Đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
>
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
>
07. Trang 143 - 163 - Lười Đọc Sách (done)
>
Mời bạn vui lòng đọc trước khi muốn góp ý cho diễn đàn
Hướng dẫn chuyển đổi các định dạng eBook
Hướng dẫn xử lý lỗi không 'download - viết bài - xem link' được trên diễn đàn
07. Trang 143 - 163 - Lười Đọc Sách (done) - Sửa
Tiêu đề:
Link URL:
Data Type:
BB Codes
<p style="text-align: center">PHẦN HAI</p><p><br /></p><p><i>Anh Bình Định</i></p><p><br /></p><p>Đề tựa một cuốn sách của ông Nguyễn Đình Tư, ông Nguyễn Hiến Lê cho biết đã từng muốn kiếm một khu vườn ở Vũng Lắm hay Xuân Đài.</p><p><br /></p><p>Vị học giả từ đất Bắc vào toan mua vườn làm nhà ở Phú Yên vì ông "thương" cảnh đẹp Phú Yên, muốn thưởng ngoạn cho thỏa thích. (Thương là chữ của ông Nguyễn, nhại một tiếng trong ca dao địa phương). Là dân Bình Định, tôi có hơn ông Nguyễn thêm một lý do nữa để lưu luyến Phú Yên: ở đây, người ta "thương" trai Bình Định.</p><p><br /></p><p>"Người ta" là con gái, thế mới càng thú vị. Thú vị và hiếm có. Bởi vì trong văn chương bình dân của từng địa phương không dễ tìm ra một câu thắm thiết tình tứ của miền này hướng về miền kia như câu hát của gái Phú Yên:</p><p><br /></p><p style="text-align: center">"Anh về Bình Định chi lâu,</p> <p style="text-align: center">Chiều chiều em đứng hàng dâu ngó chừng.</p> <p style="text-align: center">Hai hàng nước mắt rưng rưng,</p> <p style="text-align: center">Chàng xa thiếp cách giậm chưn kêu trời".</p> <p style="text-align: center"><br /></p><p>Tìm đâu cho được những câu như thế?</p><p><br /></p><p>Câu hát về trai Quảng gái Huế chăng?</p><p><br /></p><p style="text-align: center">"Học trò trong Quảng ra thi,</p> <p style="text-align: center">Thấy cô gái Huế chân đi không đành".</p> <p style="text-align: center"><br /></p><p>Nhưng thực ra ở đây chỉ có chàng trai xứ Quảng bị "chọc quê", chứ không hề có tình cảm của cô gái Huế.</p><p><br /></p><p>Còn về cô gái Phú Yên thì cái tình cảm của cô không còn có thể ngờ vực gì nữa: câu hát trên đây không phải là ngẫu nhiên, là trường hợp duy nhất. Người ta bắt gặp nhiều câu tương tự: hoặc cô dặn "anh" mua cho cô một chiếc nón lá dày làm quà Bình Định, hoặc cô trách "anh" bỏ cô kéo vải hái dâu một mình hơi lâu v.v... tình cảm quí báu nọ được xác nhận đi xác nhận lại nhiều lần.</p><p><br /></p><p>Vì gái Phú Yên đa tình chăng? - Sự thực gái Phú Yên chỉ mới mang tiếng đa tình từ khi bị Tản Đà xem tướng (21). Nhưng con mắt Phú Yên dù có đa tình, mắt ấy cũng chưa từng "ngó chừng" theo ông Tản Đà. Chỉ có câu chuyện "đứng hàng dâu ngó chừng" theo anh Bình Định!</p><p><br /></p><p>Vì anh Bình Định gần gũi, vì lửa gần rơm chăng? - Không phải thế. Phú Yên còn một mặt giáp giới Phú Bổn, một mặt giáp giới Khánh Hòa: những gần gũi ấy chưa lưu một vết tình cảm nào, ít ra là trong văn chương truyền khẩu. Gái Phú Yên không tỏ ra đa tình với một ai khác, chỉ đa tình với trai Bình Định mà thôi.</p><p><br /></p><p>Vả lại, Bình Định còn một mặt giáp giới Pleiku, một mặt giáp giới Quảng Ngãi: ca dao ở cả Quảng Ngãi lẫn Bình Định đều không đề cập đến một liên hệ tình cảm nào giữa bên này và bên kia đèo Bình Đê.</p><p><br /></p><p>Cái tình của gái Phú Yên đã là tình chuyên nhất lại là tình lâu bền, trải qua nhiều thế hệ. Tại Khánh Hòa có câu hát:</p><p><br /></p><p style="text-align: center">"Anh về Bình Định thăm cha,</p> <p style="text-align: center">Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em".</p> <p style="text-align: center"><br /></p><p>Từ thế hệ trước, cha Bình Định đã gặp mẹ Phú Yên! Làm sao cắt nghĩa được mối duyên nợ truyền kiếp này?</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Cắt nghĩa là chuyện khó. Trong khi chờ đợi, tạm có vài suy đoán vu vơ.</p><p>Dân tộc mở rộng bờ cõi về phương Nam làm nhiều đợt. Có thể chia làm hai thời kỳ chính: Thứ nhất, từ đèo Cù Mông trở ra, cuộc chinh phục và mở mang thuộc công lao các triều vua đóng đô ngoài Bắc. Thứ nhì, từ đèo Cù Mông trở vào, thuộc công lao các vua chúa nhà Nguyễn.</p><p><br /></p><p>Năm 1470, vua Lê Thánh Tôn đánh chiếm thành Đồ Bàn, tiến tận đèo Đại Lãnh, nhưng rồi chỉ giữ lại để cai trị phần đất phía Bắc đèo Cù Mông. Năm 1611, Nguyễn Hoàng đánh Chiêm Thành, lập ra đất Phú Yên. Vào giữa khoảng thời gian hơn trăm năm ấy xảy ra việc Nguyễn Hoàng vào trấn đóng Thuận Hóa năm 1558 với ý định chia đôi sơn hà, gián đoạn sự liên lạc Nam Bắc.</p><p><br /></p><p>Trong thời kỳ Nam tiến thứ nhất, mỗi lần chinh phục được đất mới, triều đình ngoài Bắc đưa người từ các tỉnh ngoài đó vào mở mang; cứ thế đến tận thế kỷ XVI. Vì vậy, dân Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, trong buổi đầu phần đông có nguồn gốc trực tiếp ở Bắc, hay ở Bắc Trung phần. Nhiều nhân vật đã lập nên nghiệp lớn ở Bình Định vốn là người Đàng Ngoài: Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tấn (gốc Thanh Hóa), Lê Đại Cương, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ (gốc Nghệ An) v.v...</p><p><br /></p><p>Trong thời kỳ thứ hai, vào đến Phú Yên, không còn tình trạng ấy nữa. Khi Nguyễn Hoàng lấy được Phú Yên thì Nam Bắc đã chia biệt, không còn lấy được người Bắc đưa vào Phú Yên. Những đợt di dân đầu, chúa Nguyễn có thể đưa người Thuận Quảng vào; nhưng sau đó, liên tiếp trong mấy trăm năm, hầu hết có lẽ là việc di dân tự động của người Bình Định. Nhân vật Phú Yên được lưu danh, ngoài vị thành hoàng mở đất (Lương Văn Chánh), không có ai là gốc ở Đàng Ngoài. Có chăng chỉ những người từ Bình Định vào, như Châu Văn Tiếp, như Võ Trứ...</p><p><br /></p><p>Phải chăng vì vậy mà có cái tình khắng khít giữa Phú Yên với Bình Định?</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Di dân ở thời kỳ trước, từ Thanh Nghệ vào Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, không gây nên cái tình cảm ràng buộc hai miền như di dân ở thời kỳ sau từ Bình Định vào Phú Yên; nói cách khác, không có ái tình Thanh Quảng hay Nghệ Quảng trong ca dao mà chỉ có ái tình Bình Phú trong ca dao. Như thế là vì lối di dân mỗi thời mỗi khác.</p><p><br /></p><p>Thời trước, từ Bắc vào đất mới quá xa. Dân Thanh Nghệ vào Thăng Hoa (Quảng Nam ngày nay), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Hoài Nhơn (Bình Định) hoặc tuân theo chiếu vua kêu gọi, hoặc vì mang án lưu hình v.v..., đã đi là đi luôn, đi để lập nghiệp ở các miền đất mới, không tính ngày về. Thậm chí đời nhà Hồ, di dân phải thích hai chữ tên châu mình lên cánh tay. Ra đi như thế là từ bỏ một quê hương để nhận lấy cho mình một quê hương mới. Trước chuyến đi là dân Nghệ, dân Thanh; sau chuyến đi tức khắc thành hẳn một thành phần của dân Quảng, dân Bình Định.