07. TVTPM-Vancuong7975(xong)Wiki
-
Link PDF
Link Google Docs
Link Word Online
lãi ở Anh, nhưng thực ra, gia sản mới mẻ của bà mới lên đến một triệu năm trăm nghìn thôi. Bá tước Môxca nhận bộ tài chính là để tránh những thủ đoạn tinh xảo của phu nhân và có được sự lệ thuộc của bà ta. Mối cảm xúc duy nhất của bà là sự lo sợ, trá hình thành tính keo kiệt bẩn thỉu. Đôi lúc, bà nói với hoàng thân: Tôi sẽ chết trên ổ rơm. Lời ấy làm cho hoàng thân rất bực bội. Công tước phu nhân để ý thấy trong phòng đợi lộng lẫy vàng son của dinh thự Banbi chỉ thắp có một cây nến mỡ bò chảy mỡ trên mặt bàn cẩm thạch quỷ giá, còn các cửa phòng khách thì đầy những vết tay đen đủi của bọn kẻ hầu. Bà nói với ông bạn:
- Bà ấy tiếp tôi như đang mong đợi ở tôi một món thù lao năm mươi frăng.
- Con mụ Ravécxi không phải là một người đàn bà đáng coi thường! Bá tước nói với người yêu. Tôi nghĩ cái gì mụ ấy cũng dám làm cho nên tôi cách cư với vợ tôi chỉ vì cô ả cứ khăng khãng bắt nhân tình với hiệp sĩ(1) Băngtivôgliô một nhân tình của con mụ ấy.
cương bà đeo từ sáng sớm và lớp phấn đỏ trát lên đôi má. Bà tự nhận trước là kẻ thù của công tước phu nhân vả khi tiếp phu nhân tại nhà, bà tự đặt cho mình nhiệm vụ khai chiến. Qua những bức thư công tước Xăngxêvêrina viết từ X. Công tước tỏ ra mê tơi các chức vụ sứ thần, nhất là say sưa với hy vọng nhận băng choàng bội tinh thượng đẳng, đến nỗi gia đình ông lo ngại ông để một phần gia tài cho bà vợ đang ngập người dưới những tặng phẩm mà ông gửi về. Bà Ravexi dù xấu xí đúng cách vẫn có một nhân tình là bá tước Banđi, con người điển trai nhất tại triều, thưởng bà ấy muốn gì thì được nấy.
Công tước phu nhân có nếp sống hào hoa nhất. Lâu đài Xăngxơvơrina lâu nay vẫn là một lâu đài tráng lệ nhất của thành Pácmơ, trong dịp nhận chức sứ thần và rắp ranh nhận băng choàng nhất đẳng, công tước lại tiêu những số tiền kếch sù để sửa sang cho nó đẹp thêm, chính công tước phu nhân điều khiển công việc tu bổ.
Bá tước đoán đúng. Ít hôm sau cuộc bệ kiến của công tước phu nhân tiểu thư Clêlia Côngti được tiến triều, người ta phong cho cô làm nữ sa noan.
Để giảm nhẹ miếng đòn mà cái ân huệ kia có vẻ đánh vào uy tín của bá tước, công tước phu nhân tổ chức lễ khánh thành cái vườn dinh thự và dùng sự ân cần săn sóc đầy ý vị, phu nhân đã đưa Clêlia mà bà gọi là cô bạn nhỏ của mình ở hồ Com, lên địa vị hoàng hậu của buổi hội. Những chữ cái đầu tiên của cô như tình cờ mà hiện lên trên các vật dụng pha lê quan trọng. Tuy hơi mơ màng một chút, cô bạn trẻ cũng rất dễ mến trong cách cô nói về sự việc nhỏ xảy ra gần hồ Com và lòng biết ơn nóng hổi của cô. Người ta bảo cô rất ngoan đạo và ưa vắng vẻ. Bá tước Môxca nói: “Tôi cuộc rằng cô bé đủ thông minh để biết xấu hổ về ông bố mình”. Công tước phu nhân biến cô thiếu nữ ấy thành một người bạn, bà cảm thấy ưa thích cô, bà không muốn tỏ ra ghen tị và rủ cô tham gia tất cả những cuộc vui của mình, chung quy đường lối xử thế của phu nhân là tìm cách giảm nhẹ mọi hằn thù đối với bá tước.
Cuộc đời rất tươi đẹp đối với công tước phu nhân. Bà cảm thấy vui thích giữa cảnh sống cung đình mà bão táp luôn luôn đáng sợ. Bà tưởng như đang bắt đầu lại cuộc đời. Bà quyến luyến bá tước một cách âu yếm và bá tước thì sướng như điên trong hạnh phúc. Cái vị trí dễ chịu này đã tạo ra cho ông một sự bình tĩnh tự tin tuyệt đối trước những quyền lợi thuộc tham vọng riêng của mình. Vì thế công tước phu nhân đến đây chưa quá hai tháng, bá tước đã nhận sắc phong và những vinh dự thủ tướng, vinh dự này hầu ngang với những vinh dự dành cho hoàng thân.
Bá tước hoàn toàn làm chủ ý chí của hoàng thân những người Pácmơ được thấy một bằng chứng khiến họ giật mình.
Cách thành phố mười phút đường về mé đông nam, đứng sừng sững cái vòng thành nổi tiếng biết bao trên đất nước V, với ngôi tháp cao ba mươi lăm sải nhìn thấy từ xa. Tháp ấy theo kiểu lăng Ađriêng ở Rômơ do những người dòng họ Facnezơ cháu của Pôn III xây dựng vào đầu thế kỷ XVI. Tháp to, dày đến nỗi trên sân thượng đỉnh tháp người ta đã xây dựng một tòa lâu đài cho quan trấn thủ thành và một nhà lao mới, lấy tên là tháp Facnezơ. Cái nhà lao xây dựng để đón trưởng nam của quận vương Ranuyxơ Ernext II, cái ông hoàng đã trở thành nhân tình sủng ái của bà kế mẫu, cái nhà lao ấy được cho là đẹp và lạ lùng nhất nước. Công tước phu nhân hiếu kỳ đã đến viếng cảnh. Ngày ấy trời oi nồng, nhưng lên trên cao, phu nhân thấy có gió mát, lấy làm thích thú và ở lại mấy tiếng đồng hồ liền. Người ta vội vàng mở các cửa buồng trên tháp Facnezơ.
Công tước phu nhân gặp trên sân thượng tháp lớn một anh tù đáng thương thuộc cánh tự do, anh này đang đến đó hưởng thụ nửa giờ phép đi dạo mà người ta ban cho tù ba ngày một lần. Chưa tập được tính kin đáo cần thiết ở một triều đình chuyên chế, khi trở về Pácmơ phu nhân nói về cái người ấy và cuộc đời của hắn, mà hắn đã kể cho bà nghe. Cánh của nữ hầu tước Ravécxi bèn độp ngay câu chuyện của bà công tước và kể đi kể lại ở nhiều nơi, rất mong nó làm cho hoàng thân chột dạ. Cũng đúng là Ernext IV thường nói điều cốt yếu là phải đập mạnh vào trí tưởng tượng của người ta. "Mãi mãi là một từ lớn! Ngài nói- Và ghê gớm, ở Ý ở các nơi khác". Do đó, suốt đời ngài không ân xá bao giờ.
