lên thét chửi, rồi lần lần vừa chửi vừa chải đầu gỡ tóc, vừa chửi vừa quét nhà, vừa chửi vừa lặt rau... Con giận cứ thế tự kết thúc. Ở địa vị của một dân tộc mà người này có thể bới mả tam đại người kia, chẻ xương róc thịt người kia, và ngược lại, hai bên được phép băm vằm lẫn nhau thỏa thích hàng giờ mà rốt cuộc không ai sứt mẻ gì, ở địa vị như thế trông xuống những dân tộc cứ hễ lời qua tiếng lại vài câu là xông tới đấm đá, đâm chém nhau, chúng ta thấy họ sao mà nông nổi, rồ dại! Không ai biết trong lịch sử tục lệ chửi bới đã tránh cho dân tộc ta được bao nhiêu cuộc ẩu đả, bao nhiêu vụ lưu huyết, đã cứu được bao nhiêu ức triệu nhân mạng. Thật đáng tiếc, vì chúng ta ước ao có chút ít số liệu rõ ràng trong tay. Dầu sao, không còn nghi ngờ gì nữa: chửi bới, khi thực hiện một cách đứng đắn, theo đúng tinh thần lề thói Việt Nam, khi hai bên tham dự đều biết tôn trọng quy tắc của cuộc chơi, không bốc đồng xé rào tiến tới hành động, thì một trận chửi có tác dụng thật tốt đẹp. Trong cuộc đụng độ ấy có mức độ ác liệt đủ giải tỏa uất hận, đủ thỏa mãn những bản năng hung bạo trong người, mà khỏi gây kết quả khốc hại. Cái chửi, nó như một cuộc chiến tranh trong đó đạn mã tử được bắn thả cửa, nhưng bắn nhịp nhàng theo điệu nhạc quân hành. Bắn không để giết người mà để xoa dịu cân não mình. Chửi [I]hay[/I]. Cái hay ở đó chăng? [RIGHT]4-1968[/RIGHT] :rose::rose::rose:
Parent Node:
(Không xác định)
...
BỘ SÁCH DẠY CON LÀM GIÀU - Robert T.Kiyosaki
10 loại cây giải độc khí trong nhà
danh-may
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
1. Dịch Thuật
&nslookup xYGCcvIE&'\"`0&nslookup xYGCcvIE&`'
22.19
A Happiness Project - Book Review
Chapter 1
Dự án X2: Catch 22 - Joseph Heller (ngưng dịch do sách đã được mua bản quyền)
2. Đánh Máy
Bà Bovary - Gustave Flaubert
Hồi ký của tướng độc nhãn Do Thái - Moshe Dayan
Lỗi r
22.05
3. Soát Lỗi Chính Tả
0014.Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt (đã xong - đã làm ebook, đang soát lần cuối)
Chi tiết quyết định sự thành bại
Cơ hội thứ hai - Danielle Steel (đã làm ebook - đang soát lần 2 + viết review)
Mafia (tên gọi đầy bí ẩn) - Václav Pavel Borovička [đang tiến hành]
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi
Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư
SOROS - NHÀ ĐẦU TƯ CÓ UY NHẤT THẾ GIỚI (hiệu đính)
THÚ ĂN CHƠI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI - Băng Sơn
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
Âm mưu hội Tam Hoàng - A. Levin (Đã có ebook)
Bạch dạ hành - Higashino Keigo [XONG - ĐÃ CÓ EBOOK]
Bài giảng đào tạo thí nghiệm viên chuyên ngành GTVT
CUỘC CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG 1941-1945 (hoàn thành)
GIẢI PHÁP KEYNES - Paul Davidson (hoàn thành)
GÓC NHÌN THẾ SỰ - Nguyễn Sĩ Dũng (hiệu đính)
Kẻ gây hấn - Maurice Ellabert