</p><p><br /></p><p>Trái lại, vào thời sau, trong những cuộc di dân tự động, "anh Bình Định" vào Phú Yên làm ăn, "thương" cảnh Phú Yên, "thương" người Phú Yên, ăn ở với em Phú Yên nhưng vẫn không rời bỏ hẳn quê hương Bình Định sát kề. Ngoài đó còn có cha mẹ, có mồ mả tổ tiên, có cả những dính líu về tài sản ruộng đất nữa. Ngày giỗ ngày kỵ, những dịp chia ruộng bán nhà v.v..., anh không thể vắng mặt. Một bổn hai quê, anh Bình Định đi đi về về mãi, khiến em Phú Yên phải giậm chân kêu trời. Như thế cho đến một ngày kia, khi anh đã con đàn cháu lũ đùm đề, gánh gia đình cũng như sản nghiệp tạo dựng của anh ở quê vợ đã quá nặng quá lớn, đủ thu hút tất cả thì giờ, tâm trí, cùng sự hoạt động của anh, khi tuổi anh đã cao, sức anh đã suy sút, bấy giờ anh mới đành chịu định cư hẳn ở Phú Yên, lấy quê vợ làm quê mình. (Nhưng bấy giờ lại đến lượt đứa con trai của anh, theo tiếng gọi phương Nam, nó lên đường vào Khánh Hòa làm ăn và lại gặp một em ở trong đó. Cha Bình Định, mẹ Phú Yên, vợ Khánh Hòa: cuộc Nam tiến cứ thế tiếp diễn...).</p><p><br /></p><p>Thành thử anh Bình Định hấp dẫn, đầu đuôi chỉ vì một lối di dân nhì nhằng.</p><p><br /></p><p><br /></p><p><br /></p><p><i>Người Bình Định</i></p><p><i><br /></i></p><p>Nguyễn Mộng Giác với tôi cùng một quê, nhưng tôi lưu lạc đã lâu, thỉnh thoảng gặp nhau tôi có nhiều điều để hỏi thăm anh: tình hình an ninh ở làng này quận nọ, cảnh sinh hoạt độ này so với độ trước, những chuyện buồn vui đã xảy đến cho ông nọ bà kia v.v... Cứ thế chúng tôi lần lần cùng nhau đi vào những nghĩ ngợi lan man về chỗ quê hương.</p><p><br /></p><p>Xưa kia, tổ phụ chúng tôi đã đến lập nghiệp tại Bình Định trong những điều kiện không biết khác biệt ra làm sao mà tự dưng tách rời hẳn đồng bào xứ Quảng về nhiều phương diện như thế. Tiếng nói khác nhau: những tiếng <i>răng, rứa, chừ, mô v.v...</i> từ Quảng Bình tiến vào đến Quảng Ngãi, bỗng dưng dừng lại tất cả ở chân đèo Bình Đê. Kể từ Bình Định vào Nam: một giọng nói khác, một loạt tiếng nói khác.</p><p><br /></p><p>Nhà ở khác nhau: người Bình Định đã đem từ đâu đến cái kiểu nhà lá mái? Và tại sao kiểu nhà ấm cúng đẹp đẽ đấy rồi không hề chịu đi đâu cả, không ra ngoài tỉnh?</p><p><br /></p><p>Thế rồi đến cái khác nhau trong tâm hồn. Nói về đất cách mạng ngoài Trung, người ta thường nhắc đến hai vùng: Nghệ Tĩnh và Nam Ngãi. Sát bên cạnh bà con Nam Ngãi lúc nào cũng sẵn sàng phản kháng, đứng lên, vùng dậy, v.v..., người Bình Định tính tình bỗng dưng "thuần hậu" hẳn đi. Mặt khác, người Quảng thiên về lý trí, có tài biện luận, "hay cãi": Phan Khôi, Phan Thanh, Phan Chu Trinh v.v...; người Bình Định dường như thiên về tình cảm, tưởng tượng nhiều hơn, trong văn học có nhiều thơ hơn là văn.</p><p><br /></p><p>Ngoài chuyện người Bình Định khác người các nơi, lại còn có chuyện người Bình Định khác người Bình Định.</p><p><br /></p><p>Hai thế kỷ trước, lớp người của Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng v.v... ngang tàng lẫm liệt; cuối thế kỷ này, tục ngữ địa phương xác nhận rằng người Bình Định "hay lo", nói cách khác là an phận thủ thường, không hay tranh hơn tranh thua, là chín bỏ làm mười.</p><p><br /></p><p>Từ lập quốc tới giờ, nước ta có bao nhiêu là vua, vua nào rồi cũng chết; vậy mà chỉ có một nhà vua chết được vợ lưu lại hậu thế tiếng than khóc nỉ non: tức vua Quang Trung. Từ hồi nào tới giờ, tướng lãnh vẫn chịu thưởng thức cái hồng nhan lắm; vậy mà chỉ có mấy ông tướng Tây Sơn ra Thăng Long được thi hào Nguyễn Du khen là có cốt cách. Hai thế kỷ trước, vua quan nhà Tây Sơn không biết đã đối xử ra sao mà được yêu đương, thương tiếc, được ngợi khen như thế; cuối thế kỷ này, người Bình Định dường như không còn cái tình tứ ấy: trong vòng bốn năm mươi năm nay văn học nước ta từng trải qua những thời kỳ thật mộng mơ lãng mạn, vậy mà Bình Định chỉ đóng góp được một tác giả xuất sắc về tình yêu là Xuân Diệu.</p><p><br /></p><p>Mất đi cả khí phách ngang tàng (tức cái đáng trọng) lẫn phong cách tình tứ (tức cái đáng yêu): sự mất mát thật là lớn lao. Không biết cái gì đã xảy đến trong đời sống của người dân Bình Định trong vòng hai trăm năm ấy. Có người đã nghĩ đến cuộc trả thù, đến chính sách trấn áp của triều đình nhà Nguyễn Gia Miêu đối với vùng quê quán của họ Nguyễn Tây Sơn. Dẫu sao, đó mới chỉ là một giả thuyết.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Người của địa phương này không giống người địa phương khác, đó là cái dị biệt qua không gian; người của thời nay khác người thời xưa, đó là cái diễn biến theo thời gian. Chuyện ấy không có gì lạ thường, đáng nói.</p><p><br /></p><p>Nhất là khi sự diễn biến lại đưa đến những mất mát thua thiệt thì lẽ ra tôi không dám nói: phải tránh sự nổi giận của người đồng hương chứ! Khi cả lớp người hiện tại cảm thấy bị chạm tự ái mà quyết hỏi tội thì các lớp tiền nhân được xưng tụng đâu có hiện về để che chở cho mình được.</p><p><br /></p><p>Tuy nhiên, sở dĩ dám nói là vì chúng tôi không nghĩ trong khoảng hai thế kỷ chỉ có giản dị một sự mất mát: thực ra trong đời sống tinh thần của người địa phương sự diễn biến thật phức tạp. Và sự diễn biến cũng đã đưa tới những kết quả đáng quý. Chẳng hạn, Quách Tấn.</p><p><br /></p><p>Trong cuốn <i>Thi nhân Việt Nam</i> ông Hoài Thanh có lần thử chia các nhà thơ ra từng xóm. Trong cái "Xóm Bình Định", ông kể vài tên: Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên.</p><p><br /></p><p>Cả hai vị được kể tên đều không phải là người Bình Định, họ chỉ lớn lên ở Bình Định. Đối với các văn thi sĩ gốc địa phương họ có mối giao tình thâm thiết, có những kỷ niệm sâu đậm, kể cả những kỷ niệm về văn chương nghệ thuật, có thể họ chia sẻ quan điểm sáng tác v.v... Đối với cảnh vật và sinh hoạt địa phương, họ có lòng quyến luyến, lòng quyến luyến đã khiến cảnh vật ấy và sinh hoạt ấy lưu lại nhiều hình ảnh đẹp đẽ trong tác phẩm của họ... Tuy nhiên, trong tâm hồn họ không đồng hóa với địa phương.</p><p><br /></p><p>Hàn Mạc Tử với Chế Lan Viên có lối phát biểu rất mạnh mẽ; hoặc họ la:</p><p><br /></p><p style="text-align: center">"Ta cởi truồng ra, ta cởi truồng ra:</p> <p style="text-align: center">Ngoài kia trăng sáng chảy bao la."</p> <p style="text-align: right">(trích "Tắm Trăng", Chế Lan Viên)</p><p><br /></p><p>hoặc họ kêu:</p><p style="text-align: center">"Đương cầu nguyện ọc thơ ra dường sữa</p> <p style="text-align: center">Ta ngất đi trong khoái lạc hồn đau"</p> <p style="text-align: right">(trích "Đêm xuân cầu nguyện", Hàn Mạc Tử)</p> <p style="text-align: right"><br /></p><p>Ở những nhà thơ người Bình Định, đồng thời với họ, bạn thân của họ, như Quách Tấn, như Yến Lan, tôi không gặp những giọng ấy, những cái làm kinh động sững sờ. Và có lẽ cảm tưởng của Hoài Thanh cũng không khác. Ông bảo:</p><p><br /></p><p>"Xem thơ Yến Lan tôi mơ màng như đi trong mây mù (...) Chỉ thấy mờ mờ những con đường chảy, êm như những dòng sông, và nhất là cái vừng trăng vẫn thường ám ảnh các nhà thơ Bình Định." Ông lại bảo: “Theo gót nhà thơ (Quách Tấn), tôi đi dần vào một thế giới huyền diệu. Ở đây người ta nói rất khẽ, bước rất êm. Những tiếng khóc rộn ràng, những lời reo vui vẻ đều kiêng (...) Rồi tất cả lại trở lại trong mờ mờ."