Đi thăm tòa thành về được tám hôm, công tước phu nhân nhận được một bức thư thuyên giảm tội danh do quận vương và bộ trưởng ký, trong đó tên người được hưởng đặc ân để trống. Người tù mà phu nhân điền tên sẽ được trả lại tài sản và được phép sang Mỹ sống những ngày còn lại trên đời. Phu nhân viết tên anh tù đã nói chuyện với phu nhân. Khốn thay! Người ấy hầu như là một tên bất lương, một đứa khiếp nhược, chính vì những điều khai thú của nó trước kia mà anh Ferăngtơ Panla nổi tiếng bị kết án tử hình.
Việc ân xá lạ lùng này đã đưa phu nhân Xăngxêvêrina lên một vị trí vô cùng lý thú. Bá tước Môxca sướng điên người, thời kỳ này là một thời kỳ rực rỡ nhất trong đời bá tước, một thời kỳ có ảnh hưỏng quyết định đối với vận mệnh Fabrixơ. Anh chàng này thì vẫn ở Rômanhanô, gần Nôva, lo xưng tội, lo săn bắn, không đọc cuốn sách nào, bận săn đón một phụ nữ quý tộc, đúng theo những điều khoản của huấn thị.Công tước phu nhân thì vẫn hơi bực về điểm ràng buộc cuối cùng ấy. Một dấu hiệu khác cũng không hay cho bá tước tí nào là phu nhân tuy hết sức thành thực với bá tước về tất cả mọi vấn đề trên đời, và nói lớn trước mặt bá tước những ý nghĩ thầm của mình, thế mà riêng khi nói về Fabrixơ vởi ông thì không bao giờ không chọn tiếng, xếp lời trước đã. Một hôm bá tước nói:
- Nếu phu nhân thích vậy thì tôi sẽ viết thư cho ông anh quý hóa của phu nhân ở hồ Com và nếu tôi và các bạn tôi ở X chịu khó nhọc một chút, chúng tôi sẽ buộc được ông hầu tước Đen Đônggô đó xin ân xá cho người cháu dễ thương của phu nhân. Nếu đúng như vậy tôi đâu có dám nghi ngờ nếu đúng là Fabrixơ ít nhiều có hơn bọn thanh niên cưỡi ngựa Ănglê đi dạo trên các đường phố Milăng thì anh ta sẽ sống như thế nào nhỉ, khi mới mười tám tuổi, anh ta không làm gì và có triển vọng chẳng có gì làm suốt đời? Nếu thượng đế ban cho anh một ham muốn say sưa về một cái gì đó, dù chỉ là thú câu cá đi chăng nữa, tôi cũng vui lòng tôn trọng. Nhưng anh sẽ làm gì ở Milăng sau khi được ân xá? Anh sẽ cưỡi một con ngựa mua từ bên Anh, vào một giờ nào đó rồi vào giờ khác vì không biết làm gì, anh sẽ đến nhà một ả nhân tình mà anh không yêu bằng con ngựa của anh... tuy nhiên, nếu phu nhân ra lệnh, tôi sẽ cố tạo lối sống ấy cho cháu phu nhân.
- Em định khuyên một vị vua chúa giao một chức vụ, vào lúc nào đó sẽ trở thành quan trọng cho một thanh niên có khả năng hưng phấn, lại đã tỏ rõ sự hưng phấn của mình đối với Napôlêông đến mức xông đến Oatéclô để theo ông ta ư? Em hãy nghĩ đến tình cảnh của tất cả bọn chúng tôi, nếu ở Oatéclô, Napôlêông chiến thắng! Lúc ấy chúng ta không có những người tự do để lo ngại, đành thế, nhưng vua chúa các cựu triều chỉ có thể tiếp tục trị vì nếu chịu cưới con gái các vị thống chế của hoàng đế. Vậy, nếu Fabrixơ theo nghiệp võ thì tiền đồ của Fabrixơ sẽ như con sóc trong lồng quay, chạy nhảy nhiều mà không đi tới được bước nào. Anh ta sẽ phiền muộn bị những sĩ quan bình dân trung niên thời nay, nghĩa là có lẽ trong vòng năm mươi năm tới, khi chúng ta đang còn sợ sệt và tôn giáo chưa được phục hồi, là không có khả năng hưng phấn và kém thông minh.
- Cái gì vậy? Nữ công tước hỏi.
- Thế này đây! Chúng ta đã từng có ở Pácmơ ba vị tổng giám mục thuộc dòng họ phu nhân: Axcanhơ Đen Đônggô người đã viết văn, năm 16... bao nhiêu đó, Fabrixơ năm 1699 và một vị Axcanhơ thứ hai, năm 1740. Nếu Fabrixơ muốn làm cố đạo và khiến người ta chú ý bằng những đức tính bậc nhất, thì tôi sẽ đẩy nó lên chức giám mục ở một nơi nào đó, rồi tổng giám mục tại đây, nếu ảnh hưởng của tôi còn lâu dài, tất nhiên. Có thể phản bác có cơ sở là tôi có làm bộ trưởng đủ lâu dài để thực hiện cái kế hoạch đẹp đẽ đòi hỏi một thời gian nhiều năm đó không? Quận vương có thể chết, ngài cũng có thể thiếu tế nhị bãi chức tôi. Dẫu sao đó là cách duy nhất nhờ đó tôi có thể làm cho Fabrixơ một cái gì xứng đáng với phu nhân.
- Anh hãy chứng minh lại cho em thấy rằng không thể có tương lai nào khác đối với Fabrixơ.
- Em tiếc bộ quân phục rực rỡ, nhưng tôi biết làm thế nào!
bà thở dài phục tùng quan điểm đứng đắn của quan thượng thư. Ông lặp lại: Hoặc cưỡi một con ngựa Ănglê với dáng kênh kiệu trong một thành phố lớn nào đó hoặc nhận một chức nghiệp không phụ dòng dõi của mình, ngoài hai con đường đó, tôi không thấy con đường nào ở giữa. Khốn thay một người quý phái không thể làm thầy thuốc, cũng không thể làm thầy kiện, thế mà thời đại lại thuộc về lũ thầy kiện thầy cò!
Phu nhân hãy nhớ! Bá tước nói tiếp, là phu nhân có khả năng tạo cho người cháu của phu nhân, tại các đường phố Milăng, cái kiếp sống hưởng thụ của những thanh niên giàu có nhất cùng lứa tuổi.
Khi anh ấy được ân xá, phu nhân cho anh ta mười lăm, hai mươi, ba mươi nghìn frăng, cũng chẳng sao, cả phu nhân lẫn tôi đều không có ý định chắt bóp dành dụm gì mà!
Bà công tước ưa vinh quang, bà không muốn cho Fabrixơ chỉ là một gã xài của tầm thường, bà trở lại với kế hoạch của người yêu.
- Hãy lưu ý! Bá tước nói. Là tôi không định làm cho Fabrixơ trở thành một cố đạo gương mẫu như em thấy nhan nhản. Không! Anh ấy phải là một nhà quyền quý, một vương tôn công tử trước hết. Nếu anh ta thích dốt thì anh ta cứ việc dốt nát hoàn toàn, sẽ không vì thế mà anh ta không trở nên giám mục rồi tổng giám mục, nếu hoàng thân còn coi tôi là một người có ích.
- Nếu đề nghị của tôi! Bá tước nói thêm, mà được lệnh của phu nhân hạ cố chuyển thành sắc lệnh bất di dịch thì không nên để cho Pácmơ nhìn thấy cái người được chúng ta che chở lại ở một địa vị thấp hèn. Nếu ngày nay anh ta chỉ là linh mục tầm thường thì địa vị sau này của anh ta sẽ khiến cho người ta khó chịu. Cho nên anh ta chỉ nên đến Pácmơ với bít tất tím và một dàn giá khả quan. Như vậy mọi người sẽ đoán cháu phu nhân tất phải trở thành giám mục và sẽ không ai lấy làm chối sau này.
