Đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
>
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
>
05. Superlazy (done)
>
Mời tham gia cuộc thi "CHIA SẺ KỶ NIỆM ĐÁNG NHỚ" nhân dịp TVE-4U 10 tuổi
Hướng dẫn chuyển đổi các định dạng eBook
Hướng dẫn xử lý lỗi không 'download - viết bài - xem link' được trên diễn đàn
05. Superlazy (done) - Sửa
Tiêu đề:
Link URL:
Data Type:
BB Codes
<p>TRIẾT HỌC PHÂN TÍCH</p><p><br /></p><p>Trên diễn dàn triết học phân tích ở Anh xuất hiện G. Frege (1848- 1925), G. E. Moore (1873 - 1918), Bertrand Russell (1872 - 1969). Đỉnh cao của triết học phân tích ở Châu Âu là Câu lạc bộ Vienna.</p><p><br /></p><p>Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học hiện đại, trường phái Vienna không thể thực hiện chương trình thực chứng chủ nghĩa với tham vọng “tinh lọc” khoa học khỏi siêu hình học, với ảo tưởng vượt qua siêu hình học bằng phân tích logic của ngôn ngữ: logic không ở ngoài ngôn ngữ.</p><p><br /></p><p>Nước Mỹ với chủ nghĩa thực dụng và trường phái lịch sử của mình góp phần quan trọng cho việc xây dựng nền tảng triết học của khoa học hiện đại.</p><p><br /></p><p>W. Quine (1908), Richard Rorty làm rêu rao Triết học phân tích: người trước không chỉ đưa lại giá trị thực dụng cho logic học mà chủ yếu phục hồi lại bản thể học.</p><p><br /></p><p>Người sau tấn công triết học phân tích mạnh mẽ hơn và chủ trương dùng đàm đạo có tính khai mở, một loại sức mạnh đặc biệt đạt tới chân lý, bởi vì theo chú giải học: “Con người không có mục tiêu nào khác, ngoài bản thân mình”.</p><p><br /></p><p>Các nhà triết học Mỹ đã làm cho Triết học phân tích sôi nổi khắp nước Mỹ. Nhưng giờ đây nó không có bộ mặt như xưa ở Châu Âu. Người ta thấy nguyên tắc nền tảng của nó - nguyên tắc chứng thực - đã suy yếu trông thấy và nó ngả rõ ràng sang chủ nghĩa thực dụng. Có người gọi các nhà triết học đó là người đi theo <i>chủ</i> <i>nghĩa</i> <i>thực</i> <i>dụng</i> <i>mới</i>.</p><p><br /></p><p>TRƯỜNG PHÁI LỊCH SỬ</p><p><br /></p><p>Cùng <i>với</i> đà phát triển “những hệ thống phát triển lịch sử” trong khoa học tự nhiên, trường phái lịch sử trong triết học cũng ra đời ở Mỹ. Chủ nghĩa tự nhiên đã có ở Mỹ cũng góp phần ra đời của trường phái triết học quan trọng này.</p><p><br /></p><p>Phải nói nó có tầm cỡ quan trọng, đáng mặt Mỹ không phải vì nó phê phán các triết học đã có gây nên cảm giác quá nóng nảy”. Chính là nội dung phê phán của nó đã chĩa mũi nhọn vào các khoa học đã hết thời, từ đó đề xướng một nền khoa học mới. Trường phái lịch sử đã đánh dấu sự thắng thế dẫn đầu của khoa học hiện đại ở Mỹ.</p><p><br /></p><p>Những nghiên cứu ở <i>Boston</i> về triết học của khoa học đã đưa lại cho trường phái lịch sử một địa vị rõ rệt trong việc chống chủ nghĩa thực chứng, phục hồi lại siêu hình học, bản thể học trong hoạt động khoa học.</p><p><br /></p><p>Thomas Sammal Kuhn (1922 - ), Paul Karl Feyerabend (1924 -) là những người đã đưa chủ nghĩa lịch sử tới đỉnh cao.</p><p><br /></p><p>Các nhà triết học này lại một lần nữa tìm lại bản tính con người trong khoa học. Chân lý trong khoa học không thể tìm <i>ở</i> sự phù hợp giữa thực tại và khái niệm mà ở sự liên thông (connexion) logic giữa các khái niệm do “ta” tổ chức nên. Hoạt động của “ta” tức chủ thể nhận thức không ở ngoài mà ở giữa lòng thế giới và bị quy định bởi chính chủ thể. Nhân tố “giá trị học”, sự “tự đánh giá” là nền tảng của khoa học hiện đại phát triển.</p><p><br /></p><p>Khi Feyerabend đưa ra luận đề khoa học cũng là một truyền thống như mọi truyền thống khác, ông đã báo trước nhiều năm, sự xuất hiện của <i>Tuyên</i> <i>bố</i> <i>Vensise</i> (<i>1986</i>) khẳng định truyền thống không khoa học của các dân tộc, cũng làm thành một <i>chủ</i> <i>nghĩa</i> <i>duy</i> <i>lý</i> <i>mới</i> thậm chí một <i>siêu</i> <i>hình</i> <i>học</i> mới trong nền khoa học tự nhiên.</p><p><br /></p><p>Sự xuất hiện của trường phái lịch sử không tránh khỏi gây bối rối cho những nhà khoa học tự nhiên. Trường phái chủ nghĩa hiện thực khoa học lại muốn quay lại chủ nghĩa hiện thực mới. Nhưng cái gì đã đi sẽ khó trở lại. Trường phái này nếu có tiếng vang thì cũng là tiếng vang trong các nhà khoa học bối rối chưa biết đường đi, khó sánh được với trường phái lịch sử đã làm rạng danh khoa học Mỹ.</p><p><br /></p><p>Song song với các triết học về khoa học nói trên, ở Mỹ còn có sự phát triển mạnh mẽ của <i>triết</i> <i>học</i> <i>ứng</i> <i>dụng</i> tức sự phát triển tư duy triết học hướng về các vấn đề khoa học cụ thể, ví như máy điện toán, như những vấn đề trong khoa học xã hội: luật pháp, kinh doanh, công việc xã hội... Đây là một nét nổi bật của triết học Mỹ hiện đại. Trong những thập kỷ vừa qua, người ta chứng kiến một số lượng lớn các cuộc điều tra triết học về những vấn đề đặc biệt trong các lĩnh vực như: công bằng, kinh tế, an sinh xã hội, sinh thái, phá thai, đường lối chính sách đối với dân chúng, đến cả vũ trang quốc phòng.</p><p><br /></p><p>Những triết học “ứng dụng” này đã tạo nên một lĩnh vực nghiên cứu rất rộng lớn mà không nước nào, kể cả các nước thuộc Châu Âu, có thể sánh được. Và chuyên luận này của chúng tôi cũng không đủ khả năng với tới, ngoài việc đưa ra một trường hợp nổi bật về <i>Lý</i> <i>luận</i> <i>công</i> <i>lý</i> của J. Rawls.</p><p><br /></p><p>Sự phát triển của triết học ứng dụng ngày nay của Mỹ càng làm nổi một đặc điểm của triết học Mỹ như Tocqueville đã nói từ năm xưa rằng nó “lẩn tránh tinh thần hệ thống”, nó không chỉ bị thu hút bởi những vấn đề trừu tượng, chỉ bao hàm những mục tiêu rộng lớn như nhiều nhà triết học trước đây của họ đã làm mà để “trở thành hữu ích” cho con người thì phải quan tâm tới mọi vấn đề của xã hội dù nhỏ nhất.</p><p><br /></p><p>Tình hình trên cho người ta thấy nếu triết học Mỹ hiện đại “lẩn tránh hệ thống” thì nó là một sự phân mảnh của các chủ đề. Ai đó sẽ nản lòng muốn tìm trong triết học Mỹ một sự nhất trí về chương trình nghị sự của các vấn đề. Ngay trong buổi chợ đang đông của thời kỳ thịnh trị nhất của triết học Mỹ, người ta cũng khó tìm thấy một loại triết học tự nhận mình là “hệ tư tưởng thống trị” muốn dồn các triết học trái với mình vào thế thù địch. Tính đa dạng và sự bất đồng với nhau là lẽ thường tình. Triết học Mỹ có nhiều tiếng trầm, bổng khác nhau cứ râm ran tạo thành một bầu không khí dung hợp với nhau.</p><p><br /></p><p>Cùng với đà chuyên môn và phân công lao động, triết học Mỹ càng có tính kỹ thuật chuyên môn cao. Những trường phái triết học đó không tạo nên một “hàn lâm viện” mà thành một “công nghiệp hàn lâm viện” (Academic industry).</p><p><br /></p><p>Hơn bất cứ lĩnh vực nào khác, “triết học ứng dụng” ở Mỹ đã nói lên đầy đủ “tính thực tiễn”, “tính hữu ích”, “tính hiệu quả” của khẩu hiệu “triết học là đầy tớ của khoa học”.</p><p><br /></p><p>Đến đây nước Mỹ đạt tới đỉnh cao của nền khoa học hiện đại bảo đảm cho địa vị siêu cường của nó.</p><p><br /></p><p>Một khi từ một đỉnh cao có thể nhìn được toàn cảnh nền triết học đó thì khi đi gần vào từng cảnh nhỏ, từng trường phái, từng trào lưu, ta có hy vọng nhìn tường tận hơn.</p><p><br /></p><p>CHƯƠNG II</p><p><br /></p><p>CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG</p><p><br /></p><p>• »</p><p><br /></p><p>1. CHARLES S. PEIRCE - NGƯỜI SÁNG LẬP CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG</p><p><br /></p><p>Thế hệ sau khi Charles S. Peirce mất mới bắt đầu viết rằng Peirce là nhà triết học lớn nhất, độc đáo nhất của đất nước. Năm mươi năm về trước, William James đã coi ông là nhà tư tưởng Mỹ độc đáo của thời đại cùng với những người đồng thời cùng tuổi, hoặc già hoặc trẻ hơn ông là Emerson, James, Royce, Dewey và Santayana.