</p><p><br /></p><p>Mờ mờ, êm êm, khe khẽ: thế giới thi ca ở đây như vậy đó.</p><p><br /></p><p>Không thể bảo Quách Tấn hay Yến Lan không có xôn xao, tha thiết: làm gì có những nhà thơ dửng dưng, bình thản. Tuy nhiên, ở đây bao nhiêu xôn xao đều bị dằn xuống, hãm lại. Quách Tấn cũng sầu cũng nhớ ghê gớm, nhưng:</p><p><br /></p><p style="text-align: center">"Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ</p> <p style="text-align: center">Nhớ gửi vào thơ nghĩ tội thơ."</p> <p style="text-align: center"><br /></p><p>"Nghĩ tội thơ!", cái nhân ái đến rụt rè ấy, ở địa phương gọi nó là đức tính "thuần hậu". Con người thuần hậu vốn dè dặt, kín đáo, âm thầm trong sự sầu đau thương nhớ; chính con người ấy mới càng "tội" đa!</p><p><br /></p><p>Ngày Quách Tấn còn là một thanh niên trong tuổi đôi mươi mà ông đã như thế, đã yêu hồ ghét bể (theo lời Chế Lan Viên); càng về già ông càng lặng, càng kín. Trong mấy mươi năm làm thơ ông ngại, ông tránh thể ngũ ngôn vì nó là thứ "âm đoản" không "dễ rung cảm lòng người nghe" (22), thế mà sau này ông làm rất nhiều thơ ngũ ngôn, lại chuyên về thơ tuyệt cú: tình cảm chỉ gói ghém trong hai mươi chữ. Hai tập <i>Mộng Ngân sơn</i> và <i>Giọt trăng</i> toàn một loại thơ ấy: nhỏ nhắn, tinh vi như những hài cú Nhật Bản. Lúc ông về già, tâm hồn ấy và thể thơ ấy đâm ra hợp nhau. Thơ vắn tắt, người ít lời; thơ cô đọng, người kín nhẹm:</p><p><br /></p><p style="text-align: center">"Nhân thế nguôi tình thương</p> <p style="text-align: center">Ôm thu nằm Khánh dương</p> <p style="text-align: center">Rừng trăng đôi lá rụng</p> <p style="text-align: center">Lành lạnh gió đem hương."</p> <p style="text-align: center"><br /></p><p>Sao mà đìu hiu, se sắt, tịch mịch, cô quạnh quá chừng. Sao mà "tội thơ", tội người quá trời! Ấy, Quách Tấn là vậy, xóm thơ Bình Định là vậy: là tình cảm lịm vào trong, là bề ngoài dè dặt, lim lỉm, nhưng bên trong chất chứa u tình.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Thế rồi, non nửa thế kỷ sau Quách Tấn, cũng vẫn không gặp được những người Bình Định sung sướng.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">"Theo mây đi một buổi</p> <p style="text-align: center">Trời đất nhẹ phiêu phiêu</p> <p style="text-align: center">Va đầu tưởng đụng núi</p> <p style="text-align: center">Chỉ đụng bóng sương chiều</p> <p style="text-align: center">Một mặt trời lầm lũi</p> <p style="text-align: center">Trên trần gian tiêu điều."</p> <p style="text-align: right">(Đường vô núi)</p> <p style="text-align: right"><br /></p><p>Võ Chân Cửu, người thi sĩ đồng hương với ông Quách, viết ra những lời thơ ấy cũng trong tuổi đôi mươi. Và cũng như ông Quách giữa thời thanh xuân, Võ Chân Cửu không mấy khi đề cập tới chuyện yêu đương hạnh phúc trong suốt hai thi phẩm đã xuất bản, và dường như cũng không hề hứa hẹn một đề tài như thế trong các thi phẩm tương lai. Tiếng chuông vọng trong mây, chùa cổ bên sông, sương trắng trước thềm, đời như ảo mộng, sinh tử hai bên còn lộn lạo v.v... những cái đó dìm người thanh niên này vào những suy tư triền miên.</p><p><br /></p><p>Ở Nguyễn Mộng Giác cũng vậy. Ngay từ những thiên truyện ngắn đầu tiên, anh đã có cái phong độ chín chắn, mực thước, đã có cái kín đáo, âm thầm, anh đã lim lỉm vào những suy nghĩ lo lắng.</p><p><br /></p><p>Tuổi trẻ nào mà không có ái tình? <i>Tiếng chim vườn cũ</i> cũng có tình đấy, nhưng tình ở đây chỉ là cái cớ cho bao nhiêu vất vả ưu tư. <i>Bão rớt</i> cũng có tình nữa, nhưng cũng là cái cớ cho bao nhiêu ẩn ức éo le...</p><p><br /></p><p>Từ vấn đề nọ đến vấn đề kia, Nguyễn Mộng Giác khổ tâm tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, rồi dựng truyện: không có bao giờ anh được thảnh thơi ung dung- viết một câu chuyện tùy hứng. Anh không có cái sung sướng đó...</p><p><br /></p><p>Ơ! Nhưng tôi đang làm gì thế này? Bắt đầu nêu lên nào những anh hùng hào kiệt trong lịch sử, để rồi cuối cùng tôi đi đến... một người bạn! Bất luận là để chứng minh điều gì, sự hỗn xược ấy không thể tha thứ được. Nếu không dừng lại kịp thời.</p><p><br /></p><p style="text-align: right">10-1973</p><p><br /></p><p><br /></p><p><i>Xem tướng nhà</i></p><p><br /></p><p>Năm 1946, thời cuộc đưa đẩy cụ Trần Trọng Kim xuất ngoại một chuyến. Vượt qua khỏi biên giới Tàu không bao lâu, cụ đã ngạc nhiên về cảnh tắm rửa thật dơ dáy và nhà cửa thật tối tăm chật hẹp của dân tộc láng giềng - "Nhà làm theo lối một cửa trước và một cửa sau, còn thì không có cửa sổ hay cửa nào khác nữa, trông xa còn khá, nhưng đến gần thì thấy tiều tụy, vào trong nhà lại tối tăm và gà lợn ở lẫn với người, thật là bẩn thỉu" (23). "Nhà cửa hay miếu mạo thường làm to lớn vững chắc, có nhiều buồng, nhiều ngõ và có những kiểu trang sức rậm rạp".</p><p><br /></p><p>Cụ Trần là tác giả công trình nghiên cứu về Nho giáo lớn lao nhất của văn học ta. Cái sinh hoạt tinh thần của người Tàu, cụ hiểu kỹ hơn ai hết trong chúng ta. Nhưng nếu không có "chuyến xuất ngoại", thì cụ đã không biết gì về cái sinh hoạt vật chất của người Tàu: cái ăn, cái ở, cái lối tắm gội, rửa ráy v.v...</p><p><br /></p><p>Và như thế cũng là điều đáng tiếc. Bởi vì cái ăn cái ở của một dân tộc sao cho khỏi ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả nghĩ ngợi của dân tộc ấy? Cụ Trần cho rằng: "Xem cách làm nhà cửa và những nghệ thuật về đường trang sức của người Tàu hình như nó phản chiếu hình tượng của nước Tàu" (24). Ý cụ muốn nói nhà cửa, cũng như đất nước của Tàu, đều to lớn mênh mông, rậm rạp. Cụ đã thấy một liên hệ xa xôi như thế - giữa nhà cửa và hình tượng một nước - chắc hẳn cụ phải thấy cái liên hệ gần gũi hơn: tức giữa kiến trúc nhà cửa và tâm lý, tính tình, cùng sự suy nghĩ của một dân tộc.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Tôi đã nghĩ đến mối liên hệ ấy khi nhìn cảnh nhà cửa nhiều nơi ở miền Nam.</p><p><br /></p><p>Ở đây, người Tàu sinh sống lẫn lộn với người Việt đông hơn ngoài Bắc, ngoài Trung. Và giữa người Tàu với người Việt miền Nam, cảnh nhà cửa càng khác nhau xa cách vô cùng. Cụ Trần là người miền Bắc mà trông thấy nhà Tàu cụ đã ngạc nhiên đến thế. Đối chiếu nhà của đồng bào ta ở miền Nam với nhà Tàu, cụ mới lạ lùng đến đâu! Một bên trống huếch trống hoác; một bên kín bưng. Một bên sơ sài đơn giản; một bên rắc rối rậm rạp.</p><p><br /></p><p>Theo lời cụ Trần: "Người Tàu thường ưa ở những cái buồng nhỏ hẹp, khi thấy cái buồng nào rộng, thì họ lấy gỗ ngăn làm mấy phòng nhỏ để mấy người hay mấy gia đình ở chứ không thích những buồng rộng rãi và thoáng đãng" (25). Điều cụ Trần nhận thấy ở Quảng Châu, chúng ta cũng có thể soát lại ở ngay Chợ Lớn.