Câu này như dội một gáo nước lên người nữ công tước.
Bà Xăngxêvêrina phái một liên lạc viên đến Fabrixơ và hẹn gặp ở Plezăngxơ. Có cần nói là người liên lạc ấy mang tất cả những phương tiện tài chính và những giấy thông hành cần thiết?
Fabrixơ đến Plezãngxơ như cơn lốc. Anh chạy đi đón nữ công tước và ôm hôn bà một cách bồng bột khiến bà cảm động ứa nước mắt. Bà thấy nhẹ nhõm vì không có mặt bá tước, từ khi hai người yêu nhau, đây là lần dầu tiên phu nhân có cảm giác đó.
Fabrixơ cảm động khôn xiết về những kế hoạch nữ công tước đã xây dựng vì anh rồi sau đó thì đâm ra buồn phiền. Từ trước đến nay anh vẫn hy vọng là vụ Oatéclô dàn xếp xong, anh sẽ vào quân dội. Điều khiến bà công tước chú ý nhiều làm cho hình ảnh Fabrixơ cao đẹp hơn bao nhiêu trước con mắt lãng mạn của bà, là anh chàng khăng khăng từ chối lối sống nhàn tản, lối sống “dạo quán cà phê" trong một thành phố lớn.
- Anh hãy tưởng tượng đi trên con đường dạo mát yêu chuộng ở Flôrăngxơ hay ở Naplơ với những con ngựa Ănglê thuần chủng, nữ bá tước nói. Buổi tối, một cỗ xe ngựa, một phòng khách xinh đẹp ...
- Sống êm ái như vậy mười năm để được gì? Fabrixơ nói. Rồi sẽ như thế nào? Sẽ là một thanh niên đứng tuổi phải nhường bậc trên thềm cho một chú nhóc đẹp trai nào đó, chú bắt đầu trình diện thiên hạ cũng trên lưng một con ngựa Ănglê, chứ gì?
- Anh sai lầm to! Anh sẽ không tìm được chiến tranh ở đó, và anh cũng sẽ rơi vào cuộc sống "dạo quán cà phê", lại không trang nhã, không đàn hát, không yêu đương như ở ta. Hãy nghe cô, cảnh sống ở Mỹ đối với cô cũng như đối với anh, đều buồn tẻ.
- Trước khi phản ứng, hãy cố hiểu bá tước đòi hỏi ở anh cái gì, không cần, tuyệt nhiên không cần phải làm một ông cố đạo đáng thương, ít nhiều gương mẫu, ít nhiều đạo đức như ông áp bê Blanex. Hãy hình dung lại các tổng giám mục ông của anh. Hãy đọc những lời ghi chép về cuộc đời của họ, trong bản phụ lục gia phả. Đối với tên tuổi của anh thì trước hết phải sống như một bậc công hầu mới hợp lý, phải cao nhã, hào hoa, phải là kẻ bảo vệ công lý, phải như người được chỉ định sẵn để đứng đầu giới... và suốt đời chỉ làm một việc bất lương nhưng bất lương mà thật có ích lợi.
- Thế là tất cả mơ ước của cháu đều cuốn theo dòng nước! Fabrixơ nói và thở dài não ruột. Một sự hy sinh quá đau đớn. Cháu thú thật là cháu đã không nghiệm ra cái tình trạng kinh tởm bồng bột và thông minh từ nay ngự trị ở các vua chúa chuyên chế, dù rằng người ta bồng bột và thông minh để phụng sự họ.
- Anh phải biết rằng một lời tuyên ngôn, một háo hức của con tim có thể đẩy người bồng bột vào đảng phái đối lập với đảng phái suốt đời hắn phục vụ.
- Cháu mà bồng bột! Họ vu cáo cháu một điều kỳ quặc thật! Đến yêu đương cháu cũng không biết nữa là!
- Thế ư? Công tước phu nhân buột miệng.
- Khi cháu săn đón một phụ nữ, dù cho phụ nữ ấy thuộc dòng đài các và ngoan đạo, cháu cũng chỉ nghĩ đến họ khi nào cháu trông thấy họ mà thôi.
- Cháu xin cô một tháng để từ biệt phu nhân C ở Nôva và việc này khó hơn, để từ bỏ những mộng ảo của cả đời cháu. Cháu sẽ viết thư cho mẹ cháu, bà tốt lắm, chắc sẽ đến thăm cháu ở Bengiratơ, trên bờ hồ Majơ thuộc đất Piêmông. Và ngày thứ ba mươi mốt kể từ ngày hôm nay, cháu sẽ lẻn đến Pácmơ.
- Ấy chớ! Đừng đến Pácmơ! Nữ công tước thét. Bà không muốn bá tước Môxca thấy bà nói chuyện với Fabrixơ.
- Cháu sẽ sống ba năm ở viện thần học Naplơ. Nhưng vì trước hết cháu phải là một công tử và cô không bắt cháu sống cảnh khắc khổ của một học viện chủng viện đức hạnh, cho nên việc lưu trú ở Naplơ đó không làm cháu sợ hãi chút nào, sống ở đấy cũng sẽ không thua gì ở Rômanhanô. Xã hội trưởng giả ở nơi này bắt đầu thấy cháu có vẻ Giacôbanh.Trong lúc lưu vong, cháu nhận thấy cháu không biết gì cả, không biết cả đến chữ La tinh đến chính tả. Cháu từng có dự định học lại ở Nôvarơ, cháu sẵn lòng học thần học ở Naplơ. Đó là một khóa học phức tạp.
- Nếu ông bá tước và cô bị đuổi đi, chúng tôi sẽ đến thăm anh tại Naplơ. Nhưng anh đã đồng ý mang bít tất tím trong khi chưa có gì thay đổi, thì bá tước vốn là người rất hiểu biết nước Ý hiện nay, bá tước cậy tôi trao anh một ý kiến: Người ta dạy gì, anh tin hay không tin mặc, nhưng đừng bao giờ cãi lại. Hãy tưởng tượng người ta dạy cho anh luật đánh bài uyxtơ mà xem! Anh có cái gì về luật đó không nào? Tôi có nói với bá tước là anh có đức tin và ông cho thế là tốt, điều ấy có ích ở cõi đời này và ở cõi đời kia. Tuy nhiên, nếu anh đã tin thì đừng để rơi vào thói tầm thường nói về Vônte, Điđơrô, Râynan một cách ghê tởm, cũng như về những anh người Pháp mất trí đã báo trước chế độ lưỡng viện. Những tên đó, anh cần ít nhất, mà khi phải nói đến thì hãy mỉa mai một cách lạnh lùng, đó là những người bị bác bỏ từ lâu rồi, sự công kích của họ không còn hiệu lực gì nữa. Hãy nhắm mắt mà tin tất cả những gì người ta dạy ở viện. Hãy nhớ là có người ghi chép tỉ mỉ mỗi thắc mắc của anh, người ta tha thứ một vụ nhân tình nhân ngãi nếu được tiến hành xuôi thuận, nhưng không tha thứ một hoài nghi đâu. Tuổi tác sẽ loại bỏ yêu đương mà gia tăng ngờ vực. Hãy nắm vững nguyên tắc đó mà xử sự trong việc cải hối. Anh sẽ mang một bức thư giới thiệu đến một vị giám mục, quản lý của giáo chủ tổng giám mục hạt Naplơ. Anh sẽ chỉ xưng với người ấy thôi vụ phiêu lãng của anh ở Pháp và sự có mặt của anh ở vùng lân cận chiến trường Oatéclô ngày 18 tháng sáu. Mà phải vắn tắt mới được, phải thu nhỏ lại, xưng thú ra chỉ là để cho người ta đừng trách cứ anh đã giấu mà thôi. Lúc đó anh hãy còn trẻ dại quá mà!