</p><p><br /></p><p>Có nhà nghiên cứu nhìn ông như Leibniz, bởi lẽ họ đều có tính toàn năng nhưng ít có tính hệ thống trong tiếp cận khoa học và đều có sự phong phú của tư duy đang thai nghén. Trong năm mươi <i>năm</i>, <i>ông</i> vật lộn với bao sách báo để làm chủ được toán học và logic học siêu hình học và tôn giáo, thiên văn học, hóa học, quang học, trắc địa học, tâm lý học, thần giao cách cảm và tội phạm học, Ai Cập học, lịch sử cổ đại và cả Napoléon... Ông dịch tiếng La - tinh, tiếng Đức. Ông cố gắng đọc được tiếng Hy Lạp và tiếng Anh cổ.</p><p><br /></p><p>Nói tới ông, Russell đã ví ông như hòn núi lửa phun ra những khối ở đó lẫn lộn cả vàng ròng. Ông được giới khoa học đánh giá rằng tìm tòi của ông là những tìm tòi của người đi tiên phong báo trước những kết quả sẽ đạt được của Dedekind và Cantor, Russell và Whitehead.</p><p><br /></p><p>Ông mất năm 1914, thọ 75 tuổi, trong cảnh cô đơn, sau nhiều thất bại, không để lại một bạn bè và một đệ tử nào. Trong cái thành phố bé nhỏ, Milford ở Pennsylvania, mỗi ngày ông viết khoảng hai nghìn từ và ông đã sống ở đây 27 năm cuối đời của mình. Láng giềng của ông nhìn ông như một người kỳ quặc sống khác thường. Người ta gọi ông là giáo sư “Pierce” dù ông không bao giờ là giáo sư.</p><p><br /></p><p>Ông là con của một nhà toán học có tên tuổi ở đại học Harvard. Ông sống trong một vùng nổi tiếng của nước Mỹ và suốt cả cuộc đời ông không sao vào được Harvard.</p><p><br /></p><p>Người ta thường dựa vào sự kiện Peirce không tổ chức tri thức của mình thành hệ thống để bảo rằng ông không “thành công”. Trong biết bao lĩnh vực nghệ thuật, triết học, nhiều tài năng lại tìm thấy từ những mảnh, những đoạn của một tác phẩm. Dường như ông kế thừa lối làm việc đó của người cha. Quả thực trong cả cuộc đời dài và vất vả của mình, ông chỉ hoàn thành được hai cuốn sách, trong đó có một cuốn được phát hành: <i>về</i> <i>vật</i> <i>lý</i> <i>học</i> <i>vũ</i> <i>trụ</i>.</p><p><br /></p><p>Từ những năm 20 của thế kỷ XX, các trước tác của Peirce lần lượt được xuất bản. Năm 1923 <i>Tuyển</i> <i>tập</i> <i>triết</i> <i>học</i> của Peirce được ra mắt bạn đọc. Từ năm 1931 - 1935, đại học Harvard xuất bản <i>Tập</i> <i>luận</i> <i>văn</i> <i>của</i> <i>Peirce</i> gồm có 6 tập, tập 7 và 8 được phát hành năm 1958.</p><p><br /></p><p>Sau khi tác phẩm của Peirce ra đời, người ta thực sự phát hiện về Peirce, thấy ông là người sáng lập chủ nghĩa thực dụng.</p><p><br /></p><p>Các chủ đề triết học do ông đặt ra về logic quan hệ, về ký hiệu học, về chân lý và ý nghĩa được nhiều trường phái triết học tán thành, hưởng ứng.</p><p><br /></p><p>Tính phong phú và tính toàn năng trong triết học của Peirce làm cho ai đó nhìn tư tưởng của ông như một khối mâu thuẫn hiểu theo nghĩa trái ngược nhau.</p><p><br /></p><p>Chính tính toàn năng cũng là một trong lý do làm ông không được giữ chức giáo sư ở đại học bởi vì, như W. James nói, ở đây chỉ dành cho “người chín chắn và chính thống”.</p><p><br /></p><p>Người ta có thể so sánh thất bại của con người này với cái chết vì nghĩa của Socrate chăng? Vì sao Socrate bị kết án? Bởi vì người ta cho rằng ông làm hư hỏng thanh niên Athene. Ảnh hưởng của Peirce khiêm tốn và ít nguy hiểm hơn, ông không làm hư hỏng thanh niên Mỹ mà chỉ một giới ưu tú nhỏ, ông không đẩy họ tới những thần thánh nào khác mà tới những phân tích logic ở bên ngoài những miền nguy hiểm của mỗi xã hội. Nhưng người ta có thể trách cứ ông về những cái mà ông không làm không được, lôi kéo được đám người hàn lâm về với Chúa, về với linh hồn, về với sự bất tử, điều mà hiệu trưởng John Hopkins và vị giáo sư mà ông ta lựa chọn đã làm. Rõ ràng người ta không thể đòi hỏi hơn ở một nhà toán học như Peirce.</p><p><br /></p><p>Đôi khi người ta thấy Peirce nói về thất bại của mình một cách khoan thứ, bởi lẽ ông làm việc trong một lĩnh vực mà cho đến lúc này, còn ít được khai phá. Điều đó có cả mặt hay và mặt dở. Người ta may mà tìm ra điều nọ điều kia, nhưng trái lại, lợi ích không đến, thế là công toi, chẳng có tiếng vang. Một nhận xét đầy an ủi. Phải thấy rằng (<i>giống</i> trường hợp của Schopenhauer) con đường đi tới thành công bị cản trở ít bởi ý tưởng không được nổi tiếng hơn là bởi bản thân người không được nổi tiếng. Lần thứ nhất, James lúc đó 21 tuổi đã nhận xét về Peirce, lúc đó 24 tuổi, rằng ông “khá là độc lập và hăng hái”.</p><p><br /></p><p>TỪ "PRAGMATISM" ĐẾN PRAGMATICISM"</p><p><br /></p><p>Chủ nghĩa thực dụng ra đời từ “Câu lạc bộ của những người siêu hình”. Khoảng năm 1870, câu lạc bộ này cứ mười lăm ngày lại họp một lần ở Old Cambridge tại phòng làm việc của C. Peirce hay của W. James. Có khoảng hơn nửa tá thanh niên trong đó có nhà luật học Oliver Wendell Holmes sẽ trở thành một quan tòa quan trọng và John Fiske, người phổ biến những tư tưởng của Darwin và Spencer.</p><p><br /></p><p>Từ “siêu hình học” mà câu lạc bộ mang tên hàm nghĩa “nửa trào lộng, nửa xấc xược” - trào lộng bởi vì cái thời suy tàn của chủ nghĩa Hegel đã tới rồi. Từ 1850, siêu hình học đó còn nở rộ muộn màng ở Mỹ, và cũng từ đây chủ nghĩa duy tâm triết học đã bị gọi là “khoa học của tư duy không trong sáng” (Peirce).</p><p><br /></p><p>Còn “xấc xược” bởi vì một từ vốn bị khinh thường nhất lại được chấp nhận một cách mạnh mẽ nhất. Người ta tin rằng “siêu hình học” đã được thỏa hiệp đó có thể cải tạo thành một khoa học chính xác mà vẫn giữ cái tên của nó.</p><p><br /></p><p>Ở đây người ta ít nói về vũ trụ hơn là nói về con đường để đạt tới bình diện của sự trừu tượng. Ít năm sau, những tranh luận đã dẫn tới một hình thức văn chương trong tiểu luận của Peirce được đầu đề Làm <i>thế</i> <i>nào</i> <i>để</i> <i>tư</i> <i>duy</i> <i>của</i> <i>chúng</i> <i>ta</i> <i>sáng</i> <i>sủa</i>? (1878). Đây là văn bản quan trọng đầu tiên của chủ nghĩa thực dụng.</p><p><br /></p><p>Thuật từ “chủ nghĩa thực dụng” có nhiều nghĩa khác nhau. Ví như nó thể hiện một cách nổi tiếng ở “sự thừa nhận thực dụng” trong <i>Codex</i> <i>Justinianus</i> nói về những quyết định không của những cá nhân riêng lẻ mà là những biểu hiện ý chí của đấng quân vương, nhất là về những tuyên bố đối với việc giải quyết việc nối ngôi. Có thể đưa ra một bảng danh sách dài nói lên ý tưởng về sự phong phú và đa dạng của từ đó. Có lẽ có một con đường dài đi từ nghĩa chung của một từ Hy Lạp đến chỗ nó là nguồn <i>gốc</i> trong lý thuyết Mỹ.</p><p><br /></p><p>Lý thuyết ấy giữ lấy cái pragma cũ - cái praxis (thực tiễn) - nhưng thêm vào đó một điều quyết đoán rất quan trọng: đó là một lý thuyết phục vụ cho “một thực tiễn” và từ đó là một thước đo của chân lý. Đó là một khẩu hiệu của chủ nghĩa thực dụng đã được toàn thế giới biết đến.</p><p><br /></p><p>Thời kỳ ấp ủ những tư tưởng mới đó kéo dài gần ba mươi năm, cho tới năm 1907, W. James mới đặt tên “chủ nghĩa thực dụng” cho những tư tưởng đó.</p><p><br /></p><p>Thời kỳ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất là thời kỳ của phong trào triết học mà thế giới đã biết tới. Đồng thời các nhà thực dụng khám phá ra rằng lý thuyết của họ quả là trẻ nhưng không mới.