</p><p><br /></p><p>Và như thế thì đồng bào miền Nam ta có vẻ không ưa những cái gì mà người Tàu thường ưa, và có vẻ rất thích đúng những cái mà người Tàu không thích. Thật vậy, so với nhà trong Nam thì chẳng cứ là nhà Tàu, ngay kiểu nhà cổ truyền ở ngoài Trung cũng rắc rối hơn; nào lẫm thượng lẫm hạ, nào buồng, nào vách, đố v.v... Từ Cà Mau, U Minh, Đồng Tháp Mười, cho đến Biên Hòa, Bình Dương v.v..., nhà cổ truyền của đồng bào ta, dù là nhà giàu, hình như cũng không bao giờ có nhiều phòng ốc, nhiều vách ngăn như thế. Còn như nhà bình dân, thông thường, thì dọc các con kinh con rạch, nhan nhản những căn nhà thật là sơ sài, trống trải: trông như những cái trại cất tạm bợ. Trong khi ấy ai cũng biết mức sinh sống của người bình dân trong Nam cao hơn ở ngoài Trung nhiều lắm.</p><p><br /></p><p>Nơi người ở thế nào, nơi thờ thần cũng gần thế ấy.</p><p><br /></p><p>Những ngôi đình làng tôi được trông thấy ở Gò Công, ở Rạch Giá v.v... không giống kiểu đình ngoài Trung: cách bố trí đơn giản hơn, "thoáng đãng" hơn nhiều. Đền thờ cụ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, các văn thánh miếu ở Gò Công, ở Sóc Trăng v.v... đều có tính cách chung ấy. Đại khái là những tòa nhà rộng, một phòng, rất sáng, rất thoáng, quá thoáng đối với nơi thờ phụng vốn cần một khung cảnh thâm nghiêm u tịch.</p><p>Cái thâm u này lại quá thừa ở những chùa Tàu gần đấy.</p><p><br /></p><p>Sự đối diện sát kề của hai quan niệm xây cất trái ngược nhau như thế thật là lạ. Đôi bên khác nhau ghê gớm, ở bên nhau ba trăm năm nay mà không ảnh hưỏng qua lại, bên nào giữ đặc tính của bên nấy. Thật là kỳ phùng địch thủ, cả hai dân tộc đều có bản lãnh vững vàng.</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Kẻ ưa ở chật người ưa ở rộng, kẻ ưa ở tối người ưa ở sáng, kẻ ưa ở kín người ưa ở trống: cái ưa ấy hẳn phải tương ứng với một nhu cầu nào thật sâu xa trong tâm hồn mới khiến được mỗi bên cố thủ trong quan niệm của mình kiên trì đến thế.</p><p><br /></p><p>Một tác giả Tây phương, ông Edward T. Hall, dường như đã có nhiều nhận xét xuất sắc - trong cuốn <i>Cái chiều kín nhẹm (La dimension cachée)</i> - về mối tương quan giữa từng dân tộc Âu Mỹ với không gian cư ngụ của họ. Người Đức làm việc trong phòng thích đóng cửa lại, người Mỹ lại thích mở tất cả cửa cho quang minh chính đại, người Anh không có phòng riêng trong nhà cho nên có tài phớt tỉnh để giấu tình cảm ngay trước mặt mọi người, giữa chỗ đông đảo v.v...: dân tộc tính được giải thích phần nào bằng các kiểu nhà, kiểu phòng. "Hãy cho tôi biết cách anh xếp đặt nơi ăn chốn ở ra sao, tôi sẽ cho anh hay tính tình anh như thế nào".</p><p><br /></p><p>Xem tướng nhà để đoán tính người, chúng ta dễ dàng tìm thấy mối liên hệ giữa kiểu nhà của đồng bào miền Nam với hình ảnh những con người hướng ngoại, cởi mở, bộc trực, hồn nhiên... Bạn bè thường kéo nhau nhậu nhẹt ở ngoài tiệm ngoài đường: do đó phần nào chăng? Chợ búa đầy rẫy những hàng quà ngồi ăn tại chỗ, đông đúc náo nhiệt: cũng do đó phần nào chăng? Kiểu nhà tại đây không chịu kín đáo, là vì cuộc sống của người ở chỉ những lăm le chực tràn lấn ra bên ngoài chăng?</p><p><br /></p><p style="text-align: center">* * *</p><p><br /></p><p>Nhà ở cũng là cái đặc biệt của Bình Định. Ở vùng này có câu ca dao:</p><p><br /></p><p style="text-align: center">"Tiếng đồn Bình Định tốt nhà,</p> <p style="text-align: center">Phú Yên tốt ruộng, Khánh Hòa tốt trâu".</p> <p style="text-align: center"><br /></p><p>Ngôi nhà mái của Bình Định, học giả Pirerre Gourou đã khen như một di tích văn hóa; một kiến trúc sư trên tạp chí <i>Sáng dội miền Nam</i> trước đây đã khen với con mắt thẩm mỹ, nghề nghiệp; và dân chúng thì đã đồng lòng công khai xác nhận sự tán thưởng trong ca dao. Vậy mà không có ai, không có nơi nào chịu bắt chước theo nó hết! Nhích một chút vào phía Nam, ở Phú Yên không còn nó; nhích một chút ra phía Bắc, ở Quảng Ngãi không còn nó. Tại sao vậy?</p><p><br /></p><p>Thói thường có tốt ruộng tốt trâu mới có thể tốt nhà, nghĩa là có làm ăn sung túc mới nhà cửa cao sang. Đàng này ruộng đất trâu bò không bằng ai (trong thời nông nghiệp, ruộng đất trâu bò là tất cả sản nghiệp), sao vẫn hì hục xây dựng những tòa nhà bề thế, cặm cụi chạm trổ thật công phu?</p><p><br /></p><p>Như vậy, nhà quả thực không giải thích được bằng khả năng kinh tế. Đành trở lại tán gẫu đôi điều về tướng nhà. Trong thời kỳ trước 1963, có chủ trương di dân lập dinh điền, so với các tỉnh lân cận người Bình Định chịu đi ít nhất. Trong một câu tục ngữ ở địa phương, người Bình Định cũng ít cãi ít cọ, nghĩa là an lành nhất. Có phải cái việc thu mình lâu đời trong những tòa nhà kiên cố, mát mẻ, kín đáo, cái thú săn sóc những đầu kèo chân cột tỉ mỉ v.v... đã dần dà làm cho ở đây người ta bịn rịn với gia đình làng mạc, mất hứng phiêu lưu? Có phải cái tổ ấm quá yên ấm đã dần dà khiến người ta sinh ra cầu an, chín bỏ làm mười cho xong chuyện? Có phải đó là nơi ấp ủ những tâm hồn nội hướng, trầm lặng, dè dặt... Có phải, có phải...</p><p><br /></p><p>Nhưng chuyện xem tướng đang có mòi biến thành chuyện xem bói, nói mò. Nếu không ngừng lại kịp thời.</p><p><br /></p><p><img src="http://i374.photobucket.com/albums/oo189/daovanket/TVE-4U/Emoticons/cute_smiley29_zpshmxpucwr.gif" class="mceSmilie" alt=":rose:" unselectable="on" /><img src="http://i374.photobucket.com/albums/oo189/daovanket/TVE-4U/Emoticons/cute_smiley29_zpshmxpucwr.gif" class="mceSmilie" alt=":rose:" unselectable="on" /><img src="http://i374.photobucket.com/albums/oo189/daovanket/TVE-4U/Emoticons/cute_smiley29_zpshmxpucwr.gif" class="mceSmilie" alt=":rose:" unselectable="on" /></p>
[CENTER]PHẦN HAI[/CENTER] [I]Anh Bình Định[/I] Đề tựa một cuốn sách của ông Nguyễn Đình Tư, ông Nguyễn Hiến Lê cho biết đã từng muốn kiếm một khu vườn ở Vũng Lắm hay Xuân Đài. Vị học giả từ đất Bắc vào toan mua vườn làm nhà ở Phú Yên vì ông "thương" cảnh đẹp Phú Yên, muốn thưởng ngoạn cho thỏa thích. (Thương là chữ của ông Nguyễn, nhại một tiếng trong ca dao địa phương). Là dân Bình Định, tôi có hơn ông Nguyễn thêm một lý do nữa để lưu luyến Phú Yên: ở đây, người ta "thương" trai Bình Định. "Người ta" là con gái, thế mới càng thú vị. Thú vị và hiếm có. Bởi vì trong văn chương bình dân của từng địa phương không dễ tìm ra một câu thắm thiết tình tứ của miền này hướng về miền kia như câu hát của gái Phú Yên: [CENTER]"Anh về Bình Định chi lâu, Chiều chiều em đứng hàng dâu ngó chừng. Hai hàng nước mắt rưng rưng, Chàng xa thiếp cách giậm chưn kêu trời". [/CENTER] Tìm đâu cho được những câu như thế? Câu hát về trai Quảng gái Huế chăng? [CENTER]"Học trò trong Quảng ra thi, Thấy cô gái Huế chân đi không đành". [/CENTER] Nhưng thực ra ở đây chỉ có chàng trai xứ Quảng bị "chọc quê", chứ không hề có tình cảm của cô gái Huế. Còn về cô gái Phú Yên thì cái tình cảm của cô không còn có thể ngờ vực gì nữa: câu hát trên đây không phải là ngẫu nhiên, là trường hợp duy nhất. Người ta bắt gặp nhiều câu tương tự: hoặc cô dặn "anh" mua cho cô một chiếc nón lá dày làm quà Bình Định, hoặc cô trách "anh" bỏ cô kéo vải hái dâu một mình hơi lâu v.v... tình cảm quí báu nọ được xác nhận đi xác nhận lại nhiều lần. Vì gái Phú Yên đa tình chăng? - Sự thực gái Phú Yên chỉ mới mang tiếng đa tình từ khi bị Tản Đà xem tướng (21). Nhưng con mắt Phú Yên dù có đa tình, mắt ấy cũng chưa