0076.006 - @Lazer (done) - Lười Đọc Sách soát lỗi (done)

20/12/15
0076.006 - @Lazer (done) - Lười Đọc Sách soát lỗi (done)
  • - Anh hùng như thể khúc lươn,
    Khi cuộn thì ngắn, khi vươn thì dài.
    Ca-dao

    - Vàng tâm xuống nước cứ tươi,
    Anh hùng lâm nạn cứ cười, cứ vui.
    Ca-dao

    - Anh hung làm nên việc lớn, phải chăng là đã liều cầm cố tương lai, mà sau lại được tương lai về mình !
    Lãng-nhân (Trước đèn 1939)

    - Giang sơn nào anh hùng ấy.
    Tục-ngữ

    - Anh hùng hà xứ bất giang sơn.
    Nguyễn-công-Trứ


    ĂN NÓI (lời nói, tiếng nói, nói)

    - Tiếng nói là hơi thở của tâm hồn.
    Pythagore

    - Tiếng nói là gương mặt của tinh thần.
    Sénèque

    - Nói mà không nghĩ cũng như bắn mà không nhắm.
    Cervantès

    - Ăn có nhai, nói có nghĩ.
    Tục-ngữ

    - Nói hay hơn hay nói.
    Tục-ngữ

    - Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa.
    Tục-ngữ

    - Người có đức ắt nói hay, nhưng kẻ nói hay vị tất đã có đức.
    Khổng-tử

    - Tạo hóa phú cho ta hai tai mà một miệng là có ý dạy ta nên nghe nhiều mà nói ít vậy.
    Zénon

    - Các tiểu khê réo rắc ồn ào, vì là dòng nước cạn, các sông cái thì lại êm đềm.
    Gustave Guyard

    - Ai nói là người vãi ra, kẻ nghe là người lặt lấy.
    Plutarque

    - Người ta sở dĩ hơn loài vật là vì tiếng nói, song ăn nói vô nghĩa lý thì thà như loài vật không biết nói còn hơn.
    Đông phương

    - Ăn bớt bát, nói bớt lời.
    Tục-ngữ

    - Chớ nói lắm, nói lắm thì lỗi nhiều.
    (Vô đa ngôn, đa ngôn đa quá).
    Khổng-tử

    - Nói nhiều và nói đúng lúc là hai điều khác nhau.
    Sophocle

    - Loạn sinh ra bởi lời nói.
    (Dịch kinh)

    - Người hay ít nói, người nông nổi, lắm lời.
    (Dịch kinh)

    - Không nên mưu việc lớn với kẻ đa ngôn ;
    Không nên ở chung lâu với người hiếu động.
    Văn-trung-Tử

    - Đương khi vui mừng chớ có nói nhiều ; đương khi đắc chí chớ có thay đổi công việc.
    Châu-Hy

    - Ăn lắm thì hết miếng ngon
    Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ.
    Ca-dao

    - Rượu lạt uống lắm cũng say,
    Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.
    Ca-dao

    - Ai xui ai khiến trong lòng,
    Mau chân nhạy miệng mắc vòng gian nan.
    Ca-dao

    - Miệng thường làm cho người ta xấu hổ.
    (Thư-kinh)

    - Sa chân thì chết đuối, sẩy miệng thì chết oan.
    (Lễ-ký)

    - Lỡ chân gượng được, lỡ miệng không gượng được.
    Tục-ngữ

    - Câu nói như tên, không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai, không tài nào rút ra được nữa.
    Lục-tài-Tử

    - Ngọc khuê trắng có vết còn mài đi được, chớ lời nói càn không thể chữa lại được.
    (Thi-kinh)

    - Vàng sa xuống giấy khôn tìm,
    Người sa lời nói như chim sổ lồng.
    Ca-dao

    - Điều dưỡng cái khí lúc đang giận ; đề phòng câu nói lúc sướng mồm ; lưu tâm sự nhầm lúc bối rối ; biết dùng đồng tiền lúc sẵn sàng.
    Uông – thụ - Chi

    - Nói đương sướng hả mà nín ngay được ; ý đương hớn hở mà thu hẳn được ; tức giận, ham mê đương sôi nổi nồng nàn mà tiểu trừ biến mất được ; không phải là người rất kiên nhẫn thì không tài nào được như thế.
    Vương-dương-Minh

