Đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
>
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
>
06. Superlazy (done)
>
Mời bạn vui lòng đọc trước khi muốn góp ý cho diễn đàn
Hướng dẫn chuyển đổi các định dạng eBook
Hướng dẫn xử lý lỗi không 'download - viết bài - xem link' được trên diễn đàn
06. Superlazy (done) - Sửa
Tiêu đề:
Link URL:
Data Type:
BB Codes
<p>Ông chống lại chúng một cách có ý thức. Trong thời gian từ 1869 đến 1870, ông dạy triết học ở Harvard, nhóm những người của Emerson đã phổ biến những tư tưởng của Schelling bắt nguồn từ Plotin và Jacob Bohme và những tư tưởng thần bí phương Đông. Peirce xa lánh những tư tưởng đó và đã có trong tay những liều thuốc giải độc, đó là toán học và môn học về kinh nghiệm.</p><p><br /></p><p>Ông có lý khi cho rằng: “Ngôn ngữ của tôi là tổng số của bản thể của tôi”. Ông khinh thường “ngữ điệu văn chương”. Ông viết: “Nếu triết học còn muốn tồn tại trong khoa học thì phải từ bỏ vẻ thanh lịch văn chương”. Nó chỉ có thể hiện ở ngôn ngữ của toán học và ở ứng xử kinh nghiệm của nhà vật lý học.</p><p><br /></p><p>Trái với sự miệt mài về logic học, về ký hiệu học, có lúc người ta muốn tìm tới một hệ thống triết học như ông đã hé mở trong một tác phẩm của mình. Ông viết lời mở đầu của một tác phẩm mà ông dự định viết <i>Điều</i> <i>khó</i> <i>hiểu</i> <i>ở</i> <i>con</i> <i>nhân</i> <i>sư</i>: cuốn sách này mở đầu cho một công trình sáng tạo một triết học như triết học của Aristote xưa kia: một lý luận rộng lớn có thể bao gồm một lâu đài mọi kết quả của sự tìm tòi có tính nhân bản, toán học, vật lý học, tâm lý học, khoa học lịch sử, xã hội học đều tìm ở đó địa vị của mình.</p><p><br /></p><p>Peirce gọi thế giới quan của mình là <i>chủ</i> <i>nghĩa</i> <i>sai</i> <i>lầm</i> (faillibilism) là tính sai lầm (faillibility). Phải chăng Spinoza cũng đặt vấn đề như thế trong Ethis (Đạo đức học). Hệ thống mà Peirce đề xướng dường như gần <i>gũi</i> <i>với</i> tư tưởng của người đương thời với mình là Wundt: triết học phải bao gồm mọi tri thức. Nhưng mỗi hệ thống dù tham vọng ra sao thì vẫn là một giả thuyết. Ông nói với <i>người</i> đời rằng: “Này, bạn đọc, chúng ta hãy xây dựng một sơ đồ có thể minh họa cho con đường của tư duy; tôi muốn nói tới một hệ thống biểu đồ, nhờ đó có thể biểu hiện mọi cách đi của tư duy”.</p><p><br /></p><p>SIÊU HÌNH HỌC, THƯỢNG ĐẾ</p><p><br /></p><p>Như trên chúng ta thấy Peirce đã phê phán có khi khá gay gắt siêu hình học để xây dựng một phương pháp khoa học là ký hiệu học trên lập trường của chủ nghĩa thực dụng. Cuối cùng, tham vọng của ông không đạt được vì logic học không giải quyết được mọi vấn đề trên đời này. Ông hy vọng xây dựng một hệ thống triết học - ông cũng không làm được trọn vẹn - trong đó không thể thiếu nền tảng là siêu hình học.</p><p><br /></p><p>Có người nghĩ rằng khi Peirce khẳng định siêu hình học là ông đã bước ra khỏi chủ nghĩa thực dụng hoặc triết học của ông ẩn chứa một mâu thuẫn mà đã mâu thuẫn thì là sự hạ giá nếu chưa muốn nói là sai lầm.</p><p><br /></p><p>Chính siêu hình học mới của Peirce mới làm cho ông thoát ra khỏi siêu hình học truyền thống và mới làm cho ông nhất quán với chủ nghĩa thực dụng.</p><p><br /></p><p>Xây dựng siêu hình học mới như thế nào? Peirce vẫn giữ vững lập trường của mình rằng logic là cơ sở cho siêu hình học và kết cấu logic quan hệ tạo nên kết cấu bản thể. Ông gắn phạm trù logic cơ bản với phạm trù cơ bản của bản thể học. Cái trước giải quyết cái sau.</p><p><br /></p><p>Ông gặp hiện tượng học của Husserl khi ông cho rằng siêu hình học phải lấy quan sát làm nền tảng. Nhưng kinh nghiệm thăm dò là phạm trù của bản thể học, là hiện thực đích thực. Vì vậy, Peirce tuyên bố “siêu hình học là khoa học về hiện thực”.</p><p><br /></p><p>Theo Peirce có hai phương pháp: phương pháp hiện tượng học dựa vào quan sát kinh nghiệm, chú trọng mặt “vật chất” của tư duy siêu hình và phương pháp logic chú trọng mặt hình thức, tuy không giống nhau nhưng đều đi tới kết luận giống nhau về cái chung nhất, tất nhiên, tuyệt đối.</p><p><br /></p><p>Làm thế nào để xây dựng được siêu hình học trên cơ sở logic quan hệ quan sát kinh nghiệm? Peirce cho rằng trên mỗi điểm của lý luận logic, luôn luôn xuất hiện ba loại khái niệm: đó là những khái niệm rộng rãi, không xác định, khó nắm bắt. Ông phân thành ba loại: khái niệm số một là khái niệm không dựa vào bất kỳ vật nào; số hai là khái niệm đối ứng với các vật khác, tức khái niệm có tác dụng ngược lại với các vật khác; số ba là khái niệm môi giới, điều tiết số một (tính chất) và số hai (sự thực hoặc tác dụng và phản tác dụng).</p><p><br /></p><p>Các phạm trù trên là nền tảng, là “khuôn” cơ bản để Peirce xây dựng hệ thống tri thức, hệ thống triết học của mình.</p><p><br /></p><p>Về hình thức, những phạm trù logic của Peirce giống như công thức chính, phản, hợp trong hệ thống triết học của Hegel. Chúng là ba “vương quốc thực tại” khác nhau, hay “vũ trụ kinh nghiệm”. Người ta thấy chúng như thế giới ý niệm của Platon.</p><p><br /></p><p>Trong siêu hình học của Peirce, người ta còn thấy một bộ phận quan trọng nữa đó là chủ nghĩa ngẫu nhiên, chủ nghĩa liên tục và chủ nghĩa tình yêu. Bộ ba đó dẫn tới tình yêu, niềm tin, hy vọng. Ông nói rằng thánh Paul đã tôn trọng những lý tưởng đó như những ơn huệ cao quý của con người. Vì logic paulinien (của Paul) ông đã ra sức chống lại những nhà thần học và những nhà siêu hình học, Peirce có lý nhận mình thuộc phái cực đoan của chủ nghĩa hiện thực kinh viện.</p><p><br /></p><p>Tính lý tưởng trong siêu hình học của Peirce còn bộc lộ ra ở khái niệm “xác suất”.</p><p><br /></p><p>Nếu Kant xây dựng nền tảng của đạo đức học trên tính chất hình thức của mỗi đề xuất chân thực thì Peirce xây dựng trên phạm trù “xác suất” cũng mang tính chặt chẽ logic. Ông khẳng định tất cả cái gì là nhân bản đều dựa vào vô số những năng lực và rồi lại tiếp tục đi tới - trải qua những giai đoạn trung gian thường không rõ ràng - những khả năng mà mỗi cá nhân sẽ tan biến trong nhân loại được biết tới hay không biết tới.</p><p><br /></p><p>Siêu hình học mang tính nhân bản của Peirce không lạ gì được nhiều trào lưu khác chia sẻ, đón nhận từ hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh đến chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa thực chứng mới.</p><p><br /></p><p>Đã theo logic của thánh Paul thì vấn đề Thượng đế đối với Peirce cũng sẽ trở thành tự nhiên.</p><p><br /></p><p>Trong tác phẩm <i>Dialogues</i> <i>concerning</i> <i>Natural</i> <i>Religion</i> (Đối thoại về đạo tự nhiên), Hume lưu ý rằng khái niệm về “một đấng tối cao” là rất giản dị, không bao gồm tính vô cùng của Thượng đế và những đức tính tôn quý, ngoài sự tồn tại và tính hàng đầu trong phẩm trật. Với nghĩa giới hạn đó, Peirce chấp nhận Thượng đế.</p><p><br /></p><p>Peirce trách cứ Spinoza đã không nghiên cứu đầy đủ logic, nếu không ông đã không cần tới siêu hình học “khô cằn” và “lộn xộn” đó. Nhưng bản thân ông lại cũng đi tới chỗ tán tụng “cái bản năng” bảo đảm sự xác thực của “đời sống tương lai”, của một “Thượng đế duy nhất và không quan niệm được” và như vậy “góp phần rất quan trọng trong mọi thời đại cho triết học”. “Hãy mở mắt” không phải ông chỉ nói với người nghiên cứu trong phòng thí nghiệm - “và mở trái tim ta cũng là một cơ quan của sự nhận thức - và bạn sẽ thấy Thượng đế”. Một nhà logic học say mê một bộ môn chính xác trong khoa học, đã tuyên bố rằng: “Niềm tin bản năng” xứng đáng với đức tin hơn là kết quả của khoa học”.