Fabrixơ ra mắt Naplơ với một cỗ xe khiêm tốn và bốn tên hầu người Milăng do bà cô phái đến. Sau một năm học tập, không ai bảo anh là người thông minh, người ta coi anh là một công tử dại dột thế gia chăm chỉ, rộng rãi, có phần phóng đãng.
Cái năm ấy khá vui vẻ đối với Fabrixơ nhưng lại rất cực nhọc đối với công tước phu nhân. Bá tước có đến ba bốn lần kề miệng vực. Hoàng thân nằm ốm nên càng sợ sệt hơn bao giờ hết, ngài tưởng đuổi bá tước Môxca đi là trút bỏ được nỗi hận thù quanh những vụ hành hình diễn ra trước khi bá tước vào Chính phủ. Rátxi là ý trung nhân cần giữ trước hết. Những nguy nan đe dọa bá tước càng khiến công tước phu nhân gắn bó với ông một cách mê mẩn, bà không nghĩ đến Fabrixơ nữa. Để cho việc rút lui có khả năng xảy đến sẽ diễn ra không bẽ bàng lắm, phu nhân thấy khí hậu Pácmơ không hợp với mình chút nào, khí hậu này quả có hơi ẩm ướt như toàn cõi Lôngbacđi nói chung.
Rốt cuộc, bá tước Môxca thắng sau những quãng thời gian thất sủng có khi kéo dài đến hai mươi hôm không được quận vương tiếp kiến riêng, tuy mình là thủ tướng. Bá tước cử tướng Fabiô Côngti, được coi thuộc phái tự do, làm trấn thủ ngục thành nhốt những người tự do bị Rátxi kết án.
Môxca nói với người yêu: Nếu Côngti xử sự rộng lượng với tù nhân thì người ta sẽ cho hắn lui về như một gã Giacôbanh mà chính kiến làm quên mất bổn phận làm tướng, nếu hắn tỏ ra hà khắc, tôi nghĩ rằng hắn sẽ nghiêng về thái độ này, hắn sẽ hết là thủ lĩnh của đảng hắn và sẽ chuốc sự thù oán của tất cả các gia đình có con bị tù. Cái thằng cha đáng thương hại đó biết lấy vẻ mặt dại khờ vì kính cẩn khi thấy hoàng thân đến gần, nếu cần thiết thì nó sẽ thay áo bốn lần trong một ngày, hắn có thể tranh cãi một vấn đề về nghi thức nhưng quả hắn không có năng lực đi theo một đường lối có thể cứu hắn. Dẫu sao, còn có tôi".
Việc cử tướng Fabiô Côngti chấm dứt cuộc khủng khoảng nội các, ngày hôm sau người ta kháo sẽ có một tờ báo bảo hoàng cực đoan ở Pácmơ.
- Tờ báo đó sẽ làm nảy ra biết bao cuộc tranh chấp. Công tước phu nhân nói.
- Sáng kiến lập tờ báo đó của tôi có lẽ là một kiệt tác! Bá tước vừa đáp vừa cười. Tôi vờ như miễn cưỡng để quyền điều khiển mất dần vào tay bọn quá khích điên cuồng. Tôi đã quy định những mức lương rất hậu cho những người biên tập. Người ta sắp đưa đón xin việc từ khắp mọi nẻo, vụ này sẽ giúp ta yên ổn được vài tháng và người ta sẽ quên những nguy hiểm vừa đe dọa tôi. Những nhân vật trịnh trọng như P và D đã xếp hàng rồi.
- Nhưng tờ báo ấy sẽ là một sự vô lý rợn người.
- Tôi mong thế, Hoàng thân đọc báo mỗi buổi sáng và phục ngất cái học thuyết của người dựng nên tờ báo là tôi. Về những chi tiết thì ngài có thể tán thành hay không thích. Dẫu sao, trong thì giờ ông dành cho công việc, việc đọc báo này cũng chiếm mất đi hai tiếng đồng hồ, đõ cho ta cái đã. Tờ báo sẽ tự gây cho mình nhiều rắc rối, nhưng đến khi những lời khiếu nại nghiêm túc nổi lên nghĩa là chừng chín mười tháng nữa thì nó đã nằm trọn vẹn trong tay bọn quá khích điên cuồng. Cái đảng làm rầy cho tôi sẽ phải trả lời, còn tôi, tôi sẽ nêu mấy thắc mắc với tò báo. Thâm tâm tôi, thà là nói bậy một trăm điều gớm ghiếc còn hơn treo cổ một người. Ai mà nhớ điều nói bậy trong một số công báo nào đó hai năm sau? Chứ còn con cái và gia đình kẻ bị treo cổ thì sẽ nuôi một mối hằn thù kéo dài cho đến lúc tôi chết và có lẽ làm giảm tuổi thọ của tôi.
Công tước phu nhân biết cách làm vui lòng quận vương và lợi dụng việc ngài chú ý đặc biệt từng lời từng tiếng của mình để làm bẽ mặt những quan chầu thù ghét mình. Từ khi Rátxi xúc xiểm hoàng thân làm những diều dại dột kia, mà những dại dột làm đổ máu thì không sửa chữa được một đôi khi ngài sợ hãi, nhiều lúc ngài buồn chán và buồn chán thì dễ sinh ghen tị, ngài cảm thấy không có gì vui và đâm ra bực bội khi nghĩ rằng những kẻ khác vui thú, cảnh hạnh phúc của người khác làm ngài sôi máu. Công tước phu nhân nói với người yêu: "Hãy giấu chuyên yêu đương của chúng mình" và bà để cho hoàng thân đoán rằng bà cũng chỉ còn yêu mến bá tước vừa phải thôi, tuy ông là người rất đáng mến.
Sự phát hiện đó đã làm cho quận vương có được một ngày sung sưóng.
Thỉnh thoảng nữ công tước nói hở đôi tiếng về dự định mỗi năm bỏ ra ít tháng để dạo thăm đất nước Ý mà bà chưa được biết, bà sẽ thăm Naplơ, Plorăngxơ, Rômơ. Không có gì làm nhọc lòng hoàng thân cho bằng hình thái đào ngũ đó, chỗ yếu đuối nhất của ngài là ở đấy, những hành động gì có thể
qui nguyên nhân ở sự khinh rẻ đối với kinh thành ngài đều như đâm nhói tim ngài. Ngài cảm thấy mình không có phương tiện gì để giữ phu nhân Xăngxêvêrina cả, mà phu nhân lại là ngôi sao sáng chói nhất giữa các phụ nữ thành Pácmơ. Từ các nông thôn lân cận, người ta quay trở về dự các ngày thứ năm của phu nhân, điều này quả thật hiếm có đối với tính lười biếng của người Ý. Những ngày thứ năm đó đúng là những ngày hội, hầu như bao giờ công tước phu nhân cũng có một cái gì mới lạ và ý vị để hiến cho khách. Hoàng thân khao khát được đến dự một thứ năm đó, nhưng làm cách nào đây? Tự đến một tư thất như thế ư? Đó là một điều mà cả tiên vương lẫn ngài đều chưa hề làm!
