08. (Tập 2)vancuong7975(xong)WIKI
-
Link PDF
Link Google Docs
Link Word Online
- Ta đuổi cổ cái thằng vô lại kia, ông ta nói với bọn hầu; một đứa khác lên xe đi. Họ mở cửa xe: nhà hiệp sĩ cứ nhất định mời Juyliêng và người làm chứng của anh lên xe. Họ đi tìm một người bạn thân của ông đơ Bôvoadix, người này chỉ cho một nơi tĩnh mịch. Cuộc chuyện trò dọc đường thật là tao nhã. Chỉ có mỗi cái kỳ dị, là nhà ngoại giao mặc áo dài buồng ngủ.
Những ông này, tuy là rất quý phái, Juyliêng nghĩ, nhưng không chán ngắt như những người đến ăn uống ở nhà ông đơ La Môkr và ta hiểu rõ vì sao, anh nghĩ thêm một lát sau, họ tự cho phép được thiếu lễ nghi. Chuyện trò đương nói đến những vũ nữ mà công chúng đã để ý khen ngợi trong một cuộc vũ ba-lê biểu diễn hôm qua. Các ngài kia ám chỉ đến nhũng cố sự đậm đà mà Juyliêng và người chứng tá của anh tuyệt đối không biết tí gì. Juyliêng không có cái ngu dại đi làm ra bộ mình biết; anh thú thật không chút ngần ngại là anh không biết. Sự thành thực đó, người bạn của nhà hiệp sĩ lấy làm thích; ông ta bèn kể cho anh nghe những cố sự đó trong những chí tiết rất tỉ mỉ, và kể rất hay.
Có một điều làm cho Juyliêng kinh ngạc vô cùng. Một cỗ hương án mà người ta dựng lên ở giũa phố, để đón đám rước Lễ Minh Thánh làm cho xe phải dừng lại một lát. Các ông kia tự cho phép nói nhiều câu đùa cợt; theo các ông ấy, ông linh mục là con của một ông tổng giám mục. Không bao giờ ở nhà hầu tước đơ La Môlơ, đương muốn lên công tước, người ta dám nói ra một câu như thế.
Cuộc quyết đấu chỉ một lát đã xong xuôi: Juyliêng bị một viên đạn vào cánh tay; người ta lấy những khăn mu-soa buộc tay cho anh; người ta lấy rượu mạnh tẩm vào những khăn đó, và hiệp sĩ đơ Bôvoadíx rất nhã nhặn xin Juyliêng cho phép ông ta được đưa anh về tận nhà, bằng chiếc xe ngựa đã dẫn anh đến đó. Khi Juyliêng chỉ rõ là dinh đơ La Môlơ, thì nhà ngoại giao trẻ tuổi và ông bạn đưa mắt cho nhau. Chiếc xe ngưa thuê của Juyliêng vẫn còn đó, nhưng anh thấy chuyện trò của các vị kia vô cùng vui hơn chuyện trò của anh trung úy thật thà của trung đoàn 96.
Trời ơi! một cuộc quyết dấu, chỉ là thế thôi! Juyliêng nghĩ. Thật may mà mình đã tìm thấy thằng đánh xe kia! Chứ nếu mình cứ còn phải chịu đụng sự lăng mạ kia ở một tiệm cà-phê, thì mình sẽ khổ sở biết chừng nào? Chuyện trò vui gần như không lúc nào bị gián đoạn, Juyliêng bây giờ hiểu rằng sự kiểu cách ngoại giao cũng không phải là vô ích.
Thì ra sự buồn chán, anh nghĩ bụng, không phải là tính chất cô hữu của một cuộc đàm thoại giữa những con người dòng dõi cao sang! Các vị này đùa cợt về đám rước Lễ Minh Thánh, họ dám kể những mẩu chuyện hết sức tục tĩu và kể với nhũng chi tiết mặn mòi nữa. Họ chỉ tuyệt đối thiếu lý luận về chính trị, và sự thiếu sót đó được đền bù thừa thãi bằng giọng ưu nhã và những từ ngữ hoàn toàn chính xác của họ. Juyliêng tự cảm thấy có rất nhiều thiện cảm với họ. Được gặp họ luôn thì ta sung sướng biết mấy!
Vừa chia tay nhau xong, là hiệp sĩ đơ Bôvoadix chạy ngay đi thăm dò tin tức: tin tức không lấy gì làm rực rỡ lắm.