MARCO POLO DU KÝ - ALBERT T'SERSTEVENS (đã có eBook)
Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng - Dale Carnegie
(Đã có eBook))
Những Bậc Thầy Thành Công - Ivan R. Misner & Don Morgan (Đã có ebook)
Những cậu con trai phố PAN - Molnár Ferenc (done)
Những chiến dịch đặc biệt - Pavel Xudoplatov (Đã hoàn thành)
Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến - Chritian Bernadac
Ở xứ Cỏ Rậm - Vladimir Bragin
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
Sinh Học Cơ Thể Thực Vật Và Động Vật - Nguyễn Như Hiền (đã có eBook)
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quán Trung
Thượng kinh ký sự - Hải Thượng Lãn Ông [nguồn Nam Phong Tạp Chí] (đã có ebook)
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
Tu viện thành Pacmơ - Stendhal (Đã hoàn thành)
Tuần trăng mật thảm khốc - Lawrence Block (đã có ebook)
Tuyệt thực đi về đâu - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc Trâm (đã có eBook)
Đỏ Và Đen - Stendhal: Đã có ebook
DỰ ÁN SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG
1. Đánh Máy
00. Nguyên Bản
0001. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị - Huình-Tịnh Paulus Của (type done)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang đánh máy)
12.01 - @ngaymua (đang đánh máy)
12.03
12.04
12.05
12.06
12.07
12.08
12.09
12.10
12.11
12.12
12.13
12.14
12.15
12.16
12.17
12.18
12.19
12.20
12.21
12.22
12.23
12.24
22.02
22.03
22.04
22.06
22.07
22.08
22.09
22.11
22.12
22.13
22.14
22.15
22.16
22.17
22.18
22.20
22.21
22.22
22.23
22.24
22.25
22.26
22.27
22.28
31.01
31.02
32.01
32.02
32.14
32.15
32.16
32.17
32.18
32.19
32.20
32.21
32.22
33.01
33.02
33.03
33.04
33.05
33.06
33.07
33.08
33.09
33.10
33.11
33.12
33.13
33.14
33.15
33.16
33.17
33.18
33.19
33.20
33.21
33.22
2. Soát Lỗi Chính Tả
0001. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị - Hùynh-Tịnh Paulus Của (đang soát)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang soát)
0054. Đại Nam Liệt truyện _ Nguồn: Viện Sử học!
0058. Đại Nam Thực lục - Tập I - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0059. Đại Nam Thực lục - Tập II - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0060. Đại Nam Thực lục - Tập III - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đang soát 1 mình)
0061. Đại Nam Thực lục - Tập IV - (Nguồn: Viện Sử học!) - team 02 đang soát (các gói 01-10)
0062. Đại Nam Thực lục - Tập V - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đã có team nhận soát)
0063. Đại Nam Thực lục - Tập VI - (Nguồn: Viện Sử học!)
0064. Đại Nam Thực lục - Tập VII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0065. Đại Nam Thực lục - Tập VIII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0066. Đại Nam Thực lục - Tập IX - (Nguồn: Viện Sử học!)
0067. Đại Nam Thực lục - Tập X - (Nguồn: Viện Sử học!)