</p><p><br /></p><p>Rõ ràng Peirce đã báo trước điều sẽ trở thành những đặc điểm của triết học Mỹ hiện đại: đó là sự kề nhau chặt chẽ giữa một logic học tinh tế được xây dựng trên mô hình toán học và một thần học rất trẻ thơ. Nhiều khi chúng sống trong sự thống nhất ở <i>một</i> con người mà Peirce là một ví dụ rất rõ. Ông vừa được xem xét ở tư cách “động vật logic”, và mặt khác ông “đầy nhiệt huyết và tràn đầy hy vọng” mà logic của ông không sao chứng minh được.</p><p><br /></p><p>Dầu sao người ta ít biết tới ông như người kế nghiệp những toan tính để làm nảy sinh logic về Thượng đế và về bổn phận. Người ta biết ông nhiều hơn ở con người đã chinh phục nhiều lĩnh vực chuyên môn: logic học ký hiệu, ngữ nghĩa học và ở người sáng lập chủ nghĩa thực dụng, ở người sáng lập một phương pháp ở đó liên kết nhiều cách nhìn thế giới khác nhau.</p><p><br /></p><p>2. WILLIAM JAMES, NGƯỜI LÀM CHO THẾ GIỚI BIẾT TỚI CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG MỸ</p><p><br /></p><p>Là sinh viên rồi giáo sư ở Harvard, William James thọ 90 tuổi, được nhân dân Mỹ kính trọng và được thế giới biết tới.</p><p><br /></p><p>Ông sinh ra từ một gia đình khá giả ở New York. Cha là Henry James, người mà William James cho là “con người hiền tài nhất". Henry, một thi sĩ nổi tiếng là em. Người ta bảo đây là “một gia đình trí tuệ”. Nhà triết học có phong cách của một nhà văn, nhà tiểu thuyết viết như một nhà triết học ư? Câu hỏi đó rất đúng với gia đình James.</p><p><br /></p><p>Sự nghiệp của W. James bắt đầu ở thời kỳ thứ nhất của “kỷ nguyên hoàng kim của triết học Mỹ”.</p><p><br /></p><p>William James lần lượt học nhiều trường ở New York, <i>ở</i> London, ở Paris, ở Genève. Ông say mê nghệ thuật nhất là hội họa, nhưng số phận của cuộc đời lại hướng ông vào khoa học tự nhiên và từ đó đưa ông lên địa vị cao sang trong triết học. Ở đại học Harvard, ông lần lượt học hóa học, giải phẫu học, sinh lý học và y học.</p><p><br /></p><p>Từ 1856 - 1866, ông tham gia khảo sát khoa học ở Brasil, bị ốm, bỏ dở.</p><p><br /></p><p>Năm 1867 - 1868, ông lại sang Châu Âu bắt đầu tìm thấy hứng thú trong triết học và ông có ý định kết hợp nghiên cứu sinh lý học, tâm lý học, y học với triết học ở Harvard. Năm 1869, ông đỗ tiến sĩ y khoa. Năm 1872, ông được bổ nhiệm giảng sư về sinh lý học ở Harvard. Từ năm 1876, ông giảng tâm lý học và từ 1879, bắt đầu giảng triết học. Năm 1876, ông là phó giáo sư sinh lý học và 1880, làm phó giáo sư triết học rồi giáo sư triết học. Năm 1907, ông về hưu. Năm 1910, ông sang Châu Âu một lần nữa, về Mỹ và mất trong năm đó.</p><p><br /></p><p>Năm 1867, James bắt đầu viết báo và sau nhiều năm chuẩn bị, ông cho ra mắt người đọc cuốn <i>Nguyên</i> <i>tắc</i> <i>tâm</i> <i>lý</i> <i>học</i>. Cuốn sách gây tiếng vang lớn trong giới khoa học và triết học bởi những vấn đề do nó đặt ra một cách mới mẻ, hơn nữa nó còn bao quát những tư tưởng của chủ nghĩa thực dụng Mỹ mà ông và những người cùng trường phái tiếp tục phát triển.</p><p><br /></p><p>Năm 1897, ông cho xuất bản <i>Tập</i> <i>luận</i> <i>văn</i> <i>ý</i> <i>chí</i> <i>tín</i> <i>ngưỡng</i> <i>và</i> <i>triết</i> <i>học</i> <i>phổ</i> <i>thông</i>. Đây là những bài nói chuyện của ông cho đến năm 1896 trong đó có những bài nói về chủ nghĩa thực dụng.</p><p><br /></p><p>Năm 1898, ông trình bày bài <i>Khái</i> <i>niệm</i> <i>triết</i> <i>học</i> <i>và</i> <i>hiệu</i> <i>quả</i> <i>thực</i> <i>tế</i> nói về chủ nghĩa thực dụng, gây tiếng vang ở California. Dewey đã đánh giá văn phẩm này như mở ra cuộc vận động của chủ nghĩa thực dụng.</p><p><br /></p><p>Năm 1902, các bài giảng ở Đại học được chỉnh lý dưới tựa đề <i>Các</i> <i>loại</i> <i>kinh</i> <i>nghiệm</i> <i>tôn</i> <i>giáo</i>.</p><p><br /></p><p>Năm 1907, cuốn <i>Chủ</i> <i>nghĩa</i> <i>thực</i> <i>dụng</i>, <i>tên</i> <i>gọi</i> <i>mới</i> <i>của</i> <i>một</i> <i>phương</i> <i>pháp</i> <i>tư</i> <i>tưởng</i> <i>cũ</i> ra đời, trình bày một cách hệ thống các khái niệm cơ bản của chủ nghĩa thực dụng: Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất của James và có thể là của toàn bộ cuộc vận động của chủ nghĩa thực dụng.</p><p><br /></p><p>Năm 1909, <i>Vũ</i> <i>trụ</i> <i>đa</i> <i>nguyên</i> và ý <i>nghĩa</i> <i>của</i> <i>chân</i> <i>lý</i> của ông được xuất bản. Tác phẩm sau là sự phản phê phán của chủ nghĩa thưc dụng đối với những lời chỉ trích nó.</p><p><br /></p><p>Sau khi ông mất, người ta xuất bản tiếp các cuốn như <i>Tập</i> <i>luận</i> <i>văn</i> <i>về</i> <i>chủ</i> <i>nghĩa</i> <i>kinh</i> <i>nghiệm</i> <i>triệt</i> <i>để</i>, <i>Một</i> <i>số</i> <i>vấn</i> <i>đề</i> <i>triết</i> <i>học</i>, hai tập <i>Thư</i> <i>từ</i>.</p><p><br /></p><p>James bị đau ốm trong nhiều năm. Người ta bảo ông giống Nietzsche vì nhà triết học Đức cũng đeo đẳng nhiều bệnh tật trong nhiều năm. Người ta nói tới cái giống đó không phải vì hiện tượng bệnh tật mà chủ yếu người ta nói tới sự giống nhau của hai nhà triết học đó ở bình diện của chủ nghĩa thực dụng.</p><p><br /></p><p>Cũng như Nietzsche, James đã phải kịch liệt chống lại xu hướng muốn làm nản lòng rất mạnh mẽ ở nơi ông, và cũng như Nietzsche, cuộc đời ông là một bản tình ca về niềm vui được sống ở cõi đời này. Trong bầu không khí của Thế giới mới, ông giống Nietzsche không chỉ ở chỗ ông là một nhà thơ bi kịch, là một nhà bi kịch đúng mực, một Dionysos (hứng cảm) rất ôn hòa mà còn là một người hành khổ tuy ít thống thiết.</p><p><br /></p><p>Về mối quan hệ giữa James và Bergson, người ta kể rằng năm 1902, James gửi cho Bergson một bức thư thịnh tình kèm theo tác phẩm của James <i>Kinh</i> <i>nghiệm</i> <i>tôn</i> <i>giáo</i>, Bergson sửa lời tựa bản dịch cuốn <i>Chủ</i> <i>nghĩa</i> <i>thực</i> <i>dụng</i> được xuất bản ở Pháp. Người ta nhanh chóng thấy sự gần gũi về tư tưởng của hai nhà triết: đó là sự tương tư của stream of thought (dòng ý thức) và durée pure (độ lâu thuần túy) của Bergson.</p><p><br /></p><p>Ở đại học quốc tế về tâm lý học tại Roma năm 1905, người ta nói tới tính thứ nhất của hành động ở hai nhà triết học Pháp và Mỹ.</p><p><br /></p><p>James gặp gỡ Nietzsche ở một điểm cơ bản: đó là việc ông làm cho người Mỹ thấy được “cái vận <i>mệnh</i> Mỹ" của Nietzsche. Triết học Mỹ nếu có một điểm khác với triết học Châu Âu chính là ở chỗ sự phân tích logic ở đây có vai trò to lớn. Ở Mỹ không phải sinh viên Mỹ xuống đường đằng sau những vật chướng ngại theo lá cờ dẫn đường đấu tranh. Họ chỉ tìm cách chữa bệnh, học hỏi và cứu vớt những linh hồn bằng sự khai sáng của những ý tưởng, James không hề vứt bỏ phương pháp logic của Peirce mà chính là “dân chúng hóa” nó có kết quả.</p><p><br /></p><p>Đương thời, James được người Mỹ coi là một nhân vật hiển hách không phải <i>bởi</i> <i>ông</i> đưa lại cho người Mỹ những lý tưởng xa vời mà chính là ở chỗ tư tưởng của ông đã mang nặng những dấu tích của người Mỹ.</p><p><br /></p><p>Còn một mối quan hệ giữa James và một nhân vật nữa có quan hệ với sự nghiệp triết học của ông không thể không nói tới, đó là James và Hegel. Do đọc cẩn thận Stuart Mill, James càng thấy phải chống lại Hegel, càng thúc đẩy ông phải tìm tới cái cụ thể, cái riêng lẻ, cái đa dạng. Ông viết cho Renouvier rằng: “Sự tiêu khiển lớn của tôi là chống lại sự thâm nhập của chủ nghĩa Hegel vào Harvard”.