Chàng rất thiết tha muốn biết rõ con người đó cùa chàng; chàng có thể tới thăm anh ta một cách hợp lễ nghi được không? Đôi chút tín tức mà chàng đã thâu lượm được, không có vẻ khuyến khích lắm.
- Tất cả cái chuyện này thật gớm ghiếc! chàng nói với người chứng tá của chàng. Không thể nào tôi thú thật là đã quyết đấu với một anh thư ký quenf của ông đơ La Môlơ, và lại vì lý do là thằng đánh xe của tôi đã ăn cắp những tấm danh thiếp của tôi.
- Có điều chắc chắn là trong câu chuyện này, rất dễ bị làm trò cườì.
Ngay tối hôm đó, hiệp sĩ đơ Bôvoadix và ông bạn đi nói khắp nơi rằng cái nhà ông Xoren kia, là con hoang của một người bạn thân thiết của hầu tước đơ La Môlơ, thêm nữa ông ta là một người thanh niên rất lịch sự. Câu chuyện được thiên hạ tin ngay chả khó khăn gì. Một khi câu chuyện đó được xác lập rồi, nhà ngoại giao trẻ tuổi và ông bạn của chàng mới chịu đến thăm Juyliêng vài lần, trong thời gian mười lăm ngày mà anh nằm yên ở buồng riêng. Juyliêng thú thật với họ rằng trong đời anh mới có một lần đi xem Ôpêra*.
- Thế thì kinh khủng quá, họ nói với anh, người ta chỉ đi xem có rạp đó thôi mà; hôm nào ông ra phố lần đầu, thì ông phải đi xem Bá tước Ôry* mới được.
Đến rạp Ôpêra, hiệp sĩ đơ Bôvoadix giới thiệu anh với ca sĩ trứ danh Giêrônimô, hồi đó đương được hoan nghênh nhiệt liệt.
Juyliêng gần như xoắn xuýt lấy chàng hiệp sĩ; sự hỗn hợp của long tự kính trọng, với vẻ oai vệ bí hiểm và vẻ tự phụ của thanh niên làm cho anh mê thích. Chẳng hạn, hiệp sĩ hơi nói lắp vì chàng có vinh dự được gặp luôn một vị đại lãnh chúa có tật đó. Chưa bao giờ Juyliêng thấy tập hợp trong một con người cái vẻ tức cười nó làm cho người ta vui thích, và sự hoàn mỹ của phong cách mà một anh chàng tỉnh lẻ tầm thường phải tìm cách bắt chước.
Người ta trông thấy anh ở Ôpêra với hiệp sĩ đơ Bôvoadix, cuộc giao du đó làm cho người ta nói đến tên anh.
- Thế nào! một hôm ông đo La Môlơ nói với anh, vậy ra ông là con hoang của một vị quý tộc giàu có ở Frăngsơ-Côngtê, bạn thân của tôi đấy ư?
Hầu tước ngắt lời Juyliêng, khi anh định phân trần rằng anh không hề góp phần tí nào để làm cho cái tin đồn kia được người ta tin.
- Chẳng qua là ông đơ Bôvoadix không muốn mang tiếng đã quyết đâu với một anh con nhà thợ xẻ.
- Tói cũng biết thế, tôi cũng biết thế, ông đơ La Môlơ nói; bây giờ đến phần tôi phải làm cho câu chuyện kể đó được có thực chất, tôi ưng câu chuyện đó. Nhưng tôi phải xin ông làm ơn cho một điều, bất quá ông chỉ mất vào đó nửa tiếng đồng hồ ngắn ngủi thì giờ của ông: tất cả những ngày có diễn vở Ôpêra, cứ đến mười một giờ rưỡi, ông hãy đi đến phòng hiên mà xem giới phong lưu ra về. Đôi khi tôi còn thấy ông có những phong cách tỉnh lẻ, ông phải giũ bỏ đi mới được; vả chăng cũng nên biết, ít ra là bằng mắt trông, những nhân vật lớn mà một ngày kia có thể tôi giao cho ông công việc phải đến tìm gặp họ. Ông hãy đi đến phòng bán vé mà xưng tên ra; vé vào của cho ông đã mua rồi đây.
CHƯƠNG VII
MỘT CƠN BỘC PHÁT CỦA BỆNH PHONG THẤP
Và tôi được tiến chức, không phải vì tài đức của tôi, mà vì ông chú của tôi có bệnh phong thấp
BERTÔLÔTTI.
Bạn đọc có lẽ ngạc nhiên vì cái giọng buông thả và hầu như thân tình đó; chúng tôi quên không nói rằng từ sáu tuần lễ nay ông hầu tước bị bệnh phong thấp kịch phát giữ chân ở nhà.