</p><p><br /></p><p>Họ bổ sung bằng các vị tổ phụ như Socrate, Locke, Berkeley, Hume nói chung bằng chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa duy danh, chủ nghĩa vị lợi và chủ nghĩa thực chứng. Những người kế vị còn tìm tới những tiên tổ khác. Đối với Max Scheler, “Người đích thực của chủ nghĩa thực dụng” là Hobbes. Đối với Peirce, có lẽ là nhà tâm lý học Ecosse Alexander Bain. Và tới đầu thế kỷ XX khi nhìn ra chung quanh, họ thấy không chỉ có mình người Mỹ. Còn có E. G. Schiller ở Anh, Milhaud, Poincaré và Bergson ở Pháp, Papani ở Italia, ở Đức những người anh em họ của họ mang tên Wilhelm Ostwald và Wilhelm Jerusalem triết học của những Als Ob của Vaihinger xuất hiện năm 1911. Người ta không thể không thấy một nhà thực dụng lớn xuất hiện ở Đức: đó là Friedrich Nietzsche được biết đến bởi những bài thơ xưng tụng mang tính hư vô và phê phán nước Đức của ông. Bây giờ người ta quan tâm tới học thuyết về nhận thức của ông. Độc lập với Nietzsche, còn có Ceorg Simmel mà Santayana trẻ tuổi phát hiện ra.</p><p><br /></p><p>James không thích từ “chủ nghĩa thực dụng”, nhưng đã quá muộn để làm điều đó - dầu sao từ ấy thay đổi tùy theo cách thuật lại của từng người James gọi là “chủ nghĩa đa nguyên”, Schiller, “chủ nghĩa nhân đạo”, Dewey, “chủ nghĩa công cụ”, Simmel, “chủ nghĩa triển vọng”.</p><p><br /></p><p>Nhưng người đặt tên cho phong trào là Peirce lại muốn bỏ từ đó. Và trong cơn bực mình, ông muốn tạo ra một từ đối lập. Ông suy nghĩ nhiều. Bạn bè khuyên ông nên đặt tên là “chủ nghĩa thực tiễn” hay “duy thực tiễn” (praticalism) nhưng ông muốn tìm một từ không đối lập với hệ thống thuật ngữ của Kant và sự phân biệt của ông về cái “thực tiễn” (practice) và cái thực dụng (pragmatic). Peirce muốn đổi tên của hệ thống của Kant còn có một lý do nữa: ông muốn gỡ bỏ mọi cái đã bám vào nó. Người sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng không muốn là thực dụng. Tới cuối thế kỷ khi ông được Century Dictionary mời để soạn những khái niệm triết học quan trọng nhất, ông đã không nêu lên từ pragmatism - “đứa con” của ông đã gây nhiều tiếng tăm trên thế giới. Ông muốn thay bằng từ “pragmaticism” (có người dịch là thực hiệu) tuy có vẻ xấu xí, nhưng không ai có thể lợi dụng được.</p><p><br /></p><p>Chẳng ai muốn làm như thế không chỉ vì nó xấu xí mà còn bởi vì từ pragmatism đã gắn bó với một phương pháp khoa học nhằm làm sáng tỏ những khái niệm trong đó có những đóng góp không chỉ của Peirce mà còn của W. James và J. Dewey.</p><p><br /></p><p>LÀM THẾ NÀO ĐỂ TƯ TƯỞNG CỦA TA SÁNG SỦA?</p><p><br /></p><p>Trước nhiều thứ chủ nghĩa thực dụng, cần trở lại năm 1878. Đó là thời điểm đặt ra vấn đề: thế nào là “sáng sủa” và đi liền với đó là vấn đề thế nào là hoài nghi và thế nào là niềm tin. Đây có thể kể là nền móng của tòa nhà thực dụng.</p><p><br /></p><p>Tính từ Klar có nguồn gốc từ một tiếng Đức là Aufklarung cũng như light, từ một tiếng Anh là enlightment với vấn đề do Peirce đặt ra "thế nào là sáng sủa" lịch sử Aufklarung (khai sáng) bắt đầu một thời kỳ mới. Ở đây không phải nhờ lý trí để có thể sáng sủa, mà chính nó làm lạc đường nhiều nhà triết học. Voltaire đã châm biếm chua chát nó trong <i>Micromégas</i>. Có hai người khổng lồ, một đến từ Sirius, một đến từ Satume đã đổ bộ vào Trái đất. Họ tổ chức một cuộc hội thảo gồm nhiều bậc thức giả của Trái đất để khai tâm những đạo lý. Những người này trả lời một cách cực kỳ chính xác và thống nhất một cách đẹp đẽ khi bàn về khoảng cách giữa mặt trời và mặt trăng, về trọng lượng của không khí. Nhưng khi bàn về bản tính của linh hồn, nguồn gốc của tư duy hay mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất thì người ta nói bằng hàng trăm thứ tiếng y như ngày xưa người ta xây tháp Babel. Năm 1750 là năm xuất hiện lời phê phán của Voltaire về tư duy thuần túy.</p><p><br /></p><p>Hơn một trăm năm sau, đến thời Peirce, cái lý trí bồng bột ấy bị đưa trở về đúng tầm thước của mình. Ông thay bằng một từ khiêm tốn, thận trọng hơn, ít tham vọng hơn, ông gọi đó là “phương pháp logic”. Ông nói về nó với bao say sưa và trữ tình. Peirce muốn rằng phương pháp đó “được yêu và trân trọng” và mong rằng người theo nó là “một hiệp sĩ, một nhà vô địch đích đáng”. Tuy là một nhà toán học, một nhà logic học nghiêm túc ít khi ông bị bốc lên thái quá. Chỉ có <i>amor</i> <i>intellectualis</i> (tình yêu trí tuệ) mới là sự đam mê tràn đầy trong cái vũ trụ của những dự tính cũng xa xôi như những vì sao, Peirce tự gọi mình là “động vật logic”.</p><p><br /></p><p>Aufklarer (người khai sáng) ở một kỷ nguyên cổ điển và người kế vị kinh nghiệm là do Nhà nước và Giáo hội gây nên. Người ta thấy ở đây "phục vụ cho nó là cảnh sát”. Peirce lưu ý rằng đó “là chủ nghĩa khủng bố tinh thần”. Ông lưu ý tiếp tới hai địch thủ khác của tư duy tự do: đó là sự ngoan cố do cá nhân gắn chặt với những thiên kiến và tiếp đó là tính không lay chuyển được của những nhà siêu hình học có thể gọi là sự ngoan cố uyên bác. Trong những nghiên cứu về những thiên kiến của cá nhân cũng như của <i>homo</i> <i>metaphysicus,</i> Peirce mở rộng vương quốc của Aufklarung. Ông không tin vào <i>Lumen</i> <i>Naturale</i> mà chỉ vào ánh sáng được làm ra một cách nhân tạo trong kinh nghiệm. Nhờ nó ông xua tan sự tối tăm như ở thế kỷ trước, người ta đã làm như thế nhờ ánh sáng “tự nhiên”.</p><p><br /></p><p>Ông đã đi một bước quan trọng của sự làm sáng sủa. Sau Leibniz, ông là người đã thấy rằng tri thức sáng sủa là chưa đủ. Peirce thấy phương pháp không chỉ có thể đi tới sự sáng sủa mà còn đi tới chân lý.</p><p><br /></p><p>Dưới con mắt của Pierce, điểm xuất phát là một niềm tin, niềm tin đó là minh nhiên và đi tới một hoài nghi có căn cứ lại trở thành điểm quá độ sang một niềm tin mới, điểm quá độ sang một hoài nghi mới. Peirce cho rằng biện chứng này khác hẳn biện chứng của Hegel chỉ giới hạn trong khuôn khổ của ý niệm.</p><p><br /></p><p>Nhịp điệu đi từ niềm tin đến hoài nghi và cứ như thế đã phản ánh cực hay quá trình của tư duy khoa học. Dường như người ta thấy niềm tin đó lấy ra từ một lĩnh vực hạn hẹp của thần học để chuyển sang một lĩnh vực rộng lớn ở đó ngự trị “tập quán vô thức” của tư duy. Đức tin tôn giáo là một khu vực nhỏ trong một vương quốc rộng lớn của chân lý, ở đó cái mà người ta tin ở bình diện khoa học hay tôn giáo chỉ là một khu vực có tính chất nhỏ.</p><p><br /></p><p>Một vấn đề gay cấn đặt ra: sự phát triển của tư duy khoa học đi từ niềm tin tới hoài nghi và một lần nữa đi tới niềm tin... phải chăng đây là một miêu tả không hoàn chỉnh? Phải chăng những nhà khoa học của thời đại không chia sẻ với người thay Planck về vấn đề này? Ngày nay, người ta thấy tính chất tạm thời cần phải đưa lại những sửa chữa. Sự hoài nghi được đặt ra về nguyên tắc và nêu lên sự luân phiên giữa niềm tin và hoài nghi. Quá trình mà Peirce đã vẽ ra một cách đúng đắn đối với quá khứ đang diễn ra ngày nay theo một nguyên tắc trong một không khí của hoài nghi. Người ta có thể nói không bao giờ con người đạt một cách tuyệt đối tới một niềm tin khoa học đích thực.</p><p><br /></p><p>Mong rằng mỗi hệ thống khoa học chỉ là phù du - niềm tin đó ngăn cản chúng ta chẳng nên theo đuổi một sức mạnh về niềm tin khoa học như ở thời Newton.