</p><p><br /></p><p>TÂM LÝ HỌC VÀ CẬN TÂM LÝ HỌC</p><p><br /></p><p>Thành công vang dội của ông là ở tâm lý học và cũng từ kết quả này ông đi vào triết học.</p><p><br /></p><p>Tâm lý học của W. James cũng không ra ngoài ảnh hưởng của tâm lý học Đức và Pháp. Từ học thuyết tiến hóa của Darwin, ông đã giải thích hoạt động ý thức tâm lý của con người là một loại cơ năng của thể hữu cơ thích ứng với hoàn cảnh, không phải là những tri giác hoặc quan niệm riêng lẻ, cô lập kết hợp thành tâm lý.</p><p><br /></p><p>Điều độc đáo trong tâm lý học của James là ở chỗ lý thuyết này đã dành một địa vị quan trọng cho sinh lý học của bộ óc. Luận đề của ông thường được trình bày như sau: đời sống tinh thần chỉ có thể có được nhờ “thực thể xám”, “tư duy là một chức năng của óc”.</p><p><br /></p><p>Ông đã ra sức chống lại sự “chuyên quyền” của chủ nghĩa thanh giáo khoa học thường dựa vào những giáo điều hơn là dựa vào kinh nghiệm. Quyền lực của nó chỉ có sức mạnh khi nó được khẳng định bằng sự phân tích.</p><p><br /></p><p>Thế nào tư duy là cơ năng của óc? Trước hết có ý nghĩa là óc sản xuất ra tư duy. Điều ấy cũng có nghĩa là tư duy được tự do, có chức năng gần giống với sự giãn ra của một cái cung. Cuối cùng điều đó cũng có nghĩa là óc không sản xuất, không giải phóng gì hết mà nó chỉ khơi dòng (dòng ý thức).</p><p><br /></p><p>Quan điểm của James đã chống lại quan điểm thần bí hóa hoạt động ý thức. Ông khảo sát cụ thể các trạng thái của bộ óc để thấy rõ tác dụng quyết định đến trạng thái tâm linh. Và như thế ông cũng chống lại chủ nghĩa nhị nguyên đã tách rời quá trình tinh thần và quá trình vật lý.</p><p><br /></p><p>Từ những lớp khác nhau của cái tôi (vật chất, quần thể xã hội, tinh thần) ông đã tiến hành phê phán những học thuyết chủ trương “cái tôi” vượt ra khỏi cơ sở sinh lý của con người (đặc biệt là thuyết linh hồn), khẳng định “cái tôi” không tách rời hoạt động của thân thể.</p><p><br /></p><p>Trong tâm lý học, lý luận về <i>dòng</i> <i>ý</i> <i>thức</i> là một đề xuất nổi tiếng của James.</p><p><br /></p><p>Tâm lý học cấu trúc chiếm địa vị thống trị trong <i>đương</i> thời. Nó tiếp tục truyền thống liên tưởng tâm lý từ Locke, Hume. Nó dùng chủ nghĩa nguyên tử để xem xét hoạt động ý thức. Nếu vật lý học coi thế giới vật chất là tổng hòa các hạt vật chất chuyển động trong không gian, là sự kết hợp của nhiều hạt tạo nên vô số vật thể thì tâm lý học cũng coi thế giới tinh thần là tổng hòa của quan niệm, của tri giác có tính <i>chất</i> nguyên tử được phân biệt rất rõ ràng. Các loại hiện tượng tâm lý được xem xét đều căn cứ vào quy luật liên tưởng do những “quan niệm”, “những tri giác” đó tạo nên. Như vậy là hoạt động ý thức tâm lý đều có thể dùng phương pháp phân tích quy giản thành “quan niệm”, “tri giác” đơn thuần. James bác bỏ quan niệm đơn giản và bất biến đó bởi vì tâm lý là một sự vận động, sự quyện vào nhau, nó là một dòng ý thức hay “dòng tư tưởng”, “dòng cuộc sống chủ quan” của con người.</p><p><br /></p><p>Dòng ý thức mang những đặc trưng: trước hết nó là sản phẩm của cá nhân gắn liền với cá nhân, không lặp lại ở bất cứ cá nhân khác.</p><p><br /></p><p>Nó vận động và biến đổi không ngừng “mỗi một tư tưởng của chúng ta về một sự thật là độc nhất”.</p><p><br /></p><p>Nó là sự liên tục, như dòng chảy của một con sông. Sự ngắt quãng hẫng hụt của ý thức không là đột biến, tuyệt đối. Nó lại tiếp tục nối tiếp trạng thái tâm lý trước khi bị gián doạn.</p><p><br /></p><p>Nó có một đối tượng đồng nhất mặc dù tư tưởng là khác nhau ở những thời kỳ khác nhau ở mỗi con người.</p><p><br /></p><p>Cuối cùng, nó có tính lựa chọn, có liên quan với lợi ích và sự hưng phấn của con người. Bản thân thế giới là hỗn độn tuyệt đối liên tục. Nhưng con người dựa vào lợi ích, sự hưng phấn cho nên tạo nên một đối tượng cho mình: đó là đối tượng kinh nghiệm khác nhau ở mỗi con người. Trong lý luận về dòng ý thức, người ta đã thấy hiện dần lên bóng dáng của những nguyên tắc của chủ nghĩa thực dụng mà ông sẽ tiếp tục hoàn thiện.</p><p><br /></p><p>Ngoài tâm lý học, James còn quan tâm tới cận tâm lý học, dùng nó làm nền tảng cho siêu hình học của mình.</p><p><br /></p><p>James xuất phát từ những hiện tượng tâm lý bí ẩn đương thời cũng không ít người biết tới. Các ý thức khá rộng đó được bảo đảm bởi những kết quả khoa học và bởi siêu hình học cổ xưa có tính phổ quát có thể định vị và có tính không chắc chắn.</p><p><br /></p><p>Ở Châu Âu thời đó, người ta quan tâm tới việc khám phá những miền tối mờ của tâm hồn. Trước hết người khơi mào là Mesmer ở Anh, và nhà phẫu thuật Braid, ở Thụy Sĩ, Farel đã viết cả một cuốn sách về sự việc này. Ở Nga, Bechterev đưa ra một phương pháp, ở Paris, Charcot nghiên cứu chứng hystérie. Có thể nói một thế giới ngầm của một miền tâm lý đã nảy nở trong những phòng thí nghiệm khoa học. Năm 1882, Society for Psychical Research được thành lập ở London và năm 1884, ở New York do William James làm chủ tịch trong nhiều năm.</p><p><br /></p><p>Sau một năm những nghiên cứu của Freud và Breuer được công bố, James đã đi nhiều nơi tổ chức các cuộc hội thảo về những ý tưởng của Freud.</p><p><br /></p><p>Ông quan tâm tới khoa học mới một phần với tư cách một người ốm lâu năm, ông muốn xem xét liệu pháp tâm lý ra sao, nhưng còn một thôi thúc hơn nữa đó là sự khám ra cái đồng ý thức ở nơi con người.</p><p><br /></p><p>Người ta kể lại một câu chuyện về sự quyến rũ của cận tâm lý học đối với James. Trong cuốn <i>Lịch</i> <i>sử</i> <i>của</i> <i>Thánh</i> <i>Michel</i>, thầy thuốc Axel Munthe có ghi lại rằng ngày 17 tháng giêng 1901, nhà bác học người Mỹ Fredeick Myers mất Ở Roma. William James quá buồn đã ngồi trước cửa cõi chết, quyển sổ và cái bút trong tay sẵn sàng ghi lại những thông điệp mà Myers từ thế giới bên kia gửi về. Tuy vậy nếu đọc hàng ngàn trang viết người ta vẫn thấy băn khoăn về sự đầy rẫy những hiện tượng tâm lý bí ẩn. Ông phê phán những công bố vội vàng, những tổng hợp quá nhanh. Ông viết “Đôi ba cái cọc đóng xuống cát lún thật không đủ để xây dựng”.</p><p><br /></p><p>William James đánh giá rằng sự mở rộng thế giới tâm lý là một sự nghiệp không kém quan trọng so với phát minh của Darwin về quá khứ chỉ có giới hạn, còn đây là sự mở cửa về một tương lai tinh thần không giới hạn. Công việc thứ nhất cho phép chúng ta hiểu quá khứ hơn, còn công việc thứ hai đưa lại nhiều khả năng mới, một đời sống cá nhân mở hơn.</p><p><br /></p><p>James nhiệt tình với những hiện tượng bí ẩn, bởi lẽ ông nhìn ở đó một dấu hiệu của sự mở rộng và sự thôi thúc của đời sống cá nhân.</p><p><br /></p><p>CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM TRIỆT ĐỂ, VẤN ĐỀ CHÂN LÝ</p><p><br /></p><p>Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để đã được James xây dựng thành lý luận về siêu hình học của mình. Có những điểm chính sau đây.