Cô đơ La Môlơ và mẹ thì đang ở Hyerơ* với bà ngoại. Bá tước Norbe thì chỉ vào thăm cha tùng chốc lát; hai cha con rất vui vẻ với nhau, nhưng chả có chuyện gì nói với nhau cả. Ông đơ La Môlơ chỉ còn trơ có Juyliêng, lấy làm ngạc nhiên thấy anh có những ý nghĩ độc đáo. ông nhờ anh đọc báo chí cho nghe. ít lâu sau, chàng thư ký trẻ tuổi đã có thể chọn được những đoạn thú vị. Có một tờ báo mới mà ông hầu tước ghét cay ghét độc; ông đã thề không bao giờ đọc nó, nhưng ngày nào cũng nói đến nó. Juyliêng cười. Ông hầu tước, cáu giận về thời buổi hiện tại, bảo anh đọc Titơ-Livơ cho ông nghe; lời dịch ứng khẩu theo bản Latỉnh làm cho ông vui thích.
Một hôm, ông hầu tước nói với cái giọng cực kỳ lễ độ nó thương làm cho Juyliêng sốt ruột:
- Ông bạn Xoren thân mến, ông cho phép tôi biếu ông một bộ áo màu xanh; khi nào ông xét là nên mặc bộ áo đó và đến với tôi, thì, đối với mắt tôi, ông sẽ l người em trai út của bá tước đơ Sônnơ, nghĩa là con trai của cụ công tước già, bạn tôi.
Juyliêng không hiểu là chuyện gì; ngay tối hôm đó, anh thử mặc bộ áo xanh đến thăm ông. Ông hầu tước đối đãi với anh như người bằng vai. Juyliêng có một trái tím xứng đáng để cảm thấy sự lễ độ chân chính, nhưng anh không có ý niệm về những sắc độ tế nhị. Trước khi có cái trò cao hứng đó của ông hầu tước, có lẽ không đời nào anh tin rằng có thể được ông ta tiếp đãi trọng vọng hơn. Thật là một cái tài đáng thán phục! Juyliêng nghĩ thầm: khi anh đúng dậy để ra về, thì ông hầu tước xin lỗi là không thể đưa tiễn anh được vì bệnh phong thấp của ông.
Cái ý nghĩ lạ lùng đó làm cho Juyliêng băn khoăn: hay là ông ta chế giễu mình chăng? anh nghĩ bụng. Anh liền đi hỏi ý kiến linh mục Pira, ông này, ít lễ độ hơn ông hầu tước, không trả lời anh mà chỉ huýt sáo và nói chuyện khác. Sáng hôm sau, Juyliêng đến yết kiến hầu tước, mặc áo đen, với cái cặp giấy má và những bức thư đưa ký. Anh được ông tiếp đãi theo lối cũ. Buổi tối, mặc áo xanh, lại là một giọng khác hẳn và hoàn toàn lễ độ như hôm trước.
- Ông đã có lòng tốt đến thăm một ông già đau yếu tội nghiệp mà không lấy làm buồn chán lắm, hầu tước nói với anh, thì ông phải nói cho ông ta nghe những chuyện lặt vặt xảy ra trong đời ông, nhưng thẳng thắn và không nghĩ đến gì khác hơn là kể cho rõ ràng và một cách vui ngộ. Vì cần phải vui, ông hầu tước nói tiếp: ở đòi chỉ có cái đó là thực. Một người không thể nào hằng ngày cứu sống tôi trong chiến trận, hay hàng ngày biếu tôi một triệu bạc; nhưng nếu tôi có Rivaron* ở đây, bên cạnh chiếc ghế dài ngả lưng của tôi, thì hàng ngày ông ta sẽ cất cho tôi một giờ đau khổ và buồn chán. Tôi có gặp ông ta nhiều ở Hămbua* trong thời lưu vong.
Và hầu tước kể cho Juyliêng những mẩu chuyện của Rivaron với những người dân thành phố Hămbua, họ góp sức tay tư lại để hiểu một câu nói đùa.