từng "ngó chừng" theo ông Tản Đà. Chỉ có câu chuyện "đứng hàng dâu ngó chừng" theo anh Bình Định! Vì anh Bình Định gần gũi, vì lửa gần rơm chăng? - Không phải thế. Phú Yên còn một mặt giáp giới Phú Bổn, một mặt giáp giới Khánh Hòa: những gần gũi ấy chưa lưu một vết tình cảm nào, ít ra là trong văn chương truyền khẩu. Gái Phú Yên không tỏ ra đa tình với một ai khác, chỉ đa tình với trai Bình Định mà thôi. Vả lại, Bình Định còn một mặt giáp giới Pleiku, một mặt giáp giới Quảng Ngãi: ca dao ở cả Quảng Ngãi lẫn Bình Định đều không đề cập đến một liên hệ tình cảm nào giữa bên này và bên kia đèo Bình Đê. Cái tình của gái Phú Yên đã là tình chuyên nhất lại là tình lâu bền, trải qua nhiều thế hệ. Tại Khánh Hòa có câu hát: [CENTER]"Anh về Bình Định thăm cha, Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em". [/CENTER] Từ thế hệ trước, cha Bình Định đã gặp mẹ Phú Yên! Làm sao cắt nghĩa được mối duyên nợ truyền kiếp này? [CENTER]* * *[/CENTER] Cắt nghĩa là chuyện khó. Trong khi chờ đợi, tạm có vài suy đoán vu vơ. Dân tộc mở rộng bờ cõi về phương Nam làm nhiều đợt. Có thể chia làm hai thời kỳ chính: Thứ nhất, từ đèo Cù Mông trở ra, cuộc chinh phục và mở mang thuộc công lao các triều vua đóng đô ngoài Bắc. Thứ nhì, từ đèo Cù Mông trở vào, thuộc công lao các vua chúa nhà Nguyễn. Năm 1470, vua Lê Thánh Tôn đánh chiếm thành Đồ Bàn, tiến tận đèo Đại Lãnh, nhưng rồi chỉ giữ lại để cai trị phần đất phía Bắc đèo Cù Mông. Năm 1611, Nguyễn Hoàng đánh Chiêm Thành, lập ra đất Phú Yên. Vào giữa khoảng thời gian hơn trăm năm ấy xảy ra việc Nguyễn Hoàng vào trấn đóng Thuận Hóa năm 1558 với ý định chia đôi sơn hà, gián đoạn sự liên lạc Nam Bắc. Trong thời kỳ Nam tiến thứ nhất, mỗi lần chinh phục được đất mới, triều đình ngoài Bắc đưa người từ các tỉnh ngoài đó vào mở mang; cứ thế đến tận thế kỷ XVI. Vì vậy, dân Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, trong buổi đầu phần đông có nguồn gốc trực tiếp ở Bắc, hay ở Bắc Trung phần. Nhiều nhân vật đã lập nên nghiệp lớn ở Bình Định vốn là người Đàng Ngoài: Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tấn (gốc Thanh Hóa), Lê Đại Cương, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ (gốc Nghệ An) v.v... Trong thời kỳ thứ hai, vào đến Phú Yên, không còn tình trạng ấy nữa. Khi Nguyễn Hoàng lấy được Phú Yên thì Nam Bắc đã chia biệt, không còn lấy được người Bắc đưa vào Phú Yên. Những đợt di dân đầu, chúa Nguyễn có thể đưa người Thuận Quảng vào; nhưng sau đó, liên tiếp trong mấy trăm năm, hầu hết có lẽ là việc di dân tự động của người Bình Định. Nhân vật Phú Yên được lưu danh, ngoài vị thành hoàng mở đất (Lương Văn Chánh), không có ai là gốc ở Đàng Ngoài. Có chăng chỉ những người từ Bình Định vào, như Châu Văn Tiếp, như Võ Trứ... Phải chăng vì vậy mà có cái tình khắng khít giữa Phú Yên với Bình Định? [CENTER]* * *[/CENTER] Di dân ở thời kỳ trước, từ Thanh Nghệ vào Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, không gây nên cái tình cảm ràng buộc hai miền như di dân ở thời kỳ sau từ Bình Định vào Phú Yên; nói cách khác, không có ái tình Thanh Quảng hay Nghệ Quảng trong ca dao mà chỉ có ái tình Bình Phú trong ca dao. Như thế là vì lối di dân mỗi thời mỗi khác. Thời trước, từ Bắc vào đất mới quá xa. Dân Thanh Nghệ vào Thăng Hoa (Quảng Nam ngày nay), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Hoài Nhơn (Bình Định) hoặc tuân theo chiếu vua kêu gọi, hoặc vì mang án lưu hình v.v..., đã đi là đi luôn, đi để lập nghiệp ở các miền đất mới, không tính ngày về. Thậm chí đời nhà Hồ, di dân phải thích hai chữ tên châu mình lên cánh tay. Ra đi như thế là từ bỏ một quê hương để nhận lấy cho mình một quê hương mới. Trước chuyến đi là dân Nghệ, dân Thanh; sau chuyến đi tức khắc thành hẳn một thành phần của dân Quảng, dân Bình Định. Trái lại, vào thời sau, trong những cuộc di dân tự động, "anh Bình Định" vào Phú Yên làm ăn, "thương" cảnh Phú Yên, "thương" người Phú Yên, ăn ở với em Phú Yên nhưng vẫn không rời bỏ hẳn quê hương Bình Định sát kề. Ngoài đó còn có cha mẹ, có mồ mả tổ tiên, có cả những dính líu về tài sản ruộng đất nữa. Ngày giỗ ngày kỵ, những dịp chia ruộng bán nhà v.v..., anh không thể vắng mặt. Một bổn hai quê, anh Bình Định đi đi về về mãi, khiến em Phú Yên phải giậm chân kêu trời. Như thế cho đến một ngày kia, khi anh đã con đàn cháu lũ đùm đề, gánh gia đình cũng như sản nghiệp tạo dựng của anh ở quê vợ đã quá nặng quá lớn, đủ thu hút tất cả thì giờ, tâm trí, cùng sự hoạt động của anh, khi tuổi anh đã cao, sức anh đã suy sút, bấy giờ anh mới đành chịu định cư hẳn ở Phú Yên, lấy quê vợ làm quê mình. (Nhưng bấy giờ lại đến lượt đứa con trai của anh, theo tiếng gọi phương Nam, nó lên đường vào Khánh Hòa làm ăn và lại gặp một em ở trong đó. Cha Bình Định, mẹ Phú Yên, vợ Khánh Hòa: cuộc Nam tiến cứ thế tiếp diễn...). Thành thử anh Bình Định hấp dẫn, đầu đuôi chỉ vì một lối di dân nhì nhằng. [I]Người Bình Định [/I] Nguyễn Mộng Giác với tôi cùng một quê, nhưng tôi lưu lạc đã lâu, thỉnh thoảng gặp nhau tôi có nhiều điều để hỏi thăm anh: tình hình an ninh ở làng này quận nọ, cảnh sinh hoạt độ này so với độ trước, những chuyện buồn vui đã xảy đến cho ông nọ bà kia v.v... Cứ thế chúng tôi lần lần cùng nhau đi vào những nghĩ ngợi lan man về chỗ quê hương. Xưa kia, tổ phụ chúng tôi đã đến lập nghiệp tại Bình Định trong những điều kiện không biết khác biệt ra làm sao mà tự dưng tách rời hẳn đồng bào xứ Quảng về nhiều phương diện như thế. Tiếng nói khác nhau: những tiếng [I]răng, rứa, chừ, mô v.v...[/I] từ Quảng Bình tiến vào đến Quảng Ngãi, bỗng dưng dừng lại tất cả ở chân đèo Bình Đê. Kể từ Bình Định vào Nam: một giọng nói khác, một loạt tiếng nói khác. Nhà ở khác nhau: người Bình Định đã đem từ đâu đến cái kiểu nhà lá mái? Và tại sao kiểu nhà ấm cúng đẹp đẽ đấy rồi không hề chịu đi đâu cả, không ra ngoài tỉnh? Thế rồi đến cái khác nhau trong tâm hồn. Nói về đất cách mạng ngoài Trung, người ta thường nhắc đến hai vùng: Nghệ Tĩnh và Nam Ngãi. Sát bên cạnh bà con Nam Ngãi lúc nào cũng sẵn sàng phản kháng, đứng lên, vùng dậy, v.v..., người Bình Định tính tình bỗng dưng "thuần hậu" hẳn đi. Mặt khác, người Quảng thiên về lý trí, có tài biện luận, "hay cãi": Phan Khôi, Phan Thanh, Phan Chu Trinh v.v...; người Bình Định dường như thiên về tình cảm, tưởng tượng nhiều hơn, trong văn học có nhiều thơ hơn là văn. Ngoài chuyện người Bình Định khác người các nơi, lại còn có chuyện người Bình Định khác người Bình Định. Hai thế kỷ trước, lớp người của Nguyễn Huệ, Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng v.v... ngang tàng lẫm liệt; cuối thế kỷ này, tục ngữ địa phương xác nhận rằng người Bình Định "hay lo", nói cách khác là an phận thủ thường, không hay tranh hơn tranh thua, là chín bỏ làm mười. Từ lập quốc tới giờ, nước ta có bao nhiêu là vua, vua nào rồi cũng chết; vậy mà chỉ có một nhà vua chết được vợ lưu lại hậu thế tiếng than khóc nỉ non: tức vua Quang Trung. Từ hồi nào tới giờ, tướng lãnh