Một thứ năm nào đó, trời mưa và rét. Từng lúc quận công nghe tiếng xe ngựa làm rung chuyển thềm điện, những xe cộ ấy kéo đến lâu đài Xăngxêvêrina phu nhân. Hoàng thân thấy ức không chịu được. Những người khác vui đùa còn ngài là vương chủ, ở trên hết cả mọi người, đáng lẽ phải vui chơi hơn tất cả mọi người, riêng ngài lại phải chịu cảnh buồn chán! Ngài bấm chuông gọi viên sĩ quan phụ tá, cần có thì giờ để bố trí mười hai mật vụ trên đường phố nối cung điện của quận vương với lâu đài Xăngxêvêrina. Sau một tiếng đồng hồ mà hoàng thân coi như một thế kỷ, qua đó có dễ đến hai mươi lần ngài toan ra đi bừa, bất kể gươm đao không cần phòng bị, cuối cùng ngài hiện ra ở phòng khách thứ nhất của phu nhân Xăngxêvêrina. sấm sét đánh vào phòng khách đó cũng không làm cho người ta kinh ngạc bằng! Trong chớp mắt và theo từng bước tiến của hoàng thân, những phòng khách vui nhộn ồn ào đó thảng thốt im hơi lặng tiếng, những con mắt mở to hơn thường lệ dán lên người hoàng thân. Triều thần có vẻ bối rối. Chi có công tước phu nhân là không có dáng ngạc nhiên. Cuối cùng khi những người hiện diện đã hoàn hồn và bắt đầu nói năng, thì điều lo toan chính của họ là giải đáp vấn đề quan trọng này: Nữ công tước có được báo trước cuộc thăm viếng này hay cũng bị bất ngờ như mọi người?
Hoàng thân được hưởng vui thú. Còn chúng ta hãy xem sau đây tính bồng bột của nữ công tước và uy thế vô biên mà những lời bóng gió xa xôi về chuyện đi, ở được ném ra khéo léo đã tạo nên cho phu nhân.
Hoàng thân khi ra về đã nói với nữ công tước những lời êm đẹp trong khi bà đưa tiễn ngài, bà bỗng nảy ra một ý lạ kỳ mà dám tự nhiên cứ nói thẳng ra, như một điều thông thường nhất:
- Giá Điện hạ vui lòng nói với vương phi ba bốn câu trong những lời vàng ngọc mà điện hạ ban rộng rãi cho tôi đó, thì chắc chắn ngài sẽ khiến cho tôi sung sướng hơn là ngài nói tại đây rằng tôi xinh đẹp. Bởi vì dù có được gì trên đời đi nữa, tôi cũng không muốn cho vương phi nhìn một cách ác cảm cái ân huệ mà Điện hạ vừa hạ cố ban cho tôi.
- Hình như tôi có quyền đi đâu tùy tôi thích. Công tước phu nhân đỏ mặt. Nhưng rồi bà nói ngay: Tôi chỉ có ý tránh cho Điện hạ hoài công ngự giá bởi vì ngày thứ năm này là ngày thứ năm cuối cùng. Tôi sắp sửa đến ở Bôlônhơ hoặc Flôrăngxơ mấy hôm.
- Phu nhân đã làm một việc rất táo bạo! Bá tước nói. Mà hẳn tôi không dám khuyên làm. Nhưng đối với những người thực sự say đắm, hạnh phúc làm tăng tình yêu, cho nên nếu sáng mai em đi thì chiều mai tôi đi theo em. Tôi nán lại chỉ vì cái của nợ là bộ tài chính mà tôi đã dại dột gánh lấy, nhưng trong bốn tiếng đồng hồ sử dụng hợp lý ,người ta có thể chỉnh đốn bao nhiêu ngân quỹ. Ta trở lại các phòng khách thôi em ạ, hãy cứ tha hồ phô trương, cái lốt tướng quốc của ta không dè dặt. Có lẽ đây là cuộc ra mắt cuối cùng của chúng ta ở thành phố này. Con người ấy dám làm tất, nếu y tưởng là bị thách thức. Y sẽ bảo như thế là làm gương. Khi quan khách ra về, chúng ta sẽ nghĩ cách phòng bị ở đây cho em trong đêm nay, tốt nhất là em đi ngay về biệt thự Xcala của em ở gần trên sông Pô, nơi có lợi thế là chỉ cách khu vực thuộc Áo nửa tiếng đồng hồ.
Về giữa đám quan khách, phu nhân vui như điên. Tất cả đều cúi cạp mình trước mặt bà.
Triều thần kháo với nhau: Hạnh phúc làm thay đổi công tước phu nhân quá, khó mà nhận ra bà, bây giờ mới thấy cái tâm hồn La mã coi thường mọi thứ ấy hạ cố thưởng thức cái ân huệ phi thường mà vương chủ đã ban riêng cho mình!
Cuối buổi tiếp khách đêm, bá tước đến bên công tước phu nhân: Tôi cần báo với phu nhân một vài tin tức. Tức thời những người vây quanh nữ công tước tránh ra xa.
Bá tước nói tiếp: Về điện, hoàng thân đến cung vương phi, hãy đoán xem sự ngạc nhiên của vương phi khi được báo có chồng đến. Hoàng thân nói:
- Tôi đến tường thuật với phu nhân một tối rất thích, đúng vậy, mà tôi được tham gia ở nhà Xăngxêvêrina phu nhân. Chính bà ấy nhờ tôi mô tả chi tiết cách bà ta sửa sang tòa lâu đài ám khói kia cho vương phi nghe.
Thế rồi hoàng thân ngồi xuống và mô tả các buồng khách của em từng cái một.
Ông ta đã ở cung bà vợ hơn hai mươi lăm phút khiến vương phi khóc lên vì sung sướng, dù thông minh vương phi cũng không tìm ra được một lời đối đáp tương xứng trong cuộc đàm thoại mà hoàng thân đã muốn giữ cho nhẹ nhàng thân mật".
Dù những người tự do ở nước Ý nói thế này thế nọ, quận vương không phải là một người ác. Đành rằng ông có bỏ tù một số khá đông trong bọn họ, nhưng đó là vì sợ sệt và đôi khi ông nhắc lại, như để khuây khỏa những kỷ niệm nào đó, giết chết qủy dữ vẫn tốt hơn là để quỷ giết mình. Rạng ngày hôm sau cái đêm chúng tôi vừa thuật lại, ông rất vui vẻ. Ông đã làm hai việc tốt: Đi buổi tối thứ năm và nói chuyện với vợ. Lúc ăn tối, ông lại nói chuyện với bà. Tóm lại cái thứ năm đó của phu nhân Xăngxêvêrina đã đưa đến một cuộc cách mạng hậu cung vang dội khắp thành Pácmơ. Con mụ Ravécxi sửng sốt, còn công tước phu nhân thì được hai lần vui lòng, được giúp ích cho người tình và được người tình yêu quý hơn bao giờ hết.
- Tất cả do một ý nghĩ thiếu thận trọng chợt đến với em, nữ công tước nói với bá tước. Đến ở Rômơ hay ở Naplơ, chắc em được tự do hơn, nhưng làm sao tìm được những cuộc có hấp dẫn đến thế? Không, bá tước thân yêu ạ, đúng như vậy, và chính anh tạo ra hạnh phúc cho em.