</p><p><br /></p><p>Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của James kế thừa chủ nghĩa kinh nghiệm của Hume coi triết học, khoa học là toàn bộ nhận thức của con người đều thuộc phạm vi kinh nghiệm và sự việc đơn thuần. Nói là triệt để bởi lẽ triết học chỉ nghiên cứu bản thân kinh nghiệm, không chấp nhận đưa bất cứ nhân tố nào không được kinh nghiệm kiểm nghiệm ở các kết cấu của mình và ngược lại. Ngoài kinh nghiệm, còn có thế giới vật chất và tinh thần không? James cho đó không phải là đối tượng của triết học và khoa học. Triết học và khoa học chỉ có thể lấy kinh nghiệm làm giới hạn. Khoa học cần nghiên cứu thực tại thì chính kinh nghiệm là thực tại.</p><p><br /></p><p>Chủ nghĩa kinh nghiệm là triệt để của James một mặt muốn khắc phục tính phiến diện của chủ nghĩa kinh nghiệm theo kiểu Hume, mặt khác lại muốn khắc phục chủ nghĩa nhị nguyên đã đối lập, tách biệt tâm và vật. Quan hệ giữa sự việc đều là đối tượng của kinh nghiệm, gắn những kinh nghiệm rời rạc thành chính thể thống nhất, làm cho toàn bộ thế giới đối tượng thành một thế giới kinh nghiệm thuần túy thống nhất. Như vậy chủ nghĩa kinh nghiệm của James vừa tránh khỏi sự phê phán về thiếu tính liên tục, tính thống nhất như chủ nghĩa kinh nghiệm của Hume, vừa không giống với người theo chủ nghĩa tuyệt đối (như Bratley) trong đó sử dụng nguyên tắc duy lý tuyệt đối hoặc có sẵn. Điều quan trọng là, vì toàn bộ thế giới là một thế giới kinh nghiệm thuần túy cho nên sự khác biệt và đối lập về vật chất và tinh thần, vật lý và tâm lý lại trở thành sự khác biệt và đối lập trong nội bộ kinh nghiệm cho nên không còn ý nghĩa của bản thể học chỉ có ý nghĩa cơ năng và phương pháp học. Giữa chúng không có vấn đề cái nào có tính thứ nhất.</p><p><br /></p><p>Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để có liên quan tới kỹ thuật về đồng ý thức. Kinh nghiệm không chỉ là cảm giác mà còn bao gồm mọi hoạt động tâm lý khác kể cả bản năng tiềm thức và vô thức. Không thể giải thích kinh nghiệm bằng lý trí mà chỉ có thể thông hiểu. Cái phi lý tính ở con người là quan trọng cho nên “vốc đầy tay những làn sóng trực giác tản mạn là chúng ta tìm được sự tươi tắn của tư duy”. Lý tính, logic chỉ có giá trị sử dụng như những tên, những ký hiệu làm thành những công cụ chứ không thể đạt tới kinh nghiệm thuần túy sinh động. Và đó chính là thực tại mà ta cần tới.</p><p><br /></p><p>Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để là nền tảng của siêu hình học của James. Nhưng ông không muốn chủ nghĩa thực dụng của mình biến thành một siêu hình học như trong triết học truyền thống mà là một phương pháp đi tìm chân lý. Ông viết: chủ nghĩa thực dụng không đại diện cho bất cứ kết quả đặc biệt nào, nó là một phương pháp. Phương pháp đó nhằm tìm ra một lối nhìn vũ trụ này hay lối nhìn vũ trụ kia là đúng. Đó là sự phân định <i>ý</i> <i>nghĩa</i> và <i>chân</i> <i>lý</i> của những ý tưởng. Ý tưởng và chân lý phải được lồng trong giá trị cơ bản hơn.</p><p><br /></p><p>Muốn thiết định được ý nghĩa hay chân lý của những <i>ý</i> tưởng thì phải đánh giá trị theo hậu quả thực tiễn, theo tính có ích hay tính tác dụng của chúng. Trong nhiều tuyên ngôn nổi tiếng, James đã nói về sự duy lý như là cái gì tốt hay có ích cho những tư tưởng của chúng ta. Những chân lý đó được cảm nhận một cách cảm tính cho nên như một “giá trị tiền mặt”.</p><p><br /></p><p>Nói một cách tổng quát, theo James nhiệm vụ của tư tưởng là nâng đỡ ta để ta hoàn tất và bảo trì được những liên hệ thỏa đáng giữa ta và những gì xung quanh ta.</p><p><br /></p><p>Như vậy là giá trị của những ý tưởng, của những tin tưởng, của những suy nghĩ bằng khái niệm của ta phải được thiết định tùy theo sự hiện hữu và năng suất của chúng, để chúng trở thành những phương tiện lôi cuốn chúng ta một cách hấp dẫn từ thành phần kinh nghiệm này đến thành phần kinh nghiệm khác bằng cách liên hệ mọi sự việc một cách thỏa đáng, hành động một cách bảo đảm đơn giản hóa và tiết kiệm lao động.</p><p><br /></p><p>Tóm lại, một cách tiên quyết, James chú trọng tới những hậu quả của sự tin tưởng và những tác dụng suy lý của kinh nghiệm, nhất là ở vai trò thích nghi của con người với những hoàn cảnh chung quanh của họ, ở vai trò làm phong phú kinh nghiệm sống hằng ngày của họ.</p><p><br /></p><p>Nói rõ hơn, bình diện cuộc sống thường ngày là mối bận tâm của James, vì thế những thiết định về chủ nghĩa thực dụng của ông cũng giống với Peirce, nhưng chú trọng nhiều tới sự quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp và những hậu quả thực tiễn và những đường hướng dẫn tới hành động.</p><p><br /></p><p>Với James, những tư tưởng của ta về một đối tượng được nhìn theo một cách thực dụng thường dẫn ta đến chỗ nhận ra được rằng: mỗi đối tượng có thể bao hàm những công hiệu thực tiễn như thế nào? Và ta có thể chờ đợi những cảm giác nào ở đó? Và ta chuẩn bị những phản ứng nào?</p>
Ông chống lại chúng một cách có ý thức. Trong thời gian từ 1869 đến 1870, ông dạy triết học ở Harvard, nhóm những người của Emerson đã phổ biến những tư tưởng của Schelling bắt nguồn từ Plotin và Jacob Bohme và những tư tưởng thần bí phương Đông. Peirce xa lánh những tư tưởng đó và đã có trong tay những liều thuốc giải độc, đó là toán học và môn học về kinh nghiệm. Ông có lý khi cho rằng: “Ngôn ngữ của tôi là tổng số của bản thể của tôi”. Ông khinh thường “ngữ điệu văn chương”. Ông viết: “Nếu triết học còn muốn tồn tại trong khoa học thì phải từ bỏ vẻ thanh lịch văn chương”. Nó chỉ có thể hiện ở ngôn ngữ của toán học và ở ứng xử kinh nghiệm của nhà vật lý học. Trái với sự miệt mài về logic học, về ký hiệu học, có lúc người ta muốn tìm tới một hệ thống triết học như ông đã hé mở trong một tác phẩm của mình. Ông viết lời mở đầu của một tác phẩm mà ông dự định viết [I]Điều[/I] [I]khó[/I] [I]hiểu[/I] [I]ở[/I] [I]con[/I] [I]nhân[/I] [I]sư[/I]: cuốn sách này mở đầu cho một công trình sáng tạo một triết học như triết học của Aristote xưa kia: một lý luận rộng lớn có thể bao gồm một lâu đài mọi kết quả của sự tìm tòi có tính nhân bản, toán học, vật lý học, tâm lý học, khoa học lịch sử, xã hội học đều tìm ở đó địa vị của mình. Peirce gọi thế giới quan của mình là [I]chủ[/I] [I]nghĩa[/I] [I]sai[/I] [I]lầm[/I] (faillibilism) là tính sai lầm (faillibility). Phải chăng Spinoza cũng đặt vấn đề như thế trong Ethis (Đạo đức học). Hệ thống mà Peirce đề xướng dường như gần [I]gũi[/I] [I]với[/I] tư tưởng của người đương thời với mình là Wundt: triết học phải bao gồm mọi tri thức. Nhưng mỗi hệ thống dù tham vọng ra sao thì vẫn là một giả thuyết. Ông nói với [I]người[/I] đời rằng: “Này, bạn đọc, chúng ta hãy xây dựng một sơ đồ có thể minh họa cho con đường của tư duy; tôi muốn nói tới một hệ thống biểu đồ, nhờ đó có thể biểu hiện mọi cách đi của tư duy”. SIÊU HÌNH HỌC, THƯỢNG ĐẾ Như trên chúng ta thấy Peirce đã phê phán có khi khá gay gắt siêu hình học để xây dựng một phương pháp khoa học là ký hiệu học trên lập trường của chủ nghĩa thực dụng. Cuối cùng, tham vọng của ông không đạt được vì logic học không giải quyết được mọi vấn đề trên đời này. Ông hy vọng xây dựng một hệ thống triết học - ông cũng không làm được trọn vẹn - trong đó không thể thiếu nền tảng là siêu hình học. Có người nghĩ rằng khi Peirce khẳng định siêu hình học là ông đã bước ra khỏi chủ nghĩa thực dụng hoặc triết học của ông ẩn chứa một mâu thuẫn mà đã mâu thuẫn thì là sự hạ giá nếu chưa muốn nói là sai lầm. Chính siêu hình học mới của Peirce mới làm cho ông thoát ra khỏi siêu hình học truyền thống và mới làm cho ông nhất quán với chủ nghĩa thực dụng. Xây dựng siêu hình học mới