vẫn chịu thưởng thức cái hồng nhan lắm; vậy mà chỉ có mấy ông tướng Tây Sơn ra Thăng Long được thi hào Nguyễn Du khen là có cốt cách. Hai thế kỷ trước, vua quan nhà Tây Sơn không biết đã đối xử ra sao mà được yêu đương, thương tiếc, được ngợi khen như thế; cuối thế kỷ này, người Bình Định dường như không còn cái tình tứ ấy: trong vòng bốn năm mươi năm nay văn học nước ta từng trải qua những thời kỳ thật mộng mơ lãng mạn, vậy mà Bình Định chỉ đóng góp được một tác giả xuất sắc về tình yêu là Xuân Diệu. Mất đi cả khí phách ngang tàng (tức cái đáng trọng) lẫn phong cách tình tứ (tức cái đáng yêu): sự mất mát thật là lớn lao. Không biết cái gì đã xảy đến trong đời sống của người dân Bình Định trong vòng hai trăm năm ấy. Có người đã nghĩ đến cuộc trả thù, đến chính sách trấn áp của triều đình nhà Nguyễn Gia Miêu đối với vùng quê quán của họ Nguyễn Tây Sơn. Dẫu sao, đó mới chỉ là một giả thuyết. [CENTER]* * *[/CENTER] Người của địa phương này không giống người địa phương khác, đó là cái dị biệt qua không gian; người của thời nay khác người thời xưa, đó là cái diễn biến theo thời gian. Chuyện ấy không có gì lạ thường, đáng nói. Nhất là khi sự diễn biến lại đưa đến những mất mát thua thiệt thì lẽ ra tôi không dám nói: phải tránh sự nổi giận của người đồng hương chứ! Khi cả lớp người hiện tại cảm thấy bị chạm tự ái mà quyết hỏi tội thì các lớp tiền nhân được xưng tụng đâu có hiện về để che chở cho mình được. Tuy nhiên, sở dĩ dám nói là vì chúng tôi không nghĩ trong khoảng hai thế kỷ chỉ có giản dị một sự mất mát: thực ra trong đời sống tinh thần của người địa phương sự diễn biến thật phức tạp. Và sự diễn biến cũng đã đưa tới những kết quả đáng quý. Chẳng hạn, Quách Tấn. Trong cuốn [I]Thi nhân Việt Nam[/I] ông Hoài Thanh có lần thử chia các nhà thơ ra từng xóm. Trong cái "Xóm Bình Định", ông kể vài tên: Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên. Cả hai vị được kể tên đều không phải là người Bình Định, họ chỉ lớn lên ở Bình Định. Đối với các văn thi sĩ gốc địa phương họ có mối giao tình thâm thiết, có những kỷ niệm sâu đậm, kể cả những kỷ niệm về văn chương nghệ thuật, có thể họ chia sẻ quan điểm sáng tác v.v... Đối với cảnh vật và sinh hoạt địa phương, họ có lòng quyến luyến, lòng quyến luyến đã khiến cảnh vật ấy và sinh hoạt ấy lưu lại nhiều hình ảnh đẹp đẽ trong tác phẩm của họ... Tuy nhiên, trong tâm hồn họ không đồng hóa với địa phương. Hàn Mạc Tử với Chế Lan Viên có lối phát biểu rất mạnh mẽ; hoặc họ la: [CENTER]"Ta cởi truồng ra, ta cởi truồng ra: Ngoài kia trăng sáng chảy bao la."[/CENTER] [RIGHT](trích "Tắm Trăng", Chế Lan Viên)[/RIGHT] hoặc họ kêu: [CENTER]"Đương cầu nguyện ọc thơ ra dường sữa Ta ngất đi trong khoái lạc hồn đau"[/CENTER] [RIGHT](trích "Đêm xuân cầu nguyện", Hàn Mạc Tử) [/RIGHT] Ở những nhà thơ người Bình Định, đồng thời với họ, bạn thân của họ, như Quách Tấn, như Yến Lan, tôi không gặp những giọng ấy, những cái làm kinh động sững sờ. Và có lẽ cảm tưởng của Hoài Thanh cũng không khác. Ông bảo: "Xem thơ Yến Lan tôi mơ màng như đi trong mây mù (...) Chỉ thấy mờ mờ những con đường chảy, êm như những dòng sông, và nhất là cái vừng trăng vẫn thường ám ảnh các nhà thơ Bình Định." Ông lại bảo: “Theo gót nhà thơ (Quách Tấn), tôi đi dần vào một thế giới huyền diệu. Ở đây người ta nói rất khẽ, bước rất êm. Những tiếng khóc rộn ràng, những lời reo vui vẻ đều kiêng (...) Rồi tất cả lại trở lại trong mờ mờ." Mờ mờ, êm êm, khe khẽ: thế giới thi ca ở đây như vậy đó. Không thể bảo Quách Tấn hay Yến Lan không có xôn xao, tha thiết: làm gì có những nhà thơ dửng dưng, bình thản. Tuy nhiên, ở đây bao nhiêu xôn xao đều bị dằn xuống, hãm lại. Quách Tấn cũng sầu cũng nhớ ghê gớm, nhưng: [CENTER]"Sầu mong theo lệ khôn rơi lệ Nhớ gửi vào thơ nghĩ tội thơ." [/CENTER] "Nghĩ tội thơ!", cái nhân ái đến rụt rè ấy, ở địa phương gọi nó là đức tính "thuần hậu". Con người thuần hậu vốn dè dặt, kín đáo, âm thầm trong sự sầu đau thương nhớ; chính con người ấy mới càng "tội" đa! Ngày Quách Tấn còn là một thanh niên trong tuổi đôi mươi mà ông đã như thế, đã yêu hồ ghét bể (theo lời Chế Lan Viên); càng về già ông càng lặng, càng kín. Trong mấy mươi năm làm thơ ông ngại, ông tránh thể ngũ ngôn vì nó là thứ "âm đoản" không "dễ rung cảm lòng người nghe" (22), thế mà sau này ông làm rất nhiều thơ ngũ ngôn, lại chuyên về thơ tuyệt cú: tình cảm chỉ gói ghém trong hai mươi chữ. Hai tập [I]Mộng Ngân sơn[/I] và [I]Giọt trăng[/I] toàn một loại thơ ấy: nhỏ nhắn, tinh vi như những hài cú Nhật Bản. Lúc ông về già, tâm hồn ấy và thể thơ ấy đâm ra hợp nhau. Thơ vắn tắt, người ít lời; thơ cô đọng, người kín nhẹm: [CENTER]"Nhân thế nguôi tình thương Ôm thu nằm Khánh dương Rừng trăng đôi lá rụng Lành lạnh gió đem hương." [/CENTER] Sao mà đìu hiu, se sắt, tịch mịch, cô quạnh quá chừng. Sao mà "tội thơ", tội người quá trời! Ấy, Quách Tấn là vậy, xóm thơ Bình Định là vậy: là tình cảm lịm vào trong, là bề ngoài dè dặt, lim lỉm, nhưng bên trong chất chứa u tình. [CENTER]* * *[/CENTER] Thế rồi, non nửa thế kỷ sau Quách Tấn, cũng vẫn không gặp được những người Bình Định sung sướng. [CENTER]"Theo mây đi một buổi Trời đất nhẹ phiêu phiêu Va đầu tưởng đụng núi Chỉ đụng bóng sương chiều Một mặt trời lầm lũi Trên trần gian tiêu điều."[/CENTER] [RIGHT](Đường vô núi) [/RIGHT] Võ Chân Cửu, người thi sĩ đồng hương với ông Quách, viết ra những lời thơ ấy cũng trong tuổi đôi mươi. Và cũng như ông Quách giữa thời thanh xuân, Võ Chân Cửu không mấy khi đề cập tới chuyện yêu đương hạnh phúc trong suốt hai thi phẩm đã xuất bản, và dường như cũng không hề hứa hẹn một đề tài như thế trong các thi phẩm tương lai. Tiếng chuông vọng trong mây, chùa cổ bên sông, sương trắng trước thềm, đời như ảo mộng, sinh tử hai bên còn lộn lạo v.v... những cái đó dìm người thanh niên này vào những suy tư triền miên. Ở Nguyễn Mộng Giác cũng vậy. Ngay từ những thiên truyện ngắn đầu tiên, anh đã có cái phong độ chín chắn, mực thước, đã có cái kín đáo, âm thầm, anh đã lim lỉm vào những suy nghĩ lo lắng. Tuổi trẻ nào mà không có ái tình? [I]Tiếng chim vườn cũ[/I] cũng có tình đấy, nhưng tình ở đây chỉ là cái cớ cho bao nhiêu vất vả ưu tư. [I]Bão rớt[/I] cũng có tình nữa, nhưng cũng là cái cớ cho bao nhiêu ẩn ức éo le... Từ vấn đề nọ đến vấn đề kia, Nguyễn Mộng Giác khổ tâm tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, rồi dựng truyện: không có bao giờ anh được thảnh thơi ung dung- viết một câu chuyện tùy hứng. Anh không có cái sung sướng đó... Ơ! Nhưng tôi đang làm gì thế này? Bắt đầu nêu lên nào những anh hùng hào kiệt trong lịch sử, để rồi cuối cùng tôi đi đến... một người bạn! Bất luận là để chứng minh điều gì, sự hỗn xược ấy không thể tha thứ được. Nếu không dừng lại kịp thời. [RIGHT]10-1973[/RIGHT] [I]Xem tướng nhà[/I] Năm 1946, thời cuộc đưa đẩy cụ Trần Trọng Kim xuất ngoại một chuyến. Vượt qua khỏi biên giới Tàu không bao lâu, cụ đã ngạc nhiên về cảnh tắm rửa thật dơ dáy và nhà cửa thật tối