Chương thứ bảy
Lịch sử bốn năm tiếp theo đầy những chuyện vặt vãnh vô nghĩa ở chốn triều đình như chuyện chúng tôi vừa kể. Mỗi mùa xuân, hầu tước phu nhân cùng với hai cô con gái đến chơi vài tháng ở lâu đài Xăngxêvêrina hoặc ấp Xaca trên bờ sông Pô. Có những phút êm đềm thú vị và người ta nhắc nhiều đến Fabrixơ. Nhưng bá tước không cho phép anh đến Pácmơ một lần nào. Công tước phu nhân và ông bộ trưởng có vài lần phải sửa chữa mấy điều dại dột thiếu suy nghĩ của anh, nhưng nói chung Fabrixơ tuân theo khá ngoan ngoãn đường lối xử thế vạch sẵn cho anh: Lối xử thế của một bậc đại quý tộc đang học thần học và không duy nhất dựa vào đạo đức của mình để tiến thân. Đến ở Naplơ, anh đâm ra ham thích khoa khảo cổ vô hạn và anh tiến hành nhiều cuộc khai quật. Sự say mê này đã thay thế sự mê ngựa. Anh bán mấy con ngựa Ănglê để tiếp tục khai quật ở Miden, nơi đây anh đã đào được tượng bán thân của vua Tiberơ thời trẻ, tượng này được liệt vào hàng những di vật quý báu nhất thời cổ đại. Việc phát hiện đó hầu như là niềm vui lớn nhất của anh ở Naplơ. Anh là người cao thượng, không chịu bắt chước bọn trai trẻ khác, chẳng hạn không muốn đóng vai người si tình nghiêm túc, dù nghiêm túc nhiều hay ít. Hẳn anh không thiếu nhân tình, nhưng các nhân tình ấy đối với anh không có ảnh hưởng gì. Mặc dù anh đến tuổi ấy, người ta cũng vẫn có thể
nóí anh không biết tình yêu là gì, do đó anh càng được yêu hơn. Không có gì cản trở anh xử sự với sự tỉnh táo nhất, bởi đối với anh, người phụ nữ trẻ đẹp này cũng ngang với người phụ nữ trẻ đẹp khác, duy có người biết sau thì anh thấy có ý vị hơn. Một bà lớn thuộc số được thán phục nhất ở Naplơ đã làm nhiều việc liều lĩnh vì anh, điều đó thoạt đầu khiến anh thấy thú nhưng cuối cùng lại làm cho anh chán không chịu được, đến nỗi tránh được sự săn sóc của bà công tước A. là một trong những niềm sung sướng khi đi khỏi Naplơ. Năm 1821, anh thi tốt nghiệp đạt kết quả, viên giáo đạo của anh được tặng thưởng một huân chương và một món quà, còn anh thì được đi Pácmơ để xem cái thành phố mà anh ao ước đến. Anh đã là Đức ông và anh đi một cỗ xe bốn ngựa, đến trạm cuối, trước khi vào thành phố, anh chỉ lấy một cỗ hai ngựa. Vào thành phố, anh cho dừng xe trước nhà thờ Xanh Giăng. Ngôi mộ sang trọng của ông cố anh ở đấy, ông cố này là Axcanhơ Đen Đônggô, tổng giám mục, tác giả bộ Gia phả tiếng La tinh. Anh cầu nguyện trước mộ rồi đi chân đến lâu đài nữ công tước, trong khi bà ngỡ còn một hôm nữa anh mới về tới. Nữ công tước đang có nhiều khách, trong giây lát họ cáo lui, chỉ còn một mình bà. Fabrixơ lao vào vòng tay phu nhân, miệng nói:
- Nào! Cô có vừa lòng về cháu không? Nhờ cô cháu đã sống bốn năm khá lý thú ở Naplơ, thoát được cảnh chung đụng chán ngắt với ả nhân tình được cảnh sát chuẩn y ở Nôvarơ.
Công tước phu nhân khôn xiết kinh ngạc, nếu gặp ngoài đường, hẳn phu nhân không nhìn ra anh ta. Bà nhận thấy Fabrixơ đúng thực chất của anh, nghĩa là một trong những người điển trai nhất trên đất Ý. Trước hết anh có vẻ mặt muôn phần đáng yêu. Trước, phu nhân gửi đi Naplơ một thanh niên ngổ ngáo, trên tay luôn luôn có chiếc roi gân bò y như nó là bộ phận của cơ thể. Nay, đứng trước người ngoài, anh có dáng cao quý và mực thước nhất thiên hạ, còn giữa người thân, nữ công tước thấy anh vẫn giữ nguyên vẹn cái lửa nhiệt tuổi đầu xuân. Đúng lả một viên ngọc càng mài càng có giá. Fabrixơ đến chưa tới một tiếng đông hồ thì bá tước Môxca cũng đến, có phần hơi sớm. Chàng trai nói về cái huân chương ban cho viên giáo đạo với những lời lẽ rất lịch sự và anh bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về những ân huệ khác, mà anh không dám nói một cách rõ ràng đến như vậy. Anh ăn nói hoàn toàn đúng mức, khiến thoạt đầu bá tước đã có thiện cảm. Ông nói khẽ với nữ bá tước: "Anh cháu nảy sinh ra để làm huy hoàng tất cả những chức vị mà phu nhân muốn nâng anh ta lên sau này".
Mọi việc xảy ra hết sức tốt lành cho đến lúc đó. Ông bá tước rất hài lòng về Fabrixơ và chỉ chú ý nhìn về phía nữ công tước, ông thấy ánh mắt của bà thật lạ lùng. Ông tự nhủ: "Chàng trai này gây một cảm giác thật lạ ở nơi đây". Ý nghĩ kia quá cay đắng, bá tước đã cập ngũ tuần, ngũ tuần là một danh từ quá tàn nhẫn mà chỉ kẻ si tình mới cảm thấy hết cái sức dội. Ông là người rất tốt, rất xứng đáng được yêu mặc dù có sự nghiêm khắc của một vị bộ trưởng. Nhưng ông cảm thấy cái tiếng tàn nhẫn ngũ tuần vung một tấm màn đen lên cuộc đời ông và có khả năng làm cho ông hóa ác vì quyền lợi riêng của mình. Đã năm năm nay kể từ khi ông thuyết phục công tước phu nhân đến ở Pácmơ, có lắm lúc bà chọc ông nổi ghen, nhất là vào buổi đầu, tuy nhiên chưa bao giờ ông phải thực sự phàn nàn về bà. Ông nghĩ rằng, và nghĩ thế là đúng, chỉ vì muốn lòng được tin lòng nên nữ công tước mới vờ để lọt vào mắt xanh một đôi chàng trai tuấn tú ở triều đình. Chẳng hạn ông biết chắc chắn phu nhân đã từ chối sự yêu chuộng của quận vương, và trong dịp đó, vương đã nói một câu có ý nghĩa:
- Nếu thần thiếp nhận lời Điện hạ, nữ công tước vừa nói vừa cười, thì làm sao còn nhìn mặt bá tước cho được.
- Tôi cũng sẽ ngượng ngùng không kém phu nhân. Chao ôi! Ông bá tước thân yêu! Bạn của tôi mà! Tuy nhiên, điều rắc rối này cũng dễ gỡ thôi và tôi cũng đã nghĩ đến bá tước sẽ vào ở trong ngục thành cho đến mãn đời.