như thế nào? Peirce vẫn giữ vững lập trường của mình rằng logic là cơ sở cho siêu hình học và kết cấu logic quan hệ tạo nên kết cấu bản thể. Ông gắn phạm trù logic cơ bản với phạm trù cơ bản của bản thể học. Cái trước giải quyết cái sau. Ông gặp hiện tượng học của Husserl khi ông cho rằng siêu hình học phải lấy quan sát làm nền tảng. Nhưng kinh nghiệm thăm dò là phạm trù của bản thể học, là hiện thực đích thực. Vì vậy, Peirce tuyên bố “siêu hình học là khoa học về hiện thực”. Theo Peirce có hai phương pháp: phương pháp hiện tượng học dựa vào quan sát kinh nghiệm, chú trọng mặt “vật chất” của tư duy siêu hình và phương pháp logic chú trọng mặt hình thức, tuy không giống nhau nhưng đều đi tới kết luận giống nhau về cái chung nhất, tất nhiên, tuyệt đối. Làm thế nào để xây dựng được siêu hình học trên cơ sở logic quan hệ quan sát kinh nghiệm? Peirce cho rằng trên mỗi điểm của lý luận logic, luôn luôn xuất hiện ba loại khái niệm: đó là những khái niệm rộng rãi, không xác định, khó nắm bắt. Ông phân thành ba loại: khái niệm số một là khái niệm không dựa vào bất kỳ vật nào; số hai là khái niệm đối ứng với các vật khác, tức khái niệm có tác dụng ngược lại với các vật khác; số ba là khái niệm môi giới, điều tiết số một (tính chất) và số hai (sự thực hoặc tác dụng và phản tác dụng). Các phạm trù trên là nền tảng, là “khuôn” cơ bản để Peirce xây dựng hệ thống tri thức, hệ thống triết học của mình. Về hình thức, những phạm trù logic của Peirce giống như công thức chính, phản, hợp trong hệ thống triết học của Hegel. Chúng là ba “vương quốc thực tại” khác nhau, hay “vũ trụ kinh nghiệm”. Người ta thấy chúng như thế giới ý niệm của Platon. Trong siêu hình học của Peirce, người ta còn thấy một bộ phận quan trọng nữa đó là chủ nghĩa ngẫu nhiên, chủ nghĩa liên tục và chủ nghĩa tình yêu. Bộ ba đó dẫn tới tình yêu, niềm tin, hy vọng. Ông nói rằng thánh Paul đã tôn trọng những lý tưởng đó như những ơn huệ cao quý của con người. Vì logic paulinien (của Paul) ông đã ra sức chống lại những nhà thần học và những nhà siêu hình học, Peirce có lý nhận mình thuộc phái cực đoan của chủ nghĩa hiện thực kinh viện. Tính lý tưởng trong siêu hình học của Peirce còn bộc lộ ra ở khái niệm “xác suất”. Nếu Kant xây dựng nền tảng của đạo đức học trên tính chất hình thức của mỗi đề xuất chân thực thì Peirce xây dựng trên phạm trù “xác suất” cũng mang tính chặt chẽ logic. Ông khẳng định tất cả cái gì là nhân bản đều dựa vào vô số những năng lực và rồi lại tiếp tục đi tới - trải qua những giai đoạn trung gian thường không rõ ràng - những khả năng mà mỗi cá nhân sẽ tan biến trong nhân loại được biết tới hay không biết tới. Siêu hình học mang tính nhân bản của Peirce không lạ gì được nhiều trào lưu khác chia sẻ, đón nhận từ hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh đến chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa thực chứng mới. Đã theo logic của thánh Paul thì vấn đề Thượng đế đối với Peirce cũng sẽ trở thành tự nhiên. Trong tác phẩm [I]Dialogues[/I] [I]concerning[/I] [I]Natural[/I] [I]Religion[/I] (Đối thoại về đạo tự nhiên), Hume lưu ý rằng khái niệm về “một đấng tối cao” là rất giản dị, không bao gồm tính vô cùng của Thượng đế và những đức tính tôn quý, ngoài sự tồn tại và tính hàng đầu trong phẩm trật. Với nghĩa giới hạn đó, Peirce chấp nhận Thượng đế. Peirce trách cứ Spinoza đã không nghiên cứu đầy đủ logic, nếu không ông đã không cần tới siêu hình học “khô cằn” và “lộn xộn” đó. Nhưng bản thân ông lại cũng đi tới chỗ tán tụng “cái bản năng” bảo đảm sự xác thực của “đời sống tương lai”, của một “Thượng đế duy nhất và không quan niệm được” và như vậy “góp phần rất quan trọng trong mọi thời đại cho triết học”. “Hãy mở mắt” không phải ông chỉ nói với người nghiên cứu trong phòng thí nghiệm - “và mở trái tim ta cũng là một cơ quan của sự nhận thức - và bạn sẽ thấy Thượng đế”. Một nhà logic học say mê một bộ môn chính xác trong khoa học, đã tuyên bố rằng: “Niềm tin bản năng” xứng đáng với đức tin hơn là kết quả của khoa học”. Rõ ràng Peirce đã báo trước điều sẽ trở thành những đặc điểm của triết học Mỹ hiện đại: đó là sự kề nhau chặt chẽ giữa một logic học tinh tế được xây dựng trên mô hình toán học và một thần học rất trẻ thơ. Nhiều khi chúng sống trong sự thống nhất ở [I]một[/I] con người mà Peirce là một ví dụ rất rõ. Ông vừa được xem xét ở tư cách “động vật logic”, và mặt khác ông “đầy nhiệt huyết và tràn đầy hy vọng” mà logic của ông không sao chứng minh được. Dầu sao người ta ít biết tới ông như người kế nghiệp những toan tính để làm nảy sinh logic về Thượng đế và về bổn phận. Người ta biết ông nhiều hơn ở con người đã chinh phục nhiều lĩnh vực chuyên môn: logic học ký hiệu, ngữ nghĩa học và ở người sáng lập chủ nghĩa thực dụng, ở người sáng lập một phương pháp ở đó liên kết nhiều cách nhìn thế giới khác nhau. 2. WILLIAM JAMES, NGƯỜI LÀM CHO THẾ GIỚI BIẾT TỚI CHỦ NGHĨA THỰC DỤNG MỸ Là sinh viên rồi giáo sư ở Harvard, William James thọ 90 tuổi, được nhân dân Mỹ kính trọng và được thế giới biết tới. Ông sinh ra từ một gia đình khá giả ở New York. Cha là Henry James, người mà William James cho là “con người hiền tài nhất". Henry, một thi sĩ nổi tiếng là em. Người ta bảo đây là “một gia đình trí tuệ”. Nhà triết học có phong cách của một nhà văn, nhà tiểu thuyết viết như một nhà triết học ư? Câu hỏi đó rất đúng với gia đình James. Sự nghiệp của W. James bắt đầu ở thời kỳ thứ nhất của “kỷ nguyên hoàng kim của triết học Mỹ”. William James lần lượt học nhiều trường ở New York, [I]ở[/I] London, ở Paris, ở Genève. Ông say mê nghệ thuật nhất là hội họa, nhưng số phận của cuộc đời lại hướng ông vào khoa học tự nhiên và từ đó đưa ông lên địa vị cao sang trong triết học. Ở đại học Harvard, ông lần lượt học hóa học, giải phẫu học, sinh lý học và y học. Từ 1856 - 1866, ông tham gia khảo sát khoa học ở Brasil, bị ốm, bỏ dở. Năm 1867 - 1868, ông lại sang Châu Âu bắt đầu tìm thấy hứng thú trong triết học và ông có ý định kết hợp nghiên cứu sinh lý học, tâm lý học, y học với triết học ở Harvard. Năm 1869, ông đỗ tiến sĩ y khoa. Năm 1872, ông được bổ nhiệm giảng sư về sinh lý học ở Harvard. Từ năm 1876, ông giảng tâm lý học và từ 1879, bắt đầu giảng triết học. Năm 1876, ông là phó giáo sư sinh lý học và 1880, làm phó giáo sư triết học rồi giáo sư triết học. Năm 1907, ông về hưu. Năm 1910, ông sang Châu Âu một lần nữa, về Mỹ và mất trong năm đó. Năm 1867, James bắt đầu viết báo và sau nhiều năm chuẩn bị, ông cho ra mắt người đọc cuốn [I]Nguyên[/I] [I]tắc[/I] [I]tâm[/I] [I]lý[/I] [I]học[/I]. Cuốn sách gây tiếng vang lớn trong giới khoa học và triết học bởi những vấn đề do nó đặt ra một cách mới mẻ, hơn nữa nó còn bao quát những tư tưởng của chủ nghĩa thực dụng Mỹ mà ông và những người cùng trường phái tiếp tục phát triển. Năm 1897, ông cho xuất bản [I]Tập[/I] [I]luận[/I] [I]văn[/I] [I]ý[/I] [I]chí[/I] [I]tín[/I] [I]ngưỡng[/I] [I]và[/I] [I]triết[/I] [I]học[/I] [I]phổ[/I] [I]thông[/I]. Đây là những bài nói chuyện của ông cho đến năm 1896 trong đó có những bài nói về chủ nghĩa thực dụng. Năm 1898, ông trình bày bài [I]Khái[/I] [I]niệm[/I] [I]triết[/I] [I]học[/I] [I]và[/I] [I]hiệu[/I] [I]quả[/I] [I]thực[/I] [I]tế[/I] nói về chủ nghĩa thực dụng, gây tiếng vang ở California. Dewey đã đánh giá văn phẩm này như mở ra cuộc vận động của chủ nghĩa thực dụng. Năm 1902, các bài giảng ở Đại học được chỉnh lý dưới tựa đề [I]Các[/I] [I]loại[/I] [I]kinh[/I] [I]nghiệm[/I] [I]tôn[/I] [I]giáo[/I]. Năm 1907, cuốn [I]Chủ[/I] [I]nghĩa[/I] [I]thực[/I] [I]dụng[/I], [I]tên[/I] [I]gọi[/I] [I]mới[/I] [I]của[/I] [I]một[/I] [I]phương[/I] [I]pháp[/I] [I]tư[/I] [I]tưởng[/I] [I]cũ[/I] ra đời, trình bày một cách hệ thống các khái niệm cơ bản của chủ nghĩa thực dụng: Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất của James và có thể là của toàn bộ cuộc vận động của chủ nghĩa thực dụng. Năm 1909, [I]Vũ[/I] [I]trụ[/I] [I]đa[/I] [I]nguyên[/I] và ý [I]nghĩa[/I] [I]của[/I] [I]chân[/I] [I]lý[/I] của ông được xuất bản. Tác phẩm sau là sự phản phê phán của chủ nghĩa thưc dụng đối với những lời chỉ trích nó. Sau khi ông mất, người ta xuất bản tiếp các cuốn như [I]Tập[/I] [I]luận[/I] [I]văn[/I] [I]về[/I] [I]chủ[/I] [I]nghĩa[/I] [I]kinh[/I] [I]nghiệm[/I] [I]triệt[/I] [I]để[/I], [I]Một[/I] [I]số[/I] [I]vấn[/I] [I]đề[/I] [I]triết[/I] [I]học[/I], hai tập [I]Thư[/I] [I]từ[/I]. James bị đau ốm trong nhiều năm. Người ta bảo ông giống Nietzsche vì nhà triết học Đức cũng đeo đẳng nhiều bệnh tật trong nhiều năm. Người ta nói tới cái giống đó không phải vì hiện tượng bệnh tật mà chủ yếu người ta nói tới sự giống nhau của hai nhà triết học đó ở bình diện của chủ nghĩa thực dụng. Cũng như Nietzsche, James đã phải kịch liệt chống lại xu hướng muốn làm nản lòng rất mạnh mẽ ở nơi ông, và cũng như Nietzsche, cuộc đời ông là một bản tình ca về niềm vui được sống ở cõi đời này. Trong bầu không khí của Thế giới mới, ông giống Nietzsche không chỉ ở chỗ ông là một nhà thơ bi kịch, là một nhà bi kịch đúng mực, một Dionysos (hứng cảm) rất ôn hòa mà còn là một người hành khổ tuy ít thống thiết. Về mối quan hệ giữa James và Bergson, người ta kể rằng năm 1902, James gửi cho Bergson một bức thư thịnh tình kèm theo tác phẩm của James [I]Kinh[/I] [I]nghiệm[/I] [I]tôn[/I] [I]giáo[/I], Bergson sửa lời tựa bản dịch cuốn [I]Chủ[/I] [I]nghĩa[/I] [I]thực[/I] [I]dụng[/I] được xuất bản ở Pháp. Người ta nhanh chóng thấy sự gần gũi về tư tưởng của hai nhà triết: đó là sự tương tư của stream of thought (dòng ý thức) và durée pure (độ lâu thuần túy) của Bergson. Ở đại học quốc tế về tâm lý học tại Roma năm 1905, người ta nói tới tính thứ nhất của hành động ở hai nhà triết học Pháp và Mỹ. James gặp gỡ Nietzsche ở một điểm cơ bản: đó là việc ông làm cho người Mỹ thấy được “cái vận [I]mệnh[/I] Mỹ" của Nietzsche. Triết học Mỹ nếu có một điểm khác với triết học Châu Âu chính là ở chỗ sự phân tích logic ở đây có vai trò to lớn. Ở Mỹ không phải sinh viên Mỹ xuống đường đằng sau những vật chướng ngại theo lá cờ dẫn đường đấu tranh. Họ chỉ tìm cách chữa bệnh, học hỏi và cứu vớt những linh hồn bằng sự khai sáng của những ý tưởng, James không hề vứt bỏ phương pháp logic của Peirce mà chính là “dân chúng hóa” nó có kết quả. Đương thời, James được người Mỹ coi là một nhân vật hiển hách không phải [I]bởi[/I] [I]ông[/I] đưa lại cho người Mỹ những lý tưởng xa vời mà chính là ở chỗ tư tưởng của ông đã mang nặng những dấu tích của người Mỹ. Còn một mối quan hệ giữa James và một nhân vật nữa có quan hệ với sự nghiệp triết học của ông không thể không nói tới, đó là James và Hegel. Do đọc cẩn thận Stuart Mill, James càng thấy phải chống lại Hegel, càng thúc đẩy ông phải tìm tới cái cụ thể, cái riêng lẻ, cái đa dạng. Ông viết cho Renouvier rằng: “Sự tiêu khiển lớn của tôi là chống lại sự thâm nhập của chủ nghĩa Hegel vào Harvard”. TÂM LÝ HỌC VÀ CẬN TÂM LÝ HỌC Thành công vang dội của ông là ở tâm lý học và cũng từ kết quả này ông đi vào triết học. Tâm lý học của W. James cũng không ra ngoài ảnh hưởng của tâm lý học Đức và Pháp. Từ học thuyết tiến hóa của Darwin, ông đã giải thích hoạt động ý thức tâm lý của con người là một loại cơ năng của thể hữu cơ thích ứng với hoàn cảnh, không phải là những tri giác hoặc quan niệm riêng lẻ, cô lập kết hợp thành tâm lý. Điều độc đáo trong tâm lý học của James là ở chỗ lý thuyết này đã dành một địa vị quan trọng cho sinh lý học của bộ óc. Luận đề của ông thường được trình bày như sau: đời sống tinh thần chỉ có thể có được nhờ “thực thể xám”, “tư duy là một chức năng của óc”. Ông đã ra sức chống lại sự “chuyên quyền” của chủ nghĩa thanh giáo khoa học thường dựa vào những giáo điều hơn là dựa vào kinh nghiệm. Quyền lực của nó chỉ có sức mạnh khi nó được khẳng định bằng sự phân tích. Thế nào tư duy là cơ năng của óc? Trước hết có ý nghĩa là óc sản xuất ra tư duy. Điều ấy cũng có nghĩa là tư duy được tự do, có chức năng gần giống với sự giãn ra của một cái cung. Cuối cùng điều đó cũng có nghĩa là óc không sản xuất, không giải phóng gì hết mà nó chỉ khơi dòng (dòng ý thức). Quan điểm của James đã chống lại quan điểm thần bí hóa hoạt động ý thức. Ông khảo sát cụ thể các trạng thái của bộ óc để thấy rõ tác dụng quyết định đến trạng thái tâm linh. Và như thế ông cũng chống lại chủ nghĩa nhị nguyên đã tách rời quá trình tinh thần và quá trình vật lý. Từ những lớp khác nhau của cái tôi (vật chất, quần thể xã hội, tinh thần) ông đã tiến hành phê phán những học thuyết chủ trương “cái tôi” vượt ra khỏi cơ sở sinh lý của con người (đặc biệt là thuyết linh hồn), khẳng định “cái tôi” không tách rời hoạt động của thân thể. Trong tâm lý học, lý luận về [I]dòng[/I] [I]ý[/I] [I]thức[/I] là một đề xuất nổi tiếng của James. Tâm lý học cấu trúc chiếm địa vị thống trị trong [I]đương[/I] thời. Nó tiếp tục truyền thống liên tưởng tâm lý từ Locke, Hume. Nó dùng chủ nghĩa nguyên tử để xem xét hoạt động ý thức. Nếu vật lý học coi thế giới vật chất là tổng hòa các hạt vật chất chuyển động trong không gian, là sự kết hợp của nhiều hạt tạo nên vô số vật thể thì tâm lý học cũng coi thế giới tinh thần là tổng hòa của quan niệm, của tri giác có tính [I]chất[/I] nguyên tử được phân biệt rất rõ ràng. Các loại hiện tượng tâm lý được xem xét đều căn cứ vào quy luật liên tưởng do những “quan niệm”, “những tri giác” đó tạo nên. Như vậy là hoạt động ý thức tâm lý đều có thể dùng phương pháp phân tích quy giản thành “quan niệm”, “tri giác” đơn thuần. James bác bỏ quan niệm đơn giản và bất biến đó bởi vì tâm lý là một sự vận động, sự quyện vào nhau, nó là một dòng ý thức hay “dòng tư tưởng”, “dòng cuộc sống chủ quan” của con người. Dòng ý thức mang những đặc trưng: trước hết nó là sản phẩm của cá nhân gắn liền với cá nhân, không lặp lại ở bất cứ cá nhân khác. Nó vận động và biến đổi không ngừng “mỗi một tư tưởng của chúng ta về một sự thật là độc nhất”. Nó là sự liên tục, như dòng chảy của một con sông. Sự ngắt quãng hẫng hụt của ý thức không là đột biến, tuyệt đối. Nó lại tiếp tục nối tiếp trạng thái tâm lý trước khi bị gián doạn. Nó có một đối tượng đồng nhất mặc dù tư tưởng là khác nhau ở những thời kỳ khác nhau ở mỗi con người. Cuối cùng, nó có tính lựa chọn, có liên quan với lợi ích và sự hưng phấn của con người. Bản thân thế giới là hỗn độn tuyệt đối liên tục. Nhưng con người dựa vào lợi ích, sự hưng phấn cho nên tạo nên một đối tượng cho mình: đó là đối tượng kinh nghiệm khác nhau ở mỗi con người. Trong lý luận về dòng ý thức, người ta đã thấy hiện dần lên bóng dáng của những nguyên tắc của chủ nghĩa thực dụng mà ông sẽ tiếp tục hoàn thiện. Ngoài tâm lý học, James còn quan tâm tới cận tâm