    - Người nào biết giữ gìn lời nói của mình thì tránh được nhiều mối khổ tâm.
    Grimm

    - Miệng là cái cửa họa phúc.
    Quách-Yên

    - Bịnh do miệng ăn, họa do miệng nói.
    (Bịnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất).
    (Tô-Thư)

    - Tâm không bình, khí không hòa, thì nói hay nhầm lỗi.
    Hứa Hành

    - Đương lúc thích chí, gặp người thích chí, nói chuyện thích chí, thì ngôn ngữ lại càng phải cẩn thận lắm.
    Lưu-trấp-Sơn

    - Chim không kêu tiếng rảnh rang
    Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
    Ca-dao

    - Ngôn ngữ phải cho lịch sự cũng như y phục phải giữ cho chỉnh tề.
    Fénelon

    - Tiếng nói là một điều thiên sinh, nhưng nói cách nầy hay cách khác, đó là phần tạo hóa giao cho con người, tùy sở thích của chúng ta.
    Dante

    - Lời nói chẳng mất tiền mua,
    Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
    Ca-dao

    - Chẳng được miếng thịt miếng xôi,
    Cũng lựa lời nói cho nguôi tấm lòng.
    Ca-dao

    - Người thanh nói tiếng cũng thanh,
    Chuông kêu sẽ đánh bên thành cũng kêu.
    Ca-dao

    - Mai mưa trưa nắng chiều nồm
    Trời còn luân chuyển huống mồm thế gian.
    Ca-dao

    - Vai mang túi bạc kè kè
    Nói quấy nói quá chúng nghe rầm rầm.
    Ca-dao

    - Khi ăn thì phải lựa mùi
    Khi nói thì phải lựa lời chớ sai.
    Ca-dao

    - Chim khôn tránh bẫy tránh dò,
    Người khôn tránh tiếng hồ đồ mới khôn.
    Ca-dao

    - Một câu nói ngay bằng làm chay cả tháng.
    Tục-ngữ

    - Một lời nói dối sám hối bảy ngày.
    Tục-ngữ

    - Ăn một đọi, nói một lời.
    Tục-ngữ

    - Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành.
    Tục-ngữ

    - Nghìn lời nói, muôn câu chuyện cốt ở sự thật.
    Tiết-Huyên

    - Lời nói hay giúp người ấm hơn vải lụa ; lời nói dở hại người đau như gươm giáo.
    (Tuân-tử)

    - Mở lời nói như chém đá.
    (Thí khẩu như phá thạch).
    (Lễ-kinh)

    - Người quân tử chẳng nuốt lời.
    (Quân tử bất thực ngôn).
    (Công-dương truyện)

    - Bạn ngồi xéo cũng được, nếu bạn muốn như vậy, nhưng nói, phải nói cho chính.
    Thổ-nhĩ-kỳ

    - Ngoài miệng nói ngọt ngào, trong long chứa cay đắng. (Ngô chi cam kỳ trung tất khổ).
    Tấn-Thư

    - Lọ là thét mắng mới nên
    Một lời siết cạnh bằng nghìn roi song.
    Roi song đánh đoạn thì thôi,
    Một lời siết cạnh muôn đời chẳng quên.
    Ca-dao

    - Lời nói đáng tin thì giọng không đẹp, lời nói giọng đẹp thì không đáng tin.
    (Tín ngôn bất mỹ, mỹ ngôn bất tín).
    Lão-tử

    - Nói chuyện chớ châm chọc để người ta buốt ; nói đùa chớ cạnh khóe để người ta đau.
    Lục-lũng-Kỳ

    - Nói là bạc, im lặng là vàng.
    (Le Talmuld)

    - Miêng ngậm, tai mở.
    Anh

    - Người ta hối hận vì đã thốt lời chớ không bao giờ vì lặng thinh.
    Simonide d’ Amorgos

    - Biết nhiều nói ít.
    Anh

    - Lời nói chỉ trở nên phong phú khi người ta biết giữ yên lặng.
    R. Guardini

    - Lúc đáng nói mới nói thì người nghe không chán.
    (Luận-ngữ)