Hoàng thân tiếp kiến Fabrixơ hai tiếng đồng hồ sau khi anh đến Pácmơ. Bà công tước dự đoán ảnh hưởng tốt đẹp mà cuộc bệ kiến bất ngờ sẽ gây nên đối với công chúng, đã thỉnh cầu từ hai tháng nay, ân huệ này sẽ đưa người cháu bà lên một vị trí vô song. Bà lấy cớ Fabrixơ chỉ đi qua Pácmơ để đến thăm mẹ ở Piêmông. Khi lá thư nhỏ tình tứ của nữ công tước đến báo với hoàng thân là Fabrixơ đang chờ lệnh ngài thì cũng vừa đúng lúc Điện hạ đang buồn chán. Ngài nghĩ thầm: '“Ta sắp được xem một ông thánh con rất khờ khạo, một vẻ mặt tầm thường hoặc giảo quyệt đây". Quan trấn thủ đã tâu bày về cuộc thăm viếng đầu tiên của anh, cuộc viếng mộ người ông, tổng giám mục. Hoàng thân thấy một thanh niên cao lớn bước vào điện, giá anh không mang bít tất tím, hẳn ngài đã cho là một sĩ quan trẻ tuổi.
Sự bất ngờ nhỏ này đã xua đuổi buồn chán đi. Hoàng thân tự nhủ: "Cái thằng nhãi này, không biết người ta sẽ thỉnh cầu cho nó những ân huệ gì, hẳn là tất cả những gì ta có thể ban đây. Nó vừa về tới, nó đang xúc động, ta sẽ chơi thứ chính trị dân chủ với nó, xem thử nó trả lời làm sao".
Sau đôi lời thăm hỏi nhã nhặn, hoàng thân nói:
- Này, nhân dân Naplơ, có được sung sướng không vậy, thưa đức ông? Nhà vua có được yêu mến chăng?
- Thưa Điện hạ tôn quý! Fabrixơ đáp không một giây do dự - Đi ra đường, thần thầm phục nề nếp tuyệt vời của binh lính các trung đoàn hoàng gia, giới thượng lưu tôn kính các lãnh chúa của họ đúng với bổn phận họ, còn thần xin thú nhận rằng suốt đời thần không khi nào chịu để cho những kẻ ở các tầng lớp dưới nói về những gì khác những công việc làm vì đó mà thần thù lao cho họ.
Thấy hay hay, hoàng thân dùng nhiều mánh lới để khiến Fabrixơ tỏ ý kiến về đề mục hóc búa đó. Anh chàng cảnh giác với nguy hiểm, đã may mắn tìm được những câu trả lời đáng phục.
- Tỏ ra yêu mến chúa thượng của mình thì cũng cần hỗn láo, cái cần là một sự phục tùng mù quáng mà thôi.
Thấy anh chàng quá cẩn thận như vậy, hoàng thân đâm ra gần như bực tức? ”Hình như anh chàng từ Naplơ đến đây với chúng ta là một con người thông minh, mà ta thì chẳng thích cái giống đó chút nào, một con người thông minh, dù xử thế theo những nguyên lý đúng đắn nhất và có thiện chí chăng nữa, về một mặt nào đó cũng là anh em thúc bá với Vônte và Rútxô".
Cử chỉ đúng đắn và những câu trả lời không chỗ hở của anh sinh viên từ ngưỡng cửa của nhà trường bước ra như thách thức hoàng thân. Điều ngài dự kiến không xảy ra. Trong chởp mắt, ngài chuyển sang giọng thân tình độ lượng. Bằng vài lời vắn tắt, ngài đi ngược lên những nguyên lý về xã hội và nhà nước và ngài đọc mấy câu của Pênơlông ứng dụng vảo hoàn cảnh hiện tại, những câu ấy, người ta bắt ngài học thuộc lòng từ thủa bé để nói trong những buổi thiết triều khi đã ở ngôi. Ngài nói với Pabrixơ: - Những nguyên lý ấy làm cho anh ngạc nhiên, phải không anh bạn trẻ? (ngài gọi anh ta là đức ông lúc đầu buổi bệ kiến và cũng định cho ra đức ông nữa khi anh ra về, nhưng trong lúc nói chuyện, ngài thấy gọi anh bằng một tiếng nhẹ nhàng thân mật thì khéo léo hơn, thích hợp với giọng điệu tình cảm hơn). Những nguyên lý ấy làm cho anh ngạc nhiên, anh bạn trẻ ạ, tôi thú thật nó chẳng giống chút nào với những bài trường giang đại hải về chủ nghĩa chuyên chính (đúng là phải gọi như vậy) mà người ta có thể đọc hàng ngày trên tờ công báo của tôi... nhưng, lạy Chúa, tôi toan dẫn văn gì ra thế này? Những nhà văn làm báo này rất xa lạ với anh.
- Xin Điện hạ rộng lòng bao dung cho hạ thần, không những thần đọc tờ công báo cho quận Pácmơ, mà thần còn thấy tờ báo đó viết khá hay, thần lại đồng ý với nó là tất cả những gì người ta đã làm từ khi vua Lui XIV qua đời năm 1715 đến nay đều là tội ác đồng thời là ngu dốt. Quyền lợi tối cao của con người là sự cứu vớt linh hồn, không thể có quan điểm thứ hai nào về vấn đề đó, và thứ hạnh phúc này là vĩnh hằng. Những danh từ tự do, công lý, hạnh phúc của số đông đều là phản phúc và tội lỗi, chúng nó gây cho trí tuệ thói xấu tranh cãi và nghi ngờ. Nghị viện thì nghi ngờ cái mà họ gọi là nội các. Một khi đã nhiễm thói quen nghi ngờ tai hại thì tính nhu nhược của loài người mang nó ứng dụng khắp nơi, người ta nghi đến cả Thánh kinh, nghi các dòng thư, nghi truyền thống ... và thế là người ta mất linh hồn. Cho dù là (nói điều này là sai lạc và tội lỗi ghê gớm!) cho dù là vì nghi kị uy quyền của các bậc vương thượng, do Chúa dựng nên, mà có được hai mươi hay ba mươi năm hạnh phúc như mỗi chúng ta có thể mong hưởng, nhưng mà năm mươi năm hay cả một thế kỷ chăng nữa thì cũng có nghĩa lý gì đối với cực hình vĩnh cửu? v.v... Nhìn cách Fabrixơ nói năng, người ta biết rằng anh cố chọn lựa, sắp xếp ý kiến của mình thế nào cho người nghe nắm được rõ ràng nhất, đúng là anh ta không được thuộc lòng bài bản.
- Xin chào đức ông, tôi thấy học viện tôn giáo ở Naplơ đào tạo đức ông rất tốt và dĩ nhiên khi những điều giáo huấn tốt đẹp đó được gieo vào một đầu óc lỗi lạc đến như vậy thì người ta phải thu được kết quả rực rỡ. Xin chào.
Hoàng thân quay lưng, còn Fabrixơ tự bảo: "Ta không làm cho con thú này ưa rồi!".
Khi còn một mình hoàng thân nói:
"Bây giờ chỉ còn xem cái anh chàng đẹp trai này có khả năng say mê một cái gì không, nếu có thì hắn là một người hoàn toàn... Có thể nào đọc lại những bài học của bà cô một cách thông minh hơn thế không chứ? Ta tưởng nghe chính nàng nói, giả dụ ở nước ta có cách mạng thì chính nàng sẽ là chủ bút tờ Người huấn luyện như ả Xăng Fêlixơ ở Palơ! Tuy nhiên Xăng Fêlixơ mặc dù mới hăm lăm tuổi và rất đẹp, cũng đã bị treo cổ như thường! Báo cáo cho những bà quá thông minh biết vậy!".