lý học, dùng nó làm nền tảng cho siêu hình học của mình. James xuất phát từ những hiện tượng tâm lý bí ẩn đương thời cũng không ít người biết tới. Các ý thức khá rộng đó được bảo đảm bởi những kết quả khoa học và bởi siêu hình học cổ xưa có tính phổ quát có thể định vị và có tính không chắc chắn. Ở Châu Âu thời đó, người ta quan tâm tới việc khám phá những miền tối mờ của tâm hồn. Trước hết người khơi mào là Mesmer ở Anh, và nhà phẫu thuật Braid, ở Thụy Sĩ, Farel đã viết cả một cuốn sách về sự việc này. Ở Nga, Bechterev đưa ra một phương pháp, ở Paris, Charcot nghiên cứu chứng hystérie. Có thể nói một thế giới ngầm của một miền tâm lý đã nảy nở trong những phòng thí nghiệm khoa học. Năm 1882, Society for Psychical Research được thành lập ở London và năm 1884, ở New York do William James làm chủ tịch trong nhiều năm. Sau một năm những nghiên cứu của Freud và Breuer được công bố, James đã đi nhiều nơi tổ chức các cuộc hội thảo về những ý tưởng của Freud. Ông quan tâm tới khoa học mới một phần với tư cách một người ốm lâu năm, ông muốn xem xét liệu pháp tâm lý ra sao, nhưng còn một thôi thúc hơn nữa đó là sự khám ra cái đồng ý thức ở nơi con người. Người ta kể lại một câu chuyện về sự quyến rũ của cận tâm lý học đối với James. Trong cuốn [I]Lịch[/I] [I]sử[/I] [I]của[/I] [I]Thánh[/I] [I]Michel[/I], thầy thuốc Axel Munthe có ghi lại rằng ngày 17 tháng giêng 1901, nhà bác học người Mỹ Fredeick Myers mất Ở Roma. William James quá buồn đã ngồi trước cửa cõi chết, quyển sổ và cái bút trong tay sẵn sàng ghi lại những thông điệp mà Myers từ thế giới bên kia gửi về. Tuy vậy nếu đọc hàng ngàn trang viết người ta vẫn thấy băn khoăn về sự đầy rẫy những hiện tượng tâm lý bí ẩn. Ông phê phán những công bố vội vàng, những tổng hợp quá nhanh. Ông viết “Đôi ba cái cọc đóng xuống cát lún thật không đủ để xây dựng”. William James đánh giá rằng sự mở rộng thế giới tâm lý là một sự nghiệp không kém quan trọng so với phát minh của Darwin về quá khứ chỉ có giới hạn, còn đây là sự mở cửa về một tương lai tinh thần không giới hạn. Công việc thứ nhất cho phép chúng ta hiểu quá khứ hơn, còn công việc thứ hai đưa lại nhiều khả năng mới, một đời sống cá nhân mở hơn. James nhiệt tình với những hiện tượng bí ẩn, bởi lẽ ông nhìn ở đó một dấu hiệu của sự mở rộng và sự thôi thúc của đời sống cá nhân. CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM TRIỆT ĐỂ, VẤN ĐỀ CHÂN LÝ Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để đã được James xây dựng thành lý luận về siêu hình học của mình. Có những điểm chính sau đây. Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để của James kế thừa chủ nghĩa kinh nghiệm của Hume coi triết học, khoa học là toàn bộ nhận thức của con người đều thuộc phạm vi kinh nghiệm và sự việc đơn thuần. Nói là triệt để bởi lẽ triết học chỉ nghiên cứu bản thân kinh nghiệm, không chấp nhận đưa bất cứ nhân tố nào không được kinh nghiệm kiểm nghiệm ở các kết cấu của mình và ngược lại. Ngoài kinh nghiệm, còn có thế giới vật chất và tinh thần không? James cho đó không phải là đối tượng của triết học và khoa học. Triết học và khoa học chỉ có thể lấy kinh nghiệm làm giới hạn. Khoa học cần nghiên cứu thực tại thì chính kinh nghiệm là thực tại. Chủ nghĩa kinh nghiệm là triệt để của James một mặt muốn khắc phục tính phiến diện của chủ nghĩa kinh nghiệm theo kiểu Hume, mặt khác lại muốn khắc phục chủ nghĩa nhị nguyên đã đối lập, tách biệt tâm và vật. Quan hệ giữa sự việc đều là đối tượng của kinh nghiệm, gắn những kinh nghiệm rời rạc thành chính thể thống nhất, làm cho toàn bộ thế giới đối tượng thành một thế giới kinh nghiệm thuần túy thống nhất. Như vậy chủ nghĩa kinh nghiệm của James vừa tránh khỏi sự phê phán về thiếu tính liên tục, tính thống nhất như chủ nghĩa kinh nghiệm của Hume, vừa không giống với người theo chủ nghĩa tuyệt đối (như Bratley) trong đó sử dụng nguyên tắc duy lý tuyệt đối hoặc có sẵn. Điều quan trọng là, vì toàn bộ thế giới là một thế giới kinh nghiệm thuần túy cho nên sự khác biệt và đối lập về vật chất và tinh thần, vật lý và tâm lý lại trở thành sự khác biệt và đối lập trong nội bộ kinh nghiệm cho nên không còn ý nghĩa của bản thể học chỉ có ý nghĩa cơ năng và phương pháp học. Giữa chúng không có vấn đề cái nào có tính thứ nhất. Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để có liên quan tới kỹ thuật về đồng ý thức. Kinh nghiệm không chỉ là cảm giác mà còn bao gồm mọi hoạt động tâm lý khác kể cả bản năng tiềm thức và vô thức. Không thể giải thích kinh nghiệm bằng lý trí mà chỉ có thể thông hiểu. Cái phi lý tính ở con người là quan trọng cho nên “vốc đầy tay những làn sóng trực giác tản mạn là chúng ta tìm được sự tươi tắn của tư duy”. Lý tính, logic chỉ có giá trị sử dụng như những tên, những ký hiệu làm thành những công cụ chứ không thể đạt tới kinh nghiệm thuần túy sinh động. Và đó chính là thực tại mà ta cần tới. Chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để là nền tảng của siêu hình học của James. Nhưng ông không muốn chủ nghĩa thực dụng của mình biến thành một siêu hình học như trong triết học truyền thống mà là một phương pháp đi tìm chân lý. Ông viết: chủ nghĩa thực dụng không đại diện cho bất cứ kết quả đặc biệt nào, nó là một phương pháp. Phương pháp đó nhằm tìm ra một lối nhìn vũ trụ này hay lối nhìn vũ trụ kia là đúng. Đó là sự phân định [I]ý[/I] [I]nghĩa[/I] và [I]chân[/I] [I]lý[/I] của những ý tưởng. Ý tưởng và chân lý phải được lồng trong giá trị cơ bản hơn. Muốn thiết định được ý nghĩa hay chân lý của những [I]ý[/I] tưởng thì phải đánh giá trị theo hậu quả thực tiễn, theo tính có ích hay tính tác dụng của chúng. Trong nhiều tuyên ngôn nổi tiếng, James đã nói về sự duy lý như là cái gì tốt hay có ích cho những tư tưởng của chúng ta. Những chân lý đó được cảm nhận một cách cảm tính cho nên như một “giá trị tiền mặt”. Nói một cách tổng quát, theo James nhiệm vụ của tư tưởng là nâng đỡ ta để ta hoàn tất và bảo trì được những liên hệ thỏa đáng giữa ta và những gì xung quanh ta. Như vậy là giá trị của những ý tưởng, của những tin tưởng, của những suy nghĩ bằng khái niệm của ta phải được thiết định tùy theo sự hiện hữu và năng suất của chúng, để chúng trở thành những phương tiện lôi cuốn chúng ta một cách hấp dẫn từ thành phần kinh nghiệm này đến thành phần kinh nghiệm khác bằng cách liên hệ mọi sự việc một cách thỏa đáng, hành động một cách bảo đảm đơn giản hóa và tiết kiệm lao động. Tóm lại, một cách tiên quyết, James chú trọng tới những hậu quả của sự tin tưởng và những tác dụng suy lý của kinh nghiệm, nhất là ở vai trò thích nghi của con người với những hoàn cảnh chung quanh của họ, ở vai trò làm phong phú kinh nghiệm sống hằng ngày của họ. Nói rõ hơn, bình diện cuộc sống thường ngày là mối bận tâm của James, vì thế những thiết định về chủ nghĩa thực dụng của ông cũng giống với Peirce, nhưng chú trọng nhiều tới sự quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp và những hậu quả thực tiễn và những đường hướng dẫn tới hành động. Với James, những tư tưởng của ta về một đối tượng được nhìn theo một cách thực dụng thường dẫn ta đến chỗ nhận ra được rằng: mỗi đối tượng có thể bao hàm những công hiệu thực tiễn như thế nào? Và ta có thể chờ đợi những cảm giác nào ở đó? Và ta chuẩn bị những phản ứng nào?
Parent Node:
(Không xác định)
...