Ông đơ La Môlơ, chỉ còn có chàng tu sĩ bé con này làm bạn, muốn kích thích cho chàng này vui lên. Ông nói khích lòng kiêu ngạo của Juyliêng. Người ta đã yêu cầu anh nói sự thật, thì anh quyết định nói hết, nhưng còn tin hai điều: sự thán phục cuồng nhiệt của anh đối với một tên người làm vẫn làm cho hầu tước bực mình, và sự hoài nghi hoàn toàn, nó chả phù hợp lắm với một ông linh mục tương lai. Cái chuyện nhỏ của anh với hiệp sĩ đơ Bôvoađix đến thật đúng lúc. Ông hầu tước cười đến chảy nước mắt về câu chuyện xảy ra ở tiệm cà-phê phố Xanh-Hônôrê, với tên đánh xe ngựa nó chửi anh những câu bẩn thỉu. Đó là thời kỳ hoàn toàn thẳng thắn trong mối quan hệ giữa ông chủ và anh chàng được nâng đỡ.
Ông đơ La Môlo chú ý đến cái tính tình đặc biệt đó. Trong những buổi đầu, ông mơn trớn những cái tức cười của Juyliêng, để mua vui; ít lâu sau, ông lại thiết tha hón đến việc sữa chữa rất nhẹ nhàng những lối nhìn sai lầm của anh chàng thanh niên đó. Những anh tỉnh lẻ khác, khi đến Parí, cái gì cũng thán phục, ông hầu tước nghĩ bụng; anh này thì cái gì cũng thù ghét. Bọn kia giả cách nhiều quá, anh này lại không biết giả cách mấy, và những kẻ ngu dại tưởng anh là một thằng ngu.
Cơn kịch bệnh phong thấp bị kéo dài vì những đợt rét lớn của mùa đông và dai dẳng bao nhiêu tháng trời.
Người ta rất có thể yêu thích một con chó Tây Ban Nha, ông hầu tước tự nhủ, tại sao ta lại lấy làm xấu hổ đến thế vì yêu thích anh thầy tu trẻ tuổi này? anh ta độc đáo khác người. Ta đối xử với anh ta như một đứa con; thế thì, có hại gì? Cái trò cao hứng đó, nếu kéo dài, sẽ tôn kém cho ta một hạt kim cương năm trăm luy trong chúc thư của ta chứ gì.
Một khi ông hầu tước đã hiểu cái tính tình cương nghị của người mà ông che chở, mỗi ngày ông lại giao cho anh một công việc mới. Juyliêng kinh hãi nhận thấy rằng vị đại lãnh chúa đó có khi cho anh những quyết định trái ngược nhau về cùng một chuyện.
Điều đó có thể làm cho ông bị nguy hại to. Từ đó Juyliêng đến làm việc với ông bao giữ cũng mang theo một quyển sổ, trong đó anh ghi chép các quyết định, và ông hầu tước ký vào. Juyliêng đã lấy một anh văn thư để chép lại những quyết định liên quan đến mỗi công việc vào quyển sổ riêng. Quyển sổ đó cũng dùng để chép tất cả các bức thư gửi đi.
Ý kiến đó đầu tiên có vẻ là một trò tức cười và chán hết sức. Nhung, chưa đầy hai tháng, ông hầu tước đã thấy tất cả cái lợi của nó. Juyliêng đề nghị ông lấy một anh văn thư đã làm cho một nhà ngân hàng ra, để làm bản sao kế toán tất cả các món thu và chi về các đất đai mà Juyliêng phụ trách quản lý.
Những biện pháp đó làm cho ông hầu tước trông thấy các công việc của mình tỏ tường hơn, khiến cho ông có thể được cái thú tiến hành hai ba cuộc kinh doanh mới, không cần nhờ đến người cho-mượn-tiền, hắn ăn cắp của ông.
- Ông hãy lấy ba nghìn quan cho ông, một hôm ông bảo với chàng chấp sự trẻ tuổi của ông.
- Thưa ông, hành vi của tôi có thể bị người ta vu cáo.
- Vậy ông cần như thế nào? hầu tước tiếp lời có vẻ bực mình.
- Cần phải xin ông vui lòng ra một quyết định và chính tay ông viết vào sổ; quyết định đó sẽ cho tôi một số tiền là ba nghìn quan. Với lại tất cả công việc kế toán này, chính là sáng kiến của linh mục Pira. Với bộ mặt buồn chán của hầu tước đơ Môngcat* nghe những bút toán của ông Poaxông, người quản gia của ông ta, ông hầu tước viết quyết định.
Buổi tối, khi Juyliêng đến với bộ áo xanh, không bao giờ ông hầu tước nói chuyện công việc. Những ân huệ của hầu tước làm cho lòng tự ái luôn luôn đau khổ của Juyliêng được hả hê, cho nên chả mây chốc, trái với ý muốn, anh