    - Người đáng nói với, mà mình không nói là bỏ hoài người ; người không đáng nói với, mà mình nói là phí mất lời.
    (Luận- ngữ)

    - Không biết mà nói là ngu, biết mà không nói là hiểm.
    (Chiến-quốc-sách)

    - Lời nói của đứa khùng, ông thánh cũng chọn. (Cuồng phu chi ngôn, thánh nhơn trạch yêu).
    Liệt-tử

    - Nếu tim bạn là một hoa hường, miệng bạn sẽ thốt ra những lời thơm tho.
    Nga


    ĂN UỐNG

    - Sống không phải để ăn, mà ăn để sống.
    Anh

    - Ăn lấy thơm tho, chớ không ai ăn lấy no, lấy béo.
    Tục-ngữ

    - Bạn cho tôi biết bạn ăn cái gì, tôi sẽ cho bạn biết bạn là người như thế nào.
    Brillat-Savarin

    - Ăn có nơi, làm có chỗ.
    Tục-ngữ

    - Ăn ít ngon nhiều.
    Tục-ngữ

    - Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói.
    Tục-ngữ

    - Ăn muộn ngon bằng ăn thịt, đi thong thả sướng bằng đi xa.
    (Vấn thực đương nhục hoãn bộ đương xa)
    Trung-hoa

    - Ăn không lo, của kho cũng hết.
    Tục-ngữ

    - Ăn một miếng, tiếng muôn đời.
    Tục-ngữ

    - Ăn được ngủ được là tiên
    Không ăn không ngủ là tiền vứt đi.
    Ca-dao

    - Những người ăn khỏe ngủ nhiều là những người không thể làm được cái gì lớn lao.
    Henri IV

    - Ăn nhiều hại tì vị, của nhiều hại chí khí. (Đa thực thương vị, đa tài thương khí).
    (Chiến-quốc-sách)

    - Miếng ăn là miếng tồi tàn,
    - Mất đi một miếng lộn gan lên đầu.
    Ca-dao

    - Tham ăn lấy răng đào mồ.
    Tục-ngữ

    - Một cái bụng đầy không thể chứa được một tinh thần tế nhị.
    Apotolins

    - Sự tham ăn giết nhiều người hơn là gươm.
    P.A. Manzolin

    - Tham thực cực thân.
    Tục-ngữ

    - Háu ăn là bản tính của loài vật.
    Kegemni


    ÂN TRẠCH (Làm ơn – Thi ơn)

    - Làm ơn đầy thì trả ơn hậu.
    Hoài-nam-Tử

    - Cái ơn nặng nhẹ không nên lường theo thực giá mà nên lường theo lòng thảo.
    J.J. Rousseau

    - Sự làm ơn mất hết vẻ đẹp của nó, nếu kẻ thi ơn phô trương quá nhiều về việc làm của mình.
    Corneille

    - Giúp đỡ sốt sắng như giúp đỡ hai lần.
    Pháp

    - Giúp sớm tức là giúp hai lần.
    Anh

    - Làm ơn mà bắt người ta trông đợi quá lâu thì đến khi làm ơn, ơn ấy không còn giá trị nữa.
    Ovenstiern

    - Cho người ta chờ đợi một ân trạch tức là ấp ủ mầm mống cho một kẻ phản bội.
    Ausove

    - Làm ơn mà so đo như bán mối hàng, thế là làm tiêu diệt và dơ bẩn cái ơn đấy đi.
    Sénèque

    - Làm ơn mà không bỉ đến ai, thế mời là diệu pháp.
    B. de Saint Pierre

    - Người thi thố ân trạch đích thực là người đi tìm thêm kẻ khác nữa đáng hưởng sự giúp đỡ, như mỗi mùa cây nho cho ta thêm những trái mới.
    Marc Aurèle

    - Làm ơn chớ nên nhớ, chịu ơn chớ nên quên.
    Viên thị thế Phạm

    - Ta giúp được việc gì cho ai, ta phải nên quên đi để cho họ nhớ lấy.
    Boitard.
    :rose::rose::rose:
  • Chia sẻ trang này