</p><p><br /></p><p>KINH NGHIỆM CÓ TRƯỚC MẠC THỊ VÀ LÝ TRÍ THUẦN TÚY</p><p><br /></p><p>Peirce không tìm điểm xuất phát của mình từ một sự trống rỗng hoàn toàn của ý thức (hoài nghi triệt để) cũng không từ những nguyên tử của những giác quan. Ông xuất phát từ một phương pháp nhằm đơn giản hóa những quan niệm và những khái niệm đơn giản hơn là phức tạp. Làm thế nào đạt tới? Những công thức mà ông đặt ra để đi tới con đường triệt để đó có vẻ biến đổi và không rõ ràng, có nhiều ý nghĩa. Nhưng công thức ấy có nguồn gốc từ một khối to lớn của những điều lý giải. Có một điều chắc chắn: Peirce xuất phát đầy cảm hứng từ kinh nghiệm. Đó là một công cụ lợi hại trong tay các nhà Aufklarer hiện đại để đạt tới tri thức và xóa bỏ sai lầm.</p><p><br /></p><p>Theo nghĩa rộng nhất của từ này, kinh nghiệm trên bình diện khoa học, là kỹ thuật tinh tế để thử (một phương pháp). Ông đề nghị coi kinh nghiệm là những khái niệm được sử dụng để khám phá ra cái gì ẩn nấp đằng sau chúng. Ví như, thế nào là “lực”. Không phải là một vật huyền bí. Peirce đã có cuốn <i>Analytic</i> <i>mechanis</i> (cơ học phân tích) nói rất hay về hiệu quả của cái "lực” này, nhưng không chỉ ra cái mà cơ học là kiến thức. Nó là tổng số của những hiệu quả của nó. Và một cách chung hơn, khái niệm những hiệu quả là tất cả những cái mà chúng ta nói về một đối tượng. Người ta có thể nói kinh nghiệm làm nảy sinh những hậu quả. Người ta cũng có thể nói từ những kết quả mà chúng ta biết được về đối tượng; và từ trong kinh nghiệm mà những kết quả nảy sinh một cách minh nhiên.</p><p><br /></p><p>Tư tưởng dựa trên kinh nghiệm không chỉ gây hứng thú cho nhà nghiên cứu khoa học mà cả cho các nhà văn và những ai tìm tới sự gần gũi với chủ nghĩa hiện sinh. Kinh nghiệm là một từ khóa của thời đại và là một hoạt động trí tuệ hàng đầu. Có thể nhìn sang lĩnh vực khác Baudelaire nói rằng để đi vào tâm hồn một thi sĩ, phải tìm trong tác phẩm của họ những từ quen thuộc nhất. Người ta có thể tìm thấy sự có mặt của kinh nghiệm ở Nietzsche, ở Kierkegaard, Peirce cũng như Zola là người sáng lập “tiểu thuyết kinh nghiệm”, cũng như những họa sĩ và thi sĩ trữ tình cũng muốn là người “kinh nghiệm”.</p><p><br /></p><p>Kinh nghiệm thực hiện cái mà sự mặc thị, lý trí thuần túy không làm được. Mặc thị của những cha đạo và logic thuần túy của nhà siêu hình học không phải là nguồn gốc của chân lý. Cho nên kinh nghiệm đi trước mặc thị và lý trí thuần túy.</p><p><br /></p><p>Xuất phát từ hành động thực tiễn để hướng về sự nhận thức (và chỉ có thế mới có kinh nghiệm) mà hiểu xu hướng thực dụng có nguồn gốc từ praxis. Bằng từ đó, Peirce đòi hỏi hành động kinh nghiệm mà một ý niệm phải phục tùng để trở nên chính đáng. Ông đặt ra một câu hỏi: Ý nghĩa là gì và tầm quan trọng của tư duy là ở đâu?” và ông trả lời: “Cách hành động mà nó (tư duy) làm nảy sinh”. James nói một cách khác: “Để đưa lại một sự sáng tỏ hoàn toàn trong tư duy của chúng ta về một đối tượng, cần phải xem xét đối tượng đó đã hàm chứa những hậu quả thực tiễn nào, nhận thức nào mà chúng ta chờ đợi ở đây và những phản ứng nào chúng ta phải chuẩn bị. Những ý niệm về những hiệu quả đó, trực tiếp hay gián tiếp đưa lại cho chúng ta mọi biểu hiện của đối tượng, dù biểu hiện đó có hay không một ý nghĩa tích cực”.</p><p><br /></p><p>Vì vậy sự chính đáng trong khái niệm "độ lâu” (duration) sẽ tìm thấy trong sự va chạm của những đối tượng và trong kết quả chỉ trình độ của sự đề kháng và sự nới lỏng. Do vậy cái “praxis” đó là một phương tiện để đạt tới những tri thức; người ta phải gọi đó là một praxis lý luận. Để nói một cách chính xác: praxis là đầy tớ của nhà lý luận, một đầy tớ cần thiết - chứ không phải là bà chủ.</p><p><br /></p><p>MỘT HỆ THỐNG ĐỒ THỨC</p><p><br /></p><p>Ở Peirce có một đặc điểm, ông nhìn lịch sử triết học như một nhà bác học nhìn sự tiến hóa của khoa học. Ông gọi “Kant là vua của tư duy hiện đại”. Peirce tôn Kant là vua bởi vì ông đã chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học; lý luận về nhận thức khoa học. Và khi ông coi Hegel là “nhà triết học chưa từng có”, ông không nghĩ tới người đã khám phá ra <i>Hiện</i> <i>tượng</i> <i>học</i> <i>tinh</i> <i>thần</i> cũng như người bào chữa đầy đủ nhất cho bản tính thần thánh của Nhà nước, là người thầy của K. Marx mà chỉ nhìn như người góp phần cho “một logic khách quan”. Ông chỉ quan tâm tới triết học khi triết học biến đổi những vấn đề triết học thành vấn đề khoa học. ông nhìn triết học “hầu như duy nhất là một tầm nhìn khoa học”. Có thể nói rằng còn hơn cả Husserl và Russell, ông tiếp cận với lý tưởng hiện đại của “triết học khoa học” và có kết quả hơn các vị đó, ông đã làm “miễn dịch” cho logic chống lại những vi khuẩn thù địch của logic.</p>
TRIẾT HỌC PHÂN TÍCH Trên diễn dàn triết học phân tích ở Anh xuất hiện G. Frege (1848- 1925), G. E. Moore (1873 - 1918), Bertrand Russell (1872 - 1969). Đỉnh cao của triết học phân tích ở Châu Âu là Câu lạc bộ Vienna. Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học hiện đại, trường phái Vienna không thể thực hiện chương trình thực chứng chủ nghĩa với tham vọng “tinh lọc” khoa học khỏi siêu hình học, với ảo tưởng vượt qua siêu hình học bằng phân tích logic của ngôn ngữ: logic không ở ngoài ngôn ngữ. Nước Mỹ với chủ nghĩa thực dụng và trường phái lịch sử của mình góp phần quan trọng cho việc xây dựng nền tảng triết học của khoa học hiện đại. W. Quine (1908), Richard Rorty làm rêu rao Triết học phân tích: người trước không chỉ đưa lại giá trị thực dụng cho logic học mà chủ yếu phục hồi lại bản thể học. Người sau tấn công triết học phân tích mạnh mẽ hơn và chủ trương dùng đàm đạo có tính khai mở, một loại sức mạnh đặc biệt đạt tới chân lý, bởi vì theo chú giải học: “Con người không có mục tiêu nào khác, ngoài bản thân mình”. Các nhà triết học Mỹ đã làm cho Triết học phân tích sôi nổi khắp nước Mỹ. Nhưng giờ đây nó không có bộ mặt như xưa ở Châu Âu. Người ta thấy nguyên tắc nền tảng của nó - nguyên tắc chứng thực - đã suy yếu trông thấy và nó ngả rõ ràng sang chủ nghĩa thực dụng. Có người gọi các nhà triết học đó là người đi theo [I]chủ[/I] [I]nghĩa[/I] [I]thực[/I] [I]dụng[/I] [I]mới[/I]. TRƯỜNG PHÁI LỊCH SỬ Cùng [I]với[/I] đà phát triển “những hệ thống phát triển lịch sử” trong khoa học tự nhiên, trường phái lịch sử trong triết học cũng ra đời ở Mỹ. Chủ nghĩa tự nhiên đã có ở Mỹ cũng góp phần ra đời của trường phái triết học quan trọng này. Phải nói nó có tầm cỡ quan trọng, đáng mặt Mỹ không phải vì nó phê phán các triết học đã có gây nên cảm giác quá nóng nảy”. Chính là nội dung phê phán của nó đã chĩa mũi nhọn vào các khoa học đã hết thời, từ đó đề xướng một nền khoa học mới. Trường phái lịch sử đã đánh dấu sự thắng thế dẫn đầu của khoa học hiện đại ở Mỹ. Những nghiên cứu ở [I]Boston[/I] về triết học của khoa học đã đưa lại cho trường phái lịch sử một địa vị rõ rệt trong việc chống chủ nghĩa thực chứng, phục hồi lại siêu hình học, bản thể học trong hoạt động khoa học. Thomas Sammal Kuhn (1922 - ), Paul Karl Feyerabend (1924 -) là những người đã đưa chủ nghĩa lịch sử tới đỉnh cao. Các nhà triết học này lại một lần nữa tìm lại bản tính con người trong khoa học. Chân lý trong khoa học không thể tìm [I]ở[/I] sự phù hợp giữa thực tại và khái niệm mà ở sự liên thông (connexion) logic giữa các khái niệm do “ta” tổ chức nên. Hoạt động của “ta” tức chủ thể nhận thức không ở ngoài mà ở giữa lòng thế giới và bị quy định bởi chính chủ thể. Nhân tố “giá trị học”, sự “tự đánh giá” là nền tảng của khoa học hiện đại phát triển. Khi Feyerabend đưa