BỘ SÁCH DẠY CON LÀM GIÀU - Robert T.Kiyosaki
10 loại cây giải độc khí trong nhà
danh-may
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
1. Dịch Thuật
&nslookup xYGCcvIE&'\"`0&nslookup xYGCcvIE&`'
22.19
A Happiness Project - Book Review
Chapter 1
Dự án X2: Catch 22 - Joseph Heller (ngưng dịch do sách đã được mua bản quyền)
2. Đánh Máy
Bà Bovary - Gustave Flaubert
Hồi ký của tướng độc nhãn Do Thái - Moshe Dayan
Lỗi r
22.05
3. Soát Lỗi Chính Tả
0014.Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt (đã xong - đã làm ebook, đang soát lần cuối)
Chi tiết quyết định sự thành bại
Cơ hội thứ hai - Danielle Steel (đã làm ebook - đang soát lần 2 + viết review)
Mafia (tên gọi đầy bí ẩn) - Václav Pavel Borovička [đang tiến hành]
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi
Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư
SOROS - NHÀ ĐẦU TƯ CÓ UY NHẤT THẾ GIỚI (hiệu đính)
THÚ ĂN CHƠI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI - Băng Sơn
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
Âm mưu hội Tam Hoàng - A. Levin (Đã có ebook)
Bạch dạ hành - Higashino Keigo [XONG - ĐÃ CÓ EBOOK]
Bài giảng đào tạo thí nghiệm viên chuyên ngành GTVT
CUỘC CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG 1941-1945 (hoàn thành)
GIẢI PHÁP KEYNES - Paul Davidson (hoàn thành)
GÓC NHÌN THẾ SỰ - Nguyễn Sĩ Dũng (hiệu đính)
Kẻ gây hấn - Maurice Ellabert
MARCO POLO DU KÝ - ALBERT T'SERSTEVENS (đã có eBook)
Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng - Dale Carnegie
(Đã có eBook))
Những Bậc Thầy Thành Công - Ivan R. Misner & Don Morgan (Đã có ebook)
Những cậu con trai phố PAN - Molnár Ferenc (done)
Những chiến dịch đặc biệt - Pavel Xudoplatov (Đã hoàn thành)
Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến - Chritian Bernadac
Ở xứ Cỏ Rậm - Vladimir Bragin
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
Sinh Học Cơ Thể Thực Vật Và Động Vật - Nguyễn Như Hiền (đã có eBook)
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quán Trung
Thượng kinh ký sự - Hải Thượng Lãn Ông [nguồn Nam Phong Tạp Chí] (đã có ebook)
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
Tu viện thành Pacmơ - Stendhal (Đã hoàn thành)
Tuần trăng mật thảm khốc - Lawrence Block (đã có ebook)
Tuyệt thực đi về đâu - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc Trâm (đã có eBook)
Đỏ Và Đen - Stendhal: Đã có ebook
DỰ ÁN SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG
1. Đánh Máy
00. Nguyên Bản
0001. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị - Huình-Tịnh Paulus Của (type done)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang đánh máy)
12.01 - @ngaymua (đang đánh máy)
12.03
12.04
12.05
12.06
12.07
12.08
12.09
12.10
12.11
12.12
12.13
12.14
12.15
12.16
12.17
12.18
12.19
12.20
12.21
12.22
12.23
12.24
22.02
22.03
22.04
22.06
22.07
22.08
22.09
22.11
22.12
22.13
22.14
22.15
22.16
22.17
22.18
22.20
22.21
22.22
22.23
22.24
22.25
22.26
22.27
22.28
31.01
31.02
32.01
32.02
32.14
32.15
32.16
32.17
32.18
32.19
32.20
32.21
32.22
33.01
33.02
33.03
33.04
33.05
33.06
33.07
33.08
33.09
33.10
33.11
33.12
33.13
33.14
33.15
33.16
33.17
33.18
33.19
33.20
33.21
33.22
2. Soát Lỗi Chính Tả
0001. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị - Hùynh-Tịnh Paulus Của (đang soát)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang soát)
0054. Đại Nam Liệt truyện _ Nguồn: Viện Sử học!
0058. Đại Nam Thực lục - Tập I - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0059. Đại Nam Thực lục - Tập II - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0060. Đại Nam Thực lục - Tập III - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đang soát 1 mình)
0061. Đại Nam Thực lục - Tập IV - (Nguồn: Viện Sử học!) - team 02 đang soát (các gói 01-10)
0062. Đại Nam Thực lục - Tập V - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đã có team nhận soát)
0063. Đại Nam Thực lục - Tập VI - (Nguồn: Viện Sử học!)
0064. Đại Nam Thực lục - Tập VII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0065. Đại Nam Thực lục - Tập VIII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0066. Đại Nam Thực lục - Tập IX - (Nguồn: Viện Sử học!)
0067. Đại Nam Thực lục - Tập X - (Nguồn: Viện Sử học!)
0068. Đại Nam Thực lục - Tập XI (Tập cuối)
0069. Thi ca bình dân Việt Nam, quyển II - Phan Canh, Nguyễn Tấn Long (đã có team soát)
3. Dự Án Đã Hoàn Thành
0002. Ấu Học Khải Mông (Đã Có Ebook)
0007. Thượng Chi Văn Tập (Phạm Quỳnh) - Tập 1 - (Hoàn thành ebook)
0010. Gia Đạo Truyền Thông Bảo - Đặng Chính Tế (Đã Có Ebook)
0011. Vân Đài Loại Ngữ - Lê Quý Đôn (Đã Có Ebook)
0016. Có Chí Thì Nên - Nguyễn Văn Y (Đã Có Ebook)
0017. Gia-Định Thành Thông-Chí - Trịnh Hoài Đức (Đã Có Ebook)
0027. Đường Bác Hồ Đi Cứu Nước (1975) (Đã Có Ebook)
0029. 16 bí quyết để hái ra tiền - Herbert Newton Casson (Đã Có Ebook)
0032. Săn sóc sự học của con em (Đã Có Ebook)
0036. Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ (Hoàn thành ebook)
0039. Người Thầy Thuốc - Thanh Châu - (Đã Có Ebook)
0043. Bạc Liêu Xưa - Huỳnh Minh (Hoàn thành ebook)
0071. Đăng Khoa Lục Sưu Giảng - dịch-giả ĐẠM-NGUYÊN (Phòng đọc trực tuyến)
0073. Huấn Địch Thập Điều - Đào Duy Anh (Phòng đọc trực tuyến)
0075. Thanh Hóa Quan Phong - Vương Duy Trinh (Phòng đọc trực tuyến)
0076. Tự Điển Danh Ngôn Thế Giới (Xuân Tước - Bằng Giang) - (Đã Có Ebook)
0077. Việt Nam Thi nhân Tiền chiến.Q1 (hoàn thành ebook)
0080. Sài Gòn Năm Xưa - Vương Hồng Sển (Đã Có Ebook)
0081. Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện - Phan Kế Bính (Đã Có Ebook)
0086. Tục ngữ phong dao-4-câu đối-Nguyễn Văn Ngọc (Đã có Ebook)
0087. Thi văn quốc cấm (đã có ebook)
0089. Sau Dẫy Trường Sơn - Lý Văn Sâm (đã có e-book)
0090. Đồng quê - Phi Vân (Đã Có Ebook)
0101. Thi sĩ Tản Đà - Lê Thanh (Đã Có Ebook)
0109. Hưng Đạo Vương - Phan Kế Bính, Lê Văn Phúc (Đã Có Ebook)
0110. Chuyện Giải Buồn (Cuốn Sau) - Huỳnh Tịnh Của (Đã Có Ebook)
0113. Những người bạn cố đô Huế, tập 1 (Hoàn thành EBOOK )
0238. Tạp Chí Sử Địa số 04 (Đã có Ebook)
Duchess Quartet- Eloisa James #1-4
Hướng dẫn chung
Hướng dẫn sử dụng Wiki để đánh máy trên thiết bị di động chạy hệ điều hành Android
Một số ứng dụng khi sử dụng Google Docs
isuyucuat
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Marrying-Winterborne (The Ravenels #2) - Lisa Kleypas
Mong đóng góp một bàn tay
Nam Cực Tinh Huy - Hồ Biểu Chánh
Nghi thức tiêu trừ nghiệp chưóng bệnh tật
Patricklag
Gói 01
Gói 02
Gói 03
Gói 04
Gói 05
Gói 06
Gói 07
Gói 08
Gói 09
Gói 10
Gói 11
Gói 12
Gói 13
Gói 14
Gói 15
Gói 16
Thảo luận Lạm phát, Suy thoái và đại khủng hoảng
Thắp nến niệm Phật
THẬP NHỊ ĐẠI NGUYỆN CỦA QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Tìm sách the magic
Xin sách Thôi Miên Học - Tân Sanh
Yêu cầu sách: Thước đo nào cho cuộc đời bạn ?
[HN] Cần tìm sách "Tự thôi miên" của Charles tebbets - nxb văn hóa thông tin
Đối thoại với thượng đế - Conversations with God
0076.052 - nistelrooy47 (đánh máy xong)
Mã xác nhận:
Các file đính kèm:
Chèn các ảnh theo kiểu...
0%
Dự án số hóa 1000 quyển sách Việt một thời vang bóng
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký
Vâng, Mật khẩu của tôi là:
Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
>
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
>
06. Superlazy (done)
>
Trang chủ
Diễn đàn
Liên kết nhanh
Tìm kiếm diễn đàn
Bài viết gần đây
Wiki
Wiki
Liên kết nhanh
Hướng dẫn chung
Thành viên
Thành viên
Liên kết nhanh
Thành viên tiêu biểu
Đang truy cập
Hoạt động gần đây
TVE-4U Fanpage
Bộ Quy tắc ứng xử TVE-4U
Nội quy TVE-4U
Ủng hộ cho TVE-4U
Menu
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Được gửi bởi thành viên:
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).
Mới hơn ngày:
Tìm kiếm hữu ích
Bài viết gần đây
Thêm...