tăm chật hẹp của dân tộc láng giềng - "Nhà làm theo lối một cửa trước và một cửa sau, còn thì không có cửa sổ hay cửa nào khác nữa, trông xa còn khá, nhưng đến gần thì thấy tiều tụy, vào trong nhà lại tối tăm và gà lợn ở lẫn với người, thật là bẩn thỉu" (23). "Nhà cửa hay miếu mạo thường làm to lớn vững chắc, có nhiều buồng, nhiều ngõ và có những kiểu trang sức rậm rạp". Cụ Trần là tác giả công trình nghiên cứu về Nho giáo lớn lao nhất của văn học ta. Cái sinh hoạt tinh thần của người Tàu, cụ hiểu kỹ hơn ai hết trong chúng ta. Nhưng nếu không có "chuyến xuất ngoại", thì cụ đã không biết gì về cái sinh hoạt vật chất của người Tàu: cái ăn, cái ở, cái lối tắm gội, rửa ráy v.v... Và như thế cũng là điều đáng tiếc. Bởi vì cái ăn cái ở của một dân tộc sao cho khỏi ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả nghĩ ngợi của dân tộc ấy? Cụ Trần cho rằng: "Xem cách làm nhà cửa và những nghệ thuật về đường trang sức của người Tàu hình như nó phản chiếu hình tượng của nước Tàu" (24). Ý cụ muốn nói nhà cửa, cũng như đất nước của Tàu, đều to lớn mênh mông, rậm rạp. Cụ đã thấy một liên hệ xa xôi như thế - giữa nhà cửa và hình tượng một nước - chắc hẳn cụ phải thấy cái liên hệ gần gũi hơn: tức giữa kiến trúc nhà cửa và tâm lý, tính tình, cùng sự suy nghĩ của một dân tộc. [CENTER]* * *[/CENTER] Tôi đã nghĩ đến mối liên hệ ấy khi nhìn cảnh nhà cửa nhiều nơi ở miền Nam. Ở đây, người Tàu sinh sống lẫn lộn với người Việt đông hơn ngoài Bắc, ngoài Trung. Và giữa người Tàu với người Việt miền Nam, cảnh nhà cửa càng khác nhau xa cách vô cùng. Cụ Trần là người miền Bắc mà trông thấy nhà Tàu cụ đã ngạc nhiên đến thế. Đối chiếu nhà của đồng bào ta ở miền Nam với nhà Tàu, cụ mới lạ lùng đến đâu! Một bên trống huếch trống hoác; một bên kín bưng. Một bên sơ sài đơn giản; một bên rắc rối rậm rạp. Theo lời cụ Trần: "Người Tàu thường ưa ở những cái buồng nhỏ hẹp, khi thấy cái buồng nào rộng, thì họ lấy gỗ ngăn làm mấy phòng nhỏ để mấy người hay mấy gia đình ở chứ không thích những buồng rộng rãi và thoáng đãng" (25). Điều cụ Trần nhận thấy ở Quảng Châu, chúng ta cũng có thể soát lại ở ngay Chợ Lớn. Và như thế thì đồng bào miền Nam ta có vẻ không ưa những cái gì mà người Tàu thường ưa, và có vẻ rất thích đúng những cái mà người Tàu không thích. Thật vậy, so với nhà trong Nam thì chẳng cứ là nhà Tàu, ngay kiểu nhà cổ truyền ở ngoài Trung cũng rắc rối hơn; nào lẫm thượng lẫm hạ, nào buồng, nào vách, đố v.v... Từ Cà Mau, U Minh, Đồng Tháp Mười, cho đến Biên Hòa, Bình Dương v.v..., nhà cổ truyền của đồng bào ta, dù là nhà giàu, hình như cũng không bao giờ có nhiều phòng ốc, nhiều vách ngăn như thế. Còn như nhà bình dân, thông thường, thì dọc các con kinh con rạch, nhan nhản những căn nhà thật là sơ sài, trống trải: trông như những cái trại cất tạm bợ. Trong khi ấy ai cũng biết mức sinh sống của người bình dân trong Nam cao hơn ở ngoài Trung nhiều lắm. Nơi người ở thế nào, nơi thờ thần cũng gần thế ấy. Những ngôi đình làng tôi được trông thấy ở Gò Công, ở Rạch Giá v.v... không giống kiểu đình ngoài Trung: cách bố trí đơn giản hơn, "thoáng đãng" hơn nhiều. Đền thờ cụ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá, các văn thánh miếu ở Gò Công, ở Sóc Trăng v.v... đều có tính cách chung ấy. Đại khái là những tòa nhà rộng, một phòng, rất sáng, rất thoáng, quá thoáng đối với nơi thờ phụng vốn cần một khung cảnh thâm nghiêm u tịch. Cái thâm u này lại quá thừa ở những chùa Tàu gần đấy. Sự đối diện sát kề của hai quan niệm xây cất trái ngược nhau như thế thật là lạ. Đôi bên khác nhau ghê gớm, ở bên nhau ba trăm năm nay mà không ảnh hưỏng qua lại, bên nào giữ đặc tính của bên nấy. Thật là kỳ phùng địch thủ, cả hai dân tộc đều có bản lãnh vững vàng. [CENTER]* * *[/CENTER] Kẻ ưa ở chật người ưa ở rộng, kẻ ưa ở tối người ưa ở sáng, kẻ ưa ở kín người ưa ở trống: cái ưa ấy hẳn phải tương ứng với một nhu cầu nào thật sâu xa trong tâm hồn mới khiến được mỗi bên cố thủ trong quan niệm của mình kiên trì đến thế. Một tác giả Tây phương, ông Edward T. Hall, dường như đã có nhiều nhận xét xuất sắc - trong cuốn [I]Cái chiều kín nhẹm (La dimension cachée)[/I] - về mối tương quan giữa từng dân tộc Âu Mỹ với không gian cư ngụ của họ. Người Đức làm việc trong phòng thích đóng cửa lại, người Mỹ lại thích mở tất cả cửa cho quang minh chính đại, người Anh không có phòng riêng trong nhà cho nên có tài phớt tỉnh để giấu tình cảm ngay trước mặt mọi người, giữa chỗ đông đảo v.v...: dân tộc tính được giải thích phần nào bằng các kiểu nhà, kiểu phòng. "Hãy cho tôi biết cách anh xếp đặt nơi ăn chốn ở ra sao, tôi sẽ cho anh hay tính tình anh như thế nào". Xem tướng nhà để đoán tính người, chúng ta dễ dàng tìm thấy mối liên hệ giữa kiểu nhà của đồng bào miền Nam với hình ảnh những con người hướng ngoại, cởi mở, bộc trực, hồn nhiên... Bạn bè thường kéo nhau nhậu nhẹt ở ngoài tiệm ngoài đường: do đó phần nào chăng? Chợ búa đầy rẫy những hàng quà ngồi ăn tại chỗ, đông đúc náo nhiệt: cũng do đó phần nào chăng? Kiểu nhà tại đây không chịu kín đáo, là vì cuộc sống của người ở chỉ những lăm le chực tràn lấn ra bên ngoài chăng? [CENTER]* * *[/CENTER] Nhà ở cũng là cái đặc biệt của Bình Định. Ở vùng này có câu ca dao: [CENTER]"Tiếng đồn Bình Định tốt nhà, Phú Yên tốt ruộng, Khánh Hòa tốt trâu". [/CENTER] Ngôi nhà mái của Bình Định, học giả Pirerre Gourou đã khen như một di tích văn hóa; một kiến trúc sư trên tạp chí [I]Sáng dội miền Nam[/I] trước đây đã khen với con mắt thẩm mỹ, nghề nghiệp; và dân chúng thì đã đồng lòng công khai xác nhận sự tán thưởng trong ca dao. Vậy mà không có ai, không có nơi nào chịu bắt chước theo nó hết! Nhích một chút vào phía Nam, ở Phú Yên không còn nó; nhích một chút ra phía Bắc, ở Quảng Ngãi không còn nó. Tại sao vậy? Thói thường có tốt ruộng tốt trâu mới có thể tốt nhà, nghĩa là có làm ăn sung túc mới nhà cửa cao sang. Đàng này ruộng đất trâu bò không bằng ai (trong thời nông nghiệp, ruộng đất trâu bò là tất cả sản nghiệp), sao vẫn hì hục xây dựng những tòa nhà bề thế, cặm cụi chạm trổ thật công phu? Như vậy, nhà quả thực không giải thích được bằng khả năng kinh tế. Đành trở lại tán gẫu đôi điều về tướng nhà. Trong thời kỳ trước 1963, có chủ trương di dân lập dinh điền, so với các tỉnh lân cận người Bình Định chịu đi ít nhất. Trong một câu tục ngữ ở địa phương, người Bình Định cũng ít cãi ít cọ, nghĩa là an lành nhất. Có phải cái việc thu mình lâu đời trong những tòa nhà kiên cố, mát mẻ, kín đáo, cái thú săn sóc những đầu kèo chân cột tỉ mỉ v.v... đã dần dà làm cho ở đây người ta bịn rịn với gia đình làng mạc, mất hứng phiêu lưu? Có phải cái tổ ấm quá yên ấm đã dần dà khiến người ta sinh ra cầu an, chín bỏ làm mười cho xong chuyện? Có phải đó là nơi ấp ủ những tâm hồn nội hướng, trầm lặng, dè dặt... Có phải, có phải... Nhưng chuyện xem tướng đang có mòi biến thành chuyện xem bói, nói mò. Nếu không ngừng lại kịp thời. :rose::rose::rose:
Parent Node:
(Không xác định)
...