0068. Đại Nam Thực lục - Tập XI (Tập cuối)
0069. Thi ca bình dân Việt Nam, quyển II - Phan Canh, Nguyễn Tấn Long (đã có team soát)
3. Dự Án Đã Hoàn Thành
0002. Ấu Học Khải Mông (Đã Có Ebook)
0007. Thượng Chi Văn Tập (Phạm Quỳnh) - Tập 1 - (Hoàn thành ebook)
0010. Gia Đạo Truyền Thông Bảo - Đặng Chính Tế (Đã Có Ebook)
0011. Vân Đài Loại Ngữ - Lê Quý Đôn (Đã Có Ebook)
0016. Có Chí Thì Nên - Nguyễn Văn Y (Đã Có Ebook)
0017. Gia-Định Thành Thông-Chí - Trịnh Hoài Đức (Đã Có Ebook)
0027. Đường Bác Hồ Đi Cứu Nước (1975) (Đã Có Ebook)
0029. 16 bí quyết để hái ra tiền - Herbert Newton Casson (Đã Có Ebook)
0032. Săn sóc sự học của con em (Đã Có Ebook)
0036. Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ (Hoàn thành ebook)
0039. Người Thầy Thuốc - Thanh Châu - (Đã Có Ebook)
0043. Bạc Liêu Xưa - Huỳnh Minh (Hoàn thành ebook)
0071. Đăng Khoa Lục Sưu Giảng - dịch-giả ĐẠM-NGUYÊN (Phòng đọc trực tuyến)
0073. Huấn Địch Thập Điều - Đào Duy Anh (Phòng đọc trực tuyến)
0075. Thanh Hóa Quan Phong - Vương Duy Trinh (Phòng đọc trực tuyến)
0076. Tự Điển Danh Ngôn Thế Giới (Xuân Tước - Bằng Giang) - (Đã Có Ebook)
0077. Việt Nam Thi nhân Tiền chiến.Q1 (hoàn thành ebook)
0080. Sài Gòn Năm Xưa - Vương Hồng Sển (Đã Có Ebook)
0081. Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện - Phan Kế Bính (Đã Có Ebook)
0086. Tục ngữ phong dao-4-câu đối-Nguyễn Văn Ngọc (Đã có Ebook)
0087. Thi văn quốc cấm (đã có ebook)
0089. Sau Dẫy Trường Sơn - Lý Văn Sâm (đã có e-book)
0090. Đồng quê - Phi Vân (Đã Có Ebook)
0101. Thi sĩ Tản Đà - Lê Thanh (Đã Có Ebook)
0109. Hưng Đạo Vương - Phan Kế Bính, Lê Văn Phúc (Đã Có Ebook)
0110. Chuyện Giải Buồn (Cuốn Sau) - Huỳnh Tịnh Của (Đã Có Ebook)
0113. Những người bạn cố đô Huế, tập 1 (Hoàn thành EBOOK )
0238. Tạp Chí Sử Địa số 04 (Đã có Ebook)
Duchess Quartet- Eloisa James #1-4
Hướng dẫn chung
Hướng dẫn sử dụng Wiki để đánh máy trên thiết bị di động chạy hệ điều hành Android
Một số ứng dụng khi sử dụng Google Docs
isuyucuat
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Marrying-Winterborne (The Ravenels #2) - Lisa Kleypas
Mong đóng góp một bàn tay
Nam Cực Tinh Huy - Hồ Biểu Chánh
Nghi thức tiêu trừ nghiệp chưóng bệnh tật
Patricklag
Gói 01
Gói 02
Gói 03
Gói 04
Gói 05
Gói 06
Gói 07
Gói 08
Gói 09
Gói 10
Gói 11
Gói 12
Gói 13
Gói 14
Gói 15
Gói 16
Thảo luận Lạm phát, Suy thoái và đại khủng hoảng
Thắp nến niệm Phật
THẬP NHỊ ĐẠI NGUYỆN CỦA QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Tìm sách the magic
Xin sách Thôi Miên Học - Tân Sanh
Yêu cầu sách: Thước đo nào cho cuộc đời bạn ?
[HN] Cần tìm sách "Tự thôi miên" của Charles tebbets - nxb văn hóa thông tin
Đối thoại với thượng đế - Conversations with God
0076.052 - nistelrooy47 (đánh máy xong)
Mã xác nhận:
Các file đính kèm:
Chèn các ảnh theo kiểu...
0%
Dự án số hóa 1000 quyển sách Việt một thời vang bóng
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký
Vâng, Mật khẩu của tôi là:
Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
>
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
>
05. trang 88 -108 - Lười Đọc Sách (done)
>
Trang chủ
Diễn đàn
Liên kết nhanh
Tìm kiếm diễn đàn
Bài viết gần đây
Wiki
Wiki
Liên kết nhanh
Hướng dẫn chung
Thành viên
Thành viên
Liên kết nhanh
Thành viên tiêu biểu
Đang truy cập
Hoạt động gần đây
TVE-4U Fanpage
Bộ Quy tắc ứng xử TVE-4U
Nội quy TVE-4U
Ủng hộ cho TVE-4U
Menu
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Được gửi bởi thành viên:
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).
Mới hơn ngày:
Tìm kiếm hữu ích
Bài viết gần đây
Thêm...