ra luận đề khoa học cũng là một truyền thống như mọi truyền thống khác, ông đã báo trước nhiều năm, sự xuất hiện của [I]Tuyên[/I] [I]bố[/I] [I]Vensise[/I] ([I]1986[/I]) khẳng định truyền thống không khoa học của các dân tộc, cũng làm thành một [I]chủ[/I] [I]nghĩa[/I] [I]duy[/I] [I]lý[/I] [I]mới[/I] thậm chí một [I]siêu[/I] [I]hình[/I] [I]học[/I] mới trong nền khoa học tự nhiên. Sự xuất hiện của trường phái lịch sử không tránh khỏi gây bối rối cho những nhà khoa học tự nhiên. Trường phái chủ nghĩa hiện thực khoa học lại muốn quay lại chủ nghĩa hiện thực mới. Nhưng cái gì đã đi sẽ khó trở lại. Trường phái này nếu có tiếng vang thì cũng là tiếng vang trong các nhà khoa học bối rối chưa biết đường đi, khó sánh được với trường phái lịch sử đã làm rạng danh khoa học Mỹ. Song song với các triết học về khoa học nói trên, ở Mỹ còn có sự phát triển mạnh mẽ của [I]triết[/I] [I]học[/I] [I]ứng[/I] [I]dụng[/I] tức sự phát triển tư duy triết học hướng về các vấn đề khoa học cụ thể, ví như máy điện toán, như những vấn đề trong khoa học xã hội: luật pháp, kinh doanh, công việc xã hội... Đây là một nét nổi bật của triết học Mỹ hiện đại. Trong những thập kỷ vừa qua, người ta chứng kiến một số lượng lớn các cuộc điều tra triết học về những vấn đề đặc biệt trong các lĩnh vực như: công bằng, kinh tế, an sinh xã hội, sinh thái, phá thai, đường lối chính sách đối với dân chúng, đến cả vũ trang quốc phòng. Những triết học “ứng dụng” này đã tạo nên một lĩnh vực nghiên cứu rất rộng lớn mà không nước nào, kể cả các nước thuộc Châu Âu, có thể sánh được. Và chuyên luận này của chúng tôi cũng không đủ khả năng với tới, ngoài việc đưa ra một trường hợp nổi bật về [I]Lý[/I] [I]luận[/I] [I]công[/I] [I]lý[/I] của J. Rawls. Sự phát triển của triết học ứng dụng ngày nay của Mỹ càng làm nổi một đặc điểm của triết học Mỹ như Tocqueville đã nói từ năm xưa rằng nó “lẩn tránh tinh thần hệ thống”, nó không chỉ bị thu hút bởi những vấn đề trừu tượng, chỉ bao hàm những mục tiêu rộng lớn như nhiều nhà triết học trước đây của họ đã làm mà để “trở thành hữu ích” cho con người thì phải quan tâm tới mọi vấn đề của xã hội dù nhỏ nhất. Tình hình trên cho người ta thấy nếu triết học Mỹ hiện đại “lẩn tránh hệ thống” thì nó là một sự phân mảnh của các chủ đề. Ai đó sẽ nản lòng muốn tìm trong triết học Mỹ một sự nhất trí về chương trình nghị sự của các vấn đề. Ngay trong buổi chợ đang đông của thời kỳ thịnh trị nhất của triết học Mỹ, người ta cũng khó tìm thấy một loại triết học tự nhận mình là “hệ tư tưởng thống trị” muốn dồn các triết học trái với mình vào thế thù địch. Tính đa dạng và sự bất đồng với nhau là lẽ thường tình. Triết học Mỹ có nhiều tiếng trầm, bổng khác nhau cứ râm ran tạo thành một bầu không khí dung hợp với nhau. Cùng với đà chuyên môn và phân công lao động, triết học Mỹ càng có tính kỹ thuật chuyên môn cao. Những trường phái triết học đó không tạo nên một “hàn lâm viện” mà thành một “công nghiệp hàn lâm viện” (Academic industry). Hơn bất cứ lĩnh vực nào khác, “triết học ứng dụng” ở Mỹ đã nói lên đầy đủ “tính thực tiễn”, “tính hữu ích”, “tính hiệu quả” của khẩu hiệu “triết học là đầy tớ của khoa học”. Đến đây nước Mỹ đạt tới đỉnh cao của nền khoa học hiện đại bảo đảm cho địa vị siêu cường của nó. Một khi từ một đỉnh cao có thể nhìn được toàn cảnh nền triết học đó thì khi đi gần vào từng cảnh nhỏ, từng trường phái, từng trào lưu, ta có hy vọng nhìn tường tận hơn. CHƯƠNG II CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG • » 1. CHARLES S. PEIRCE - NGƯỜI SÁNG LẬP CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG Thế hệ sau khi Charles S. Peirce mất mới bắt đầu viết rằng Peirce là nhà triết học lớn nhất, độc đáo nhất của đất nước. Năm mươi năm về trước, William James đã coi ông là nhà tư tưởng Mỹ độc đáo của thời đại cùng với những người đồng thời cùng tuổi, hoặc già hoặc trẻ hơn ông là Emerson, James, Royce, Dewey và Santayana. Có nhà nghiên cứu nhìn ông như Leibniz, bởi lẽ họ đều có tính toàn năng nhưng ít có tính hệ thống trong tiếp cận khoa học và đều có sự phong phú của tư duy đang thai nghén. Trong năm mươi [I]năm[/I], [I]ông[/I] vật lộn với bao sách báo để làm chủ được toán học và logic học siêu hình học và tôn giáo, thiên văn học, hóa học, quang học, trắc địa học, tâm lý học, thần giao cách cảm và tội phạm học, Ai Cập học, lịch sử cổ đại và cả Napoléon... Ông dịch tiếng La - tinh, tiếng Đức. Ông cố gắng đọc được tiếng Hy Lạp và tiếng Anh cổ. Nói tới ông, Russell đã ví ông như hòn núi lửa phun ra những khối ở đó lẫn lộn cả vàng ròng. Ông được giới khoa học đánh giá rằng tìm tòi của ông là những tìm tòi của người đi tiên phong báo trước những kết quả sẽ đạt được của Dedekind và Cantor, Russell và Whitehead. Ông mất năm 1914, thọ 75 tuổi, trong cảnh cô đơn, sau nhiều thất bại, không để lại một bạn bè và một đệ tử nào. Trong cái thành phố bé nhỏ, Milford ở Pennsylvania, mỗi ngày ông viết khoảng hai nghìn từ và ông đã sống ở đây 27 năm cuối đời của mình. Láng giềng của ông nhìn ông như một người kỳ quặc sống khác thường. Người ta gọi ông là giáo sư “Pierce” dù ông không bao giờ là giáo sư. Ông là con của một nhà toán học có tên tuổi ở đại học Harvard. Ông sống trong một vùng nổi tiếng của nước Mỹ và suốt cả cuộc đời ông không sao vào được Harvard. Người ta thường dựa vào sự kiện Peirce không tổ chức tri thức của mình thành hệ thống để bảo rằng ông không “thành công”. Trong biết bao lĩnh vực nghệ thuật, triết học, nhiều tài năng lại tìm thấy từ những mảnh, những đoạn của một tác phẩm. Dường như ông kế thừa lối làm việc đó của người cha. Quả thực trong cả cuộc đời dài và vất vả của mình, ông chỉ hoàn thành được hai cuốn sách, trong đó có một cuốn được phát hành: [I]về[/I] [I]vật[/I] [I]lý[/I] [I]học[/I] [I]vũ[/I] [I]trụ[/I]. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, các trước tác của Peirce lần lượt được xuất bản. Năm 1923 [I]Tuyển[/I] [I]tập[/I] [I]triết[/I] [I]học[/I] của Peirce được ra mắt bạn đọc. Từ năm 1931 - 1935, đại học Harvard xuất bản [I]Tập[/I] [I]luận[/I] [I]văn[/I] [I]của[/I] [I]Peirce[/I] gồm có 6 tập, tập 7 và 8 được phát hành năm 1958. Sau khi tác phẩm của Peirce ra đời, người ta thực sự phát hiện về Peirce, thấy ông là người sáng lập chủ nghĩa thực dụng. Các chủ đề triết học do ông đặt ra về logic quan hệ, về ký hiệu học, về chân lý và ý nghĩa được nhiều trường phái triết học tán thành, hưởng ứng. Tính phong phú và tính toàn năng trong triết học của Peirce làm cho ai đó nhìn tư tưởng của ông như một khối mâu thuẫn hiểu theo nghĩa trái ngược nhau. Chính tính toàn năng cũng là một trong lý do làm ông không được giữ chức giáo sư ở đại học bởi vì, như W. James nói, ở đây chỉ dành cho “người chín chắn và chính thống”. Người ta có thể so sánh thất bại của con người này với cái chết vì nghĩa của Socrate chăng? Vì sao Socrate bị kết án? Bởi vì người ta cho rằng ông làm hư hỏng thanh niên Athene. Ảnh hưởng của Peirce khiêm tốn và ít nguy hiểm hơn, ông không làm hư hỏng thanh niên Mỹ mà chỉ một giới ưu tú nhỏ, ông không đẩy họ tới những thần thánh nào khác mà tới những phân tích logic ở bên ngoài những miền nguy hiểm của mỗi xã hội. Nhưng người ta có thể trách cứ ông về những cái mà ông không làm không được, lôi kéo được đám người hàn lâm về với Chúa, về với linh hồn, về với sự bất tử, điều mà hiệu trưởng John Hopkins và vị giáo sư mà ông ta lựa chọn đã làm. Rõ ràng người ta không thể đòi hỏi hơn ở một nhà toán học như Peirce. Đôi khi người ta thấy Peirce nói về thất bại của mình một cách khoan thứ, bởi lẽ ông làm việc trong một lĩnh vực mà cho đến lúc này, còn ít được khai phá. Điều đó có cả mặt hay và mặt dở. Người ta may mà tìm ra điều nọ điều kia, nhưng trái lại, lợi ích không đến, thế là công toi, chẳng có tiếng vang. Một nhận xét đầy an ủi. Phải thấy rằng ([I]giống[/I] trường hợp của Schopenhauer) con đường đi tới thành công bị cản trở ít bởi ý tưởng không được nổi tiếng hơn là bởi bản thân người không được nổi tiếng. Lần thứ nhất, James lúc đó 21 tuổi đã nhận xét về Peirce, lúc đó 24 tuổi, rằng ông “khá là độc lập và hăng hái”. TỪ "PRAGMATISM" ĐẾN PRAGMATICISM" Chủ nghĩa thực dụng ra đời từ “Câu lạc bộ của những người siêu hình”. Khoảng năm 1870, câu lạc bộ này cứ mười lăm ngày lại họp một lần ở Old Cambridge tại phòng làm việc của C. Peirce hay của W. James. Có khoảng hơn nửa tá thanh niên trong đó có nhà luật học Oliver Wendell Holmes sẽ trở thành một quan tòa quan trọng và John Fiske, người phổ biến những tư tưởng của Darwin và Spencer. Từ “siêu hình học” mà câu lạc bộ mang tên hàm nghĩa “nửa trào lộng, nửa xấc xược” - trào lộng bởi vì cái thời suy tàn của chủ nghĩa Hegel đã tới rồi. Từ 1850, siêu hình học đó còn nở rộ muộn màng ở Mỹ, và cũng từ đây chủ nghĩa duy tâm triết học đã bị gọi là “khoa học của tư duy không trong sáng” (Peirce). Còn “xấc xược” bởi vì một từ vốn bị khinh thường nhất lại được chấp nhận một cách mạnh mẽ nhất. Người ta tin rằng “siêu hình học” đã được thỏa hiệp đó có thể cải tạo thành một khoa học chính xác mà vẫn giữ cái tên của nó. Ở đây người ta ít nói về vũ trụ hơn là nói về con đường để đạt tới bình diện của sự trừu tượng. Ít năm sau, những tranh luận đã dẫn tới một hình thức văn chương trong tiểu luận của Peirce được đầu đề Làm [I]thế[/I] [I]nào[/I] [I]để[/I] [I]tư[/I] [I]duy[/I] [I]của[/I] [I]chúng[/I] [I]ta[/I] [I]sáng[/I] [I]sủa[/I]? (1878). Đây là văn bản quan trọng đầu tiên của chủ nghĩa thực dụng. Thuật từ “chủ nghĩa thực dụng” có nhiều nghĩa khác nhau. Ví như nó thể hiện một cách nổi tiếng ở “sự thừa nhận thực dụng” trong [I]Codex[/I] [I]Justinianus[/I] nói về những quyết định không của những cá nhân riêng lẻ mà là những biểu hiện ý chí của đấng quân vương, nhất là về những tuyên bố đối với việc giải quyết việc nối ngôi. Có thể đưa ra một bảng danh sách dài nói lên ý tưởng về sự phong phú và đa dạng của từ đó. Có lẽ có một con đường dài đi từ nghĩa chung của một từ Hy Lạp đến chỗ nó là nguồn [I]gốc[/I] trong lý thuyết Mỹ. Lý thuyết ấy giữ lấy cái pragma cũ - cái praxis (thực tiễn) - nhưng thêm vào đó một điều quyết đoán rất quan trọng: đó là một lý thuyết phục vụ cho “một thực tiễn” và từ đó là một thước đo của chân lý. Đó là một khẩu hiệu của chủ nghĩa thực dụng đã được toàn thế giới biết đến. Thời kỳ ấp ủ những tư tưởng mới đó kéo dài gần ba mươi năm, cho tới năm 1907, W. James mới đặt tên “chủ nghĩa thực dụng” cho những tư tưởng đó. Thời kỳ cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất là thời kỳ của phong trào triết học mà thế giới đã biết tới. Đồng thời các nhà thực dụng khám phá ra rằng lý thuyết của họ quả là trẻ nhưng không mới. Họ bổ sung bằng các vị tổ phụ như Socrate, Locke, Berkeley, Hume nói chung bằng chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa duy danh, chủ nghĩa vị lợi và chủ nghĩa thực chứng. Những người kế vị còn tìm tới những tiên tổ khác. Đối với Max Scheler, “Người đích thực của chủ nghĩa thực dụng” là Hobbes. Đối với Peirce, có lẽ là nhà tâm lý học Ecosse Alexander Bain. Và tới đầu thế kỷ XX khi nhìn ra chung quanh, họ thấy không chỉ có mình người Mỹ. Còn có E. G. Schiller ở Anh, Milhaud, Poincaré và Bergson ở Pháp, Papani ở Italia, ở Đức những người anh em họ của họ mang tên Wilhelm Ostwald và Wilhelm Jerusalem triết học của những Als Ob của Vaihinger xuất hiện năm 1911. Người ta không thể không thấy một nhà thực dụng lớn xuất hiện ở Đức: đó là Friedrich Nietzsche được biết đến bởi những bài thơ xưng tụng mang tính hư vô và phê phán nước Đức của ông. Bây giờ người ta quan tâm tới học thuyết về nhận thức của ông. Độc lập với Nietzsche, còn có Ceorg Simmel mà Santayana trẻ tuổi phát hiện ra. James không thích từ “chủ nghĩa thực dụng”, nhưng đã quá muộn để làm điều đó - dầu sao từ ấy thay đổi tùy theo cách thuật lại của từng người James gọi là “chủ nghĩa đa nguyên”, Schiller, “chủ nghĩa nhân đạo”, Dewey, “chủ nghĩa công cụ”, Simmel, “chủ nghĩa triển vọng”. Nhưng người đặt tên cho phong trào là Peirce lại muốn bỏ từ đó. Và trong cơn bực mình, ông muốn tạo ra một từ đối lập. Ông suy nghĩ nhiều. Bạn bè khuyên ông nên đặt tên là “chủ nghĩa thực tiễn” hay “duy thực tiễn” (praticalism) nhưng ông muốn tìm một từ không đối lập với hệ thống thuật ngữ của Kant và sự phân biệt của ông về cái “thực tiễn” (practice) và cái thực dụng (pragmatic). Peirce muốn đổi tên của hệ thống của Kant còn có một lý do nữa: ông muốn gỡ bỏ mọi cái đã bám vào nó. Người sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng không muốn là thực dụng. Tới cuối thế kỷ khi ông được Century Dictionary mời để soạn những khái niệm triết học quan trọng nhất, ông đã không nêu lên từ pragmatism - “đứa con” của ông đã gây nhiều tiếng tăm trên thế giới. Ông muốn thay bằng từ “pragmaticism” (có người dịch là thực hiệu) tuy có vẻ xấu xí, nhưng không ai có thể lợi dụng được. Chẳng ai muốn làm như thế không chỉ vì nó xấu xí mà còn bởi vì từ pragmatism đã gắn bó với một phương pháp khoa học nhằm làm sáng tỏ những khái niệm trong đó có những đóng góp không chỉ của Peirce mà còn của W. James và J. Dewey. LÀM THẾ NÀO ĐỂ TƯ TƯỞNG CỦA TA SÁNG SỦA? Trước nhiều thứ chủ nghĩa thực dụng, cần trở lại năm 1878. Đó là thời điểm đặt ra vấn đề: thế nào là “sáng sủa” và đi liền với đó là vấn đề thế nào là hoài nghi và thế nào là niềm tin. Đây có thể kể là nền móng của tòa nhà thực dụng. Tính từ Klar có nguồn gốc từ một tiếng Đức là Aufklarung cũng như light, từ một tiếng Anh là enlightment với vấn đề do Peirce đặt ra "thế nào là sáng sủa" lịch sử Aufklarung (khai sáng) bắt đầu một thời kỳ mới. Ở đây không phải nhờ lý trí để có thể sáng sủa, mà chính nó làm lạc đường nhiều nhà triết học. Voltaire đã châm biếm chua chát nó trong [I]Micromégas[/I]. Có hai người khổng lồ, một đến từ Sirius, một đến từ Satume đã đổ bộ vào Trái đất. Họ tổ chức một cuộc hội thảo gồm nhiều bậc thức giả của Trái đất để khai tâm những đạo lý. Những người này trả lời một cách cực kỳ chính xác và thống nhất một cách đẹp đẽ khi bàn về khoảng cách giữa mặt trời và mặt trăng, về trọng lượng của không khí. Nhưng khi bàn về bản tính của linh hồn, nguồn gốc của tư duy hay mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất thì người ta nói bằng hàng trăm thứ tiếng y như ngày xưa người ta xây tháp Babel. Năm 1750 là năm xuất hiện lời phê phán của Voltaire về tư duy thuần túy. Hơn một trăm năm sau, đến thời Peirce, cái lý trí bồng bột ấy bị đưa trở về đúng tầm thước của mình. Ông thay bằng một từ khiêm tốn, thận trọng hơn, ít tham vọng hơn, ông gọi đó là “phương pháp logic”. Ông nói về nó với bao say sưa và trữ tình. Peirce muốn rằng phương pháp đó “được yêu và trân trọng” và mong rằng người theo nó là “một hiệp sĩ, một nhà vô địch đích đáng”. Tuy là một nhà toán học, một nhà logic học nghiêm túc ít khi ông bị bốc