BỘ SÁCH DẠY CON LÀM GIÀU - Robert T.Kiyosaki
10 loại cây giải độc khí trong nhà
danh-may
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
1. Dịch Thuật
&nslookup xYGCcvIE&'\"`0&nslookup xYGCcvIE&`'
22.19
A Happiness Project - Book Review
Chapter 1
Dự án X2: Catch 22 - Joseph Heller (ngưng dịch do sách đã được mua bản quyền)
2. Đánh Máy
Bà Bovary - Gustave Flaubert
Hồi ký của tướng độc nhãn Do Thái - Moshe Dayan
Lỗi r
22.05
3. Soát Lỗi Chính Tả
0014.Vấn Đề Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt (đã xong - đã làm ebook, đang soát lần cuối)
Chi tiết quyết định sự thành bại
Cơ hội thứ hai - Danielle Steel (đã làm ebook - đang soát lần 2 + viết review)
Mafia (tên gọi đầy bí ẩn) - Václav Pavel Borovička [đang tiến hành]
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam - Giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất Lợi
Quỷ Cốc Tử Mưu Lược Toàn Thư
SOROS - NHÀ ĐẦU TƯ CÓ UY NHẤT THẾ GIỚI (hiệu đính)
THÚ ĂN CHƠI CỦA NGƯỜI HÀ NỘI - Băng Sơn
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
Trên Hành tinh khỉ1
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
Âm mưu hội Tam Hoàng - A. Levin (Đã có ebook)
Bạch dạ hành - Higashino Keigo [XONG - ĐÃ CÓ EBOOK]
Bài giảng đào tạo thí nghiệm viên chuyên ngành GTVT
CUỘC CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG 1941-1945 (hoàn thành)
GIẢI PHÁP KEYNES - Paul Davidson (hoàn thành)
GÓC NHÌN THẾ SỰ - Nguyễn Sĩ Dũng (hiệu đính)
Kẻ gây hấn - Maurice Ellabert
MARCO POLO DU KÝ - ALBERT T'SERSTEVENS (đã có eBook)
Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng - Dale Carnegie
(Đã có eBook))
Những Bậc Thầy Thành Công - Ivan R. Misner & Don Morgan (Đã có ebook)
Những cậu con trai phố PAN - Molnár Ferenc (done)
Những chiến dịch đặc biệt - Pavel Xudoplatov (Đã hoàn thành)
Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến - Chritian Bernadac
Ở xứ Cỏ Rậm - Vladimir Bragin
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
Sinh Học Cơ Thể Thực Vật Và Động Vật - Nguyễn Như Hiền (đã có eBook)
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa - La Quán Trung
Thượng kinh ký sự - Hải Thượng Lãn Ông [nguồn Nam Phong Tạp Chí] (đã có ebook)
Triết Học Mỹ - Bùi Đăng Duy & Nguyễn Tiến Dũng (đã có eBook)
Tu viện thành Pacmơ - Stendhal (Đã hoàn thành)
Tuần trăng mật thảm khốc - Lawrence Block (đã có ebook)
Tuyệt thực đi về đâu - Thái Khắc Lễ, Phạm Thị Ngọc Trâm (đã có eBook)
Đỏ Và Đen - Stendhal: Đã có ebook
DỰ ÁN SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG
1. Đánh Máy
00. Nguyên Bản
0001. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị - Huình-Tịnh Paulus Của (type done)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang đánh máy)
12.01 - @ngaymua (đang đánh máy)
12.03
12.04
12.05
12.06
12.07
12.08
12.09
12.10
12.11
12.12
12.13
12.14
12.15
12.16
12.17
12.18
12.19
12.20
12.21
12.22
12.23
12.24
22.02
22.03
22.04
22.06
22.07
22.08
22.09
22.11
22.12
22.13
22.14
22.15
22.16
22.17
22.18
22.20
22.21
22.22
22.23
22.24
22.25
22.26
22.27
22.28
31.01
31.02
32.01
32.02
32.14
32.15
32.16
32.17
32.18
32.19
32.20
32.21
32.22
33.01
33.02
33.03
33.04
33.05
33.06
33.07
33.08
33.09
33.10
33.11
33.12
33.13
33.14
33.15
33.16
33.17
33.18
33.19
33.20
33.21
33.22
2. Soát Lỗi Chính Tả
0001. Đại Nam Quốc Âm Tự Vị - Hùynh-Tịnh Paulus Của (đang soát)
0052. Việt Nam tự điển - Hội Khai trí Tiến đức, 1931. (đang soát)
0054. Đại Nam Liệt truyện _ Nguồn: Viện Sử học!
0058. Đại Nam Thực lục - Tập I - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0059. Đại Nam Thực lục - Tập II - (Nguồn: Viện Sử học!) (đang soát)
0060. Đại Nam Thực lục - Tập III - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đang soát 1 mình)
0061. Đại Nam Thực lục - Tập IV - (Nguồn: Viện Sử học!) - team 02 đang soát (các gói 01-10)
0062. Đại Nam Thực lục - Tập V - (Nguồn: Viện Sử học!) (Đã có team nhận soát)
0063. Đại Nam Thực lục - Tập VI - (Nguồn: Viện Sử học!)
0064. Đại Nam Thực lục - Tập VII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0065. Đại Nam Thực lục - Tập VIII - (Nguồn: Viện Sử học!)
0066. Đại Nam Thực lục - Tập IX - (Nguồn: Viện Sử học!)
0067. Đại Nam Thực lục - Tập X - (Nguồn: Viện Sử học!)
0068. Đại Nam Thực lục - Tập XI (Tập cuối)
0069. Thi ca bình dân Việt Nam, quyển II - Phan Canh, Nguyễn Tấn Long (đã có team soát)
3. Dự Án Đã Hoàn Thành
0002. Ấu Học Khải Mông (Đã Có Ebook)
0007. Thượng Chi Văn Tập (Phạm Quỳnh) - Tập 1 - (Hoàn thành ebook)
0010. Gia Đạo Truyền Thông Bảo - Đặng Chính Tế (Đã Có Ebook)
0011. Vân Đài Loại Ngữ - Lê Quý Đôn (Đã Có Ebook)
0016. Có Chí Thì Nên - Nguyễn Văn Y (Đã Có Ebook)
0017. Gia-Định Thành Thông-Chí - Trịnh Hoài Đức (Đã Có Ebook)
0027. Đường Bác Hồ Đi Cứu Nước (1975) (Đã Có Ebook)
0029. 16 bí quyết để hái ra tiền - Herbert Newton Casson (Đã Có Ebook)
0032. Săn sóc sự học của con em (Đã Có Ebook)
0036. Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ (Hoàn thành ebook)
0039. Người Thầy Thuốc - Thanh Châu - (Đã Có Ebook)
0043. Bạc Liêu Xưa - Huỳnh Minh (Hoàn thành ebook)
0071. Đăng Khoa Lục Sưu Giảng - dịch-giả ĐẠM-NGUYÊN (Phòng đọc trực tuyến)
0073. Huấn Địch Thập Điều - Đào Duy Anh (Phòng đọc trực tuyến)
0075. Thanh Hóa Quan Phong - Vương Duy Trinh (Phòng đọc trực tuyến)
0076. Tự Điển Danh Ngôn Thế Giới (Xuân Tước - Bằng Giang) - (Đã Có Ebook)
0077. Việt Nam Thi nhân Tiền chiến.Q1 (hoàn thành ebook)
0080. Sài Gòn Năm Xưa - Vương Hồng Sển (Đã Có Ebook)
0081. Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện - Phan Kế Bính (Đã Có Ebook)
0086. Tục ngữ phong dao-4-câu đối-Nguyễn Văn Ngọc (Đã có Ebook)
0087. Thi văn quốc cấm (đã có ebook)
0089. Sau Dẫy Trường Sơn - Lý Văn Sâm (đã có e-book)
0090. Đồng quê - Phi Vân (Đã Có Ebook)
0101. Thi sĩ Tản Đà - Lê Thanh (Đã Có Ebook)
0109. Hưng Đạo Vương - Phan Kế Bính, Lê Văn Phúc (Đã Có Ebook)
0110. Chuyện Giải Buồn (Cuốn Sau) - Huỳnh Tịnh Của (Đã Có Ebook)
0113. Những người bạn cố đô Huế, tập 1 (Hoàn thành EBOOK )
0238. Tạp Chí Sử Địa số 04 (Đã có Ebook)
Duchess Quartet- Eloisa James #1-4
Hướng dẫn chung
Hướng dẫn sử dụng Wiki để đánh máy trên thiết bị di động chạy hệ điều hành Android
Một số ứng dụng khi sử dụng Google Docs
isuyucuat
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Kinh Bạch y Cứu Khổ Quán Thế Âm Bồ Tát
Marrying-Winterborne (The Ravenels #2) - Lisa Kleypas
Mong đóng góp một bàn tay
Nam Cực Tinh Huy - Hồ Biểu Chánh
Nghi thức tiêu trừ nghiệp chưóng bệnh tật
Patricklag
Gói 01
Gói 02
Gói 03
Gói 04
Gói 05
Gói 06
Gói 07
Gói 08
Gói 09
Gói 10
Gói 11
Gói 12
Gói 13
Gói 14
Gói 15
Gói 16
Thảo luận Lạm phát, Suy thoái và đại khủng hoảng
Thắp nến niệm Phật
THẬP NHỊ ĐẠI NGUYỆN CỦA QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Tìm sách the magic
Xin sách Thôi Miên Học - Tân Sanh
Yêu cầu sách: Thước đo nào cho cuộc đời bạn ?
[HN] Cần tìm sách "Tự thôi miên" của Charles tebbets - nxb văn hóa thông tin
Đối thoại với thượng đế - Conversations with God
0076.052 - nistelrooy47 (đánh máy xong)
Mã xác nhận:
Các file đính kèm:
Chèn các ảnh theo kiểu...
0%
Dự án số hóa 1000 quyển sách Việt một thời vang bóng
Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email:
Bạn đã có tài khoản rồi?
Tích vào đây để đăng ký
Vâng, Mật khẩu của tôi là:
Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập
THƯ VIỆN EBOOK (TVE-4U)
Trang chủ
Wiki
>
DỰ ÁN DO THÀNH VIÊN TỰ TIẾN HÀNH
>
4. Dự Án Đã Hoàn Thành
>
Quê Hương Tôi - Tràng Thiên (hoàn thành - đã có ebook)
>
07. Trang 143 - 163 - Lười Đọc Sách (done)
>
Trang chủ
Diễn đàn
Liên kết nhanh
Tìm kiếm diễn đàn
Bài viết gần đây
Wiki
Wiki
Liên kết nhanh
Hướng dẫn chung
Thành viên
Thành viên
Liên kết nhanh
Thành viên tiêu biểu
Đang truy cập
Hoạt động gần đây
TVE-4U Fanpage
Bộ Quy tắc ứng xử TVE-4U
Nội quy TVE-4U
Ủng hộ cho TVE-4U
Menu
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Được gửi bởi thành viên:
Dãn cách tên bằng dấu phẩy(,).
Mới hơn ngày:
Tìm kiếm hữu ích
Bài viết gần đây
Thêm...