Hoàng thân nhầm khi cho Fabrixơ là đồ đệ của bà cô anh. Những người thông minh ra đời trên ngai vàng hay bên cạnh mất rất nhanh khiếu tinh vi trong nhận xét, họ cấm đoán quanh họ tự do ăn nói mà họ cho là thô bạo, họ chỉ muốn nhìn thấy những mặt nạ nhưng lại sính nhận xét về vẻ đẹp của nước da, điều hài hước là họ tưởng họ tế nhị lắm. Trong trường hợp này chẳng hạn thì Fabrixơ hầu như tin làm lòng tất cả những gì anh nói, cũng đúng là anh không nghĩ đến những nguyên lý lớn lao ấy mỗi tháng quá vài lần. Anh có những ham thích sôi nổi, anh thông minh, nhưng anh có đức tin.
Lòng ham thích tự do, cái mốt ca ngợi và tôn thờ hạnh phúc của số đông nhất, mà thế kỷ XIX say mê, đối với anh chỉ là một thứ tà đạo, nó cũng sẽ mai một như mọi tà đạo, nhưng sau khi đã làm mất nhiều linh hồn, cũng như ôn dịch khi ngự trị ở một vùng thì làm mất nhiều thể xác. Mặc dù vậy, Fabrixơ say sưa đọc báo Pháp, và làm liều nhiều việc để có báo Pháp mà đọc.
Fabrixơ từ cuộc bệ kiến trở về bơ phờ, sau khi anh thuật hết cho bà cô nghe, bà bảo:
- Anh phải đi ngay đến dinh đức cha Lăngđriani, vị tổng giám mục tuyệt vời của chúng ta. Đi bộ thôi, rồi nhẹ nhàng leo lên các bậc thang, đừng gây tiếng động nhiều ở các hành lang, nếu người ta bắt anh chờ thì càng hay, nghìn lần hay! Tóm lại, anh phải tỏ ra là một thánh đồ.
- Cháu hiểu! Fabrixơ nói, nhân vật của chúng ta là một Táctuypơ(1)
- Chẳng chút nào như thế, đức cha là đạo đức hiện thân.
- Bất chấp điều cha đã làm vào dịp hành hình bá tước Plăngza hay sao? Fabrixơ ngạc nhiên hỏi lại.
cha sẵn sàng chết vì đạo như Pôlyơtơ(3) trong nhạc kịch diễn tuần trước. Đó là mặt đẹp của chiếc mề đay. Còn đây là mặt trái, khi đức cha đứng trước quận vương hay chỉ là trước thủ tướng thôi, đức cha cũng lóa mắt vì quyền uy cao cả, đức cha luống cuống và đỏ mặt, kết quả là đức cha ngọng miệng, không thể nào nói không cho được. Do đó mà xảy ra những việc cha đã làm, khiến cha mang tiếng ở khắp đất nước Ý mới cay đắng chứ. Điều mà người ta không biết là khi công luận làm mắt cha sáng tỏ về vụ án bá tước Palăngza, cha tự phạt mình mười ba tuần bánh nhạt và nước trong để sám hối, tên họ Đa vít Pilăngza có bao nhiêu chứ cái thì bấy nhiêu tuần, ở triều đình ta có một thằng đểu hết sức thông minh tên là Rátxi, chánh án tối cao, cũng gọi là quan tư khấu, thằng ấy đã mê hoặc đức cha Lăngđriani trong vụ án Palăngza.
Trong thời gian mười ba tuần sám hối của đức cha, bá tước Môxca vì thương, cũng có vì tinh nghịch, đã mời cha dự yến mỗi tuần một lần, có khi hai lần. Ông tổng giám mục thật thà, để làm vui lòng người quyền quý, đã đến dự yến ẩm như mọi người. Đức cha nghĩ rằng công khai hóa sự sám hối của mình về một hành động mà vương chủ đã chuẩn y tức tỏ ý phản kháng và có óc cách mạng. Nhưng người ta vẫn biết rằng bù lại một bữa tiệc mà bổn phận thần dân trung thành buộc ngài phải dự như mọi kẻ khác, đức tổng giám mục phải tự gán thêm cho mình hai ngày bánh nhạt nước trong nữa.
Đức cha Lăngđriani, một trí tuệ cao đẳng, một nhà thông thái bậc nhất, chỉ có một nhược điểm là ngài muốn được yêu
1. Một thanh niên hy sinh tình yêu, địa vị để chết vì đạo mà nhiều tác giả đã đem vào kịch bản của mình, trong đó có Coócnây (Corneillo), người Pháp tác giả vở bi kịch Pôlyơtơ (thế kỷ XVIII). Vở nhạc kịch mà nữ công tước nhắc đến là của nhạc sĩ Ý Đôninetti (thế ký XVIII), viết dựa theo bi kịch của Coócnây.
mến. Bởi vậy, anh hãy tỏ ra trìu mến khi nhìn cha và đến lần thăm viếng thứ ba thì hãy yêu cha toàn vẹn. Điều ấy, cộng với thành phần đại thế phiệt của anh, sẽ làm cho đức cha mê anh ngay. Đừng có vẻ gì ngạc nhiên nếu cha tiễn anh xuống thang lầu, hãy tỏ ra chẳng xa lạ gì những hình thức đối xử ấy. Đó là một con người lọt lòng mẹ với tư thế quỳ bái giới quý tộc. Ngoài ra, hãy giản dị, gương mẫu, không thông minh, không xuất sắc, không đối đáp nhanh nhậy. Nếu anh không làm cho đức cha lo ngại thì đức cha sẽ ưa anh. Hãy làm sao để cho đức cha tự động chọn anh làm linh mục trợ tá của người. Bá tước và cô sẽ tỏ ra ngạc nhiên hơn thế, khó chịu về sự thăng chức quá nhanh của anh, điều này cần thiết trước con mắt quận vương".
Fabrixơ chạy đến tòa tổng giám mục. May mắn sao, người hầu phòng của đức cha hơi lãng tai không nghe tiếng Đen Đônggô hắn báo có một linh mục trẻ tuổi tên là Fabrixơ. Lúc ấy đức tong giám mục đang tiếp một cha xứ hạnh kiểm thiếu gương mẫu mà đức cha gọi đến để quở phạt. Cha đang khiển trách ông linh mục kia, khiển trách là một việc làm nhọc dạ đức cha, cha không muốn nuôi điều phiền muộn kia trong lòng lâu dài hơn nữa. Bởi vậy cha bắt người cháu của đức tổng giám mục Atxcaniô Đen Đônggô vĩ đại chờ bốn mươi lăm phút.
Sau khi tiễn cha xứ qua phòng chờ thứ hai, đức cha quay lại thấy có người đợi bèn hỏi người ấy xem mình có thể giúp được gì cho ông ta, chừng ấy đức cha mới nhìn thấy đôi bít tất tím và nghe đến cái tên Fabrixơ Đen Đônggô. Làm thế nào diễn tả nỗi thất vọng và những lời thanh minh của đức tổng giám mục? Fabrixơ thấy sự việc xảy ra hay hay, cho nên ngay tại cuộc thăm viếng đầu tiên này, anh đã đánh liều hôn bàn tay của vị thánh tăng trong niềm cảm kích. Phải nghe đức cha luôn miệng nhắc một cách thất vọng: Một người dòng - Bà ấy tiếp tôi như đang mong đợi ở tôi một món thù lao năm mươi frăng.