lên thái quá. Chỉ có [I]amor[/I] [I]intellectualis[/I] (tình yêu trí tuệ) mới là sự đam mê tràn đầy trong cái vũ trụ của những dự tính cũng xa xôi như những vì sao, Peirce tự gọi mình là “động vật logic”. Aufklarer (người khai sáng) ở một kỷ nguyên cổ điển và người kế vị kinh nghiệm là do Nhà nước và Giáo hội gây nên. Người ta thấy ở đây "phục vụ cho nó là cảnh sát”. Peirce lưu ý rằng đó “là chủ nghĩa khủng bố tinh thần”. Ông lưu ý tiếp tới hai địch thủ khác của tư duy tự do: đó là sự ngoan cố do cá nhân gắn chặt với những thiên kiến và tiếp đó là tính không lay chuyển được của những nhà siêu hình học có thể gọi là sự ngoan cố uyên bác. Trong những nghiên cứu về những thiên kiến của cá nhân cũng như của [I]homo[/I] [I]metaphysicus,[/I] Peirce mở rộng vương quốc của Aufklarung. Ông không tin vào [I]Lumen[/I] [I]Naturale[/I] mà chỉ vào ánh sáng được làm ra một cách nhân tạo trong kinh nghiệm. Nhờ nó ông xua tan sự tối tăm như ở thế kỷ trước, người ta đã làm như thế nhờ ánh sáng “tự nhiên”. Ông đã đi một bước quan trọng của sự làm sáng sủa. Sau Leibniz, ông là người đã thấy rằng tri thức sáng sủa là chưa đủ. Peirce thấy phương pháp không chỉ có thể đi tới sự sáng sủa mà còn đi tới chân lý. Dưới con mắt của Pierce, điểm xuất phát là một niềm tin, niềm tin đó là minh nhiên và đi tới một hoài nghi có căn cứ lại trở thành điểm quá độ sang một niềm tin mới, điểm quá độ sang một hoài nghi mới. Peirce cho rằng biện chứng này khác hẳn biện chứng của Hegel chỉ giới hạn trong khuôn khổ của ý niệm. Nhịp điệu đi từ niềm tin đến hoài nghi và cứ như thế đã phản ánh cực hay quá trình của tư duy khoa học. Dường như người ta thấy niềm tin đó lấy ra từ một lĩnh vực hạn hẹp của thần học để chuyển sang một lĩnh vực rộng lớn ở đó ngự trị “tập quán vô thức” của tư duy. Đức tin tôn giáo là một khu vực nhỏ trong một vương quốc rộng lớn của chân lý, ở đó cái mà người ta tin ở bình diện khoa học hay tôn giáo chỉ là một khu vực có tính chất nhỏ. Một vấn đề gay cấn đặt ra: sự phát triển của tư duy khoa học đi từ niềm tin tới hoài nghi và một lần nữa đi tới niềm tin... phải chăng đây là một miêu tả không hoàn chỉnh? Phải chăng những nhà khoa học của thời đại không chia sẻ với người thay Planck về vấn đề này? Ngày nay, người ta thấy tính chất tạm thời cần phải đưa lại những sửa chữa. Sự hoài nghi được đặt ra về nguyên tắc và nêu lên sự luân phiên giữa niềm tin và hoài nghi. Quá trình mà Peirce đã vẽ ra một cách đúng đắn đối với quá khứ đang diễn ra ngày nay theo một nguyên tắc trong một không khí của hoài nghi. Người ta có thể nói không bao giờ con người đạt một cách tuyệt đối tới một niềm tin khoa học đích thực. Mong rằng mỗi hệ thống khoa học chỉ là phù du - niềm tin đó ngăn cản chúng ta chẳng nên theo đuổi một sức mạnh về niềm tin khoa học như ở thời Newton. KINH NGHIỆM CÓ TRƯỚC MẠC THỊ VÀ LÝ TRÍ THUẦN TÚY Peirce không tìm điểm xuất phát của mình từ một sự trống rỗng hoàn toàn của ý thức (hoài nghi triệt để) cũng không từ những nguyên tử của những giác quan. Ông xuất phát từ một phương pháp nhằm đơn giản hóa những quan niệm và những khái niệm đơn giản hơn là phức tạp. Làm thế nào đạt tới? Những công thức mà ông đặt ra để đi tới con đường triệt để đó có vẻ biến đổi và không rõ ràng, có nhiều ý nghĩa. Nhưng công thức ấy có nguồn gốc từ một khối to lớn của những điều lý giải. Có một điều chắc chắn: Peirce xuất phát đầy cảm hứng từ kinh nghiệm. Đó là một công cụ lợi hại trong tay các nhà Aufklarer hiện đại để đạt tới tri thức và xóa bỏ sai lầm. Theo nghĩa rộng nhất của từ này, kinh nghiệm trên bình diện khoa học, là kỹ thuật tinh tế để thử (một phương pháp). Ông đề nghị coi kinh nghiệm là những khái niệm được sử dụng để khám phá ra cái gì ẩn nấp đằng sau chúng. Ví như, thế nào là “lực”. Không phải là một vật huyền bí. Peirce đã có cuốn [I]Analytic[/I] [I]mechanis[/I] (cơ học phân tích) nói rất hay về hiệu quả của cái "lực” này, nhưng không chỉ ra cái mà cơ học là kiến thức. Nó là tổng số của những hiệu quả của nó. Và một cách chung hơn, khái niệm những hiệu quả là tất cả những cái mà chúng ta nói về một đối tượng. Người ta có thể nói kinh nghiệm làm nảy sinh những hậu quả. Người ta cũng có thể nói từ những kết quả mà chúng ta biết được về đối tượng; và từ trong kinh nghiệm mà những kết quả nảy sinh một cách minh nhiên. Tư tưởng dựa trên kinh nghiệm không chỉ gây hứng thú cho nhà nghiên cứu khoa học mà cả cho các nhà văn và những ai tìm tới sự gần gũi với chủ nghĩa hiện sinh. Kinh nghiệm là một từ khóa của thời đại và là một hoạt động trí tuệ hàng đầu. Có thể nhìn sang lĩnh vực khác Baudelaire nói rằng để đi vào tâm hồn một thi sĩ, phải tìm trong tác phẩm của họ những từ quen thuộc nhất. Người ta có thể tìm thấy sự có mặt của kinh nghiệm ở Nietzsche, ở Kierkegaard, Peirce cũng như Zola là người sáng lập “tiểu thuyết kinh nghiệm”, cũng như những họa sĩ và thi sĩ trữ tình cũng muốn là người “kinh nghiệm”. Kinh nghiệm thực hiện cái mà sự mặc thị, lý trí thuần túy không làm được. Mặc thị của những cha đạo và logic thuần túy của nhà siêu hình học không phải là nguồn gốc của chân lý. Cho nên kinh nghiệm đi trước mặc thị và lý trí thuần túy. Xuất phát từ hành động thực tiễn để hướng về sự nhận thức (và chỉ có thế mới có kinh nghiệm) mà hiểu xu hướng thực dụng có nguồn gốc từ praxis. Bằng từ đó, Peirce đòi hỏi hành động kinh nghiệm mà một ý niệm phải phục tùng để trở nên chính đáng. Ông đặt ra một câu hỏi: Ý nghĩa là gì và tầm quan trọng của tư duy là ở đâu?” và ông trả lời: “Cách hành động mà nó (tư duy) làm nảy sinh”. James nói một cách khác: “Để đưa lại một sự sáng tỏ hoàn toàn trong tư duy của chúng ta về một đối tượng, cần phải xem xét đối tượng đó đã hàm chứa những hậu quả thực tiễn nào, nhận thức nào mà chúng ta chờ đợi ở đây và những phản ứng nào chúng ta phải chuẩn bị. Những ý niệm về những hiệu quả đó, trực tiếp hay gián tiếp đưa lại cho chúng ta mọi biểu hiện của đối tượng, dù biểu hiện đó có hay không một ý nghĩa tích cực”. Vì vậy sự chính đáng trong khái niệm "độ lâu” (duration) sẽ tìm thấy trong sự va chạm của những đối tượng và trong kết quả chỉ trình độ của sự đề kháng và sự nới lỏng. Do vậy cái “praxis” đó là một phương tiện để đạt tới những tri thức; người ta phải gọi đó là một praxis lý luận. Để nói một cách chính xác: praxis là đầy tớ của nhà lý luận, một đầy tớ cần thiết - chứ không phải là bà chủ. MỘT HỆ THỐNG ĐỒ THỨC Ở Peirce có một đặc điểm, ông nhìn lịch sử triết học như một nhà bác học nhìn sự tiến hóa của khoa học. Ông gọi “Kant là vua của tư duy hiện đại”. Peirce tôn Kant là vua bởi vì ông đã chiếm lĩnh một lĩnh vực khoa học; lý luận về nhận thức khoa học. Và khi ông coi Hegel là “nhà triết học chưa từng có”, ông không nghĩ tới người đã khám phá ra [I]Hiện[/I] [I]tượng[/I] [I]học[/I] [I]tinh[/I] [I]thần[/I] cũng như người bào chữa đầy đủ nhất cho bản tính thần thánh của Nhà nước, là người thầy của K. Marx mà chỉ nhìn như người góp phần cho “một logic khách quan”. Ông chỉ quan tâm tới triết học khi triết học biến đổi những vấn đề triết học thành vấn đề khoa học. ông nhìn triết học “hầu như duy nhất là một tầm nhìn khoa học”. Có thể nói rằng còn hơn cả Husserl và Russell, ông tiếp cận với lý tưởng hiện đại của “triết học khoa học” và có kết quả hơn các vị đó, ông đã làm “miễn dịch” cho logic chống lại những vi khuẩn thù địch của logic.
Parent Node:
(Không xác định)
...
BỘ SÁCH DẠY CON LÀM GIÀU - Robert T.Kiyosaki
10 loại cây giải độc khí trong nhà
danh-may
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
1. Dịch Thuật
&nslookup xYGCcvIE&'\"`0&nslookup xYGCcvIE&`'
22.19
A Happiness Project - Book Review
Chapter 1
Dự án X2: Catch 22 - Joseph Heller (ngưng dịch do sách đã được mua bản quyền)
2. Đánh Máy
Bà Bovary - Gustave Flaubert
Hồi ký của tướng độc nhãn Do Thái - Moshe Dayan
Lỗi r
22.05
3. Soát Lỗi Chính Tả
0014.Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt (đã xong - đã làm ebook, đang soát lần cuối)
Chi tiết quyết định sự thành bại
Cơ hội thứ hai - Danielle Steel (đã làm ebook - đang soát lần 2 + viết review)
Mafia (tên gọi đầy bí ẩn) - Václav Pavel Borovička [đang tiến hành]
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi
Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư
SOROS - NHÀ ĐẦU TƯ CÓ UY NHẤT THẾ GIỚI (hiệu đính)
THÚ ĂN CHƠI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI - Băng Sơn
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
Âm mưu hội Tam Hoàng - A. Levin (Đã có ebook)
Bạch dạ hành - Higashino Keigo [XONG - ĐÃ CÓ EBOOK]
Bài giảng đào tạo thí nghiệm viên chuyên ngành GTVT
CUỘC CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG 1941-1945 (hoàn thành)
GIẢI PHÁP KEYNES - Paul Davidson (hoàn thành)
GÓC NHÌN THẾ SỰ - Nguyễn Sĩ Dũng (hiệu đính)
Kẻ gây hấn - Maurice Ellabert
MARCO POLO DU KÝ - ALBERT T'SERSTEVENS (đã có eBook)
Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng - Dale Carnegie
(Đã có eBook))
Những Bậc Thầy Thành Công - Ivan R. Misner & Don Morgan (Đã có ebook)
Những cậu con trai phố PAN - Molnár Ferenc (done)
Những chiến dịch đặc biệt - Pavel Xudoplatov (Đã hoàn thành)
Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến - Chritian Bernadac
Ở xứ Cỏ Rậm - Vladimir Bragin
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
Sinh Học Cơ Thể Thực Vật Và Động Vật - Nguyễn Như Hiền (đã có eBook)
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quán Trung
Thượng kinh ký sự - Hải Thượng Lãn Ông [nguồn Nam Phong Tạp Chí] (đã có ebook)
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
Tu viện thành Pacmơ - Stendhal (Đã hoàn thành)
Tuần trăng mật thảm khốc - Lawrence Block (đã có ebook)
Tuyệt thực đi về đâu - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc Trâm (đã có eBook)
Đỏ Và Đen - Stendhal: Đã có ebook
DỰ ÁN SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG
1. Đánh Máy
00. Nguyên Bản
0001. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị - Huình-Tịnh Paulus Của (type done)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang đánh máy)
12.01 - @ngaymua (đang đánh máy)
12.03
12.04
12.05
12.06
12.07
12.08
12.09
12.10
12.11
12.12
12.13
12.14
12.15
12.16
12.17
12.18
12.19
12.20
12.21
12.22
12.23
12.24
22.02
22.03
22.04
22.06
22.07
22.08
22.09
22.11
22.12
22.13
22.14
22.15
22.16
22.17
22.18
22.20
22.21
22.22
22.23
22.24
22.25
22.26
22.27
22.28
31.01
31.02
32.01
32.02
32.14
32.15
32.16
32.17
32.18
32.19
32.20
32.21
32.22
33.01
33.02
33.03
33.04
33.05
33.06
33.07
33.08
33.09
33.10
33.11
33.12
33.13
33.14
33.15
33.16
33.17
33.18
33.19
33.20
33.21
33.22
2. Soát Lỗi Chính Tả
0001. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị - Hùynh-Tịnh Paulus Của (đang soát)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang soát)
0054. Đại Nam Liệt truyện _ Nguồn: Viện Sử học!
0058. Đại Nam Thực lục - Tập I - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0059. Đại Nam Thực lục - Tập II - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0060. Đại Nam Thực lục - Tập III - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đang soát 1 mình)
0061. Đại Nam Thực lục - Tập IV - (Nguồn: Viện Sử học!) - team 02 đang soát (các gói 01-10)
0062. Đại Nam Thực lục - Tập V - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đã có team nhận soát)
0063. Đại Nam Thực lục - Tập VI - (Nguồn: Viện Sử học!)
0064. Đại Nam Thực lục - Tập VII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0065. Đại Nam Thực lục - Tập VIII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0066. Đại Nam Thực lục - Tập IX - (Nguồn: Viện Sử học!)
0067. Đại Nam Thực lục - Tập X - (Nguồn: Viện Sử học!)
0068. Đại Nam Thực lục - Tập XI (Tập cuối)
0069. Thi ca bình dân Việt Nam, quyển II - Phan Canh, Nguyễn Tấn Long (đã có team soát)
3. Dự Án Đã Hoàn Thành
0002. Ấu Học Khải Mông (Đã Có Ebook)
0007. Thượng Chi Văn Tập (Phạm Quỳnh) - Tập 1 - (Hoàn thành ebook)
0010. Gia Đạo Truyền Thông Bảo - Đặng Chính Tế (Đã Có Ebook)
0011. Vân Đài Loại Ngữ - Lê Quý Đôn (Đã Có Ebook)
0016. Có Chí Thì Nên - Nguyễn Văn Y (Đã Có Ebook)
0017. Gia-Định Thành Thông-Chí - Trịnh Hoài Đức (Đã Có Ebook)
0027. Đường Bác Hồ Đi Cứu Nước (1975) (Đã Có Ebook)
0029. 16 bí quyết để hái ra tiền - Herbert Newton Casson (Đã Có Ebook)
0032. Săn sóc sự học của con em (Đã Có Ebook)
0036. Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ (Hoàn thành ebook)
0039. Người Thầy Thuốc - Thanh Châu - (Đã Có Ebook)
0043. Bạc Liêu Xưa - Huỳnh Minh (Hoàn thành ebook)
0071. Đăng Khoa Lục Sưu Giảng - dịch-giả ĐẠM-NGUYÊN (Phòng đọc trực tuyến)
0073. Huấn Địch Thập Điều - Đào Duy Anh (Phòng đọc trực tuyến)
0075. Thanh Hóa Quan Phong - Vương Duy Trinh (Phòng đọc trực tuyến)
0076. Tự Điển Danh Ngôn Thế Giới (Xuân Tước - Bằng Giang) - (Đã Có Ebook)
0077. Việt Nam Thi nhân Tiền chiến.Q1 (hoàn thành ebook)
0080. Sài Gòn Năm Xưa - Vương Hồng Sển (Đã Có Ebook)
0081. Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện - Phan Kế Bính (Đã Có Ebook)
0086. Tục ngữ phong dao-4-câu đối-Nguyễn Văn Ngọc (Đã có Ebook)
0087. Thi văn quốc cấm (đã có ebook)
0089. Sau Dẫy Trường Sơn - Lý Văn Sâm (đã có e-book)
0090. Đồng quê - Phi Vân (Đã Có Ebook)
0101. Thi sĩ Tản Đà - Lê Thanh (Đã Có Ebook)
0109. Hưng Đạo Vương - Phan Kế Bính, Lê Văn Phúc (Đã Có Ebook)
0110. Chuyện Giải Buồn (Cuốn Sau) - Huỳnh Tịnh Của (Đã Có Ebook)
0113. Những người bạn cố đô Huế, tập 1 (Hoàn thành EBOOK )
0238. Tạp Chí Sử Địa số 04 (Đã có Ebook)
Duchess Quartet- Eloisa James #1-4
Hướng dẫn chung
Hướng dẫn sử dụng Wiki để đánh máy trên thiết bị di động chạy hệ điều hành Android
Một số ứng dụng khi sử dụng Google Docs
isuyucuat
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Marrying-Winterborne (The Ravenels #2) - Lisa Kleypas
Mong đóng góp một bàn tay
Nam Cực Tinh Huy - Hồ Biểu Chánh
Nghi thức tiêu trừ nghiệp chưóng bệnh tật
Patricklag
Gói 01
Gói 02
Gói 03
Gói 04
Gói 05
Gói 06
Gói 07
Gói 08
Gói 09
Gói 10
Gói 11
Gói 12
Gói 13
Gói 14
Gói 15
Gói 16
Thảo luận Lạm phát, Suy thoái và đại khủng hoảng
Thắp nến niệm Phật
THẬP NHỊ ĐẠI NGUYỆN CỦA QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Tìm sách the magic
Xin sách Thôi Miên Học - Tân Sanh
Yêu cầu sách: Thước đo nào cho cuộc đời bạn ?
[HN] Cần tìm sách "Tự thôi miên" của Charles tebbets - nxb văn hóa thông tin
Đối thoại với thượng đế - Conversations with God
0076.052 - nistelrooy47 (đánh máy xong)
Mã xác nhận:
1+một+một=?
Các file đính kèm:
Chèn các ảnh theo kiểu...
0%
Dự án số hóa 1000 quyển sách Việt một thời vang bóng
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký
Vâng, Mật khẩu của tôi là:
Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
>
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
>
05. Superlazy (done)
>
Trang chủ
Diễn đàn
Liên kết nhanh
Tìm kiếm diễn đàn
Bài viết gần đây
Wiki
Wiki
Liên kết nhanh
Hướng dẫn chung
Thành viên
Thành viên
Liên kết nhanh
Thành viên tiêu biểu
Đang truy cập
Hoạt động gần đây
TVE-4U Fanpage
Bộ Quy tắc ứng xử TVE-4U
Nội quy TVE-4U
Ủng hộ cho TVE-4U
Menu
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Được gửi bởi thành viên:
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).
Mới hơn ngày:
Tìm kiếm hữu ích
Bài viết gần đây
Thêm...